Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Những “hạt cát” làm “bụi” giảng đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.99 KB, 3 trang )

Những “hạt cát” làm “bụi” giảng đường
Một giáo viên bắt 3 học sinh dàn hàng ngang để cho tất cả học sinh trong lớp lần
lượt mỗi người tát một cái. Lý do cô đưa ra là 3 học sinh nói trên đã thiếu lễ độ
với cô.
Bằng tình thương, sự dìu dắt, cô thầy luôn là người chúng em kính yêu!
Một thầy giáo ở Thạch Đà, Mê Linh, Hà Nội vì tranh chấp đất đai đã lao vào xô xát
ngay với người đã sinh thành ra mình. Rồi cả chuyện "lộn sòng" xưa nay chưa từng
có, thầy hiệu trưởng mua trinh tiết của nữ sinh… Những câu chuyện như vậy không
phải xảy ra thường xuyên đối với những người đứng trên bục giảng mà chỉ là "con sâu
làm rầu nồi canh" nhưng cũng khiến dư luận đau lòng. Bởi ở cái nghề cao quý, sang
trọng như thế, lại có một số người thiếu và mất nhân cách đến vậy. Nguyên nhân của
hiện tượng này từ đâu?
Em Nguyễn Vũ Đức Minh, lớp 12 THPT Việt - Đức
Những câu chuyện trên đây đã rất gây "sốc" cho em, đặc biệt là "scandal" thầy
hiệu trưởng làm nhục nữ sinh. Đó là vụ án không thể tưởng tượng nổi, gây "động
trời". Không chỉ đối với học sinh mà đối với cả những người là thầy, cô giáo, những
chuyện như vậy, ít nhiều cũng tự làm họ xấu hổ. Xấu hổ không phải vì mình là người
"trong cuộc" mà là trong "cộng đồng" giáo dục của mình lại có những "phần tử" như
vậy. Nguyên nhân của một số vụ việc trên theo em bắt đầu chính từ những người đó
không ý thức được về nghề cao quý của mình. Và khi không ý thức được thiên chức
cao quý của mình, họ đã "thả" mình trong những hành động thiếu nhân cách, phi nhân
tính mà thông thường chỉ xuất hiện ở lớp người ít học, thiếu văn hóa… Đối với
những thầy cô này (tạm thời gọi như vậy), trước hết phải chịu xử lý của pháp luật, như
trường hợp thầy hiệu trường làm nhục nữ sinh. Các trường hợp còn lại, bên cạnh việc
phải chịu xử lý của ngành giáo dục còn cần phải học lại và tự tu dưỡng đạo đức nghề
nghiệp nếu tiếp tục đứng trên bục giảng.
Nguyễn Văn Định, giáo viên môn toán, chủ nhiệm lớp 9
Thời xưa, có thể lấy mốc là thời kỳ bao cấp, trong đội ngũ làm giáo dục, có thể nói
hiếm khi nào xảy ra những chuyện làm ảnh hưởng đến sự cao quý của nghề như trên.
Phải nói rằng cực kỳ hiếm nếu như không muốn nói là chưa xảy ra bao giờ. Hồi đó,
giáo viên chỉ cần "gõ" vào đầu trẻ, ban giám hiệu biết được là giáo viên đó bị phê


bình, thậm chí kỷ luật lập tức. Nhưng ngay cả trong trường hợp ban giám hiệu không
biết, cũng ít giáo viên làm vậy. Vì họ ý thức đạo đức nghề nghiệp rõ ràng lắm. Họ giữ
gìn thanh danh ở mức tối đa. Còn bây giờ thì khác, dù ở mức độ nào. Điều đó có thể
lý giải sự thay đổi trong xã hội, ít nhất là từ cơ chế bao cấp sang thị trường đã khiến
cho nhiều người trong đó có cả một số giáo viên đã chuyển từ coi trọng tinh thần sang
coi trọng vật chất, sống theo lý (lý lẽ của riêng họ chứ không theo lý chung đã trở
thành cơ sở, nền tảng của mọi người) hơn theo tình. Chúng ta cũng thấy sự tác động
ghê gớm của xã hội tới con người. Chúng ta đã phát triển nhanh cơ thế thị trường
nhưng lại không phát triển song song giáo dục đạo đức, ý thức cho các thành viên của
xã hội. Cho nên, với những người có bản lĩnh, ý thức nghề nghiệp ăn sâu vào máu thịt
thì không bị tha hóa, biến chất trong cơ chế thị trường. Còn những người không làm
được như vậy sẽ nảy sinh những hành động như các trường hợp nêu trên.
Theo Nguyễn Xuân Bách
Hà Nội Mới
Quyền có lỗi
- giaoducthoidai.vn - (GD&TĐ)
- Vichto Phêđôrôvich Sataloov – Nhà giáo nhân dân Liên Xô, Nhà giáo công
huân Ukraina. Cách nay một phần tư thế kỷ, ông lãnh đạo phòng giáo dục thực
nghiệm ở Đônhesk, do Viện khoa học giáo dục Liên Xô cấp kinh phí. Vị Giáo sư
này có hơn 30 đầu sách được dịch ra 17 thứ tiếng trên thế giới, và một số lượng
lớn bài viết về kinh nghiệm giáo dục và kinh nghiệm sư phạm. Đây là một trong
những bài viết của nhà sư phạm này.
Bài viết này đề cập đến một vấn đề thậm vô lý, tồn tại đã từ rất lâu rồi, nhưng từ bỏ nó
thật không dễ dàng.Có thể hiểu được không, tâm trạng của một bà mẹ đang theo dõi
cậu con trai nhỏ của mình làm bài tập ở nhà? Bao nhiêu sự cố gắng của cậu bé dồn
vào từng chữ cái, cái cổ ngỗng vươn dài và cắn nhẹ vào đầu lưỡi vì quên mất quy tắc
viết thế nào cho đúng, quên mất những qui định nghiệt ngã về cách chấm câu, cách
xuống dòng, quên mất phải viết hoa chữ đầu dòng. Các ngón tay không chịu tuân theo
sự chỉ huy của cậu bé, còn những quả bóng, những trò chơi theo nhau lọt qua những
kẽ ngón tay của cậu bé mà lọt ra khỏi cửa, hợp nhất với nhau tạo nên sức cuốn hút đầy

hấp dẫn. Mẹ cậu bé sừng sững phía sau lưng cậu với sự kích động ghê gớm (ù tai lên
vì phải sửa bao nhiêu là lỗi!). Nào tẩy xóa, nào vuốt thẳng những vết nhàu nhĩ. Và rồi
mọi cái cứ rối tung cả lên, không biết phải làm thế nào nữa – bắt buộc phải xé tờ giấy
kia trong vở của cậu bé thôi.Và trong trạng thái bị kích động như thế, những đứa trẻ
mới bước vào bậc học cấp 1 mắc lỗi là chuyện đương nhiên. Tất cả chỉ vì, những vết
tẩy xóa, những lỗi được sửa, những dấu gạch đít, những lời ghi chú của cô giáo đều
trở thành chứng cứ quan trọng để trừng trị bọn trẻ không ngoan.Nhưng không lẽ,
không có một người nào đó trong hệ thống giáo dục có thể giải thích được rằng, ai, lúc
nào và trên cơ sở khoa học nào mà tiến hành thực hiện cái hệ thống cấm đoán khắc
nghiệt kia? Đã ở đâu và đã có ai có thể chứng minh được rằng, việc chép lại một cách
sạch sẽ những bài tập về nhà bị đặt dưới sự đe dọa của những nguyên tắc đạo đức,
pháp lý của xã hội? Sẽ là tuyệt vời hay tai họa, nếu như đứa trẻ mắc lỗi ngay từ bài tập
đầu tiên, nhưng nó gạch bỏ dòng đó đi, và tiếp tục hoàn thành bài tập một cách sạch
sẽ? Nếu thày giáo, cô giáo biết suy nghĩ một cách cởi mở, linh hoạt thì khi chấm
những bài làm như vậy, sẽ hiểu rằng học trò của mình không dối trá và không lười
nhác, mà rất cố gắng và là người rất đàng hoàng. Đây nhé, đứa trẻ làm bài sai, nó thở
dài một cách ngao ngán, nhưng không hề lúng túng hoặc chán nản, nó cầm ngay bút
lên để tự sửa cái sai trong bài của mình, không lo sẽ có sự trừng phạt nào đối với
mình, khi chính đứa trẻ đã tự phạt mình.Không hề ngạc nhiên rằng, hiện nay trong các
trường phổ thông, người ta đặt mọi thứ với đôi chân khỏe mạnh trên cái đầu bệnh tật.
Mới đây thôi, thày giáo, cô giáo đã đặt dưới kính hiển vi để nghiên cứu từng chữ cái,
đánh dấu chúng bằng những cái gạch đít, những dấu gạch xóa và những sửa chữa. Với
kiểu cách như vậy, liệu có thể thực hiện được không, việc tập luyện cho các em có kỹ
năng viết chữ đẹp và kỹ năng viết đúng ngữ pháp, không ai và không bao giờ theo dõi,
kiểm soát; còn cha, mẹ của các em nhỏ thì, mỗi người mỗi kiểu theo cách của mình,
sửa lỗi trong vở của các em cứ như là sửa nỗi nhục của gia đình, nào cạo xóa, nào
dùng chì tẩy, nào vuốt thẳng nếp nhăn ngay trước mặt đứa trẻ, không dấu giếm,
không che đậy! Một suy nghĩ được nêu ra với toàn đất nước và được quan tâm, đó là:
có bao nhiêu triệu cha, mẹ với sự ngất ngây của mình, hằng ngày lừa dối các thày
giáo, các cô giáo cùng với những lời giáo huấn về sự thật và về danh dự. Có hay

không, từ những sự xúc phạm lương tâm này, có nền móng cho cho việc hình thành
thói quen láu cá, dối trá và bịp bợm? Với những tiêu hao đạo đức như vậy, cho phép
được nói rằng, sự giáo dục thì hằng hà sa số, và họ không thể đi tới đâu được, khi so
sánh với những quyền được có lỗi của học trò, những lỗi mà những đứa trẻ vẫn còn
khờ khạo cố gắng khắc phục chúng bằng những ngón tay bé nhỏ, run run của
mình.Và, nói chung là, ngày mai cũng không cần phải long trọng đưa ra cho cả vùng,
cả miền một cái lệnh về việc công khai sự thiếu chú ý của trẻ con. Trong vòng 2-3
năm, tại một số thành phố, người ta hoàn toàn tán thành việc này, mở ra bao nhiêu các
cuộc hội thảo, lắng nghe ý kiến của các thày giáo, cô giáo, của các nhà quản lý, của
các bậc cha mẹ và của cả các học trò đã lớn. Thôi thì, việc này dù sao cũng đã được
đặt vào tay các nhà thực nghiệm, các nhà ngôn ngữ, các nhà bác học – lý luận.

×