Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

XỬ lý KHÍ THẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP lọc bụi tĩnh điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (739.61 KB, 34 trang )

1
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP
THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ KĨ THUẬT
MÔI TRƯỜNG
Bộ môn:
Công nghệ xử lý khí thải và chống ồn
Đề tài:
Lọc bụi tĩnh điện
GVHD: Th.S Trần Đức Thảo
Nhóm thực hiện: 10
2
MỤC LỤC
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5
1.1. Khái niệm chung 5
1.2. Định luật Culông 5
1.3. Điện trường và cường độ điện trường 7
1.4. Thế điện trường và thế hiệu điện trường 8
1.5. Dòng điện trong chất khí – Sự ion hóa khí 9
1.6. Quầng sáng trong thiết bị lọc bụi tĩnh điện 10
1.7. Sự tích điện của các hạt bụi trong thiết bị lọc bụi điện 12
1.8. Sự chuyển động của các hạt bụi được tích điện trong điện trường 15
1.9. Mức độ thu bụi lý thuyết (hiệu suất thu bụi) 15
1.10. Các nhân tố ảnh hưởng trong thiết bị lọc bụi tĩnh điện thực tế 18
1.10.1. Ảnh hưởng các tính chất của khí cần làm sạch 18
1.10.2. Ảnh hưởng các tính chất của bụi và lớp bụi trên điện cực lắng 19
1.10.3. Ảnh hưởng hàm lượng bụi ban đầu trong khí 21
1.10.4. Ảnh hưởng các tham số điện của thiết bị 23
1.10.5. Ảnh hưởng của tốc độ và sự phân bố trong thiết bị đến hiệu suất thu được 24
2. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI THIẾT BỊ LỌC BỤI TĨNH ĐIỆN 24


3. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC CỦA THIẾT BỊ LỌC BỤI TĨNH ĐIỆN 25
3.1. Cấu tạo các đơn nguyên của thiết bị lọc bụi tĩnh điện 25
3.2. Nguyên lí làm việc của thiết bị lọc bụi tĩnh điện 28
4. PHÂN LOẠI CÁC THIẾT BỊ LỌC BỤI ĐIỆN 29
4.1. Thiết bị lọc bụi kiểu YГ 29
4.2. Thiết bị lọc bụi điện ướt kiểu ống trụ một vùng 30
4.3. Thiết bị lọc bụi điện hai vùng 32
5. ỨNG DỤNG, ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM 33
5.1. Ứng dụng 33
5.2. Ưu điểm 33
5.3. Nhược điểm 33
3
Danh sách các thành viên
STT
Họ và tên
Mã số sinh viên
Phân công công việc
1
Trần Thị Ngọc Vàng
2009120102
Tìm tài liệu, Power
point, thuyết trình,
phần 1: cơ sở lí thuyết.
2
Phạm Thị Tốt
2009120063
Tìm tài liệu, thuyết
trình, phần 2: các yếu
tố ảnh hưởng.
3

Phan Ngọc Dũng
2009120090
Tìm tài liệu, hình ảnh,
nguyên lí hoạt động.
4
Trương Quang Phúc
2009120005
Tìm tài liệu, thuyết
trình, phần 3: ứng
dụng và ưu, nhược
điểm.
5
Nguyễn Xuân Thuyền
2009120050
Tìm tài liệu, ứng dụng
thực tế.
6
Nguyễn Trường Mãi
2009120062
Tìm tài liệu, thuyết
trình, power point.
4
LỜI MỞ ĐẦU
Khi tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng, số lượng các khu công nghiệp, khu chế suất
cũng tăng theo, ngày càng nhiều bệnh tật ảnh hưởng đến sức khỏe con người liên quan
đến vấn đề ô nhiễm không khí. Các bệnh về da, mắt, đặc biệt là đường hô hấp. Vì vậy
việc xử lý bụi và khí thải trong quá trình sản suất là điều tất yếu phải có trong các khu
công nghiệp, nhà máy để bảo vệ môi trường không khí.
Công nghiệp ngày càng phát triển đồng nghĩa với lượng bụi thải ra ngày càng
nhiều. Vấn đề bảo vệ môi trường sống hiện nay trở thành vấn đề cấp bách của xã hội.

Lọc bụi trong công nghiệp là một trong các vấn đề kỹ thuật cần thiết và bắt buộc, nhằm
bảo vệ môi trường, điều kiện làm việc cho người lao động và bảo vệ môi trường sống
nói chung.
Hầu hết các lĩnh vực công nghiệp như xi măng, luyện kim, khai khoáng… đều
phải xử lý bụi trong quá trình sản xuất vì lượng bụi thải ra môi trường không khí là rất
lớn. Với đặc thù sản xuất xi măng có nhiều khí bụi, ồn, chất thải phát sinh ở các công
đoạn: Lò nung, nghiền than, nghiền xi măng, đóng bao…làm ảnh hưởng trực tiếp đến
môi trường mà trong đó bụi là vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến môi trường.
Các bước thiết kế và sử dụng hệ thống lọc bụi công nghiệp, cần phải tính đến
nhiều yếu tố khi lựa chọn thiết bị lọc bụi cho một đối tượng công nghiệp cụ thể nào đó.
Khi lựa chọn các phương pháp và thiết bị để làm sạch khí, ngoài kích thước của bụi
phụ thuộc vào điều kiện hình thành của nó, cần tính đến tính chất lý hóa của bụi.
Lọc bụi tĩnh điện là thành phần không thể thiếu trong dây truyền sản xuất của các
nhà máy xi măng, luyện gan thép, chế biến khoáng sản, bông vải, công nghiệp
giấy…bởi hiệu suất thu bụi cao đến 99,9%, thu hồi được bụi có kích thước siêu nhỏ
đến 0,01 và không cần đến các thiết bị xử lí sơ bộ nào khác, thiết bị có khả năng tự
động hóa và hoạt động độc lập hoàn toàn.
5
THIẾT BỊ LỌC BỤI TĨNH ĐIỆN
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Khái niệm chung
Trong thực tế tồn tại hai loại điện tích: dương và âm. Các điện tích cùng dấu đẩy
nhau và khác dấu hút nhau. Khi hai vật được điện hóa do ma sát thì cả hai vật đều tích
điện, thêm vào đó nếu một vật tích điện dương thì vật kia tích điện âm. Nếu trước khi
điện hóa cả hai vật không tích điện thì sau khi điện hóa số lượng điện tích dương của
vật thứ nhất bằng số lượng điện tích âm của vật thứ hai. Các diện tích không sinh ra
cũng không mất đi, chúng có thể chuyển dịch từ vật này sang vật khác hoặc xáo trộn
bên trong vật.
Trong bất kì vật trung tính nào đều có các điện tích khác dấu nhau, về số lượng
của chúng bằng nhau. Khi hai vật được ma sát, một phần điện tích của vật này được

chuyển sang vật kia, khi đó sự cân bằng điện tích âm và dương bị phá vỡ và chúng sẽ
tích điện khác nhau. Khi vật được điện hóa, sự phân bố các điện tích sẽ bị phá vỡ và có
sự phân bố lại, trong đó có chỗ dư điện tích âm còn chỗ khác lại dư điện tích dương.
Nếu tách hai vật đó ra riêng biệt, chúng trở thành các vật tích điện trái dấu.
Thực nghiệm cho thấy, điện tích của bất kì vật nào gồm số lượng điện tích
nguyên tố bằng 1,6.10
-9
Culông. Phần tử nhỏ nhất của điện tích nguyên tố âm là
electron khối lượng của nó bằng 9,1.10
-31
kg.
Phần tử bền vững nhỏ nhất của điện tích nguyên tố dương là prôtrôn có khối
lượng bằng khối lượng nguyên tử H
2
(1,67.10
-27
kg). Prôtrôn và electron có trong tất cả
các nguyên tử và phân tử.
1.2. Định luật Culông
Là định luật cơ bản về sự tác dụng tương hỗ về các điện tích, có thể phát biểu:
Lực tác dụng của hai điện tích điểm tỷ lệ thuận với tích số các giá trị của các diện
tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách. Lực này hướng theo đoạn thẳng nối
trực tiếp giữa hai điện tích. Định luật Culông có thể biểu thị bằng công thức:
F = k
1
.
(1.1)
Trong đó: q
1
– trị số hai điện tích điểm tác dụng tương hỗ.

6
r – khoảng cách giữa chúng.
k
1
– hệ số tỉ lệ ( k
1
> 0 ).
Điện tích điểm các điện tích ở trong các vật bất kỳ, các kích thước của chúng nhỏ
so với khoảng cách tác dụng. Culông đã nguyên cứu lực tác dụng tương hỗ giữa các
điện tích có trong không khí. Thực nghiệm cho biết k
1
– hệ số tỉ lệ công thức (1.1) phụ
thuộc vào tính chất môi trường. Ngoài ra hệ số k
1
cũng đưa các số tỉ lệ trong công thức
biểu tị định luật vật lý phụ thuộc vào đại lượng đo của các đại lượng đo có trong công
thức.
Vì vậy để thuận tiện, hệ số k
1
trong công thức (1.1) được biểu thị bằng tỷ số hai
hệ số:
k
1
=
Trong đó:
k – hệ số phụ thuộc vào lựa chọn hệ đơn vị đo.
– đại lượng không thứ nguyên biểu thị đặc tính điện tích của môi trường gọi là
thẩm điện môi tương đối của môi trường, giá trị của nó không phụ thuộc vào đơn
vị đo, trong môi trường chân không có giá trị bằng 1.
Định luật Culông có thể biểu thị:

F = k
1
.
.
 (1.2)
Trong hệ số đo lường quốc tế hệ số k trong công thức (1.2) đối với định luật
Culông có giá trị
k =
Trong đó: – là hằng số điện. Thay thế giá trị của k vào công thức (1.2) có thể
viết định luật Culông dưới dạng công thức:
F =
.
.
(1.3)
7
1.3. Điện trường và cường độ điện trường
Khoảng không chứa điện tích có các tính chất vật lý xác định, nếu có một điện
tích khác được mang vào khoảng không đó nó sẽ chịu một lực tác dụng tĩnh điện theo
đinh luật Culông. Trạng thái khoảng không quanh vật tích điện gọi là điện trường.
Thực nghiệm cho biết lực tác dụng lên điện tích điểm q nằm trong điện trường, trong
các điều kiện khác như nhau thì tỉ lệ với đại lượng q. Vì vậy lực này không đặc trưng
cho bản thân điện trường. Để đặc trưng cho điện trường đưa vào một đại lượng vật lý
gọi là cường độ điện trường. Lực trong điện trường tác dụng lên một dơn vị dương gọi
là cường độ điện trường.
Điện tích đơn vị được đặt vào điện trường giả thuyết là điện tích điểm gọi là điện
tích điểm thử. Nếu điện trường tác dụng lên điện tích điểm thử q
0
một lực F
0
thì cường

độ điện trường E
0
sẽ bằng:
= (1.4)
Trong hệ đơn vị đo lường quốc tế, đơn vị cường độ điện trường là:
=
.
.
=
.
.
= /
Giá trị cường độ điện trường là lực tác dụng lên điện tích đơn vị, nhưng lực tác
dụng không chỉ được xác định bởi độ lớn mà còn chiều của lực. Vì vậy cường độ điện
trường ở điểm nào đó được biểu thị bằng đồ thị vecto theo chiều tác dụng của lực xuất
phát từ điểm đó.
Để tính cường độ điện trường của điện tích điểm q ở điểm bất kỳ của điện trường
A chứa điện tích đó, đặt một điện tích điểm thử q
1
(tại điểm A) cách điện tích điểm q
một khoảng cách r
1
thì lực tác dụng lên diện tích điểm đó là F
A
bằng (đối với chân
không):
=
.
Lấy giá trị lực F
A

chia cho điện tích điểm thử q
1
có giá trị cường độ điện trường
tại điểm B:
=
.
8
Cũng như vậy xác định cường độ điện trường ở điểm B:
=
.
Do đó cường độ điện trường của điện tích điểm đã cho trong điện trường (chân
không) thì tỷ lệ với trị số điện tích đó và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách
giữa điểm đó với điện tích.
1.4. Thế điện trường và thế hiệu điện trường
Lực tác dụng lên bất kì điện tích có trong điện trường khi điện tích đó chuyển
dịch từ điểm này sang điểm khác trong điện trường sẽ thực hiện một công xác định.
Giá trị của công tỷ lệ với trị số điện tích chuyển dịch không phụ thuộc vào hình dạng
đường chuyển dịch mà chỉ phụ thuộc vào khoảng cách giữa các điểm nằm trong điện
trường mà điện tích chuyển dịch.
Tỷ số công A với trị số điện tích q
1
nghĩa là chỉ phụ thuộc vào điểm đầu và
điểm cuối của điện tích chuyển dịch, còn hình dạng và đường chuyển dịch của điện
tích không có ý nghĩa.
Thế điện trường ở một điểm đã cho là tỷ số giữa công tạo nên do điển tích đường
chuyển động từ vô tận đến điểm đã cho của điện trường với trị số điện tích chuyển
dịch. Về trị số, thế điện trường bằng công tiêu hao để chuyển một đơn vị điện tích
dương từ vô tận đến điểm đã cho. Nếu kí hiệu thế điện trường là , có được:
=
Hiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường gọi là thế hiệu điện trường giữa

những điểm đó. Nếu thế điện trường của hai điểm C va D trong điện trường biểu thị là
và thì hiệu điện thế giữa những điểm đó kí hiệu là U và bằng:
U = −
Hiệu điện thế giữa hai điểm của điện trường bằng 1 Vôn khi sự chuyển dịch giữa
chúng bằng 1 Culong (điện) và hoàn thành công bằng 1 Jun và Vôn = . Vì vậy có
thể biểu thị Jun qua còn Culong qua a.s.
9
Vậy: ô =
.
.
=
.
.
=
.
Trong điện trường đều, hiệu điện thế và cường độ điện trường có quan hệ với
nhau, có thể biểu thị như sau:
Trị số cường độ điện trường đều bằng hiệu thế ứng với đơn vị chiều dài dọc theo
đường sức của điện trường. Nghĩa là:
=

=
Trong đó : l – khoảng cách giữa hai điểm của điện trường (theo chiều đường sức).
Khi giá trị l nhỏ, tỷ số này cũng gần bằng tỷ số E của điện trường không đều.
1.5. Dòng điện trong chất khí – Sự ion hóa khí.
Sự chuyển dịch của các điện tích có hướng gọi là dòng điện. Các vật chất được
chia ra: vật dẫn điện và vật không dẫn điện. Ở vật dẫn điện có các điện tích chuyển
động tự do, còn ở vật không dẫn điện, không có tính chất trên.
Các khí ở điều kiện trung hòa, nghĩa là ở điều kiện bình thường chúng gồm các
nguyên tử và phân tử trung hòa, chúng là nguồn ion hóa và trở nên dẫn điện. Nếu khí

được ion hóa sẽ tạo thành các ion và âm (electron). Trong khí có thể tạo thành các ion
âm vì một số phần tử khí trung hòa kết hợp với các điện tử tự do.
Khí được ion hóa dưới ảnh hưởng các tác động bên ngoài khác nhau: nung nóng
rất mạnh, tác dụng của tia Renghen, tia bức xạ, tia vũ trụ, do va đập phân tử khí với tốc
độ nhanh của electron và ion.
Ngay ở điều kiện bình thường, khí chịu tác dụng của tia vũ trụ, tia bức xạ, nên
trong khí bao giờ cũng tồn tại một số lượng ion và điện tử tự do. Quá trình ion hóa
dưới tác dụng của các electron và ion chuyển động gọi là sự ion hóa va đập.
Nếu trong khí chứa các điện tích tự do (các electron và ion) được đặt giữa hai cực
(một mặt là bề mặt vật trụ còn vật kia là dây dẫn đặt giữa) được nối với nguồn điện có
hiệu điện thế nhất định và tạo nên một điện trường không đều thì dưới tác dụng của
điện trường các điện tích tự do trong khí bắt đầu chuyển dịch theo hướng đường sức
của điện trường. Chiều chuyển dịch của mỗi điện tích được xác định bởi dấu của
chúng. Các ion và electron chuyển động trong khí tao nên dòng điện.
10
Khi tăng thế hiệu giữa các điện cực ( tăng cường độ điện trường), cường độ điện
trường tăng hầu như tỉ lệ với thế hiệu. Tiếp tục tăng thế hiệu, sự tăng cường độ dòng
điện chậm lại. Nếu tăng thế hiệu hơn nữa, cường độ dòng điện không tăng là do không
thay đổi cường độ ion hóa khí, do vậy số lượng tự do trong khí không đổi. Dòng điện
cực đại ứng với cường độ ion hóa đã cho gọi là dòng điện bão hòa.
Khi thế hiệu đủ lớn, các điện tích (electron và ion) có trong khí quyển động được
tăng tốc mạnh đã gây nên sự va đập các phân tử khí và tiếp tục ion hóa chúng, nghĩa là
phá vỡ phần của các electron ngoài biến các phân tử trung hòa thành ion dương, điện tử
tự do và trong khí tạo ra quá trình va đập ion. Các ion và electron mới tạo thành sẽ
chuyển động và được tăng tốc bởi điện trường đồng thời tiếp tục ion hóa các phân tử
khí mới. Số lượng lớn ion và electron tạo thành trong khí dẫn đến làm dòng điện tăng
đột biến.
Khi điện trường không đều, cường độ điện trường ở trục lớn hơn ngoài biên. Vì
cạnh dây dẫn trung tâm có mật độ đường sức dày đặc hơn, nên khi tăng thế hiệu, sự va
đập ion xảy ra gần dây dẫn trung tâm là mãnh liệt nhất. Ở vị trí càng xa dây dẫn trung

tâm, cường độ điện trường và tốc độ chuyển động của các điện tích không đủ duy trì
cho quá trình tạo thành ion mới. Hiện tượng va đập ion cạnh dây dẫn trung tâm gọi là
hiện tượng quầng sáng.
Khi tăng thế hiệu hơn nữa, số lượng ion giữa các điện cực tăng lên và quầng sáng
trở nên xuyên thủng khoảng không chứa electron và dòng điện tiếp tục tăng. Điện tích
quầng sáng chỉ phát sinh trong điện trường không đều với điều kiện là hình dạng ở
khoảng cách điện cực xác định.
Khi điện cực ngoài là một khối trụ rỗng hoặc phiến còn điện cực trung tâm là dây
dẫn sẽ tạo nên điện trường giữa hai cực không đều. Gần dây dẫn trung tâm có cường độ
điện trường rất lớn nên xảy ra va đập ion. Màu xanh da trời là đặc điểm màu sắc của
điện cực quầng sáng cạnh dây dẫn. Ở bề mặt phiến hoặc bề mặt khối trụ rỗng không có
sự ion hóa.
Điện tích quầng sáng phụ thuộc vào dấu hiệu điện tích trên dây dẫn, có thể có
điện tích quầng sáng dương hoặc âm.
1.6. Quầng sáng trong thiết bị lọc bụi tĩnh điện
Thực chất của quá trình lọc bụi điện là sự nạp điện ( tích điện) cho các hạt bụi
chứa trong khí. Các hạt này sẽ được tách ra khỏi khí dưới tác dụng của điện trường.
11
Quá trình này có thể xảy ra trong các thiết bị điện lọc bụi điện một vùng hoặc hai
vùng, trong đó một vùng để tích điện cho hạt bụi – vùng ion hóa khí và vùng lắng bụi.
Trong luyện kim chỉ dùng thiết bị lọc bụi điện một vùng.
Để tích điện cho các hạt bụi này thì dòng ion được tạo nên bởi quầng sáng trong
điện trường không đều gồm hai hệ thống điện cực: dây dẫn ở trung tâm ống trụ rỗng
hoặc nhiều dây dẫn đặt giữa hai phiến lọc bụi có quầng sáng bao quanh gọi là điện cực
quầng sáng, còn điện cực thứ hai để lắng bụi dưới tác dụng của điện trường gọi là điện
cực lắng ( bề mặt trụ hoặc phiến). Điện tích quần sáng chỉ phát sinh ở cường độ điện
trường xác định. Điều kiện đó phụ thuộc vào hình dạng, vị trí điện cực, thành phần, áp
suất, nhiệt độ khí.
Tăng áp suất trong thiết bị lọc có thể cho phép thiết bị lọc làm việc với cường độ
điện trường cao. Tăng nhiệt độ khí cho kết quả ngược lại.

Cường độ điện trường tối ưu (giá trị cường độ điện trường phát sinh trong nguồn
sáng) đôi khi được gọi là cường độ cháy quầng sáng và tính theo công thức Pich:
= 3,04 + 0,0311 10 , V/m (1.5)
Trong đó:
β – tỷ số khối lượng riêng của khí ở điều kiện làm việc và điều kiện tiêu
chuẩn.
=
±
, .
B – áp suất khí quyển, N/m
2
.
p
K
– áp suất âm hoặc áp suất dư của khí N/m
2
( nếu áp suất âm ứng với dấu
– còn áp suất dư ứng với dấu +).
t – nhiệt độ của khí,
o
C.
r – bán kính điện cực quầng sáng, m.
Tỷ số đường kính điện cực quầng sáng và điện cực lắng ảnh hưởng rỏ rệt đến trị
số cường độ cháy quần sáng. Để đảm bảo có quầng sáng thì tỷ số đó phải > 10. Khi tỷ
12
số đó có giá trị nhỏ hơn xảy ra tia lửa thường xuyên thủng không có giai đoạn tạo điện
tích quầng sáng.
1.7. Sự tích điện của các hạt bụi trong thiết bị lọc bụi điện
Vùng cạnh điện cực quầng sáng xảy ra sự va đập ion gọi là quầng sáng. Vùng
nằm giữa quầng sáng và điện cực lắng gọi là vùng ngoài chiếm phần chủ yếu không

gian chứa các điện cực. Khi điện tích quầng sáng âm ( thường sử dụng trong thiết bị
lọc bụi tĩnh điện) các ion dương tạo thành sẽ trung hòa điện ở điện cực quầng sáng.
Dưới tác dụng của điện trường các ion tích điện âm và điện tử tự do (electron) sẽ
chuyển dịch ra vùng ngoài và chuyển động đến điện cực lắng. Các ion điện tích âm
trao điện tích sẵn có cho các điện cực đó và các hạt bụi bám dính trên điện cực lắng
(dấu của điện tích trên hạt bụi cũng là dấu ion được trao, nghĩa là dấu âm).
Tuy nhiên một số không lớn các hạt bụi trong quầng sáng tích điện dương ( trước
khi vào thiết bị lọc bụi điện) thì chúng được hút vào điện cực quầng sáng ( điện cực
âm) và lắng trên đó.
Sự tích điện cho các hạt bụi trong thiết bị lọc là do có phần sự bắn phá ion dưới
tác dụng của điện trường. Ngoài ra các ion tiếp xúc được với các hạt bụi còn do sự
chuyển động nhiệt các phân tử.
Hình 1. Sơ đồ tích điện cho các hạt bụi trong thiết bị lọc bụi tĩnh điện
13
Mặc dầu cả hai cơ chế tích điện có tác dụng đồng thời nhưng tích điện do bắn phá
ion là chủ yếu đối với các hạt bụi có kích thước > 1µm còn chuyển động nhiệt làm cho
các ion tiếp xúc với các hạt bụi và xảy ra quá trình với hạt bụi có kích thước < 1µm.
Theo mức tăng điện tích của các hạt bụi đối với ion tích điện cùng dấu, khi ở
cùng nhau, lực đẩy tăng lên, nếu các hạt chứa bụi đạt trị số điện tích tới hạn, quá trình
tích điện của hạt ngừng lại.
Với hạt bụi kích thước lớn hơn 1µm, điện tích tới hạn của chúng tỷ lệ với cường
độ điện trường và bình phương bán kính của hạt bụi.
Trị số điện tích tới hạn được tính theo công thức:
.
= = 0,19. 10 . (1.6)
Trong đó: n – số điện tích nguyên tố.
e – trị số điện tích nguyên tố (1,6.10 ).
r – bán kính của hạt bụi, m.
E – cường độ điện trường, V/m.
Công thức (1.6) đúng với thẩm điện môi của hạt bụi = 2,5 ( thẩm điện môi của

một số chất với khí có = 1, thạch anh và lưu huỳnh = 4, oxit kim loại = 12÷ 18;
kim loại = ∞).
Khi trị số ≠ 2,5, thí dụ: = m thì thừa nhận trị số
.
tỷ lệ thuận với tỷ số:
/
,
Trong đó: = 1 + 2 ℎ = 2,5; = 1 + 2
,
= 1,66
Điện tích tới hạn của hạt bụi có kích thước ( đường kính) < 1µm xác định chủ yếu
bởi sự chuyển động nhiệt của các ion có thể tính gần đúng theo công thức:
.
= . = 2. 10 . (1.7)
Ứng dụng các công thức (1.6), (1.7) có thể tính số lượng điện tích nguyên tố tới
hạn ( e = 1,6.10
-9
c) mà các hạt bụi nhận được do sự bắn phá ion và sự chuyển động
nhiệt của các ion.
14
Từ công thức (1.7) cho thấy, điện tích tới hạn của hạt bụi nhận được do chuyển
động nhiệt của các ion tỷ lệ với bán kính hạt bụi mà không phụ thuộc vào cường độ
điện trường.
Qua bảng 1 cho thấy, các hạt bụi có kích thước < 0,5µm sự tích điện dưới tác
dụng của khuếch tán nhiệt có ưu thế hơn dưới tác dụng của bắn phá ion.
Bảng 1. Trị số tới hạn các điện tích nguyên tố của các hạt bụi trong điện trường
chứa ion cùng dấu
Đường kính hạt
bụi
Hằng số thẩm

điện môi
Số lượng điện tích hạt bụi nhận được
Dưới tác dụng của bắn phá ion
Dưới
tác
dụng
khuếch
tán
nhiệt
µm
D
= 15. 10
= 30. 10
0,2
1
4

1
2
3
4
8
13
8
16
26
38
1,0
1
4


1
2
3
105
210
314
210
420
628
207
10,0
1
4

1
2
3
10500
21000
31400
21000
42000
63000
2100
Bảng 2. Cường độ tích điện của hạt bụi dưới tác dụng của bắn phá ion
Thời gian tích
điện
10
-3

10
-2
10
-1
1
% điện tích tới
hạn
13,8
61,0
94,0
99,5
Từ bảng 2 ta có thể thấy rõ, qua 1/10s hạt bụi đã nhận được 94% điện tích tới hạn.
15
1.8. Sự chuyển động của các hạt bụi được tích điện trong điện trường
Dấu điện tích trên các hạt cũng chính là dấu điện tích của các ion trao cho nó. Vì
vậy khi các hạt bụi chứa điện tích ở giữa khoảng không của hai điện cực, dưới tác dụng
củ điện trường, chúng sẽ chuyển động theo chiều như chiều chuyển động của các ion,
nghĩa là từ điện cực quầng sáng đến điện cực lắng.
1.9. Mức độ thu bụi lý thuyết (hiệu suất thu bụi)
Mức độ thu bụi trong thiết bị lọc bụi tĩnh điện tính theo công thức:
= 
− 
Hoặc khi cân bằng: V
1
= V
2
= 1 − (1.8)
Hàm lượng bụi trong khí đi vào và ra khỏi thiết bị ( z
1
, z

2
) được xác định bằng
nhiều phương pháp khác nhau sau đó xác định được .
Xác định mức độ thu bụi lý thuyết trong thiết bị lọc bụi điện xuất phát từ những
điều kiện giản ước sau:
 Các hạt bụi được phân bố đều theo tiết diện ngang thiết bị.
 Các hạt bụi lắng trên điện cực lắng không bị tách ra và không bị dòng khí
cuốn theo.
 Không tính đến ảnh hưởng của gió điện.
 Các hạt bụi chuyển động về điện cực lắng với tốc độ =  và tốc
độ khí = .
Với thiết bị thu bụi kiểu phiến thì xác định công thức tính mức độ thu bụi gồm
các bước sau:
Gọi g là khối lượng bụi chứa trong khoảng không giữa các điện cực với chiều dài
dx và ở vị trí cách xa chỗ khí vào thiết bị một khoảng cách x. Vậy:
g = z
x
b.2d.dx (1.9)
Trong đó :
z
x
- hàm lượng bụi (g/m
3
) theo tiết diện thiết bị với diện tích: b.2d ở cách
chỗ khí vào một khoảng x.
b - chiều cao điện cực lắng.
d – khoảng cách giữa điện cực lắng và điện cực quầng sáng.
16
Lượng bụi dg được lắng từ thể tích đã cho trên bề mặt điện cực lắng ( df=2b.dx)
trong thời gian d bằng:

dg = z
x
2b.dx. . (1.10)
Dấu (-) cho biết hàm lượng bụi trong khí có trong điện trường bị giảm.
Lấy công thức (1.9) chia cho công thức (1.8) và rút gọn, ta được:
= (1.11)
Thừa nhận hàm lượng bụi của khí vào thiết bị là z
1
, vậy có thể viết :
= −

(1.12)
Trong đó : − thời gian tương ứng với hàm lượng bị giảm từ z
1
đến z
x
khi dòng
chuyển dịch với khoảng cách x.
Sau khi tích phân ta có được:
=
− .
Hàm lượng bụi theo công thức trên sẽ là:
=  
Vì khí chuyển động qua điện trường có chiều dài L trong thời gian , ( = )
do vậy hàm lượng bụi có trong khí ra khỏi thiết bị z
2
theo công thức bằng:
 =   (1.13)
Áp dụng công thức (1.8) và (1.13) ta có:
= 1 − = 1 −

.
= 1 − (1.14)
Trong đó :
- tốc độ chuyển động của hạt bụi chứa điện tích về phía điện cực lắng, m/s.
L - chiều dài hữu ích ( của điện trường) trong thiết bị lọc điện, m.
17
k
– tốc độ dòng khí qua thiết bị lọc, m/s.
d - khoảng cách giữa điện cực lắng và điện cực quầng sáng, m.
Với thiết bị lọc bụi tĩnh điện dạng ống trụ, công thức (1.14) có dạng:
= 1 − (1.15)
Trong đó : R - bán kính ống lắng.
Nếu biểu thị a, b là kích thước tiết diện ngang thu bụi kiểu phiến có chiều dài
thẳng góc với dòng khí vào thiết bị và V- thể tích khí cần làm sạch trong thiết bị (m
3
/s)
thì :
= =
. 2
Trong đó : n - số kênh tiết diện hữu ích thiết bị tạo nên bởi các điện cực lắng.
Thay giá trị vào số mũ của công thức (1.14), ta xác định được:
=
. . 2
=
Trong đó : = =
ề ặ đ ệ  ự  ắ ,
ư  ượ  í ụ   ế  ị, /
Từ công thức (1.14) ta có được:
= 1 −  (1.16)
Đại lượng f là bề mặt lắng riêng của thiết bị lọc ứng với lượng khí cần lọc đã cho

trong mỗi thiết bị lọc bụi điện đã xác định.
Cho trước các giá trị khác nhau của % từ công thức (1.16) xác định được các giá
trị tương ứng:
60
80
90
95
97.5
98
99
0.9
1.6
2.3
3.0
3.7
3.9
4.6
Giá trị của f tỷ lệ với kích thước hình học của thiết bị, so sánh giá trị và có
thể rút ra kết luận :
Với =60% kích thước thiết bị tương đối nhỏ khi = 97,5% ( khi không thay
đổi ) kích thước thiết bị phải tăng lên 4 lần.
18
Ngoài kích thước thiết bị ảnh hưởng đến hiệu suất phải kể đến tốc độ chuyển
động của các hạt bụi mang điện tích chuyển động về phía cực lắng.
1.10. Các nhân tố ảnh hưởng trong thiết bị lọc bụi tĩnh điện thực tế
Hiệu quả thực tế trong thiết bị lọc bụi điện phụ thuộc vào nhiều nhân tố: các tính
chất của khí cần làm sạch ( thành phần hóa học, nhiệt độ và áp suất khí) tính chất của
bụi ( thành phần hóa học, các tính chất điện, độ phân tán hạt bụi) lớp bụi trên điện cực
lắng, hàm lượng bụi ban đầu của khí, độ bẩn của bụi trên điện cực lắng và điện cực
quầng sáng, các thông số điện của thiết bị ( điện áp, cường độ điện trường, tốc độ khí,

độ phân tán bụi trong điện trường).
Xét ảnh hưởng của các nhân tố sau:
1.10.1.Ảnh hưởng các tính chất của khí cần làm sạch
Cường độ điện trường phụ thuộc vào thế hiệu cấp cho điện cực quầng sáng. Như
đã biết, điện tích hạt bụi, tốc độ chuyển động của chúng ( sau khi tích điện) đến điện
cực lắng phụ thuộc vào cường độ điện trường ( đặc biệt đối với hạt có kích thước lớn).
Do vậy duy trì thế hiệu cực đại cho phép trên điện cực quầng sáng là một trong những
điều kiện quan trọng nhất để thiết bị làm việc có hiệu quả và đạt mức thu bụi cực đại.
Như đã xét, khi tăng nhiệt độ khí thế hiệu ở điện cực quầng sáng sẽ giảm, điều đó
có thể duy trì không có sự xuyên thủng. Thế hiệu xuyên thủng của thiết bị lọc bụi điện
tỷ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối của khí. Ngoài ra, nhiệt độ khí ảnh hửơng đến tính
chất lớp bụi trên điện cực lắng.
Ảnh hưởng của độ ẩm khí đến thiết bị trong thiết bị lọc điện thì ngược lại so với
ảnh hưởng của nhiệt độ: tăng độ ẩm tạo khả năng tăng thế hiệu xuyên thủng, ngoài ra
độ ẩm có ảnh hưởng đến các đặc tính của lớp bụi trên điện cực lắng.
Thế hiêu trong thiết bị còn phụ thuộc vào thành phần hóa học của khí, thường là
các tạp chất khí mang điện âm cũng như SO
3
bị hấp thụ trong lớp bụi đã làm thay đổi
tính chất của lớp.
Mặc dù ảnh hưởng của nhiệt độ khí làm giảm điện áp quầng sáng trong thiết bị
lọc, tuy nhiên những năm gần đây tiến hành nghiên cứu làm sạch khí trong thiết bị lọc
điện ở nhiệt độ 700 - 900
0
C. Thực nghiệm cho thấy, khi có mặt một số nồng độ khí
mang điện tích âm cũng được duy trì ổn định như điện tích dương ở quầng sáng ở điều
kiện áp suất bình thường và nhiệt độ 900
0
C.
19

1.10.2.Ảnh hưởng các tính chất của bụi và lớp bụi trên điện cực lắng
Ảnh hưởng các kích thước hạt bụi ( độ phân tán hạt) đến công tác của thiết bị lọc
được kể đến trước tiên là trị số điện tích mà hạt bụi nhận được, là tốc độ chuyển động
của hạt đến điện cực lắng sau khi chúng được tích điện.
Điện tích của các hạt lớn cũng như tốc độ chuyển động của chúng đến cực lắng
lớn hơn so với hạt nhỏ. Vì vậy hiệu quả thu các hạt lớn cao hơn, thời gian chuyển động
đến cực lắng ngắn hơn. Ngoài ra, độ phân tán của hạt bụi có liên quan đến hiện tượng
gọi là sự bao kín quầng sáng và liên quan đến cấu tạo lớp bụi trên điện cực lắng.
Thành phần hóa học mà liên quan đến nó là các tính chất về điện của hạt bụi nó
ảnh hưởng trước hết đến điện trở suất ( độ dẫn điện) của lớp bui trên điện cực lắng, do
đó ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của thiết bị lọc bị điện. Ảnh hưởng này bắt đầu ở
thời điểm khi có sự tiếp xúc giữa hạt bụi chứa điện tích âm với điện cực lắng.
Bụi chứa trong khí cần lọc được chia thành 3 nhóm theo giá trị điện trở suất:
Nhóm thứ nhất: có điện trở suất ρ < 10
2
Ωcm nghĩa là có độ dẫn điện lớn. Các hạt
này khi tiếp xúc với bề mặt kim loại điện cực lắng sẽ trao tức thời điện tích âm và bị
đẩy vào dòng khí. Do vậy các hạt bụi có độ dẫn điện lớn qua thiết bị thu bụi sẽ không
bị lắng. Với hạt bụi như vậy cần ứng dụng các điện cực lắng có bộ phận giữa các hạt
bụi để chúng tiếp xúc tốt với bề mặt không để chúng bay ra khỏi điện cực.
Nhóm thứ hai: có ρ = 10
2
÷ 10
8
Ωcm. Các hạt này được thu hồi có hiệu quả trong
thiết bị lọc bụi tĩnh điện. Các điện tích của hạt phân bố đều trên điện tích cực lắng.
Nhóm thứ ba: có ρ ≥ 10
8
Ωcm là loại bụi có độ dẫn điện thấp. Các điện tích chứa
trong bụi lan chậm qua lớp bụi để đến bề mặt lắng kim loại, khi đó trên lớp bụi tạo

thành một điện thế nào đó.
Hạ thế trong lớp bụi biểu thị:
U = b.ρ.j, V
Trong đó:
b – chiều dày lớp bụi, cm
ρ – điện trở suất, Ωcm
20
j – mật độ dòng điện, a/cm
2
Cường độ dòng điện trong lớp bụi bằng:
E = = j.ρ, V/cm
Khi trở lực trong lớp bụi đủ lớn và mật độ dòng điện cao thì trị số E có giá trị lớn.
Lớp bụi trên điện cực lắng phụ thuộc vào kích thước hạt thường chỉ chiếm 10 –
50%, phần còn lại là lổ rỗng và khe hở có điền đầy khí. Do giá trị thẩm điện môi của
lớp bụi và khí ( khe hở) có khác nhau nên đường sức tập trung tại các khe. Khi cường
độ điện trường lớn trong lớp bụi, xảy ra sự xuyên thủng kéo theo sự ion hóa khí trong
các khe nứt của lớp bụi.
Hiện tượng này gọi là quầng sáng ngược cực dương làm thoát ra những ion
dương và chúng chuyển động về phía cực âm. Trên đường chuyển động chúng gặp các
hạt bụi chứa điện tích âm sẽ trung hòa chúng. Do vậy hiệu suất thu bụi sẽ giảm và
cường độ dòng điện trong thiết bị tăng lên.
Đồng thời với sự thoát ion dương đi ra từ cực lắng sẽ tạo nên điện trường giữa
các điện cực của thiết bị. Với điện trường như vây sẽ dễ bị xuyên thủng. Để tránh hiện
tượng này phải giảm thế hiệu trong thiết bị. Sự giảm thế hiệu càng lớn bao nhiêu, càng
giảm tốc độ chuyển động của hạt bụi đến điện cực lắng, do vậy giảm mức độ thu bụi
trong thiết bị. Do đó hiện tượng tạo thành quầng sáng ngược sẽ gây bất lợi đến sự làm
việc của thiết bị lọc.
Để tăng hiệu quả làm việc của thiết bị lọc bụi điện đối với bụi có điện trở suất lớn
thường áp dụng phương pháp: khí được điều tiết, nghĩa là khí được làm nguội bằng
nước ( được đun bằng tia). Khi đó nhiệt độ của khí sẽ giảm, độ ẩm tăng, điện trở suất

hạt bụi sẽ giảm.
Khi ở điều kiện nhiệt độ thấp, các hạt bụi hấp thụ phân tử nước tạo khả năng tăng
độ dẫn bề mặt ( sự chuyển động điện tích qua bề mặt). Nếu ở điều kiện nhiệt độ xác
định, trong khí có độ ẩm càng lớn, hạt bụi hấp thụ phân tử nước càng nhiều. Đặc biệt,
khi giảm nhiệt độ khí xuống, ảnh hưởng của độ ẩm đến điện trở suất càng tăng.
Khi tăng nhiệt độ khí, nhiệt năng phân tử của các hạt bụi và phân tử nước có giá
trị lớn, chúng không liên kết được với nhau. Khi đo điện trở suất giảm do kích thước
nhiệt của điện tử trong các hạt bụi, nghĩa là tăng độ dẫn trong.
21
Trong khí chứa SO
3
dù một lực không lớn cũng làm giảm trở lực lớp bụi. Do vậy,
sự hấp thụ SO
3
trong lớp bụi làm giảm điệntrở suất lớp đó, nên khi ủ các vật phẩm
Sunfua chứa SO
3
có thể thu bụi tốt mà không cần điều tiết khí.
Hình 2. Quan hệ giữa điện trở suất của bụi kim loại với hàm lượng SO
3
ở các nhiệt độ
khác nhau.
1 – Khi chứa SO
3
trong khí ~ 3mg/m
3
ở điều kiện chuẩn.
2 – Không có SO
3
.

3 – Giá trị điện trở suất tối ưu.
1.10.3.Ảnh hưởng hàm lượng bụi ban đầu trong khí
Từ các phương trình:
z
2
= z
1
.
η = 1 -
Cho thấy hàm lượng bụi trong khí không ảnh hưởng đến kết quả làm việc của
thiết bị, trong thực tế thì không phải như vậy.
22
Trước tiên cần thấy, khi hàm lượng bụi cao trong khí, đặc biệt gồm các hạt nhỏ có
thể dẫn đến hiện tượng gọi là sự bao kín quầng sáng.
Cường độ dòng điện tổng trong không gian giữa hai điện cực bằng tổng dòng điện
được mang bởi các ion chuyển động có tốc độ lớn ( tốc độ trung bình ~ 60 – 100m/s)
và dòng điện được mang do các hạt bụi chứa điện tích chuyển động với tốc độ chậm
(trung bình ~30 – 40m/s). Dòng điện do các hạt bụi chứa điện tích tạo nên chiếm
khoảng 1 – 2% dòng điện tổng trong thiết bị lọc điện.
Tuy nhiên vì các hạt bụi chứa điện tích ở lâu trong điện trường ( so với các ion
khí) nên chúng tạo thành các điện tích không gian có tác dụng làm giảm cường độ
dòng điện trong thiết bị lọc ( giảm lượng điện tích được dịch chuyển giữa các điện cực
trong đơn vị thời gian).
Hình 3. Sơ đồ phân bố đường sức trong thiết bị lọc bụi tĩnh điện kiểu ống trụ.
Trình bày sơ đồ phân bố đường sức trong thiết bị lọc bụi điện kiểu ống trụ rỗng:
khi không có các hạt bụi, các đường sức nối trực tiếp giữa hai điện cực hình a và khi có
hạt bụi, đường sức chỉ nối giữa hạt bụi và cực lắng. Khi tăng số lượng hạt bụi trong
điện trường sẽ tăng số điện tích không gian. Dòng điện có được trong thiết bị lọc bụi
điện là do điện tích không gian chuyển động. Vì tính linh động của hạt bụi có giá trị
nhỏ so với tính linh động của các ion khí, nên tăng các điện tích không gian trong các

hạt bụi làm giảm đáng kể cường độ dòng diện trong thiết bị lọc. Hiện tường trên gọi là
23
sự bao kín quầng sáng, kết quả làm giảm sự thu bụi. Cường độ bao kín quầng sáng,
trước hết phụ thuộc vào hàm lượng, độ phân tán hạt bụi trong khí. Hiện tượng bao kín
quầng sáng quan sát thấy khi nồng độ bụi trong khí từ vài gam trong 1m
3
khí đến vài
chục gam/m
3
.
Để khắc phục hiện tượng này cần giảm hàm lượng bụi ban đầu trong khí cần làm
sạch ( giảm tốc độ khí), tăng thế hiệu trên điện cực quầng sáng để tăng cường độ điện
trường, tăng tốc độ chuyển động của các hạt bụi chứa điện tích và tăng cường độ tạo
thành ion. Khi tăng hàm lượng bụi trong khí ngoài khả năng làm bẩn điện cực lắng và
điện cực quầng sáng còn tạo thiết bị vận hành không ổn định.
Tuy nhiên trong thực tế khi làm sạch vài loại khí vẫn đạt hiệu suất thu bụi cao,
mặc dù hàm lượng bụi trong khí ban đầu khá lớn (~ 20 – 30g/m3).
1.10.4.Ảnh hưởng các tham số điện của thiết bị
Thế hiệu ở điện cực quầng sáng liên quan đến cường độ điện trường có ảnh
hưởng đến công tác thiết bị. Cường độ dòng điện tăng khi tăng thế hiệu là đặc điểm
thuận lợi của chế độ điện. Tuy nhiên khi xuất hiện quầng sáng ngược cũng làm tăng
cường độ dòng điện mặc dù hiệu quả thu bụi bị giảm. Vì vậy hiện tựơng tăng cường độ
dòng điện không phải luôn dẫn đến hiệu quả cho quá trình thu bụi mà phải xem nguyên
nhân làm tăng cường độ dòng điện đó.
Sở dĩ trên điện cực quầng sáng luôn duy trì cực âm vì quầng sáng sẽ bền vững
hơn và thế hiệu xuyên thủng lớn hơn so với quầng sáng dương, ngoài ra các ion âm có
tính động hơn các ion dương.
Không cho phép cấp nguồn thế hiệu xoay chiều vào điện cực quầng sáng vì khi
đó chiều chuyển động của các hạt bụi không ngừng thay đổi và làm giảm hiệu qủa thu
bụi.

24
1.10.5.Ảnh hưởng của tốc độ và sự phân bố trong thiết bị đến hiệu suất thu được
Từ công thức η = 1 - cho xét ảnh hưởng đến hiệu quả thu bụi lí thuyết.
Khi tăng tốc độ khí đến một giới hạn ( phụ thuộc vào các tính chất của bụi, hình
dạng điện cực lắng và các điều kiện khác) các hạt bụi đã lắng trên điện cực có thể bị
văng ra và có thể bị dòng cuốn ra khỏi thiết bị, đặc biệt khi rung động các điện cực
hoặc làm tụt bụi khỏi điện cực.
Để tránh hiện tượng điện cực bị bào mòn nên thường áp dụng biện pháp giới hạn
tốc độ cạnh bề mặt cực lắng. Ở các nhà máy luyện kim thường duy trì tốc độ khí trong
thiết bị ~ 0,25 – 0,75m/s cho đạt mức thu bụi cao.
Một số nhân tố quan trọng để thiết bị có hiệu suất thu bụi cao là phân bố khí đều
trên mặt cắt ngang thiết bị. Để đảm bảo khí phân bố đều trong thiết bị lọc bụi điện ứng
dụng thiết bị phân bố khí: cánh dẫn hướng và lưới phân bố. Ngoài sự phân bố khí qua
tiết diện của mỗi thiết bị lọc là phải phân bố đều khí qua các thiết bị lọc nếu như trong
chúng có thiết bị lọc nào đó phải dừng vì lí do kĩ thuật.
2. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI THIẾT BỊ LỌC BỤI TĨNH ĐIỆN
Thiết bị lọc bụi điện có thể chia ra theo nhiều dấu hiệu.
Theo bố trí đặt các vùng nạp điện tích và lắng bụi mà thiết bị lọc bui điện được
chia ra: một vùng, hai vùng. Trong các thiết bị lọc bụi điện một vùng thì nạp điện tích
và vùng lắng cùng trong không gian của thiết bị, còn ở thiết bị lọc bụi điện hai vùng thì
vùng đặt điện cực quầng sáng và điện cực lắng tách biệt nhau và được đặt trong các
vùng có cấu tạo khác nhau.
Theo chiều chuyển động của dòng khí bụi thiết bị lọc bụi điện được chia ra loại
thẳng đứng, nằm ngang.
Theo hình dạng của điện cực lắng thiết bị lọc bụi điện được chia ra: loại phiến,
ống trụ, loại sáu cạnh.
Theo số lượng điện trường nối tiếp của thiết bị lọc mà có các loại: một điện
trường, nhiều điện trường, còn theo các ngăn thiết bị lọc đặt song song được phân ra
loại một ngăn và nhiều ngăn.
25

Bụi được tháo ra từ thiết bị lọc có thể thực hiện ở dạng khô nhờ cơ cấu rung điện
cực và ở dạng lỏng khi rửa điện cực bằng nước, do vậy thiết bị lọc bụi được chia ra:
thiết bị lọc bụi khô và ướt.
3. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC CỦA THIẾT BỊ LỌC BỤI TĨNH
ĐIỆN
3.1. Cấu tạo các đơn nguyên của thiết bị lọc bụi tĩnh điện
Phụ thuộc vào các điều kiện bảo quản, thành phần, nhiệt độ, áp suất, độ ẩm của
khí, các tính chất vật lí, hóa học của bụi, yêu cầu mức độ làm sạch v.v… mà thiết bị
cấu tạo lọc bụi điện có các kiểu khác nhau. Cấu tạo khác nhau của thiết bị lọc bụi điện
gồm những điểm sau:
a- Vỏ bọc thiết bị lọc bụi điện.
b- Sự phân bố khí vào thiết bị và dẫn khí sạch ra khỏi thiết bị.
c- Điện cực quầng sáng, điện cực lắng.
d- Cơ cấu tách bụi khỏi điện cực.
e- Bộ phận gom bụi, xả bụi từ thiết bị lọc bụi điện.
g- Hộp sứ cách điện để lồng điện cực có điện áp cao.
Vỏ thiết bị được chế tạo từ thép lá, bê tông, gạch và các vật liệu khác tùy thuộc
vào nhiệt độ và tính độc hại của khí. Khi cần thiết, vỏ thiết bị lọc bụi điện có thể được
bọc lớp cách điện.
Vỏ có thể có dạng khối chữ nhật, khối trụ trong đó đặt điện cực quầng sáng, điện
cực lắng.
Sự cấp khí cần lọc vào thiết bị cũng như xả khí ra cần đảm bảo phân bố đều khí
trong thiết bị. Các tiết diện của đường ống dẫn khí vào và xả khí ra duy trì tốc độ khí ~
20m/s để tránh lắng bụi trong đường ống dẫn. Khi nối ống dẫn với thiết bị lọc cần nối
với ống loe và ống dạng côn, đồng thời thay đổi tốc độ dòng thay đổi đều đặn để duy
trì tốc độ khí bụi trong thiết bị lọc có giá trị nhỏ. Khi thiết bị lọc gồm nhiều ngăn cần
có hệ thống van để điều chỉnh khí lọc qua mỗi ngăn.
Ở phần vào của thiết bị lọc đặt thiết bị chuyên dùng để đồng đều tốc độ trong
thiết bị: thiết bị định hướng dòng, lưới phân bố tốc độ. Bộ phận của thiết bị ảnh hưởng
quyết định đến công tác của thiết bị lọc là các điện cực quầng sáng và điện cực lắng.

×