Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

luận văn đại học điện lực vận hành kinh tế lò hơi về lò ghi xích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (554.59 KB, 29 trang )

VẬN HÀNH KINH TẾ LÒ HƠI
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

Năng lượng là nhu cầu thiết yếu của mọi hoạt động xã hội. Để đảm bảo năng
lượng cho phát triển kinh tế xã hội và dân sinh hầu hết các tài nguyên năng
lượng đã được đưa vào khai thác và sử dụng. Sự cạn kiệt các nguồn năng lượng
hóa thạch, vấn đề suy thối mơi trường và biến đổi khí hậu đã buộc tất cả các
quốc gia trên thế giới phải quan tâm đến vấn đề khai thác và sử dụng hiệu quả
tài ngun năng lượng.
Ở nước ta, hiện có hàng nghìn lị hơi cơng nghiệp với nhiệm vụ cung cấp hơi
nước hoặc nước nóng cho q trình sản xuất. Để giảm giá thành và nâng cao khả
năng cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp vấn đề làm chủ công nghệ đốt,
quản lý, vận hành với độ tin cậy cao, ổn định và kinh tế thiết bị lò hơi là rất cần
thiết.
Sau khi tìm hiểu và học tập những kiến thức cơ bản về lị hơi, nhằm hồn
thiện kiến thức mình, Nhóm 6 D6_QLNL đã tham gia nghiên cứu đề tài: “Các
chế độ vận hành và giải pháp nâng cao hiệu quả vận hành lị hơi ghi xích”.
Trong q trình hồn thiện báo cáo, khơng tránh khỏi có những sai sót rất
mong nhận được sự góp ý của thầy cơ và các bạn trong lớp để báo cáo của nhóm
6 được hồn thiện hơn. Cuối cùng nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
thầy Ngô Tuấn Kiệt đã tận tình giúp đỡ để chúng em hồn thành báo cáo này.
Nhóm 6 D6_QLNL

1


VẬN HÀNH KINH TẾ LÒ HƠI
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 3 năm 2014


Sinh viên
Nhóm 6 D6_QLNL

Nhóm 6 D6_QLNL

2


VẬN HÀNH KINH TẾ LÒ HƠI
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LỊ HƠI VÀ TỔNG QUAN VỀ LỊ HƠI
GHI XÍCH
1.1 Khái niệm về lò hơi
-

-

Lò hơi ( hay còn gọi là nồi hơi) công nghiệp là thiết bị sử dụng nhiên liệu
để đun sôi nước tạo thành hơi nước mang nhiệt để phục vụ cho các yêu
cầu về nhiệt trong các lĩnh vực công nghiệp như sấy, đun nấu,nhuộm, hơi
để chạy tuabin máy phát điện, vv...Tùy theo nhu cầu sử dụng mà người ta
tạo ra nguồn hơi có nhiệt độ và áp suất phù hợp để đáp ứng cho các loại
công nghệ khác nhau. Để vận chuyển nguồn năng lượng có nhiệt độ và áp
suất cao này người ta dùng các ống chịu được nhiệt, chịu được áp suất
cao.
Lò hơi được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các ngành cơng nghiệp, mỗi
ngành cơng nghiệp đều có nhu cầu sử dụng nhiệt với mức độ và công suất
khác nhau. Các nhà máy như: Nhà máy chế biến thức ăn gia súc, nhà máy
bánh kẹo, sử dụng lò hơi để sấy sản phẩm. Một số nhà máy sử dụng lò
hơi để đun nấu, thanh trùng như nhà máy nước giải khát, nhà máy nước
mắm, tương hay dầu thực vật...



Tóm lại, trong các nhà máy cơng nghiệp có sử dụng nhiệt thì người
ta sử dụng thiết bị lò hơi để làm nguồn cung cấp nhiệt và dẫn nguồn
nhiệt ( hơi) đến các máy móc sử dụng nhiệt.

1.2 Phân loại lị hơi





Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, lò hơi ngày càng được cải
tiến phù hợp để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy mà ngày
nay lị hơi rất đa dạng về chủng loại, kích thước, … Do đó mà có rất nhiều
cách để phân loại lò hơi, sau đây là một số cách phân loại.
Dựa vào sản lượng hơi
− Lị hơi cơng suất nhỏ, sản lượng thường quy định dưới 20 T/h.
− Lò hơi cơng suất trung bình, thường quy ước sản lượng hơi từ 20
T/h đến 75 T/h.
− Lị hơi cơng suất lớn, thường quy ước sản lượng hơi trên 75 T/h.
Dựa vào thơng số hơi.
− Lị hơi thơng số thấp: thường qui ước áp suất p < 15 bar, nhiệt độ t
<350 0C, thường dùng là hơi bão hòa.
− Lò hơi thống số trung bình: thường qui ước áp suất từ 15 đến 60
bar, nhiệt độ từ 350 đến 450 0C.
− Lò hơi thông số cao: thường qui ước áp suất trên 60 bar, nhiệt độ từ
450 đến 540 0C.
− Lò hơi thông số siêu cao: thường qui ước áp suất trên 140 bar


Nhóm 6 D6_QLNL

3


VẬN HÀNH KINH TẾ LÒ HƠI






Dựa vào chế độ chuyển động của nước
− Lị hơi đối lưu tự nhiên: Mơi chất chỉ chuyển động đối lưu tự nhiên
do sự chênh lệch về mật độ môi chất (pha lỏng và hơi) mà khơng
tạo ra vịng tuần hồn. Thường ở các l hơi cơng suất nhỏ
− Lị hơi tuần hồn tự nhiên: Đây là loại l hơi công suất vừa và lớn.
Môi chất chuyển động theo vịng tuần hồn khép kín nhờ chênh
lệch mật độ trong nội bộ mơi chất
− Lị hơi tuần hồn cưỡng bức: Mơi chất tuần hồn dưới tác dụng của
bơm.Các lị hơi siêu tới hạn chỉ có thể tuần hoàn cưỡng bức theo
cách đốt nhiên liệu
Dựa vào cách đốt nhiên liệu
− Lị hơi đốt than kiểu ghi xích.
− Lò hơi đốt than phun: nhiên liệu than nghiền thành bột được phun
vào buồng lửa, hỗn hợp với khơng khí và tiến hành các giai doạn
của quá trình cháy trong khơng gian buồng đốt.
− Lị hơi đốt đặc biệt, thường gặp hai loại: Lị có buồng lửa xốy và
lị lửa tầng sơi.
Dựa vào đặc điểm bề ngồi truyền nhiệt

− Lị hơi ống lò
− Lò hơi ống lửa
− Lò hơi ống nước
− Lò hơi ống nằm
− Lò hơi ống đứng

1.3 Tổng quan về lị hơi ghi xích

Thơng thường cấu tạo chung của lị hơi gồm 4 hệ thống chính :
− Hệ thống cung cấp nhiên liệu và đốt cháy nhiên liệu: trong lị hơi
thủ cơng, gồm cửa cấp nhiên liệu , ghi lị, buồng lửa; trong lị ghi
xích gồm có phễu than, ghi xích, buồng lửa; trong lị hơi đốt than
phun gồm có hệ thống chế biến và cấp than, vịi phun nhiên liệu và
buồng lửa.
− Hệ thống cung cấp không khí và sản phẩm cháy: bao gồm cửa gió,
quạt gió, ống khói, quạt khói, nhiều trường hợp cịn có bộ sấy
khơng khí, hộp tro xỉ, đơi khi cịn có bộ khử bụi để giảm mài mịn
cánh quạt khói và đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường.
− Hệ thống cấp nước: gồm bơm nước cấp đủ lưu lượng và áp suất
nước cho lị hơi, nhiều khi cịn có bộ hâm nước để gia nhiệt nước
trước khi đưa vào.
− Hệ thống sản xuất nước nóng, hơi bão hịa hoặc hơi q nhiệt: thỏa
mãn yêu cầu của hộ sử dụng, thường bao gồm các loại bề mặt
truyền nhiệt như dàn ống nước lên, dàn ống nước xuống, ống góp
Nhóm 6 D6_QLNL

4


VẬN HÀNH KINH TẾ LỊ HƠI

dưới, ba lơng và bộ quá nhiệt, nếu sản xuất hơi quá nhiệt, bộ quá
nhiệt trung gian ở các lò hơi nhà máy nhiệt điện.
1.3.1 Cấu tạo và nguyên lý làm việc lò hơi ghi xích
1.3.1.1
Cấu tạo

Lị hơi ghi xích có qui mơ nhỏ và trung bình thường sử dụng trong các lị hơi
cơng nghiệp.

Hình 1. Sơ đờ cấu tạo lị hơi ghi xích
1-Bao hơi; 2- Van hơi; 3- Đường cấp nước; 4- Ghi lò dạng xích; 5- B̀ng đốt; 6Hộp tro xỉ; 7-Hộp gió cấp gió cấp 1 qua ghi cho lớp nhiên liệu trên ghi; 8-Phễu
than; 9-Ớng khói; 10- Bộ sấy khơng khí; 11-Quạt; 12- Quạt khói; 13- Bộ hâm
nước; 14- Dàn ống nước xuống; 15-Ớng góp dưới; 16-Dàn ống nước lên; 17-Dãy
pheston; 18- Bộ quá nhiệt.

1.3.1.2 Nguyên lý làm việc

Than được đưa từ kho than qua phễu than 8 vào ghi xích của lò hơi 4.
Than cháy và được tiếp thêm oxi từ hộp gió cấp 1 qua ghi cho lớp nhiên liệu
trên ghi 7. Sau khi than cháy hết được chuyển xuống hộp tro xỉ 6 và đưa ra
ngoài. Xỉ khi ra ngồi có lượng nhiệt rất lớn, nên đã được tận dụng để sấy
khơng khí trước khi cho tiếp xúc với than thực hiện q trình đốt cháy.

Nhóm 6 D6_QLNL

5


VẬN HÀNH KINH TẾ LÒ HƠI
Nước được xử lý đạt tiêu chuẩn bơm qua bộ hâm nước 10 lên bao hơi 1.

Nước từ bao hơi lại đưa xuống dàn ống nước lên 16 qua ống góp dưới 15.
Than cháy tạo ra nhiệt trong buồng đốt 5, làm nước trong các ống dẫn
nước lên 16 qua dãy pheston 17 đến bao hơi 1. Hơi trong bao hơi 1 lại được
đưa đến bộ quá nhiệt 18 qua van điều chỉnh hơi 2 đến phụ tải sử dụng hơi
quá nhiệt. Còn lượng nước chưa bay hơi hết và lượng nước mới cấp thực
hiện đường đi của nước bốc hơi như trên.
Khói thải sau quá trình đốt than được tận dụng lượng nhiệt rất lớn để gia
nhiệt hơi nước trong bộ quá nhiệt 18, sau đó là bộ hâm nước 13, bộ sấy
khơng khí 10 cuối cùng mới được quạt khói 12 thổi ra ngồi qua đường ống
khói 9.
Chiều dày lớp nhiên liệu trên mặt ghi cũng được lựa chọn hợp lý cho mỗi
loại nhiên liệu. Ví dụ: Than cám antraxit, than đá: 150-200 mm; than nâu
200-300 mm; than bùn 700-1000 mm; củi gỗ 400-600 mm; Khơng khí cấp
vào buồng lửa thường chia thành gió cấp 1 cấp từ dưới ghi lên và gió cấp 2
cấp phía trên lớp nhiên liệu. Tỷ lệ giữa gió cấp 1 và cấp 2 cũng được tính
tốn lựa chọn phù hợp. Thơng thường gió cấp 2 chiểm khoảng 8-15%; Tốc
độ gió cấp 2 ra khỏi vịi phun thường khá cao từ 50-80 m/s.
Than được cấp vào phần cuối của ghi lò đang chuyển động. Khi ghi
chuyển động dọc theo chiều dài của buồng lửa, than cháy, còn xỉ rơi xuống
phía dưới. Sử dụng loại lị này, cần phải có một số kỹ năng, nhất là khi thiết
lập ghi, van điều tiết, và các vách ngăn để đảm bảo q trình đốt sạch, khơng
cịn cacbon chưa cháy trong xỉ.
Phễu cấp than chuyển động dọc theo phần cấp than của lò. Thiết bị chắn
than được sử dụng để điều chỉnh tỷ lệ than cấp vào lị thơng qua kiểm sốt độ
dày của lớp than. Kích cỡ than phải đều vì những viên to sẽ không cháy hết
tại thời điểm chúng đến cuối ghi.
1.3.2 Ưu, nhược điểm của lò hơi ghi xích
1.3.2.1 Ưu điểm





Cơ khí hóa được q trình cấp nhiên liệu và thải tro xỉ, nên vận hành nhẹ
nhàng
Hiệu suất lị cao hơn do có thể tổ chức tốt hơn q trình cháy (phân bố
khơng khí phù hợp với q trình cháy, lị vận hành ổn định, tin cậy.
Ghi lị được làm mát khi ghi ở mặt dưới nên tuổi thọ được nâng lên.

Nhóm 6 D6_QLNL

6


VẬN HÀNH KINH TẾ LỊ HƠI
− Cấp than,thải xỉ hồn toàn tự động
− Hoạt động với nhiệt độ và áp suất ổn định
− Có thể đốt được nhiều loại nhiên liệu khác nhau
− Bảo trì đơn giản
− Có thể đáp ứng theo nhiều chế độ tiêu thụ hơi
1.3.2.2 Nhược điểm
− Cơng suất vẫn hạn chế (dưới 100 T/h) vì kích thước





ghi,chiều dày lớp

nhiên liệu cũng như tốc độ ghi bị hạn chế.
Lá ghi dễ bị cháy, vì quá trình cháy mặt ghi tiếp xúc trực tiếp với cốc

đang cháy ở nhiệt độ rất cao, do vậy gió cấp 1 khơng thể sấy đến nhiệt độ
quá cao được.
Quán tính nhiệt lớn không điều chỉnh
Yêu cầu về nhiên liệu cao do không giải quyết được mâu thuẫn lọt gió mà
khơng lọt nhiên liệu :
+ Độ ẩm không được vượt quá 20%.
+ Độ tro cũng khơng được vượt q 20-25%
+ Nhiệt độ nóng chảy của tro xỉ cũng không được quá thấp. Nếu
thấp hơn 1.200C tro xỉ nóng chảy sẽ bọc các hạt than chưa cháy
+ Kích cỡ hạt cũng địi hỏi cao, không được quá lớn hoặc quá nhỏ

CHƯƠNG II : CÁC CHẾ ĐỘ VẬN HÀNH VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ VẬN HÀNH LỊ HƠI GHI XÍCH
2.1 Khái niệm chung về vận hành lị hơi




Vận hành lị hơi là cơng việc thao tác, điều khiển phức tạp theo đúng quy
trình. Quy trình vận hành ghi rõ các thơng số của hơi, nước, khói và
khơng khí theo cơng suất định mức, cơng suất tối đa, tối thiểu, trung gian
và độ lệch cho phép của các thơng số đó.
Nhiệm vụ của cơng việc vận hành lò hơi là đảm bảo sự làm việc tin cậy,
an tồn của lị hơi trong thời gian dài với việc đạt được độ kinh tế cao
nhất và thỏa mãn nhu cầu hộ tiêu thụ về lưu lượng, thông số hơi, lưu
lượng, thơng số nước nóng.

2.2 Các chế độ vận hành lị

Các cơng việc vận hành lị hơi bao gồm:

Nhóm 6 D6_QLNL

7


VẬN HÀNH KINH TẾ LÒ HƠI




Chuẩn bị và khởi động lị
Trơng coi điều khiển và điều chỉnh lị hơi ở chế độ làm việc bình thường
Ngừng lị , bảo quản và bảo dưỡng lò trong thời gian ngừng
Để đảm bảo lị hơi vận hành an tồn tin cậy với chỉ tiêu kinh tế cao cần
phải xây dựng những quy trình vận hành hợp lí cho mỗi chế độ

2.2.1 Quy trình vận hành lị hơi ghi xích


Nhiên liệu được đưa đến tập trung ở phễu rồi rót lên phần đầu của ghi
xích, ghi xích quay với tốc độ khá chậm, khoảng từ 2 đến 30 m/h, từ từ
đưa nhiên liệu vào trong buồng lửa. Nhiên liệu nhận nhiệt từ buồng lửa và
sản phẩm cháy được sấy nóng, sấy khơ, thốt chất bốc, tạo cốc và khi gặp
khơng khí cấp một đưa từ dưới ghi lên thì cháy; tạo thành sản phẩm cháy
và tro xỉ. Tro xỉ còn lại đươc gạt xỉ gạt xuống phễu tro rồi thải ra ngoài.
Sản phẩm cháy đi vào buồng lửa, mang theo một ít chất khí và hạt nhiên
liệu nhỏ chưa cháy hết sẽ gặp gió cấp hai đưa vào từ phía trên lớp nhiên
liệu và cháy kiệt. Nhờ hấp thụ nhiệt của phản ứng cháy, nhiệt độ của sản
phẩm cháy có thể lên đến khoảng 1000°C đến 1500°C, khi đi qua các bề
mặt truyền nhiệt, truyền bớt nhiệt cho môi chất, nhiệt độ giảm xuống đến

khoảng 120 đến 250°C trước khi thải ra ngoài. Mặt khác, nước được bơm
qua bộ hâm nước, trong khi chuyển động tuần hồn qua dàn ống xuống
ống góp dưới, dàn ống lên đã nhận nhiệt biến dần thành nước nóng , nước
sơi, hơi bão hịa rồi có thể đi qua bộ quá nhiệt trở thành hơi quá nhiệt. Lò
hơi ghi xích thường dùng trong phạm vi thơng số và cơng suất thấp hoặc
trung bình, khoảng từ 4 đến 35 T/h.

2.2.2 Các chế độ vận hành lị hơi ghi xích
2.2.2.1 Khởi động lò

Khởi động lò là chế độ vận hành đưa lò từ trạng thái nguội dần vào trạng thái
hoạt động bình thường. Trước khi khởi động lị hơi, nhân viên vận hành cần có
những thao tác chuẩn bị khởi động như: kiểm tra nguồn, kiểm tra nhiên liệu đầu
vào, nước cấp, các van đóng cắt, dụng cụ đo, thiết bị phụ trợ….
2.2.2.1.1 Kiểm tra và chuẩn bị
2.2.2.1.1.1 Kiểm tra
Hệ thống cung cấp khơng khí và sản phẩm cháy

Kiểm tra quạt khói và quạt gió
+

Khi kiểm tra quạt khói hoạt động bình thường, thì sau khi khởi
động mới tiến hành kiểm tra thơng đường ống khói. Mở dần đến
tối đa cửa hút của quạt hút khói cần chú ý dịng điện của động cơ

Nhóm 6 D6_QLNL

8



VẬN HÀNH KINH TẾ LỊ HƠI

+

+

điện khơng được vượt q định mức của nó, thời gian thơng gió
trong ống gió tối thiểu là 5 phút.
Khi kiểm tra quạt thổi gió hoạt động bình thường, thì sau khi khởi
động nên kiểm tra đóng cửa gió ở sau bộ gia nhiệt khơng khí. Sau
đó từ từ mở cửa điều chỉnh gió trên quạt thổi gió. Khi mở nên chú
ý dịng điện của động cơ điện, sau khi hồn tất cơng tác nên xem
ống gió có rị rỉ chỗ nào khơng?
Ngồi ra cịn kiểm trabộ sấy khơng khí, hộp tro xỉ

Hệ thống nước và hơi




Kiểm tra van an tồn trên bao hơi lị hơi, trên bộ hâm nước,
Kiểm tra van xả nước,van cấp nước các ống góp vào lị, bộ hâm nước có
đóng mở tốt không.
Kiểm tra các ống sinh hơi và các van hơi xem có tơt khơng, kiểm tra tình
trạng các hệ thống phụ kiện đường ống:
+ Tất cả các van cấp nước, xả nước, xả cặn đều đóng chặt
+ Các van nước đọng phải ở vị trí đóng
+ Tất cả các van xả gió đều mở
+ Các van xả khơng khí phải ở trạng thái mở
+ Van xả hơi của bộ q nhiệt mở và van hơi chính đóng

+ Trước khi bơm nước vào lò, nên kiểm tra kỹ nắp lỗ kiểm tra và lỗ
người chui

Hệ thống cung cấp nhiên liệu , đốt cháy nhiên liệu và thải xỉ





Kiểm tra các cửa cấp nhiên liệu gồm có phễu than, ghi xích có hoạt động
bình thường khơng.
Kiểm tra buồng đốt cần kiểm tra tồn bộ bề mặt đốt của lị, đường bảo ơn,
tường lị, nóc lị
Kiểm tra các bộ phận trên tường lị, làm kín tất cả các lỗ và khe hở trên
tường lò.
Kiểm tra hộp tro xỉ để thải xỉ ra bên ngồi có hoạt động bình thường
khơng

2.2.2.1.1.2

Chuẩn bị

Sau khi kiểm tra hết các hệ thống đều ở trạng thái bình thường khơng bị ảnh
hưởng gì thì tiếp theo là chuẩn bị để khởi động lò:


Cấp nước vào lò
Khi khởi động lị hơi từ trang thái lạnh thì việc đầu tiên cần thực hiện là
đưa nước vào lò. Nước được cấp vào lị đến mức nước thấp nhất trong bao


Nhóm 6 D6_QLNL

9


VẬN HÀNH KINH TẾ LÒ HƠI









hơi và giữ ổn định. Nước cấp vào lị thường bơm từ bình khử khí nhiệt độ
102 – 104oC (nhiệt độ cụ thể tùy thuộc vào áp suất của bình khử khí); Khi
nước cấp được đưa vào lị thì các ống của bộ hâm nước, dàn ống sinh hơi
và bao hơi sẽ được đốt nóng. Các ống có chiều dày tương đối nhỏ (3 5mm), nên sẽ nóng đều và nhanh. Riêng bao hơi có chiều dày lớn, nên
việc đốt nóng tồn bộ thân của nó khá chậm và khơng đều, thành bên
trong nhận nhiệt trực tiếp sẽ nóng lên nhanh hơn bên ngồi. Điều quan
trọng nhất cần chú ý là không cho phép ứng suất nhiệt tác động đến mức
độ nguy hiểm đối với tất cả các bộ phận của lò, đặc biệt các chi tiết có độ
dày lớn hoặc độ dày khơng đều, những chi tiết chịu nhiệt không đồng đều,
chịu nhiệt quá mức, chi tiết có chiều dài lớn,…
Nhóm lị
Trước khi nhóm lị cần chạy quạt gió khơng dưới 5 phút nhằm đẩy hết khí
cháy có thể tồn đọng trong lị nhằm tránh nổ khi nhóm lị.
Chuẩn bị nhiên liệu mồi đốt như than củi
Chuẩn bị nhiên liệu đốt: tùy thuộc vào mỗi nhiên liệu mà chiều dày lớp

nhiên liệu trên mặt ghi sẽ khác nhau
VD: Than cám antraxit, than đá: 150-200mm, than nâu 200-300mm, than
bùn 700-1000mm, củi gỗ 400-600mm,…
Lò đốt than trên ghi có thể nhóm bằng củi. Khi nhóm lị, nhiệt độ các bộ
phận của lò hơi nhận nhiệt và nhiệt độ tăng lên nhưng khơng đồng đều.
• Bảo vệ bộ quá nhiệt trong thời gian đốt lò
Trong lúc đốt lị lượng nhiệt để sinh hơi tương đối nhỏ vì phải tiêu thụ
một lượng nhiệt lớn để đốt nóng nước và kim loại lị hơi. Tuy rằng lượng
nhiệt do khói truyền trong bộ quá nhiệt khi đốt lò nhỏ hơn so với khi lò
làm việc ở phụ tải định mức nhưng lưu lượng hơi qua bộ quá nhiệt cũng
nhỏ nên mức độ đốt nóng ống quá nhiệt tăng lên nhanh hơn áp suất.
Người ta dùng một số biện pháp để làm mát các ống của bộ quá nhiệt
trong khi đốt lò như sau:
+

Cho hơi đi qua các ống của bộ quá nhiệt và xả ra ngoài trời.

+

Đối với bộ quá nhiệt nằm ngang người ta cho nước lò hay nước ngưng
đi qua các ống của bộ quá nhiệt do đó giảm được tổn thất nhiệt do xả
và gia tốc được q trình đốt lị.

+

Đối với bộ q nhiệt đặt đứng, khi ngừng lị có nước ngưng đọng lại
trong nửa dưới của các ống đứng, khi đốt lò nước đọng này bốc hơi và
được xả ra ngồi trời do đó các ống được làm mát.

+


Khi đã mở van cấp hơi từ lị hơi vào ống góp hơi chung thì ngừng xả

Nhóm 6 D6_QLNL

10


VẬN HÀNH KINH TẾ LỊ HƠI
bộ q nhiệt.

-

Làm mát bộ hâm nước trong thời gian đốt lò

Khi đốt lò nếu những đoạn ống ở cuối bộ hâm nước không được làm mát
tin cậy thì có thể sinh ra hơi q nhiệt trong các ống này và ống sẽ bị đốt
nóng quá mức. Trong khi đốt lò thường cấp nước theo định kỳ, lượng
nước cấp lúc đó được xác định bởi lượng xả từ bộ quá nhiệt và xả bởi các
ống góp dưới của dàn ống sinh hơi. Để làm mát các ống bộ hâm nước
người ta đặt đường tái tuần hồn giữa bao hơi và ống góp vào của bộ hâm
nước. Nước từ bao hơi chảy theo đường tái tuần hoàn về bộ hâm nước rồi
đi theo các ống của bộ hâm nước để trở về bao hơi .

2.2.2.1.2 Khởi động lị


Mở của gió số 1, đóng các cửa gió 2,3,4,5,6. Mở cửa máng than, xếp củi
lên ghi, tẩm dầu vào giẻ rồi nhét xen kẽ vào các khe hở của củi ( hoặc tưới
một ít dầu vào củi), châm lửa. Nếu có lị khác bên cạnh đang đốt thì có thể

dùng xẻng xúc than đang cháy qua cửa thăm của lị đó và giảm bớt lượng
củi để nhóm lị.



Bật quạt khói, khi củi đã cháy mạnh thì đóng bớt cửa máng than, đổ than
vào phễu than, nâng tấm điều chỉnh chiều dầy than lên, cho than phủ lên
củi đang cháy, bật quạt gió nhưng mở nhỏ.



Khi than bén lửa đều thì chạy chậm ghi xích , tiếp tục cấp than và lao
thêm củi. Khi lớp than trên mặt ghi đã cháy đều, khơng bị đứt đoạn, xơ
vốn thì tăng dần tốc độ ghi xích. Khi ngọn lửa di chuyển đến đâu thì mở
cửa gió đến đó ( mở cả 2 bên), tăng dần quạt gió, chú ý khơng được tăng
quá mức quạt gió làm cho áp suất trong buồng lửa ≥ áp suất khí quyển
( hiện tượng dương lị).



Đóng dần của gió số 1, khi đã cháy ổn định, đóng cửa gió số 1. Cháy bắt
lửa của than nói chung cách chỗ cửa nạp than 0,3 mét, bất kỳ trường hợp
nào cũng không cho phép đốt cháy của nạp than.



Khi khởi động lị ở trạng thái dự phịng nóng, người ta đốt lò trước và xả
hơi qua đường khởi động cho đến khi hơi quá nhiệt đạt tới gần bằng nhiệt
độ phần đầu tuabin mới bắt đầu đưa hơi vào tuabin và tiếp tục khởi động
đồng thời với tuabin vì: Khi ngừng, lị hơi được làm lạnh nhanh hơn nhiều

so với tuabin, sau khoảng 4 - 8 h áp suất hơi chỉ cịn khoảng 0,3 MNm3,

Nhóm 6 D6_QLNL

11


VẬN HÀNH KINH TẾ LÒ HƠI
nhiệt độ nước khoảng trên l00oC. Trong khi đó sau 8 - 9 h nhiệt độ tuabin
còn khá cao, tới 300 - 400oc
2.2.2.2











Là chế độ mà giá trị của các thông số xác định trạng thái làm việc của lị
hơi khơng thay đổi (lệch khơng nhiều so với giá trị trung bình) trong một
thời gian dài. Trong chế độ làm việc ổn định thì quan hệ giữa các thông số
ra và vào được thể hiện qua các đặc tính tĩnh. Trong chế độ này nhân viên
vận hành phải thường xuyên theo dõi các chỉ số như thông số hơi, mức
nước, áp suất…thông qua các thiết bị theo dõi, thiết bị đo.
Đối với lò hơi ghi xích thì sau khi lị vận hành đã cháy, nên duy trì ổn
định nhiệt độ trong buồng lửa là 1000-1500oC. Việc điều chỉnh nhiệt độ

buồng đốt được điều khiển thông qua việc tăng giảm lượng than nạp vào
lị, góc mở quạt hút, quạt thổi hoặc lượng xỉ thải.
Nhiệt độ khói thải ở mức khoảng 120-150oC là hợp lý và luôn giữ ở mức
đó trong q trình vận hành đảm bảo sự ổn định.
Mức nước trong ống thủy phải nằm giữa hai mức thấp nhất và cao nhất
đã quy định ( theo vạch dấu đã in trên ống thủy).
Duy trì áp suất làm việc ổn định và công suất sinh hơi của lò theo chỉ định
sản xuất, dao động cho phép trong khoảng ± 0,5KG/cm2. Việc làm này
được thực hiện bằng cách căn cứ vào chất lượng than ( theo kinh nghiệm)
mà điều chỉnh chiều dầy than trên ghi, tốc độ ghi xích, độ mở van hút của
quạt gió, quạt khói, độ mở của các cửa phân phối gió ở dưới ghi xích.
Khi điều chỉnh độ mở của quạt gió, quạt khói , cần duy trì sức hút phía
trên buồng lửa đạt -2 ÷-3 mm H2O (âm lị) tại mọi mức phụ tải của lò.
Phải thường xuyên quan sát buồng lửa, không để lửa cháy cách cửa nạp
than ≤ 0,3 mét, khơng để lửa cháy ở cửa gió cuối cùng, nếu xảy ra thì cho
ghi xích chạy nhanh lên để đẩy lửa về phí sau, hoặc dùng trang gạt xỉ, gạt
hết xỉ đang cháy xuống hố xỉ và giảm tốc độ ghi xích, có thể kết hợp với
việc đóng kín các cửa phân phối gió đến khu vực này.

2.2.2.3


Vận hành ở chế độ thay đổi

Chế độ làm việc thay đổi là chế độ mà lị hơi vận hành với cơng suất hơi
khác nhau theo yêu cầu phụ tải thay đổi bằng cách điều chỉnh lưu lượng
hơi, điều chỉnh nhiên liệu, nước cấp. Sau đó, lị hơi lại quay lại chế độ vận
hành ổn định theo các thông số đã thay đổi.

2.2.2.4



Vận hành ở chế độ ổn định

Dừng lị

Ngừng lị có thể là ngừng lị bình thường đưa vào trạng thái dự phịng
lạnh hay nóng, hoặc ngừng lị sự cố. Sự khác nhau giữa các dạng lò trên
thể hiện Ở điều kiện làm nguội lị trong q trình ngừng. Khi ngừng lị
bình thường, phụ tải của lò được giảm dần cho đến bằng khơng, cịn khi

Nhóm 6 D6_QLNL

12


VẬN HÀNH KINH TẾ LỊ HƠI



ngừng lị sự cố, do phải ngừng thật nhanh để giảm tác hại của sự cố, nên
phụ tải của lò giảm đột ngột xuống.
Ngừng lò có 3 dạng:
+

Ngừng lị để dự phịng

+

Ngừng lị để sửa chữa


+

Ngừng lị sự cố.
Ngừng lị bình thường để dự phịng hay sửa chữa

Công việc này được tiến hành theo kế hoạch với thứ tự thao tác như sau:


Đốt cháy hết than cịn nằm trên ghi



Ngừng quạt gió, sau đó ngừng quạt khói



Sau khi ngừng q trình cháy trong buổng lửa thì lị hơi được ngắt khỏi
ống góp hơi chung và mở van xả ở bộ quá nhiệt khoảng 30 - 50 phút để
làm mát ống bộ quá nhiệt



Làm nguội lò từ từ trong thời gian 4 - 6h, khi đó phải đóng kín các cửa ở
buổng lửa và các lá chắn khói ở sau lị hơi



Sau 4 - 6h tiến hành thơng gió các đường khói bằng cách hút tự nhiên và
xả lò.




Khoảng 8 - 10h sau khi ngừng lò tiến hành xả lò lần nữa và khi cần làm
nguội nhanh thì cho quạt khói làm việc và xả thêm.



Qua 18 - 24h sau khi ngừng, lúc ấy nhiệt độ nước trong lò hơi bằng 70 - 800C
tiến hành xả từ từ nước ra khỏi lị, các van xả khơng khí được mở ra.
Ngừng lị sự cố

Ngừng lị sự cố trong các trường hợp sau:


Do tăng áp suất quá mức cho phép, áp suất vẫn tiếp tục tăng mặc dù đã
giảm việc cấp nhiên liệu, giảm việc hút khói và cung cấp khơng khí và
tăng cường cấp nước cho lị.



Khi mức nước tăng hay giảm quá mức cho phép.



Khi mọi ống thủy, áp kế, bơm cấp nước đều không hoạt động được.



Khi nổ ống, phổng ống, có các vết rạn nứt hay rò rỉ ở các phần tử của lò

hơi.



Khi có các tình trạng bất thường như: tiếng động lớn, rung động mạnh,

Nhóm 6 D6_QLNL

13


VẬN HÀNH KINH TẾ LỊ HƠI
có va đập mạnh, tường lị bị hỏng, khung bị nóng đỏ.


Khi cháy lại nhiên liệu trong đường khói của lị hơi.
Cách xử lý sự cố:



Phải nhanh chóng ngắt lị hơi ra khỏi ống góp chung,ngừng cấp nhiên liệu
và khơng khí vào lị, giảm hút khói, thải nhanh chóng nhiên liệu đang
cháy trên ghi ra ngoài hoặc dùng nước dập tắt nhiên liệu đang cháy trên
ghi.



Khi ngừng lò hơi lâu ngày (trên 1 tuần lễ) phải có những biện pháp tốt để
bảo quản lị hơi khỏi bị ẩm và ơxy ăn mịn như: bảo quản khơ, bảo quản
ẩm, dùng áp suất dư trong lị hơi


2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế khi vận hành lị hơi ghi xích
2.3.1 Quản lý kỹ thuật và tổ chức vận hành
2.3.1.1

Thực trạng

Trong khâu quản lý kỹ thuật và tổ chức vận hành hiện nay của các doanh
nghiệp sử dụng lị hơi cơng nghiệp cịn nhiều bấp cập dẫn đến làm tăng chi phí
vận hành lị hơi và khơng đảm bảo độ tin cậy trong q trình vận hành lị hơi.
Điển hình như :
− Lãnh đạo thiếu quan tâm đến vấn đề An toàn – Vệ sinh lao động về sử

dụng lò hõi và thiết bị áp lực .
+

Trình độ yếu kém : Trong thực tế tình trạng trình độ chun mơn
của cán bộ quản lý , cơng nhân vận hành cịn yếu. Nhiều cán bộ
quản lý khơng am hiểu thiết bị, nguyên tắc quản lý thiết bị áp lực
dẫn đến hiện týợng bố trí khơng đúng người không đúng việc.

+ Ý thức của người lao động : Hiện tượng vi phạm nội quy , kỷ luật

lao động cũng như tình trạng vi phạm hoặc thực hiện khơng đầy đủ
các quy trình vi phạm hoặc thực hiện khơng đầy đủ các quy trình
quy phạm khi thực hiện cơng việc vận hành các thiết bị áp lực dẫn
đến các sự cố nghiêm trọng.
+ Không thường xuyên tổ chức kiểm tra các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật

lò hơi để phát hiện ra các biến động bất thường và không kịp thời

đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời

Nhóm 6 D6_QLNL

14


VẬN HÀNH KINH TẾ LÒ HƠI
+ Việc thực hiện kế hoạch và quy trình duy tu bảo dưỡng thiết bị cịn

bỏ ngõ, khơng liên tục thực hiện định kỳ làm giảm tuổi thọ và hiệu
suất làm việc của thiết bị , có thể gây sự cố cho q trình vận hành.
+ Thiếu các tài liệu chuẩn :Việc quản lý các thiết bị đòi hỏi phải được

thực hiện bằng hệ thống văn bản pháp quy về kỹ thuật an toàn lao
động bao gồm các tiêu chuẩn nhà nước, tiêu chuẩn ngành, các quy
phạm hướng dẫn.
+ Vấn đề quản lý và xử lý các hành vi vi phạm : Thực tế thì cịn thiếu

cán bộ, lực lượng làm cơng tác kiểm định và Thanh tra nên dẫn đến
các tình trạng nhiều thiết bị không được kiểm định vẫn được đưa
vào vận hành, còn nhiều hiện tượng nể nang, thiếu nghiêm khắc
trong việc xử lý
2.3.1.2

Giải pháp

Mục tiêu chủ yếu của các giải pháp quản lý kỹ thuật và tổ chức vận hành là
đảm bảo cho các thiết bị công nghệ luôn ở trong trạng thải tốt nhất về kỹ thuật,
đáp ứng các yêu cầu của nhà chế tạo, sẵn sàng làm việc với độ ổn định và tin cậy

cao. Các giải pháp chủ yếu là:
− Ban lãnh đạo cần có sự cam kết về vấn đề An toàn-Vệ sinh lao động và

chú trọng vấn đề vận hành kinh tế lò hơi trong sản xuất.
− Đào tạo nâng cao trình độ cán bộ vận hành. Người vận hành phải nắm

vững cơ sở lý thuyết và thực tiễn của các q trình cơng nghệ phức tạp
xay ra trong thiết bị và điều khiển thành thạo các hệ thống thiết bị đúng
quy trình vận hành; Tổ chức khám tuyển đầu vào và khám tuyển định kỳ
người lao động.
− Tổ chức kiểm tra giám sát các chỉ tiêu kỹ thuật vận hành kịp thời phát

hiện những biến động và xác định nguyên nhân gây ra các biến động bất
thýờng chỉ tiêu kỹ thuật thiết bị để có gải pháp khắc phục kịp thời;
− Xây dựng kế hoạch và đảm bảo việc thực hiện nghiêm túc quy trình duy

tu bảo dưỡng thiết bị công nghệ nhằm đảm bảo bảo tuổi thọ và hiệu suất
của thiết bị công nghệ.
− Làm tốt công tác xây dựng tài liệu kỹ thuật và văn bản pháp quy…

2.3.2 Yếu tố năng lượng ( Tổn thất nhiệt )
2.3.2.1

Phân tích các tổn thất nhiệt ở lị hơi

Nhóm 6 D6_QLNL

15



VẬN HÀNH KINH TẾ LÒ HƠI
Khi đốt cháy 1kg nhiên liệu rắn hoặc lỏng hay 1 m3 nhiên liệu khí ở điều kiện
tiêu chuẩn, nhiệt tỏa ra trong lò hơi được cân bằng theo phương trình tổng quát
sau:
Qđv = Q1 + Q2+ Q3+ Q4 + Q5 + Q6 ; kJ/kg (1)
Trong đó:
Qđv : lượng nhiệt cấp vào lị, kJ/kg
Q1: lượng nhiệt hữu ích dùng để sản suất hơi , kJ/kg
Q2: tổn thất nhiệt do khói thải mang ra ngồi , kJ/kg
Q3: tổn thất nhiệt do cháy khơng hồn tồn về hóa học, kJ/kg
Q4: tổn thất nhiệt do cháy khơng hồn toàn về cơ học, kJ/kg
Q5: tổn thất nhiệt do tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh, kJ/kg
Q6: tổn thất nhiệt do tro xỉ mang ra ngồi, kJ/kg.
Khi hệ số khơng khí thừa αbl buồng lửa càng lớn thì nhiệt độ cháy lý thuyết
của quá trình cháy giảm, làm giảm lượng nhiệt hấp thu bằng bức xạ của buồng
lửa, dẫn đến nhiệt độ khói sau buồng lửa tăng lên, tức là nhiệt độ khói thốt
tăng. Mặt khác hệ số khơng khí thừa càng lớn, thì thể tích khói thải càng lớn và
như vậy thì q2 cũng càng lớn. Vì vậy cần khống chế ở mức nhỏ nhất, đồng thời
hạn chế không khí lạnh lọt vào lị hơi. Tuy nhiên, khi hệ số khơng khí thừa càng
nhỏ thì q2 giảm nhưng q3 lại tăng có thể do thiếu khơng khí hoặc khó pha trộn
khơng khí với nhiên liệu (nhưng khi hệ số khơng khí thừa q lớn làm cho nhiệt
độ buồng lửa quá thấp thì q3 cũng lại tăng). Vì vậy phải tính chọn α sao cho tổng
tổn thất nhiệt q2 + q3 là nhỏ nhất.
2.3.2.2

Giải pháp giảm tổn thất nhiệt

2.3.2.2.1 Kiểm sốt hệ số khơng khí thừa buồng lửa

Như đã phân tích ở trên, lượng khơng khí thừa sẽ ảnh hưởng lớn đến tổn thất

nhiệt lị hơi do đó việc kiểm sốt mức độ khơng khí thừa (hay %O2) trong khói
sẽ là cơ hội rất tốt để tiết kiệm năng lượng trong lị hơi.
Mục đích cuối cùng của việc kiểm sốt mức độ khơng khí thừa là phải xác
lập được một quy trình kiểm sốt lượng khơng khí thừa và xác định hiệu quả của
quá trình này. Muốn vậy cần phải xác định được nồng độ ơxy trong khói thải
nhờ sử dụng bộ phân tích khói hoặc máy phân tích ơxy (có thể đo một cách liên
tục mà khơng cần lấy mẫu khói thải).


Bộ đốt phải hoạt động tốt. Khi kiểm tra cần chú ý:

Nhóm 6 D6_QLNL

16


VẬN HÀNH KINH TẾ LỊ HƠI
− Kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị kiểm sốt lưu lượng gió như:

cánh quạt gió, cửa chắn gió trong điều kiện tốt nhất.Vị trí cánh gió phải
đảm bảo chính xác tỉ lệ nhiên liệu/gió.
− Lắp đặt thiết bị phân tích thành phần O2 trong khói.
− Kiểm tra hiệu chỉnh hệ thống kiểm sốt việc đốt lị.

2.3.2.2.2 Kiểm sốt nhiệt độ khói thải

Có thể đo nhiệt độ khói thải bằng cặp nhiệt điện hoặc nhiệt kế lắp đặt trong
đường khói.
Nhiệt độ khói thải có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất lị hơi (lượng nhiên liệu
tiêu hao). Có thể giảm nhiệt độ khói thải đến mức thấp nhất để tăng hiệu suất lò.

Nhiệt độ khói thải càng cao thì tổn thất q2 càng lớn. Tuy nhiên khi nhiệt độ khói
thải q thấp thì sẽ gây đọng sương hơi nước và hơi axitsunfuric trong khói và
gây ra hiện tượng ăn mịn, ở nhiệt độ thấp ăn mịn rất mạnh bề mặt đốt phần
đi. Vì vậy, chúng ta phải tìm những biện pháp để giảm nhiệt độ khói thải đến
mức hợp lý nhất.Với các lị hơi đang sử dụng có nhiệt độ khói thải lớn hơn
1200C (khoảng 2500F)thì nên sử dụng thêm thiết bị thu hồi nhiệt lắp ở bề mặt
đốt đi lị (cuối đường khói).Các bộ trao đổi nhiệt thường dùng là bộ hâm nước
và sấy khơng khí được gọi chung là bộ tiết kiệm nhiệt.
Việc lắp thêm bộ tiết kiệm nhiệt vào những lò hơi chưa được trang bị là cách
làm hiệu quả nhằm giảm tổn thất nhiệt do khói thải.Trong thực tế khơng có một
quy định cụ thể nào về giá trị của nhiệt độ khói thải cho tất cả các loại nhiên liệu
mà chỉ có những hướng dẫn về mức thấp nhất nhiệt độ khói thải dựa vào những
yếu tố như: loại nhiên liệu sử dụng, nhiệt độ đọng sương của khói thải, loại bề
mặt truyền nhiệt.
Để duy trì nhiệt độ khói thải tối ưu, trong vận hành phải tiến hành biện pháp
sau đây:
− Thường xuyên vệ sinh các bề mặt đốt lị hơi, ít nhất mỗi ca một lần, nếu

nhiệt độ khói thải vẫn tăng cao thì phải tăng tần suất vệ sinh.
− Duy trì hệ số khơng khí thừa ở mức độ tối ưu.
− Phân tích nước cấp thường xuyên để có biện pháp hiệu chỉnh kịp thời chất

lượng nước cấp nhằm tránh hiện tượng đóng cáu trên các bề mặt truyền
nhiệt làm cản trở truyền nhiệt.
− Phải kiểm tra nồng độ ôxy trước và sau bộ sấy không khí mỗi tháng một

lần để kiểm tra độ kín của bộ sấy.
Nhóm 6 D6_QLNL

17



VẬN HÀNH KINH TẾ LÒ HƠI
− Đối với bộ hâm nước bằng gang, phải tính tốn thiết kế đảm bảo khơng

xảy ra q trình sơi trong bộ hâm nhằm tránh việc tăng áp suất gây nổ bộ
hâm nước
2.3.2.2.3 Kiểm soát lưu lượng xả đáy lị hơi

Trong q trình sinh hơi, nồng độ các tạp chất trong nước lò sẽ tăng dần do đó
cần duy trì tốt chế độ xả lị để giảm bớt tạp chất trong nước lò và thải cáu cặn ra
khỏi lị.
Nếu lượng xả đáy khơng thích hợp thì có thể xảy ra các trường hợp sau:
− Nếu xả đáy q ít thì lượng tạp chất trong nồi sẽ vượt quá giới hạn cho

phép dẫn đến đóng cáu cặn cản trở q trình truyền nhiệt của lị hơi và
làm giảm tuổi thọ của thiết bị.
− Nếu lượng xả đáy quá nhiều thì sẽ dẫn đến tổn thất nhiệt, nhiên liệu, nước

cấp và hóa chất bổ sung. Do vậy, để tiết kiệm năng lượng vấn đề đặt ra là:
xả đáy ít nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng nước lị hơi và thu hồi nhiệt từ
nước xả lị.
Có thể tiết kiệm nhiệt từ việc xả đáy thông qua các biện pháp sau:
− Giảm tối thiểu lượng nước xả nhờ điều chỉnh van xả sao cho chất lượng

nước được duy trì ở mức độ cho phép.
− Kiểm sốt lượng nước xả nhờ sử dụng hệ thống tự động kiểm soát lượng

xả đáy (lắp thiết bị phân tích và thay van tay bằng van có thể tự động điều
chỉnh). Qua thực tế sử dụng hệ thống tự động xả đáy có thể tiết kiệm 20%

lưu lượng xả
− Giảm thiểu lượng nước xả đáy bằng cách thu hồi càng nhiều nước ngưng

càng tốt (sử dụng nước ngưng sẽ làm giảm lượng tạp chất đưa vào lò).
− Chọn lựa hệ thống xử lý nước cấp có khả năng giảm thiểu sự tạo thành

cáu cặn trong lò, (thường chỉ áp dụng đối với những dự án mới hoặc dự
án mới cải tạo)
2.3.2.2.4 Thu hồi nước ngưng

Thu hồi nước ngưng cũng là một biện pháp khả thi để tiết kiệm năng
lượng.Việc thu hồi nước ngưng sẽ là cơ hội tối ưu hóa hoạt động của lị hơi và
mang lại những cơ hội tiết kiệm sau:

Nhóm 6 D6_QLNL

18


VẬN HÀNH KINH TẾ LÒ HƠI
− Giảm lượng nước bổ sung do đó giảm chi phí cho việc xử lý nước cấp cho

lò hơi.
− Giảm nồng độ tạp chất trong nước lị do đó giảm lượng nước xả đáy và

giảm năng lượng tiêu hao cho xả đáy.
− Tận dụng được lượng nước ngưng để nâng cao được nhiệt độ nước cấp

mà không tốn thêm năng lượng, đồng thời giảm được lượng hơi cấp cho
bình khử khí.

− Có khả năng nâng cao công suất mà không cần cung cấp thêm năng

lượng. Để xem xét khả năng thu hồi nước ngưng cần phải tiến hành điều
tra tất cả các thiết bị sử dụng hơi nước trong nhà máy để xác định lượng
nước ngưng xả bỏ hiện thời và xem xét tất cả khả năng cải tiến thiết bị để
thu hồi nước ngưng sạch.
2.3.2.2.5 Sản xuất hơi bằng nhiệt thải

Các lị hơi cơng suất nhỏ được thiết kế trước đây thường có nhiệt độ khói thải
rất cao do người ta chưa quan tâm đến vấn đề tiết kiệm năng lượng. Vấn đề đặt
ra là xác định được phương cách tận dụng nhiệt trong khói thải một cách hợp lý,
kinh tế. Các lị hơi cũ có nhiệt độ khói thải có thể tới 500 đến 6000C thì việc sử
dụng bộ sấy khơng khí là không kinh tế do yêu cầu cao về vật liệu chế tạo, mặt
khác việc trang bị bộ sấy khơng khí vào các thiết bị này sẽ làm thay đổi đặc tính
bức xạ của buồng đốt, làm ảnh hưởng xấu đến q trình truyền nhiệt. Do vậy
người ta có thể xem xét việc tận dụng nhiệt bằng cách sản xuất hơi nhờ lắp thêm
bộ sinh hơi sử dụng khói thải ở đầu ra của buồng đốt.
Tuy nhiên, trong thực tế do phần lớn các quy trình cơng nghệ đều cần hơi
nước nên biện pháp thường áp dụng nhất là thiết bị sinh hơi bằng nhiệt khói thải
khơng có buồng đốt
2.3.2.2.6 Gia nhiệt nước cấp cho lò hơi

Gia nhiệt nước cấp cho lò hơi sẽ giảm được lượng oxy trong nước, do đó
giảm được sự ăn mịn. Có thể sử dụng một trong các phương pháp sau:


Tái sử dụng nước ngưng.




Đặt bộ hâm nước của lị hơi.



Sử dụng các q trình trao đổi nhiệt khác

2.3.2.2.7 Xử lý nước cấp cho lò, kiểm soát cáu cặn và bám bẩn

Nếu thực hiện chế độ nước cấp vào lị khơng tốt, trong nước lị có nhiều tạp
Nhóm 6 D6_QLNL

19


VẬN HÀNH KINH TẾ LỊ HƠI
chất,điều đó khơng chỉ sinh ra cáu cặn trong lị có thể làm nổ ống mà cịn làm
cho chất lượng hơi kém đi, gây đóng cáu ống dẫn hơi, trong các chi tiết của tuốc
bin và có thể gây ra những sự cố nghiêm trọng. Vì vậy, trước khi nước được cấp
vào lị cần phải căn cứ tiêu chuẩn chất lượng nước cho phép để lựa chọn các
phương pháp xử lý nước phù hợp vàthực hiện nghiêm các biện pháp xử lý nước.
2.3.2.2.8 Giảm sự thấm thốt do bám bẩn và đóng cặn
Ở lị hơi đốt than, muội bám vào ống sẽ đóng vai trị như một lớp cách nhiệt cản trở
quá trình trao đổi nhiệt, do đó cần loại bỏ muội một cách thường xuyên.

Mặt khác, khi đóng cáu trên các bề mặt đốt cũng làm tăng nhiệt trở vách.
Nhiệt độ khói lị tăng có thể là do muội bám nhiều quá hoặc có thể đóng cặn trên
bề mặt tiếp xúc với nước.
Hiện nay để xử lý lớp cáu cặn, chúng ta có các biện pháp sau:



Dùng sóng siêu âm ( Hình 2)



Dùng nam châm vĩnh cửu.



Dùng điện từ trường.

Hình 2 :Thiết bị dùng sóng siêu âm

Khi tiến hành xử lý lớp cáu cặn thì mang lại một số lợi ích sau:


Tiết kiệm từ 2 - 4% tiền nhiên liệu.



Giảm chi phí đầu tư lắp đặt và vận hành hệ thống làm mềm nước.



Tăng tuổi thọ ống lị lên 1.5 - 2 lần. Khơng phải tốn tiền phá cáu bằng
axít.

Nhóm 6 D6_QLNL

20



VẬN HÀNH KINH TẾ LỊ HƠI

Hình 3: Ống nước lị hơi
a. Trước khi dùng thiết bị sóng siêu âm; b. Sau khi dùng thiết bị sóng siêu âm.

2.3.2.2.9 Bảo ơn ( cách nhiệt ) lò hơi

Cần phải kiểm tra thường xuyên lớp bảo ôn và phải tiến hành bổ sung, sửa
chữa kịp thời để giảm tổn thất do toả nhiệt ra môi trường.Tuy nhiên, khi bọc
cách nhiệt cần chú ý trong việc xác định chiều dày tối ưu của lớp cách nhiệt,
việc hấp thụ ẩm vào chất cách nhiệt làm giảm hiệu quả cách nhiệt mong muốn
2.3.3 Phân phối phụ tải giữa các lò hơi
2.3.3.1

Các phương pháp phân phối phụ tải giữa các lị hơi



Cho một số lị hơi có hiệu suất cao gánh phần phụ tải chính, gần với phụ
tải kinh tế. Hiệu quả kinh tế của phương pháp này khơng cao, nhiều khi
cịn có tác dụng xấu do độ giảm lượng tiêu hao nhiên liệu ở những lò đảm
bảo phụ tải gốc có thể cịn nhỏ hơn độ tăng lượng tiêu hao than ở những
lò gánh phụ tải ngọn.



Phân phối phụ tải một cách tỷ lệ theo sản lượng hơi định mức của các lò.
Rõ ràng biện pháp này đã khơng xét gì đến hiệu quả kinh tế.




Phân phối phụ tải tương ứng theo hiệu suất của các lị. Biện pháp này có
hiệu quả kinh tế cao hơn các biện pháp trên, song rõ ràng nó đã khơng kể
đến mức độ khác nhau của sự thay đổi hiệu suất theo phụ tải ở các lò.



Biện pháp cuối cùng và có hiệu quả kinh tế cao nhất là phân phối phụ tải
theo suất tăng tương đối lượng tiêu hao nhiên liệu.

2.3.3.2

Phương pháp phân phối phụ tải theo suất tăng tương đối lượng tiêu hao
nhiên liệu

Dựa vào đặc tuyến nhiệt của lò hơi (quan hệ giữa hiệu suất và sản lượng hơi
ɳ= f(D) ) người ta xây dựng quan hệ suất tăng tương đối lượng tiêu hao nhiên
Nhóm 6 D6_QLNL

21


VẬN HÀNH KINH TẾ LÒ HƠI
liệu vào phụ tải. Đây là đạo hàm bậc nhất của quan hệ ɳ = f(D), nghĩa là: Δb =
dB/dD.
Q trình giải bài tốn phân phối phụ tải thường được thực hiện bằng phương
pháp đồ thị. Theo đó người xây dựng đồ thị phương trình tiêu hao nhiên liệu B =
f(D) và lập đồ thị đặc tính suất tăng tương đối lượng tiêu hao nhiên liệu Δb =
f(D). Sau khi có các quan hệ trên cho từng lị, người ta lập đặc tính tổng tiêu hao

nhiên liệu với tổng phụ tải BΣ = f(DΣ) của tất cả các lò hơi. Từ các đồ thị được
xây dựng người ta dễ dàng giải bài toán phân chia phụ tải hơi tối ưu giữa các lò
hơi.

Hình 4 : Đờ thị phân chia phụ tải

Nhóm 6 D6_QLNL

22


VẬN HÀNH KINH TẾ LÒ HƠI

KẾT LUẬN

Vận hành kinh tế lị hơi ghi xích cũng như lị hơi trong cơng nghiệp khơng
những mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp mà còn nâng cao độ tin
cậy khi vận hành lị hơi, đảm bảo an tồn cho người lao động, góp phần vào
thành cơng chung của chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng hiểu quả và
tiết kiệm. Các giải pháp nhằm giảm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh tế khi vận
hành lị ghi xích được triển khai và chú trọng cả trong phương thức quản lý cũng
như các khâu kĩ thuật.
Ngoài ra hiện nay nước ta cũng đang nghiên cứu và xây dựng các dự án lị
hơi cơng nghiệp trong đó có dự án lị hơi ghi xích sử dụng nhiên liệu than cám
và các phụ phẩm công nghiệp để thay thế nguồn than đá đang dần cạn kiệt nhằm
tiết kiệm chi phí và tài nguyên quốc gia.Việc nghiên cứu và áp dụng các thành
tựu khoa học cơng nghệ về vận hành lị hơi nói chung và lị hơi cơng nghiệp loại
ghi xích nói riêng giúp cho các doanh nghiệp,đơn vị sử dụng lò hơi hiệu quả về
nhiên liệu, giảm chi phí và nâng cao độ tin cậy tong vận hành và góp phần giảm
thiểu ô nhiễm môi trường.

Được sự phân công của thầy Nhóm 6 đã hồn thành nhiệm vụ được giao.
Trong q trình thực hiện chúng em đã tìm hiểu được giải pháp nâng cao hiệu
suất,giảm chi phí của lị hơi cơng nghiệp đốt than.. Do kiến thức còn hạn chế và
nguồn tài liệu chuyên sâu không được phổ biến nên báo cáo của chúng em cịn
nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý nhiệt tình từ phía thầy cơ và các
bạn trong lớp để báo cáo của nhóm em được hồn thiện hơn.

Nhóm 6 D6_QLNL

23


VẬN HÀNH KINH TẾ LỊ HƠI

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lị hơi công nghiệp - Chủ biên: Đàm Xuân Hiệp - NXB KH và KT năm 2007
[2] Lò hơi Tập 1&2 - Tác giả: Nguyễn Sỹ Mão -NXB KH và KT năm 2006
[3] Đào Ngọc Chân, Hồng Ngọc Đồng, Lị hơi & Thiết bị đốt, NXB Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội, 2008.
[4] Lò hơi và thiết bị gia nhiệt - Hướng dẫn sử dụng năng lượng hiệu quả trong ngành
công nghiệp Châu Á
[5] Một số giải pháp tiết kiệm năng lượng trong lị hơi cơng nghiệp – Phạm hịa Đờng
và Lê Hồi Anh – Tạp chí khoa học và cơng nghệ, Đại học Đà Nẵng – Số 2(37).2010
[6] Bài giảng slide mơn Vận hành kinh tế lị hơi – Thầy Ngơ Tuấn Kiệt

Nhóm 6 D6_QLNL

24




×