Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

De thi GV gioi mon My Thuat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.88 KB, 5 trang )

SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI BẬC THCS
PHÒNG GD&ĐT TP ĐÔNG HÀ Môn : Mĩ thuật
Năm học : 2010 – 2011
Phần thi: Chuyên môn.
Thời gian làm bài: 90’ (Không kể thời gian giao đề)
Câu1: Đồng chí hãy phân tích các yếu tố của ngôn ngữ hội họa? (2.5điểm)
Câu 2: Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa 2 dòng tranh dân gian Đông Hồ và
Hàng Trống?
(1.5điểm)
Câu 3: Đồng chí hãy cho biết những mục tiêu cụ thể của môn mĩ thuật ở bậc THCS?
(2
điểm)
Câu 4: Bằng cảm xúc và kinh nghiệm của mình đồng chí hãy thể hiện bản phác thảo
bằng đường nét, đen trắng minh họa các bước tiến hành vẽ tranh đề tài Gia đình.
Yêu cầu: - Khuôn khổ phác thảo 14cm x 20cm, vẽ trực tiếp trên tờ giấy thi.
- Chất liệu: Chì hoặc bút bi, bút sắt.
- Có chú thích các bước vẽ.
Dựa trên mục tiêu của bài học Vẽ tranh đề tài Gia đình hãy xây dựng bản
hướng dẫn chấm điểm cho bài thực hành theo thang điểm 10. (4
điểm)


SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM THI GIÁO VIÊN
PHÒNG GD&ĐT TP ĐÔNG HÀ DẠY GIỎI BẬC THCS
Năm học : 2010 – 2011
Môn : Mĩ thuật
Phần thi: Chuyên môn.
Thời gian làm bài: 90’ (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2.5 điểm)
Hội họa thuộc nhóm nghệ thuật không gian miêu tả nên có các yếu tố ngôn
ngữ như:


- Dựng hình: Hình ảnh, sự vật được tái tạo trong tranh dựa trên cơ sở cơ thể
học và diễn tả được cảm xúc của người vẽ.
- Đường nét: Là phương tiện cơ bản đầu tiên để tạo hình và biểu cảm. Chưa có
màu nhưng đường nét vẫn có khả năng miêu tả và biểu cảm, ngay khi hội họa dùng
màu sắc làm phương tiện cơ bản thì ở đó yếu tố đường nét vẫn quan trọng vì nó là
đường viền, vừa là yếu tố tạo hình, dựng hình đi với màu sắc.
- Màu sắc: Là ngôn ngữ cực kỳ phong phú của hội họa. Sự biến hóa của màu
trong hội họa không có đủ từ ngữ để miêu tả, vì vốn từ của con người dùng để gọi
tên màu là có hạn, còn sự phong phú của màu là vô hạn.
Màu sắc còn là đặc trưng ngôn ngữ của một trường phái, một cá tính, có khi
một dân tộc. Từ sự lựa chọn màu thích hợp đến chổ kết hợp các màu thành hòa sắc
cho một bức tranh là cả một sự sáng tạo. Trên bảng màu (palette) của mình họa sĩ sẽ
chọn pha màu theo những hòa sắc, sắc độ khác nhau nhằm thể hiện cảm xúc của
mình.
-Bố cục: Bố cục trong hội họa bị chi phối bởi đặc điểm về thị giác, về điểm
nhìn khi xem tranh, tức là lệ thuộc vào các yêu cầu có tính chất tâm sinh lý. Những
sự sắp xếp hình, màu và sắc độ trên mặt khung tranh nhằm làm rõ nhân vật hoặc sự
kiện chính phụ. Đó là quy tắc thông thường trong bố cục hội họa.
Câu 2: (1.5 điểm)
Sự giống nhau và khác nhau giữa 2 dòng tranh dân gian Đông Hồ và Hàng
Trống:
Giống nhau:
- Đều là dòng tranh dân gian nổi tiếng của Việt Nam.
- Tranh được hình thành thông qua kĩ thuật làm tranh của dân gian.
- Chú trọng đến bố cục đường nét, màu sắc và có thêm phần chữ để minh họa
và tạo cho bố cục ổn định chặt chẽ.
- Hình tượng có tính khái quát cao.
Khác nhau:
-Tranh Đông Hồ:
Được sản xuất tại làng Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh), bằng các khuôn ván gỗ

khắc in trên giấy dó quét màu điệp. Mỗi màu là một bản in. Màu được pha chế từ các
nguyên liệu sẵn có và dễ tìm: Màu đen lấy từ than lá tre, than rơm, màu đỏ lấy từ sỏi
đỏ tán mịn, màu vàng lấy từ gỗ vang hay gỗ cây hoa hòe, màu xanh lấy từ lá chàm,
màu trắng lấy từ võ sò tán nhỏ
Tác giả là những nghệ sĩ “nông dân”.
Tranh Đông Hồ có đường nét đơn giản, khỏe và dứt khoát, nét đen được in sau
cùng để định hình các mảng.
- Tranh Hàng Trống:
Xuất hiện và bày bán ở phố Hàng Trống (Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Các nghệ nhân Hàng Trống chỉ dùng một bản khắc nét in màu đen in viền cho
các hình rồi trực tiếp tô màu với kĩ thuật cản màu rất công phu, sáng tạo. Sử dụng
màu phẩm nhuộm là chủ yếu.
Tranh Hàng Trống có đường nét mảnh mai, trau chuốt và tinh tế.
Câu 3: (2 điểm)
Môn mỹ thuật ở trường phổ thông góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn
diện cho học sinh, tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc, làm quen với cái đẹp, thưởng
thức cái đẹp và hành động theo cái đẹp, góp phần tạo dựng môi trường thẩm mĩ cho
xã hội. Từ mục tiêu chung đối với giáo dục Trung học cơ sở, mục tiêu của môn mỹ
thuật được xác định rõ ràng và cụ thể như sau:
1.Về kiến thức:
- Có những kiến thức sơ lược ban đầu về mĩ thuật, hình thành những hiểu biết
cơ bản, cần thiết về bố cục, đường nét, hình khối, đậm nhạt, màu sắc của bài vẽ theo
mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh.
- Có hiểu biết sơ lược về mĩ thuật Việt Nam và thế giới.
2. Về kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, qua đó phát triển tư duy, trí tưởng tượng, sáng
tạo của học sinh.
- Thực hành được các bài vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh trong chương
trình sách giáo khoa.
- Biết phân tích sơ lược một số công trình, tác phẩm kiến trúc, điêu khắc, hội

họa của Việt Nam và của thế giới trong chương trình sách giáo khoa.
- Biết vận dụng kĩ năng đã học vào cuộc sống.
3. Thái độ:
- Bước đầu cảm nhận vẽ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống, con người.
- Yêu thích và trân trọng vẻ đẹp của tác phẩm nghệ thuật và các công trình, di
tích văn hóa.
Câu 4: (4 điểm)
Minh họa các bước tiến hành vẽ tranh đề tài Gia đình.
Bước 1: Tìm và chọn nội dung đề tài Gia đình.
Bước 2: Tìm bố cục (Phác mảng chính, mảng phụ)
Bước 3: Vẽ phác hình vào các mảng.
Bước 4: Vẽ màu. (Thay bằng vẽ đen trắng)
Hình vẽ
Hình vẽ
Hình vẽ
Bn hng dn chm im cho bi thc hnh V tranh ti Gia ỡnh theo
thang im 10.
Nội dung
kiến
thức
(mục tiêu)
Nhận
biết
Thông
hiểu
Vận dụng
ở mức độ thấp
Vận dụng ở
mức độ cao
Tổng

cộng
Nội dung
t tởng
chủ đề.
Xác định đợc
nội dung phù
hợp với đề tài
Gia đình (0,5
điểm)
Vẽ đúng nội
dung đề tài Gia
đình, phản ánh
đợc thực tế cuộc
sống (0,5 điểm)
Nội dung t tởng
mang tính giáo
dục cao, phản ánh
thực tế sinh động,
có chọn lọc (1
điểm)
2 điểm
= 20%
Hình vẽ. Hình vẽ thể
hiện đợc nội
dung đề tài
gia đình (0,5
điểm)
Hình vẽ sinh
động, phù hợp
với nội dung (0,5

điểm)
Hình vẽ có chọn
lọc, đẹp, phong
phú, phù hợp với
nội dung, thể hiện
đợc tình cảm gia
đình (1 điểm)
2 điểm
= 20%
Bố cục. Sắp xếp
đợc bố
cục đơn
giản (0,5
điểm)
Sắp xếp bố cục
có hình tợng,
nhóm chính,
nhóm phụ (0,5
điểm)
Bố cục sắp xếp
đẹp, sáng tạo, hấp
dẫn (01 điểm)
2 điểm
= 20%
Màu sắc. Lựa chọn
gam màu
theo ý
thích (0,5
điểm)
Màu vẽ có trọng

tâm, có đậm
nhạt (0,5 điểm)
Màu có sắc độ,
phong phú, nổi
bật trọng tâm bức
tranh, phù hợp với
nội dung (1 điểm)
2 điểm
= 20%
Đờng
nét.
Nét vẽ
thể hiện
nội dung
tranh
(0,5
điểm)
Nét vẽ tự nhiên,
đúng hình (0,5
điểm)
Nét vẽ tự nhiên có
cảm xúc. Hình vẽ
sinh động, đẹp,
tạo đợc phong
cách riêng (1
điểm)
2 điểm
= 20%
Tổng
1 điểm 1,5 điểm 2,5 điểm 5,0 điểm 10điểm

= 100%



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×