Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

luận văn tài chính ngân hàng Nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp tại Công ty quản lý quỹ Hapaco

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.41 KB, 33 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU
Trên thị trường chứng khoán, mọi quyết định đầu tư đều ẩn chứa nhiều
rủi ro. Điều này đòi hỏi khả năng phân tích đánh giá doanh nghiệp của nhà
đầu tư trước và sau khi ra quyết định. Đối với nhà đầu tư tổ chức thì việc phân
tích doanh nghiệp lại càng quan trọng. Để đánh giá tình hình hoạt động và
khả năng quản lý kinh doanh của một doanh nghiệp thì phân tích tài chính là
không thể thiếu. Phân tích tài chính cho thấy được vị thế tài chính của doanh
nghiệp, khả năng hoạt động trong quá khứ và đưa ra những dự báo trong
tương lai. Chính vì ý nghĩa của nó mà phân tích tài chính là yếu tố cốt lõi
trong phân tích cơ bản.
Đối với Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Hapaco trên cương vị
là một tổ chức đầu tư, phân tích doanh nghiệp là hoạt động trọng tâm. Chất
lượng phân tích quyết định hiệu quả đầu tư của Công ty, do vậy việc nâng cao
chất lượng phân tích nói chung và chất lượng phân tích tài chính nói riêng là
nhu cầu cấp thiết để tăng hiệu quả đầu tư và nâng cao khả năng cạnh tranh,
thu hút nguồn vốn uỷ thác.
Là một sinh viên thực tập tại phòng phân tích của Công ty quản lý quỹ
đầu tư Hapaco tôi mong rằng luận văn tốt nghiệp “Nâng cao chất lượng phân
tích tài chính doanh nghiệp tại Công ty quản lý quỹ Hapaco sẽ góp phần vào
việc nâng cao hiệu quả phân tích tài chính tại Công ty. Luận văn nghiên cứu
vào hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp tại Công ty quản lý quỹ
Hapaco trong giai đoạn 2011-2012, từ đó đề ra một số giải pháp và kiến nghị
nhằm nâng cao chất lượng hoạt động trong thời gian tới.
1
Kết cấu báo cáo gồm 3 chương :
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần quản lý quỹ Đại
Dương Hapaco
Chương 2 : Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty quản lý quỹ


Hapacp
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị
2
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
CỔ PHẦN QUẢN LÝ QUỸ ĐẠI DƯƠNG HAPACO
1.1.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY:
1.1.1.Nguyên tắc hoạt động:
Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ HAPACO (tên giao dịch HAPACO) được
thành lập theo Giấy phép số 16/UBCK-GPHĐQLQ ngày 29/12/2006 do Ủy
ban Chứng khoán Nhà nước cấp.Tuy thành lập và hoạt động mới chỉ trong
vòng 6 năm trở lại đây nhưng Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ HAPACO đã và
đang làm việc rất hiệu quả trong lĩnh vực về dịch vụ tài chính, gia tăng lợi
nhuận cho khách hàng và tạo niềm tin căn bản trong giới nhà đầu tư.Công ty
được thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh của một công ty quản lý quỹ
gồm:
Lập và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng
khoán;
Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán;
Các nghiệp vụ tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư
HAPACO lấy nguyên tắc hoạt động minh bạch và chuyên nghiệp, quản
trị rủi ro theo chuẩn mực làm nền tảng cho sự phát triển ổn định và lâu dài.
HAPACO sẽ lựa chọn mô hình đầu tư tối ưu và phát triển danh mục hiệu quả
với độ rủi ro phù hợp nhất cho mỗi đối tượng khách hàng.
Trong điều kiện thị trường còn có nhiều biến động, HAPACO luôn đề ra
một chiến lược đầu tư rõ ràng nhưng linh hoạt, kiên định triển khai những
chiến lược này nhưng cũng sẽ chủ động phản ứng kịp thời với mọi tình huống
của thị trường nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả của các khoản đầu tư. Bên
cạnh đó, HAPACO luôn xem việc xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với khách
3
hàng và các đối tác là phương thức giám sát hoạt động hiệu quả và gia tăng

giá trị đầu tư.
HAPACO xác định sứ mệnh là phải tối đa hóa lợi nhuận cho khách hàng
và lợi ích cho các cổ đông, góp phần tạo nên sự thịnh vượng chung cho cộng
đồng và xã hội. Tại HAPACO, tất cả các giá trị cá nhân đều sẽ được tôn
trọng, công ty chú trọng đầu tư vào phát triển đội ngũ nhân sự và đảm bảo các
điều kiện tốt nhất cho các thành viên để phát huy tiềm năng, thế mạnh nhằm
góp phần vào sự phát triển chung của công ty. Công ty quyết tâm xây dựng
một tập thể đoàn kết, sáng tạo, trách nhiệm và xây dựng một văn hóa kinh
doanh chuẩn mực, đóng góp vào sự phát triển của thị trường tài chính nói
riêng và nền kinh tế nước nhà nói chung.
1.1.2.Mục tiêu và thế mạnh:
1.Mục tiêu cam kết:
Mục tiêu chính của HAPACO là mang lại giá trị thặng dư cao nhất cho
các nhà đầu tư thông qua các sản phẩm đầu tư đa dạng và linh hoạt, được xây
dựng dựa trên các mô hình chuẩn mực và chuyên nghiệp.
Ngoài việc mang lại sự hài lòng cho khách hàng, HAPACO còn định
hướng mục tiêu trở thành một trong những nhà quản lý tài sản và tư vấn hàng
đầu Việt nam, là đối tác tin cậy để làm cầu nối giữa cộng đồng kinh doanh
Việt Nam với thế giới.
Với tôn chỉ hoạt động là luôn sát cánh cùng với nhà đầu tư trong mọi
tình huống để cùng sàng lọc, tìm kiếm các cơ hội đầu tư nhằm mang lại các
sản phẩm đầu tư giá trị với mục tiêu đảm bảo an toàn vốn và gia tăng tối đa
lợi nhuận cho khách hàng, HAPACO cam kết sẽ mang tất cả kiến thức, kinh
nghiệm và lòng nhiệt thành có thể cung cấp các dịch vụ tài chính hiệu quả và
chuyên nghiệp nhất, trở thành một địa chỉ tin cậy cho các nhà đầu tư, các
khách hàng và các đối tác.
4
Bên cạnh đó, HAPACO cũng cam kết sẽ trở thành một nhân tố tích cực
trong việc phát triển xã hội, tham gia vào các hoạt động cộng đồng nhằm
mang lại hạnh phúc và sự phồn thịnh cho tất cả mọi người.

2.Thế mạnh:
- Đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm và nhiệt huyết
Nòng cốt của HAPACO là những lãnh đạo, chuyên gia có trình độ
chuyên môn và giàu kinh nghiệm thực tế đến từ các đơn vị có tên tuổi trên thị
trường tài chính Việt Nam. Cùng với đội ngũ cán bộ được đào tạo bài bản,
tinh thần trách nhiệm cao và đầy nhiệt huyết, HAPACO hiện đang là nơi hội
tụ nguồn nhân lực hàng đầu để phát triển có hiệu quả hoạt động đầu tư, quản
lý tài chính, phát triển sản phẩm tài chính, tư vấn tài chính và tư vấn đầu tư.
- Sản phẩm đa dạng
Ngoài các sản phẩm đầu tư truyền thống, HAPACO đã, đang và sẽ đa
dạng hóa các loại sản phẩm đầu tư với nhiều tính năng ưu việt nhằm phục vụ
cho nhiều loại hình đối tượng khách hàng như các sản phẩm tài chính phái
sinh về cổ phiếu, trái phiếu và bất động sản, các sản phẩm liên kết tiền gửi với
ngân hàng và liên kết với quỹ bảo hiểm.
- Mạng lưới quan hệ sâu rộng
Với mối quan hệ đối tác sâu rộng với các doanh nghiệp trong và ngoài
nước, cộng với sự hiểu biết sâu sắc về thị trường Việt Nam, HAPACO sẽ là
nơi kết nối các cơ hội và địa chỉ đầu tư, đưa đến những cơ hội đầu tư sinh lời
an toàn và hiệu quả nhất cho từng đồng vốn đầu tư. Bên cạnh đó, với mối
quan hệ sâu rộng với lãnh đạo các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
Năng lượng, Cơ sở hạ tầng, Bất động sản, Tài chính, Giao thông vận tải…,
nền tảng chiến lược đầu tư của các Quỹ sẽ được xây dựng vững chắc hơn.
5
1.1.3.Cơ cấu tổ chức và nhân sự:
Thành viên HĐQT
1.Ông Phó Thiên Sơn
Ông Phó Thiên Sơn hiện đang giữ chức vụ Tổng Giám đốc Công ty CP
Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương (Ocean Hospitality). Trước khi đảm nhận
chức vụ này, ông Sơn đã từng giữ các chức vụ Phó ban Kế hoạch đầu tư của
Tập đoàn Đại Dương, Phụ trách hoạt động đầu tư tại Công ty CP Chứng

khoán Đại Dương. Ông Sơn tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương Hà
Nội và hoàn thành học vị thạc sỹ Quản trị Kinh doanh tại Trường Đại học
Shute - Đài Loan.
6
2.Bà Đinh Ánh Phượng
Bà Đinh Ánh Phượng tham gia Hội đồng Quản trị HAPACO với vai trò
làm cầu nối giữa Ngân hàng TMCP Đại Dương (OJB) với Công ty Quản lý
Quỹ Đại Dương (HAPACO). Bà Phượng tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân Hà Nội trước khi tu nghiệp và hoàn thành học vị thạc sỹ Tài chính -
Ngân hàng tại Trường Đại học Wales (Anh).
3.Tổng giám đốc
Ông Bạch Nguyễn Vũ
Là một trong số những người tham gia Thị trường Chứng khoán Việt
Nam từ những ngày đầu tiên (từ tháng 5/2000), ông Bạch Nguyễn Vũ đã tham
gia vào rất nhiều dự án tư vấn cổ phần hóa, tổ chức IPO, bảo lãnh phát hành,
định giá doanh nghiệp tại Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt. Ở cương vị
một nhà quản lý, ông Vũ đã từng nắm giữ các chức vụ Quyền Tổng Giám đốc
Công ty CP Chứng khoán Quốc Gia, Tổng Giám đốc điều hành Công ty CP
Chứng khoán Vincom. Ông Vũ tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Tài chính -
Ngân hàng của Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội và hoàn thành học
vị thạc sỹ Quản trị Kinh doanh theo chương trình đào tạo tại CFVG.
4.Giám đốc đầu tư
Ông Trịnh Quốc Bình
Ông Trịnh Quốc Bình là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tài
chính - chứng khoán. Trước khi gia nhập Công ty CP Quản lý Quỹ Đại
Dương, ông Bình đã có 7 năm gắn bó và phát triển cùng Công ty CP Chứng
khoán Bảo Việt (BVSC). Ông đã tham gia đảm nhận vị trí tổ chức thực hiện
trong nhiều mảng nghiệp vụ kinh doanh quan trọng của BVSC như Phó
Trưởng phòng Giao dịch, Phó Trưởng phòng Phân tích và phụ trách Bộ phận
Đầu tư. Ông Bình tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Chứng khoán tại Trường

Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội và hoàn thành học vị thạc sỹ Quản trị kinh
7
doanh Dịch vụ tài chính theo chương trình đào tại của Trường Đại học
Greenwich (Anh);
5.Giám đốc Phân tích
Ông Võ Văn Minh
Ông Võ Văn Minh là một người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tài
chính - ngân hàng. Trước khi tham gia Thị trường Chứng khoán, ông đã có
thời gian công tác gần 4 năm tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB)
và Ngân hàng Nhà nước Việt nam (SBV). Kinh nghiệm và các mối quan hệ
trong lĩnh vực ngân hàng đã hỗ trợ rất nhiều khi ông đảm nhiệm chức vụ
Giám đốc Phân tích tại các Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội, Công
ty CP Chứng khoán Liên Việt. Ông Minh tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại
Thương Hà Nội và hoàn thành khóa tu nghiệp học vị thạc sỹ Chính sách Công
tại Trường Đại học Hitotsubashi (Nhật Bản).
1.3. SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ:
1.3.1.Đối tượng khách hàng:
1.Nguyên tắc cốt lõi:
Nắm vững nhu cầu và lợi ích của nhà đầu tư;
Bảo mật tuyệt đối thông tin cho khách hàng và nhà đầu tư;
Xác định việc phân bổ tài sản là nhân tố chính trong những thành
công dài hạn
Giảm thiểu xung đột lợi ích, đặt quyền lợi của nhà đầu tư lên trên
quyền lợi của HAPACO
Luôn cầu thị, luôn lắng nghe và luôn đổi mới để đảm bảo lợi ích cho
khách hàng.
2. Phương pháp tiếp cận
Mô hình hóa, xây dựng các sản phẩm theo nhu cầu và lợi ích của
từng nhà đầu tư
8

Đưa ra các giải pháp đầu tư linh hoạt trên nguyên tắc tuân thủ, kết
hợp giữa các yếu tố ngắn hạn và dài hạn
Luôn cập nhật kịp thời cho nhà đầu tư về thị trường và cơ hội đầu tư
Linh hoạt, mềm dẻo trong việc thỏa thuận về phí dịch vụ đối với
từng khách hàng.
3. Đối tượng khách hàng:
+ Nhà đầu tư tổ chức : HAPACO sẽ đánh giá và phân tích tình hình tài
chính của khách hàng để cung cấp các gói giải pháp đầu tư phù hợp nhất. Bên
cạnh đó, các thông tin tư vấn kinh tế và tài chính toàn diện được cung cấp bởi
các chuyên gia phân tích hàng đầu của HAPACO sẽ là những giá trị thặng dư
HAPACO mang đến cho khách hàng.
+ Nhà đầu tư cá nhân: Mục tiêu không chỉ dừng lại ở tiền bạc và giá trị
tài sản của nhà đầu tư, điều quan trọng hơn đó là giá trị cuộc sống. Điều đó sẽ
được thể hiện bằng việc có sự an toàn cho gia đình, có một công việc ưa
thích, có thời gian dành cho gia đình và theo đuổi các đam mê, có phương tiện
để giúp đỡ những người kém may mắn
1.3.2. Các sản phẩm đầu tư:
- Quản lý quỹ đầu tư : mục tiêu không chỉ dừng lại ở tiền bạc và giá trị
tài sản của nhà đầu tư, điều quan trọng hơn đó là giá trị cuộc sống. Điều đó sẽ
được thể hiện bằng việc có sự an toàn cho gia đình, có một công việc ưa
thích, có thời gian dành cho gia đình và theo đuổi các đam mê, có phương tiện
để giúp đỡ những người kém may mắn.
Dù cho mỗi người có bất kỳ mục tiêu nào và dù mục tiêu đó có thay đổi,
thì các chuyên gia tư vấn của HAPACO vẫn luôn dành thời gian để lắng nghe
và thấu hiểu từng vấn đề của nhà đầu tư, để cùng quý vị đạt được mục tiêu đó.
- Quản lý danh mục đầu tư : OceanCapital thực hiện nghiệp vụ quản lý
Danh mục đầu tư thông qua cơ chế hợp đồng uỷ thác quản lý danh mục với
9
các tiêu chí đầu tư và tỷ suất lợi nhuận phù hợp với nhu cầu của mỗi đối
tượng khách hàng. Cơ cấu danh mục đầu tư được xây dựng hợp lý, phù hợp

với tính chất nguồn vốn quản lý và mục tiêu đầu tư, đảm bảo hiệu quả đầu tư
tối ưu với mức độ rủi ro hợp lý.
Với kiến thức chuyên sâu, kinh nghiệm và tầm nhìn chiến lược, các
chuyên gia của HAPACO luôn theo dõi sát sao để kịp thời đưa ra các phân
tích, đánh giá về những biến động của thị trường. Để triển khai các chiến lược
đầu tư theo yêu cầu, HAPACO luôn tiến hành nghiên cứu tổng thể và nhạy
bén điều chỉnh cơ cấu danh mục, từ đó nhiều cơ hội đầu tư mới sẽ được mở ra
và mang lại hiệu quả tối ưu cho nhà đầu tư.
Sản phẩm ủy thác Quản lý danh mục đầu tư của HAPACO:
Danh mục đầu tư thu nhập ổn định.
Danh mục đầu tư cân bằng.
Danh mục đầu tư tăng trưởng.
Sản phẩm ủy thác đầu tư theo chỉ định của HAPACO:
Ủy thác tham gia đấu giá IPO.
Ủy thác đầu tư cổ phiếu niêm yết, Upcom và OTC.
Ủy thác đấu thầu trái phiếu phát hành sơ cấp.
Ủy thác đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.
Sản phẩm ủy thác quản lý tiền tệ của HAPACO (một nguồn tiền mặt
có nhu cầu giải ngân trong khoảng thời gian nhất định trong tương lai):
Ủy thác quản lý tiền tệ: Khớp dòng tiền theo nhu cầu giải ngân của
khách hàng và bảo toàn vốn.
Đầu tư vào các sản phẩm lãi suất cố định và giải ngân theo tiến độ
yêu cầu.
- Tư vấn đầu tư :
+ Tư vấn tài chính: HAPACO cung cấp các sản phẩm đầu tư phức hợp
10
và các công cụ phòng vệ hữu hiệu cho khách hàng theo những mục tiêu tài
chính đã được khách hàng xây dựng sẵn. Các dịch vụ gồm tư vấn mua bán,
sáp nhập (M&A); tư vấn tái cấu trúc và tư vấn thu xếp, huy động vốn.
+ Tư vấn quản trị: Với nghiệp vụ tư vấn quản trị, HAPACO sẽ đồng

hành một thời gian dài với khách hàng để hiểu rõ và nắm vững tất cả những
điểm mạnh, những tồn tại trong mỗi doanh nghiệp để từ đó đưa ra gói giải
pháp thích hợp. HAPACO cung cấp các dịch vụ tư vấn trong quá trình chuyển
đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, quản trị và cấu trúc lại hoạt động của các
doanh nghiệp.
1.4.ĐỐI TÁC :
Công ty quản lý quỹ Đại Dương ( Ocean Capital) hay còn gọi là công ty
Hapaco có mối liên kết chặt chẽ với tập đoàn Ocean, nổi bật như: Ocean
Group; Ocean Bank; Ocean Hospitality; Ocean Securities; Ocean Media…
Bên cạnh đó với kinh nghiệm lâu năm và uy tín công ty cũng tạo được
các mối quan hệ làm ăn tốt đẹp với các công ty thuộc nhiều ngành nghê và
lĩnh

11
CHƯƠNG II : TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ HAPACO
2.1. NGUỒN LỰC CỦA CÔNG TY :
Công ty cổ phần quản lý quỹ Đại dương Hapaco là 1 đơn vị mới được
thành lập và đi hoạt động vài năm gần đây nhưng đã có nhiều hoạt động đầu
tư khá hiệu quả.Với loại hình hoạt động là 1 công ty quản lý quỹ việc đầu tư
và lợi nhuận hóa tối đa các khoản tiền củae khách hàng là chức năng chính thì
công tác phân tích tài chính và đầu tư vào các dự án, các doanh nghiệp là rất
quan trọng và có tính chất quyết định đối với công ty. Để có bản báo cáo phân
tích tài chính sát thực, chuẩn xác và hiệu quả và có quyết định đầu tư đúng
đắng các công cụ hỗ trợ và các nguồn lực mà công ty có được sẽ giúp công ty
tạo được niềm tin bền vững từ phía khách hàng.
Công ty Hapaco là 1 trong những đối tác tiềm năng và có năng lực đối
với tập đoàn Ocean, đây cũng là một mối gắn kết tương đối bền chặt vì các
thành viên quản trị của Ocean góp vốn lên đến 42% cổ phần tại công ty
Hapaco. Đây có thể coi là 1 nguồn lực tài chính mạnh mẽ cho công ty

Hapaco.
Về các nguồn thông tin, với các mối quan hệ với khách hàng và quen
biết các chuyên viên có thể tìm kiếm, tìm hiểu các thông tin đầu mối, đánh giá
tình hình cá nhân các doanh nghiệp và tình hình thị trường 1 cách sát sao và
hiệu quả cho quá trình phân tích đầu tư.
Bên cạnh đó với đội ngũ nhân viên, chuyên viên được đào tạo 1 cách bài
bản chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm trong nghê khách hàng được
đảm bảo thu nhập được lợi nhuận cao nhất từ các khoản đầu tư của mình.Hiện
tại công ty có hơn 10 chuyên viên chuyên về phân tích tài chính kinh tế và
đầu tư.
12
Nhìn tổng quát chung các nguồn lực của công ty mang lại 1 thế mạnh và
niềm tin tưởng nơi khách hàng về sự bền vững và hiệu quả trong hoạt động.
Công ty được coi là điểm sáng tiềm năng đối với các đối tác kinh doanh cũng
như chính các doanh nghiệp được công ty đầu tư vào.
2.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH :
Do đặc thù hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, nên tình hình kinh tế và đặc
biệt là diễn biến thị trường Chứng khoán ảnh hưởng lớn tới doanh thu của
Công ty trong từng thời kỳ.
a. Năm 2008
Nửa cuối năm 2008, Công ty mới đi vào hoạt động 2 năm, gây dựng nền
tảng cho hoạt động kinh doanh: ổn định bộ máy tổ chức, đầu tư xây dựng cơ
sở vật chất; soạn thảo, ban hành các cơ chế, quy chế quản trị điều hành; xây
dựng chiến lược kinh doanh…Cùng với đó, năm 2008, diễn biến môi trường
kinh tế vĩ mô phức tạp, sự giảm sút nhanh của thị trường Chứng khoán và thị
trường Bất động sản nên hầu hết các quỹ đầu tư có giá trị tài sản ròng giảm từ
30% trở lên, nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực đầu tư tài chính (công ty
chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư…) đã bị thua lỗ khá nặng
trong năm 2008. Hoạt động kinh doanh của công ty đối mặt với nhiều khó
khăn thử thách.

Cụ thể, kết quả hoạt động kinh doanh của Hapaco năm 2008 được thể
hiện trên một số chỉ tiêu sau
13
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Kế hoạch 2008 Thực hiện 2008 So sánh %
Tổng doanh thu 17,534 26,636 152
Doanh thu hoạt động kinh doanh 13,404 0,021 0.2
Doanh thu hoạt động tài chính 4,130 26,615 644.4
Chi phí hoạt động kinh doanh 10,741 6,753 63
Chi phí tài chính 0 19,433
Lợi nhuận trước thuế 6,793 0,453 7
Thuế thu nhập 2,098 - -
Lợi nhuận sau thuế 4,695 0,453 10
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2008
Trong bối cảnh khó khăn của thị trường tài chính, việc phát triển các
dịch vụ uỷ thác đầu tư gặp nhiều khó khăn. Tuy không đạt các mục tiêu ban
đầu đề ra (nhận uỷ thác đầu tư 150 tỷ đồng và nhận uỷ thác đầu tư theo chỉ
định 500 tỷ đồng), kết thúc năm 2008, Hapaco đã thực hiện một số hợp đồng
uỷ thác đầu tiên cho khách hàng với kết quả tốt. Doanh thu hoạt động kinh
doanh trong năm chỉ đạt 21 triệu thu từ phí quản lý danh mục SHB2. Trong
năm 2008, Hapaco chủ yếu tập trung vào hoạt động đầu tư chứng khoán.
Doanh thu hoạt động tài chính là hơn 26 tỷ bao gồm lãi tiền gửi, tiền cho vay
là 3.059 triệu, lãi đầu tư mua bán chứng khoán là 22.558 triệu và cổ tức, lợi
nhuận được chia là 997 triệu. Tuy nhiên, do sự đi xuống cùng biến động lớn
của VN-Index nên chi phí tài chính trong năm lớn bao gồm 19.424 triệu lỗ
đầu tư mua bán chứng khoán và 8 triệu chi phí tài chính khác. Lợi nhuận sau
thuế cả năm là 452,7 triệu đồng bằng 10% so với kế hoạch.
14
b. Năm 2009

Bước sang năm 2009, cùng với dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế và sự
khởi sắc của thị trường chứng khoán sau khi chạm đáy vào tháng 2/2009, hoạt
động kinh doanh của các công ty hoạt động trong lĩnh vực đầu tư tài chính nói
chung và Hapaco nói riêng đạt kết quả tốt. Điều này thể hiện ở cả hoạt động
quản lý danh mục và hoạt động đầu tư tự doanh của công ty với tỷ suất sinh
lợi cao. Lợi nhuận sau thuế năm 2009 là 28 tỷ đồng tăng 61 lần so với năm
2008.
Bảng 2.2 Báo cáo kết quả kinh doanh 2009
đơn vị: tỷ đồng
Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh
2009 2008
Tăng
trưởng
1. Doanh thu hoạt động kinh doanh 8,688 0,02 41604%
2. Chi phí hoạt động kinh doanh 5,465 1,451 277%
3. Lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh
doanh 3,222 (1,43)
4. Doanh thu hoạt động tài chính 49,939 26,615 88%
5. Chi phí hoạt động tài chính 4,451 19,432 -77%
6. Chi phí quản lý doanh nghiệp 11,98 5,301 126%
7. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh 36,73 0,45 8048%
8. Lợi nhuận khác - - -92%
9. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 36,73 0,452 8012%
10. Thuế TNDN 8,657
11. Lợi nhuận sau thuế TNDN 28,072 0,452 6100%
Nguồn: Báo cáo kiểm toán năm 2009
Trong năm 2009, doanh thu hoạt động kinh doanh tăng mạnh gấp 416
lần so với năm 2008. Do trong năm qua, Công ty đẩy mạnh hoạt động nhận
uỷ thác đầu tư, tăng lượng danh mục quản lý lên 15 danh mục từ hai nhà đầu

tư uỷ thác chính là ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội và công
15
ty chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội. Doanh thu hoạt động tài chính tăng trong
khi chi phí hoạt động tài chính giảm dẫn tới lợi nhuận hoạt động tài chính
tăng cao trong năm, đóng góp chủ yếu vào lợi nhuận trước thuế của Công ty.
Lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 81 lần và lợi nhuận sau thuế tăng 61 lần so
với năm 2008.
Bảng 2.3 Tỷ suất sinh lợi 2008-2009
Tỷ suất sinh lợi 2008 2009
ROS 323.11% 2173.45%
ROAE 46.22% 0.90%
ROAA 41.11% 0.89%
Lợi nhuận gộp từ HĐKD/ tổng lợi nhuận
trước thuế 8.77% -315.97%
Lợi nhuận HĐTC/ tổng lợi nhuận trước thuế 123.84% 1586.27%
Doanh thu HĐTC/ chi phí HĐTC 1121.89% 136.96%
Doanh thu HĐKD/ chi phí HĐKD 158.97% 1.44%
Lợi nhuận HĐTC/ VCSHbq 74.89% 14.24%
Nguồn: tác giả tính toán dựa trên BCTC
Tỷ suất sinh lợi trong năm 2009 tăng cao so với năm 2008, tỷ suất sinh
lợi trên vốn chủ sở hữu bình quân đạt 46,2%, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản
bình quân là 41.1%. Hoạt động tự doanh của Công ty năm 2009 đạt hiệu quả
cao thể hiện ở tỷ lệ lợi nhuận hoạt động tài chính trên vốn chủ sở hữu bình
quân đạt 74.89% tăng hơn 5 lần so với năm 2008.
Biểu 2.4 Cơ cấu tài sản 2009
16
Biểu 2.5 Cơ cấu nguồn vốn 2009
Nguồn: Báo cáo tài chính Hapaco 2008, 2009
c. Năm 2011:
Sang đến năm 2011, vì thị trường có nhiều biến động bất ngờ nên tâm lý

mọi người ngại đầu tư, tuy nhiên đối với các lĩnh vực về tiêu dùng chế biến
nông sản và xuất nhập khẩu vẫn đem lại tiềm năng cho công ty.
17
Bảng 2.6. Báo cáo kết quả kinh doanh kết thúc ngày 31/12/2011
Chỉ tiêu 31/12/2011(VND) 1/1/2012(VND)
A- Tài sản
I- Tài sản ngắn hạn 9.880.273.567 15.999.551.031
1.Tiền và các khoản tương
đương tiền
6.841.780 3.627.070.272
2.Đầu tư ngắn hạn 2.103.673.600 11.653.262.000
3.Các khoản phải thu 396.135.413 415.763.440
4.Tài sản lưu động khác 538.683.961 303.455.319
II- Tài sản dài hạn 6.969.199.629 47.444.168.839
1.Tài sản cố định 515.201.806 604.116.365
2.Các khoản đầu tư chứng
khoán và dài hạn khác
6.157.523.333 9.847.115.140
3.TS dài hạn khác 296.474.490 36.992.937.334
TỔNG TÀI SẢN 16.849.473.196 63.443.719.870
B- Nguồn vốn
I- Nợ phải trả 308.629.629 42.738.744.541
18
1. nợ ngắn hạn 305.513.538 42.724.523.450
2. Nợ dài hạn 3.116.091 14.221.091
II- Vốn chủ sở hữu 16.540.843.567 20.704.975.329
TỔNG NGUỒN VỐN 16.849.473.196 63.443.719.870
Bảng 2.7. Tóm tắt bảng cân đối kế toán 31/12/2011
Năm 2011 công ty quyết toán lỗ lợi nhuận sau thuế theo báo cáo kết quả
kinh doanh đã kiểm toán, do xu hướng thị trường vẫn còn bị ảnh hưởng của

suy thoái kinh tế và sự yếu ớt của thị trường chứng khoán.
Tiền và các khoản đầu tư tuy không bị lỗ nhưng cũng giảm đáng kể vì
trong thời điểm thị trường hiện nay các nhà đầu tư mang tâm lý chung hạn
chế đầu tư để tránh rủi ro, không muốn để cho tiền tiếp tục trượt dốc.Hơn thế
nữa các thị trường các danh mục đầu tư hiện nay cũng hạn chế về mặt tiềm
năng cũng như kĩ thuật.
Đến đầu năm 2012 hiện nay công ty đang tiếp tục cố gắng đa dạng hóa
thêm các danh mục đầu tư, nghiên cứu phân tích tiềm năng cũng như các khó
khăn của từng lĩnh vực nhằm tìm được cách tối đa lợi nhuận cho khách hàng.
2.3. VÀI NÉT CƠ BẢN VỀ QUÁ TRÌNH PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
TẠI CÔNG TY:
2.3.1. Nguồn thông tin phân tích
Công ty tiến hành hoạt động phân tích dựa trên nguồn thông tin chính là
các báo cáo tài chính của các công ty và các thông tin về hoạt động kinh
doanh của công ty, thông tin tình hình nền kinh tế và ngành kinh doanh.
Các báo cáo tài chính được nhân viên phân tích thu thập, xử lý để xây
dựng hệ thống dữ liệu phục vụ công tác phân tích. Công ty xây dựng mẫu
nhập dữ liệu chung gồm ba báo cáo tài chính là báo cáo kết quả kinh doanh,
bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Các doanh nghiệp được
phân loại theo ngành kinh doanh theo chuẩn phân ngành quốc tê. Báo cáo tài
chính có thể lấy từ website của các doanh nghiệp, của Sở Giao dịch chứng
19
khoán và một số website tài chính đáng tin cậy.
Bên cạnh đó, nhân viên phân tích thu thập thông tin về các hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp được công bố như các dự án mới đầu tư,
sản phẩm mới, việc đánh giá lại tài sản, góp vốn đầu tư…Những thông tin này
sẽ bổ xung thêm vào thông tin từ các báo cáo tài chính do doanh nghiệp cung
cấp, giúp cho nhà phân tích có đánh giá chân thực hơn hoạt động kinh doanh
và vị thế tài chính của doanh nghiệp cần phân tích.
Các thông tin về nền kinh tế và ngành kinh doanh của doanh nghiệp

được thu thập từ các báo cáo của các tổ chức có uy tín trên thế giới và trong
nước như IMF, WB, ADB, IBM, Fitch, tổng cục Thống kê, các báo cáo
ngành, báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư…Đây là cơ sở để đánh giá vị thế
của doanh nghiệp phân tích trong ngành hoạt động, cũng như thuận lợi và khó
khăn mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong thời gian tới. Thông tin có được
từ nguồn cung cấp của các tổ chức chuyên thống kê và phân tích, doanh
nghiệp bỏ chi phí cho dịch vụ mua ngoài, như thông tin từ các công ty chứng
khoán…
Bên cạnh đó, đối với các doanh nghiệp quan tâm, có kế hoạch đầu tư lâu
dài, công ty cử nhân viên tới làm việc trực tiếp với doanh nghiệp để tìm hiểu
kỹ hơn các vấn đề của doanh nghiệp như bộ máy quản trị, kế hoạch sản xuất
kinh doanh, định hướng phát triển…Thông qua việc tiếp xúc với doanh
nghiệp, nhà phân tích đánh giá được mức độ tin cậy của thông tin trong các
báo cáo tài chính và các thông tin thu thập được đồng thời bổ xung các thông
tin hữu ích khác.
2.3.2. Quy trình phân tích
Công ty xây dựng một quy trình phân tích riêng để tiến hành phân tích
doanh nghiệp nói chung và tài chính doanh nghiệp nói riêng. Hoạt động phân
tích của công ty bao gồm 5 bước.
20
Bước 1: Xác định doanh nghiệp phân tích
Dựa trên kế hoạch đầu tư, trưởng phòng xác định doanh nghiệp cần phân
tích, thời gian phân tích và nội dung cần phân tích giao cho chuyên viên phân
tích thực hiện.
Bước 2: Thu thập thông tin
Chuyên viên phân tích thực hiện thu thập thông tin liên quan tới doanh
nghiệp, lĩnh vực kinh doanh, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Trên
cơ sở xác định các nguồn thông tin thu thập, chuyên viên phân tích tiến hành
tổng hợp thông tin. Thông tin về doanh nghiệp bao gồm dữ liệu các báo cáo
tài chính của doanh nghiệp, các doanh nghiệp cùng ngành, các thông tin về kế

hoạch kinh doanh, chính sách, dự án của doanh nghiệp. Bên cạnh đó là các
yếu tố kinh tế như lạm phát, tỷ giá, chính sách tài chính, chính sách tiền tệ,
luật pháp…có tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
trong tương lai.
Bước 3: Xử lý thông tin
Trên cơ sở dữ liệu báo cáo tài chính của doanh nghiệp, mô hình do công
ty xây dựng sẽ cho kết quả các chỉ số tài chính của doanh nghiệp. Căn cứ vào
các chỉ tiêu tài chính có được, cùng với những thông tin về nền kinh tế và
ngành kinh doanh cũng như các yếu tố kinh tế của doanh nghiệp, chuyên viên
phân tích đưa ra các đánh giá nhận định các vấn đề trong hoạt động kinh
doanh và vị thế tài chính của doanh nghiệp đồng thời tìm ra nguyên nhân cho
những vấn đề đó. Trên cơ sở đánh giá hoạt động trong quá khứ, chuyên viên
phân tích đưa ra các dự báo hoạt động trong tương lai, định giá giá trị doanh
nghiệp, đưa ra mức giá phù hợp có thể đầu tư.
Bước 4: Lập báo cáo phân tích
Chuyên viên phân tích trên cơ sở các phân tích ở trên, viết báo cáo phân
tích. Báo cáo phân tích trình bày các nội dung phân tích bao gồm khái quát
21
chung về doanh nghiệp, đánh giá các chỉ tiêu tài chính, dự báo hoạt động
trong tương lai và định giá cổ phiếu. Báo cáo phân tích được gửi lên trưởng
phòng xem xét.
Bước 5: Đánh giá và điều chỉnh
Trưởng phòng đánh giá lại nội dung báo cáo phân tích do cấp dưới lập.
Báo cáo phân tích được xác định những yếu tố chưa hợp lý để điều chỉnh kịp
thời phục vụ cho hoạt động đầu tư.
2.3.3. Nội dung và phương pháp phân tích
Chuyên viên phân tích trên cơ sở các thông tin, dữ liệu có được, tiến
hành đánh giá các chỉ tiêu tài chính bằng cách áp dụng các phương pháp phân
tích hợp lý. Để làm rõ về nội dung và phương pháp phân tích của doanh
nghiệp, tôi xin đi vào hoạt động phân tích một doanh nghiệp cụ thể tại Công

ty.
Nội dung phân tích
Dưới đây, công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (VNS) được lấy làm
dẫn chứng minh hoạ, để làm rõ những nội dung phân tích tài chính doanh
nghiệp của Công ty. Việc phân tích được thực hiện vào tháng 6 năm 2009,
nên các chỉ số được tính tới quý 2 năm 2009, các chỉ tiêu Q_* được tính cho 4
tháng gần nhất tính tới thời điểm phân tích.
Nội dung phân tích được chia thành 7 nhóm chỉ tiêu lớn như sau:
Chỉ tiêu phân tích thu nhập
Chỉ tiêu phân tích khả năng thanh khoản
Chỉ tiêu phân tích nợ
Chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng đòn bẩy
Chỉ tiêu phân tích tình hình sản xuất kinh doanh
Chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý vốn lưu động
Chỉ tiêu phân tích rủi ro
22
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG :
Công ty quản lý quỹ Hapaco được thành lập từ năm 2006, thành lập và
đi vào hoạt động vào đúng giai đoạn thị trường gặp khó khăn lớn về khủng
hoảng kinh tế, làm cho thị trường chứng khoán cũng như thị trường đầu tư các
lĩnh vực khác gặp nhiều trở ngại.Tuy vậy công ty vẫn có gắng kiên định và
giữ vững được các thế mạnh của mình, đa dạng hóa các danh mục đầu tư, thu
hút sự đầu tư của khách hàng, tạo ra lợi nhuận tối đa cho khách hàng.Đến nay
công ty có được nhiều dự án hiệu quả và thành công.
Đánh giá riêng về hoạt động phân tích tài chính tại công ty: công ty đã
và đang phát huy thế mạnh về chuyên môn phân tích của mình. Sử dụng
phương pháp phân tích và nội dung phân tích hợp lý, hiệu quả,có tính thực
tiễn góp phần tạo nên các thành công trong kế hoạch đầu tư.
23

×