Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

DA hsg VAN HA NAM 10-11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.67 KB, 3 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ NAM
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
BÀI THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
LỚP 9 THCS NĂM 2011
Môn: Ngữ văn
I. CÁC YÊU CẦU CỤ THỂ VÀ THANG ĐIỂM
Câu 1: (4 điểm)
1. Chỉ ra biện pháp tu từ nổi bật: Ẩn dụ (1 điểm)
- Câu thơ của Chế Lan Viên: hình ảnh “Cò”- ẩn dụ cho người mẹ, tình mẹ.
- Câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: hình ảnh “Mặt trời của mẹ”- ẩn dụ em Cu Tai .
2. Hiệu quả nghệ thuật: (2 điểm)
- Câu thơ của Chế Lan Viên: hình ảnh con cò tảo tần, chịu thương chịu khó trong ca
dao được tác giả nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng yêu thương con của
người mẹ, mẹ lúc nào cũng ở bên con cho đến suốt cuộc đời. Phép ẩn dụ đã ca ngợi
tình mẫu tử thiêng liêng.
- Câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: Từ mặt trời vũ trụ, nhà thơ liên tưởng đến "mặt
trời của mẹ", đó là em Cu Tai: con là hi vọng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc ấm áp
thiêng liêng, con mang lại cho mẹ sức mạnh và tình yêu cuộc sống. Phép ẩn dụ ca ngợi
lòng mẹ, tình thương con của người mẹ Tà Ôi.
3. Nét độc đáo trong cách sử dụng biện pháp tu từ của mỗi tác giả: (1 điểm)
- Ở Chế Lan Viên: hình ảnh ẩn dụ vừa dân dã, mộc mạc, mang âm hưởng ca dao; vừa
mang tính biểu tượng, đậm chất triết lí, suy tưởng .
- Ở Nguyễn Khoa Điềm: Đứa con là "mặt trời của mẹ"- một ẩn dụ rất sáng tạo, mộc
mạc, gần gũi với nếp cảm, nếp nghĩ, với đời sống của đồng bào thiểu số; bình dị mà
thấm thía, làm rung động lòng người
Câu 2: (10 điểm)
- Yêu cầu về kĩ năng: trên cơ sở nắm vững những kiến thức cơ bản về tác phẩm, học
sinh biết vận dụng kiến thức để làm bài văn nghị luận bàn về một ý kiến văn học; có
năng lực cảm thụ, giải thích, phân tích, chứng minh và đánh giá khái quát làm rõ ý kiến
văn học.


- Yêu cầu về kiến thức:
1. Những hiểu biết cơ bản về tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, nội dung chủ đề)
(1 điểm)
2. Giải thích các khái niệm: (1 điểm)
- Tình huống truyện: là hoàn cảnh có vấn đề mà tác giả đặt nhân vật vào để nhân vật
được thử thách và bộc lộ tính cách, đưa câu chuyện lên cao trào và thể hiện nội dung tư
tưởng của tác phẩm.
Vai trò: quan trọng, làm nổi bật chủ đề, tạo ấn tượng và làm nên sự thành công của tác
phẩm.
- Miêu tả nội tâm: là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân
vật.
Vai trò của miêu tả nội tâm trong tác phẩm tự sự: là biện pháp quan trọng để xây dựng
nhân vật, làm cho nhân vật sinh động
1
3. Phân tích - chứng minh: truyện ngắn “Làng” là một thành công của Kim Lân:
a. Tình huống tâm lý bất ngờ, gay cấn, căng thẳng, thử thách: ông Hai nghe tin cả
làng mình theo giặc. (2 điểm)
- Bất ngờ: rất yêu và tự hào về làng mình, ông Hai đột ngột nghe tin làng lập tề
- Gay cấn: tin đó được chính những người đi tản cư từ phía Chợ Dầu nói ra.
- Căng thẳng, cao trào, có ý nghĩa thử thách: đặt nhân vật vào xung đột giằng xé giữa
tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước, giữa tình cảm cá nhân và trách nhiệm công
dân.
Nhận xét: tình huống truyện giúp nhân vật bộc lộ cụ thể tâm trạng và thể hiện sâu sắc
tình yêu quê hương, đất nước sâu đậm của người nông dân Việt Nam trong kháng
chiến chống Pháp.
b. Miêu tả nội tâm nhân vật ông Hai:
Tác giả đã sử dụng nhiều biện pháp để miêu tả tâm lí: qua những trạng thái cảm xúc
trực tiếp, đối thoại và độc thoại nội tâm:
* Khi nghe tin làng theo giặc:
- Diễn tả cụ thể, trực tiếp những cảm xúc sững sờ, đau xót, tủi hổ, chán chường (cổ

nghẹn ắng, da mặt tê rân rân, nằm vật ra giường, nước mắt giàn ra ); dáng vẻ, cử
chỉ , điệu bộ (cúi gằm mặt, chột dạ, nơm nớp, trống ngực đập thình thịch ) diễn tả nỗi
đau đớn, bẽ bàng của ông Hai. (1 điểm)
- Độc thoại nội tâm: một loạt những câu hỏi, ý nghĩ đặt ra trong đầu thể hiện sự băn
khoăn, lo lắng, thấp thỏm, bế tắc, tuyệt vọng; xung đột nội tâm đau khổ, giằng xé giữa
tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước. (1 điểm)
- Đối thoại với con trai: nội tâm nhân vật được bộc lộ một cách cảm động; đoạn trò
chuyện như một phép thử để củng cố dứt khoát tình cảm thái độ, lập trường; thực chất
là lời tự nhủ với chính mình, tự giãi bày nỗi lòng sâu xa, thủy chung, bền chặt, thiêng
liêng của ông Hai với làng quê, đất nước,với cuộc kháng chiến. (1 điểm)
*Khi nghe tin cải chính: nội tâm nhân vật hiện lên trực tiếp qua thái độ, nét mặt, cử
chỉ hành động: tươi vui, rạng rỡ, chia quà, khoe nhà bị giặc đốt Những tình cảm bột
phát đầy cảm tính thể hiện niềm sung sướng tột đỉnh, niềm hạnh phúc choáng ngợp
trong tâm trí người nông dân chất phác. (1 điểm)
Nhận xét: (1 điểm)
- Tâm trạng nhân vật phức tạp, sinh động.
- Miêu tả nội tâm mộc mạc, giản dị mà chân thực, hợp lý, tài tình; bộc lộ xúc động
chiều sâu tâm trạng nhân vật; phù hợp với tính cách người nông dân; thể hiện sự am
hiểu tâm lý, đời sống người nông dân Việt Nam và cho thấy ngòi bút tài hoa tinh tế của
Kim Lân.

4. Khái quát, đánh giá (1 điểm)
- Khẳng định tình huống và nội tâm nhân vật là những đặc sắc nghệ thuật độc đáo làm
nên ấn tượng sâu đậm và sức hấp dẫn của tác phẩm “Làng”.
- Tài năng nghệ thuật và tấm lòng với người nông dân Việt Nam đã khẳng định tên tuổi
nhà văn Kim Lân.
2
Câu 3: (6điểm)
- Yêu cầu về kĩ năng:
+ Thí sinh biết cách làm một bài nghị luận xã hội dựa trên ý nghĩa của một câu

chuyện.
+ Trình bày mạch lạc, rõ ràng, lập luận chặt chẽ, cảm xúc.
- Yêu cầu về kiến thức: học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, song cần
đảm bảo các ý sau:
+ Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: (1 điểm)
Câu chuyện ngắn gọn nhưng gợi nhiều suy ngẫm về yếu tố làm nên nhân cách con
người: gia đình và bản thân mỗi người
+ Bàn bạc và chứng minh:
- Một trong những nền tảng quan trọng hình thành nên nhân cách con người là
yếu tố gia đình. Sự giáo dục của gia đình có vai trò rất quan trọng; tính cách,
nhân cách của con cái chịu ảnh hưởng rất lớn từ cha mẹ và ngoại cảnh; “gần
mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
( Dẫn chứng: trường hợp anh B, ) (2 điểm)
- Nhưng nhân cách con người còn phụ thuộc vào ý chí, bản lĩnh, nghị lực mỗi
người. Nhiều khi chính trong những môi trường nghiệt ngã, con người càng
khao khát vươn lên chiến thắng hoàn cảnh, "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi
bùn", biết trồng hoa trong bão táp và đã khẳng định đựơc giá trị bản thân. Đó
mới là yếu tố quyết định làm nên nhân cách con người.
( Dẫn chứng: trường hợp anh A, ) (2 điểm)
+ Bài học rút ra: (1 điểm)
Yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng, tác động tới việc hình thành nhân cách con người,
song nỗ lực của bản thân cũng đóng vai trò rất quan trọng. Cuộc sống hiện đại phức
tạp, nhiều cám dỗ, mỗi người - đặc biệt là lớp trẻ- phải có bản lĩnh, nghị lực và ý chí,
sáng suốt lựa chọn con đường đi của mình để trở thành người có ích cho xã hội.
* Chú ý: Đánh giá cao những bài viết sâu sắc, biết lật đi lật lại vấn đề và có
những ý kiến đánh giá riêng nhưng hợp lý (VD: câu chuyện đặt ra trách nhiệm của gia
đình, xã hội trong việc giáo dục thế hệ trẻ ; trách nhiệm của bản thân mỗi người )
II. LƯU Ý CHUNG:
Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo yêu cầu về
kiến thức. Giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng tiêu chuẩn cho

điểm; nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí
sinh, tránh đếm ý cho điểm.
Chỉ cho điểm tối đa nếu đảm bảo tốt yêu cầu về kiến thức và yêu cầu về kĩ năng ( bài
làm đủ ý, bố cục chặt chẽ, hoàn chỉnh, diễn đạt tốt, có cảm xúc, không mắc lỗi chính
tả, lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp, chữ viết cẩn thận ). Những bài viết có sáng tạo hoặc có
những kiến giải riêng nhưng hợp lí cần được tôn trong và khuyễn khích điểm. Sau khi
cộng điểm toàn bài mới làm tròn điểm thi theo nguyên tắc: điểm toàn bài được làm
tròn đến 0,25; 0,5; 0,75.
HẾT
3

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×