TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
***
TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ
ĐỀ TÀI [02]:
Chiến lược thâm nhập của các công ty ĐQG vào các nước đang phát
triển và các hình thức thủ đoạn “chuyển giá” của các công ty ĐQG ở các
nước nhận đầu tư
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Tú
Nguyễn Thị Phương Thảo
Lớp: TCH301.4
GVHD : T.S. Nguyễn Thị Lan
Hà Nội tháng 9 năm 2013
BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC
Tên STT MSV CÔNG VIỆC
Trần Thị Tú 129 1211110716 A. Công ty đa quốc gia và các chiến lược thâm
nhập thị trường (50%)
Nguyễn Thị
Phương
Thảo
110 1211110604 B. Hình thức, thủ đoạn chuyển giá của các
công ty đa quốc gia (50%)
Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan
MỤC LỤC
Nội dung Trang
2
Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan
LỜI MỞ ĐẦU
Sự phát triển liên tục của những tập đoàn đa quốc gia trong những thập kỉ qua đã làm
nảy sinh nhiều vấn đề mới trong nền kinh tế thế giới. Có thể nói các công ty này có vai
trò quan trọng không chỉ trong các lĩnh vực kinh tế mà còn ảnh hướng lớn về mặt chính
trị. Nhận thức được điều này, các nước đang phát triển đang phát huy các mặt lợi thế của
mình cũng như tạo ra những điều kiện hấp dẫn để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Không thể phủ nhận những tác động tích cực của FDI từ những công ty đa quốc gia, tuy
nhiên, chúng ta cần nhìn nhận vấn đề đa chiều, đặc biệt chú ý đến những chính sách hoạt
động của các doanh nghiệp này, nhất là đối với nền kinh tế còn non trẻ như Việt Nam. Vì
vậy chúng em đã mạnh dạn chọn đề tài Chiến lược thâm nhập của các công ty đa quốc
gia vào các nước đang phát triển và các hình thức thủ đoạn “chuyển giá” của các
công ty đa quốc gia ở các nước nhận đầu tư cho bài tiểu luận môn Tài chính – Tiền tệ.
Mục đích của đề tài là phân tích những chiến lược kinh doanh các doanh nghiệp có FDI
sử dụng khi gia nhập và chiếm lĩnh thị trường các nước tiếp nhận đầu tư. Đồng thời chú ý
đến hình thức chuyển giá và nêu ra một số ví dụ tiêu biểu cho thực trạng đang diễn ra
trong nền kinh tế thế giới, đặc biệt là Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm
những công ty đa quốc gia và hiện tượng chuyển giá của những doanh nghiệp này tại các
nước tiếp nhận đầu tư. Chuyển giá là một vấn đề nhạy cảm trong kinh doanh của các
doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lí Nhà nước. Vì vậy đề tài sẽ tập trung vào các
sự kiện đã được công bố trên phương tiện thông tin đại chúng và trong giới hạn tìm hiểu
các ví dụ thực tế cho phép. Bài viết dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan đã có
sự chọn lọc, tổng hợp, sắp xếp từ nhiều nguồn cũng như trao đổi, thảo luận trong nhóm
để đưa ra những kết luận cuối cùng. Rất mong nhận được sự đóng góp xây dựng để bài
tiểu luận ngày một hoàn thiện hơn.
3
Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan
A. CÔNG TY ĐA QUỐC GIA VÀ CÁC CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ
TRƯỜNG
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
1. Khái quát chung về công ty đa quốc gia
1.1. Sự ra đời của công ty đa quốc gia
Tiền thân của các công ty đa quốc gia là công ty quốc gia. Công ty quốc gia này mang
quốc tịch của một nước và vốn đầu tư vào công ty này thuộc quyền sở hữu của các nhà tư
bản nước sở tại. Việc kinh doanh của họ ngày càng phát triển, hàng hóa và dịch vụ được
sản xuất ra ngày càng nhiều và chất lượng cao hơn. Từ thập niên 80, cùng với xu thế hội
nhập quốc tế và toàn cầu hóa, các công ty quốc gia tiến hành sáp nhập với nhau tạo thành
công ty đa quốc gia, nhằm mục đích:
- Phục vụ mục tiêu lớn nhất là tối đa hóa giá trị tài sản công ty nhờ việc khai thác các
tiềm năng tại chỗ.
- Sự liên kết giữa các công ty quốc gia nhằm tăng khả năng bảo vệ trước những rủi ro,
giảm thiểu sự không ổn định của chu kỳ kinh doanh nội địa, chống lại chính sách bảo hộ
mậu dịch ở các nước, bảo vệ thị phần, giảm chi phí trung gian đáp ứng nhanh nhu cầu
người tiêu dùng.
- Cạnh tranh gay gắt thúc đẩy sự phát triển khoa học kỹ thuật, nhiều ngành kỹ nghệ mới
ra đời như công nghệ sinh học, điện tử, người máy…đòi hỏi nhiều vốn, nhiều kỹ thuật
cao cấp, công ty một quốc gia không thể đủ sức đáp ứng cho nên sự ra đời của công ty đa
quốc gia là cần thiết.
1.2. Khái niệm công ty đa quốc gia.
Trong các tài liệu về công ty đa quốc gia, có nhiều thuật ngữ được sử dụng như: công
ty quốc tế (International Enterprise/Firm), công ty đa quốc gia (Multinational
Corporations/Enterprises - MNCs/MNEs), công ty xuyên quốc gia (Transnational
Corporations - TNCs), gần đây lại xuất hiện thuật ngữ công ty toàn cầu (Global Firm).
Nhưng tựu chung lại, đó chỉ là cách tiếp cận, sử dụng thuật ngữ trong từng giai đoạn.
Đến năm 2003, Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD)
đã đưa ra định nghĩa chung như sau: TNCs là các công ty liên doanh hoặc độc lập bao
4
Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan
gồm các công ty mẹ và các chi nhánh nước ngoài của chúng. Công ty mẹ là công ty thực
hiện quyền kiểm soát toàn bộ tài sản của các thực thể kinh tế khác ở nước ngoài thuộc
quyền quản lý của chúng thông qua hình thức sở hữu vốn tư bản cổ phần. Có tỷ lệ góp
vốn cổ phần là 10% so với cổ phần gốc hoặc cao hơn, hay mức cổ phần khống chế đối
với các công ty liên doanh, hoặc tương ứng đối với các công ty độc lập, thường được
xem là ngưỡng để giành quyền kiểm soát tài sản của các công ty khác.
2. Đặc điểm công ty đa quốc gia.
2.1. Quy mô, doanh thu và phạm vi hoạt động lớn
Sở hữu của các công ty đa quốc gia là sở hữu có tính chất đa chủ và đa quốc tịch thể
hiện ở sự tham gia của nhiều chủ sở hữu ở các nước khác nhau đối với tài sản của công ty
được phân bổ trên phạm vi toàn cầu.
Các công ty đa quốc gia thường sở hữu các yếu tố có tính cốt lõi và quyết định đối với
quy trình sản xuất: vốn đầu tư, bí quyết công nghệ, các kỹ năng quản trị và mạng lưới
hoạt động toàn cầu. Do đó, tạo khả năng sinh lợi rất lớn và mang tính tiên phong nhằm
tạo lợi thế cạnh tranh vượt trội so với các đối thủ.
Về lao động, các công ty đa quốc gia thường thu hút một lượng lớn lao động ở chính
quốc và các quốc gia khác. Ví dụ, tập đoàn Air France ( Pháp) bao gồm 16 công ty con
với 45000 lao động, tập đoàn Danone ( Pháp) có 81000 nhân viên.
2.2. Các công ty đa quốc gia là công ty đa ngành, tức là hoạt động trong nhiều
ngành, nhiều lĩnh vực
Hoạt động trong nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,
nghiên cứu ứng dụng về khoa học công nghệ…là xu hướng có tính quy luật cùng với sự
phát triển của các công ty đa quốc gia. Ví dụ, Mitsubishi ban đầu chỉ hoạt động trong lĩnh
vực cơ khí chế tạo nhưng nay đã hoạt động trong các lĩnh vực như khai khoáng, luyện
kim, hóa chất, luyện kim, ngân hàng,…
Với sự kết hợp ngày càng chặt chẽ giữa các lĩnh vực có liên quan trong hoạt động sản
xuất kinh doanh và sự liên kết giữa nghiên cứu khoa học và sản xuất đã tăng thêm lợi thế
5
Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan
so sánh cho các công ty đa quốc gia trong việc mở rộng địa bàn hoạt động và gia tăng lợi
nhuận.
2.3. Sự đa dạng về cơ cấu tổ chức và sở hữu vốn
Về cơ cấu tổ chức, được hình thành theo nguyên tắc tự nguyện và hiệp thương. Cần
nhấn mạnh, công ty đa quốc gia không phải là một doanh nghiệp, không có tư cách pháp
nhân độc lập. Do đó các mệnh lệnh hành chính không được sử dụng trong điều hành các
công ty đa quốc gia. Các doanh nghiệp là thành viên của công ty đa quốc gia đều có pháp
nhân độc lập, có cơ quan quyền lực cao nhất như hội đồng thành viên, đại hội cổ đông.
Sở hữu vốn của công ty đa quốc gia cũng rất đa dạng. Trước hết vốn trong công ty đa
quốc gia là do các công ty thành viên làm chủ sở hữu, bao gồm cả vốn tư nhân và vốn
nhà nước. Quyền sở hữu vốn trong công ty đa quốc gia cũng tùy thuộc vào mức độ phụ
thuộc của các công ty thành viên vào công ty mẹ.
3. Vai trò của các công ty đa quốc gia
3.1. Thúc đẩy Thương mại quốc tế phát triển
Một trong những vai trò nổi bật của công ty đa quốc gia là thúc đẩy thương mại quốc
tế phát triển, thúc đẩy nhanh quá trình nhất thể hóa nền kinh tế thế giới. Công ty đa quốc
gia chi phối hầu hết chu chuyển hàng hoá giữa các quốc gia bởi các kênh lưu thông
xuyên quốc gia của mình. Một đặc điểm nữa là trao đổi giữa các chi nhánh trong nội bộ
công ty đa quốc gia của các nước ngày càng tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
giá trị thương mại của nhiều nước. Trong những năm gần đây, với chiến lược đa quốc gia
và tạo ra các liên kết giữa thương mại và đầu tư giữa các nước với nhau.
Các công ty đa quốc gia mở rộng và phát triển ra nước ngoài thông qua hoạt động FDI
đã góp phần to lớn đối với thúc đẩy xuất khẩu của các nước đang phát triển. Trong những
năm gần đây các công ty đa quốc gia chiếm khoảng 40% giá trị nhập khẩu và 60% xuất
khẩu của toàn thế giới. Với các hoạt động hướng về xuất khẩu, các công ty đa quốc gia
hiện đang chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị xuất khẩu của các quốc gia, đặc biệt là các
nước đang phát triển ở Châu Á. Chẳng hạn xuất khẩu của các chi nhánh công ty đa quốc
6
Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan
gia đã chiếm tới 50% tổng giá trị hàng hoá chế tạo tại một số quốc gia như Philippin,
Srilanka, Malaysia.
3.2. Thúc đẩy đầu tư nước ngoài thông qua việc các công ty đa quốc gia đầu tư
vốn vào các nước đang phát triển
Với tư cách là chủ thể của hoạt động đầu tư trên thế giới công ty đa quốc gia là nhân tố
đặc biệt quan trọng có ảnh hưởng mang tính quyết định tới toàn bộ hoạt động đầu tư quốc
tế. Vai trò điều tiết hoạt động đầu tư trên quy mô toàn cầu của các công ty đa quốc gia thể
hiện như sau:
- Vào thời kỳ suy thoái kinh tế năm 2001, hầu hết các ngành đều có tốc độ tăng trưởng
chậm lại. Các công ty đa quốc gia giảm hoạt động trên hầu hết các lĩnh vực. Động thái đó
ảnh hưởng trực tiếp tới dòng lưu chuyển FDI trên thế giới. Tổng đầu tư vào các nước
giảm 51%, từ 1492 tỉ USD xuống còn 735 tỉ USD. Trong xu thế đó thì các nước phát
triển lại bị ảnh hưởng nhiều nhất do hầu hết các hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A)
đều diễn ra tại các nước phát triển. Trong giai đoạn 1982-1994 dòng vốn FDI nước ngoài
tăng lên 4 lần và đạt con số 3,2 nghìn tỉ USD vào năm 1996. Trong thời kỳ những năm
2004-2006 nguồn vốn FDI lại tăng lên. Tổng vốn FDI trên toàn cầu năm 2005 tăng 29%
và đạt 916 tỉ USD. Nguyên nhân chủ yếu là do các vụ M&A tăng lên cả về số lượng và
giá trị. Chủ yếu là từ các công ty đa quốc gia của Mỹ và Tây Âu. Trong thời kỳ này, giá
trị của các vụ M&A tăng đến 16% (năm1996), chiếm 47% dòng vốn FDI toàn cầu. Dòng
vốn FDI tăng lên cả ở các nước phát triển và đang phát triển. Tuy nhiên, tốc độ tăng
trưởng giảm hơn so với cuối những năm 90.
- Hơn nữa, các công ty đa quốc gia làm thay đổi xu hướng đầu tư giữa các quốc gia.
Khác với hai cuộc bùng nổ trước (lần 1: 1979-1981 đầu tư vào các nước sản xuất dầu mỏ,
lần 2: 1987-1990: đầu tư giữa các nước công nghiệp phát triển), cuộc bùng nổ đầu tư lần
3 (1995-1996) có sự tham gia đáng kể của các nước đang phát triển. Trong cơ cấu vốn
FDI trên thế giới tỷ trọng vốn FDI vào các nước phát triển chiểm phần lớn. Tuy nhiên tỷ
trọng này có xu hướng giảm dần trong khi các nước đang phát triển lại có tỷ trọng ngày
càng cao.
7
Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan
Bảng 2: Tỷ trọng vốn FDI tại các khu vực giai đoạn 1978 – 2005
Đơn vị: %
Giai đoạn
Khu vực
1978-1980
1988-1990
1998-2000 2003-2005
Các nước phát
triển
79.7 82.5 77.3
59.4
Các nước đang
phát triển
20.3
17.5 22.7 40.6
Nguồn: UNCTAD, World Investment Report 2006,
Cơ cấu dòng vốn FDI đã thay đổi do có sự điều chỉnh trong chiến lược kinh doanh của
các công ty đa quốc gia. Cũng chính nhờ mở rộng chính sách tự do hoá FDI, các công ty
đa quốc gia ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với thúc đẩy dòng vốn FDI vào các
nước đang phát triển.
Ngoài ra còn phải nói tới sự tích lũy về vốn ở các nước chủ nhà. Với thế mạnh về vốn
các công ty đa quốc gia đóng vai trò là động lực thúc đẩy tích luỹ vốn của nước chủ nhà.
Nước chủ nhà có thể tăng cường thu hút vốn FDI đầu tư vào nước mình.
Tóm lại, công ty đa quốc gia đóng vai trò rất to lớn trong hoạt động đầu tư quốc tế. Xét
trên góc độ nền kinh tế toàn cầu thì công ty đa quốc gia thúc đẩy lưu thông dòng vốn FDI
trên phạm vi toàn thế giới. Mặt khác, ở góc độ từng quốc gia riêng thì công ty đa quốc gia
góp phần làm tăng tích luỹ vốn cho nước chủ nhà.
3.3. Làm thay đổi cơ cấu thương mại quốc tế
Ngày nay, kinh tế thế giới càng phát triển thì vai trò của các công ty đa quốc gia cũng
ngày càng cao. Với tỷ trọng lớn trong thương mại thế giới thì các công ty đa quốc gia
chính là chủ thể chính làm thay đổi cơ cấu hàng hoá và cơ cấu đối tác trong thương mại
thế giới.
8
Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan
- Thay đổi trong cơ cấu hàng hoá
Chiến lược phát triển của công ty đa quốc gia gắn liền với các hoạt động thương mại,
xuất nhập khẩu. Qua đó ảnh hưởng trực tiếp tới cơ cấu hàng hoá xuất khẩu.Trong những
năm gần đây, tỷ suất lợi nhuận trong ngành dịch vụ tăng cao còn trong ngành nông
nghiệp và công nghiệp giảm dần. Do đó, các công ty nói chung và các công ty đa quốc
gia nói riêng cũng chuyển mạnh sang đầu tư vào các ngành dịch vụ và thúc đẩy giá trị
xuất khẩu của hàng hoá dịch vụ tăng cao. Bên cạnh đó, hiện nay giao dịch trên thế giới
đang thay đổi theo chiều hướng tăng tỉ trọng hàng hoá có hàm lượng vốn hoặc kỹ thuật
cao và giảm dần tỉ trọng hàng sử dụng nhiều lao động và nguyên liệu. Những sản phẩm
quan trọng nhất trong thương mại thế giới hiện nay chủ yếu thuộc ngành sản xuất không
dựa vào nguyên liệu trong đó các sản phẩm bán dẫn là một trong những sản phẩm mũi
nhọn.
- Thay đổi trong cơ cấu đối tác
Cùng với sự thay đổi trong cơ cấu hàng hoá thì cơ cấu đối tác trong thương mại thế
giới hiện nay cũng đang dần thay đổi. Tỷ trọng của hàng hoá xuất khẩu của các nước
đang phát triển ngày càng cao, đặc biệt là các nước mới công nghiệp. Theo báo cáo của
UNCTAD năm 2005, trong cơ cấu thương mại thế giới, tỷ trọng thương mại của các nước
đang phát triển chiếm 33,6% trong khi năm 1985 là 30.3%. Mặc dù các nước phát triển
vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong thương mại thế giới (63.5%) song tỉ trọng thương mại của
các nước đang phát triển ngày càng tăng lên.
3.4. Phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm
Tạo khối lượng việc làm khổng lồ: Với hệ thống sản xuất, kinh doanh khổng lồ, TNCs
có nhu cầu nhân lực rất lớn. Với chiến lược kinh doanh tại mỗi thị trường, TNCs có ảnh
hưởng khác nhau đến khối lượng công việc tạo ra ở mỗi nước.
Thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực thông qua đào tạo: Với nhu cầu sử dụng lao động
chất lượng cao, TNCs đã thúc đẩy người lao động không ngừng phấn đấu học tập, tự
nâng cao trình độ tay nghề, qua đó đã góp phần thúc đẩy và nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực làm việc cho TNCs nói riêng và lực lượng lao động xã hội nói chung
9
Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan
3.5. Công ty đa quốc gia với hoạt động chuyển giao công nghệ
TNCs là chủ thể chính trong phát triển công nghệ trên thế giới. Nắm giữ hơn 80% số
bằng phát minh sáng chế, với năng lực tài chính và khoa học mạnh, TNCs luôn dùng vốn,
công nghệ mới…để giảm thiểu chi phí, chuyển giao những công nghệ cũ, với chi phí cao
sang các nước đang phát triển. Nhưng với các nước đang phát triển, những công nghệ này
vẫn là cần thiết trong quá trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
II. CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC CÔNG TY ĐA
QUỐC GIA VÀO CÁC NHƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
1. Chiến lược thâm nhập thị trường nói chung
Chiến lược thâm nhập thị trường nói chung là tìm cách tăng trưởng các sản phẩm hiện
đang sản xuất trong khi vẫn giữ nguyên thị trường hiện đang tiêu thụ và công nghệ hiện
đại. Chiến lược này đòi hỏi doanh nghiệp phải thông qua các nỗ lực mạnh mẽ về
marketing như chính sách giá, chính sách phân phối, chính sách khuyến mãi nhằm tăng
sức mua của khách hàng hiện có và tăng thêm khách hàng mới.
Tuy nhiên, chiến lược này chỉ áp dụng đạt kết quả khi thị trường hiện tại chưa bão hoà,
thị phần của các đối thủ cạnh tranh đang giảm sút và doanh nghiệp hiện đang có một lợi
thế cạnh tranh, đồng thời tốc độ của doanh thu phải cao hơn tốc độ tăng chi phí tối thiểu.
Với chiến lược này có thể giúp doanh nghiệp tăng sức mua sản phẩm của khách hàng
hoặc lôi kéo khách hàng của các đối thủ cạnh tranh.
2. Các chiến lược thâm nhập vào các nước đang phát triển của các công ty
đa quốc gia
Nhiều nghiên cứu cho thấy việc mở rộng thị trường ra nước ngoài là mục tiêu của
TNCs nhằm khai thác tối ưu các nguồn lực để sản xuất sản phẩm độc quyền mang tính
quốc tế; vừa để thu lợi nhuận độc quyền, vừa nỗ lực giảm thiểu các đe doạ cạnh tranh do
các đối thủ áp đặt. Đối phó với những thách thức này, TNCs liên tục thâm nhập vào các
nền kinh tế để phát triển thị trường dưới nhiều hình thức.
10
Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan
Để gia nhập thị trường nước ngoài, các TNC có những phương pháp chủ yếu sau: xuất
khẩu, cấp phép (licensing), nhượng quyền (franchising), chìa khóa trao tay (turnkey
project), liên doanh và đầu tư trực tiếp. Cụ thể như sau:
2.1. Xuất khẩu
Đây là phương pháp mà nhiều TNCs áp dụng khi tiến hành thâm nhập vào một thị
trường mới.
Theo chiến lược này khi muốn xuất khẩu sản phẩm đã được sản xuất trong nước, các
TNCs có thể chọn một trong hai hình thức xuất khẩu, đó là xuất khẩu trực tiếp và xuất
khẩu gián tiếp.
- Hình thức xuất khẩu trực tiếp (Direct Exporting)
Hình thức này đòi hỏi chính doanh nghiệp phải tự lo bán trực tiếp các sản phẩm của
mình ra nước ngoài. Xuất khẩu trực tiếp nên áp dụng đối với những doanh nghiệp có
trình độ và qui mô sản xuất lớn, được phép xuất khẩu trực tiếp, có kinh nghiệm trên
11
Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan
thương trường và nhãn hiệu hàng hóa truyền thống của doanh nghiệp đã từng có mặt trên
thị trường thế giới. Hình thức này thường đem lại lợi nhuận cao nếu các doanh nghiệp
nắm chắc được nhu cầu thị trường, thị hiếu của khách hàng Nhưng ngược lại, nếu các
doanh nghiệp ít am hiểu hoặc không nắm bắt kịp thời thông tin về thị trường thế giới và
đối thủ cạnh tranh thì rủi ro trong hình thức này không phải là ít.
- Hình thức xuất khẩu gián tiếp (Indirect Exporting)
Hình thức xuất khẩu gián tiếp không đòi hỏi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người mua
nước ngoài và người sản xuất trong nước. Ðể bán được sản phẩm của mình ra nước
ngoài, người sản xuất phải nhờ vào người hoặc tổ chức trung gian có chức năng xuất
khẩu trực tiếp. Với thực chất đó, xuất khẩu gián tiếp thường sử dụng đối với các cơ sở
sản xuất có qui mô nhỏ, chưa đủ điều kiện xuất khẩu trực tiếp, chưa quen biết thị trường,
khách hàng và chưa thông thạo các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu.
Các doanh nghiệp có thể thực hiện xuất khẩu gián tiếp thông qua các hình thức sau
đây:
+ Các công ty quản lý xuất khẩu (EMC - Export Management Company)
+ Thông qua khách hàng nước ngoài (Foreign Buyer)
+ Qua ủy thác xuất khẩu : (Export Commission House)
+ Qua môi giới xuất khẩu (Export Broker)
+ Qua hãng buôn xuất khẩu (Export Merchant)
2.2. Nhượng quyền (licencing)
2.2.1. Khái niệm
Nhượng giấy phép (licencing) là một trong những hình thức của họat động kinh
doanh bằng cách chuyển quyền sử dụng thương hiệu, bí quyết hay mô hình kinh doanh
cho bên thứ 2 mà không chuyển quyền sở hữu. Các đối tượng sở hữu công nghiệp
hoặc trí tuệ và bao gồm: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu
hàng hóa, bí mật kinh doanh, giống cây trồng mới, các loại phần mềm, và quyền tác
giả. Quá trình chuyển giao các đối tượng này gọi là chuyển giao công nghệ (trừ
chuyển giao nhãn hiệu, tên thương mại, tên dịch vụ).
2.2.2. Đặc điểm
12
Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan
- Licensing là cách thức tiến hành phù hợp với yêu cầu của các bên chủ thể kinh
doanh quốc tế, trong đó:
+ Bên cấp phép (Licensor): thường là những công ty quốc tế. Sau một thời gian
sở hữu và sử dụng sản phẩm trí tuệ, họ cần khai thác chúng triệt để hơn và nhanh hơn
thông qua cấp phép. Như vậy, bên cấp phép có điều kiện để đầu tư, đổi mới kịp thời
sản phẩm trí tuệ khác nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trƣờng vì thường xuyên
tiếp cận công nghệ mới nhất.
+ Bên được cấp phép (Licensee) :thường là các công ty quốc gia đi sau về công
nghệ cho nên có nhu cầu công nghệ tiên tiến, phù hợp với điều kiện cụ thể của mình về
tài chính và khả năng quản lý nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh quốc tế ổn định và
ngày càng mở rộng.
- Các chi phí cấp phép thường thấp và nhìn chung không lớn. Điều đó là tất yếu
khách quan, bởi lẽ bên cấp phép đã sử dụng phần lớn sản phẩm trí tuệ trong suốt một
thời gian nhất định, việc cấp phép xét cho cùng, là cách tận thu để kịp thời đổi mới
công nghệ hiện đại trong điều kiện cách mạng công nghệ tiến nhƣ vũ bão và hao mòn
vô hình diễn ra rất nhanh chóng.
- Licensing là chiến lược kinh doanh quốc tế rất được ưa chuộng đối với các
công ty nhỏ và vừa vì như trên đã nói, họ là những doanh nghiệp đi sau về công nghệ,
lại thích hợp với chi phí thấp và trình độ quản lý không cao.
- Licensing thường chỉ là chiến lược bổ sung cho sản xuất và xuất khẩu chứ
không phải là chiến lược duy nhất để tiếp cận thị trường thế giới.
2.2.3. Các phướng thức thâm nhập thị trường qua hình thức licensing:
- Quy trình sản xuất sản phẩm: Quy trình sản xuất là một trình tự có tổ chức các
hoạt động để hoàn thành sản phẩm
- Phát minh sáng chế là sản phẩm, quy trình công nghệ, do con người tạo ra chứ
không phải là những gì (đã tồn tại trong thiên nhiên) được con ngƣời phát hiện ra.
Thuộc tính cơ bản của sáng chế là đặc tính kỹ thuật bởi vì sáng chế là giải pháp
kỹ thuật, tức là biện pháp kỹ thuật nhằm giải quyết một vấn đề.
13
Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan
Sáng chế có thể được thể hiện dưới dạng sản phẩm (cơ cấu, chất, vật liệu) hoặc
quy trình (phương pháp).
- Bí quyết công nghệ là thông tin được tích luỹ, khám phá trong quá trình nghiên
cứu, sản xuất, kinh doanh của chủ sở hữu công nghệ có ý nghĩa quyết định chất lượng,
khả năng cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm công nghệ.
- Nhãn hiệu: Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các
tổ chức, cá nhân khác nhau.
- Chuyển giao công nghệ: là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một
phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận
công nghệ. Trong đó:
+ Chuyển giao quyền sở hữu công nghệ: là việc chủ sở hữu công nghệ chuyển
giao toàn bộ quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt công nghệ cho tổ
chức, cá nhân khác.
Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì
việc chuyển giao quyền sở hữu công nghệ phải đƣợc thực hiện cùng với việc chuyển
giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
+ Chuyển giao quyền sử dụng công nghệ: tổ chức, cá nhân cho phép tổ chức, cá
nhân khác sử dụng công nghệ của mình.
Phạm vi chuyển giao quyền sử dụng công nghệ do các bên thỏa thuận bao gồm:
+ Độc quyền hoặc không độc quyền sử dụng công nghệ
+ Được chuyển giao lại hoặc không được chuyển giao lại quyền sử dụng công
nghệ cho bên thứ ba
+ Lĩnh vực sử dụng công nghệ
+ Quyền được cải tiến công nghệ, quyền đƣợc nhận thông tin cải tiến công
nghệ;
+ Độc quyền hoặc không độc quyền phân phối, bán sản phẩm do công nghệ
được chuyển giao tạo ra;
+ Phạm vi lãnh thổ được bán sản phẩm do công nghệ được chuyển giao tạo ra;
+ Các quyền khác liên quan đến công nghệ được chuyển giao công nghệ.
14
Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan
Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì
việc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển
giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Hiện nay với hình thức chuyển giao công nghệ này công ty DAWOO hàn quốc
đang tiến hành đầu tư vào Việt Nam. Mới đây công ty DAWOO Việt Nam đã chuyển
giao 101 xe buýt BC212MA cho tổng công ty vận tải Hà Nội.
- Kiểu dáng công nghiệp: Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản
phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố
này. Hình dáng bên ngoài của sản phẩm là phần bên ngoài của sản phẩm mà có thể
nhìn thấy được.
II.3. Chuyển nhượng kèm theo bí quyết kinh doanh (franchising)
Nhượng quyền thương mại khởi nguồn từ Mỹ và các nước phát triển cách đây 150
năm. Với những ưu điểm nổi trội, hình thức kinh doanh này đã phát triển một cách hết
sức nhanh chóng. Tính đến nay, trên thế giới đã có tới hơn 5000 hệ thống nhượng quyền
với hành triệu cơ sở kinh doanh đang hoạt động. Chỉ riêng ở Mỹ, hoạt động nhượng
quyền đã chiếm tới 40% tổng mức bán lẻ, thu hút được hơn 8 triệu lao động và bình quân
cứ 12 phút lại có 1 franchising mới ra đời.
2.3.1. Khái niệm
Franchising - nhượng quyền thương mại (NQTM) hay còn gọi là nhượng quyền kinh
doanh là một hình thức kinh doanh đặc biệt đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng và
rất thành công. Có nhiều định nghĩa về Franchising trên thế giới:
Theo Hiệp hội nhượng quyền kinh doanh Quốc tế (The International Franchise
Association), hiệp hội lớn nhất nước Mỹ và thế giới đã định nghĩa nhượng quyền kinh
doanh như sau: “Nhượng quyền kinh doanh là mối quan hệ theo hợp đồng, giữa bên giao
và bên nhận quyền, theo đó bên giao đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới
doanh nghiệp của bên nhận trên các khía cạnh như: bí quyết kinh doanh (know-how),
đào tạo nhân viên; bên nhận hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa, phương thức, phương
15
Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan
pháp kinh doanh do bên giao sở hữu hoặc kiểm soát; và bên nhận đang, hoặc sẽ tiến
hành đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn lực của mình”.
2.3.2. Các loại hình nhượng quyền thương mại
Trên thế giới hiện nay tồn tại 4 hình thức Franchising:
Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện
Là mô hình được cấu trúc chặt chẽ và hoàn chỉnh nhất trong các mô hình nhượng
quyền, thể hiện mức độ hợp tác và cam kết cao nhất giữa các bên, có thời hạn hợp đồng
từ trung hạn (5 năm) đến dài hạn (20 hay 30 năm). Bên nhượng quyền chia sẻ và chuyển
nhượng ít nhất 4 loại “sản phẩm” cơ bản, bao gồm:
- Hệ thống: chiến lược, mô hình, quy trình vận hành được chuẩn hóa, chính sách quản lý,
cẩm nang điều hành, huấn luyện, tư vấn và hỗ trợ khai trương, kiểm soát, hỗ trợ tiếp thị,
quảng cáo
- Bí quyết công nghệ sản xuất, kinh doanh
- Hệ thống thương hiệu
- Sản phẩm, dịch vụ
Bên nhận quyền có trách nhiệm thanh toán cho bên nhượng quyền hai khoản phí cơ bản
là: phí nhượng quyền ban đầu (up-front fee) và phí hoạt động (royalty fee), thường được
tính theo doanh số bán định kỳ. Ngoài ra bên nhượng quyền có thể thu thêm các khoản
chi phí khác như chi phí thiết kế và trang trí cửa hàng, mua trang thiết bị, chi phí tiếp thị,
quảng cáo, các khoản chênh lệch do mua nguyên vật liệu, chi phí tư vấn…
Điển hình cho loại hình nhượng quyền này là hoạt động nhượng quyền của chuỗi thức ăn
nhanh KFC, Subway, McDonald’s, Starbucks, hoặc Phở 24.
Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện
Việc chuyển nhượng một số yếu tố nhất định của mô hình nhượng quyền hoàn chỉnh
theo nguyên tắc quản lý “lỏng lẻo” hơn, bao gồm các trường hợp phổ biến như sau:
- Nhượng quyền phân phối sản phẩm, dịch vụ (product distribution franchise) như sơ mi
cao cấp Pierre Cardin cho An Phước, Foci, chuỗi cà phê Trung Nguyên…
16
Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan
- Nhượng quyền công thức sản xuất sản phẩm và tiếp thị (marketing franchise) như
CocaCola.
- Nhượng quyền thương hiệu (brand franchise/trademark license) như Crysler nhượng
quyền sử dụng thương hiệu Jeep và Pepsi cho sản phẩm thời trang may mặc ở châu Á;
nhượng quyền thương hiệu Hallmark (sản phẩm chính là thiệp) để sản xuất các sản phẩm
gia dụng như ra giường, nệm gối; nhượng quyền sử dụng các biểu tượng và hình ảnh của
Disney trên các sản phẩm đồ chơi.
- Nhượng quyền “lỏng lẻo” theo kiểu các nhóm dùng chung tên thương hiệu (banner
grouping hoặc voluntary chains), thường hay gặp ở các công ty cung cấp dịch vụ chuyên
nghiệp (professional service) hoặc loại tư vấn kinh doanh, tư vấn pháp lý như KPMG,
Ernst&Young, Grant Thornton…
Nhìn chung đối với mô hình nhượng quyền không toàn diện này, bên nhượng quyền là
chủ thể sở hữu thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ thường không nỗ lực kiểm soát chặt chẽ
hoạt động của bên nhận quyền và thu nhập của bên nhượng quyền chủ yếu từ việc bán
sản phẩm hay dịch vụ. Bên nhượng quyền thường có ý định mở rộng nhanh chóng hệ
thống phân phối nhằm gia tăng độ bao phủ thị trường, doanh thu và đi trước đối thủ như
trường hợp cà phê Trung Nguyên hoặc G7-Mart. Đặc biệt, nhượng quyền thương hiệu
(brand licensing) trở thành ngành kinh doanh hấp dẫn và mang lại nhiều lợi nhuận to lớn
cho bên nhượng quyền với tư cách là chủ thể sở hữu thương hiệu mạnh (như Pepsi) và
bên nhận quyền khi tiếp nhận và kinh doanh sản phẩm gắn liền với thương hiệu đó
(trường hợp thời trang Pepsi không có liên hệ gì với sản phẩm “lõi” nước giải khát Pepsi
mang cùng thương hiệu) nhờ sử dụng lợi thế giá trị tài sản thương hiệu đã được phát triển
qua nhiều năm.
Nhượng quyền có tham gia quản lý
Hình thức nhượng quyền phổ biến hay gặp ở các chuỗi khách sạn lớn như Holiday Inc,
Marriott, trong đó bên nhượng quyền hỗ trọ cung cấp người quản lý và điều hành doanh
nghiệp ngoài việc chuyển nhượng sở hữu thương hiệu và mô hình, công thức kinh doanh.
Nhượng quyền tham gia đầu tư vốn
17
Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan
Người nhượng quyền tham gia vốn đầu tư với tỉ lệ nhỏ dưới dạng liên doanh, như
trường hợp của Five Star Chicken (Mỹ) ở Việt Nam để trực tiếp tham gia kiểm soát hệ
thống. Bên nhượng quyền có thể tham gia HĐQT công ty mặc dù vốn tham gia đóng góp
chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ.
Tùy theo năng lực quản lý, sức mạnh thương hiệu, đặc trưng ngành hàng, cạnh tranh
thị trường, bên nhượng quyền sẽ cân nhắc thêm ba yếu tố quan trọng sau khi lựa chọn mô
hình franchise phù hợp cho doanh nghiệp mình. Đó là mức độ kiểm soát hệ thống, chi phí
phát triển hệ thống và mức độ bao phủ thị trường. Những yếu tố này cũng bao phủ đến
chiến lược franchise và cách lựa chọn các cấu trúc franchise phù hợp khi ký kết hợp đồng
như: franchise một hoặc nhiều đơn vị (single/multiple-unit franchise), đại diện
(franchise) toàn quyền (master franchise), franchise phụ trách phát triển khu vực (area
development) hay đại diện franchise (representative franchise), đặc biệt khi công ty mở
rộng thị trường mới hay định hướng xuất khẩu.
2.4. Dự án trao tay (Turnkey project)
Với dự án này, bên nhận đồng ý thực hiện mỗi chi tiết của dự án cho khách hàng nước
ngoài, bao gồm cả đào tạo nhân viên vận hành. Một hợp đồng trọn gói, khách hàng dự
“chìa khóa” vận hành nhà máy đã sắn sang hoạt động – vì vậy gọi là chuyển giao chìa
khóa (turnkey).
Đây là một phương tiện cuất khẩu quy trình công nghệ sang nước khác. Dự án trao tay
thông dụng nhất là trong ngành công nghiệp hóa chất, dược phẩm, lọc dầu và luyện kim.
Tất cả đều sử dụng những công nghệ phức tạp và đắt tiền.
Ưu điểm
Yêu cầu bí quyết lắp ráp và vận hành qui trình công nghệ phức tạp, như là lọc dầu,
luyện kim, là tài sản có giá trị. Dự án trao tay là cách tạo thu nhập kinh tế lớn từ tài sản.
Chiến lược này đặc biệt sử dụng trong trường hợp FDI bị giới hạn bởi luật lệ của chính
phủ.Ví dụ, chính phủ của nhiều quốc gia dầu lửa đã xây dựng công nghiệp lọc
dầu của chính họ, như là một bước hướng về mục tiêu, giới hạn FDI trong lĩnh vực khai
18
Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan
thác và lọc dầu của họ. Chiến lược chìa khóa trao tay cũng ít rủi ro hơn so với
FDI.
Nhược điểm: Có ba nhược điểm tương ứng với chiến lược trao tay.
Thứ nhất, công ty tham gia vào hình thức này phải đối mặt với sự không có sự
xuất hiện trên thị trường một cách dài hạn. Một cách để tránh là giữ một tỷ lệ
cổ phần nhỏ trong dự án được thựchiện bằng dự án trao tay này.
Thứ hai, công ty mà tham gia vào dự án này với công ty nước ngoài có thể tạo ra đối thủ
cạnh tranh. Ví dụ: nhiều công ty phương Tây đã bán công nghệ lọc dầu cho những công
ty ở Saudi Arabia, Kuwait và những quốc gia vùng vịnh khác bây giờ họ lại phải cạnh
tranh với những công ty này trên thị trường dầu thế giới.
Thứ ba, nếu qui trình công nghệ của công ty là nguồn lợi thế cạnh tranh, rồi bán những
công nghệ này thông qua dự án trao tay thì cũng bán lợi thế cạnh tranh cho đối thủ
cạnh tranh tiềm năng hoặc thực tế.
2.5. Liên doanh
Việc tham gia liên doanh với một hoặc một số đối tác nội địa có thể coi là một hình
thức mở rộng hơn cả các hoạt động xuất khẩu và cấp phép khi thâm nhập vào một thị
trường nước ngoài. Ưu điểm của lựa chọn này là việc chia sẻ rủi ro giữa các đối tác, cung
như tăng cường khả năng kết nối các công tác mang tính hiệu quả dây chuyền lại với
nhau, ví dụ như giữa việc nâng cao năng lực marketing quốc tế và hoạt động sản xuất.
Tuy nhiên khi lựa chọn phương thức này, một công ty cần có sự hiểu biết sâu sắc về thị
trường nội địa, hệ thống phân phối sản phẩm và có khả năng tiếp cận với các nguồn nhân
công và nhiên nguyên liệu giá rẻ. Còn đối với các công ty trong nước nen tham gia liên
doanh đối với các đối tác nước ngoài để nắm giữ các bí quyết về công nghệ, sản xuất và
ứng dụng. Hay các công ty thiếu vốn cũng có thể liên doanh với nhau để cũng tài trợ cho
một dự án. Cuối cùng hình thức liên doanh có thể là phương thức duy nhất để thâm nhập
vào thị trường của một quốc gia, nếu như chính phủ của đất nước đó đưa ra các luật lệ
nhằm bảo vệ các công ty trong nước, ngăn cấm sự kiểm soát của các công ty nước ngoài,
song lại cho phép liên doanh.
19
Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan
Một liên doanh có thể được sử dụng như một nguồn cung ứng sản phẩm cho một nước
thứ ba. Tuy nhiên, điều này cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra các quyết định
cuối cùng.
Một trong các lý do thường dẫn đến sự tan vỡ của các liên doanh, đó là sự bất đồng về
thị trường ở các nước thứ ba, nơi mà các đối tác phải đối mặt với nhau như những đối thủ
cạnh tranh thực sự hay tiềm ẩn. Để tránh tình trạng này vấn đề cốt lõi là phải hoạch định
được một kế hoạch để xâm nhập dần vào thị trường của các nước thứ ba và điều này phải
được coi là một phần trong thoả thuận liên doanh.
Những bất lợi đối với việc tham gia liên doanh là khá lớn. Song bất lợi chủ yếu đối với
hình thức mở rộng thị trường này là chi phí quá cao của việc quản lý và phối hợp hoạt
động cùng đối tác. Và cũng như đã đề cập ở phần trước, như trong trường hợp cấp giấy
phép, một đối tác liên doanh cũng có thể trở thành một đối thủ cạnh tranh rất mạnh. Bên
cạnh đó những sự khác biệt về văn hoá hay cách thức quản lý và thái độ ứng xử của các
bên cũng có thể là những thách thức khó vượt qua đối với cả hai bên.
Tuy nhiên vấn đề lớn nhất là sự khác biệt trong tổng chi phí bỏ ra không tương xứng với
các khoản lợi nhuận thu được cũng như các rủi ro phải gánh chịu, khi thành lập và đưa
liên doanh đi vào sản xuất. Một lý do khác là do giá cả lao động rẻ đã làm tăng cầu lao
động, do vậy lại dẫn đến sức ép nhằm nâng cao chi phí tiền lương và do đó ưu điểm ban
đầu của các liên doanh đã dần bị xói mòn.
2.6. Đầu tư trực tiếp
Một trong những hình thức được áp dụng rộng rãi khi tham gia vào thị trường thế giới
là việc tiến hành đầu tư 100% vốn của các công ty nước ngoài. Điều này có thể được thực
hiện thông qua việc đầu tư mới (Greenfield Investment) hay thôn tính (mua lại và sáp
nhập - M&A) các công ty. Tuy nhiên hình thức này thường đòi hỏi những cam kết chặt
chẽ nhất về các nỗ lực đầu tư vốn cũng như quản lý, chính vì vậy nó có thể đưa ra các
điều kiện đầy đủ nhất khi tham gia vào một thị trường mới. Các công ty có thể thay đổi
sự lựa chọn các chiến lược của mình từ việc cấp phép hay tham gia liên doanh, song
chiến lược đầu tư trực tiếp thường có tốc độ bành trướng thị trường nhanh hơn, kiểm soát
và thu lợi nhuận được nhiều hơn.
20
Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan
Một sự mở rộng thị trường trực tiếp trên quy mô lớn có thể tốn rất nhiều chi phí, cung
như đòi hỏi rất nhiều thời gian quản lý và công sức. Để thay thế chiến lược này, việc thôn
tính các công ty là một sự lựa chọn có thể được thức hiện hết sức nhanh chóng và tốn ít
chi phí hơn khi tiến hành thâm nhập lại các ưu thế phụ như tránh các xung đột và các vấn
đề khác việc thôn tính các công ty lại có những đòi hỏi và thách thức riêng đối với sự hội
nhập của các công ty bị thôn tính, để từ đó hình thành nên một hệ thống tổ chức có phạm
vi toàn cầu cũng như đảm bảo sự phối hợp hoạt động giữa chúng.
Quyết định đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức mở rộng hay thôn tính đôi khi mâu
thuẫn với các mục tiêu lợi nhuận ngắn hạn. Song bất chấp các thách thức đó, nhiều công
ty hiện nay ngày càng có xu hướng đầu tư ra nước ngoài.
Việc đầu tư 100% vốn cũng có một số ưu điểm giống như trong trường hợp tham gia
liên doanh, như tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, tránh các hàng rào quan thuế và
hạn ngạch, chuyển giao các kinh nghiệm và công nghệ sản xuất. Việc thành lập công ty
con sở hữu hoàn toàn sẽ làm giảm thiểu rủi ro gắn liền với việc mất khả năng tập kiểm
soát và giám sát công nghệ. Hơn nữa, nó tạo ra cho công ty một kiểu kiểm soát chặt chẽ
các hoạt động ở các thị trường khác nhau và do đó, nâng cao khả năng phối hợp toàn cầu,
thực hiện lợi thế qui mô, lợi thế vị trí và tác động kinh nghiệm cũng như hỗ trợ cạnh
tranh giữa các thị trường.
Tuy nhiên, đầu tư trực tiếp thường là phương thức tốn kém nhất để phục vụ thị trường
nước ngoài. Công ty mẹ phải chịu toàn bộ chi phí và rủi ro của việc thành lập các nhà
máy ở nước ngoài. Có 2 loại rủi ro: rủi ro kinh tế vĩ mô và rủi to kinh tế vi mô. Loại thứ
nhất ít gặp hơn nhưng nếu có, nó liên quan đến tất cả các công ty. Đó là những vấn đề
kinh tế và chính trị ảnh hưởng đến một nước và là mối đe doạ đối với các khoản tiền đầu
tư đã bỏ ra. Chúng có nguồn gốc là những sự kiện chính trị hay quân sự, hoặc một sự bất
ổn định về tài chính và được thể hiện bởi sự trưng dụng hay quốc hữu hoá, hoặc hạn chế
tự do chuyển vốn, lao động… Những rủi ro kinh tế vĩ mô là mối đe doạ to lớn đối với
doanh lợi đầu tư và thu nhập bằng tiền hơn là đối với việc thu hồi vốn bỏ ra. Đó có thể là
những quy định của chính phủ nước sở tại về thuế hay những điều chỉnh, hạn chế tự do
hoạt động của công ty.
21
Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan
Các hoạt động: xuất khẩu, cấp phép, tham gia liên doanh, hay đầu tư trực tiếp, trên
thực tế được coi như những kết cấu đồng nhất trong việc lựa chọn các chiến lược nhằm
thâm nhập và mở rộng các thị trường. Điều này dẫn đến rất nhiều khả năng kết hợp của 4
sự lựa chọn này.
3. M&A - Mergers and Acquisitions – Mua lại và Sáp nhập – Chiến lược thâm
nhập thị trường chính của các TNCs
Như đã nói ở trên, các công ty đa quốc gia có thể thực hiện chiến lược đầu tư trực tiếp
thông qua việc đầu tư mới hoặc qua các thương vụ M&A. Tuy nhiên, với tình hình kinh
tế thế giới phát triển như hiện nay, M&A đang đóng vai trò chính trong các hoạt động đầu
tư quốc tế.
Những nghiên cứu coi M&A như một hình thức gia nhập thị trường nước ngoài có thể kể
đến là nghiên cứu của Anderson (1997), Brouthers & Brouther (2000), Harzing (2002),
Kogut và Singh (1998).
Dưới đây là những lí do cho thấy M&A ngày càng được các công ty đa quốc gia trên thế
giới ưa chuộng:
- Gi mả chi phí gia nh p th tr ngậ ị ườ
Ở nh ngữ thị tr ngườ có sự i uđề ti tế m nhạ c aủ chính ph ,ủ vi cệ gia nh pậ thị
tr ngườ òiđ h iỏ doanh nghi pệ ph iả ápđ ngứ nhi uề i uđề ki nệ kh tắ khe, ho cặ chỉ thu nậ
l iợ trong m tộ giai o nđ ạ nh tấ nh,đị thì nh ngữ công ty nđế sau chỉ có thể gia nh pậ thị
tr ngườ óđ thông qua thâu tóm nh ngữ công ty ãđ ho tạ ngđộ trên thị tr ng.ườ
- Chi mế h u tri th c & tài s n conữ ứ ả ng iườ
Để ti pế c nậ và có cđượ m tộ iđộ ngũ “nhân công có tri th c”ứ v iớ nh ngữ b nả quy n,ề sang
ch ,ế nhi uề doanh nghi p,ệ cđặ bi tệ trong l nhĩ v cự công nghệ luôn tìm cách theo u iđ ổ
M&A
22
Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan
- Gi mả b t i th c nhớ đố ủ ạ tranh trên thị tr ngườ
Ch cắ ch nắ số l ngượ iđố thủ sẽ gi mả iđ khi có m tộ vụ sáp nh pậ gi aữ các công ty v n là iố đố
th c a nhau trên th tr ng.ủ ủ ị ườ
- Gi mả thi u chi phí & nâng caoể hi u quệ ả
Thông qua M&A các công ty có thể t ngă c ngườ hi uệ quả kinh tế nhờ quy mô
khi nhân ôiđ thị ph n,ầ gi mả chi phí cố nhđị (nhà x ng),ưở chi phí nhân công, phân
ph i.ố Các doanh nghi pệ còn có thể bổ sung cho nhau về ngu nồ l cự ( uđầ vào) và các
thế m nhạ khác c aủ nhau như th ngươ hi u,ệ thông tin, bí quy t,ế dây chuy nề công
ngh ,ệ cơ sở khách hàng, hay t nậ d ngụ nh ngữ tài s nả mà m iỗ công ty ch aư sử d ng h t giáụ ế
tr .ị
- aĐ d ngạ hóa và bành tr ng thướ ị tr ngườ
FPT là m tộ ví d .ụ Từ m tộ doanh nghi pệ thành công trong l nhĩ v cự công nghệ
thông tin, FPT hi nệ ãđ mở r ngộ sang các l nhĩ v cự khác như truy nề thông, giáo d c, ào ụ đ
t o, phân ph i, ch ng khoán, ngân hàng…ạ ố ứ
- aĐ d ngạ hóa s n ph mả ẩ và chi n l c th ng hi uế ượ ươ ệ
Unilever là m tộ ví dụ i nđể hình về sử d ngụ chi nế l cượ M&A để ađ d ngạ hóa
và phát tri nể th ngươ hi u.ệ Uniliver sở h uữ r tấ nhi uề th ngươ hi uệ n iổ ti ngế trong m tộ
số l nhĩ v cự như Lipton và Slim Fast (th cự ph mẩ và đồ u ng);ố Axe, Dove, Lifebuoy,
Lux, Pond’s, Rexona, Close-up, Sunsilk và Vaseline; Comfort, Omo, Radiant,
Sunlight, Surf (qu nầ áo và đồ v tậ d ng)…ụ T pậ oànđ này ãđ ph iả tr iả qua nhi uề n mă
23
Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan
để sở h uữ nhi uề th ngươ hi uệ như th .ế N mă 1972, t pậ oànđ mua l iạ chu iỗ nhà hàng
A&W ở Canada. N mă 1984, hãng mua l iạ th ngươ hi uệ Brooke Bond c aủ nhà s nả
xu tấ trà PG Tips. N mă 1987, Unilever âuđ tư vào thị tr ngườ ch mă sóc da b ngằ vi cệ
mua l iạ Chesebrough-Ponds. Hai n mă sau, Unilever ti pế t cụ mua l iạ mỹ ph mẩ
Calvin Klein, Fabergé và Elizabeth Arden. N mă 1996, Unilever mua Công ty
Helene Curtis Industries để t ngă c ngườ s cứ m nhạ c aủ mình trong thị tr ngườ d uầ g iộ
u. N mđầ ă 2000, Unilever thâu tóm Công ty Best Foods c aủ Mỹ để tham gia vào l nhĩ
v c th c ph mự ự ẩ và ngđồ th i yờ đẩ m nh ho t ng trong khu v c B cạ ạ độ ự ắ M .ỹ
Nh ng th ng v M&A ình ám trên th gi iữ ươ ụ đ đ ế ớ
Hàng loạt các vụ mua bán sáp nhập diễn ra trên khắp thế giới, khắp các ngành nghề, khắp
các công ty, tập đoàn cả trong và ngoài nước. Điểm lại một số thương vụ M&A nổi tiếng
trên thế giới để thấy rằng, thâu tóm và sáp nhập không chỉ là cách triệt hạ nhau mà còn là
cách để “nương nhau cùng vượt lũ” trong bối cảnh đầy khó khăn của thị trường.
Những thương vụ Sáp nhập và Mua lại (M& A) trong khối tài chính ngân hàng
Xem xét các lĩnh vực thực hiện sáp nhập và mua lại (M&A), có thể nói ngân hàng là
ngành có hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) diễn ra sôi động nhất. Đầu tiên phải kể
đến hai đại gia ngân hàng, ABN Amro của Hà Lan và Barclays PLC của Anh. Hai đại gia
này đã chính thức sáp nhập với nhau với trị giá hơn 91 tỷ USD. Đây được coi là thương
vụ sáp nhập lớn chưa từng thấy trong lịch sử ngành ngân hàng châu Âu nói riêng và trong
ngành công nghiệp tài chính toàn cầu nói chung. Theo thoả thuận sáp nhập này, tập đoàn
mới có tên gọi Barclays PLC, có đặt trụ sở chính đặt tại Amsterdam (Hà Lan) có khoảng
47 triệu khách hàng trên toàn cầu với ban điều hành mới gồm 10 thành viên từ Barclays
và 9 thành viên từ ABN Amro. Điều này cũng có nghĩa Barclays sáp nhập với ABN Amro
sẽ tạo ra một trong những tập đoàn ngân hàng lớn nhất thế giới tính theo số vốn thị
24
Tiểu luận Tài chính – Tiền tệ GVHD: T.S. Nguyễn Thị Lan
trường. Không dừng lại ở đó, ngân hàng ABN Amro còn tiếp tục sáp nhập với Liên minh
Ngân hàng Hoàng gia Scotland RBS, Stantander của Tây Ban Nha và Fortis của Bỉ - Hà
Lan. Thương vụ này có tổng giá trị 101 tỷ USD. Tiếp đến là Unicredit SPA - một ngân
hàng nổi tiếng bậc nhất của Italia đã mua lại các ngân hàng Societe Generale SA và
Capitalia SpA gây xôn xao dư luận.
Tại khối ngành ngân hàng Mỹ, tham vọng đứng đầu ngành ngân hàng nội địa của Mỹ là
động lực khiến Bank of America mua lại Merrill Lynch với giá 50 tỷ USD. Cuộc sáp
nhập này đã cho ra đời tập đoàn tài chính hùng mạnh nhất thế giới. Theo đó, Bank of
America đã trở thành ngân hàng thương mại lớn nhất tại Mỹ tính theo lượng tiền gửi và
lượng vốn hóa thị trường và là ngân hàng thành viên thuộc tập đoàn bảo hiểm tiền gửi
Mỹ (FDIC). Qua đây, Bank of America thu tới 90% lợi nhuận từ thị trường nội địa nước
Mỹ. Mục tiêu của ngân hàng là luôn đứng đầu tại ngành ngân hàng nội địa Mỹ và ngân
hàng này đã làm được điều đó thông qua hàng loạt thương vụ thâu tóm trong đó có việc
mua lại chi nhánh ngân hàng ABN Amro tại Bắc Mỹ và tập đoàn ngân hàng tài chính
Lasalle với trị giá 21 tỷ đô la Mỹ, mua lại đại gia thẻ tín dụng MBNA với giá 35 tỷ. Có
thể coi đây là thương vụ mua lại Merril Lynch có tính lịch sử trên thị trường tài chính Mỹ
trong bối cảnh kinh tế nước này đang đối mặt với rất nhiều khó khăn như hiện nay
Bên cạnh đại gia Bank of America, thương vụ mua lại nổi tiếng trong giới ngân hàng
trong thời gian gần đây phải kể đến thương vụ mua lại của Wells-Fargo với ngân hàng
Wachovia với giá trị 15,1 tỷ đô la Mỹ. Sau khi vượt qua được đối thủ Citigroup trong
thương vụ cạnh tranh mua lại Wachovia, Wells Fargo đã nâng tầm của mình lên ngang
hàng với các đối thủ ngân hàng lớn khác tại Mỹ như JP Morgan Chase và Bank of
America. Theo đó, ngân hàng này sẽ có tài sản 1.420 tỷ đô la và trở thành ngân hàng lớn
thứ ba của Mỹ.
Tiếp theo phải kể đến thương vụ sáp nhập thành công trong ngành ngân hàng Nhật Bản
khi Mitsubishi UFJ Financial group là kết quả của sự sáp nhập giữa hai ngân hàng UFJ
Holding và Mitsubishi Tokyo Financial group. Đại ngân hàng này đã chính thức được
thành lập và đi vào hoạt động vào 01/10/2005. Mitsubishi UFJ Financial group giờ đã trở
25