Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Quản lý du lịch tại các bãi biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.49 KB, 24 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Trước yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, cùng với
sự phát triển của nền kinh tế thị trường và sự tồn tại của nhiều thành
phần kinh tế. Khi mối quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới là hòa
bình ổn định và hợp tác trong việc phát triển kinh tế, đặc biệt là thương
mại thì ngành du lịch biển đang có những bước phát triển mạnh mẽ và
ngày càng khẳng định vị trí quan trọng của mình trong cơ cấu kinh
tế chung. Trong kinh doanh thương mại và dịch vụ, cũng như các lĩnh
vực của ngành du lịch thì du lịch biển là một trong những ngành đặc
trưng mang lại nguồn lợi lớn. Là một ngành sản xuất vô hình phi vật
chất nhưng lại thu hút nhiều lợi nhuận cao, đóng góp nguồn ngân sách
lớn trong tổng thu nhập quốc gia. Với những lợi thế vốn có, năm 2005,
biển Đà Nẵng vinh dự được tạp chí Forbes của Mỹ bầu chọn là một
trong sáu bãi biển quyến rũ nhất hành tinh. Đà Nẵng đã và đang định
hướng là một trung tâm dịch vụ, du lịch của miền Trung, của cả nước
và xa hơn nữa là khu vực, quốc tế. Hàng loạt khu du lịch đã và đang
được xây dựng, hài hòa với thiên nhiên nhưng cũng không kém phần
hiện đại.
Với tiềm năng và lợi thế vốn có để phát triển du lịch biển,
nhưng hiện nay du lịch biển ở Đà Nẵng vẫn chưa phát huy được lợi thế
để thu hút khách du lịch, chưa phát triển đúng với tiềm năng của mình.
Để du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn” thì quản lý
nhà nước về du lịch đóng vai trò rất quan trọng, thông qua đó định
hướng cho du lịch phát triển về mọi mặt với mục tiêu khai thác tối đa
lợi thế nhằm đem lại lợi nhuận, đóng góp cho nền kinh tế cả nước nói
chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng.
Sự phát triển và đóng góp của công tác quản lý nhà nước về du
1
lịch trong việc phát triển du lịch biển Đà Nẵng trong thời gian qua là rất
quan trọng. Tuy nhiên, trong tiến trình đổi mới, trước những thách thức


và biến đổi sâu sắc cả trong và ngoài nước thì du lịch biển tại thành phố
Đà Nẵng đang đứng trước những thời cơ cũng những thách thức to lớn
trong việc phát triển.
Công tác quản lý nhà nước về du lịch phải không ngừng hoàn
thiện đế đáp ứng yêu cầu, điều kiện mới. Xuất phát từ thực tế trên, tôi
quyết định chọn đề tài “Quản lý nhà nước về du lịch tại các bãi biển
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” làm đề tài luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Đầu năm 2010, biển Đà Nẵng mới thực sự được đánh thức sau
khi UBND thành phố đồng ý phê duyệt Đề án Quản lý và Khai thác
các bãi biển du lịch Đà Nẵng (gọi tắt là Đề án 1584) với tổng kinh phí
gần 4,6 tỷ đồng; tiếp theo thành công của Đề án 1584, năm 2011
UBND thành phố phê duyệt Đề án quản lý và khai thác các bãi biển du
lịch tuyến đường Nguyễn Tất Thành. Tuy nhiên, 2 đề án chỉ mới tập
trung làm tốt công tác cứu hộ, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, giữ
gìn cảnh quan; giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo vệ và khai thác để
xây dựng bãi biển du lịch Đà Nẵng an toàn, văn minh.
Việc điều tra, khảo sát để từng bước thực hiện các hạng mục
của đề án cũng nêu ra nhiều thiếu sót, hạn chế về tiện ích công cộng và
dịch vụ du lịch bãi biển mà Đà Nẵng đang mắc phải. Đó là phương tiện
cứu hộ còn thô sơ, chưa đồng bộ, tình trạng bán hàng rong, ốc hút, vui
chơi thể thao không đúng quy định vẫn còn diễn ra. Chưa kể, rác thải
tràn lan trên bãi biển mỗi buổi sáng do không thu gom kịp gây phản
cảm với nhiều du khách. Công tác an ninh trật tự chỉ dừng lại ở việc
kiểm tra, nhắc nhở nên chưa xử lý triệt để các hành vi vi phạm…
Vì vậy, phạm vi đề tài luận văn này sẽ tập trung khắc phục
2
những mặt hạn chế còn tồn tại trong quản lý du lịch tại các bãi biển
hiện nay, đặc biệt là cơ chế quản lý nhằm thúc đẩy mảng khai thác,
phát triển dịch vụ, tiện ích.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích: Làm rõ cơ sở lý luận, thực trạng quản lý du lịch
tại cá c bãi biển, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công
tác quản lý nhà nước về du lịch tại các bãi biển trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng.
- Nhiệm vụ:
+ Làm rõ cơ sở lý luận về quản lý du lịch tại các bãi biển trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý;
+ Đề ra định hướng và các giải pháp hoàn thiện công tác
quản lý nhà nước về du lịch tại các bãi biển trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng đến năm 2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề lý luận về quản lý du
lịch biển; thực trạng quản lý nhà nước về du lịch tại các bãi biển trên
địa bàn thành phố.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Thời gian: giai đoạn 2010 – 2014; giải pháp, kiến nghị đến
năm 2020.
+ Không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng quản
lý du lịch tại các bãi biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận
văn
- Phương pháp luận: Theo đường lối, chủ trương, chính sách
của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
3
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp
thống kê, tổng hợp và phân tích, đối chiếu, so sánh, khảo sát kinh
nghiệm thực tế để phân tích thực trạng và qua đó đưa ra các giải
pháp hoàn thiện phù hợp.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Về mặt lý luận, luận văn đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ
được một số khái niệm cơ bản về du lịch, du lịch biển, vai trò hoạt
động du lịch biển đối với phát triển kinh tế - xã hội, các nhân tố ảnh
hưởng đến sự phát triển du lịch biển, nội dung và tiêu chí phát triển du
lịch biển.
- Về mặt nghiên cứu thực tiễn, thông qua việc phân tích cụ thể
tiềm năng và thực trạng quản lý du lịch tại các bãi biển trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010 - 2014, luận văn đã rút ra những
kết quả đạt được và những hạn chế, tồn tại trong quá trình thực hiện,
từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu qủa công tác quản lý nhà
nước về du lịch để khai thác du lịch biển Đà Nẵng tương xứng với
tiềm năng vốn có trong thời gian đến.
7. Kết cấu của luận văn
Nội dung nghiên cứu gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước và vai trò của
quản lý nhà nước về du lịch tại các bãi biển trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng.
- Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch tại các
bãi biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý nhà nước về du lịch tại các bãi biển trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng.
4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ VAI TRÒ
CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TẠI CÁC BÃI
BIỂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
1.1. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH VA DU LỊCH BIỂN
1.1.1. Vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu
sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Bản chất ấy của
du lịch đã xác định được vị trí vai trò của du lịch trong phát triển kinh
tế xã hội.
1.1.2. Các loại hình du lịch
1.1.2.1. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ chuyến đi
- Du lịch quốc tế (international tourism): Là loại hình du lịch
mà ở đó khách du lịch xuất phát từ một quốc gia và đi du lịch đến một
quốc gia khác. Hay nói cách khác đây là loại hình du lịch mà điểm
xuất phát và điểm đến của khách du lịch nằm trên lãnh thổ của các
quốc gia khác nhau.
- Du lịch nội địa (domestic tourism): Là loại hình du lịch mà ở
đó công dân hoặc người đang sinh sống tại một quốc gia đi du lịch
trong lãnh thổ quốc gia đó. Nói cách khác trong loại hình du lịch này,
điểm xuất phát và điểm đến của khách du lịch nằm trên cùng lãnh thổ
của một quốc gia.
1.1.2.2. Căn cứ vào mục đích chuyến đi
Căn cứ vào những mục đích đi du lịch của khách, có thể chia
hoạt động du lịch thành hai loại hình như sau:
Du lịch thuần túy: Là loại hình du lịch mà khách du lịch đi với
mục đích thuần túy là để giải trí, nghỉ dưỡng, tham quan, tìm hiểu,
khám phá.
5
Du lịch kết hợp: Là loại hình du lịch mà mục đích chính của
khách đi là để thỏa mãn một nhu cầu khác, nhưng có kết hợp để thỏa
mãn nhu cầu du lịch trong chuyến đi đó.
1.1.2.3. Căn cứ vào thời gian của chuyến đi
Du lịch ngắn ngày: Là loại hình du lịch mà ở đó khách du lịch
đi du lịch trong khoảng thời gian tương đối ngắn (thường là dưới 2
tuần), chẳng hạn như khách tham gia các chương trình du lịch nửa

ngày, hay một ngày (thường dành cho khách du lịch công vụ hoặc
những điểm du lịch nhỏ), các chương trình du lịch cuối tuần (weekend
holiday)
Du lịch dài ngày: Là loại hình du lịch mà ở đó khách du lịch
có thể tham gia những chuyến du lịch tương đối dài ngày (thường là
trên 2 tuần), có thể lên tới một tháng, với lịch trình có nhiều điểm du
lịch trên một phạm vi rộng.
1.1.2.4. Một số loại hình du lịch khác
- Du lịch sinh thái
- Du lịch cộng đồng
- Du lịch vũ trụ
- Du lịch tàu biển
- Du lịch MICE
- Du lịch tâm linh
1.1.3. Du lịch biển
1.1.3.1. Khái niệm du lịch, du lịch biển
- Du lịch: Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt
động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch
vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại lưu
trú, ăn uống, tham quan giải trí, tìm hiểu và nhu cầu khác của khách
du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội
6
thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp
- Du lịch biển là hoạt động du lịch được tổ chức phát triển trên
lãnh thổ vùng ven biển và vùng biển ven bờ (bao gồm cả các đảo ven
bờ).
1.1.3.2. Các loại hình du lịch biển
Bao gồm du lịch ngắm xem (bằng du thuyền và lặn), du
ngoạn, nghỉ dưỡng, tắm biển, văn hóa biển, khoa học biển, du
lịch hang động, du lịch sinh thái gắn với các khu bảo tồn biển, đảo; du

lịch thể thao biển (còn chưa phát triển nhiều) và các loại hình du
lịch picnic,
1.1.3.3. Điều kiện để phát triển du lịch
- Điều kiện chung:
+ Điều kiện an ninh, chính trị - an toàn xã hội: là một trong
những điều kiện bắt buộc phải có và vô cùng quan trọng để các quốc
gia, các vùng, địa phương có thể phát triển du lịch.
+ Điều kiện kinh tế: Du lịch phát triển đóng góp vào sự phát
triển kinh tế nói chung, ngược lại, nền kinh tế chung phát triển lại là
điều kiện quan trọng đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành
du lịch.
+ Điều kiện về chính sách phát triển du lịch: Chính sách phát
triển du lịch quốc gia có vai trò như “kim chỉ nam” dẫn đường cho
hoạt động phát triển du lịch của một quốc gia và các địa phương trong
một giai đoạn nhất định.
+ Các điều kiện chung khác: Khả năng thanh toán của khách
du lịch tiềm năng; thời gian rỗi; trình độ dân trí.
- Điều kiện đặc trưng:
+ Điều kiện về tài nguyên du lịch: Tài nguyên du lịch là cảnh
quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình
7
lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể
được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình
thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.
+ Điều kiện sẵn sàng đón tiếp khách:
Điều kiện về tổ chức: Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch; các
tổ chức và doanh nghiệp chuyên trách về du lịch; cơ sở hạ tầng xã hội.
Điều kiện về kỹ thuật: Cơ sở hạ tầng xã hội, cơ sở vật chất kỹ
thuật du lịch.
+ Các điều kiện đặc trưng khác: Thành tựu trong quá trình

phát triển kinh tế, xã hội; các sự kiện đặc biệt trong các lĩnh vực văn
hóa, xã hội, kinh tế, chính trị, thể thao…; các dịp lễ kỷ niệm, lễ tưởng
niệm…
1.1.3.4. Hệ thống tài nguyên du lịch biển và tài nguyên biển
- Hệ thống tài nguyên du lịch biển
Vùng ven biển Việt Nam còn là nơi có nhiều hệ sinh thái điển
hình, với tính đa dạng cao, trong đó có nhiều loại đặc hữu, quý hiếm.
- Tài nguyên biển
+ Tài nguyên thiên nhiên: cảnh quan thiên nhiên ven biển;
quần thể sinh vật trên cạn, dưới nước.
+ Tài nguyên nhân văn: các giá trị văn hóa, lịch sử, các thành
tựu chính trị và kinh tế có ý nghĩa đặc trưng cho sự phát triển của du
lịch biển
1.1.3.5. Ý nghĩa kinh tế - xã hội phát triển Du lịch biển ở Việt
Nam
- Ý nghĩa kinh tế: Tham gia tích cực vào quá trình tạo nên thu
nhập, phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng; làm tăng nguồn
thu cho ngân sách địa phương
- Ý nghĩa xã hội: Góp phần giải quyết công ăn việc làm cho
8
người dân; giảm quá trình đô thị hóa ở các nước phát triển; là phương
tiện tuyên truyền quảng cáo có hiệu quả cho các nước chủ nhà.
- Hạn chế: Việc khai thác phát triển du lịch quá tải cũng sẽ
gây ra các tác hại về kinh tế và xã hội như: Phát triển du lịch quốc tế
thụ động quá tải dẫn đến việc làm mất thăng bằng cho cán cân thanh
toán quốc tế, sẽ gây áp lực cho lạm phát; tạo ra sự mất cân đối và mất
ổn định trong một số ngành và trong việc sử dụng lao động của du
lịch; Làm ô nhiễm môi trường hoặc làm ảnh hưởng đến tài nguyên
thiên nhiên của đất nước; Gây ra một số tệ nạn xã hội và các tác hại
sâu xa khác trong đời sống tinh thần của một dân tộc.

Chính vì vậy, việc phát triển du lịch như thế nào là bền vững
và tránh được các tác hại mà nó gây ra đang là câu hỏi đặt ra cho các
quốc gia, các địa phương.
1.2. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH
BIỂN
1.2.1. Sự cần thiết quản lý nhà nước về du lịch
Hoạt động du lịch rất đa dạng và luôn đòi hỏi sự quản lý của
Nhà nước để duy trì và phát triển,có sự định hướng của Nhà nước để
du lịch phát triển.
1.2.2. Đặc điểm, nội dung của quản lý nhà nước về du lịch
1.2.2.1. Đặc điểm
-Thể chế quản lý: Cần coi hoạt động của khách du lịch là đối
tượng quản lý nhà nước về du lịch và phải xác định rõ và đủ mọi hoạt
động của khách du lịch, để không bỏ sót các lĩnh vực cần quản lý.
- Về tổ chức bộ máy quản lý
Hoạt động du lịch đa dạng, mang tính liên ngành liên vùng
nên quản lý nhà nước về du lịch là quản lý liên ngành. Bộ máy quản lý
nhà nước về du lịch, trong hoạt động của mình cũng thể hiện tính liên
9
ngành rõ rệt.
- Về nhân lực
Do có sự trùng hợp của đối tượng quản lý và kinh doanh đều
là khách du lịch nên việc tách bạch cần thiết giữa quản lý và kinh
doanh rất khó khăn. Việc xây dựng thể chế cần phải làm rõ hai chức
năng. Nhưng trong công việc cụ thể, trong thực thi thì hai chức năng
gắn bó với nhau trong một cơ cấu tổ chức, thậm chí trong một con
người.
- Cơ chế điều hành
Một mặt du lịch rất cần môi trường ổn định để phát triển. Mặt
khác do nhu cầu du lịch rất linh loạt, nhạy cảm, lại mang tính thời vụ

nên cơ chế điều hành cũng phải hết sức nhạy bén và linh hoạt.
1.2.2.2. Nội dung QLNN về du lịch
Theo Điều 10 của Luật Du lịch Việt Nam, công tác quản lý
nhà nước về du lịch gồm 9 nội dung.
1.3. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU
LỊCH BIỂN
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch tại bãi
biển Nha Trang – Khánh Hòa
1.3.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch biển tại
Thái Lan
1.3.3. Bài học kinh nghiệm
- Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ để thu hút và kéo dài thời
gian lưu trú của du khách bởi thực tế các dịch vụ vui chơi giải trí ở
biển Đà Nẵng còn thiếu và nghèo nàn. Vì vậy, việc đa dạng hóa các
sản phẩm du lịch tạo ra được các sản phẩm du lịch đặc thù của địa
phương để thu hút khách du lịch là một tất yếu cần được quan tâm
thực hiện tốt.
10
- Phải có sự kết hợp chặt chẽ nhất quán của các cơ quan chính
quyền địa phương trong chiến lược, chính sách phát triển du lịch để
chung tay xây dựng và khẳng định thương hiệu du lịch biển Đà Nẵng.
- Có chiến lược quy hoạch du lịch tổng thể phát triển cho thời
gian dài hợp lý, đặc biệt quy hoạch khu vực bờ Tây dọc tuyến biển,
phát triển bổ sung thành hệ thống hạ tầng tương quan như chuỗi dịch
vụ tiện nghi, các khu phụ trợ chức năng nằm ở phía bên trong đất liền
của khu đường giao thông chính, bố trí thêm các cửa hàng, trung tâm
bán lẻ nằm rải rác giữa các tuyến đi bộ từ khách sạn này đến khách
sạn khác để du khách cảm thấy thuận lợi hơn khi đi dạo bên ngoài
khách sạn.
- Làm tốt công tác tuyên truyền, xúc tiến du lịch. Mục đích

của tuyên truyền, xúc tiến du lịch trong kinh doanh du lịch là nhằm
giới thiệu, hình thành và định hướng nhu cầu của du khách đối với các
sản phẩm du lịch của địa phương.
- Quan tâm đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho
ngành du lịch của địa phương. Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ, có đối
tượng phục vụ là con người. Hơn nữa, con người ở đây không chỉ bó
hẹp trong phạm vi một vùng, một nước mà còn bao gồm cả khách du
lịch quốc tế.
- Thường xuyên củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực quản
lý, điều hành của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Để Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch phát huy được vai trò, thể hiện tốt chức năng của
mình, trong đó có quản lý nhà nước về hoạt động du lịch, cần phải
quan tâm công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, áp dụng các hình thức điều
động, luân chuyển…, tạo điều kiện để cán bộ có điều kiện tiếp cận thực
tiễn, đồng thời cần phải thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo
chuyên đề hoặc giao lưu với các địa phương, tỉnh bạn để học hỏi, trao
11
đổi kinh nghiệm trong quản lý, điều hành hoạt động du lịch.
- Chú trọng đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường biển để
phát triển du lịch biển bền vững.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH
TẠI CÁC BÃI BIỂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ DU LỊCH TẠI CÁC BÃI BIỂN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển
hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Đà Nẵng mỗi năm có 2 mùa rõ
rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1

đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không
đậm và kéo dài. Chính vì vậy du lịch biển đông khách nhất vào mùa
khô, vắng khách vào mùa mưa. Với điều kiện khí hậu này rất phù
hợp để phát triển du lịch biển.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
- Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Với sự năng động của nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao và liên tục trong nhiều năm, chỉ số năng lực cạnh
tranh dẫn đầu cả nước qua các năm (2010, 2013, 2014), Đà Nẵng có
thế và lực để thu hút đầu tư vào ngành du lịch.
- Dân số, lao động, việc làm
Dân số đông, lực lượng lao động dồi dào, có trình độ chuyên
môn và kỹ thuật cao, có chỉ số phát triển giáo dục với hệ thống giáo
dục khá hoàn chỉnh là cơ sở để cung cấp nguồn nhân lực đảm bảo về
số lượng và chất lượng cho ngành du lịch.
12
- Cơ sở hạ tầng:
+ Cơ sở lưu trú:
Bảng 2.1: Thống kê cơ sở lưu trú
Năm 2010 2011 2012 2013 2014
Cơ sở lưu
trú(khách sạn)
181 278 326 391 435
Tăng trưởng (%) 0,97% 1,45% 2,1% 2,54%
Buồng, phòng 6.089 8.663 10.570 13.634 15.625
Tăng trưởng (%)
25,74%
44,81
%
75,45% 95,36%

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Đà Nẵng)
+ Hệ thống nhà hàng, cửa hàng bán đồ lưu niệm
Hiện nay trên toàn thành phố tổng cơ sở dịch vụ du lịch đạt
chuẩn là 36 cơ sở, trong đó 22 cơ sở ăn uống và 14 cơ sở mua sắm đạt
chuẩn. Thực đơn ẩm thực phục vụ khách khá đa dạng. Tuy nhiên, cơ
sở kinh doanh dịch vụ đạt chất lượng chưa nhiều, chưa đáp ứng được nhu
cầu mua sắm, ăn uống của khách du lịch
+ Hệ thống các công ty kinh doanh du lịch
Tính đến cuối năm 2014, tổng số đơn vị lữ hành trên địa bàn
thành phố là 183 đơn vị (trong đó có 108 đơn vị quốc tế, 75 đơn vị nội
địa). Hoạt động kinh doanh lữ hành tại Đà Nẵng khá ổn định và
phát triển nhanh. Tuy nhiên, còn có những biểu hiện cạnh tranh
không lành mạnh như giảm giá tour, giảm giá các dịch vụ để
thu hút khách, nên không đảm bảo chất lượng dịch vụ. Việc phối
hợp, hợp tác giữa lữ hành và khách sạn vẫn còn hạn chế, chưa tạo
được mối quan hệ gắn kết khai thác có hiệu quả.
+ Hoạt động đầu tư phát triển du lịch
Tính đến cuối năm 2014, Đà Nẵng có 71 dự án đầu tư vào lĩnh
13
vực dịch vụ du lịch với tổng vốn đầu tư 8.180,9 triệu USD (171.799 tỷ
đồng), trong đó có 15 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư
1.668,5 triệu USD (35.039 tỷ đồng) và 56 dự án đầu tư trong nước với
tổng vốn 6.512,4 triệu USD (136.760 tỷ đồng).
2.1.3. Tiềm năng và thế mạnh du lịch biển Đà Nẵng
2.1.3.1 Tiềm năng
Biển Đà Nẵng với nhiều bãi biển đẹp nằm rải rác từ phía
Bắc đến phía Nam như Nam Ô, Xuân Thiều, Thanh Bình, Tiên Sa,
bán đảo Sơn Trà, Mỹ Khê, Bắc Mỹ An, Non Nước… trong đó có
nhiều bãi tắm đã được du khách quốc tế biết đến là nơi nghỉ dưỡng,
thư giãn, tắm biển lý tưởng nhất khu vực Đông Nam Á. Biển Đà

Nẵng đã được tạp chí Forbes (Hoa Kỳ) bình chọn là một trong sáu bãi
biển quyến rũ nhất hành tinh.
2.1.3.2. Thế mạnh
- Chính sách phát triển du lịch: Với chủ trương đẩy mạnh
phát triển du lịch, trong đó có du lịch biển, chính quyền thành phố
Đà Nẵng đã mạnh dạn đề ra và thực hiện thành công nhiều chính
sách như chính sách xúc tiến du lịch, chính sách thu hút đầu tư, chính
sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực, tuyên truyền đối với người
dân… nhằm hoàn thành các mục tiêu đề ra
- Tình hình chính trị và điều kiện an toàn đối với du khách:
tình hình an ninh trật tự của thành phố được đảm bảo, tạo sự yên
tâm cho du khách.
- Cộng động dân cư: Với đề án xây dựng nếp sống văn minh
đô thị, Đà Nẵng đã có những bước tiến mới trong quá trình xây dựng
và phát triển đô thị và chăm lo cuộc sống của toàn dân. Diện mạo
thành phố đổi thay từng ngày, môi trường cảnh quan trong lành khang
trang, người dân có ý thức, thân thiện và hiếu khách.
14
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU
LỊCH TẠI CÁC BÃI BIỂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG
2.2.1. Các quy định pháp luật
Các quy định, đề án, văn bản liên quan đến quản lý nhà nước
về du lịch tại các bãi biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
2.2.2. Bộ máy quản lý nhà nước
Trong hoạt động quản lý Nhà nước về Du lịch, ngoài Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch và các bộ, ngành trung
ương thì có UBND thành phố Đà Nẵng tham gia với vai trò là cơ quan
hành chính nhà nước ở địa phương, quản lý hoạt động du lịch theo
lãnh thổ. Cơ quan giúp Chủ tịch UBND thành phố thực hiện chức

năng quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên phạm vi thành
phố trực thuộc Trung ương là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành
phố Đà Nẵng.
2.2.3. Phân cấp quản lý
Phân cấp quản lý nhà nước về du lịch hợp lý để tăng cường và
phát huy tính chủ động, sáng tạo của mỗi cơ quan nhà nước ở từng
cấp. Việc phân cấp được thể hiện bằng việc cụ thể hoá chức năng
nhiệm vụ, quyền hạn của từng loại cơ quan, từng cấp tham gia quản lý
nhà nước về du lịch (UBND thành phố, UBND các quận ven biển).
2.2.4. Phối hợp các cơ quan nhà nước
Nêu rõ công tác phối hợp với các cơ quan trong công tác
quản lý (ANTT, VSMT )tại các bãi biển du lịch Đà Nẵng.
2.2.5. Xã hội hoá phát trển du lịch biển tại Đà Nẵng
Trong thời gian qua, Đà Nẵng cũng không ngừng kêu gọi đầu
tư trong và ngoài nước để xây dựng các công trình phục vụ dân sinh
15
và tạo thuận lợi cho phát triển du lịch như: tuyến đường du lịch ven
biển Hoàng Sa - Trường Sa; các dự án tại Bán đảo Sơn Trà; Bà Nà -
Suối Mơ; quy hoạch và mở rộng khu danh thắng Ngũ Hành Sơn tạo
nền móng để du lịch Đà Nẵng phát triển. Đến nay, thành phố có 60 dự
án đầu tư về du lịch đang triển khai với số vốn lên đến hơn 4 triệu
USD (khoảng 85 ngàn tỷ đồng); trong đó có 13 dự án đầu tư nước
ngoài với tổng số vốn đầu tư hơn 1,4 triệu USD.
2.3. Kết quả đạt được trong công tác quản lý nhà nước
về du lịch biển Đà Nẵng
2.3.1. Nhận xét chung
2.3.2. Những kết quả đạt được trong công tác quản lý nhà
nước về du lịch biển Đà Nẵng
2.3.1.1. Công tác cứu hộ
Tại các bãi biển, bố trí 100 đội viên cứu hộ. Trong 05 năm

qua, công tác cứu hộ tại các bãi biển được đảm bảo an toàn tuyệt đối.
2.3.1.2. Công tác an ninh trật tự
Dọc 2 tuyến biển được bố trí 50 đội viên làm công tác quản lý
an ninh trật tự du lịch biển. Nhờ vậy, những năm qua, nạn hàng rong,
ốc hút, trải bạt ăn uống, chèo kéo khách đã được xử lý dứt điểm. Tuy
nhiên tình hình an ninh trật tự tại khu vực phía Tây dọc 2 tuyến biển
vẫn chưa được xử lý triệt để: tập trung chợ cá, bán nước mía.
2.3.1.3. Công tác vệ sinh môi trường
Bố trí công nhân thu gom rác theo giờ; lắp đặt hệ thống nhà vệ
sinh công cộng; công tác phối hợp ra quân của các lực lượng nên
công tác vệ sinh môi trường được người dân và du khách đánh giá
cao. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm tại các cống thoát nước thải ra biển
vẫn chưa được xử lý, cần phải có nhiều giải pháp hơn nữa để đưa du
lịch biển phát triển bền vững.
16
2.3.1.4. Công tác tuyên truyền, quảng bá
Tuyên truyền qua hệ thống bảng báo, lắp đặt hệ thống loa phát
thanh ven biển, thiết lập đường dây nóng tại các bãi biển.
2.3.1.5. Hệ thống tiện ích công cộng
Hệ thống khu nhà tắm nước ngọt, khu vực thể thao, chuồng
chim bồ câu, hệ thống cấp điện, cấp nước.
2.3.1.6. Sản phẩm, dịch vụ du lịch biển Đà Nẵng
Du lịch biển Đà Nẵng đã có gần như đầy đủ các loại hình du
lịch biển - gắn với biển có tắm biển, nghỉ dưỡng, lặn biển, thể thao
trên biển. Tuy nhiên, các sản phẩm du lịch vẫn chưa đa dạng, hấp dẫn.
2.3.3. Kết quả và đóng góp của du lịch biển vào ngành du
lịch, nền kinh tế cúa thành phố
- Số lượng, cơ cấu khách du lịch:
Bảng 2.2. Lượng khách du lịch đến thành phố Đà Nẵng
Năm

Số lượng khách du lịch (lượt khách)
Tốc độ tăng
trưởng lượt

khách
(%)
Tổng
Khách
nội địa
Khách
quốc tế
2010 1.770.000 1.400.000 370.000
18% (so với năm
2009)
2011 2.350.000 1.850.000 500.000 33%
2012 2.659.553 2.028.645 630.908 12%
2013 3.177.558 2.374.374 743.183 17,2%
2014 3.800.000 2.845.000 955.000 21,9%
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp số liệu du lịch của Sở VH, TT & DL TP.
Đà Nẵng)
17
Bảng 2.3. Khách quốc tế đến Đà Nẵng phân theo quốc tịch
Quốc tịch 2010 2011 2012 2013 2014
Trung Quốc 11.692 40.790 92.447 105.665 152.359
Hàn Quốc 3.782 4.839 72.185 55.559 107.008
Nhật Bản 5.530 37.917 26.836 41.168 52.671
Mỹ 11.430 14.836 29.216 16.604 21.440
Úc 11.543 29.658 12.544 17.471
Thái Lan 19.352 36.839 72.185 25.508 9.705
Anh 2.106 14.748 8.350

Malaysia 1.102 2.418 22.361 6.544 8.229
Pháp 2.840 17.480 10.227 8.431 5.302
Canada 2.154 2.909 0 0 5.227
Nga 700 2.181
Khác 258.069 455.554 565.057
TỔNG 40.888 126.049 613.184 727.577 955.000
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Đà Nẵng)
- Doanh thu du lịch biển :
Bảng 2.4. Doanh thu dịch vụ du lịch
Đơn vị tính: Tỷ VND
Năm 2010 2011 2012 2013 2014
Doanh thu 1.239 1.800 6.000 7.784.1 9.740
Tăng trưởng (%) 39% 45% 36% 29.8% 25.1%
(Nguồn: Sở Văn hóa. Thể thao và Du lịch thành phố Đà Nẵng)
- Đóng góp của du lịch biển vào phát triển kinh tế - xã hội của
thành phố Đà Nẵng :
Năm 2014, tổng lượt khách tham quan, du lịch đến Đà Nẵng
ước đạt 3.800.000 lượt, tăng 21.9% so với năm 2013, ước đạt 105.6%
18
kế hoạch; trong đó khách quốc tế ước đạt 955.000 lượt, tăng 28.5% so
với năm 2013, ước đạt 108.5% kế hoạch, khách nội địa ước đạt
2.845.000 lượt, tăng 19.8% so với năm 2013, ước đạt 104.6% kế
hoạch. Tổng thu du lịch ước đạt 9.740 tỷ đồng, tăng 25.1% so với năm
2013 và ước đạt 110.4% kế hoạch.
- Nguyên nhân của những kết quả trên
2.3.4. Một số hạn chế, bất cập trong công tác quản lý nhà
nước về du lịch tại các bãi biển trên địa bàn thành phố
2.3.4.1. Hệ thống văn bản pháp lý về quản lý du lịch biển
còn chưa đủ mạnh.
2.3.4.2. Chính sách thu hút đầu tư chưa hợp lý.

2.3.4.3. Công tác tuyên truyền tại các bãi biển vẫn chưa huy
động mạnh mẽ cộng đồng xã hội: cơ quan chính quyền, đoàn thể…
vào cuộc.
2.3.4.4. Chưa có sản phẩm du lịch biển đặc trưng, du lịch
biển còn chưa tạo dựng được thương hiệu, chưa phát triển có trọng
tâm, trọng điểm.
2.3.4.5. Chưa có quy hoạch tổng thể phát triển cho thời gian
dài hợp lý, đặc biệt quy hoạch khu vực bờ Tây dọc tuyến biển.
2.3.4.6. Lực lượng lao động của ngành du lịch Đà Nẵng nói
chung và du lịch biển nói riêng còn yếu và thiếu, chưa đáp ứng
được như cầu phát triển du lịch nhanh của thành phố.
2.3.4.7. Mặc dù biển Đà Nẵng được đánh giá là sạch đẹp,
văn minh nhưng chưa có đề án, chiến lược cụ thể để tạo dựng môi
trường biển trong sạch và bền vững; chế tài đủ mạnh để xử xử phạt
can thiệp quá sâu của con người về cải tạo thiên nhiên đối với
những vùng biển có nhiều động thực vật biển.
19
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TẠI CÁC BÃI BIỂN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.1. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU
LỊCH BIỂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO CÔNG TÁC
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TẠI CÁC BÃI BIỂN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG THỜI
GIAN ĐẾN
3.1.1 Mục tiêu, định hướng phát triển du lịch biển
3.1.1.1. Mục tiêu
Phấn đấu đạt tỷ trọng GDP của khu vực dịch vụ đến năm 2015
chiếm trên 54,2% trong tổng GDP thành phố; đến năm 2020, Đà Nẵng

trở thành một trung tâm dịch vụ lớn; là trung tâm du lịch của khu vực
miền Trung – Tây Nguyên, cả nước cũng như của khu vực ASEAN.
3.1.1.2. Định hướng phát triển du lịch biển
- Định hướng chung:
Phát triển du lịch Đà Nẵng nhằm đáp ứng nhu cầu tham
quan, nghỉ dưỡng, giải trí của nhân dân, kiều bào và khách du
lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển
kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng.
- Định hướng phát triển du lịch biển:
Phát triển du lịch biển tại cả 3 khu du lịch: Non Nước -
Ngũ Hành Sơn - Bắc Mỹ An; Mỹ Khê - Sơn Trà; Xuân Thiều - Nam
Ô - Hải Vân. Chú trọng các dịch vụ khác như thuyền buồm, lướt
sóng, câu cá thể thao trên biển, lặn biển, du thuyền ban đêm hình
thành các khu nghỉ dưỡng ven biển quy mô lớn, chất lượng cao có
khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới.
20
3.1.2. Những vấn đề đặt ra cho công tác quản lý nhà nước
về du lịch tại các bãi biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong
thời gian đến
- Tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết 92/NQ-CP ngày
08/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du
lịch Việt Nam trong thời kỳ mới.
- Tập trung khai thác du lịch biển, vốn là thế mạnh của thành
phố Đà Nẵng; quy hoạch tổng thể phát triển du lịch.
- Phát triển du lịch biển tập trung tại cả ba khu vực: Non Nước
– Ngũ Hành Sơn – Bắc Mỹ An; Mỹ Khê – Sơn Trà; Xuân Thiều –
Nam Ô – Hải Vân;
- Xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư
phát triển các loại hình dịch vụ du lịch vốn còn hạn chế.
- Hoàn thiện môi trường du lịch, duy trì trật tự tại các điểm

đến, tránh tình trạng chèo kéo, phiền nhiễu khách du lịch.
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch theo tính
chuyên môn hóa và trình độ quản lý cao.
- Tăng cường công tác quảng bá xúc tiến vào các thị trường
trọng điểm. Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu du lịch của
thành phố.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ
3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật
3.2.2. Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, thu hút vốn
đầu tư cho phát triển du lịch biển
3.2.2.1. Đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch
3.2.2.2. Tăng cường thu hút vốn đầu tư cho phát triển du
lịch biển
21
3.2.3. Kiện toàn bộ máy, nâng cao năng lực quản lý nhà
nước, quy hoạch, sắp xếp các doanh nghiệp du lịch
3.2.4. Tăng cường vai trò công nghệ thông tin, đẩy mạnh
hoạt động xúc tiến du lịch biển.
3.2.5. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch biển và hướng tới
sản phẩm có giá trị cao
3.2.6. Chú trọng phát triển nhân lực du lịch theo như cầu
xã hội
3.2.7. Tăng cường phối hợp giữa các ngành, đẩy mạnh hợp
tác quốc tế để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch
3.2.8. Tăng cường phối hợp liên ngành, địa phương dưới
sự chỉ đạo tập trung thống nhất của Chính phủ
3.2.9. Khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường tại các
bãi biển du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
- Đề nghị Chính phủ tiếp tục tranh thủ quan hệ ngoại giao để

đăng cai tổ chức các hội nghị khu vực, các sự kiện thể thao, các sự
kiện quan trọng khác để quảng bá du lịch Việt Nam.
- Kiến nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn các
địa phương xây dựng chiến lược phát triển du lịch của địa phương trên
cơ sở cụ thể hóa chiến lược quốc gia.
- Kiến nghị với UBND thành phố Đà Nẵng:
+ Có kế hoạch tập trung nguồn lực phát triển du lịch biển.
+ Tăng cường công tác chỉ đạo điều hành thống nhất
của lãnh đạo UBND thành phố, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban
ngành.
+ Tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, ban hành nhiều
chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho
22
các nhà đầu tư.
+ Nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ cán bộ của ngành
du lịch đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển theo định hướng của
thành phố.
+ Tạo sự gắn kết giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch
với doanh nghiệp.
+ Nâng cao năng lực hoạt động của lực lượng Thanh tra Sở
văn hóa, Thể thao và Du lịch.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp của thành phố
liên kết, giao lưu, học hỏi trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau và với các địa
phương khác.
+ Liên kết với các địa phương khác trong công tác đào tạo
nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực quản lý.
KẾT LUẬN
Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trung tâm kinh tế
biển có tốc độ phát triển cao thì vai trò của quản lý nhà nước về Du
lịch là vô cùng quan trọng. Bên cạnh những thành tựu cơ bản và hết

sức quan trọng, công tác quản lý nhà nước về du lịch tại các bãi biển
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng còn bộc lộ nhiều hạn chế cần phải
khắc phục.
Để đáp ứng được những đòi hỏi của quá trình toàn cầu hóa,
hội nhập kinh tế, du lịch Việt Nam nói chung và những bất cập trong
công tác quản lý nhà nước về du lịch tại các bãi biển trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng nói riêng cần phải được hoàn thiện.
Trong những năm gần đây, ngành du lịch đang dần chiếm
vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc
gia. Với những lợi thế vốn có về du lịch biển của mình, Đà Nẵng
23
đang từng bước phát triển theo hướng trở thành trung tâm du lịch
của khu vực miền Trung và cả nước, là điểm đến hấp dẫn của du
khách trong và ngoài nước.
Đề tài luận văn “Quản lý nhà nước về du lịch tại các bãi
biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” đã giải quyết được một số
nội dung sau:
- Phân tích, làm rõ một số lý luận cơ bản về quản lý nhà nước
về du lịch và du lịch biển.
- Qua phân tích thực trạng quản lý nhà nước về du lịch tại
các bãi biển trên địa bàn thành phố giai đoạn 2010 - 2014, luận văn
đã cho thấy được những tiềm năng, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội,
thách thức cho du lịch biển Đà Nẵng; đồng thời cũng nêu ra
những mặt làm được, những mặt còn tồn tại của ngành du lịch Đà
Nẵng trong thời gian qua.
- Trên cơ sở lý luận, thực trạng và định hướng, mục tiêu phát
triển du lịch biển của chính quyền thành phố Đà Nẵng, tác giả đã đề
xuất một số giải pháp và kiến nghị với các cấp có thẩm quyền nhằm
làm tốt hơn nữa công tác quản lý, giúp du lịch biển Đà Nẵng phát
triển xứng tầm với tiềm năng của mình.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn không thể tránh
khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của
Hội đồng và các thầy cô để luận văn mang tính khả thi hơn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn quý thầy cô của Học viện
Hành chính, lãnh đạo và tập thể cán bộ Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch thành phố Đà Nẵng, Ban Quản lý Bán đảo Sơn Trà và các bãi
biển du lịch Đà Nẵng, đặc biệt là Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lưu Kiếm
Thanh đã tận tình chỉ dẫn và tạo mọi điều kiện trong suốt thời gian
nghiên cứu hoàn thành luận văn này./.
24

×