Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ĐÁP ÁN HSG SỬ 9 CẤP TỈNH 1011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.29 KB, 3 trang )

HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI
MÔN LỊCH SỬ 9- NĂM 2011
Câu 1. Những cuộc đấu tranh chống xâm lược thời Bắc thuộc…(5,0 điểm):
tt Cuộc đấu tranh Người lãnh
đạo
Nước xâm
lược
Thời gian Kết quả
1
Khởi nghĩa Hai Bà
Trưng
Hai Bà
Trưng
Nhà Hán Tháng3/40 Quân Hán thất bại. Nước ta
độc lập 3 năm.
2
Khởi nghĩa Bà Triệu Bà Triệu Nhà Ngô Năm 248 Cuộc khởi nghĩa giành thắng
lợi bước đầu, nhưng sau đó
thất bại.
3
Khởi nghĩa Lý Bí Lý Bí Nhà
Lương
Năm 542 Năm 544, nước ta độc lập.
Lý Bí lên ngôi vua, đặt tên
nước Vạn Xuân
4
Kháng chiến chống
quân Lương
Triệu
Quang
Phục


Nhà
Lương
545 - 550 Nhà Lương thất bại. Nước ta
giữ vững độc lập.
5
Khởi nghĩa Mai Thúc
Loan
Mai Thúc
Loan
Nhà
Đường
Năm 722 Nghĩa quân giành thắng lợi
bước đầu, sau đó thất bại.
6
Khởi nghĩa Phùng
Hưng
Phùng
Hưng
Nhà
Đường
776 - 791 Nước ta giành quyền tự chủ
trong một thời gian ngắn.
7
Đấu tranh giành quyền
tự chủ
Khúc Thừa
Dụ
Nhà
Đường
Năm 905 Nước ta giành quyền tự chủ.

8
Đấu tranh chống xâm
lược Nam Hán
Dương Đình
Nghệ
Nam Hán Năm 931 Quân Nam Hán thất bại.
Nước ta tiếp tục xây dựng
nền tự chủ.
9
Chiến thắng Bạch
Đằng
Ngô Quyền Nam Hán Năm 938 Chấm dứt ngàn năm Bắc
thuộc. Bảo vệ nền độc lập
lâu dài
Thang điểm:
Mỗi cuộc đấu tranh: 0,5 điểm
Lập bảng: 0,5 điểm
Câu 2. Những chính sách của vua Quang Trung…( 4,0 điểm)
a/ Phục hồi kinh tế: ( 1,0 điểm).
- Ban hành Chiếu khuyến nông để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.
- Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều thứ thuế.
- Yêu cầu nhà Thanh mở cửa ải, thông chợ búa để mua bán, trao đổi 2 nước.
- Phục hồi lại các nghề thủ công và buôn bán.
b/ Xây dựng văn hoá: ( 1,0 điểm)
- Ban bố Chiếu lập học.
- Khuyến khích các huyện, xã mở trường học.
- Dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.
- 1 -
- Lập Viện sùng chinh để dịch chữ Hán ra chữ Nôm.
c/ Củng cố quốc phòng:( 1,0 điểm)

- Tiếp tục thi hành chế độ quân dịch ( 3 suất đinh lấy 1 suất lính).
- Tổ chức quân đội gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh và kỵ binh.
- Chiến thuyền có nhiều loại. Loại lớn có thể chở được voi chiến.
d/ Công việc ngoại giao:( 1,0 điểm)
- Đối với nhà Thanh: Quan hệ mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc.
- Đối với nhà Nguyễn: Quang Trung chủ trương tiêu diệt hoàn toàn lực lượng Nguyễn Ánh ở
Gia Định.
- Tóm lại, sự nghiệp dựng nước của vua Quang Trung là đúng đắn và sáng tạo, nhưng chưa kịp
thi hành thì Quang Trung đột ngột qua đời.
Câu 3, Những sự kiện lịch sử nổi bật ( 2,0 điểm):
Thời gian Tên sự kiện
12/09/1930 Xô viết Nghệ- Tĩnh
Tháng 03/1935 Đại hội Đảng lần I ở Ma Cao, Trung Quốc.
27/09/1940 Khởi nghĩa Bắc Sơn
18/01/1941 Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước
19/05/1941 Mặt trận Việt Minh thành lập
04/06/1945 Khu giải phóng Việt Bắc ra đời
19/08/1945 Giành chính quyền ở Hà Nội
28/08/1945 Giành chính quyền trong cả nước

Thang điểm: Mỗi sự kiện: 0,25 điểm
Câu 4. Các văn kiện ngoại giao ( 4 điểm)
a/ Các văn kiện: (0,5 điểm)
- Hiệp định sơ bộ ( 06/03/1946);
- Bản Tạm ước ( 14/09/1946).
b/ Hiệp định sơ bộ (06/03/1946)
* Hoàn cảnh: (1,5 điểm)
- Sau khi chiếm đóng các đô thị ở Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ, thực dân Pháp chuẩn bị đưa
quân ra Bắc để thôn tính nước ta.
- Để tránh đụng độ với lực lượng kháng chiến của nhân dân ta, thực dân Pháp đã ký với chính

phủ Tưởng Giới Thạch bản “ Hiệp ước Hoa- Pháp”. Theo đó, Pháp trả lại cho quân Tưởng một
số quyền lợi trên đất Trung Quốc và được vận chuyển hàng hoá qua cảng Hải Phòng vào Hoa
Nam không phải đóng thuế. Ngược lại, Pháp được đưa quân ra miền Bắc thay thế quân Tưởng
làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật.
- Trước tình hình đó, ta chủ động đàm phán với Pháp nhằm gạt 20 vạn quân Tưởng về nước,
tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng chống Pháp sau này.
- 2 -
*Ý nghĩa: (0,5 điểm)
Ta gạt được 20 vạn quân Tưởng về nước; tạo thời gian hoà hoãn để chuẩn bị lực lượng kháng
chiến chống Pháp sau này.
c/ Tạm ước (14/9/1946)
*Hoàn cảnh: (1,0 điểm)
- Sau khi ký Hiệp định sơ bộ, thực dân Pháp tiếp tục gây xung đột vũ trang ở Nam Bộ, lập chính
phủ Nam kỳ tự trị, âm mưu tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam.
- Cuộc đàm phán chính thức giữa 2 chính phủ ở Phôngtennơblô đã bị thất bại. Quân Pháp tăng
cường hoạt động khiêu khích. Nguy cơ chiến tranh đang đến gần.
- Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với chính phủ Pháp bản Tạm ước 14/9/1946.
* Ý nghĩa: (0,5 điểm)
Ta tránh được cuộc chiến tranh với Pháp đang đến gần, có thêm thời gian chuẩn bị lực lượng.
Câu 5- Nội dung chinh của lịch sử thế giới sau năm 1945 đến nay (5 điểm)
- CNXH từ phạm vi một nước đã trở thành hệ thống thế giới. Tuy nhiên do sai lầm về đường lối
và sự chống phá của các thế lực đế quốc và phản động đã làm cho chế độ này sụp đổ ở Liên Xô
và Đông Âu.
- Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở châu Á, Phi, Mỹ latinh, đưa các nước này
trở thành độc lập, thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân.
- Các nước tư bản tiếp tục phát triển mạnh mẽ, hình thành 3 trung tâm kinh tế, tài chính là Mỹ,
Tây Âu và Nhật Bản.
- Về quan hệ quốc tế, thế giới xác lập “ Trật tự 2 cực Ianta”, đưa tới cuộc “ chiến tranh lạnh”,
làm cho quan hệ quốc tế căng thẳng. Năm 1989, Mỹ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt “ chiến
tranh lạnh”. Thế giới chuyển dần sang xu thế đối thoại.

- Sự ra đời và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ từ giữa những năm 40 của
thế kỷ XX dã đưa loài người bước sang nền văn minh mới: văn minh hậu công nghiệp.
HẾT
- 3 -

×