Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

BÀI 10: CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC) Tiết 3: Thực hành Tìm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.95 KB, 6 trang )

BÀI 10: CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)
Tiết 3: Thực hành
Tìm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc
I. Mục tiêu
Sau bài học, học sinh có khả năng:
1. Kiến thức
- Chứng minh được sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc qua tăng
trưởng GDP, sản phẩm nông nghiệp và ngoại thương.
- Biết được những thành quả về kinh tế do hiện đại hóa mang lại
- Biết và giải thích kết quả của sự phát triển ngành nông nghiệp của Trung
Quốc
2. Kĩ năng
- Phân tích, xử lý số liệu
- Nhận xét
- Vẽ biểu đồ
II. Phương tiện dạy học
Bảng phụ vẽ biểu đồ trong bài tập phần III. Thay đổi trong cơ cấu giá trị
xuất- nhập khẩu
III. Phương pháp dạy học
- Giảng giải
- Thuyết trình
- Đàm thoại gợi mở
IV. Trọng tâm bài học
Làm sáng tỏ sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc
V. Tiến trình bài học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: 3 phút
3. Tiến trình
Trình bày sự phân bố của ngành công nghiệp. Kể tên một số các trung tâm
công nghiệp được xếp vào loại rất lớn của Trung Quốc. Tại sao lại có sự
phân bố như vậy?


a. Vào bài
Chúng ta đã biết, trong thời gian vừa qua Trung Quốc đã có những bước
nhảy vọt thần kì trong nền kinh tế. Cụ thể như thế nào chúng ta sẽ cùng nhau
làm sáng tỏ trong nội dung bài ngày hôm nay.
b. Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự thay đổi
trong giá trị GDP
Mục tiêu: Biết sự thay đổi trong GDP
của TQ và rèn luyện kĩ năng tính toán
số liệu và nhận xét
Thời gian: 10 phút
Phương pháp: Đàm thoại gợi mở
CH: Một em đứng tại chỗ đọc cho cô
đề bài của bài tập số 1 trong sách giáo
khoa. Bài tập này gồm mấy yêu cầu?
Đó là những yêu cầu gì?
Chúng ta sẽ cùng nhau đi thực hiện lần
lượt từng yêu cầu của đề bài. Đầu tiên
là tính tỉ trọng. Nêu cách tính. Giới hạn
thời gian để các em thực hiện yêu cầu
này.
Yêu cầu thứ nhất chúng ta đã thực hiện
xong. Đối với yêu cầu thứ 2 đó là nhận
xét, các em hãy dựa vào BSL trong sgk
và BSL vừa tính hãy suy nghĩ trong
vòng 1 phút rồi trình bày những nội
dung chính cần thể hiện trong phần
nhận xét.
Một em đứng tại chỗ nêu cho cô và các

bạn về những ý chính mà em định trình
bày trong phần nhận xét.
Giáo viên chuẩn kiến thức.
Tuy nhiên, dân số của TQ đứng đầu
I. Thay đổi trong giá trị GDP
1. Tính tỉ trọng
Đơn vị: %
Năm 1985 1995 2004
GDPTQ/TG 1,9 2,3 4,0
2. Nhận xét
- Tốc độ tăng trưởng GDP của TQ
nhanh hơn so với TG:
+ GDP TQ tăng ~ 7 lần
+ GDP TG tăng ~ 3 lần
- GDP TQ chiếm tỉ trọng cao so
với GDP của TG: 4,0% (2004)
- Tỉ trọng GDP của TQ có xu
hướng tăng nhanh: ~ 2 lần (1985-
2004)
trên thế giới (2004 là 1,3 tỉ dân) chiếm
20,1% dân số TG. Nhưng GDP của TQ
chỉ chiếm 4,0% => Bình quân GDP
theo đầu người của TQ còn thấp.
Chuyển ý: Đó là sự thay đổi về giá trị GDP thế còn cụ thể nền kinh tế như
thế nào chúng ta sẽ đi tìm hiểu đại diện là ngành nông nghiệp.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự thay đổi
trong sản lượng nông nghiệp
Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng nhận xét
bảng số liệu
Thời gian: 15 phút

Phương pháp: Đàm thoại gợi mở
Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của bài
tập số 2. Nhận xét BSL.
Trước khi thực hiện yêu cầu nhận xét
chung về sản lượng một số nông sản
của TQ chúng ta cùng nhau ôn lại một
số cách tính số liệu như sau:
- Số lần
- Tốc độ tăng trưởng
- Tốc độ tăng trung bình năm
Lấy ví dụ đối với lương thực:
- Số lần: 1,2 lần
- Tốc độ tăng trưởng: 120%
- Tốc độ tăng trung bình năm: 4,35
triệu tấn/ năm
Sau đây các em tiến hành tính toán số
liệu và suy nghĩ, sắp xếp các ý chính
định trình bày trong phần nhận xét.
Sau đây xin mời một em đứng tại chỗ
trình bày kết quả làm việc của mình.
CH: Theo các em tại sao sản lượng
nông sản của TQ lại có xu hướng tăng
II. Thay đổi trong sản lượng
nông nghiệp
Nhận xét:
- Nhiều nông sản có thứ hạng cao
trên thế giới:
+ Đứng thứ 1 TG: Lương thực,
bông, lạc, thịt lợn, thịt cừu.
+ Đứng thứ 3 TG: Mía, thịt bò

- Sản lượng nông sản có xu hướng
tăng nhanh:
+ Sản phẩm của ngành trồng trọt:
=> Tăng nhanh nhất là lạc (2,2
lần)
+ Sản phẩm của ngành chăn nuôi:
=> Tăng nhanh nhất là thịt cừu
(2,2 lần)
lên:
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát
triển
- Áp dụng khoa học- kĩ thuật vào trong
sản xuất
- Nhu cầu của thị trường lớn
- Cung cấp nguyên liệu cho công
nghiệp
Chuyển ý: Chúng ta vừa cùng nhau đi tìm hiểu sự thay đổi giá trị GDP và
sản lượng nông sản của TQ. Vậy thì cơ cấu giá trị xuất- nhập khẩu có thay
đổi gì không, nếu có thì thay đổi như thế nào cô và các em sẽ cùng nhau đi
tìm hiểu trong phần III.
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự thay đổi
trong cơ cấu giá trị xuất- nhập khẩu
Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng nhận xét,
vẽ biểu đồ
Thời gian: 15 phút
Phương pháp: Đàm thoại gợi mở
CH: Một em đứng tại chỗ đọc đề bài
bài tập số 3 và xác định yêu cầu của đề
bài:
- Vẽ biểu đồ

- Nhận xét
Chúng ta sẽ cùng nhau đi giải quyết lần
lượt từng yêu cầu của đề bài.
Với yêu cầu là vẽ biểu đồ thể hiện cơ
cấu chúng ta có thể vẽ những loại biểu
đồ nào:
- Biểu đồ cột chồng
- Biểu đồ miền
- Biểu đồ tròn
Tuy nhiên với biểu đồ cột chồng thể
hiện tốt nhất giá trị X- NK. Biểu đồ
III. Thay đổi trong cơ cấu giá trị
xuất- nhập khẩu
1. Vẽ biểu đồ
2. Nhận xét
- Tỉ trọng xuất khẩu có xu hướng
tăng lên: 12,1 %
- Tỉ trọng nhập khẩu có xu hướng
giảm xuống: 12,1%
- Cán cân X-NK có xu hướng thay
đổi cơ bản:
+ Giai đoạn 1985: Cán cân
nhập siêu
+ Giai đoạn 1995: Cán cân xuất
siêu
+ Giai đoạn 2004: Cán cân xuất
siêu
miền, số năm phải lớn hơn 4 năm =>
với bài này biểu đồ tròn là thích hợp
nhất.

Chúng ta không cần tính toán số liệu và
bán kính. Các em có 5 phút để vẽ vào
vở cô sẽ gọi một vài bạn để kiểm tra
vào cuối giờ, nên yêu cầu các em vẽ
khẩn trương.
Đã hết giờ, các em hãy chú ý lên bảng,
đây là biểu đồ cô đã vẽ, các em hãy
quan sát xem đã đáp ứng đủ yêu cầu
của phần vẽ biểu đồ chưa?
Vậy các em hãy kết hợp giữa BSL và
biểu đồ để rút ra những nhận xét chung
về thay đổi trong cơ cấu giá trị X- NK.
Một em nêu cho cô những nội dung em
định trình bày trong phần nhận xét.
CH: Vì sao tỉ trọng của xuất khẩu lại có
xu hướng tăng lên?
- Trình độ phát triển cao => khối lượng
hàng hóa lớn, chất lượng cao, đa dạng
về cả mẫu mã và giá thành sản phẩm
=> là nhu cầu của tất cả các quốc gia
trên thế giới không chỉ ở các nước phát
triển mà cả các nước đang phát triển
- Là một trong những chính sách để
tăng trưởng nền kinh tế Trung Quốc
Chính sách phát triển nền kinh tế Trung
Quốc là:
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài
- Thúc đẩy sản xuất tiêu dùng, chi tiêu
cá nhân
- Tăng mạnh xuất khẩu, thúc đẩy

thương mại
VI. Củng cố- Đánh giá
Kiểm tra vở một số em để chấm điểm
VII. Hoạt động nối tiếp
Hệ thống lại kiến thức của bài Trung Quốc và chuẩn bị bài tiếp theo Đông
Nam Á.

×