I- Phần mở đầu:
1. Lý do chọn đề tài:
Dạy học bao gồm 1 quá trình có bắt đầu và kết thúc. Bắt đầu như thế nào, vào bài mới bằng
cách nào là hay và hiệu quả nhất? Chúng ta đôi khi nghó rằng chuyện mở đầu 1 tiết dạy hay là cách
vào bài thật đơn giản và lắm lúc không cần thiết đặt nặng vấn đề này. Giống như cách chúng ta nói
chuyện trước đám đông, người nghe có hứng thú để nghe tiếp câu chuyện hay không tùy thuộc vào
cách bắt đầu câu chuyện lôi cuốn như thế nào. Mở đầu bài học cũng vậy, HS có thể sẽ mang tâm lý
chờ đợi một sự bất ngờ, lôi cuốn nhưng nếu chúng ta mở đầu tiết học với một thái độ hờ hững, một
tinh thần mệt mỏi, một lý luận thiếu logic hay một cách đặt vấn đề nhạt nhẽo sẽ làm cho tinh thần
HS bò “xẹp” xuống như là một trái bóng đang dần bơm căng phồng lên. Mở bài như thế nào để
không cầu kì, không dài dòng mà lại hiệu quả, kích thích sự tò mò cũng như tạo sự hưng phấn cho
HS trong thời gian đầu của tiết học là điều khá quan trọng. Dó nhiên trong suốt tiết học, phần nào
cũng quan trọng cả nhưng điều chúng ta muốn nhấn mạnh đến ở đây là “điểm khởi đầu”. Cho nên
việc lựa chọn đề tài này mang ý nghóa hết sức thiết thực và quan trọng như bất cứ một phương pháp
giảng dạy nào khác.
2. Cơ sở lý luận:
Lâu nay, chúng ta vẫn thường dùng một khái niệm để vào bài, đó là cụm từ “giới thiệu bài”.
Cụm từ này để cho biết một số đặc điểm để người ta nhận biết, trên cơ sở những nét chấm phá rất
chung này, chúng ta - trong quá trình giảng bài, sẽ xâu chuỗi lại những vấn đề, những sự kiện lại
để thành một bài học, sự kiện hoàn chỉnh.
Khái niệm “đặt vấn đề” chính là nêu ra một điều cần giải quyết. Như vậy đặt vấn đề chính là
cần phải giải quyết một vấn đề nào đó được đặt ra ngay từ đầu của tiết học. Ở đây chúng ta cần
nhấn mạnh đến một điều, là làm thế nào để đưa ra cách đặt vấn đề vừa hay vừa hiệu quả và tạo
được tác dụng tốt bước đầu cho HS từ đó tạo được cho HS tâm lý ngạc nhiên, thú vò và có ý thức
hơn trong việc cùng nhau giải quyết vấn đề mà GV đã đặt ra.
3. Cơ sở thực tiễn:
Đặt vấn đề vào bài có rất nhiều cách khác nhau. Tùy theo đặc trưng của từng bộ môn mà mỗi
GV áp dụng một cách cụ thể. Những bộ môn khoa học tự nhiên có thể có nhiều cách đặt vấn đề
vào bài phong phú, đa dạng. GV có thể dùng ngay hình ảnh trực quan để đặt vấn đề vào bài một
cách sinh động. Điều này sẽ tạo cho HS cảm nhận đầy đủ nhất ở các giác quan nhìn, nghe, thấy,
hoặc thậm chí là sờ… Còn ở những bộ môn thuộc về KHXH mà nhất là lòch sử thì cách đặt vấn đề
vào bài ít phong phú và thường dễ rơi vào tình trạng nhàm chán. Vì vậy, trong bài viết này tôi cố
gắng đưa ra những cách đặt vấn đề vào bài theo sự vận dụng của mình trong những năm giảng dạy.
Tất nhiên đây chỉ là những ý kiến mang tính chất cá nhân mà thôi. Trong thời gian tới hy vọng sẽ
được học thêm nhiều cách đặt vấn đề hay hơn nữa để tiết dạy ngày càng phong phú và lôi cuốn HS
hơn.
II- NHỮNG CÁCH ĐẶT VẤN ĐỀ VÀO BÀI:
1. Nêu khái quát toàn bộ những nội dung sẽ học trong tiết học đó. Với cách này, GV tạo cho
HS một khung sườn nhưng chưa gắn vào đó các chi tiết để hoàn thiện một vấn đề. Cách này GV sẽ
tạo cho HS tâm lý xâu chuỗi lại những sự kiện nhỏ để kết đính vào với những nội dung lớn mà GV
đã khái quát. Bước đầu, HS trong quá trình tìm hiểu bài mới, HS sẽ dựa trên bộ khung này để xâu
chuỗi các chi tiết nhỏ lại với nhau để cuối cùng sẽ cho ra một sự kiện hoàn chỉnh.
Ví dụ: Khi dạy bài bài 10 tiết 17 “Trung Quốc cuối TK XIX - đầu TK XX” (lòch sử 8). Để đặt vấn
đề vào bài bằng cách này như: “Là một đất nước rộng lớn, đông dân nhất thế giới nhưng cuối TK
XIX, TQ cũng bò các nước TB phương Tây xâu xé, xâm lược. Nhân dân TQ đã nổi dậy đấu tranh
với nhiều hình thức khác nhau. Đó là những nội dung chính mà chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết
học hôm nay”.
Như vậy HS sẽ biết được TQ cuối TK XIX cũng bò các nước TB phương Tây xâm lược, xâu xé.
Nhưng vì sao lại xâu xé? Và phong trào đấu tranh của nhân dân TQ sẽ đấu tranh bằng những hình
thức nào? Trên cơ sở đó, trong quá trình tìm hiểu bài mới HS sẽ gắn những chi tiết vào những nội
dung chính để từ đó hiểu được vấn đề cần tìm hiểu.
2. Đặt vấn đề vào bài bằng cách đặt ra câu hỏi. Câu hỏi này GV để ngõ và lưu ý với HS cuối
giờ sẽ cùng nhau để tìm ra câu trả lời. Ví dụ khi dạy bài 12 tiết 19 “Nhật Bản giữa TK XIX đầu TK
XX” (Lòch sử 8), GV có thế vận dụng cách này như sau: “Các em hãy theo dõi bài học để cuối giờ
giải đáp câu hỏi: Vì sao vào cuối TK XIX - đầu TK XX, trong khi hầu hết các nước Châu Á trở
thành thuộc đòa và phụ thuộc vào các nước TB phương Tây thì Nhật Bản vẫn giữ được độc lập và
còn phát triển kinh tế một cách nhanh chóng, trở thành một Đế quốc hùng mạnh?”
Với cách đặt câu hỏi này. HS sẽ cố gắng để tìm ra câu trả lời trong suốt quá trình tìm hiểu bài mới.
Và chính GV cũng có thể áp dụng cách này để kiểm tra bài ngay tại lớp và lấy điểm cho HS nào
trả lời được câu hỏi đó ở cuối giờ học.
3. Đặt vấn đề vào bài bằng cách nhắc lại kiến thức cũ của tiết học hôm trước để dẫn dắt vào
nội dung sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
Ví dụ như khi dạy bài 18 tiết 20 “Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán”
(Lòch sử 6) ta có thể vận dụng cách này như sau: “Ở tiết 17, chúng ta đã tìm hiểu về cuộc khởi
nghóa Hai Bà Trưng đã lật đổ ách đô hộ của nhà Hán. Sau khi giành được thắng lợi, Hai Bà Trưng
đã tiến hành những công việc để xây dựng lại chính quyền. Và hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu
những việc làm này sẽ có tầm quan trọng như thế nào trong buổi đầu đấu tranh để giành độc lập.”
Học sinh sẽ nhớ ngay đến bài đã được học để tạo thành một sợi dây liên hệ với bài hôm nay.
4. Đặt vấn đề vào bài bằng cách nêu qui luật tất yếu đã được kiểm chứng qua lòch sử.
Ví dụ như khi dạy bài 1 tiết 1 “Những cuộc CM tư sản đầu tiên” (Lòch sử 8), GV có thể vận dụng
cách này như sau: “Lòch sử đã chứng minh, một chế độ xã hội hay một triều đại phong kiến đều
diễn ra theo qui luật có sự mở đầu, có cao trào và thoái trào. Sự thoái trào của hình thức này sẽ bắt
đầu cho một hình thức khác tiến bộ hơn. Ở đây, chúng ta thấy trong lòng chế độ phong kiến ở châu
u suy yếu đã nảy sinh một nền sản xuất mới. Chính những biến đổi mới mẻ này vào cuối thời kì
trung đại đã làm bùng nổ các cuộc CM tư sản. CM tư sản đã mở đầu cho một hình thái kinh tế mới
tiến bộ hơn chế độ phong kiến đó là chế độ TBCN. Vậy đó chính là hệ quả tất yếu của sự phát
triển không ngừng của lòch sử. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu quá trình này trong tiết học hôm nay”.
Như vậy, học sinh sẽ biết được qui luật tất yếu của lòch sử phát triển từ thấp lên cao và lòch sử thế
giới đến thời kì cận đại với một hình thái kinh tế xã hội cao hơn chế độ phong kiến là chế độ tư bản
chủ nghóa.
5. Đặt vấn đề vào bài bằng cách nêu lên nguyên nhân và từ nguyên nhân này tất yếu sẽ dẫn
đến hậu quả chắc chắn xảy ra.
Ví dụ như khi dạy bài 21 tiết 32 “Chiến tranh thế giới thứ hai” (Lòch sử 8) gv có thể vận dụng cách
này như sau: “Chính từ cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 làm cho các nước TB
phương Tây chia rẽ thành hai khối đối đòch nhau gay gắt, từ nguyên nhân này đã dẫn đến hậu quả
vô cùng thảm khốc của nhân loại trong TK XX, đó là cả nhân loại phải hứng chòu gánh nặng khủng
khiếp từ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Có thể nói chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra bắt nguồn
từ chính sự tham vọng và ích kỉ của những nước TB phương Tây. Chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn nội
dung này trong tiết học hôm nay”.
Trong quá trình học bài mới, HS sẽ nhận rõ về cuộc CTTG2 bắt nguồn từ đâu và từ nguyên nhân
đó đã dẫn đến hậu quả như thế nào.
6. Đặt vấn đề vào bài bằng cách đưa ra câu nói của một nhân vật lòch sử.
Ví dụ khi dạy Bài 24 tiết 37 Phần II “Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858 đến năm 1873”
(Lòch sử 8) ta có thể vận dụng cách này như sau: “Nguyễn Trung Trực trước khi bò giặc Pháp hành
hình, ông đã khảng khái nói “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh
Tây”. Câu nói này là một minh chứng cho tinh thần kiên cường bất khuất của nhân dân ta khi
chống ngoại xâm. Và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta cũng vậy. Điều này
thể hiện rất rõ qua câu nói trên của Nguyễn Trung Trực. Đó cũng chính là tinh thần đấu tranh đến
cùng của nhân dân ta chống Pháp và cũng là nội dung của tiết học hôm nay”.
Như vậy, khi vận dụng cách này, từ một câu nói HS sẽ cảm nhận đầy đủ tinh thần yêu nước của các
thế hệ đi trước và từ đó nâng cao lòng tự hào và tấm lòng biết ơn những vò anh hùng dân tộc đã xả
thân vì nghóa lớn.
7. Cách đặt vấn đề vào bài bằng cách làm bài tập để từ bài tập GV có thể liên hệ ngay với bài
sẽ học trong tiết đó.
Ví dụ như trước khi GV dạy bài 5 tiết 6 “Các nước Đông Nam Á” (Lòch sử 9), ta có thể cho HS làm
bài tập ở bài hôm trước đã học như :
* Bài tập: Những nét nổi bật của châu Á từ sau năm 1945? (Viết chữ Đ (Đúng) hoặc S (Sai)
vào các ô trống dưới đây:
Cao trào giải phóng dân tộc bùng lên mạnh mẽ
Hầu hết các quốc gia đều đã giành được độc lập dân tộc.
Các nước đế quốc tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược.
Diễn ra các cuộc xung đột, tranh chấp lãnh thổ, phong trào ly khai.
Nhiều nước đã đạt được sự tăng trưởng nhanh về kinh tế.
Đấu tranh đòi bãi bỏ chế độ phân biệt chủng tộc.
Sau khi HS hoàn thành bài tập, GV nhận xét, sửa chữa và từ những nét nổi bật này của châu Á
sau năm1945, GV sẽ rất dễ dàng để gợi mở vấn đề để vào bài “Các nước Đông Nam Á” (từ sau
năm 1945). Bởi vì trong tình hình chung này của châu Á có khu vực Đông Nam Á.
8. Đặt vấn đề vào bài bằng cách liên hệ ngay với việc đất nước kỉ niệm những ngày lễ lớn của
quốc gia hay trên thế giới, ví dụ như ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, ngày chiến thắng
Điện Biên Phủ, ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước hay ngày kỉ niệm chiến thắng phát
xít trong chiến tranh thế giới thứ hai…
9. Giáo viên có thể đặt vấn đề vào bài bằng cách đọc những câu ca dao, những câu thơ có nội
dung liên quan đến lòch sử.
Ví dụ như khi dạy đến tiết 14 bài 12 “Nước Văn Lang” (Lòch sử 6), ta có thể áp dụng cách này như
sau: “Dân tộc Việt Nam có một ngày giỗ chung để nhớ về nguồn gốc của mình được thể hiện qua
hai câu ca dao sau: Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giỗ tổ mùng Mười tháng Ba.
Thông qua tiết học hôm nay các em sẽ biết được tổ tiên của chúng ta là ai và có công gì đối với sự
ra đời của đất nước Việt Nam”.
Học sinh sau khi nghe xong, hiểu bài học hôm đó có thể lưu ý đến việc tìm đọc và hiểu lòch sử qua
ca dao, tục ngữ và thơ văn. Cũng trong bài học này, ta có thể vận dụng ngay câu nói của Bác Hồ là:
“ Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta hãy cùng nhau giữ lấy nước” để vào bài.
III- Kết luận:
Nói chung tùy theo từng bộ môn mà chúng ta có thể có những cách khác nhau để mở đầu một
tiết học. Dù gì đi nữa việc dạy học có hiệu quả, đa số học sinh hiểu bài và yêu thích bộ môn mình
giảng dạy là có thể nói GV đó đã thành công hơn một nửa rồi. Việc mở đầu một tiết học làm sao
không bò nhàm chán đã khó và luôn đổi mới để sinh động và hấp dẫn lại còn khó hơn. Dạy lòch sử
cũng gần giống với dạy Ngữ văn vậy, rất cần đến cảm xúc và sự hứng khởi. Cảm hứng để GV
giảng hấp dẫn, có hồn. Cảm hứng nuôi sống mạch nguồn diễn đạt để tiết học luôn được phối hợp
một cách nhòp nhàng, không có thời gian chết hoặc cuống cuồng chạy với thời gian. Cho nên điểm
khởi đầu rất quan trọng để GV khơi nguồn cảm hứng và truyền nguồn cảm hứng đó cho HS. Nói gì
thì nói, GV phải luôn ôn luyện kiến thức, làm giàu kiến thức trong mọi nguồn. Kiến thức vững vàng
chắc chắn sẽ kích thích GV tìm tòi ra những phương cách hay và hiệu quả.
Qua bài viết này, tôi chỉ đưa ra những phác thảo mang tính chủ quan của cá nhân qua những
năm giảng dạy thực tế. Vậy nên những ý kiến này không tránh khỏi thiếu sót. Tôi chỉ mong nhận
đựoc nhiều hơn nữa những đóng góp q giá từ những thầy cô đi trước để tôi hoàn thiện hơn trong
những năm sau.
Tây Hòa tháng 01 năm 2007
Người viết
Tạ Thò Mỹ Dung