Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ KIM LIÊN
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG
ĐỐI VỚI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP
TẠI TỈNH TUYÊN QUANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ KIM LIÊN
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG
ĐỐI VỚI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP
TẠI TỈNH TUYÊN QUANG
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 60.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS.LÊ QUỐC HỘI
THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai
công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Kim Liên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
ii
LỜI CẢM ƠN
Thực hiện đề tài "Hoàn thiện quản lý tài sản công đối với cơ quan
hành chính sự nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang", tôi xin trân trọng cảm ơn Ban
Giám hiệu trƣờng ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên, Khoa
Quản lý kinh tế, khoa Sau đại học, các giáo sƣ, phó giáo sƣ, Tiến sĩ và các
giảng viên đã trực tiếp tham gia giảng dạy, quan tâm và tạo mọi điều kiện
giúp đỡ tôi hoàn thành khoá học.
Xin cho tôi đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS. TS. Lê Quốc Hội
- ngƣời hƣớng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi trong việc định hƣớng đề tài
cũng nhƣ trong suốt quá trình nghiên cứu, viết luận văn.
Do điều kiện thời gian và phạm vi nghiên cứu có hạn, luận văn không
tránh khỏi những thiếu sót, tác giả luận văn kính mong nhận đƣợc sự chỉ dẫn
và góp ý thêm của các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn
trở nên hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Kim Liên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ix
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn 3
5. Bố cục của luận văn 4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI
SẢN CÔNG TRONG KHU VỰC HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP 5
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của tài sản công trong cơ quan hành
chính sự nghiệp 5
1.1.1. Khái niệm về cơ quan hành chính 5
1.1.2. Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập 6
1.1.3. Khái niệm tài sản công và tài sản công trong khu vực hành
chính sự nghiệp 6
1.1.4. Phân loại tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp 8
1.1.5. Đặc điểm của tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp 14
1.1.6. Vai trò của tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp 15
1.2. Quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp 17
1.2.1. Khái niệm về quản lý 17
1.2.2. Khái niệm về quản lý TSC trong khu vực HCSN 18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
iv
1.2.3. Nội dung quản lý TSC trong khu vực HCSN 18
1.2.3.1. Quản lý quá trình hình thành TSC trong khu vực HCSN 18
1.2.3.2. Quản lý quá trình khai thác, sử dụng TSC trong khu vực HCSN 19
1.2.3.3. Quản lý quá trình kết thúc sử dụng TSC trong khu vực HCSN 19
1.2.4. Sự cần thiết của quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp 19
1.2.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý TSC trong khu vực HCSN 21
1.2.5.1. Nhóm các nhân tố từ hệ thống quản lý TSC trong khu vực HCSN 21
1.2.5.2. Nhóm các nhân tố đối tƣợng sử dụng 22
1.3. Kinh nghiệm quản lý TSC khu vực hành chính sự nghiệp ở một số
tỉnh trong nƣớc 23
1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Hƣng Yên 23
1.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Thái Bình 24
1.3.3. Kinh nghiệm của tỉnh Cà Mau 25
1.3.4. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Tuyên Quang 26
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1. Các câu hỏi nghiên cứu 28
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 28
2.2.1. Phƣơng pháp luận 28
2.2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể 29
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 31
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TRONG
KHU VỰC HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP TỈNH TUYÊN QUANG 32
3.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội tỉnh Tuyên Quang 32
3.1.1. Diện tích, vị trí địa lý 32
3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội 35
3.2. Thực trạng TSC trong khu vực HCSN ở tỉnh Tuyên Quang 39
3.3. Thực trạng quản lý TSC trong khu vực HCSN tỉnh Tuyên Quang 42
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
v
3.3.1. Mô hình quản lý TSC 42
3.3.2. Các cơ chế quản lý TSC trong khu vực HCSN tỉnh Tuyên Quang 45
3.3.3. Thẩm định nhu cầu đầu tƣ mua sắm TSC 47
3.3.4. Điều chuyển, thanh lý tài sản công 51
3.3.5. Tổ chức sử dụng TSC và chế độ thông tin báo cáo 51
3.4. Đánh giá chung về quản lý TSC trong khu vực HCSN khu vực tỉnh
Tuyên Quang 52
3.4.1. Kết quả đạt đƣợc 52
3.4.2. Hạn chế 54
3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế 56
Chƣơng 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI SẢN
CÔNG TRONG KHU VỰC HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP TỈNH
TUYÊN QUANG 60
4.1. Quan điểm, yêu cầu hoàn thiện quản lý TSC trong khu vực HCSN
tỉnh Tuyên Quang 60
4.1.1. Quan điểm 60
4.1.2. Yêu cầu 61
4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý TSC trong khu vực HCSN tỉnh
Tuyên Quang 61
4.2.1. Tiếp tục xây dựng hoàn thiện các tiêu chuẩn, định mức, qui định sử
dụng TSC làm căn cứ pháp lý về quản lý, hoàn thiện cơ chế chính sách
về quản lý và sử dụng TSC trong khu vực HCSN 61
4.2.2. Nâng cao chất lƣợng công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển
khai thực hiện quản lý và sử dụng TSC trong khu vực HCSN 66
4.2.3. Tích cực phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh chống tệ nạn tham
nhũng, tham ô, lãng phí trong việc quản lý và sử dụng TSC trong khu
vực HCSN 69
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
vi
4.2.4. Đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức
về quản lý TSC 71
4.2.5. Tăng cƣờng sử dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong quản
lý TSC trong khu vực HCSN 73
4.2.6. Kiện toàn bộ máy cơ quan quản lý TSC 73
4.3. Kiến nghị 74
4.3.1. Kiến nghị đối với Trung ƣơng 74
4.3.2. Kiến nghị đối với tỉnh Tuyên Quang 75
KẾT LUẬN 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
vii
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
BTC
: Bộ tài chính
CP
: Chính phủ
CQHC
: Cơ quan hành chính
ĐVSN
: Đơn vị sự nghiệp
HCSN
: Hành chính sự nghiệp
NSNN
: Ngân sách nhà nƣớc
PTĐL
: Phƣơng tiện đi lại
QLCS
: Quản lý công sản
STC
: Sở Tài chính
TSLV
: Tài sản làm việc
TSNN
: Tài sản nhà nƣớc
UBND
: Ủy ban nhân dân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu KTXH tỉnh Tuyên Quang 2009-2013 37
Bảng 3.2: Tổng hợp tài sản nhà nƣớc trong khu vực HCSN ở tỉnh Tuyên
Quang tính đến 31/12/2013 40
Bảng 3.3: Tổng hợp nguồn hình thành tài sản nhà nƣớc trong khu vực
HCSN tỉnh Tuyên Quang qua các năm từ năm 2009 - 2013 41
Bảng 3.4: Kết quả đầu tƣ trụ sở làm việc giai đoạn 2009-2013 48
Bảng 3.5: Kết quả mua sắm PTĐL và tài sản khác có trị giá từ 500 triệu
đồng trở lên giai đoạn 2009-2013 50
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Phân loại tài sản công trong khu vực HCSN theo công dụng
của tài sản 9
Sơ đồ 1.2: Phân loại tài sản công trong khu vực HCSN theo cấp quản lý 11
Sơ đồ 1.3: Phân loại tài sản công trong khu vực HCSN theo đối tƣợng sử
dụng tài sản 12
Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức bộ máy cơ quan quản lý TSC trong khu vực
HCSN tỉnh Tuyên Quang 44
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Lịch sử hình thành, tổ chức và phát triển của các nƣớc trên thế giới đã
khẳng định rằng: Tài sản công (TSC) là nguồn lực nội sinh của đất nƣớc, là
yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và quản lý xã hội, là nguồn lực tài chính
tiềm năng cho đầu tƣ phát triển nhằm phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nƣớc. Bác Hồ đã từng nói: “TSC là nền tảng, là vốn liếng để khôi phục và
xây dựng kinh tế chung, để làm cho dân giầu nƣớc mạnh, để nâng cao đời
sống nhân dân” (Nghị định số 13/2006/NĐ-CP ngày 24/01/2006, tr.79). Vì
vậy TSC là vốn liếng nhằm phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho nền
kinh tế nhà nƣớc giữ vai trò trọng yếu, góp phần nâng cao đời sống nhân dân
để hiện thực hóa những mục tiêu đặt ra. Dù không tham gia trực tiếp vào sản
xuất nhƣng TSC có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế. Ớ
các quốc gia phát triển, quản lý tốt tài sản công cũng đƣợc coi là một trong
những tiêu chí để đánh giá chất lƣợng quản lý nói chung của nhà nƣớc. Nhà
nƣớc là chủ sở hữu của mọi TSC, song Nhà nƣớc không phải là ngƣời trực
tiếp sử dụng toàn bộ TSC mà TSC đƣợc Nhà nƣớc giao cho các cơ quan, đơn
vị thuộc bộ máy nhà nƣớc trực tiếp quản lý, sử dụng. Quản lý, sử dụng hiệu
quả TSC là góp phần nhằm phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ môi trƣờng,
không ngừng nâng cao đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân.
TSC trong khu vực hành chính sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận quan
trọng trong toàn bộ TSC của đất nƣớc, đƣợc nhà nƣớc giao cho các cơ quan
hành chính, đơn vị sự nghiệp trực tiếp quản lý, sử dụng. Để quản lý TSC
trong khu vực HCSN, Nhà nƣớc đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm
quản lý, sử dụng TSC trong khu vực HCSN có hiệu quả, tiết kiệm nhƣ: luật
đất đai, luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí, luật quản lý tài sản nhà nƣớc,
nghị định 14/1998/NĐ-CP ngày 6/3/1998 của Chính phủ về quản lý tài sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
2
nhà nƣớc Trong bối cảnh đó, TSC trong khu vực HCSN đã đƣợc quản lý, sử
dụng góp phần đáng kể vào công cuộc phát triển kinh tế- xã hội của đất nƣớc.
Song việc quản lý và sử dụng TSC trong khu vực HCSN còn có những hạn
chế, chƣa thực sự thích ứng với thực tế, hơn nữa ở mỗi khu vực, địa bàn lại có
những đặc thù riêng. Đó là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng sử
dụng TSC trong khu vực HCSN không đáp ứng mục đích, gây lãng phí, thất
thoát diễn ra nhƣ: đầu tƣ xây dựng mới, mua sắm tài sản vƣợt tiêu chuẩn, định
mức, sử dụng tài sản vào mục đích cá nhân Đây là vấn đề nóng đƣợc mọi
ngƣời và các phƣơng tiện thông tin đại chúng quan tâm. Do vậy việc nâng cao
hiệu quả quản lý, sử dụng TSC trong khu vực HCSN là một yêu cầu để tạo
nên nền móng vững chắc giải quyết những vấn đề cơ bản hiện nay.
Đối với tỉnh Tuyên Quang cũng vậy, nhất là để góp phần thực hiện
thành công nghị quyết tỉnh Đảng bộ lần thứ XV nhiệm kỳ 2010 -2015 đó
là: “Phát huy truyền thống quê hƣơng cách mạng, tiếp tục đẩy mạnh toàn
diện sự nghiệp đổi mới, sớm đƣa Tuyên Quang thoát ra khỏi tình trạng kém
phát triển” và phƣơng châm hành động “Ổn định hài hòa, tập trung đột phá,
khai thác tiềm năng, hội nhập phát triển”, bởi vậy vấn đề quản lý và sử
dụng TSC cũng đóng góp một phần quan trọng. Chính vì vậy em chọn đề
tài “ Hoàn thiện quản lý tài sản công đối với cơ quan hành chính sự nghiệp
tại tỉnh Tuyên Quang” làm đề tài tốt nghiệp cao học chuyên ngành Quản lý
kinh tế và hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ đáp ứng đòi hỏi thực tiễn
đang đặt ra hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Luận văn đi phân tích thực trạng công tác quản lý TSC trong khu vực
HCSN tại tỉnh Tuyên Quang, từ đó đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện
quản lý TSC trong khu vực HCSN tại tỉnh Tuyên Quang, góp phần vào phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
3
triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Tuyên Quang.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý TSC trong
khu vực HCSN của một địa phƣơng.
- Phân tích thực trạng công tác quản lý TSC trong khu vực HCSN tỉnh
Tuyên Quang. Từ đó, rút ra đánh giá chung về những kết quả đạt đƣợc, những
tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lý TSC trong khu vực HCSN tỉnh
Tuyên Quang.
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị góp phần nhằm hoàn thiện quản
lý TSC trong khu vực hành chính sự nghiệp tỉnh Tuyên Quang trong những
năm tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: là công tác quản lý TSC đối với cơ quan hành
chính sự nghiệp từ khâu hình thành đến khâu kết thúc.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
+ Phạm vi nội dung: Khái niệm tài sản công là một khái niệm rất
rộng có tính tƣơng đối và đƣợc hiểu theo những nghĩa khác nhau tùy
thuộc vào qui định, mô hình quản lý của từng khu vực, xã hội và mô hình
kinh tế. Tài sản công trong cơ quan hành chính sự nghiệp có phạm vi rất
rộng, bao gồm nhiều loại tài sản khác nhau, đề tài chỉ tập trung vào công
tác quản lý các tài sản: tài sản làm việc, phƣơng tiện đi lại và các tài sản
khác có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên.
+ Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
+ Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu trong thời gian từ năm 2009 đến
năm 2013.
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn
- Đánh giá thực trạng quản lý TSC trong khu vực HCSN của tỉnh
Tuyên Quang, tìm ra hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
4
- Đề ra những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện quản lý TSC đối với
CQHC sự nghiệp tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo nội
dung luận văn kết cấu thành 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý và TSC trong khu
vực HCSN.
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3: Thực trạng quản lý TSC trong cơ quan hành chính sự
nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang.
Chƣơng 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý TSC trong cơ quan hành
chính sự nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
TÀI SẢN CÔNG TRONG KHU VỰC HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của tài sản công trong cơ quan hành
chính sự nghiệp
1.1.1. Khái niệm về cơ quan hành chính
Cơ quan hành chính (CQHC) nhà nƣớc là: “Một loại cơ quan của nhà
nƣớc thực hiện quyền hành pháp bao gồm chức năng lập quy và chức năng
hành chính” (Luật Quản lý, 2008, tr. 13). Hệ thống các CQHC bao gồm:
Cơ quan lập pháp: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân,
cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất, cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và
lập pháp. Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại;
nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh; những nguyên tắc
chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc, về quan hệ xã hội và
hoạt động của bộ máy nhà nƣớc, về quan hệ xã hội và hoạt động của công
dân. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của
Nhà nƣớc. Các cơ quan của Quốc hội gồm: Uỷ ban thƣờng vụ quốc hội, Hội
đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội. Hội đồng nhân dân đƣợc quy định
là cơ quan quyền lực địa phƣơng không có quyền lập pháp.
Cơ quan tƣ pháp: Là các cơ quan có quyền phán xét tính hợp hiến, hợp
pháp của các quyết định pháp luật và sự phán quyết về hành vi phạm tội,
tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động, hành chính. Hệ thống cơ quan tƣ pháp
gồm các cơ quan thuộc toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.
Cơ quan hành pháp: Đó là các cơ quan thực hiện quyền hành pháp nhà
nƣớc, quản lý chung hay từng mặt công tác, có nhiệm vụ chấp hành pháp luật
và chỉ đạo thực hiện chủ trƣơng, kế hoạch của nhà nƣớc. Hệ thống các cơ
quan hành pháp bao gồm: Các cơ quan thực hiện quyền hành pháp ở trung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
6
ƣơng nhƣ Chính phủ, Bộ, Ngành.; cơ quan thực hiện quyền hành pháp ở địa
phƣơng là Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp và các CQHC giúp việc có chức
năng quản lý nhà nƣớc ở địa phƣơng nhằm bảo đảm sự thống nhất quản lý của
ngành hoặc lĩnh vực công tác từ trung ƣơng đến cơ sở (nhƣ cơ quan tài chính,
giáo dục, y tế, tài nguyên - môi trƣờng, xây dựng.). Các cơ quan chuyên môn
chịu sự chỉ đạo và quản lý của UBND đồng cấp, đồng thời chịu sự chỉ đạo về
nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên.
1.1.2. Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập
Đơn vị sự nghiệp công lập là: “Đơn vị do Nhà nƣớc thành lập để hoạt
động công lập, thực hiện cung cấp các dịch vụ xã hội công cộng và các dịch
vụ nhằm duy trì sự hoạt động bình thƣờng của các ngành kinh tế quốc dân”
(Luật Quản lý, 2008, tr. 330).
Các ĐVSN hoạt động trong các lĩnh vực nhƣ: giáo dục đào tạo, y tế,
văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, nông lâm ngƣ nghiệp, thuỷ lợi và các
ĐVSN kinh tế khác. Theo quy định tại Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà
nƣớc, các ĐVSN gồm 2 loại: ĐVSN công lập tự đảm bảo kinh phí hoạt động
và đơn vị sự nghiệp chƣa tự đảm bảo chi phí hoạt động.
+ ĐVSN đảm bảo kinh phí hoạt động là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp
bù đắp toàn bộ chi phí hoạt động thƣờng xuyên, NSNN không phải cấp kinh
phí hoạt động thƣờng xuyên cho đơn vị.
+ ĐVSN công lập tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động là đơn vị có
nguồn thu hoặc không có nguồn sự nghiệp chƣa tự trang trải chi phí hoạt động
thƣờng xuyên, NSNN cấp một phần hoặc toàn bộ chi phí hoạt động thƣờng
xuyên cho đơn vị.
1.1.3. Khái niệm tài sản công và tài sản công trong khu vực hành chính
sự nghiệp
Bất cứ một quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển đều phải dựa
vào một trong các nguồn nội lực của mình là tài sản quốc gia. Đó là tất cả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
7
những tài sản do các thế hệ trƣớc để lại hoặc do con ngƣời đƣơng thời
sáng tạo ra và các tài sản do thiên nhiên ban tặng cho con ngƣời. Trong
phạm vi một đất nƣớc, tài sản quốc gia có thể thuộc sở hữu riêng của từng
thành viên hoặc nhóm thành viên trong cộng đồng quốc gia hoặc thuộc sở
hữu nhà nƣớc gọi là TSC.
TSC là tài sản thuộc sở hữu công hay còn gọi là tài sản thuộc sở hữu
toàn dân. Tại các nƣớc Xã hội chủ nghĩa, Nhà nƣớc đại diện quyền lợi cho
toàn dân nên là ngƣời đại diện sở hữu đối với toàn bộ những tài sản thuộc sở
hữu toàn dân. Do đó khái niệm TSC và tài sản nhà nƣớc là đồng nhất. Trong
khuôn khổ đề tài chỉ tập trung nghiên cứu TSC dƣới dạng vật chất.
Ở Việt Nam, theo điều 17 Hiến pháp năm 1992, TSC bao gồm: Đất đai,
rừng núi, sông hồ, nguồn nƣớc, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi vùng
biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn do Nhà nƣớc đầu tƣ vào xí nghiệp,
công trình thuộc các ngành, lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học kỹ
thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy
định là của Nhà nƣớc đều thuộc sở hữu toàn dân (Nghị định số 52/2009/NĐ-
CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ).
Theo điều 200 Bộ luật Dân sự năm 2005: Tài sản thuộc hình thức sở
hữu nhà nƣớc bao gồm đất đai rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn vốn từ
ngân sách nhà nƣớc, núi sông hồ, nguồn nƣớc, tài nguyên trong lòng đất,
nguồn lợi tự nhiên vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản
do nhà nƣớc đầu tƣ vào doanh nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực
kinh tế, văn hoá xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh
cùng các tài sản khác do pháp luật quy định (Quốc hội nƣớc cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, 1992).
Theo điều 3 Luật thực hành, tiết kiệm chống lãng phí thì: Tài sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
8
hình thành từ ngân sách nhà nƣớc hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà
nƣớc, thuộc sở hữu, quản lý của Nhà nƣớc, bao gồm nhà, công trình công
cộng, công trình kiến trúc và tài sản khác thuộc sở hữu của nhà nƣớc; tài
sản từ nguồn viện trợ, tài trợ, đóng góp tổ chức, cá nhân trong nƣớc và
ngoài nƣớc cho Nhà nƣớc (Quốc hội nƣớc cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, 2005).
Từ những cách hiểu nêu trên thì: TSC là những tài sản đƣợc đầu tƣ,
mua sắm từ nguồn NSNN hoặc có nguồn gốc từ NSNN; tài sản đƣợc các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc tài trợ, đóng góp, hiến, tặng, cho Nhà
nƣớc; tài sản đƣợc xác lập quyền sở hữu nhà nƣớc theo quy định của pháp
luật; tài sản của các chƣơng trình, dự án kết thúc chuyển giao cho Nhà nƣớc,
đất đai, tài nguyên trong lòng đất, rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn vốn từ
NSNN, núi, sông, hồ, nguồn nƣớc, nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm lục
địa và vùng trời; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích
quốc gia mà pháp luật quy định là của Nhà nƣớc; phần vốn và tài sản do Nhà
nƣớc giao cho tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý, sử dụng của Nhà nƣớc trong
quá trình quản lý, sử dụng tài sản.
TSC trong khu vực HCSN là một loại hàng hoá do các CQHC, ĐVSN
và các tổ chức quản lý; tạo ra dịch vụ công phục vụ nhân dân, đáp ứng cho
các nhiệm vụ công; quản lý theo cơ chế công (quy định bởi Hiến pháp, Luật
và các văn bản dƣới Luật). TSC trong khu vực HCSN rất phong phú, đa dạng,
đa số là tài sản hữu hình; cũng có loại là tài sản vô hình.
1.1.4. Phân loại tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp
Để nhận biết và có biện pháp quản lý có hiệu quả, TSC trong khu vực
HCSN đƣợc phân loại theo các tiêu thức nhƣ sau:
* Phân loại theo công dụng của tài sản: TSC trong khu vực HCSN thể
hiện qua sơ đồ 1.1.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
9
Sơ đồ 1.1: Phân loại tài sản công trong khu vực HCSN
theo công dụng của tài sản
(Nguồn giáo trình tài chính công)
Theo sơ đồ nêu trên thì:
Trụ sở làm việc bao gồm:
- Khuôn viên đất: Là tổng diện tích đất do CQHC, ĐVSN và các tổ
chức trực tiếp quản lý, sử dụng đƣợc Nhà nƣớc giao, nhận chuyển nhƣợng
hoặc do tiếp quản từ chế độ cũ đƣợc xác lập sở hữu Nhà nƣớc theo quy định
của pháp luật.
- Nhà công sở: Là nhà cửa, vật kiến trúc và công trình xây dựng khác
gắn liền với đất thuộc khuôn viên TSLV. Nhà công sở bao gồm: Công sở của
CQHC ở trung ƣơng và địa phƣơng, công sở phục vụ công (bệnh viện, trƣờng
học, nhà thi đấu, phòng thí nghiệm ), cơ quan nghiên cứu, báo chí, phát thanh
truyền hình của Nhà nƣớc Nhà công sở bao gồm các bộ phận: bộ phận làm
việc, bộ phận công cộng và kỹ thuật, bộ phận phụ trợ và phục vụ.
- Vật kiến trúc gồm: Giếng khoan, giếng đào, sân chơi, hệ thống cấp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
10
thoát nƣớc.
- Phƣơng tiện đi lại bao gồm:
Xe ô tô từ 16 chỗ ngồi trở xuống, xe chở khách, xe ô tô tải, xe ô tô
chuyên dùng nhƣ: xe cứu thƣơng, xe cứu hoả, xe chở tiền, xe phòng chống
dịch, xe phòng chống lụt bão, xe hộ đê.
Xe máy.
Tàu xuồng, ca nô.
Máy móc, thiết bị và các tài sản khác bao gồm:
Máy móc, thiết bị là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị trang bị cho cán
bộ, công chức để làm việc và phục vụ hoạt động của CQHC, ĐVSN nhƣ: máy
móc chuyên dùng, thiết bị công tác, thiết bị truyền dẫn, dây truyền công nghệ,
những máy móc đơn lẻ.
Thiết bị, dụng cụ quản lý là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác
quản lý hoạt động của CQHC, ĐVSN nhƣ: máy vi tính, thiết bị điện tử, dụng
cụ đo lƣờng, kiểm tra chất lƣợng, máy hút ẩm, hút bụi
Các loại tài sản khác nhƣ: tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật, vƣờn cây lâu
năm, súc vật nuôi để thí nghiệm hoặc nhân giống (vƣờn cà phê, vƣờn chè,
vƣờn cao su, vƣờn cây ăn quả và gia súc các loại)
* Phân loại theo cấp quản lý: TSC trong khu vực HCSN thể hiện qua sơ
đồ 1.2. Theo sơ đồ 1.2 TSC trong khu vực HCSN gồm:
- Tài sản công do Chính Phủ quản lý bao gồm: TSC do các Bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc CP, cơ quan khác ở trung ƣơng quản lý.
- TSC do UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng quản lý
(gọi chung là UBND cấp tỉnh): bao gồm TSC do các CQHC, ĐVSN và các tổ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
11
chức thuộc cấp tỉnh quản lý
Sơ đồ 1.2: Phân loại tài sản công trong khu vực HCSN theo cấp quản lý
(Nguồn giáo trình tài chính công)
- TSC do UBND cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh
quản lý (gọi chung là UBND cấp huyện): bao gồm TSC do các CQHC,
ĐVSN và các tổ chức thuộc cấp huyện quản lý.
- TSC do UBND cấp xã, phƣờng, thị trấn quản lý (gọi chung là UBND
cấp xã) bao gồm: TSC do các CQHC, ĐVSN và các tổ chức thuộc cấp xã
quản lý.
* Phân loại theo đối tƣợng sử dụng tài sản: TSC trong khu vực HCSN
thể hiện qua sơ đồ 1.3.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
12
Sơ đồ 1.3: Phân loại tài sản công trong khu vực HCSN
theo đối tượng sử dụng tài sản
(Nguồn giáo trình tài chính công)
Theo sơ đồ trên thì, TSC trong khu vực HCSN chia thành:
- TSC dùng cho hoạt động của các CQHC nhà nƣớc gồm: tài sản
làm việc (TSLL), nhà công vụ, phƣơng tiện đi lại (PTĐL), máy móc, thiết
bị và các tài sản khác trực tiếp phục vụ hoạt động của CQHC nhà nƣớc.
Là cơ quan công quyền nên các CQHC nhà nƣớc đƣợc NSNN đảm bảo
toàn bộ kinh phí hoạt động (gồm cả kinh phí mua sắm, sửa chữa tài sản).
Về nguyên tắc, các CQHC đƣợc bình đẳng sử dụng tài sản phù hợp với
chức năng nhiệm vụ đƣợc giao. Việc quản lý tài sản phải tuân thủ theo
chế độ, chính sách quản lý chung của Nhà nƣớc nhƣ: tiêu chuẩn, định
mức sử dụng tài tản, chế độ báo cáo, mua sắm, bán thanh lý tài sản đồng
thời phải chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhà nƣớc trong suốt quá trình sử
dụng. Nhà nƣớc quản lý toàn diện đối với tài sản do CQHC nhà nƣớc sử
dụng, ở tất cả các khâu theo vòng đời tồn tại tài sản gồm: đầu tƣ, mua
sắm, bố trí sử dụng, mục đích sử dụng, báo cáo thống kê, kiểm kê, chuyển
đổi công năng, thanh lý tài sản Về nguồn kinh phí mua sắm: chỉ có một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
13
nguồn duy nhất đó là NSNN. Trong quá trình sử dụng, giá trị hao mòn của
những tài sản này đƣợc xem là yếu tố chi phí tiêu dùng công
- TSC dùng cho hoạt động của các ĐVSN là những tài sản mà nhà nƣớc
giao cho các ĐVSN trực tiếp sử dụng để thực hiện các mục tiêu sự nghiệp
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Loại này gồm: đất, nhà, công
trình xây dựng và vật kiến trúc thuộc cơ sở hoạt động của ĐVSN nhƣ: trƣờng
học, bệnh viện, nhà văn hoá, phòng thí nghiệm, trạm nghiên cứu.; Ở Việt
Nam hiện nay, có 2 loại hình ĐVSN là: ĐVSN công lập tự chủ tài chính và
ĐVSN công lập chƣa tự chủ tài chính. TSC tại các ĐVSN phần lớn là tài sản
chuyên dùng, sử dụng mang tính đặc thù ở từng ngành, từng lĩnh vực hoạt
động. Theo chế độ hiện hành, kinh phí đầu tƣ mua sắm tài sản của ĐVSN có
thể có nhiều nguồn khác nhau nhƣ: Nguồn NSNN, nguồn thu sự nghiệp hoặc
các nguồn huy động khác do ĐVSN trực tiếp huy động và chịu trách nhiệm
trƣớc pháp luật. Do đó, các ĐVSN có quyền tự chủ cao hơn CQHC nhà nƣớc
trong việc quản lý, sử dụng tài sản, nhất là những tài sản mà đơn vị mua săm
bằng nguồn kinh phí không thuộc NSNN. Bên cạnh đó, theo chủ trƣơng đẩy
mạnh xã hội hoá các lĩnh vực sự nghiệp, nhà nƣớc đã áp dụng thực hiện cơ
chế khoán chi cho các ĐVSN. Đơn vị đƣợc quyền tự quyết định và tự chịu
trách nhiệm về việc: đầu tƣ mua sắm, sử dụng, khai thác tài sản, thanh lý tài
sản phục vụ đổi mới dây truyền công nghệ đơn vị theo nhu cầu hoạt động của
mình. Trong quá trình sử dụng, giá trị của tài sản giảm dần. Phần giá trị giảm
dần đó đƣợc xem là yếu tố chi phí để tạo ra các sản phẩm dịch vụ công, một
yếu tố cấu thành nên giá thành sản phẩm dịch vụ đó.
TSC dùng cho hoạt động của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị -
xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp phục vụ cho hoạt động
của tổ chức, bao gồm: TSLV, PTĐL, máy móc, thiết bị và những tài sản khác.
Những tài sản này có thể là toàn bộ hoặc chỉ là một phần trong tổng số tài sản
mà tổ chức đang quản lý, sử dụng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
14
- TSC mà Nhà nƣớc chƣa giao cho ai sử dụng gồm: tài sản dự trữ nhà
nƣớc, tài sản mà nhà nƣớc thu hồi từ các cơ quan, đơn vị do vi phạm chế độ
quản lý do nhà nƣớc quy định. Pháp luật hiện hành giao cho cơ quan tài chính
nhà nƣớc các cấp tạm thời quản lý.
* Phân loại theo đặc điểm, tính chất, hoạt động của tài sản: TSC trong
khu vực HCSN bao gồm:
- Tài sản hữu hình là: những cái có thể dùng giác quan nhận biết đƣợc
hoặc dùng đơn vị cân đo đong đếm đƣợc.
- Tài sản vô hình là: những tài sản thể hiện ra bằng những lợi ích kinh
tế. Chúng không có cấu tạo vật chất mà tạo ra những quyền và những ƣu thế
đối với ngƣời sở hữu và thƣờng sinh ra thu nhập cho ngƣời sở hữu chúng. Tài
sản vô hình bao gồm: Giá trị quyền sử dụng đất, bằng phát minh sáng chế,
bản quyền tác giả, kiểu dáng công nghiệp, phần mềm máy tính
* Phân loại theo đặc điểm hao mòn của tài sản: TSC trong khu vực
HCSN bao gồm:
- Tài sản hao mòn: Là tài sản khi qua sử dụng bị hao mòn qua thời gian
nhƣ: máy móc thiết bị, PTĐL
- Tài sản không bị hao mòn: Là tài sản khi qua sử dụng mà cơ bản vẫn
giữ đƣợc hình dạng ban đầu nhƣ: đất đai, cây lâu năm.
1.1.5. Đặc điểm của tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp
- Quyền sở hữu và quyền sử dụng TSC trong khu vực HCSN có sự tách
rời, nghĩa là quyền sở hữu tài sản thuộc về Nhà nƣớc, còn quyền sử dụng
đƣợc thực hiện bởi từng CQHC, ĐVSN và các tổ chức.
- Về mục đích sử dụng: TSC trong khu vực HCSN đƣợc sử dụng phục
vụ hoạt động của các CQHC, ĐVSN và các tổ chức phục vụ lợi ích chung của
đất nƣớc, của nhân dân.
- Về chế độ quản lý: Nhà nƣớc là chủ thể quản lý TSC trong khu vực
HCSN, ở tầm vĩ mô TSC đƣợc quản lý thống nhất theo pháp luật của nhà