Tải bản đầy đủ (.ppt) (56 trang)

địa danh thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 56 trang )

LOGO
Nhóm 1, tổ 3 , lớp 08CDL
Làng nghề tiểu thủ
công nghiệp Thế giới
MỞ BÀI
Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển như
hiện nay, việc tạo ra những sản phẩm đáp ứng
nhu cầu, sở thích của con người không phải là vấn
đề khó khăn bời vì đã có máy móc, phương tiện
hiện đại…
Tuy nhiên, vẻ đẹp của sản phẩm thủ công mỹ
nghệ, sản phẩm truyền thống, làm bằng tay thì vẫn
giữ nguyên vẻ đẹp của nó, đặc biệt nó thỏa sức tò
mò, cuốn hút du khách du lịch, ổn định và phát
triển lại các làng nghề, tạo ra việc làm tại chỗ cho
số đông lao động, nhiều sản phẩm trở thành đặc
trưng và thành tên làng trong lòng du khách như:
làng gốm, làng thêu, làng dệt, đèn lồng… Vậy, trên
thế giới hiện nay, các sản phẩm tiểu thủ công
nghiệp có phát huy được tiềm năng đó hay không?
Các làng nghề
tiểu thủ công
nghiệp
Trung Quốc
Gốm Cảnh Đức Trấn ( Châu Sơn)–
Trung Quốc
Cảnh Đức Trấn là một thành
phố nằm ở phía đông bắc tỉnh
Giang Tây – Trung Quốc. Vùng
đất này xưa có tên là Xương
Nam Trấn, nơi có nhiều mỏ


kaolin hảo hạng và những cánh
rừng gỗ sài cung cấp loại củi tốt
nhất để đốt lò nung gốm sứ.
Vào đời Cảnh Đức (1004 -
1007), vua Thần Tông nhà Tống
(960 - 1279) đã chọn Xương
Nam Trấn để thiết lập ngự diêu
(yuyao), chuyên chế tác các
món đồ gốm dành cho nhà vua
và hoàng gia triều Tống sử
dụng.

Tất cả những món gốm sứ chế
tác tại ngự diêu ở Xương Nam
Trấn đều có khắc bốn chữ Hán
Cảnh Đức ngự chế (đồ ngự
dụng của triều Cảnh Đức). Từ
đó, người ta gọi tất cả những
món gốm sứ chế tác tại ngự
diêu Xương Nam Trấn là gốm
Cảnh Đức. Lâu dần tên Cảnh
Đức trở thành của vùng đất
này - Cảnh Đức Trấn, thay
cho tên gọi Xương Nam Trấn
trước đây.

Thời Minh (1368 - 1644), Cảnh Đức Trấn cùng với
Châu Hiên Trấn (ở Hà Nam); Hán Khẩu Trấn (ở Hồ
Bắc); Phúc Sơn Trấn (ở Quảng Đông) được liệt vào
tứ trấn lớn nhất Trung Hoa.


Tiếp sau triều Tống, các triều Nguyên (1271 -
1368), Minh (1368 - 1644) và Thanh (1644 - 1911)
đều đặt ngự diêu xưởng ở Cảnh Đức Trấn, chuyên
làm các mặt hàng gốm sứ cao cấp để hoàng gia và
triều đình sử dụng. Ngoài ngự diêu chỉ làm gốm sứ
cho riêng nhà vua, Cảnh Đức Trấn còn có hệ thống
quan diêu (guanyao) và dân diêu (minyao) với hàng
ngàn lò gốm sứ trải khắp trấn.

Vào thế kỷ XVII, một sứ đoàn nước Pháp đến thăm
Cảnh Đức Trấn, chứng kiến hoạt động sản xuất
gốm sứ ở đây, đã kinh ngạc ghi vào nhật ký hành
trình: “Ban ngày, khói đốt lò bốc lên tận chín tầng
mây. Ban đêm, lửa đốt lò thắp sáng cả bầu trời”.

Ngày nay, Cảnh Đức Trấn vẫn tiếp tục giữ vai trò là
một trung tâm sản xuất gốm sứ lớn nhất Trung Quốc,
nên được xưng tụng là thủ đô gốm sứ của Trung Hoa.
• Hiện nay, Cảnh Đức Trấn còn lưu giữ được 133 công
trình kiến trúc lịch sử và cảnh quan văn hóa, được
Cục văn vật Trung Quốc công nhận là di chỉ quốc gia.
Một trong những di chỉ nổi tiếng nhất của Cảnh Đức
Trấn là ngự diêu xưởng Châu Sơn.
• Châu Sơn là một quả đồi thấp, tọa lạc ở trung tâm
Cảnh Đức Trấn. Vào đời Minh Tuyên Đức (1426 -
1620), nơi đây đã được chọn làm nơi thử nghiệm chế
tác những món đồ gốm sứ cao cấp cho Minh triều.
Xưởng chế tác này tiếp tục hoạt động và đạt được
những thành tựu khả quan dưới các đời Thành Hóa

(1465 - 1487), Vạn Lịch (1573 - 1620) của triều Minh.

Năm 1639, Minh triều chính thức thiết lập ngự diêu
xưởng ở Châu Sơn, chuyên làm đồ gốm cho vua
dùng. Triều đình cử một viên quan cao cấp của bộ
Công đến Châu Sơn làm quản thủ để điều hành ngự
diêu xưởng này. Cũng trong năm đó, một tòa lầu
bằng gỗ cao 4 tầng, tên là Long Châu Các, được
dựng trên đỉnh của Châu Sơn và trở thành một biểu
tượng lịch sử của Cảnh Đức Trấn, trải từ các triều
Minh - Thanh cho đến ngày nay.

Xung quanh Long Châu Các, triều đình cho dựng
nhiều nhà xưởng, dùng làm nơi nhào đất, tạo cốt,
hong phơi gốm mộc, phun màu… và các lò nung
chuyên biệt để nung những món đồ cao cấp. Gốm sứ
làm cho nhà vua đòi hỏi phải tuân thủ những chuẩn
mực nghiêm ngặt. Chỉ những món đồ hoàn hảo dáng
kiểu, họa tiết, màu men… mới được tiến cung. Thông
thường, cứ khoảng 100 món đồ gốm do ngự diêu
làm ra, người ta mới chọn được 1 món toàn bích để
cung tiến nhà vua.

Phần còn lại phải bị đập vỡ và chôn vào lòng đất để
bảm đảm bí kíp chế tác. Không ai có quyền tiếm
dụng các món đồ này, dù chỉ giữ lại để làm kỷ niệm.
Một truyền thuyết này kể rằng: có một vị hoàng đế
Trung Hoa yêu cầu ngự diêu xưởng Châu Sơn phải
làm một chiếc lọ hình con rồng, và truyền rằng nếu
không làm được thì toàn bộ nhân công trong ngự

diêu xưởng Châu Sơn đều bị xử trảm. Hàng chục
cốt bình hình rồng được đưa vào lò nung nhưng
sau khi nung thì đều bị gãy sụp. Sau cùng, một thợ
gốm tên là Tong Bin, đã liều mình nhảy vào trong lò
nung và nhờ thế mà chiếc bình cuối cùng đã không
bị gãy sụp và được dâng lên cho hoàng đế. Kể từ
đó, người ta tôn vinh ông thành vị thần tối cao và
thường cầu nguyện sự giúp đỡ của ông trước khi
đốt lò.

• Ngày nay, ngự diêu xưởng Châu Sơn là di tích thu hút
du khách đến tham quan nhiều nhất Cảnh Đức Trấn,
đặc biệt là những người quan tâm đến gốm sứ.
• Ông Sào Hải Thanh, một thợ gốm lão luyện của Cảnh
Đức Trấn, cho hay: “Tất cả thợ gốm ở Cảnh Đức Trấn
và ở Trung Hoa nói chung đều tìm cách kiếm được
những mảnh gốm cổ vỡ nát thu hồi từ các cuộc khai
quật ở Châu Sơn. Họ mua các mảnh vỡ này về để
nghiên cứu và tìm cách phỏng chế màu sắc, nước
men của chúng để làm đồ giả cổ kinh doanh kiếm lợi.
Vì thế, người ta tìm cách đào trộm và mang bán chúng
ở các con phố xung quanh Châu Sơn. Tuy nhiên, từ
hai năm trở lại đây, chính quyền thành phố nghiêm
cấm việc này. Ai đào trộm và bày bán mảnh gốm vỡ,
nếu bị phát hiện sẽ bị xử lý hình sự. Năm trước, có
một người đến thuê một gian hàng ở con phố dưới
chân Châu Sơn để mở tiệm may.

Kỳ thực, đó là một tay đào trộm cổ vật. Anh ta đã
đào một con đường hầm xuyên vào lòng Châu Sơn,

lấy được nhiều cổ vật có giá trị, rồi phục dựng lại,
mang bán sang thị trường nước ngoài thu lợi hàng
triệu nhân dân tệ. Vụ việc bị phát giác. Chính quyền
đã tuyên án tử hình người này”.
• Gần bốn thế kỷ trôi qua, kể từ khi Châu Sơn chính
thức trở thành ngự diêu xưởng của Minh triều, tòa
Long Châu Các đã trở thành chứng tích và là bảo
vật vô giá của kỹ nghệ chế tác gốm sứ ở Cảnh Đức
Trấn. Lửa đốt lò vẫn đỏ khắp trấn suốt 400 năm qua;
gốm sứ Cảnh Đức Trấn vẫn không ngừng tỏa khắp
năm châu bốn bể. Cho nên, dù chỉ còn là di tích, thì
ngự diêu xưởng Châu Sơn vẫn xứng đáng với lời ca
tụng như câu đối ghi ở trước lối vào Long Châu
Các: Ngự khí thanh hoa phỉ vạn quốc. Diêu lô phong
hỏa việt thiên niên (Đồ vua danh tiếng lan vạn xứ.
Gió lửa lò nung trải ngàn năm).

Bình vẽ đại bàng kiểu dáng và vẽ trang trí do nghệ
nhân Cảnh Đức trấn thực hiện
Nghề thêu dân gian

Thêu, một nghệ thuật dân gian với một truyền
thống lâu đời, có vị trí quan trọng trong lịch sử nghệ
thuật Trung Quốc và hàng thủ công. Đó là trong sự
phát triển lâu dài của nó, không thể tách rời tằm
nuôi và tơ quay tơ, dệt vải.

Trung Quốc là nước đầu tiên trên thế giới đã phát
hiện ra việc sử dụng lụa. Tằm đã được thuần hóa
sớm nhất là 5000 năm trước. Việc sản xuất tơ sợi

và vải đã dẫn đến nghệ thuật thêu.

Theo Shangshu cổ điển (hay Sách Lịch sử), các
"quy định về trang phục" của 4000 năm trước đây
quy định trong số những thứ khác "áo và váy với
thiết kế và thêu ren". Đây là bằng chứng cho thấy
thêu đã trở thành một nghệ thuật được thành lập
theo đó thời gian từ xa xưa.
Nghề thêu Tạng
• Sản phẩm thêu Tạng xuất xứ từ huyện Quý Nam
châu tự trị dân tộc Tạng Hải Nam tỉnh Thanh Hải,
được tôn vinh là "quê hương thêu Tạng".
• Những đồ thêu này đều do phụ nữ nông thôn ở địa
phương tự tay thêu, mỗi một tác phẩm đều phải
thêu nhiều tháng liền thậm chí nhiều năm liền. Mặc
dù cùng một bức tranh, nhưng vì người thêu khác
nhau, phong cách cũng khác nhau, có thể nói mỗi
một tác phẩm đều độc nhất vô nhị.

Đồ thêu Tạng rất độc đáo, ở miền nam không có
đâu, bạn xem bức tranh cô gái gùi nước này, hết
sức sống động, nhìn xa giống như một bức tranh, lại
gần thì hóa ra là một cô gái được thêu bằng từng
đường kim mũi chỉ. Còn màu sắc này, là đặc sắc
riêng của văn hóa Tạng.
• Trên phạm vi thế giới, Thêu Tạng chỉ có ở
châu tự trị dân tộc Tạng Hải Nam tỉnh Thanh
Hải, trong đó tay nghề tinh xảo nhất ở xã Sa
Câu huyện Quý Nam. Thêu Tạng rất đặc sắc
trong nghệ thuật thêu dân tộc thiểu số Trung

Quốc, trước hết phương pháp thêu rất nhiều,
có tới hàng chục loại, ngoài bốn loại thêu nổi
tiếng của Trung Quốc ra, thêu Tạng là loại
hình thêu phong phú nhất, có lịch sử lâu đời
nhất trong các loại hình thêu dân tộc thiểu số
Trung Quốc
Làng nghề sơn mài
• Sơn mài là một chất tự nhiên thu được từ cây sơn
mài có nhà của mình ở Trung Quốc, một đất nước
vẫn dẫn đầu thế giới về tài nguyên sơn mài. Phần
lớn của đất nước là phù hợp cho việc trồng cây,
nhưng hầu hết sản lượng đến từ năm tỉnh, Thiểm
Tây, Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Quý Châu và Vân Nam.
Liệu sơn mài là nhựa của cây sơn mài, mà cứng
tiếp xúc với không khí. Một trở nên năng suất cây 3-
5 năm sau khi trồng, và đòi hỏi phải làm việc chăm
chỉ trên một phần của tapper này. Mủ của nó chỉ có
thể nhận được trong tháng sáu và tháng bảy mỗi
năm và phải khai thác nó trong những giờ trước khi
con quạ của vòi nước và mặt trời mọc. Đối với mặt
trời sẽ làm giảm độ ẩm trong không khí, ngăn chặn
dòng chảy của mủ.


Đồ sơn mài có một lịch sử lâu dài mà kéo dài trở
lại trong độ tuổi từ xa tại Trung Quốc. Từ thời đồ
đá mới vẫn còn ở Tuanjie Village và Meiyan thị xã
(cả hai đều ở quận Ngô Giang, tỉnh Giang Tô) đã
được khai quật vào năm 1955 một số đối tượng
gốm sơn mài, sơn màu đen, hai trong số đó, một

tách và nồi, được phát hiện nguyên vẹn và được
tìm thấy phải chịu các mẫu sơn mài sau khi các đối
tượng đã bị sa thải. Họ là những người sớm nhất
từng được phát hiện điều sơn mài ở Trung Quốc
và hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Nam Kinh
• Trước khi phát minh ra mực Trung Quốc, sơn mài
đã được sử dụng để ghi. Hai mươi tám đoạn tre
được tìm thấy trong một ngôi mộ Chiến Quốc (475-
221 BC), Hoa tại Changtaiguan, Tín Dương, tỉnh
Hà Nam, chịu một danh sách các đối tượng chôn
lấp với các ký tự được viết bằng sơn mài.

Đồ sơn mài là chống ẩm, chống axit, nhiệt và kiềm,
và màu sắc và ánh của nó là độ bền cao, thêm vẻ
đẹp cho sử dụng thực tế của nó. Bắc Kinh, Phúc
Châu và Dương Châu là thành phố hàng đầu trong
sản xuất sơn mài Trung Quốc.

Việc làm của Bắc Kinh sơn mài bắt đầu với một
đồng hay cơ thể bằng gỗ. Sau khi chuẩn bị và
đánh bóng, nó được bao phủ với vài chục đến
hàng trăm lớp sơn mài, đạt tổng chiều dày 5-18
mm.

Sau đó, Gravers sẽ cắt giảm vào sơn mài cứng, tạo
ra "bức tranh khắc" của phong cảnh, con người,
hoa và chim. Sau đó nó được hoàn thành bằng
cách làm khô và đánh bóng. Bắc Kinh đối tượng
sơn mài truyền thống đang ở trong các hình thức
ghế, màn hình, bàn trà, lọ… Hoàng đế Càn Long

nhà Thanh - một người đam mê đối với sơn mài, có
quan tài của ông được chạm khắc trang trí bằng
sơn mài.
• Ở Dương Châu sơn mài được phân biệt không chỉ
bởi nghệ thuật chạm khắc trong cứu trợ nhưng các
mẫu tinh tế khảm đá quý, ngà voi, vàng và mẹ của
ngọc trai mà còn trong các sản phẩm trong đời
sống bình thường như màn hình, tủ, bàn, ghế, lọ,
khay, ly, hộp và gạt tàn thuốc.
• Phúc Châu nổi tiếng với các "sơn mài vô hinh", một ̀
trong những "Tam bảo" của nghệ thuật Trung Quốc
và hàng thủ công (hai khác là Bắc Kinh cloisonne và
sứ Jingdezhen).
• Các sơn mài vô hinh bắt đầu với một cơ thể của ̀
thạch cao, đất sét hoặc gỗ. Cỏ linen hoặc tơ tằm
được dán lên đó, từng lớp, với sơn mài như chất
kết dính này. Các cơ quan gốc được gỡ bỏ sau khi
trình bao vải bên ngoài đã khô trong bóng râm.
Điều này sau đó làm nhẵn với putty, đánh bóng, và
được phủ lớp sơn mài. Sau khi được chạm khắc
với hoa văn nhiều màu sắc, nó trở thành vô hinh ̀
sơn mài trọng lượng cực nhẹ và kết thúc tinh tế.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×