Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

MỘT SỐ TÌNH HUỐNG ĐẶT VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.44 KB, 8 trang )

SKKN Một số tình huống đặt vấn đề trong dạy học Vật Lí
1
PHÒNG GIÁO DỤC ĐẠI LỘC
TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG
----------------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
MỘT SỐ TÌNH HUỐNG ĐẶT VẤN ĐỀ TRONG DẠY
HỌC VẬT LÍ.
Họ và tên người thực hiện: Võ Thị Mỹ Nhung.
Tổ chuyên môn : Toán – Lí - Tin

Năm học 2010 - 2011
Người thực hiện: Võ Thị Mỹ Nhung Năm học: 2010- 2011
SKKN Một số tình huống đặt vấn đề trong dạy học Vật Lí
2
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ TÌNH HUỐNG ĐẶT VẤN ĐỀ TRONG DẠY
HỌC VẬT LÍ.
I. NHẬN THỨC VẤN ĐỀ:
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng bộ
môn nói riêng. Việc cải tiến phương pháp dạy học là một nhân tố quan
trọng, bên cạnh việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, việc phát huy tính
tích cực của học sinh có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi vì xét cho cùng
công việc giáo dục phải được tiến hành trên cơ sở tự nhận thức, tự hành
động, việc khơi dậy phát triển ý thức năng lực tư duy, bồi dưỡng phương
pháp tự học là con đường phát triển tối ưu của giáo dục. Cũng như trong học
tập các bộ môn khác, học Vật lí lại càng cần phát triển năng lực tích cực,
năng lực tư duy của học sinh để không phải chỉ biết mà còn phải hiểu để giải
thích hiện tượng Vật lí cũng như áp dụng kiến thức và kỹ năng vào các hoạt
động trong cuộc sống gia đình và cộng đồng.


Theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học là biến quá trình dạy học thành
quá trình tự học, tự khám phá và xây dựng kiến thức của một người học với
vai trò dẫn dắt khéo léo không thể hiếu của người giáo viên.
2. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Trong giai đoạn xây dựng kiến thức học sinh đã nắm được cái chung
các khái quát của các khái niệm, định luật và cũng là các khái niệm trừu
tượng. Kết luận lại một đơn vị kiến thức học sinh phải vận dụng những kiến
thức khái quát, trừu tượng đó vào những trường hợp cụ thể rất đa dạng,
nhưng mọi việc đều bắt đầu từ tình huống đặt vấn đề nhờ thế mà học sinh
Người thực hiện: Võ Thị Mỹ Nhung Năm học: 2010- 2011
SKKN Một số tình huống đặt vấn đề trong dạy học Vật Lí
3
nắm được những biểu hiện rất cụ thể của chúng trong thực tế và phạm vi ứng
dụng của chúng. Ngoài những ứng dụng quan trọng trong kỹ thuật đặt vấn
đề Vật lí giúp cho học sinh thấy được những ứng dụng muôn hình muôn vẻ
trong thực tiễn của các kiến thức đã học.
Còn khái niệm, định luật Vật lí thì rất đơn giản nhưng biểu hiện của
chúng trong tự nhiên thì rất phức tạp. Do đó tình huống đặt vấn đề hay sẽ
giúp luyện tập cho học sinh nhận biết được những kiến thức phức tạp đó.
Đặt vấn đề trong dạy học Vật lí là một phương tiện làm kiến thức sinh
động.
1. Đặt vấn đề trong dạy học Vật lí là khởi đầu để dẫn đến kiến thức
mới.
Nhiều khi đặt vấn đề được khéo léo dẫn học sinh đến những suy nghĩ
về một hiện tượng mới hoặc xây dựng một khái niệm mới để giải thích hiện
tượng mới phát hiện ra.
2.Đặt vấn đề trong dạy học Vật lí rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, vận
dụng lý thuyết vào thực tiễn, rèn luyện thói quen vận dụng kiến thức
khái quát.
Đặt vấn đề trong dạy học Vật lí là một trong những phương tiện rất

quý báu để rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo lý thuyết vào thực tiễn, rèn luyện thói
quen vận dụng kiến thức khái quát đã thu nhận được để giải quyết các vấn
đề của thực tiễn hoặc đi đến một vấn đề mới.
3. Đặt vấn đề trong dạy học Vật lí là một trong những hình thức
làm việc tự lực cao của học sinh.
Trong khi GV đặt vấn đề buộc HS phải tự mình phân tích các điều
kiện của đầu bài, tự xây dựng những lập luận, kiểm tra và phê phán những
kết luận mà học sinh rút ra được nên tư duy của học sinh được phát triển
Người thực hiện: Võ Thị Mỹ Nhung Năm học: 2010- 2011
SKKN Một số tình huống đặt vấn đề trong dạy học Vật Lí
4
năng lực làm việc tự lực nâng cao, tính kiên trì được phát triển, đồng thời
HS sẽ tự tạo ra kế hoạch suy nghĩ nhanh và trả lời nhanh.
3. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Qua thực tế giảng dạy Vật lí ở trường THCS nói chung bộ môn Vật lí
nói riêng, tôi nhận thấy dạy học theo đổi mới phương pháp đòi hỏi ở mỗi
học sinh phát triển toàn diện như: tính tích cực ,tính tự giác, tính chủ động
và sáng tạo...Trong khi đó giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn,
điều khiển hoạt động học tập và giữ vai trò chủ đạo. Do đó để thực hiện tốt
nhiệm vụ trên thì người giáo viên cần:
+ Kích thích được óc tò mò khoa học, ham hiểu biết của các em bằng
cách tạo ra những tình huống có vấn đề. Đó là những câu hỏi gây thú vị, gây
hứng thú học tập.
+ Không thuyết trình liên miên, giảng giải mọi vấn đề cần dành “đất”
cho hoạt động độc lập của học sinh bằng cách tăng cường vấn đáp tìm tòi,
tạo ra các cuộc tranh luận, thảo luận.
Thực tế, những thay đổi trong cách dạy học của người giáo viên vẫn
diễn ra chậm chạp với nhiều khó khăn. Có một lí do là các giáo viên sẽ khó
thay đổi cách dạy học đã trở thành thói quen của họ nếu họ không thực sự
hiểu được các vấn đề: Tại sao cần phải đổi mới phương pháp dạy học và đổi

mới theo cách nào...Cụ thể trong mỗi tiết học với sự chủ đạo của người giáo
viên, tạo ra sự chủ động trong mỗi hoạt động của học sinh, để học sinh tự
giác sẵn sàng tham gia vào các hoạt động học tập tạo ra sự hứng thú, hào
hứng, chủ động trao đổi với nhau và với giáo viên nhiều hơn. Không tiếp thu
kiến thức một cách thụ động. Đó là lí do để tôi chọn đề tài nay.
Người thực hiện: Võ Thị Mỹ Nhung Năm học: 2010- 2011
SKKN Một số tình huống đặt vấn đề trong dạy học Vật Lí
5
II.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Thông qua quá trình giảng dạy cộng với việc tham khảo các giáo viên
cùng bộ môn và các tài liệu có liên quan, tôi đã có được một số tình huống
giúp HS lĩnh hội tri thức mới một cách hiệu quả.
1. Một số biện pháp chung khi thực hiện:
Đặt vấn đề trước mỗi nội dung của bài học, sẽ kích thích được óc tò
mò của HS, từ đó HS sẽ tự giác sẵn sàng tham gia vào các hoạt động học
tập, tạo ra được các cuộc tranh luận, thảo luận, tự lực giải quyết các nhiệm
vụ học tập, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, tiếp thu kiến thức một cách
chủ động. Sau khi rõ vấn đề đặt ra đối với mỗi nội dung, do mình tự chiếm
lĩnh lấy dưới sự hướng dẫn của GV, từ đó HS cảm thấy phấn khởi để đi đến
nội dung tiếp theo và cảm thấy dễ gần với các bạn và GV bộ môn hơn . Do
đó khi đặt vấn đề trong dạy học vật lí cần :
• Đặt vấn đề nghiên cứu.
• Nêu dự đoán.
• Đề ra giả thuyết.
2.Các biện pháp cụ thể:
2.1 Đối với nội dung thí nghiệm vật lí:
- Đây là một nguồn thông tin về các thuộc tính của sự vật và hiện tượng
vật lí. Nên đối với nội dung này, việc đặt vấn đề cũng chính là nêu yêu
cầu của thí nghiệm.
VD: Thí nghiệm về phát hiện trọng lực.

Vấn đề đặt ra là: Quả nặng của thí nghiệm ở vị trí đó, nếu không
được móc vào lò xo thì điều gì sẽ xảy ra?
2.2 Đối với một hiện tượng vật lí:
- Hiện tượng vật lí hay còn gọi là một khái niệm vật lí.
Người thực hiện: Võ Thị Mỹ Nhung Năm học: 2010- 2011

×