PHÒNG GD & ĐT TÁNH LINH
Trường Tiểu học: ……………….
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2010-2011
Môn : Tiếng Việt (phần đọc) – Ngày kiểm tra:
Thời gian làm bài : 40 phút
Họ và tên học sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lớp : 5 . . .
Điểm Lời phê của thầy (cô) giáo:
ĐỀ CƯƠNG
Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 120 tiếng/phút; đọc
diễn cảm được đoạn thơ, đoạn văn đã học; thuộc 5-7 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu
nội dung, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
HS khá, giỏi đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết
nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật.
Kiểm tra (Viết) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng HKII:
+ Nghe-viết đúng bài CT (tốc độ viết khoảng 100 chữ/15 phút), không mắc
quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài thơ (văn xuôi).
+ Viết được bài văn tả người theo nội dung, yêu cầu của đề bài.
ĐỀ:
A. Kiểm tra đọc
1. Đọc hiểu: (5 điểm)
HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG
Vua Trần Nhân Tông trịnh trọng nói với các bô lão:
Nước Đại Việt ta là một nước nhỏ ở Phương Nam, luôn bị giặc ngoài nhòm
ngó, xâm lăng. Nhưng dân ta chưa bao giờ chịu khuất phục. Tuy vậy chưa lần nào
thế giặc mạnh và giặc hung hãn như lần này. Chúng định kéo năm mươi vạn quân
sang làm cỏ nước ta. Tướng giặc ngạo mạn nói rằng: “Vó ngựa Mông Cổ đi đến
đâu, cỏ không mọc được ở chỗ ấy”. Xin các bô lão cho biết: Ta nên tính sao?
Các bô lão xôn xao:
- Xin bệ hạ cho đánh!
- Thưa chỉ có đánh!
Nhà vua nhìn những khuôn mặt đẹp lồng lộng, hỏi lại một lần nữa:
- Nên hoà hay nên đánh?
Tức thì muôn tiếng đồng thanh trả lời:
- Đánh! Đánh!
Điện Diên Hồng như rung chuyển. Người người sục sôi. Nhà vua trẻ mắt
long lanh, gương mặt hồng hào phản chiếu ánh đuốc bập bùng.
Theo Lê Vân.
Đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi và bài tập sau:
Khoanh tròn vào trước chữ cái câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Vua Trần Nhân Tông tổ chức hội nghị Diên Hồng nhằm mục đích gì?
A. Để thông báo về việc năm mươi vạn quân Nguyên kéo sang xâm lược
nước ta.
B. Để nhắc lại truyền thống của dân tộc chưa bao giờ chịu khuất phục giặc
ngoại xâm.
C. Để hỏi ý kiến các bô lão về việc đối phó với giặc, nhằm thống nhất ý chí
quyết đánh của toàn dân.
Câu 2: Các bô lão có ý kiến như thế nào?
A. Các bô lão quyết đánh giặc bảo vệ Tổ Quốc.
B. Các bô lão hỏi vua định hoà hay định đánh.
C. Các bô lão xôn xao mỗi người một ý kiến.
Câu 3: Trong các câu văn sau câu nào là câu ghép?
A. Nước Đại Việt ta là một nước nhỏ ở Phương Nam, luôn bị giặc ngoài
nhòm ngó, xâm lăng.
B. Vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu, cỏ không mọc được ở chỗ ấy
C. Nhà vua nhìn những khuôn mặt đẹp lồng lộng, hỏi lại một lần nữa.
Câu 4: Tuy vậy chưa lần nào thế giặc mạnh và giặc hung hãn như lần
này. Chúng định kéo năm mươi vạn quân sang làm cỏ nước ta.
Hai câu trên liên kết với nhau bằng cách nào?
A. Dùng từ ngữ nối
B. Dùng từ ngữ thay thế.
C. Dùng cách lặp từ.
Câu 5: Dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì?
Nước Đại Việt ta là một nước nhỏ ở Phương Nam, luôn bị giặc ngoài
nhòm ngó, xâm lăng.
A. Ngăn cách các vế trong câu ghép
B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
C. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
Câu 6: Câu “Tướng giặc ngạo mạn.” thuộc loại câu kể nào?
A. Câu kể Ai làm gì?
B. Câu kể Ai là gì?
C. Câu kể Ai thế nào?
Câu 7: Câu “Điện Diên Hồng như rung chuyển” dùng biện pháp nghệ thuật
nào?
A. Nhân hoá
B. So sánh.
Câu 8: Các dấu gạch ngang dùng trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
A. Đánh dấu phần chú thích trong câu.
B. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
C. Đánh dấu các đầu mục với mục đích liệt kê.
Câu 9: Phân tích cấu tạo của câu ghép sau “Vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu,
cỏ không mọc được ở chỗ ấy.” bằng cách:
A. Gạch một gạch chéo để tách các vế câu.
B. Gạch một gạch dưới chủ ngữ, hai gạch dưới vị ngữ.
C. Khoanh tròn vào dấu hoặc từ nối hai vế câu.
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
1. Chính tả: (5 điểm)
Nghe viết: Ông tôi
Nghe bố tôi kể thì ông tôi vốn là một thợ gò hàn vào loại giỏi.
Chính mắt tôi đã trông thấy ông chui vào nồi hơi xe lửa để tán đinh
đồng. Cái nồi hơi tròn, to phơi bỏng rát dưới cái nắng tháng bảy như cái
lò bánh mì, nóng khủng khiếp. Quạt máy, quạt gió mạnh tới cấp bảy,
thổi như vũ bão, vậy mà tóc ông cứ bếch vào trán. Ông tôi nện búa vào
đầu đinh đồng mới dồn dập làm sao. Tay búa hoa lên, nhát đậm, nhát
mờ, nhát nghiêng, nhát thẳng, chính xác và nhanh đến mức tôi chỉ mơ hồ
cảm thấy trước mặt ông tôi phất phơ bay những sợi tơ mỏng.
2. Tập làm văn: (5 điểm)
Em hãy tả một người thân mà em yêu quý nhất.
,
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
A. Kiểm tra đọc
1. Đọc thầm: (5 điểm)
Khoanh đúng mỗi ý chấm 0,5 điểm.
Câu 1: ý c
Câu 2: ý a
Câu 3: ý b
Câu 4: ý b
Câu 5: ý c
Câu 6: ý c
Câu 7: ý b
Câu 8: ý b
Câu 9: 1 điểm
Vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu , cỏ không mọc được ở chỗ ấy.
B. Bài kiểm tra viết: (10 điểm)
1. Chính tả: (5 điểm)
Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức
bài chính tả: 5 điểm.
Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai- lẫn phụ âm đầu và vần, thanh; không viết
hoa đúng quy định), trừ 0,5 điểm.
*Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ,
hoặc trình bày bẩn, . . . bị trừ 0,5 điểm toàn bài.
2. Tập làm văn: (5 điểm)
Đảm bảo các yêu cầu sau, được 5điểm:
- Viết được bài văn tả người đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu
cầu.
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, ít mắc lỗi chính tả.
- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
- Tuỳ theo mức độ sai sót về ý,về diễn đạt và chữ viết, GV linh động cho các
mức điểm: 4,5- 4- 3,5- 3- 2,5- 2- 1,5- 1-0,5