Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

BÀI 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á Tiết 3: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.58 KB, 9 trang )

BÀI 11: ĐÔNG NAM Á
Tiết 3: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Về kiến thức
- Hiểu và trình bày được các mục tiêu chính của ASEAN.
- Đánh giá được các thành tựu cũng như thách thức đối với ASEAN.
- Đánh giá được những thuận lợi, khó khăn của Việt Nam trong quá trình hội
nhập.
2. Về kĩ năng
- Cách làm việc nhóm.
- Khả năng trình bày trước lớp
II. Phương tiên dạy học
- Bản đồ Kinh tế chung của Đông Nam Á
- Phiếu học tập
III. Phương pháp dạy học
- pháp làm việc theo nhóm
- phương phương pháp thuyết trình giảng giải
IV. Trọng tâm của bài học
- Các mục tiêu chính và cơ chế hợp tác của ASEAN
- Những thành tựu đã đạt được và những thách thức của các nước ASEAN.
V. Hoạt động dạy học
Vào bài: (1 phút) Các nước trong khu vực ĐNÁ đang liên kết với nhau theo
nhiều cấp độ để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, liên kết khu vực
là một liên kết sâu rộng nhất. Cùng với sự phát triển cả về quy mô thành viên và
chiều sâu hợp tác, cho tới nay, ASEAN thực sự là một liên kết khu vực tạo ra sức
mạnh tăng lên của các nước ĐNÁ. Vị thế của ASEAN ngày càng quan trọng trên
trường quốc tế. Tìm hiểu mục tiêu, cơ chế, thành tựu và những thách thức khó
khăn là nội dung của bài học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự ra đời và phát I. Sự ra đời và phát triển của


triển của ASEAN
Mục tiêu: Biết được sự ra đời và phát triển của
ASEAN
Thời gian: 5 phút
Phương pháp: Đàm thoại gợi mở
Hiệp hội các nước ĐNÁ (viết tắt là ASEAN) là
một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội
của các nước ĐNÁ. Tổ chức này được thành lập
để tỏ rõ tình đoàn kết giữa các nước trong cùng
khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình
trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành
viên.
GV: Một em dựa vào kiến thức SGK cho cô biết
sự ra đời và phát triển của ASEAN?
ASEAN
- phát triển cả về số lượng và
chất lượng:
(Vẽ sơ đồ như hình dưới)
=> Hoàn thành ý tưởng về một ASEAN –“một tầm nhìn, một bản sắc, một
cộng đồng”, một ASEAN của ĐNÁ và vì ĐNÁ. Đây là một sự kiện có ý nghĩa lịch
sử, làm thay đổi hoàn toàn cục diện ĐNÁ. ASEAN là nơi tập hợp được hầu như
các nước trong khu vực (trừ Đông timo – mới chỉ là quan sát viên), không phân
biệt chế độ xã hội chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, tôn giáo… vào trong cùng
một hiệp hội có cùng chung một mục tiêu chung là hòa bình, hợp tác và phát triển.
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
Hoạt động 2: Tìm hiểu mục tiêu, cơ chế hợp
tác, thành tựu và thách thức của ASEAN
II. Mục tiêu, cơ chế hợp tác,
thành tựu và thách thức của
8/81967

Thành lập
ASEAN
với 5 nước
(…) tại
Băng Cốc
(TL)
1984
Kết nạp
Brunay –
thành viên
thứ 6
1995
Việt Nam
trở thành
thành viên
thứ 7
1997 1999
Mianma và
Lào
Cam-pu-
chia
Mục tiêu: Biết và phân tích được các mục tiêu, cơ
chế hợp tác, thành tựu và thách thức của ASEAN
Thời gian: 24 phút
Phương pháp:
- Đàm thoại gợi mở
- Khai thác tri thức từ sơ đồ, tranh ảnh
- Hoạt động nhóm
GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm làm một
nhiệm vụ để hoàn thành một phiếu học tập.

- Nhóm 1 tìm hiểu về mục tiêu chính của
ASEAN
- Nhóm 2 tìm hiểu về cơ chế hợp tác của
ASEAN
- Nhóm 3 tìm hiểu về các thành tựu của
ASEAN
- Nhóm 4 tìm hiểu về những thách thức
đối với ASEAN
1. Mục tiêu:
Trong giai đoạn đầu, ASEAN còn là một tổ
chức khu vực non yếu, quan hệ hợp tác giữa các
nước hầu như không có. Hội nghị cấp cao họp tại
Bali (1976) đã mở ra thời kì phát triển cho tổ
chức, đề ra mục tiêu: xây dựng mối quan hệ hòa
bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong
khu vực. ASEAN là một tổ chức chính trị - kinh
tế của khu vực ĐNÁ.
GV hỏi: Tại sao mục tiêu của ASEAN lại nhấn
mạnh đến sự ổn định?
- Mỗi một nước trong khu vực, ở mức độ khác
nhau và tùy từng thời kì, giai đoạn lịch sử khác
nhau đều đã chịu ảnh hưởng của sự mất ổn định
ASEAN
(nội dung như phiếu học tập
bên dưới)
mà nguyên nhân là vấn đề sắc tộc, tôn giáo, hoặc
do các thế lực thù địch bên ngoài gây ra nên đã
nhận thức đầy đủ, thống nhất cao về sự cần thiết
phải ổn định để phát triển.
- Trong vấn đề biên giới, biển, đảo giữa các nước

ĐNÁ có nhiều sự tranh chấp phức tạp đòi hỏi cần
phải ổn định để đối thoại, đàm phán giải quyết
một cách hòa bình.
- Sự ổn định về chính trị, sẽ không tạo cớ để các
thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ
của khu vực
2. Cơ chế hợp tác
Lấy ví dụ về việc xây dựng khu vực thương
mai tự do ASEAN: AFTA
AFTA là một thỏa thuận của các nước
thành viên ASEAN. Thỏa thuận AFTA được kí
ngày 28/1/1992 tại Singapo. Với hầu hết các dòng
thuế đã được giảm xuống mức 0-5%.
 Là nền tảng để hình thành Cộng đồng
kinh tế AEC năm 2020.
3. Thành tựu:
- Trải qua hơn 40 năm hoạt động, ASEAN đã đạt
được nhiều thành tựu to lớn, nhiều nước có nền
kinh tế phát triển mạnh như Thái Lan, Malaixia,
đặc biệt là Xingapo trở thành nước NIC (1 trong 4
con rồng của châu Á).
- Vai trò quốc tế của ASEAN ngày càng tăng.
ASEAN là một tiềm năng lớn về kinh tế của thế
giới, với nhiều ưu thế mà ít nơi có được, với
những dân tộc cần cù, thông minh, sáng tạo không
ngừng => chắc chắn trong tương lai không xa,
ASEAN sẽ trở thành khu vực có nền kinh tế và
khoa học kĩ thuật vào hàng bậc nhất thế giới.
GV hỏi: Nguyên nhân nào đã dẫn đến các thành
tựu đó?

- Tạo dựng được môi trường ổn định, hòa bình =>
cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế.
- Phát triển nền kinh tế năng động theo cơ chế thị
trường
- Thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, thu
hút vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh với nước
ngoài.
- Tăng cường hàng xuất khẩu…
4. Thách thức:
GV hỏi: Trình độ phát triển giữa một số quốc gia
còn quá chênh lệch đã ảnh hưởng gì tới mục tiêu
phấn đấu của ASEAN?
- Tạo nên sự chênh lệch về phát triển kinh tế trong
nội bộ của khu vực: nhóm nước giàu và nước
nghèo => ảnh hưởng đến mục tiêu giải quyết
những sự khác biệt trong nội bộ khu vực ĐNÁ.
GV hỏi: Tình trạng đói nghèo ở một bộ phận dân
cư sẽ gây những trở ngại gì trong việc phát triển
kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia?
- Chất lượng dân cư và lao động thấp.
- Kéo theo hàng loạt các vấn đề như bệnh tật, các
tệ nạn xã hội, gây bất ổn chính trị, trình độ dân trí
thấp…
=> “Gánh nặng” cho sự phát triển kinh tế.
GV: Hãy nêu một số thách thức khác của ĐNÁ?
- Sử dụng và khai thác tài nguyên chưa hợp lý =>
cạn kiệt tài nguyên.
- Môi trường bị ô nhiễm: không khí, biển, nước…
- Vấn đề mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo: tại
Philippin, mâu thuẫn và xung đột của cộng đồng

người Hồi giáo ở vùng Min-đa-nao với người
thiên chúa giáo. Phong trào li khai của người Hồi
giáo ở các tỉnh phía Nam của Thái Lan… Ở Indo,
theo gương Đông – timo tách ra độc lập vào năm
1999, một vài tỉnh khác cũng đòi li khai và hai
điểm nóng nhất là A-se và Iri-an-jaya (tỉnh cực
bắc của đảo Xu-ma-tơ-ra)…
Phiếu học tập số 1:
Nghiên cứu SGK và điền thông tin về ASEAN theo mẫu:
Mục tiêu 1
Mục tiêu 2
Mục tiêu 3
Mục tiêu tổng quát
Phiếu học tập số 2:
Trình bày cơ chế hợp tác của các nước trong ASEAN
1. …………………………………………………………………………
2. …………………………………………………………………………
3. ……………………………………………………………………………
4. ……………………………………………………………………………
5. ……………………………………………………………………………
6. ……………………………………………………………………………
Bằng sự hiểu biết của mình, hãy lấy ví dụ cụ thể minh họa cho một trong
các cơ chế hợp tác để đạt được mục tiêu chung của ASEAN?
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………
Phiếu học tập số 3:
Nêu các thành tựu của ASEAN (theo mẫu) và cho ví dụ cụ thể
Về tăng trưởng kinh tế
Về nâng cao mức sống của nhân dân

Về an ninh xã hội, ổn định chính trị
Các vấn đề khác
Phiếu học tập số 4:
Thách thức Phân tích và cho ví dụ
Chuẩn kiến thức
1. Mục tiêu 1. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến
bộ xã hội của các nước thành viên.
2. Xây dựng ĐNÁ thành một khu vực hòa bình, ổn định có
nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển.
3. Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến
mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối nước hoặc tổ
chức quốc tế khác.
=> tổng quát: Đoàn kết và hợp tac về một ASEAN hòa
bình, ổn định và cùng phát triển.
2. Cơ chế hợp tác - Thông qua diễn đàn, hiệp ước, tổ chức hội nghị.
- Thông qua các dự án chương trình phát triển
- Xây dựng khu vực thương mại tự do ASEAN
- Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao của khu vực
3. Thành tựu 1. Kinh tế:
- tốc độ tăng trưởng khá cao
- GDP đạt 799, 9 tỉ USD
- cán cân X-NK dương
2. Đời sống nhân dân: cải thiện.
3. An ninh xã hội: môi trường hòa bình, ổn định => cơ sở
vững chắc cho sự phát triển kinh tế.
4. Các vấn đề khác: hệ thống hạ tầng cơ sở hiện đại hóa,
trình độ đô thị hóa ngày càng tăng, phát triển văn hóa, thể
thao…
4. Thách thức 1. Trình độ phát triển còn chênh lệch (…)
2. Tình trạng nghèo đói vẫn còn.

3. Các vấn đề khác: tình trạng đô thị hóa tự phát, vấn đề tôn
giáo, mâu thuẫn sắc tộc, sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ
môi trường…
Hoạt động 3: Tìm hiểu Việt Nam trong quá
trình hội nhập ASEAN
Mục tiêu: Biết được Việt Nam trong quá trình
hội nhập ASEAN
Thời gian: 10 phút
Phương pháp: Đàm thoại gợi mở
Năm 1992, VN, Lào gia nhập hiệp ước Bali, trở
thành quan sát viên của ASEAN.
Việt Nam gia nhập vào ASEAN vào ngày
28/7/1995. Trong lịch sử, quan hệ giữa ASEAN
với VN có nhiều sự biến chuyển to lớn. Từ năm
1979, do vấn đề Campuchia, quan hệ ASEAN
với 3 nước Đông Dương là “đối đầu”. Cuối thập
kỉ 80, khi vấn đề Campuchia được giải quyết,
mối quan hệ mới chuyển sang đối thoại, mở ra
khả năng mới cho quan hệ hợp tác trên các lĩnh
vực của ĐNÁ.
GV: Nêu một số vai trò của VN trong ASEAN
- 2005: buôn bán giữa VN với ASEAN chiếm tỉ
lệ 30% giao dịch thương mại quốc tế của nước
ta.
- Đóng góp của nước ta: tổ chức thành công hội
III. Việt Nam trong quá trình
hội nhập ASEAN
- VN gia nhập ASEAN năm
28/7/1995.
- Vai trò của VN trong ASEAN:

+ Hợp tác trên tất cả các lĩnh
vực: KT, VH, CT…
+ Đóng góp nhiều sáng kiến
+ Về kinh tế: VN xuất khẩu gạo
sang Indo, Philippin, Malaixia…
- Thời cơ:
+ Hòa nhập vào cộng đồng khu
vực, vào thị trường chung các
nước ĐNÁ.
+ Thu hút được vốn đầu tư
+ Cơ hội giao lưu, học tập, tiếp
thu trình độ KH.
+ Chuyển giao công nghệ
nghị cấp cao ASEAN 6 tại HN (12/1998), hoàn
thành tốt vai trò chủ tịch ủy ban thường trực
ASEAN (7/2000-7/2001)…
GV: Dựa vào kiến thức và hiểu biết, hãy nêu
những thời cơ và thách thức đối với VN khi gia
nhập ASEAN?
- Chịu sự cạnh tranh, nhất là về kinh tế, hòa
nhập nếu không đứng vững thì dễ bị tụt hậu về
kinh tế và bị hòa tan về chính trị, văn hóa, xã
hội…
- Thách thức:
+ Chịu sự cạnh tranh quyết liệt.
+ chênh lệch về trình độ phát
triển kinh tế, khác biệt về chính
trị…
VI. Củng cố
- Hãy nêu một số thành tựu của Asean, có thách thức nào ẩn chứa trong thành tựu

đó, hãy nêu các giải pháp khác phục?
VI. Hoạt động nối tiếp
Trả lời câu hỏi 1,2/SGK/110

×