Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Áp dụng một số phương pháp để học sinh đạt kết quả cao trong các kỳ thi đại học, cao đẳng môn địa lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.05 KB, 31 trang )

A- ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong dạy học, muốn đạt được hiệu quả cao, cùng với việc truyền thụ kiến
thức người giáo viên còn phải rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cơ bản của
môn học. Đối với môn Địa lí, một môn học đòi hỏi học sinh phải có các kĩ năng
cơ bản như kĩ năng sử dụng Atlat địa lí, kĩ năng nhận xét bảng số liệu, kĩ năng vẽ
và nhận xét biểu đồ, v.v. Trong chương trình Địa lý ở phổ thông, từ Trung học
cơ sở đến Trung học phổ thông (THPT) các bài thực hành rèn luyện kĩ năng đều
xuất hiện sau một chương hoặc một số bài (thường là sau 3 đến 4 tiết lí thuyết).
Trong các kì thi Tốt nghiệp THPT và Tuyển sinh vào các trường đại học,
cao đẳng, bài thực hành là một phần bắt buộc phải có nhằm kiểm tra kĩ năng địa
lí của học sinh. Số điểm trung bình của phần này là 3/10 điểm (30% số điểm toàn
bài thi).
Vì vậy, việc rèn luyện kĩ năng địa lí cho học sinh là một trong những nội
dung quan trọng mà mỗi giáo viên địa lí phải thực hiện thường xuyên trong quá
trình dạy học và ôn luyện cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng
dạy học Địa lí Việt Nam trong chương trình địa lí lớp 12 THPT, giúp các em đạt
được kết quả cao trong các kì thi Tốt nghiệp THPT và Tuyển sinh vào các trường
đại học, cao đẳng.
Là một giáo viên dạy học ở trường THPT miền núi, điều kiện học tập của
học sinh còn nhiều khó khăn do kinh tế chưa phát triển mạnh, tỉ lệ học sinh thuộc
diện hộ nghèo khá cao nhưng các em rất chăm học. Mặc dù đã có nhiều cố gắng,
nhưng chất lượng học sinh vẫn chưa cao. Đặc biệt là tỉ lệ học sinh đạt điểm khá,
giỏi trong các kì thi TNPT và thi đại học, cao đẳng còn thấp, điều đó đã làm cho
tôi luôn trăn trở. Tôi luôn nghĩ: phải làm thế nào để học sinh đi thi đạt điểm tối
đa ở phần thực hành địa lí để kết quả bài thi cao hơn? Vì vậy, những năm gần
đây trong quá trình giảng dạy và ôn thi cho học sinh, tôi đã nghiên cứu và tìm

1
được cách ôn luyện phù hợp, học sinh biết cách và thích làm các bài thực hành
nên kết quả đã được nâng lên. Việc thực nghiệm đã được tiến hành trong hai năm
học (năm học 2009 – 2010 và năm học 2010 – 2011) và tiếp tục thực hiện trong


năm học 2011 – 2012 kết quả thi thử tốt nghiệp THPT đã được nâng lên đáng kể
(tỉ lệ hoạc sinh đạt điểm trung bình trở lên là 98%, trong đó học sinh đạt điểm
khá, giỏi là 60%.
Từ kinh nghiệm thực tiễn của ba năm ôn thi tốt nghiệp cho học sionh lớp
12 THPT, tôi mạnh dạn viết lại một trong những kinh nghiệm ôn thi của của
mình, đó là:
“ Áp dụng một số phương pháp để học sinh đạt kết quả cao trong các kỳ
thi đại học, cao đẳng môn địa lí”

2
B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I- CƠ SỞ LÍ LUẬN
Mục tiêu chung của môn Địa lí trong toàn cấp học ở THPT là nhằm hoàn
thiện học vấn phổ thông cho học sinh, phát triển tư duy lô gic, tạo điều kiện cho
học sinh tiếp tục học lên ở các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn
Mục tiêu cụ thể của chương trình Địa lí lớp 12 THPT là tiếp tục hoàn thiện
kiến thức của HS về Địa lí Việt Nam; tiếp tục củng cố và phát triển các kĩ năng
địa lí nhằm phát triển hơn nữa tư duy địa lí cho HS, đó là tư duy tổng hợp, gắn
với lãnh thổ, có liên hệ thường xuyên với thực tiễn đời sống và sản xuất. Trong
đó có các kĩ năng cần thiết như kĩ năng khái thác bản đồ, Atlat, kĩ năng phân tích
bảng số liệu thống kê, kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ… Chính vì vậy, trong
chương trình địa lí ở THPT phần thực hành được đưa vào nhằm rèn luyện kĩ
năng Địa lí cho học sinh, giúp các em hiểu bài dễ hơn và đạt kết quả cao hơn
trong học tập.
Để đạt được các mục tiêu của môn học, trong dạy học người giáo viên cần
phải tìm ra được phương pháp phù hợp với đối tượng HS, vận dụng linh hoạt các
phương háp đó. Việc xác định được phương pháp dạy học phù hợp là một trong
những giải pháp tốt nhất để người giáo viên nâng cao chất lượng và hiệu quả
trong quá trình dạy học.
II- THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Trong các kì thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) phần kiểm tra kĩ
năng thường chiếm khoảng từ 40 đến 50% số điểm toàn bài và thi tuyển sinh vào
Đại học, Cao đẳng phần thực hành thường chiếm 30% số điểm của bài thi.
Trên thực tế mặc dù trong chương trình Địa lí ở phổ thông thường là sau
một chương hoặc một số bài đều có bài tập thực hành về nhận xét bảng số liệu,
vẽ và nhận xét biểu đồ thế nhưng phần này ít được chú ý rèn luyện do nhiều

3
nguyên nhân. Vì thế, khi thi các em học sinh thường không làm được hoặc làm
sai so với yêu cầu của đề nên không có điểm phần kĩ năng, kết quả thấp. Học
sinh ở trường THPT miền núi như trường chúng tôi cũng nằm trong tình trạng
chung đó.
Như vậy, để học sinh lớp 12 THPT đạt được kết quả cao trong các kì thi,
thì vấn đề quan trọng nhất là giáo viên phải tìm ra được phương pháp phù hợp
để rèn luyện các kĩ năng địa lí cho học sinh.
III- CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các giải pháp
1. 1. Xác định đối tượng nghiên cứu, phạm vi thực hiện
Chương trình địa lí lớp 12, liên quan tới thi tốt nghiệp THPT và thi đại
học. Nghiên cứu nội dung các bài thực hành về nhận xét bảng liệu và vẽ biểu đồ
trong sách giáo khoa (SGK) Địa lí lớp 12 (cơ bản), trong tài liệu hướng dẫn ôn
thi tốt nghiệp THPT năm học 2011 – 2012; tình hình học sinh các lớp 12 được
trực tiếp giảng dạy về tinh thần học tập, chất lượng học tập ; nghiện cứu các tài
liệu có liên quan đến việc rèn luyện kĩ năng địa lí cho học sinh lớp 12
Giới hạn trong các phương pháp dạy học sinh nắm chắc các kĩ năng và khả
năng vận dụng các kĩ năng: Khai thác Atlat địa lí Việt Nam, kĩ năng vẽ biểu đồ,
kĩ năng khai thác bảng số liệu, kĩ năng vận dụng kiến thức để giải thích những
vấn đề địa lí tự nhiên, kinh tế -xã hội
Tôi chọn các lớp 12 Cơ bản mà tôi đang trực tiếp dạy để thực nghiệm, đó
là các lớp: 12CA3, 12CA4, 12C11, 12C12.

1.2. Xác định mục tiêu cần đạt
Mục tiêu chính là cái đích của bài học cần đạt tới một cách cụ thể, mục
tiêu phải định rõ được các công việc và mức độ hoàn thành của học sinh về kiến
thưc, kĩ năng.

4
Để xác định được mục tiêu, cần phải nắm vững mục tiêu của cấp học, môn
học, bài học về kiến thức và kĩ năng. Giáo viên đọc kĩ nội dung của bài thực
hành và cái đích cần đạt tới của các kĩ năng.
Trong nội dung ôn tập có rất nhiều bài thực hành, như trong khôn khổ đề
tài này, tôi chỉ trình bày nội dung và phương pháp hướng dẫn, rèn luyện kĩ năng
cho học sinh ở hai dạng bài thực hành, đó là:
Đối với việc phân tích bảng số liệu thống kê, HS cần rèn luyện các kĩ năng
đọc bảng số liệu – về bản chất là phân tích, so sánh các số liệu theo hàng ngang
và cột dọc, rút ra các nhận xét cần thiết;
Đối với việc vẽ biểu đồ từ bảng số liệu đã cho, HS cần rèn luyện kĩ năng
lựa chọn biểu đồ thích hợp, kĩ năng thể hiện các loại biểu đồ.
Đối với kĩ năng phân tích biểu đồ, HS cần rèn luyện kĩ năng với các hình
thức khác nhau, như: phân tích biểu đồ rút ra nhận xét cần thiết; so sánh các biểu
đồ cùng loại với nhau, rút ra nhận xét; từ biểu đồ chuyển thành bảng số liệu
thống kê; từ bảng số liệu thống kê vẽ biểu đồ và rút ra nhận xét.
1.3. Lựa chọn kiến thức, kĩ năng cơ bản
Lựa chọn kiến thức cơ bản là việc làm cần thiết đối với tất cả giáo viên khi
thiết kế bài dạy. Việc lựa chọn kiến thức cơ bản yêu cầu phải đảm bảo tính khoa
học và phải vừa sức đối với học sinh, đảm bảo cho học sinh lĩnh hội kiến thức
vững chắc và phát triển toàn diện.
Trong quá trình hướng dẫn học sinh ôn tập môn Địa lí, giáo viên không
chỉ hướng dẫn học sinh cách học để nắm vững những kiến thức - kĩ năng cơ bản
tối thiểu (chuẩn kiến thức - kĩ năng địa lí) về lí thuyết của bộ môn, mà còn phải
nhận thức được những kĩ năng địa lí học sinh cần có để ôn tập và làm tốt bài

kiểm tra và bài thi địa lí. Tuy nhiên đây là một vấn đề còn ít được giáo viên quan
tâm, một phần cũng do thời gian cho ôn tập không nhiều thường tập trung vào
giai đoạn từ sau khi đã thông báo môn thi tốt nghiệp. Vậy nên, khi ôn tập ngoài

5
rèn luyện kĩ năng sử dụng và khai thác Atlat địa lí Việt Nam, giáo viên cần tập
trung rèn luyện cho học sinh những kĩ năng: Kĩ năng chọn và vẽ các dạng biểu
đồ thích hợp; Kĩ năng phân tích, khai thác thông tin từ các bảng số liệu để rút ra
những nhận xét cần thiết về địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế-xã hội Việt Nam theo
yêu cầu của đề thi.
Trong đề tài này, tôi xác định cần rèn luyện cho học sinh các kĩ năng cơ
bản về phân tích bảng số liệu thống kê, vẽ và nhận xét biểu đồ. Cụ thể như sau:
Đối với việc phân tích bảng số liệu thống kê – gồm các kĩ năng
- Xác định yêu cầu của câu hỏi, bài tập (mục đích làm việc với bảng số liệu)
- Xác định các tiêu chí cần nhận xét
- Tính toán, so sánh các số liệu; Nhận xét, giải thích.
Đối với việc vẽ biểu đồ từ bảng số liệu đã ch, đó là
- Xác định loại biểu đồ thích hợp
- Tính toán (xử lí số liệu)
- Thể hiện biểu đồ
Đối với kĩ năng phân tích biểu đồ
- Xác định mục đích làm việc (đó chính là yêu cầu của câu hỏi)
- Xác định đối tượng, đại lượng thể hiện (đơn vị tính)
- Xác định nội dung cần nhận xét
1.4. Xác định và lựa chọn phương tiện dạy học
Trên cơ sở nội dung kiến thức, giáo viên lựa chọn phương tiện thích hợp
để đạt hiệu quả cao trong dạy học. Phương tiện dạy học được xem là “điểm tựa”
cho hoạt động trí tuệ của học sinh, góp phần nâng cao năng lực tư duy của các
em đồng thời là cơ hội để học sinh rèn luyện và phát triển tư duy, hình thành
biểu tượng về sự vật, hiện tượng địa lí rõ nét hơn, giúp học sinh nắm vững kiến

thức hơn.

6
Để rèn luyện các kĩ năng thực hành nói trên, trong việc ôn luyện giáo viên
cần phải chuẩn bị các biểu đồ mẫu, các bảng số liệu (trong tài liệu hướng dẫn ôn
tập); học sinh cần phải có: tài liệu hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT; Các dụng
cụ cần thiết: thước kẻ, bút chì, com pa, máy tính.
1.5. Xác định các hình thức tổ chức dạy học
Tuỳ thuộc vào mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, điều kiện và
phương tiện, đối tượng dạy học mà lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp. Đối với
việc ôn tập phần thực hành địa lý hình thức tổ chức chủ yếu là hoạt động cá
nhân.
1.6. Xác định các phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học có một vị trí quan trọng trong thiết kế bài dạy học,
vì nó quyết định đến việc thực hiện mục tiêu và chất lượng dạy học. Việc xác
định phương pháp cần căn cứ vào mục tiêu, nội dung dạy học, giai đoạn nhận
thức, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy
học. Phương pháp chủ yếu được sử dụng để dạy thực hành là: Đàm thoại, thực
hành, trực quan
2. Các biện pháp tổ chức thực hiện
Việc rèn luyện các kĩ năng địa lí nêu trên, được thưc hiện trong các tiết ôn
tập nhằm củng cố kiến thức lý thuyết về thực hành và đồng thời rèn luyện kĩ
năng thực hành. Quá trình thực hiện lần lượt là:
- Ôn lại những kiến thức cơ bản về thực hành: những công thức (cách tính) cần
thiết và vận dụng công thức để xử lí số liệu trong phần vẽ biểu đồ và nhận xét
bảng số liệu; các loại biểu đồ cơ bản
- Thực hành vẽ biểu đồ, nhận xét biểu đồ, giải thích nguyên nhân và phân tích
bảng số liệu rút ra nhận xét
2.1. Ôn tập phần lí thuyết cơ bản về kĩ năng thực hành địa lí
2.1.1. Một số công thức tính toán trong Địa lí


7
Trước hết, để học sinh có thể thực hiện được phần xử lí số liệu trong các
bài thực hành nhận xét bảng số liệu và vẽ biểu đồ, giáo viên tổng hợp một số
công thức thường dùng để tính toán sau đó cho học sinh thực hành (thực hiện ở
phần nhận xét bảng số liệu và vẽ biểu đồ) trong tài liệu Hướng dẫn ôn thi Tốt
nghiệp THPT (Tài liệu ôn thi tốt nghiệp). Bao gồm các công thức ở bảng sau:
MỘT SỐ CÔNG THỨC TÍNH TOÁN TRONG ĐỊA LÍ
TT Nội dung Công thức tính Đơn vị
1
Tính tỉ suất gia
tăng dân số tự
nhiên
Tg = S – T
Tg : Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên;
S : Tỉ suất sinh thô; T: Tỉ suất tử thô
(%)
2
Tính mật độ dân
số
Mật độ dân số = Số dân / Diện tích người/km
2
3
Tính cơ cấu
(tỉ trọng, tỉ lệ phần
trăm)
Tỉ lệ % của TP (A) =
TS
GTA
. 100

GTA – Giá trị của thành phần A
TS – Tổng số
%
4 Tính năng suất Năng suất = Sản lượng / Diện tích tấn/ha; tạ/ha
5
Tính bình quân
theo đầu người
BQĐN = Tổng số / Số dân
Phụ thuộc đề
(có thể
kg/người,
USD/người…)
6
Tính tốc độ tăng
trưởng (sự gia
tăng, chỉ số phát
triển) lấy năm
đầu tiên = 100,0
Tốc độ tăng trưởng năm (sau)= (Giá
trị năm : giá trị năm đầu) x 100 %

8
Các công thức nêu trên được áp dụng để tính toán trong phần nhận xét
bảng số liệu và vẽ biểu đồ. Giáo viên lưu ý học sinh:
- Tỉ suất gia tăng dân số tính bằng phần trăm (%) nhưng tỉ suất sinh và tỉ suất tử
tính bằng phần nghìn ( ) nên phải đổi từ phần nghin ra phần trăm bằng cách
chia kết quả (hiệu tìm được) cho 10.
- Đổi đơn vị:
1tấn = 10 tạ = 1000kg. Nếu đổi tấn ra tạ thì sau khi chia , lấy kết quả chia được
nhân với 10, nếu đổi tấn ra kg thì nhân với 1000.

2.1.2. Phân tích và nhận xét bảng số liệu thống kê. Giải thích nguyên nhân
Trong học tập và thi tốt nghiệp THPT thường có câu hỏi phân tích số liệu, bởi
biết dựa vào bảng số liệu để tìm thông tin địa lí là một trong những kĩ năng quan
trọng trong học tập và nghiên cứu địa lí. Loại câu hỏi yêu cầu phân tích số liệu
thống kê cho phép đánh giá được mức độ am hiểu, vận dụng kiến thức của
người học vào các trường hợp cụ thể, đánh giá được kĩ năng chọn lọc, xác định
kiến thức địa lí.
* Các bước tiến hành nhận xét
Nhận xét bảng số liệu thực chất là phân tích, so sánh các số liệu theo hàng
ngang và cột dọc, rút ra những nhận xét cần thiết. Để học sinh có thể nhận xét
đúng và đủ ý theo yêu cầu của đề bài, giáo viên hướng dẫn học sinh khi phân tích
bảng số liệu, cần thực hiện lần lượt theo các bước sau đây:
- Xác định yêu cầu của câu hỏi trong đề bài , bài tập để xác định mục đích làm
việc với bảng số liệu.
- Đọc tên bảng, các tiêu đề của bảng, đơn vị tính, xác định rõ các tiêu chí cần
nhận xét.
- So sánh các số liệu theo cột dọc và hàng ngang với một trình tự hợp lí:

9
+ Nhận xét sự thay đổi của đối tượng địa lí theo thời gian thì so sánh số liệu của
các mốc thời gian đầu và cuối của bảng, các mốc thời gian liền kề nhau theo thứ
tự , các mốc có tính đột biến.
+ Đối với các lãnh thổ, cần lưu ý so sánh các đối tượng địa lí của các lãnh thổ
lớn với nhau, các lãnh thổ nhỏ với nhau và ngược lại.
- Khi nhận xét cơ cấu mà số liệu trong bảng là các số các số liệu tuyệt đối (ví dụ:
Triệu tấn, tỉkw/h , triệu người, v.v) mà đề lại yêu cầu nhận xét cơ cấu thì phải
tính cơ cấu (tính tỉ lệ %).
- Khi trình bày nhận xét phải theo trình tự từ khái quát đến cụ thể, từ chung đến
riêng, từ cao xuống thấp, …bám sát yêu cầu của câu hỏi và kết quả xử lí số liệu.
Mỗi nhận xét cần có dẫn chứng cụ thể để tăng tính thuyết phục.

* Giải thích
Để giải thích được nguyên nhân của các hiện tượng địa lí có trong bảng số liệu
phải dựa vào kiến thức đã học. Vì vậy học sinh cần phải nắm được các mối quan
hệ nhân quả giữa các sự vật hiện tượng địa lí; mối quan hệ giữa các yếu tố tự
nhiên với dân số, giữa tự nhiên với dân cư và kinh tế xã hội…
2.1.3. Vẽ và nhận xét biểu đồ. Giải thích nguyên
Phần kiểm tra kĩ năng biểu đồ của học sinh trong kì thi tốt nghiệp THPT
gồm có các yêu cầu vẽ và nhận xét biểu đồ, dựa vào biểu đồ và kiến thức đã học
để giải thích nguyên nhân của các hiện tượng địa lí. Vì vậy, giáo viên cần ôn lại
những nội dung về kiến thức và kĩ năng cơ bản của các loại biểu đồ, bao gồm: ý
nghĩa của biểu đồ, những căn cứ để xác định biểu đồ, những yêu cầu cần đạt và
những điểm cần chú ý khi vẽ biểu đồ.
Kĩ năng quan trọng nhất đối với phần biểu đồ là kĩ năng xác định biểu đồ
thích hợp theo yêu cầu của đề bài. Nếu như xác định sai biểu đồ thì học sinh sẽ
mất điểm phần này và bài thi không thể đạt điểm cao. Để lựa chọn đúng biểu đồ
căn cứ quan trọng là dựa vào yêu cầu của đề bài và ý nghĩa của biểu đồ. Tiếp

10
đến là học sinh phải nắm chắc các kĩ thuật thể hiện, các yêu cầu đối với từng loại
biểu đồ.
Trong quá trình ôn thi tốt nghiệp, để học sinh yếu cũng có thể xác định
đúng và vẽ được biểu đồ đảm bảo các yêu cầu, cần ôn lại những kiến thức cơ bản
về biểu đồ (cách xác định và các yêu cầu cần đạt và một số điểm cần chú ý khi
vẽ đối với mỗi loại biểu đồ) sau đó mới thực hành vẽ biểu đồ.
Để học sinh dễ nhớ, giáo viên tóm tắt ngắn gọn những kiến thức cơ bản về biểu
đồ ở bảng sau:
Loại
biểu đồ
Căn cứ xác định
(yêu cầu của đề)

Yêu cầu cần đạt Chú ý
Biều đồ
cột
- Thể hiện tốt nhất tình
hình phát triển, số
lượng, khối lượng, so
sánh độ lớn;
- Thể hiện cơ cấu bằng
số liệu tuyệt đối
- Lấy tỉ lệ cân đối giữa
trục đứng và trục
ngang.
- Các cột có chiều rộng
bằng nhau, chiều cao
tương ứng với số liệu
- Vẽ hai đối tượng
có số liệu không
cùng đơn vị thì vẽ
hai trục đứng.
Biểu đồ
đường
Thể hiện tốt nhất tốc độ
phát triển, chỉ số phát
triển, sự gia tăng, tốc độ
tăng,…
- Đúng tỉ lệ, sạch, đẹp,
cân đối giữa hai trục;
- Khoảng cách các năm
trên biểu đồ tương ứng
với khoảng cách năm

trong bảng số liệu;
- Vẽ xuất phát từ
trục đứng;
- Nếu vẽ hai
đường không
cùng đơn vị thì vẽ
hai trục đứng;
- Thể hiện sự gia
tăng thì số liệu
phải tính bằng
đơn vị %
Biểu đồ Vẽ biểu đồ thể hiện tốt - Các hình vẽ trên cùng - Đơn vị phải là

11
tròn
nhất quy mô và cơ cấu
hoặc sự chuyển dịch (sự
thay đổi) cơ cấu, số
lượng hình tròn cần vẽ
từ 1 đến 3 hình
một trục ngang;
- Nếu thể hiện thời gian
thì các hình tròn phải
xếp theo thứ tự thời
gian như trong bảng số
liệu.
phần trăm (%).
- Bắt đầu vẽ từ
kim chỉ 12 giờ;
- Sử dụng kí hiệu

và chú giải chung.
Biểu đồ
miền
Vẽ biểu đồ thể hiện tốt
nhất cơ cấu hoặc sự
chuyển dịch (hay sự thay
đổi) cơ cấu mà bảng số
liệu có từ 4 năm trở lên.
Khoảng cách các năm
trên biểu đồ phải tương
ứng với khoảng cách
năm trong bảng số liệu
- Đơn vị phải là
phần trăm (%).
- Biểu đồ miền là
một hình chữ nhật
nằm ngang
Biểu đồ
kết hợp
giữa cột
và đường
Vẽ biểu đồ thể kết hợp
thể hiện từ hai đối tượng
trở lên
- Đảm bảo các yêu cầu
của biểu đồ cột và biểu
đồ đường.
+ Điểm xuất phát để
vẽ-theo biểu đồ cột.
+ Khoảng cách năm

tương ứng khoảng cách
năm trong bảng số liệu.
- Có hai trục
đứng;
- Nếu bảng số liệu
có hai đối tượng
địa lí cần thể
hiện, trong đó
một đối tượng lại
được chia ra 2
hoặc 3 thành phần
thì đối tượng đó
vẽ cột chồng
Yêu cầu chung đổi với biểu đồ:

12
- Biểu đồ cần phải ghi đầy đủ: tên biểu đồ, tên trục (đối với biểu đồ cột và
đường), tên hình tròn (đối với biểu đồ tròn có từ hai hình trở lên), số liệu trên
biểu đồ, chú giải (nếu thể hiện từ hai đối tượng trở lên).
- Đảm bảo chính xác, sạch, đẹp
2.2.Thực hành
Sau khi đã ôn lại phần lí thuyết cơ bản (nội dung của phần trên), giáo viên
cho hoc sinh làm một số bài thực hành (nhận xét một bảng số liệu và mỗi loại
biểu đồ, làm một bài tập) để kiểm tra, uốn nắn cho các em và tiếp tục rèn luyện
trong cả quá trình ôn tập theo nội dung hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT của
Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2.2.1.Thực hành nhận xét bảng số liệu
Một số ví dụ về thực hành nhận xét bảng số liệu:
Bài tập 1 (Bài 2, trang 13, Tài liệu Hướng dẫn ôn thi TN, năm học 2011-2012)
Cho bảng số liệu sau:

NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐ NƠI CỦA NƯỚC TA (Đơn vị:
0
C)
Địa điểm Nhiệt độ trung bình
Tháng I Tháng VII Cả năm
Lạng Sơn 13,3 27,0 22,1
Hà nội 16,4 28,9 23,5
Huế 19,7 29,4 25,1
Đà Nẵng 21,3 29,1 25,7
TP Hồ Chí Minh 25,8 27,1 27,1
a) Nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam.
b) Giải thích nguyên nhân của sự thay đối đó.
Hướng dẫn thực hiện:
Đối với phần nhận xét (a), Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện theo hai
bước:

13
Bước 1: Đọc bảng số liệu theo cột dọc (đọc nhiệt độ của các địa điểm từ Lạng
Sơn trở vào, theo từng tháng) và so sánh nhiệt độ trung bình trong các tháng,
trung bình cả năm giữa các địa điểm.
So sánh để tìm ra những điểm chung về nhiệt độ (cao hay thấp, thay đổi
theo hướng tăng lên hay giảm đi, nhiệt độ chênh lệch giữa hai địa điểm đầu
(Lạng Sơn) và cuối (TP Hồ Chí Minh) trong tháng như thế nào.
Bước 2. Nêu nhận xét:
Sau khi đọc và so sánh các số liệu, HS rút ra được những ý sau:
- Nhiệt độ trung bình tháng I và trung bình năm của các địa điểm có sự chênh
lệch và tăng dần từ Bắc xuống Nam. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các địa điểm
phía Bắc và phía Nam rõ nhất là vào tháng I: Lạng Sơn (phía Bắc) nhiệt độ chỉ
13
0

C còn TP Hồ Chí Minh (phía Nam) lên đến 25,8
0
C (chênh nhau tới 12,8
0
C.
- Nhiệt độ trung bình tháng VII giữa các địa điểm ít có sự chênh lệch hơn, Lạng
Sơn là 22,1
0
C và TP Hồ Chí Minh 27,1
0
C, chỉ chênh nhau 5
o
C.
Đối với phần giải thích nguyên nhân (b)
Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào kiến thức đã học ở phần khí hậu:
nhiệt độ là một trong những yếu tố biểu hiện cụ thể của khí hậu. Các nhân tố
hình thành khí hậu bao gồm: vị trí địa lí, đặc điểm địa hình, hình dạng của lãnh
thổ và các yếu tố khác (kiến thức địa lí lớp 10). Vận dụng vào thực tế Việt Nam,
các nguyên nhân chủ yếu của sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam ở nước ta là
do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, lãnh thổ kéo dài theo chiều Bắc Nam,
càng vào phía nam lượng bức xạ mặt trời càng tăng (do góc nhập xạ càng lớn)
ngoài ra con do hướng núi…Từ việc phân tích như trên, học sinh trình bày được
nguyên nhân sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Đó là:
- Do tác động của các khối khí thổi vào nước ta:

14
+ Vào mùa đông (từ tháng XI năm trước đến tháng IV năm sau) miền Bắc nước
ta chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc (khối không khí lạnh từ phương bắc
thổi xuống) nên có mùa đông lạnh, làm cho nhiệt độ thấp
+ Vào mùa hạ (từ tháng V đến tháng X) gió Tây Nam thổi vào nước ta, khối

không khí ấm và ẩm, nên nhiệt độ từ Bắc xuống Nam gần như đồng nhất.
- Do các nguyên nhân khác: số giờ nắng, lượng bức xạ mặt trời có sự chênh lệch
từ Bắc xuống Nam…
Bài tập 2 (Bài 8, trang 45, TL hướng dẫn ôn thi TN, năm học 2011-2012)
Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng điện nước ta, giai đoạn 1995 – 2009 (Đơn vị: Tỉ kWh)
Năm 1995 2000 2005 2009
Sản lượng điện 14,7 26,7 52,5 80,6
a) Hãy tính sự gia tăng sản lượng điện nước ta, giai đoạn 1995 – 2009
b) Nhận xét tốc độ tăng sản lượng điện nước ta, giai đoạn 1995 – 2009
Giáo viên hướng dẫn học sinh giải và kết quả như sau:
a) Tính gia tăng sản lượng điện
- Cách tính: Gia tăng sản lượng điện, năm 2000 = = 181,6%
- Kết quả:
Sự gia tăng sản lượng điện nước ta, giai đoạn 1995 – 2009 (Đơn vị: %)
Năm 1995 2000 2005 2009
Sản lượng điện 100,0 181,6 357,1 548,3
b) Nhận xét
Trong giai đoạn từ 1995 – 2009:
- Sản lượng điện nước ta tăng liên tục và tăng với tốc độ rất nhanh, đặc biệt là từ
năm 2005

15
- Sản lượng điện năm 2009 đạt 80,6 tỉ Kwh gấp 5,5 lần năm 1995 (14,7 tỉ Kwh),
tăng 448,3%
Bài tập 3 (Bài tập 8, trang 36, Tài liệu hướng dẫn ôn thi TN, 2011-2012)
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1990 – 2009
Năm 1990 1995 1999 2003 2005 2008 2009
Diện tích
(nghìn ha)

6042 6765 7653 7452 7324 7400 7437,2
Sản lượng
(nghìn tấn)
19225 24963 31393 34568 35849 38729 38950,2
1. Tính năng suất lúa các năm giai đoạn 1990 – 2008 (đơn vị: tạ/ha).
2. Nhận xét tình hình tăng năng suất lúa của nước ta trong giai đoạn 1990 – 2008
và giải thích nguyên nhân
Giáo viên hướng dẫn học sinh giải và được kết quả như sau:
1) Tính năng suất lúa
- Cách tính: Năng suất = sản lượng / diện tích (tạ/ha)
- Kết quả:
NĂNG SUẤT LÚA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1990 – 2009
(Đơn vị: tạ/ha)
Năm 1990 1995 1999 2003 2005 2008 2009
Năng suất 31.8 36.9 41.0 46.4 48.9 52.3 52.4
2) Nhận xét tình hình tăng năng suất lúa và giải thích nguyên nhân
a) Nhận xét:
Từ 1990 đến 2009 năng suất lúa của nước ta liên tục tăng. Nam 1990 chỉ đạt 31.8
ta/ha đến năm 2009 đạt 52.4 tạ/ha (tăng gấp 1,64 lần).
b) Giải thích (nguyên nhân)

16
- Do việc áp dụng các tiến bộ ho học công nghệ vào sản xuất: gióng mới, kĩ thuật
canh tác, phân bón, thuỷ lợi,…
- Do chính sách của Nàh nước khuyến khích nông dân tích cực sản xuất (chính
sách khuyến nông, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ,…).
- Trình độ thâm canh sản xuất lương thực không ngừng được nâng cao
- Thị trường được mở rộng.
2.2.2.Thực hành vẽ và nhân xét biểu đồ
- Biểu đồ cột

Đề bài: ( Bài tập 1, trang 19, Tài liệu hướng dẫn ôn thi TN, 2011-2012)
Dựa vào bảng số liệu sau đây:
SỐ DÂN CỦA VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 1921 – 2009
(Đơn vị: Triệu người)
Năm 1921 1936 1956 1960 1979 1989 1999 2009
Số dân 15.5 18.8 27.5 30.2 52.7 64.4 76.3 85.8
a) Vẽ biểu đồ đường thể hiện tình hình tăng dân số của nước ta, giai đoạn
1921 – 2009
b) Từ biểu đồ đã vẽ, rút ra nhận xét về tình hình tăng dân số của nước ta
trong giai đoạn nói trên.
Hướng dẫn làm bài và kết quả thực hành
a) Vẽ biểu đồ

17
Biểu đồ: DÂN SỐ CỦA VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 1921 – 2009
b) Nhận xét
* Tình hình tăng dân số
- Dân số nước vẫn còn tăng nhanh và tăng liên tục., năm 1921 mới có 15,5 triệu
người, đến năm 2009 đã lên đến 85,8 triệu người.
- Thời gian dân số tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn:
+ Giai đoạn 1921 – 1960, dân số tăng gấp đôi (từ 15,5 lên 30,2 triệu người) trong
vòng 39 năm.
+ Giai đoạn 1960 – 1989, dân số tăng gấp đôi lần thứ hai chỉ trong vòng 29 năm
+ Giai đoạn 1989 - 1999, dân số tiếp tục tăng, trung bình mỗi năm tăng thêm 1,1
triệu người.
+ Những năm gần đây, dân số tăng chậm lại nhưng vẫn còn nhanh.
Biểu đồ tròn.
Đề bài: Bài tập 3, trang 23, Tài liệu hướng dẫn ôn thi TN, 2011-2012
Cho bảng số liệu sau:
SỐ LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ

CỦA NƯỚC TA (Đơn vị: người)

15.5
18.8
27.5
30.2
52.7
64.4
76.3
85.8
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
1921 1936 1956 1960 1979 1989 1999 2009
Năm
Triệu người
18
Năm Tổng số Chia ra
Nông, lâm, ngư
nghiệp
Công nghiệp – xây
dựng
Dịch vụ

1999 3584734
3
24806360 5126170 5914821
2009 4768233
4
25731627 9668662 12282045
a) Tính cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ở nước ta trong hai năm 1999
và 2009
b) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo khu vực
kinh tế ở nước ta, giai đoạn 1999 – 2009.
c) Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ở
nước ta trong thời gian trên.
Kết quả bài làm
a) Tính cơ cấu: Áp dụng công thức (ở phần trên), ta có kết quả ở bảng sau:
LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ
CỦA NƯỚC TA NĂM 1999 VÀ 2009 (Đơn vị:%)
Năm
Tổng
số
Chia ra
Nông, lâm,
ngư nghiệp
Công nghiệp – xây
dựng
Dịch vụ
1999 100 69.2 14.3 16.5
2009 100 54.0 20.3 25.7
b) Vẽ biểu đồ
Chọn vẽ biểu đồ tròn (biểu đồ tròn thể hiện tốt nhất cơ cấu, số liệu có hai năm –
vẽ hai hình tròn)

- Vẽ biể đồ

19

Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của nước ta,
giai đoạn 1999 – 2009
c) Nhận xét
Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế nước ta, giai đoạn 1999 – 2009
có sự thay đổi:
- Lao động trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp vẫn còn chiếm tỉ lệ cao nhất
nhưng có xu hướng, giảm từ 69,1% năm 1999 xuống còn 54% năm 2009.
- Lao động trong khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ chiếm tỉ trọng thấp
nhưng có xu hướng tăng.
+ Lao động trong khu vực công nghiệp – xây dựng tăng từ 14,3% lên 20,3%. +
Lao động trong khu vực Dịch vụ tăng nhanh, từ 16,5% lên 25,7% (tăng 9,0%)
Biểu đồ miền
Đề bài: Bài 2, trang 50, Tài liệu hướng dẫn ôn thi TN, 2011-2012
Cho bảng số liệu: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA,
GIAI ĐOẠN 1999 – 2009 (Đơn vị: triệu USD)
Năm
1999 2003 2007 2009
Tiêu chí
Giá trị xuất khẩu 11541.4 20149.3 48561.4 57096.3
Giá trị nhập khẩu 11742.1 25255.8 62764.7 69948.8
Tổng số 23283.5 45405.1 111326.1 127045.1
a) Tính cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu, giai đoạn 1999 - 2009

69.2
14.3
16.5

25.7
20.3
54
20
Năm 2009Năm 1999
Nông-lâm-Ngư nghiệp
Chú giải
Công nghiệp-Xây dựng
Dịch vụ
b) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta, giai đoạn 1999
– 2009.
c) Nhận xét sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta, giai đoạn
1999 – 2009.
Kết quả bài làm
a) Tính cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu
Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu, giai đoạn 1999 – 2009 (Đơn vị:%)
Năm
Tiêu chí
Xuất khẩu 49.6 44.4 43.6 44.9
Nhập khẩu 50.4 55.6 56.4 55.1
Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0
b) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ: CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN
c) Nhận xét: Giai đoạn từ 1999 đến 2009, cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của nước
ta có sự thay đổi:
- Xuất khẩu chiếm tỉ lệ thấp hơn và có xu hướng giảm, giảm từ 49,6% (năm
1999) xuống còn 44,9% (năm 2009)
- Nhập khẩu luôn chiếm tỉ trọng cao và có xu hướng tăng, tăng từ 504% (năm
1999) lên 55,1% (năm 2009)


49.6
44.4
43.6
44.9
50.4
55.6
56.4
55.1
0
20
40
60
80
100%
1999 2003 2007 2009
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Năm
21
Biểu đồ kết hợp
Đề bài: (Bài tập 3, trang 20, Tài liệu hướng dẫn ôn thi TN, 2011-2012)
Cho bảng số liệu sau: SỐ DÂN THÀNH THỊ VÀ TỈ LỆ DÂN SỐ THÀNH THỊ
TRONG SỐ DÂN CẢ NƯỚC GIAI ĐOẠN 1970 – 2009
Năm Số dân thành thị (nghìn người) Tỉ lệ dân thành thị (%)
1979 10094 19,2
1989 12463 19,4
1999 18077 23,7
2009 25374 29,6
a) Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện sự thay đổi số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị
trong dân số cả nước, giai đoạn 1979 – 2009

b) Nhận xét sự thay đổi số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả
nước ở giai đoạn nói trên.
- Hướng dẫn chọn biểu đồ thích hợp: Số dân: vẽ biểu đồ cột; Tỉ lệ dân thành thị:
vẽ biểu đồ đường
- Kết quả bài làm
a) Vẽ biểu đồ

22
Năm
Biểu đồ: SỐ DÂN THÀNH THỊ VÀ TỈ LỆ DÂN SỐ THÀNH THỊ
TRONG SỐ DÂN CẢ NƯỚC GIAI ĐOẠN 1979 – 2009
b) Nhận xét: Trong giai đoạn 1999 – 2009:
- Số dân thành thị và tỉ lệ dân số thành thị trong tổng số dân cả có xu hướng tăng:
+ Số dân thành thị tăng từ 10094 nghìn người lên 25374 nghìn người
+ Tỉ lệ dân thành thị tăng từ 19,2% (1999) lên 29,5% (2009)
- Tốc độ tăng tỉ lệ dân thành thị còn chậm nên tỉ lệ dân thành thị chưa cao, còn
thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực.
3. Kết quả
Trong những năm học vừa qua, tôi áp dụng sáng kiến này để rèn luyện kĩ
năng cho học sinh trong quá trình ôn tập cho học sinh đã mang lại hiệu quả thiết
thực. Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả thi tốt nghiệp của các lớp tôi trực tiếp
giảng dạy trong hai năm học gần đây (năm học 2009 – 2010; 2010 – 2011) và
kết quả thi thử tốt nghiệp trong tháng 4 của năm học 2011 – 2012.

10094
12463
18077
25374
19.2
19.4

23.7
29.6
0
5000
10000
15000
20000
25000
30000
1979
1989
1999
2009
nghìn người
0
5
10
15
20
25
30
35
%
23
Số dân thành thị
Tỉ lệ dân số thành thị
BẢNG TỔNG HỢP ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP VÀ THI THỬ CỦA HỌC SINH
Điểm
Năm
học

Lớp Sĩ Yếu Trung bình Khá Giỏi
số SL % SL % SL % SL %
2009 –
2010

12CC5 48 1 2.1 26 54.2 12 25.0 9 18.8
12CB3 43 1 2.3 14 32.6 21 48.8 7 16.3
Tổng số 91 2 2.2 40 44.0 33 36.3 16 17.6


2010 -
2011


12CA1 45 1 2.2 16 35.6 20 44.4 8 17.8
12CA2 52 2 3.8 19 36.5 25 48.1 6 11.5
12A13 52 1 1.9 21 40.4 22 42.3 8 15.4
12A14 50 0 0.0 8 16.0 22 44.0 20 40.0
Tổng số 199 4 2.0 64 32.2 89 44.7 42 21.1
2011 -
2012
12CA3 50 0 0.0 10 20.0 25 50.0 15 30.0
12CA4 50 0 0.0 9 18.0 27 54.0 14 28.0
12C11 42 4 9.5 21 50.0 15 35.7 2 4.8
12C12 42 3 7.1 25 59.5 12 28.6 2 4.8
Tổng số 184 7 3.8 65 35.3 79 42.9 33 17.9
Ghi chú: SL – Số lượng
Tổng hợp kết quả thi của học sinh theo năm học :
Năm học
Mức điểm (%)

Yếu TB Khá, giỏi
2009-2010 2.2 44.4 53.9
2010-2011 2.0 32.2 65.8
2011-2012 1.8 35.3 60.8
Để thấy rõ hơn kết quả thi của học sinh theo năm học ở bảng trên, tôi thể hiện
bằng biểu đồ sau đây:
KẾT QUẢ ĐIỂM THI CỦA HỌC SINH TRONG CÁC NĂM HỌC TỪ 2009 ĐẾN 2012

24
- So sánh kết quả, nhận xét: Từ bảng số liệu và biểu đồ ta thấy:
+ Kết quảì thi tốt nghiệp THPT của hai năm học (2009 – 2010 và 2010 -2011), tỉ
lệ học sinh đạt điểm trung bình trở lên chiếm 98% (điểm khá, giỏi đạt 65%).
+ Năm học 2011 – 2012, trong kì thi thử tốt nghiệp do Sở Giáo dục & Đào tạo tổ
chức (tháng 04 năm 2012) mặc dù thời gian ôn tập chưa nhiều nhưng kết quả đạt
được cũng khá cao. Tỉ lệ học sinh đạt điểm từ trung bình trở lên đạt từ 97,0%
đến 98,0 %, trong đó có nhiều học sinh đạt kết quả khá, giỏi (từ 60% trở lên).
Tôi hi vọng trong kì thi tốt nghiệp này học sinh cũng sẽ đạt kết quả cao như các
năm học trước.
Như vây, trong quá trình giảng dạy địa lí ở lớp 12, đặc biệt là trong việc
hướng dẫn học sinh ôn thi tốt nghiệp môn địa lí, đồng thời với việc rèn luyện kĩ
năng khai thác Atlat địa lí Việt Nam, kĩ năng làm bài thì một trong những
phương pháp hết sức cần thiết để học sinh đạt kết quả cao là việc rèn luyện và
vận dụng các kĩ năng chọn và vẽ các dạng biểu đồ; phân tích, khai thác thông

2.2
44.4
53.9
2.0
32.2
65.8

1.8
35.3
60.8
0
10
20
30
40
50
60
70
Yếu
Trung bình Khá, giỏi
Mức điểm
%
25
Năm học 2009-2010
Năm học 2010-2011
Năm học 2011-2012

×