Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN su_dung_phan_mem_thi_nghiem_ao Hoa hoc_CROCODILE_Chemistry1.5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.09 KB, 18 trang )

- 1 -
BẢNG PHÂN CÔNG THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ:
I. Lý do chọn đề tài:
Hiệnnaycôngnghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội, công nghệ thông tin đã góp một phần không nhỏ trong công cuộc CNH-HĐH
Đất nước. Trong lĩnh vực Giáo dục, các điều kiện để có thể áp dụng công nghệ thông
tin tương đối đầy đủ; ở Trường THCS hiện nay về cơ sở vật chất thiết bị đã được cải
thiện một cách rõ rệt, trường đã có các phòng học sử dụng máy chiếu và việc soạn
giáo án điện tử, dạy học bằng máy vi tính không còn là vấn đề xa lạ đối với giáo viên
dạy Hóa học. Tuy nhiên, các bài giảng điện tử của các giáo viên thường chỉ mới dừng
lại ở việc chiếu lên các dòng chữ để thay thế cho việc trình bày bảng, ứng dụng hình
ảnh động của môi trường Powerpoint hoặc các phần mềm ứng dụng đơn giản.
Để nâng cao hiệu quả của các bài giảng đòi hỏi giáo viên phải lồng ghép giữa
trình bày lí thuyết và thực nghiệm nhằm phát huy tác dụng của thí nghiệm trong bài
Nội dung Người chịu thực hiện
Phần I. Đặt vấn đề.
I. Lý do chọn đề tài.
II. Giới hạn đề tài.
Trần Văn Hậu
Trần Văn Hậu
Nguyễn Phước Vĩnh
Phần II.Nội dung.
I.Cơ sở lý luận
II. Thực trạng.
III.Giới thiệu phần mềm Crocodile Chemistry 1.5
IV.Cách sử dụng phầm mềm Crocodile Chemistry1.5.

V. Thiết kế thí nghiệm hóa học với phần mềm
Crocodile Chemistry 1.5
VI. Những thí nghiệm minh họa ở chương trình hóa


học THCS.
VII. Bài học kinh nghiệm.
VIII. Kết quả nghiên cứu.
Nguyễn Phước Vĩnh
Nguyễn Phước Vĩnh
Nguyễn Phước Vĩnh
Trần Văn Hậu
Trần Văn Hậu
Trần Văn Hậu
Trần Văn Hậu
Nguyễn Phước Vĩnh
Trần Văn Hậu
Phần III: Kết luận.
Trần Văn Hậu
Nguyễn Phước Vĩnh
- 2 -
dạy, đây là vấn đề rất cần thiết trong dạy học hóa học. Bên cạnh việc trình bày các thí
nghiệm trực quan thì thí nghiệm ảo cũng đã mang lại hiệu quả thiết thực, đặc biệt
trong các bài giảng điện tử có sử dụng máy chiếu. Hiện nay, phần mềm thiết kế thí
nghiệm ảo có nhiều nhưng không phải phần mềm nào cũng có thể sử dụng có hiệu
quả. Và qua kinh nghiệm thiết lập thí nghiệm ảo trong việc giảng dạy Hóa học phổ
thông tôi nhận thấy, phần mềm thiết lập thí nghiệm ảo tốt nhất hiện nay đó là
Crocodile Chemistry 1.5. Do đó chúng tôi chọn đề tài “ Sử dụng phần mềm thí
nghiệm ảo (Crocodile Chemistry 1.5) vào dạy học tích cực môn Hoá học ở trường
THCS”
Phần mềm Crocodile Chemistry 1.5 có giao diện bằng Tiếng Anh. Mặc dù tác giả của
phần mềm đã trình bày khá chi tiết về các thao tác cũng như trình tự để làm thí
nghiệm nhưng do trình độ về Ngoại ngữ và Tin học của đại đa số giáo viên chúng ta
còn hạn chế, nên việc sử dụng phần mềm này để thiết kế các thí nghiệm hóa học ảo
trong việc giảng dạy hóa học còn gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, trong đề tài này tôi

muốn giới thiệu về tính năng của phần mềm, đồng thời hướng dẫn phương pháp
chung để thiết kế thí nghiệm và trình bày một số thí nghiệm ảo Hóa học bằng phần
mềm Crocodile Chemistry 1.5.
II.Giới hạn nghiên cứu :
Môn Hóa học lớp 8,9 trường THCS trường trung học cở Nguyễn Văn Trỗi.
Phần II: NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận:
Hội nghị lần thứ IV của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII về việc tiếp tục
đổi mới sự nghiệp giáo dục & đào tạo đã chỉ rõ: “Đổi mới phương pháp dạy và học ở
tất cả các cấp học, bậc học. Kết hợp tốt học với hành, học tập với lao động sản xuất,
thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, liên kết giữa nhà trường và xã hội, áp dụng
phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực sáng tạo, năng
lực giải quyết vấn đề, do đó đặt ra nhiệm vụ cho ngành giáo dục phải đổi mới
phương pháp dạy học để đào tạo con người có đủ khả năng sống và làm việc theo
yêu cầu của cuộc cách mạng lớn của thời đại, cách mạng truyền thông, công nghệ
thông tin. Một trong những sự đổi mới giáo dục là đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng hoạt động hoá người học, trong việc tổ chức quá trình lĩnh hội tri thức thì
lấy học sinh làm trung tâm. Theo hướng này giáo viên đóng vai trò tổ chức và điều
khiển học sinh chiếm lĩnh tri thức, tự lực hoạt động tìm tòi để dành kiến thức mới.
Trong sự đổi mới này không phải chúng ta loại bỏ phương pháp truyền thống mà cần
tìm ra những yếu tố tích cực, sáng tạo trong từng phương pháp để thừa kế và phát
triển những phương pháp đó cần sử dụng sáng tạo các phương pháp dạy học phù
hợp”.
Thí nghiệm ảo có những đặc điểm sau:
Dễ dùng, trực quan sinh động.
Giao diện thân thiện, dễ dùng với âm thanh và hình ảnh trực quan sinh động, học
sinh không chỉ được nhìn, xem, còn có cơ hội tham gia thực sự các thí nghiệm ảo qua
các thao tác đã được trực quan hóa với những thiết bị ảo, đây chính là một điểm mạnh
của phần mềm so với những bài giảng power point truyền thống. Tính chủ động của
học sinh tăng lên do có thể tự học ở nhà trên đĩa CD hay web trong khi giáo viên có

- 3 -
thể sử dụng trên lớp như giáo cụ trực quan minh họa cho bài giảng, do đó khắc phục
được phần nào về tình trạng thiếu thiết bị, nguyên vật liệu thí nghiệm như hiện nay.
Tăng hứng thú và tính chủ động
Sự kết hợp hài hòa giữa câu hỏi trắc nghiệm truyền thống (lựa chọn, đúng sai, )
với hình thức trắc nghiệm kỹ năng giàu tính tương tác thu hút chú ý và tăng tính chủ
động người học
+ Hiệu quả đạt được
Do kết hợp BÀI GIẢNG + tương tác THỰC HÀNH + TRẮC NGHIỆM đánh giá:
Thí nghiệm mô phỏng góp vai trò vào 2/3 yếu tố làm tăng tính chủ động học tập. trực
quan, tương tác cao, cho phép đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh là
những yếu tố không thể thiếu đối với một phần mềm giáo dục hiện đại.
II. Thực trạng:
1) Thuận lợi:
- Trang thiết bị của nhà trường được trang bị tương đối đầy đủ như:
+ Máy vi tính dành cho giáo viên.
+ Đã nối mạng Internet trong nhà trường.
+ Có phòng dành riêng cho dạy học ứng dụng công nghệ thông tin.
+ Có phòng thí nghiệm Hóa – Sinh.
+ Có các giáo viên chuyên trách thiết bị, phòng tin, phòng nghe nhìn…
- Có sự giúp đỡ và góp ý tận tình của ban lãnh đạo và các đồng nghiệp trong nhà
trường.
- Tài liệu bồi dưỡng dạy học tích cực và ứng dụng CNTT có nhiều thông tin rất bổ
ích cho đề tài.
- Mạng Internet đã cung cấp được rất nhiều tài liệu bổ ích phục vụ cho việc soạn
giảng dạy cho giáo viên.
- Học sinh có hứng thú khi làm thí nghiệm.
2) Khó khăn:
- Giáo viên sẽ mất nhiều thời gian để suy nghĩ, thiết kế các thí nghiệm cho bài học.
- Lớp tập huấn về công nghệ thông tin cho giáo viên bộ môn Hóa học THCS tại

huyện chưa nhiều.
- Giáo viên thực hiện được các thí nghiệm mà phòng thí nghiệm không có hóa chất
hoặc dễ gây độc hại cho giáo viên và học sinh trong lớp.
III. Giới thiệu phầm mềm Crocodile Chemistry 1.5
Phần mềm Crocodile Chemistry1.5 là phần mềm được dùng để thiết kế các thí nghiệm
ảo của môn Hóa học , được lập trình trên ngôn ngữ lập trình C++, thông qua ngôn ngữ
thể hiện là Tiếng Anh. Phần mềm này từ khi ra đời cho đến nay có nhiều phiên bản
với các mức độ khác nhau và qua mỗi phiên bản đã được bổ sung, cải tiến và hoàn
thiện dần về nội dung. Thông qua việc sử dụng phần mềm chúng tôi thấy: phần mềm
đã được tạo lập dựa trên cơ sở chính xác về mặt hóa học. Nó không chỉ mang tính mô
phỏng lại các hiện tượng Hóa học một cách máy móc bằng hình ảnh đơn thuần mà qua
mỗi phiên bản đó thì các hiện tượng Hóa thể hiện bản chất vật lý được bổ sung, chỉnh
sửa, hoàn thiện tương đối đầy đủ. Phiên bản Crocodile Chemistry 1.5 được cập nhật
mới nhất, với các tính năng đã được đổi mới, bổ sung khá nhiều so với các phiên bản
trước đó.
- 4 -
Phần mềm thí nghiệm ảo Crocodile Chemistry1.5 được xây dựng dựa trên khả năng
thao tác nhanh của các thế hệ máy tính cá nhân hiện nay. Nó có khả năng thiết lập
được hầu hết các thí nghiệm trong chương trình Hóa học phổ thông, cung cấp một số
chủ đề có sẵn theo chương trình và có thể tạo ra được các chủ đề mới theo từng nội
dung thí nghiệm. Khi xây dựng thí nghiệm ảo bằng phần mềm Crocodile
Chemistry1.5 chúng ta có thể đưa vào các hình ảnh được ghi lại sẵn từ ngoài chương
trình, có thể sắp xếp các dụng cụ thí nghiệm trong một hoạt cảnh giống như không
gian của một phòng thí nghiệm.
Thiết kế thí nghiệm ảo bằng phần mềm Crocodile Chemistry1.5 chúng ta có thể sử
dụng chuột một cách dễ dàng để lựa chọn, di chuyển hay thay đổi các dụng cụ thí
nghiệm. Mặt khác cũng có thể di chuyển, copy một dụng cụ hoặc toàn bộ thí nghiệm
đã xây dựng ra môi trường Word hoặc Powerpont để đưa hình ảnh, kết quả thí nghiệm
vào bài giảng điện tử hay giáo án điện tử.
IV. Cách sử dụng phầm mềm Crocodile Chemistry1.5.

1.Cài đặt phần mềm Crocodile Chemistry1.5
- Chạy file Setup.exe từ thư mục Crocodile
- Hoàn thành các bước cài đặt theo chỉ dẫn trên màn hình là bạn đã tạo được file chạy
chương trình trên Desktop là: Crocodile Chemistry1.5.
- Có thể Download phầm mềm theo địa chỉ website: www.crocodile-clips.com
2. Chạy chương trình Crocodile Chemistry1.5.
Khi chạy chương trình bạn nháy đúp chuột vào File chạy của phần mềm trên Desktop
là Crocodile Chemistry1.5. hoặc chạy trực tiếp một file thí nghiệm đã được thiết lập.
Khi vào chương trình lần đầu tiên bạn sẽ được yêu cầu nhập tên đăng ký và mã số sử
dụng, khi đó bạn nhập lần lượt các yêu cầu trên:
Mã số sử dụng: CH005CD-007-FGCBJ
Nhập xong bạn chọn Next và sau đó bạn chọn tiếp OK sẽ khởi động được chương
trình với giao diện ban dầu có dạng sau đây.
3. Các menu chính của phần mềm Crocodie Chemistry 1.5.
a) Các menu ngang:
*Các biểu tượng làm việc với File.
Chọn tên các
chất
Chọn tên bằng
công thức hóa
học
- 5 -
* Các biểu tượng làm việc với các Edit (lựa chọn nhanh)
• Các biểu tượng làm việc với các View (cách thể hiện)
Tạo thí nghiệm mới
Mở một thí nghiệm đã thiết kế
Trở lại giao diện ban đầu
Các thí nghiệm đã thiết kế sẵn
Lưu thí nghiệm đã thiết kế
Lưu thí nghiệm đã thiết kế vào một vị trí khác

Mở lại thí nghiệm ở trạng thái lưu trước đó.
In thí nghiệm hiện thời
Cài đặt trang in
Danh sach 4 file mở mới nhất
Thoát
Trở lại bước thực hiện trước
Bước tiếp theo của bước vừa trở lại
Xóa một dụng cụ thí nghiệm, hóa chất nào đó
Xóa nhiều dụng cụ thí nghiệm đã chọn
Sao một dụng cụ thí nghiệm đã chọn
Sao một hay nhiều dụng cụ thí nghiệm đã chọn
Quay phim lại các bước và thí nghiệm đang làm
Mở lại đoạn phim vừa quay xong
Dừng
Kích cở đoạn phim
Tắt, mở âm thanh xảy ra khi làm thí nghiệm
- 6 -
* Các biểu tượng làm việc với các Add: Phần này thể hiện và lựa chọn các thanh
công cụ như sau:
Không hiển thị dụng cụ hay hóa chất ở giao diện.
Lựa chọn cách hiển thị các chất bằng CTHH hoặc tên
Bật, tắt thanh ghi các PTHH, trang thái các chất.
Bật , tắt thanh nhiệt độ xảy ra khi làm TN dưới màn hình
Bật , tắt thanh lựa chọn các chất, dụng cụ TN.
Phóng to dụng cụ hay lọ hóa chất khi làm TN.
Biểu tượng
Kim loại (1)
Dung dịch axit và bazơ
Oxit
Muối clorua

Muối cacbonat
Muối sunfat
Các hóa chất , phi kim (chất rắn)
Chất chỉ thị màu
Chất khí
Dụng cụ thí nghiệm (ống nghiệm, giá TN,
que đóm…)
Vòi nước (H
2
O)
Đồ thị biểu thị nhiệt độ, thể tích….
Bật, tắt hiện tượng phản ứng xảy ra
- 7 -
+ Kim loại: Chỉ cần kích chuột vào biểu tượng, sẽ xuất hiện các kim loại, tùy chọn
các kim loại và khối lượng trong hộp thoại.
+Axit và Bazơ
+ Các biểu tượng khác ta làm tương tự.
V. Thiết kế thí nghiệm hóa học với phần mềm Crocodile Chemistry 1.5
Kim loại
Kim loại ở dạng sợi
(thanh kim loại)
Kim loại ở dạng bột
Kim loại ở dạng viên
Kim loại ở dạng lỏng
(Hg)
Chọn dung dịch axit
Tùy chọn nồng độ
(mol/l) của dung dịch
Tùy chọn thể tích, khối
lượng …

- 8 -
- Để thiết lập một thí nghiệm hóa học bằng phần mềm Crocodile Chemistry 1.5 chúng
ta có thể tiến hành thao tác theo trình tự chung gồm 3 bước cơ bản sau đây:
1) Bước 1: Khởi động phầm mềm
- Khởi động máy xong, bạn nháy đúp chuột biểu tượng của file Crocodile Chemistry
1.5 trên Desktop.
2) Bước 2: Tiến hành thí nghiệm.
+ Lựa chọn dụng cụ: Kích chuột vào biểu tượng dụng cụ, sau đó dùng chuột kéo thả
ra khoảng trống phía dưới.
+ Lựa chọn hóa chất:
- Trên thanh Toolbar là phần để bạn lựa chọn những nhóm hóa chất mà bạn muốn sử
dụng để làm thí nghiệm, gồm những nhóm chất như: kim loại, axit, một số muối thuộc
nhiều gốc khác nhau, hợp chất hữu cơ, chất khí, nước và biểu đồ nhiệt độ theo thời
gian của thí nghiệm.
+Cách lấy hóa chất:
- Nhấp vào nhóm hóa chất ở trên, sau đó sẽ có một dãy các chất có trong nhóm đó
hiện ở bên trái. Tiếp tục nhấp vào hóa chất muốn lấy rồi di chuyển chuột ra ngoài
“phòng thí nghiệm”. Ngoài ra,còn có thể lấy hóa chất theo khối lượng, thể tích hay
trạng thái tùy ý bằng cách lựa chọn ở phía trên dãy hóa chất
+ Cách tạo phản ứng giữa các chất:
Dụng cụ thủy tinh
Nút cao su, bếp ga, bếp điện….
Nhiệt kế, que đóm,dụng cụ thu khí
Bàn thí nghiệm
Chất chỉ thị màu
- 9 -
- Chọn một hóa chất đặt ở trên “bàn”, sau đó lựa chọn tiếp chất thứ hai mang lại đúng
vị trí của lọ thứ nhất, rồi bấm chuột trái, lập tức hóa chất trong lọ thứ hai sẽ được đổ
vào lọ thứ nhất . Ngoài ra, còn có thể xoay lọ hóa chất thứ hai để đổ vào lọ thứ nhất.
Cứ như vậy có thể hòa nhiều chất khác nhau vào cùng một lọ. Sau khi trộn, nếu có

phản ứng xảy ra bạn sẽ thấy những hiện tượng bên trong lọ.
3) Bước 3: Cách xem các chất, trạng thái các chất và PTHH:
- Kích chuột vào thanh Information Toolbar là phần hiện thị những thông tin về lọ hóa
chất bạn đang chọn như: phương trình phản ứng, thành phần, khối lượng và trạng thái
của các chất đó.
VI. Những thí nghiệm minh họa ở chương trình hóa học THCS:
1.Thí nghiệm 1: Khí Clo tác dụng với nước ( Bài26 - Hóa học 9)
Bước 1: Khởi động phần mềm trên Desktop:
Bước 2: Tiến hành thí nghiệm
+ Lựa chọn hóa chất:
- Kích chuột vào biểu tượng sau đó chọn đưa ra “phòng thí nghiệm”
+ Chọn dụng cụ: kích chuột vào biểu tượng sau đó chọn cốc đưa ra “phòng thí
nghiệm” ngay dưới vòi nước và kích vòi nước này để lấy nước. Chọn ống thủy
tinh để nhúng vào cốc nước.
- Lấy giấy quỳ kích vào biểu tượng: hiện ra hộp thoại sau đó chọn giấy quỳ
đổ vào lọ nước.
+ Dùng chuột nối lọ khí Cl
2
với ống thủy tinh đã chọn thành hệ thống.
+ Cho khí Cl
2
qua nước.
Bước 3: Quan sát hiện tượng, nhận xét, viết PTHH.
Hình trước khi cho khí Cl
2
qua nước.
Hình sau khi mở khóa cho khí clo qua nước.
- 10 -
2.Thí nghiệm 2: Natri tác dụng với nước. (Bài 36 – Hoá học 8)
Bước 1: Khởi động phần mềm trên Desktop:

Bước 2: Tiến hành thí nghiệm
+ Chọn dụng cụ: kích chuột vào biểu tượng sau đó chọn cốc đưa ra “phòng
thí nghiệm” ngay dưới vòi nước và kích vòi nước này để lấy nước.
- Lấy giấy quỳ kích vào biểu tượng: hiện ra hộp thoại sau đó chọn giấy quỳ
đổ vào lọ nước.
+ Lựa chọn hóa chất:
-Kích chuột vào biểu tượng sau đó chọn kim loại chọn khoảng 0,5 – 1gam đưa ra
“phòng thí nghiệm”
- Dùng chuột di chuyển lọ Natri và đổ vào lọ nước
Bước 3: Quan sát hiện tượng, nhận xét, viết PTHH (giáo viên kiểm tra trên thanh
Information Toolbar)
Đóng,mở chất khí
- 11 -
1. Thí nghiệm 3: Nhận biết các chất các dung dịch mất nhãn sau:
H
2
SO
4
; NaOH; KCl (Dùng trong các tiết luyện tập – Hoá học 9)
Bước 1: Khởi động phần mềm trên Desktop:
Bước 2: Tiến hành thí nghiệm
+ Chọn dụng cụ: kích chuột vào biểu tượng sau đó chọn 3 cốc đưa ra “phòng
thí nghiệm”.
đổ vào lọ nước.
+ Lựa chọn hóa chất:
-Kích chuột vào biểu tượng sau đó chọn lọ dung dịch axit H
2
SO
4
và dung dịch

NaOH; V= 100ml đưa ra “phòng thí nghiệm”. Vào biểu tượng để lấy lọ dung
dịch KCl.
- Dùng chuột di chuyển và đổ các lọ trên vào 3 cốc thủy tinh đã chuẩn bị sẵn tạo ra 3
lọ dung dịch chưa biết tên.
Phương trình hóa học
Chọn kim loại dạng viên
Chọn 0,5 gam kim loạiNatri
Kích chuột chọn lọ Natri
Hiện tượng xảy ra trong cốc:
Na + H
2
O
- 12 -
- Sau đó xóa các lọ dung dịch đã chọn trên thanh công cụ.
- Dùng quỳ tím (Cách lấy quỳ tím như đã hướng dẫn ở thí nghiệm trên)
- Lấy lọ quỳ cho vào 3 lọ
Bước 3: Quan sát hiện tượng và nhận biết được các chất.
VII. Những lưu ý khi sử dụng phần mềm:
Để thực hiện tốt các thí nghiệm giáo viên cần lưu ý các vấn đề sau đây.
1. Lựa chọn thí nghiệm:
- Lựa chọn những thí nghiệm mà khi làm thí nghiệm thực tế khó thành công, sử dụng
hoá chất dễ gây độc cho học sinh và giáo viên.
dd H
2
SO
4
dd NaOH dd KCl
Quỳ tím
- 13 -
- Những thí nghiệm mà phòng thí nghiệm thiếu hoá chất và dụng cụ thí nghiệm.

- Những thí nghiệm mà phản ứng xảy ra chậm, gây mất thời gian trong tiết dạy.
2. Các thiết bị hỗ trợ:
- Thực hiện khi dạy giáo án điện tử, đến phần thí nghiệm nào thì liên kết qua phần
mềm này để thực hiện.
3. Chuẩn bị sẵn thí nghiệm:
- Lưu một file: Khi giáo viên lên lớp, các thí nghiệm có thể thực hiện trước ở nhà sau
đó giáo viên lưu lại, chỉ cần mở file thí nghiệm (đuôi ccs) đã thực hiện thì thí nghiệm
sẽ thực hiện. Do đó trong tiết dạy không mất thời gian.
- Định dạng lưu một file giáo viên có thể sửa lại tên của file cần
lưu
4. Đối với học sinh:
- Trong tiết dạy giáo viên có thể cho học sinh lên thực hiện trên máy tính. Giáo viên
hướng dẫn để các em thực hiện.
VIII. Kết quả nghiên cứu:
Dưới sự thống nhất và tạo điều kiện về cơ sở vật chất của ban giám hiệu nhà trường,
đặt biệt bộ phận chuyên môn đã thống nhất đã ứng dụng phần mềm Crocodile
Chemistry 1.5 với bộ môm Hóa học 8,9 Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi từ cuối năm
học 2009 -2010 và năm học 2010 -2011 có những đánh giá như sau:
- Do điều kiện về cơ sở vật chất
Trong năm học 2010 – 2011 tôi đã triển khai thực hiện ở lớp 8, kết quả thu được rất
khả quan. Các em không còn lúng túng trong việc nhớ các tính chất hóa học của các
chất mà còn rất hứng thú trong tiết dạy. Qua bài kiểm tra khảo sát của lớp 8/2 và lớp
8/4 cho thấy :
Kết quả kiểm tra đợt 1: (Chưa áp dụng )
Lớp Sĩ số
Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu
SL % SL % SL % SL %
8/2 31 3 9,7 6 19,4 15 48,4 7 22,5
8/4 32 2 6,25 5 15,63 16 50.0 9 28,13
Kết quả kiểm tra đợt 2: (Đã áp dụng )

Lớp Sĩ số
Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu
SL % SL % SL % SL %
8/2 31 5 16,13 9 29,03 13 41,94 4 12,90
8/4 32 4 12,5 8 25,0 15 46,9 5 15,6

Ở đợt kiểm tra lần 2 ta thấy cả 2 lớp có được kết quả nâng lên rõ rệt là do học sinh đã
hiểu thấu đáo vấn đề ở những góc độ khác nhau của phản ứng hóa học, nắm được hiện
tượng và viết các PTHH. Đặc biệt là ở học sinh đã hình thành được kỹ năng giải bài
tập dạng nhận biết, biết phân tích và suy luận đề bài.
Phần III: KẾT LUẬN
Qua việc tìm hiểu và ứng dụng phần mền, tôi thấy tác dụng của phần mềm Crocodile
Chemistry 1.5 đã đáp ứng được một số các yêu cầu cơ bản sau:
- 14 -
Sử dụng phần mềm thí nghiệm ảo Crocodile Chemistry với phiên bản Crocodile
Chemistry 1.5 chúng ta có thể thiết lập gần như hầu hết các thí nghiệm trong chương
trình Hóa học THCS. Các thí nghiệm này có thể được xây dựng một cách nhanh
chóng và cho kết quả chính xác cao.
Với các ưu thế của phần mềm về khả năng thiết kế nhanh chóng, các thí nghiệm hóa
học có thể được thiết kế trực tiếp ngay trên lớp, có sự tham gia của tập thể học sinh
đối với người đã thành thạo và có sự chuẩn bị trước. Còn khi mới tiếp cận chúng ta
nên lựa chọn phương pháp thiết lập thí nghiệm trước khi lên lớp và có thể kết nối với
file thí nghiệm từ môi trường của bài giảng Powerpoint.
Phần mềm thí nghiệm Hóa học Crocodile Chemistry 1.5 đã có nhiều ứng dụng thiết
thực trong việc thiết lập các thí nghiệm trong dạy học môn Hóa học. Tuy vậy, phần
mềm cũng còn thiếu một số phần không kém quan trọng như: các thí nghiệm về hóa
hữu cơ. Hy vọng rằng trong các phiên bản tới thì các phần còn thiếu sẽ được đưa vào,
giúp chúng ta có một bộ thí nghiệm ảo đầy đủ hơn.
Phiên bản Crocodile Chemistry 1.5 mới chỉ được tiếp cận và tìm hiểu chỉ trong thời
gian ngắn. Vì vậy, trong đề tài này, bước đầu chúng tôi mới chỉ giới thiệu các công cụ

sử dụng chính của phần mềm, các bước thiết lập thí nghiệm ảo phần hóa vô cơ, nhận
biết và một số thí nghiệm điển hình. Các nội dung còn lại sẽ được thực hiện trong thời
gian sắp tới để đề tài được bổ sung, hoàn chỉnh và ứng dụng được dễ dàng hơn trong
từng tiết dạy.Chúng tôi rất mong nhận được sự tham gia tích cực về các ý kiến góp ý
của các quý thầy cô và các đồng nghiệp.
Duy Nghĩa, ngày 25 tháng 3 năm 2011
Đồng tác giả.
Nguyễn Phước Vĩnh Trần Văn Hậu
- 15 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đĩa CD: 1. File phần mềm Crocodile Chemistry 1.5.
2. File các thí nghiệm đã thiết kế sẵn có trong đề tài và một số
thí nghiệm tham khảo khác.
Sách giáo khoa:
+ HOÁ HỌC 9.
LÊ XUÂN TRỌNG (Tổng chủ biên kiêm Chủ biên)
CAO THỊ THẶNG – NGÔ VĂN VỤ.
Nhà xuất bản Giáo Dục.
+ HOÁ HỌC 8
LÊ XUÂN TRỌNG (Tổng chủ biên kiêm).
NGUYỄN CƯƠNG (Chủ biên).
ĐỖ TẤT HIỂN.
Nhà xuất bản Giáo Dục.
Giáo trình : LÝ LUẬN DẠY HỌC HOÁ HỌC ĐẠI CƯƠNG.
NGUYỄN THỊ KIM CÚC.
Nhà xuất bản Giáo Dục.
.
- 16 -
MỤC LỤC
Nội dung Trang

Phần I. Đặt vấn đề
I. Lý do chọn đề tài
II. Thực trạng
3
Phần II.Nội dung.
I.Cơ sở lý luận
II. Giới hạn đề tài
III.Giới thiệu phần mềm Crocodile Chemistry 1.5
IV.Cách sử dụng phầm mềm Crocodile Chemistry1.5.

V. Thiết kế thí nghiệm hóa học với phần mềm Crocodile Chemistry 1.5
VI. Những thí nghiệm minh họa ở chương trình hóa học THCS.
VII. Hướng dẫn thực hiện phần mềm trong tiết dạy.
VIII. Kết quả nghiên cứu.
4
4
4
4
5
8
10
13
14
Phần III: Kết luận. 14
Tài liệu tham khảo 18
Mục lục 19
- 17 -
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Năm học: 2009 - 2010
I. Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường
1. Tên đề tài:

2. Họ và tên tác giả:
3. Chức vụ: Tổ:
4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài:
a) Ưu điểm:


b) Hạn chế:


5. Đánh giá, xếp loại:
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường :

thống nhất xếp loại :
Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)



II. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Phòng GD&ĐT
thống nhất xếp loại:
Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)




III. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam thống nhất
xếp loại:
Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)


Mẫu SK1
- 18 -
PHIẾU CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2010– 2011
(Dành cho người tham gia đánh giá xếp loại SKKN)
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Trường …………………………………….
- Đề tài:


- Họ và tên tác giả:
- Đơn vị:
- Họ tên người thẩm định:
- Điểm cụ thể:

Phần
Nhận xét
của người đánh giá xếp loại đề tài
Điểm
tối đa
Điểm
đạt
được

1. Tên đề tài
2. Đặt vấn đề
1
3. Cơ sở lý luận 1
4. Cơ sở thực tiễn 2
5. Nội dung nghiên cứu 9
6. Kết quả nghiên cứu 3
7. Kết luận 1
8.Đề nghị
9.Phụ lục
1
10.Tài liệu tham khảo
11.Mục lục
12.Phiếu đánh giá xếp loại
1
Thể thức văn bản, chính tả 1
Tổng cộng 20đ

Căn cứ số điểm đạt được, đề tài trên được xếp loại :
Người đánh giá xếp loại đề tài:
(Ghi rõ họ tên và chữ ký)
Mẫu SK2

×