LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, mỗi quốc gia đều cần đến nhau để
cùng phát triển, không thể tồn tại một nền kinh tế “tự cung, tự cấp” trong một xã
hội phát triển. Chính vì thế hoạt động ngoại thương giữ vai trò quan trọng trong
sự phát triển của một đất nước.
Việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) là một điều
kiện rất thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước
ngoài. Hoạt động xuất khẩu phát triển sẽ thúc đẩy sản xuất trong nước, kích thích
tăng trưởng kinh tế quốc dân. Nó mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn nhất cho đất
nước. Nhận thức được tầm quan trọng của xuất khẩu, nhà nước ta đã có nhiều
chủ trương, chính sách khuyến khích xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp xuất khẩu kinh doanh mở rộng thị trường.
Nhà nước đưa ra ngày càng nhiều chính sách khuyến khích xuất khẩu, đây
là một thuận lợi rất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Nhưng môi trường cạnh
tranh gay gắt như hiện nay đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động, sáng tạo, hoạt
động kinh doanh có lãi, nếu sẽ bị chính cơ chế thị trường hất ngã. Làm thế nào
để hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhất luôn được doanh nghiệp đặt ra để
không ngừng phát triển. Trong các công cụ quản lý kinh tế thì kế toán là công cụ
hữu hiệu nhất, giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của bất kỳ đơn vị kinh tế
nào. Một công tác kế toán hiệu quả là khi nó phản ánh chính xác và khách quan
tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, cung cấp các thông tin đầy đủ và kịp
thời về sự biến động của tài sản, nguồn vốn cho nhà quản lý. Từ đây sẽ giúp
doanh nghiệp quản lý và sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất. Nhận thức tầm
quan trọng của công tác kế toán, các doanh nghiệp phải không ngừng hoàn thiện
các khâu trong công tác kế toán nhằm phản ánh đầy đủ và chính xác các nghiệp
vụ phát sinh trong quá trình xuất khẩu hàng hóa, điều này có ý nghĩa cực kỳ
quan trọng đối với sự phát triển của các doanh nghiệp xuất khẩu.
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, Công ty cổ
phần xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam cũng đang đứng trước các cơ hội và
thách thức. Qua thời gian thực tập tại Công ty, em đã nghiên cứu, tìm hiểu thực
tế tại công ty và viết luận văn tốt nghiệp với đề tài: “ Hạch toán xuất khẩu hàng
hóa tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam”. Trong chuyên
đề này em xin trình bày ba chương sau:
Chương I: Lý luận chung về xuất khẩu hàng hóa trong các doanh nghiệp kinh
doanh xuất khẩu hàng hóa
Chương II: Thực trạng kế toán xuất khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu
Tổng hợp I Việt Nam.
Chương III: Phương hướng hoàn thiện kế toán xuất khẩu tại công ty cổ phần
xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA
1.1. Vị trí và vai trò và đặc điểm xuất khẩu hàng hóa trong các doanh
nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng hóa
1.1.1. Vị trí và vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng hóa trong các doanh
nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng hóa
* Khái niệm “Xuất khẩu hàng hóa”
Ở Việt Nam hiện nay có nhiều khái niệm xuất khẩu hàng hóa nhưng ta có
thể hiểu chung nhất về hoạt động xuất khẩu hàng hóa là:
Xuất khẩu là: một hoạt động kinh doanh thu doanh lợi bằng cách bán sản
phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường nước ngoài và sản phẩm hay dịch vụ ấy phải
chuyển ra khỏi biên giới của một quốc gia.
* Vị trí của hoạt động xuất khẩu hàng hóa trong các doanh nghiệp xuất khẩu
hàng hóa
Sự phát triển của thế giới đã chứng minh không có một quốc gia nào có
thể phát triển bó buộc trong nội bộ của mình. Do đó, các nền kinh tế chuyển từ
kinh tế đóng cửa sang kinh tế mở cửa, từ chỉ nhập khẩu sang xuất khẩu. Việc các
nước tham gia các tổ chức kinh tế chung càng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
động xuất khẩu hàng hóa phát triển. Nhận thức vai trò quan trọng của công tác
xuất khẩu, nên các nước đều rất chú trọng đến các chính sách xuất nhập khẩu,
đặc biệt là chính sách xuất khẩu để mở rộng biên giới “mềm” của quốc gia mình.
* Vai trò của hoạt động xuất khẩu
Quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữ các nước không chỉ thúc đẩy kinh
tế phát triển mà còn tạo ra các điều kiện cho tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh
chuyên môn hóa sản xuất trong nước, mở rộng biên giới “mềm” để thu hẹp dần
khoảng cách của các quốc gia trên thế giới.
Xuất khẩu hàng hóa là hoạt động rất quan trọng, nó có ảnh hưởng rất lớn
tới sản xuất trong nước, đây là hoạt đông đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn nhất cho
đất nước. Xuất khẩu hàng hóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng cường uy tín
kinh tế của quốc gia trên thế giới. Từ những ý nghĩa đó, ta có thể đưa ra các vai
trò của xuất khẩu hàng hóa với quá trình phát triển kinh tế của đất nước như sau:
- Xuất khẩu hàng hóa giúp nền tài chính quốc gia phát triển một cách lành
mạnh, cân bằng. Tránh tình trạng nhập siêu và bảo đảm trong cán cân thanh toán,
cán cân thương mại.
- Xuất nhập khẩu khai thác một cách có hiệu quả các nguồn lực, thế mạnh
của quốc gia. Định hướng phát triển các ngành mũi nhọn, kích thích phát triển
ngành kinh tế và tăng trưởng kinh tế.
- Hoạt động xuất khẩu hàng hóa làm biến mất khái niệm về biên giới
cứng. Xuất khẩu làm mở rộng biên giới “mềm” của mỗi quốc gia, làm cho khối
lượng sản xuất trong nước tăng lên theo quy mô mở rộng thị trường quốc tế, góp
phần tích lũy vốn, tăng thu nhập cho nền kinh tế quốc dân.
- Xuất khẩu hàng hóa giúp tăng cường nguồn thu ngoại tệ. Đây là yếu tố
quan trọng để Việt Nam thực hiện hiện đại hóa đất nước thông qua mua sắm các
thiết bị và công nghệ hiện đại, tăng cường tiến bộ khoa học kỹ thuật, rút ngắn
thời gian của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
- Xuất khẩu hàng hóa không chỉ tác động tới mặt kinh tế thuần túy mà còn
giúp giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động trong nước và các vấn đề về
xã hội, an sinh giáo dục cho người dân ngày càng tốt hơn.
- Xuất khẩu hàng hóa tăng cường hợp tác giữa các quốc gia, góp phần thúc
đẩy quan hệ đối ngoại trong khu vực và trên thế giới, nâng cao uy tín của Việt
Nam trên thị trường quốc tế, thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước: “Đa
dạng hóa thị trường và đa phương hóa quan hệ kinh tế, tăng cường hợp tác khu
vực”.
Nhìn nhận thấy vai trò quan trọng của xuất nhập khẩu, nhà nước ta đã có
những chủ trương kế hoạch để khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu hàng
hóa, nhằm tăng trưởng kinh tế và mở rộng thị trường của mình ra quốc tế.
1.1.2. Nhiệm vụ của kế toán xuất khẩu hàng hóa trong các doanh nghiệp
kinh doanh xuất khẩu hàng hóa
- Theo dõi ghi chép và phản ánh kịp thời các nghiệp vụ liên quan đến xuất
khẩu hàng hóa từ khâu mua hàng, bán hàng và thanh toán, đồng thời kiểm tra
giám đốc tình hình thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
- Tính toán một cách chính xác giá mua hàng, các khoản thuế và các
khoản chi phí liên quan đến hoạt động xuât khẩu, để làm căn cứ xác định kết quả
kinh doanh tiêu thụ hàng hóa.
- Kiểm tra đánh giá tình hình công nợ và thanh toán công nợ.
- Cung cấp các số liệu, các báo liên quan đến công tác kế toán xuất khẩu
để phục vụ cho yêu cầu quản lý.
- Thực hiện chính sách và các nguyên tắc về ngoại tệ một cách nghiêm túc
nhưng cũng nên linh hoạt để cung cấp thông tin chính xác cho hoạt động xuất
khẩu.
1.1.3. Đặc điểm của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trong các doanh
nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng hóa
* Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuât khẩu của doanh nghiệp
+ Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh
nghiệp
- Lợi thế so sánh của nước xuất khẩu với các nước xuất khẩu khác do điều
kiện thiên nhiên, khí hậu, đất đai,…
- Chính sách khuyến khích xuất khẩu hàng hóa của nhà nước.
- Tỷ giá giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ: Đặc biệt là các đồng ngoại tệ
mạnh.
- Các cơ hội xuất khẩu đặc biệt trong thị trường xuất khẩu.
+ Các yếu tố bên trong doanh nghiệp
- Năng lực chế biến, máy móc thiết bị có hiện đại không.
- Tình hình quản trị và tổ chức của công ty.
- Nguồn lực tài chính có đầy đủ và dồi dào không.
- Bí quyết Maketing của công ty.
- Sự sẵn sàng về sản phẩm xuất khẩu của công ty.
* Đặc điểm xuất khẩu hàng hóa trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu hàng hóa là hoạt động có sự tham gia của các doanh
nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài theo các hợp đồng thương
mại quốc tế. Vì thế việc lưu chuyển hàng hóa trong kinh doanh xuất khẩu hàng
hóa thường phức tạp hơn so với lưu chuyển hàng hóa nội địa. Các hoạt động
kinh doanh xuất khẩu hàng hóa thường mang các đặc điểm sau:
- Đặc điểm về thời gian lưu chuyển hàng hóa xuất khẩu: Đây được coi là
đặc điểm cơ bản khác với lưu chuyển hàng hóa nội địa, thời gian lưu chuyển
hàng hóa xuất khẩu bao giờ cũng lâu hơn. Vì nó phải trải qua hai quá trình, mua
hàng xuất khẩu trong nước và bán hàng ra thị trường nước ngoài.
- Đặc điểm về thời gian giao nhận hàng hóa và thời gian thanh toán: Trong
kinh doanh xuất khẩu, do ảnh hưởng về điều kiện địa lý giữa người mua và
người bán là khá xa nhau nên thời điểm của việc thanh toán và giao nhận hàng
hóa thường luôn có độ trễ với nhau.
- Đặc điểm về tập quán và các thông lệ quốc tế: Trong giao dịch ngoại
thương nói chung và hoạt động xuất khẩu hàng hóa nói riêng, người mua và
người bán thuộc các quốc gia khác nhau, tập quán sinh hoạt, tiêu dùng là khác
nhau. Tuy nhiên các quốc gia muốn tham gia thị trường chung cũng phải có thỏa
thuận chung với nhau thành các thông lệ quốc tế. Tóm lại , các hoạt động xuất
khẩu hàng hóa phai tuân thủ luật quốc tế và cả các phong tực tập quán của từng
quốc gia.
- Đặc điểm của chính sách ngoại hối: Có thể nói lĩnh vực chịu tác động
mạnh nhất của các chính sách ngoại hối là xuất khẩu. Việc tỷ giá ngoại tệ của
các đồng tiền thay đối kéo theo cả sự thay đổi trong các chính sách xuất khẩu của
từng doanh nghiệp.
- Đặc điểm về phương thức thanh toán: trong kinh doanh xuất khẩu hàng
hóa mới thường sử dụng các phương thức thanh toán như: thư tín dụng (Letter of
Credit-L/C), ngoài ra các doanh nghiệp có thể sử dụng các phương thức kinh
doanh khác như : chuyển tiền, nhờ thu, mở tài khoản, thanh toán bằng Séc…
* Các trường hợp hàng hóa được coi là xuất khẩu
Theo quy định, hàng hóa được coi là xuất khẩu hàng hóa trong các trường
hợp sau:
- Hàng hóa bán cho các doanh nghiệp nước ngoài theo hợp đồng kinh tế
đã ký kết có thanh toán bằng ngoại tệ.
- Hàng gửi đi triển lãm hội chợ sau đó bán thu ngoại tệ.
- Hàng bán cho khách nước ngoài và Việt kiều có thanh toán bằng ngoại tệ.
- Các dịch vụ sửa chữa, bảo hành tàu biển, máy bay cho các nước ngoài
thanh toán bằng ngoại tệ.
- Hàng viện trợ ra nước ngoài thông qua các hiệp định, nghị định thư do
nhà nước ký kết với nước ngoài nhưng lại được thực hiện các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu.
- Hàng bán cho các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam hoặc bán hàng
cho doanh nghiệp khu chế xuất.
1.1.4. Các phương thức thanh tính giá hàng hóa xuất khẩu và các tiêu thức
trong hợp đồng liên quan đến kinh doanh xuất khẩu hàng hóa
- Giá CIF (Cost Insuarance Frieght)
Theo giá CIF thì người bán sẽ giao hàng tại cảng, ga, biên giới của người
mua. Mọi rủi ro tổn thất trong quá trình vận chuyển bên bán phải chịu trách
nhiệm. Hàng hóa, vật tư chỉ được coi là tiêu thụ khi được chuyển sang cho người
mua khi hàng hóa đã qua khỏi phạm vi phương tiện vận chuyển của người bán.
- Giá FOB (Free On Board)
Là giá giao hàng tính đến khi hàng hóa được xếp lên phương tiện vận tải
tại cảng, ga, biên giới của người xuất khẩu. Với người xuất khẩu thì giá FOB là
giá thực tế hàng hóa cộng các khoản chi phí vận chuyển, bốc xếp lên phương tiện
vận chuyển hàng hóa của người nhập khẩu. Còn các chi phí vận chuyển và phí
bảo hiểm để hàng hóa được chuyển tới tay người mua do bên mua chịu. Như
vây, trong phương thức giá FOB hàng hóa được coi là thuộc quyền sở hữu của
người mua kể từ khi hàng hóa được giao xong lên phương tiện vận chuyển.
Tại Việt Nam hiện nay, do điều kiện về kỹ thuật, kinh tế và cả kinh
nghiệm trong xuất khẩu hàng hóa nên các doanh nghiệp để tránh rủi ro thường
sử dụng phương thức giá FOB. Nhưng nếu sử dụng giá FOB sẽ không tạo được
công việc cho các hãng vận tải trong nước phát triển.
- Giá CFR (Cost and Frieght)
Phương thức tính giá này cũng tương tự như FOB, chỉ khác là người bán
phải ký hợp đồng vận tải và trả cước để vận tải. Đây thực chất là các thỏa thuận
của mỗi bên mua và bán trong từng trường hợp cụ thể sao cho phù hợp với cả hai bên.
- Giá CPT (Carriage Paid To)
Theo phương thức tính giá này,người bán phải ký hợp đồng vận tải và trả
tiền cước, nhưng cũng không phải mua bảo hiểm hàng như CFR. Người bán phải
chịu các khoản chi phí càn thiết để mang hàng tới nơi đến có nêu tên. tức là
người mua chịu mọi rủi ro và bất cứ chi phí nào phát sinh sau khi hàng đã được
giao cho người vận tải.
Khi các bên ký kết hợp đồng thì căn cứ vào thỏa thuận phương thức tính
giá, mà doanh nghiệp có thể áp dụng loại giá phù hợp và có lợi nhất cho mình.
Một số loại giá thường được áp dụng trong ký kết hợp đồng xuất khẩu là:
- Giá quy định sau: là giá không được quy định khi ký kết hợp đồng mà sẽ
được ấn định sau dựa trên những nguyên tắc nhất định và một số điều kiện ảnh
hưởng.
- Giá cố định (Fixed Price): là giá được quy định ngay lúc ký kết hợp đồng
và nếu không có điều kiện về trường hợp thay đổi giá thì giá này là cố định.
Trong các hợp đồng thương mại quốc tế thì giá cố định là phổ biến vì khoảng
cách địa lý nên các sự thay đổi đều gây khó khăn cho cả hai bên trong điều
chỉnh.
- Giá linh hoạt (Flexible Price): là giá được quy định lúc ký kết hợp đồng
nhưng xem xét lại nếu vào lúc giao hàng giá thị trường thay đổi ngoài biên độ
hai bên thỏa thuận cho phép.
- Giá di động (Sliding Scale Price): là giá được quy định lại sau khi giao
chuyển hàng trên cơ sở giá quy định ban đầu mà có tính đến các biến động về chi
phí ở một khung nhất định.
1.1.5. Các phương thức và hình thức kinh doanh hàng hóa xuất khẩu hàng
hóa trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng hóa
Các phương thức xuất khẩu hàng hóa
* Xuất khẩu hàng hóa theo nghị định thư
Trong quan hệ ngoại thương, các chính phủ tiến hành đàm phán, ký kết
với nhau bằng văn bản, hiệp định về trao đổi hàng hóa dịch vụ, và sự đàm phán
ký kết này vừa mang tính kinh tế lại vừa mang tính chính trị. Tại Việt Nam,
phương thức này được thực hiện chủ yếu trong thời kỳ tập trung quan liêu bao
cấp. Nhà nước xây dựng các kế hoạch xuất khẩu rồi giao cho các đơn vị xuất
khẩu tiến hành thực hiện những hợp đồng cụ thể. Sau khi hoàn tất quá trình xuất
khẩu, toàn bộ số ngoại tệ thu về, sau khi trừ đi các khoản chi phí liên quan thì số
ngoại tệ còn lại được chuyển vào quỹ chung của Nhà nước thông qua tài khoản
của Bộ Thương mại.
* Xuất khẩu ngoài nghị định thư
Đây là phương thức mà các doanh nghiệp trực tiếp tiến hành đàm phán ký
kết hợp đồng ngoại thương trên cơ sở các quy định trong chính sách pháp luật
của nhà nước. Các doanh nghiệp phải được cấp phép kinh doanh xuất khẩu hàng
hóa mới được tham gia các hoạt động về xuất khẩu. Các doanh nghiệp này được
chủ động trong toàn bộ quá trình xuất khẩu hàng hóa cũng như phân phối kết quả
thu được từ các hoạt động đó.
Các hình thức xuất khẩu
* Xuất khẩu trực tiếp
Là hình thức hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng
hóa có đủ khả năng tổ chức giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng, có sự am hiểu
về mặt hàng xuất khẩu, thị trường xuất khẩu và đối tác. Do đó thường là các
doanh nghiệp xuất khẩu lớn có uy tín, doanh số xuất khẩu lớn và đội ngũ nhân
viên có chuyên môn trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa.
* Xuất khẩu ủy thác
Những đơn vị giao ủy thác thường là những đơn vị không có đủ điều kiện
để thực hiện những việc xuất khẩu trực tiếp, thường tập trung chủ yếu trong
những trường hợp sau:
+ Không có quyền trực tiếp xuất khẩu mà không qua Công ty – có quyền
xuất khẩu để thực hiện việc xuất khẩu.
+ Người ủy thác có hàng hóa, có vốn nhưng không có khách ngoại (đầu
ra), mà phải nhờ Công ty tìm đối tác mua hàng.
+ Người ủy thác có hàng hóa, có khách nước nước ngoài nhưng lại không
có vốn để thực hiện việc thu mua hàng hóa, mà phải nhờ đến vốn của Công ty để
xuất khẩu. Trong trường hợp này, đơn vị ủy thác ngoài hoa hồng ủy thác phải
nộp còn chịu lãi do sử dụng vốn của bên xuất khẩu ủy thác.
Trình tự quá trình xuất khẩu ủy thác cũng tương tự như xuất khẩu trực
tiếp, chỉ trừ không có khâu thu mua chế biến hàng xuất khẩu. Khi khách hàng
thanh toán tiền hàng thu về bán hàng sau khi đã trừ đi hoa hồng được hưởng, các
khoản phí và thuế công ty đã nộp hộ bên giao ủy thác ( nếu bên giao ủy thác yêu
cầu công ty nộp hộ ), phần còn lại thanh toán với bên giao ủy thác.
1.1.6. Các hình thức thanh toán tiền hàng xuất khẩu hàng hóa
Trong ngoại thương có nhiều phương thức thanh toán tiền hàng như: thư
tín dụng (L/C), nhờ thu ( Collection Of Payment), đổi chứng từ trả tiền ngay,
chuyển ngân, chuyển tiền bằng điện (TT-Telegraphic Tranfer)…Nhà xuất khẩu
có thể lựa chọn phương thức nào có lợi cho mình nhất.
Phương thức thư tín dụng (L/C)
Tín dụng chứng từ là một cam kết của Ngân hàng theo yêu cầu của người
nhập khẩu, trả tiền cho người xuất khẩu hoặc chấp nhận hối phiếu do người xuất
khẩu ký phát trong thời gian quy định và trong phạm vi số tiền của tín dụng, khi
người xuất khẩu trình các chứng từ hàng hóa phù hợp với điều kiện và điểu
khoản của tín dụng đó.
Phương thức thanh toán này được các nhà xuất khẩu dùng phổ biến nhất vì
nó đảm bảo an toàn cho nhà xuất khẩu tránh được rủi ro nhất trong thanh toán
mậu dịch quốc tế,
Phương thức chuyển tiền ( Remittance)
Theo phương thức này, người nhập khẩu yêu cầu Ngân hàng của mình
chuyển một số tiền cho người chủ nợ (người xuất khẩu) hưởng. Ngân hàng thực
hiện ủy nhiệm này nhờ vào Ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài hưởng
(người xuất khẩu). Chuyển tiền có thể thực hiện bằng điện TT (Telegraphic
Transfer) hoặc bằng thư MT (Mail Transfer).
Phương thức này nên được áp dụng một cách cẩn thận trong thanh toán
xuất khẩu hàng hóa. Rủi ro cho người nhập khẩu và xuất khẩu khi thời điểm
chuyển tiền và thời điểm giao nhận hàng không trùng nhau.
Phương thức nhờ thu
Phương thức nhờ thu là phương pháp thanh toán trong đó, người bán sau
khi hoàn thành việc giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho người mua se tiến
hành uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu nợ số tiền của người mua trên cơ
sở hối phiếu của người bán lập ra. Phương thức nhờ thu có hai loại sau:
- Nhờ thu phiều trơn: là phương thức thanh toán mà trong đó người bán
uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua trên cơ sở hồi phiếu của người
bán lập ra, còn chứng từ mua bán thì gửi thẳng cho người mua không thông qua
ngân hàng.
Nếu người bán lựa chọn phương thức thanh toán này thì phải có sự tin
tưởng lẫn nhau, vì người bán sẽ chịu nhiều bất lợi do việc thanh toán hoàn toàn
phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người mua, tốc độ thanh toán chậm và ngân
hàng chỉ đóng vai trò trung gian.
- Nhờ thu kèm chứng từ: là phương thức thanh toán trong đó người bán ủy
thác cho ngân hàng thu hộ tiền từ người mua không những căn cứ vào hối phiếu
mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá kèm theo, với điều kiện nếu người mua
trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền theo hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộ chứng
từ hàng hoá cho người mua để nhận hàng. So với hình thức nhờ thu phiếu trơn
thì phương thức nhờ thu kèm chứng từ đảm bảo an toàn hơn cho người bán trong
việc thu tiền hàng.
1.1.7. Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ
Trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng hoá, các nghiệp vụ
kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến ngoại tệ chiếm phần lớn. Để tập hợp chi
phí, doanh thu và tính toán kết quả kinh doanh thì ngay từ đầu kế toán phải tuân
thủ các nguyên tắc hạch toán kế toán sau:
- Đối với doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán Việt Nam thì phải quy đổi
ngoại tệ thành tiền VNĐ để hạch toán quá trình luân chuyển vốn. Nguyên tắc
này đòi hỏi khi có các nghiệp vụ kinh tế tài chính liên quan đến ngoại tệ thì kế
toán phải quy đổi ngoại tệ thành tiền VNĐ theo tỷ giá hối đoái hợp lý để ghi sổ
kế toán.
- Các doanh nghiệp phải nở sổ chi tiết để theo dõi các loại vốn bằng tiền,
các khoản phải thu, phải trả bằng ngoại tệ thưo đơn vị nguyên tệ nhằm cung cấp
thông tin đầy đủ cho công tác quản lý ngoại tệ và điều chỉnh tỷ giá hối đoái kịp
thời chính xác. Để hạch toán chi tiết vốn bằng tiền, bằng ngoại tệ theo đơn vị
nguyên tệ, kế toán phải sử dụng tài khoản 007 “Ngoại tệ các loại”
Tài khoản 007 là tài khoản ghi đơn, có kết cấu như sau:
Bên Nợ: Phản ánh số ngoại tệ thu vào
Bên Có: Phản ánh số ngoại tệ chi ra
Số dư bên Nợ : Phản ánh số ngoại tệ hiện còn ở doanh nghiệp
Tài khoản này phải mở chi tiết theo từng loại ngoại tệ và nơi quản lý ngoại
tệ (tại quỹ hay tại ngân hàng).
- Khi có sự chênh lệch tỷ giá, kế toán phải kịp thời ghi nhận các khoản
chênh lệch đó. Cuối kỳ kế toán, trước khi xác định thu nhập thực tế của doanh
nghiệp, kế toán phải thực hiện công tác điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ. Để ghi nhận
và xử lý chênh lệch tỷ giá, kế toán sử dụng tài khoản 413 “Chênh lệch tỷ giá hối
đoái”, tài khoản này được chi tiết thành hai tài khoản cấp hai:
TK 4131 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính”.
Phản ánh khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ
có gốc ngoại tệ (lãi, lỗ tỷ giá) cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh, kể
cả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (doanh nghiệp kinh doanh có hoạt động
đầu tư xây dựng cơ bản).
TK 4132 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giai đoạn đầu tư trong xây
dựng cơ bản”. Phản ánh khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và chênh lệch
tỷ giá do đánh giá lại các khoản mực tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi, lỗ tỷ giá) của
hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (giai đoạn trước hoạt động chưa hoàn thành
đầu tư).
- Trong quá trình hạch toán, khi có các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến
ngoại tệ thí kế toán phải quy đổi thành tiền VNĐ theo các nguyên tắc sau:
+ Đối với doanh thu, chi phí, tài sản hình thành có gốc ngoại tệ thì sử dụng
tỷ giá bình quân liên ngân hàng ở thời điểm phát sinh nghiệp vụ để quy đổ thành
tiền VNĐ.
+ Đối với ngoại tệ mua bằng tiền VNĐ thì tỷ giá hối đoái nhập quỹ là tỷ
giá mua thực tế.
+ Đối với ngoại tệ thu được do bán hàng hoặc thu các khoản nợ thì giá
hối đoái nhập vào là tỷ giá bình quân liên ngân hàng do ngân hàng công bố tại
thời điểm thu tiền.
+ Khi ghi nhận các khoản vay, phải thu, phải trả bằng ngoại tệ thì tỷ giá
hối đoái là tỷ giá bình quân liên ngân hàng công bố tại thời điểm ghi nhận nợ.
+ Khi trả nợ hoặc thu nợ có gốc là ngoại tệ thì tỷ giá hối đoái là tỷ giá hối
đoái đã dung để ghi nhận nợ (nếu thời điểm ghi nhận nợ và thời điểm thanh toán
trong cùng một năm) hoặc tỷ giá thực tế cuối năm trước (nếu ở hai thời điểm
khác nhau).
1.2. Kế toán xuất khẩu hàng hoá tại các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu
hàng hoá
1.2.1. Thủ tục chứng từ
Các chứng từ kế toán được phát sinh sau khi bên xuất khẩu và bên nhập
khẩu tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế về việc xuất khẩu hàng hoá. Tuỳ từng
hình thức thanh toán mà các chứng từ về việc thanh toán được lập trước thời
điểm giao hàng. Nếu thanh toán bằng phương thức thư tín dụng (phổ biến) thì
sau khi hợp đồng được ký kết bên mua phải mở L/C theo yêu cầu của bên bán.
Khi nhận được giấy mở L/C do ngân hàng gửi đến, doanh nghiệp phải tiến hành
kiểm tra kỹ các khoản mục trên L/C xem có phù hợp với các điều khoản ghi trên
hợp đồng? Doanh nghiệp có thực hiện được trong khả năng của mình không?
Nếu thấy không phù hợp thì bên bán phải thông báo ngay lại cho bên mua để yêu
cầu ngân hàng mở L/C điều chỉnh các điều khoản sao cho phù hợp. Việc sửa đổi
phải được hoàn thành trước lúc giao hàng. Sau khi có hợp đồng xuất khẩu rồi,
doanh nghiệp phải tiến hành xin giấy phép xuất khẩu. Doanh nghiệp chỉ có thể
tiến hành các bước tiếp theo như làm thủ tục kiểm nghiệm, kiểm dịch, hải quan
và các thủ tục cần thiết cho việc xuất khẩu sau khi có được giấy phép xuất khẩu.
Sau khi các thủ tục cần thiết cho quá trình xuất khẩu được hoàn tất, bên xuất
khẩu tiến hành chuẩn bị hàng hoá, giao hàng và lập chứng từ bán hàng.
Một lô hàng được xuất khẩu thì việc hoàn thành các thủ tục cảng, ga, ở
biên giới nước xuất khẩu là không thể thiếu, nên kế toán phải sử dụng bộ chứng
từ phù hợp với thông lệ thanh toán quốc tế. Một bộ chứng từ phù hợp với thông
lệ thanh toán quốc tế bao gồm một số chứng từ chủ yếu sau:
- Hợp đồng kinh tế và các phụ kiện hợp đồng
- Giấy báo của ngan hàng về việc mở L/C của người nhập khẩu (nếu có).
- Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice): là chứng từ cơ bản của khâu
thanh toán, là yêu cầu của người bán đòi người mua phải thanh toán số tiền hàng
đã được ghi trên hóa đơn. Trên hoá đơn nói rõ đặc điểm của hàng hoá, số lượng,
đơn giá, tổng giá trị của hàng hoá, điều kiện giao hàng, phương thức chuyển
hàng và phương thức thanh toán.
- Vận đơn đường biển (Bill of Lading- B/L), vận đơn đường hàng không
(Air Way Bill)… là chứng từ do người chuyên trở cấp cho người gửi hàng nhằm
xác nhận việc hàng hoá đã được tiếp nhận để vận chuyển.
- Chứng từ bảo hiểm: đơn bảo hiểm và guấy chứng nhận bảo hiểm.
- Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate Of Origin): là chứng từ do cơ quan
có thẩm quyền cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác hàng hoá.
- Giấy chứng nhận số lượng (Cerificate of Quantity): là chứng nhận xác
nhận số lượng hàng hoá thực giao.
- Giấy chứng nhận phẩm cấp (Cerificate of Quality): là chứng nhận phẩm
cấp của hàng hoá thực giao và chứng minh phẩm chất hàng hoá là phù hợp với
các điều kiện trong hợp đồng.
- Bảng kê đóng gói (Packing List): bảng kê khai tất cả các hàng hoá đựng
trong một kiện hàng.
- Tờ khai hải quan: đây là chứng từ rất quan trọng trong việc xác nhận
hàng hoá có thực sự xuất khẩu hay không.
- Hối phiếu
- Ngoài bộ chứng từ trên thì kế toán nghiệp vụ xuất khẩu còn phải sư dụng
chứng từ khác như như : phiếu nhập kho, giấy báo nợ, giấy báo có và các chứng
rừ về vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá…
1.2.2. Tài khoản sử dụng
Việc sử dụng tài khoản nhiều hay ít và chi tiết cụ thể như thế nào là phụ
thuộc và quy mô của doanh nghiệp muốn có chứng từ sổ sách kế toán cung cấp
thông tin như thế nào. Nhưng tổng quát thì để phản ánh các thông tin về hàng
hoá xuất khẩu, kế toán sử dụng các tài khoản chủ yếu sau:
* Tài khoản 157 “Hàng gửi bán”: Tài khoản này dung để phản ánh giá trị
hàng hoá đã chuyển đến khách hàng nhưng chưa xác định được là tiêu thụ.
Bên Nợ:
- Phản ánh giá trị hàng hoá đã gửi cho khách hàng nhưng chưa được xác
nhận là tiêu thụ.
- Kết chuyển cuối kỳ giá trị hàng hoá đã gửi đi bán nhưng chưa được
khách hàng chấp nhận thanh toán (nếu doanh nghiệp áp dụng phương
pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
Bên Có:
- Phản ánh giá trị của hàng hoá đã được khách hàng thanh toán hoặc đã
chấp nhận thanh toán.
- Trị giá hàng hoá đã gửi đi bị khách trả lại
- Kết chuyển trị giá hàng hoá đã gửi bán nhưng chưa được khách hàng
chấp nhận thanh toán cuối kỳ (nếu doanh nghiệp áp dụng hạch toán
hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
Dư Nợ: Phản ánh giá trị hàng hoá đã gửi đi nhưng chưa được khách hàng
chấp nhận thanh toán.
* Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”: Tài khoản này phản ánh giá vốn của
hàng xuất bán trong kỳ. Tài khoản 632 được áp dụng cho các doanh nghiệp sử
dụng phương pháp kê khai thường xuyên và các doanh nghiệp sử dụng phương
pháp kiểm kê định kỳ trong việc xác định giá vốn hàng bán.
+ Đối với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên:
Bên Nợ:
- Trị giá vốn của hàng đã bán trong kỳ (theo từng hoá đơn)
- Các khoản hao hụt mất mát hàng tồn kho sau khi trừ đi tiền bồi thường.
- Chi phí xây dựng cơ bản vuợt trên mức bình thường không được tính
vào nguyên giá tài sản cố định hữu hình tự xây dựng.
- Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Bên Có:
- Trị giá vốn hàng đã bán bị trả lại
- Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Cuối kỳ kết chuyển giá vốn hàng hoá đã bán trong kỳ sang tài khoản
xác định kết quả kinh doanh.
+ Đối với doanh nghiệp sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ:
Bên Nợ:
- Trị giá vốn của hàng hoá đã bán trong kỳ
- Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Bên Có:
- Trị giá vốn hàng hoá đã bán nhưng khách hàng trả lại
- Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Kết chuyển trị giá vốn của hàng hoá đã tiêu thụ trong kỳ vào tài khoản
xác định kết quả
Tài khoản 632 cuối kỳ không có số dư
* Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”: Tài khoản
này dung để phản ánh tổng số doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp thực
hiện trong một kỳ kế toán của hoạt động sản xuất kinh doanh và các khoản giảm
trừ doanh thu.
* Bên Nợ:
- Số thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng tính theo
phương pháp trực tiếp phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế của
hàng hoá đã cung cấp cho khách hàng và đã được xác định là tiêu thụ
trong kỳ kế toán.
- Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và doanh thu hàng bán bị trả
lại.
- Kết chuyển doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ vào tài
khoản xác định kết quả kinh doanh.
Bên Có: Phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh
nghiệp thực hiện trong kỳ hạch toán.
Tài khoản 511 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành 5 tài khoản
cấp 2
- TK 5111 – Doanh thu bán hàng hoá
- TK 5112 – Doanh thu bán các thành phẩm
- TK 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ
- TK 5114 – Doanh thu trợ cấp. trợ giá
- TK 5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư
Tài khoản 511 cuối kỳ không có số dư.
1.2.3. Trình tự hạch toán
*Trình tự hạch toán xuất khẩu hàng hóa trực tiếp
Sơ đồ 1: Sơ đồ hạch toán xuất khẩu hàng hóa trực tiếp
TK 157 TK 911 TK 511
TK 112(1122),
131
(4)
TK 635
(6) (7)
(1a) TK 632
(3) (9)
TK 3333
(5)
(8)
TK 515
TK 151,
156
TK 111, 112, 113
(1b)
TK 133
TK 641
(10)
TK 133
(1a) Hàng đi đường, hàng hoá xuất kho chuyển đi xuất khẩu
(1b) Mua hàng hoá chuyển thẳng đi xuất khẩu
(2) Các phí tổn liên quan trực tiếp đến hàng xuất khẩu
(3) Xác định giá vốn hàng xuất khẩu
(4) Phản ánh doanh thu hàng xuất khẩu
(5) Kê khai xác định thuế xuất khẩu phải nộp cho hàng xuất khẩu
(6) Lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái
(7) Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái
(8) Kết chuyển doanh thu thuần hàng xuất khẩu sang tài khoản xác định
kết quả kinh doanh vào cuối kỳ
(9) Kết chuyển giá vốn hàng xuất khẩu sang tài khoản xác định kết quả
kinh doanh vào cuối kỳ
(10) Kết chuyển chi phí bán hàng xuất khẩu sang tài khoản xác định kết
quả kinh doanh vào cuối kỳ
Đối với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê
định kỳ thì chỉ khác hạch toán kê khai thường xuyên ở chỗ xác định giá vốn hàng
bán. Giá vốn hàng bán không ghi theo từng nghiệp vụ bán hàng mà ghi một lần
vào kỳ thông qua kết quả kiểm kê, các nghiệp vụ khác giống như phương pháp
kê khai thường xuyên.
* Trình tự hạch toán xuất khẩu hàng hoá gián tiếp (uỷ thác xuất khẩu)
* Hạch toán tại doanh nghiệp nhận uỷ thác xuất khẩu
- Khi nhận hàng hoá xuất khẩu uỷ thác: Nợ TK 003 – theo giá bán
- Khi bán được hàng uỷ thác xuất khẩu: Có TK 003 – theo giá bán
Sau đó doanh nghiệp thực hiện các nghiệp vụ xuất khẩu để nhận doanh thu
về hoa hồng uỷ thác
Sơ đồ 2: Sơ đồ hạch toán xuất khẩu ủy thác tại đơn vị nhận ủy thác
TK 111,112,113 TK 331 (đơn vị giao uỷ thác)
(khách hàng)
Phải thu về thuế xuất khẩu nộp hộ
Đơn vị giao uỷ thác xuất khẩu
Phải thu về các khoản chi hộ đơn vị
giao uỷ thác XK: phí ngân hàng, phí
giám định hải quan, chi phí vận chuyển,
bốc dỡ…
TK 511( 5113)
Phí uỷ thác XK
được nhận
TK 3331
Trả tiền hàng còn lại cho đơn vị
Giao uỷ thác XK
* Hạch toán tại đơn vị giao uỷ thác xuất khẩu
Sơ đồ 3: Sơ đồ hạch toán xuất khẩu ủy thác tại đơn vị giao ủy thác
(5)
TK 151 TK 157 TK 632 TK 911 TK3333 TK511 TK 131-
đơn vị
nhận ƯTXK
(1a) (2) (9) (4) (3)
TK641
(10)
(7)
TK133
TK 111,112
331
(1b)
TK 133 TK 111,112
(6)
(8)