ĐỀ CƯƠNG ÔN THI
MÔN LỊCH SỬ
Câu 1: Hiệp ước Pa – tơ – nốt 1884. Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ.
_ Sau hiệp ước Hác-măng , Pháp chiếm hàng loạt các tỉnh Bắc Kì : Bắc Ninh, Tuyên Quang, Thái Nguyên
_ Ngày 16 – 6 – 1884, Pháp buộc triều đình kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
_ Hiệp ước gồm 19 điều khoản. Nội dung bao trùm là: Nước An Nam thừa nhận và chấp nhận nền bảo hộ
của nước Pháp. Nước Pháp sẽ thay mặt nước An Nam trong mọi quan hệ đối ngoại. Người An Nam sống ở
nước ngoài sẽ đặt dưới sự bảo hộ của nước Pháp (điều 1).
_ Với hiệp ước này, nhà nước phong kiến Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập đã hoàn toàn sụp đổ.
Câu 2: Phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng.
_ Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị). Ngày 13 – 7 – 1885, Ông nhân danh
nhà vua xuống chiếu Cần vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu vả nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
_ Phong trào yêu nước chống Pháp dưới ngọn cờ Cần vương diễn ra sôi nổi từ năm 1885 đến cuối thế kỉ
XIX.
_ Diễn biền phong trào có thể chia thành 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1 (1885 – 1888): Phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra.
+ Giai đoạn 2 (1888 – 1896): Phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa lớn. Tập trung ở các tỉnh
Bắc Trung Kì và Bắc Kì.
Câu 3: Nhận xét về từng cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần vương.
a) Khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887):
_ Thời gian tồn tại: 2 năm.
_ Địa bàn hoạt động: Huyện Nga Sơn, Thanh Hóa.
_ Người lãnh đạo: Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Trần Sinh Soạn.
_ Chiến thuật, đặc điểm nổi bật:
+ Địa bàn hoạt động chỉ có ở ba làng (Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê). Lợi dụng địa hình của ba làng
có thế chân kiềng, nghĩa quân xây dựng căn cứ để phối hợp hỗ trợ nhau trong chiến đấu.
+ Căn cứ chỉ mạnh về phòng thủ nên rất hạn chế cho việc tấn công kẻ thù và rút lui khi cần thiết.
b) Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892):
_ Thời gian tồn tại: 9 năm.
_ Địa bàn hoạt động: Huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mĩ (Hưng Yên).
_ Người lãnh đạo: Đinh Gia Quế, Nguyễn Thiện Thuật.
_ Chiến thuật, đặc điểm nổi bật:
+ Địa bàn hoạt động lớn trên nhiều tỉnh.
+ Nghĩa quân không xây dựng công sự kiên cố để phòng thủ giống như cuộc khởi nghĩa Ba Đình, mà cơ
động chiến đấu, đánh du kích địch.
+ Khởi nghĩa tồn tại trong 9 năm.
c) Khởi nghĩa Hương Khê (1886 – 1895):
_ Thời gian tồn tại: 11 năm.
_ Địa bàn hoạt động: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
_ Người lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng.
_ Chiến thuật, đặc điểm nổi bật:
+ Địa bàn hoạt động chủ yếu dựa vào rừng núi hiểm trở ở địa bàn bốn tỉnh (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà
Tĩnh và Quảng Bình)
+ Lãnh đạo của nghĩa quân là những người tài giỏi, có uy tín.
+ Lực lượng nghĩa quân lớn mạnh, được tổ chức chặt chẽ và có trang bị vũ khí tốt.
+ Đây là cuộc khởi nghĩa kéo dài và tiêu biểu nhất của phong trào Cần vương (11 năm).
Câu 4: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp và sự chuyển biến về kinh tế - xã
hội Việt Nam.
a) Tổ chức bộ máy nhà nước:
Liên bang Đông Dương
(Toàn quyền Đông Dương)
Bắc Kì
(Công sứ)
Trung Kì
(Khâm sứ)
Nam Kì
(Thống đốc)
Lào
(Khâm sứ)
Campuchia
(Khâm sứ)
Bộ máy chính quyền cấp Kì (Pháp)
Bộ máy chính quyền cấp Tỉnh, Huyện ( Pháp + Bản xứ)
Bộ máy chính quyền ở Xã, Thôn (Bản xứ)
_ Bộ máy nhà nước ngày càng chặt chẽ do Pháp chi phối nhằm vơ vét, bóc lột nhân dân thuộc địa.
b) Chính sách kinh tế:
_ Trong nông nghiệp, Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.
_ Trong công nghiệp, Pháp tập trung khai thác than và kim loại. Ngoài ra, Pháp đầu tư vào một số nghành
khác như xi măng, điện, chế biến gỗ,…
Thực dân Pháp xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và
phục vụ mục đích quân sự.
_ Về thương nghiệp, Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hóa của Pháp nhập vào Việt Nam chỉ bị
đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế, nhưng đánh thuế cao hàng hóa các nước khác.
_ Pháp còn tiến hành đề ra các thứ thuế mới bên cạnh các loại thuế cũ, nặng nhất là thuế muối, thuế rượu,
thuế thuốc phiện,…
Mục đích các chính sách trên của thực dân Pháp là nhằm vơ vét sức người, sức của của nhân dân Đông
Dương.
c) Chính sách về văn hóa giáo dục:
_ Đến năm 1919, Pháp vẫn duy trì chế độ giáo dục của thời phong kiến.
_ Về sau, Pháp bắt đầu mở trường học mới nhằm đào tạo lớp người bản sứ phục vụ công việc cai trị. Cùng
với đó, Pháp mở một số cơ sở văn hóa, y tế.
Câu 5: Giải thích vì sao chính sách văn hóa giáo dục của Pháp không phải là “khai sáng văn
minh” cho dân tộc Việt Nam?
_ Đường lối của Pháp là hạn chế phát triển giáo dục ở thuộc địa; Pháp duy trì nền giáo dục Hán học, lợi
dụng hệ tư tưởng phong kiến và tri thức cựu học để phục vụ chế độ mới.
_ Số trường học chỉ được mở một cách dè dặt, số trẻ em được đến trường rất ít, càng ở các lớp cao, số học
sinh càng giảm dần.
_ Ý đồ của Pháp là:
+ Thông qua giáo dục nô dịch, thực dân Pháp muốn tạo ra một lớp người chỉ biết phục tùng.
+ Triệt để sử dụng phong kiến Nam triều, dùng người Việt trị người Việt.
+ Kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt để dễ bề cai trị.