ĐỀ CƯƠNG_ĐỊA LÝ KINH TẾ THẾ GIỚI
Câu 1: Xu hướng toàn cầu hoá, nguyên nhân và biểu hiện.
1. Quan niệm
- TCK là một khái niệm đa chiều và đa năng động gồm các lĩnh vực (Kinh tế, VH, XH,
CT).
- TCH là đặc trưng lớn nhất của thời đại hiện nay.
- TCH là một xu hướng biểu hiện của mối quan hệ ít bị ràng buộc bởi địa lý lãnh thổ.
2. Nguyên nhân
- Công nghệ: truyền thông (Internet) và giao thông vận tải ngày càng phát triển mạnh
mẽ.
- Văn hóa: ảnh hưởng của hệ tư tưởng (tôn giáo, dân chủ); Phát triển sự kiện toàn cầu
(olympic, thế vận hội, wold cup ) và tiêu dùng (thương hiệu toàn cầu).
- Kinh tế: Các CSTM (TDTM, TDMD ); mở rộng thương mại và thị trường dựa trên
lợi thế so sánh; các tập đoàn quốc gia (sản lượng toàn cầu).
- Chính trị: thể chế quốc gia ( các tổ chức tạo đk thuận lợi cho giao lưu QT); ý thức môi
trường ( Biến đổi khí hậu, sự suy kiệt nguồn tài nguyên).
3. Biểu hiện
- Sự phát triển nhanh chóng của các quan hệ thương mại quốc tế
- Sự phát triển và ảnh hưởng to lớn của các công ty xuyên quốc gia. Giá trị trao đổi
tương đương ¾ giá trị toàn cầu.
- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành các tập đoàn lớn, nhất là các công ty KH –
KT.
- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực
(EU. ASEAN ) nhằm giải quyết vấn đề kinh tế chung của TG và khu vực.
- Là xu thế khách quan không thể đảo ngược.
Câu 2: Giới thiệu vài vấn đề mang tính chất toàn cầu.
Một số vấn đề toàn cầu:
- Ô nhiễm môi trường: biến đổi khí hậu, mưa axit, ô nhiễm nguồn nước đang là vẫn
đề hết sức bức xúc ở hầu hết các quốc gia trên TG do quá trình đô thị hóa, CNH =>
ô nhiễm mt trầm trọng
- Cạn kiệt tài nguyên: Tài nguyên đang bị khai thác quá mức trong khi các biện pháp
phục hồi k mấy hiệu quả.
- Phân hoá giàu nghèo – thiếu hụt lương thực: Trong khi tốc độ tăng trưởng ở một số
kv: Châu á, Châu âu ngày một tăng nhưng một số khác lại xuất hiện nạn đói: Châu
11
Phi. Khoảng cách giàu nghèo giữa các khu vực ngày càng xa. Theo thống kê của tổ
chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), nhóm 10% dân số giàu nhất ở các nước
thuộc OECD có thu nhập cao gấp 9,5 lần so với 10% dân số nghèo nhất.
- Già hoá dân số: Hiện nay một số quốc gia xảy ra hiện tượng già hóa dân số: Áo,
Italy, Thụy Điểm, Nhật Bản => thiếu hụt lao động trần trọng, chi phí cho phúc lợi
XH cao.
- Thiếu năng lượng trầm trọng: TCH khiến cho các quốc gia khai thác nguồn tài
nguyên ngày càng tăng cao: sự tăng lên của giá dầu mỏ trên thế giới.
- Biến đổi khí hậu: toàn cầu hóa làm tăng lượng khí thải dioxide carbon trên thế giới.
Nếu thế giới đốt than một cách nhanh chóng hơn và không cắt giảm sử dụng nhiên
liệu hóa thạch khác, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính làm biến đổi khí hậu này
tiếp tục gia tăng sẽ đe dọa đến môi trường sống con người.
- Sự gia tăng của chủ nghĩ khủng bố, tội phạm, ma tuý, sự thay đổi chế độ ctrị, lật
đổ, ly khai.
Câu 3: Một số nét đặc trưng về điều kiện tự nhiên, VH- XH của Đông Nam Á.
1. Điều kiện tự nhiên:
Thuận lợi:
- Đông Nam Á đc chia thành hai bộ phận là ĐNA hải đảo và ĐNA lục địa
+ ĐNA lục địa bao gồm 3 dạng địa hình chính:
• Vùng núi cao ở phái Bắc giáp với Himalaya và cao nguyên Tibet.
• Phái năm là đb và cao nguyên thấp
• Thung lũng sông vào đb tạo nên dạng địa hình thứ 3.
• Có nhiều con sông lớn: sông Mêkong, sông Chi, sông Salween.
+ ĐNA hải đảo bao gồm các QG: Brunei, Đôngtimo – Indonesia, Malaysia, Philipin
+ Đặc điểm khí hậu: chịu a/h của KH nhiệt đới gió mùa
• Gió ẩm từ tháng 5 – tháng 10
• Gió mùa khô nóng từ tháng 11-4.
+ KV ĐNA hải đảo có KH xích đạo, ít có sự phân mùa, nóng ẩm quanh năm.
+ Chịu tác động lớn của bão.
Khó khăn: chịu nhiều thiệt hại do tự nhiên mang tới: bão lũ lụt, hạn hán, sóng thần
2. Dân cư
Thuận lợi: có nguồn lao động đông, rẻ, trẻ, khỏe. Có thị trường tiêu thụ rộng lớn
- Là kv đông dân tên TG (2010: 593,4 triệu người), tốc độ tăng trưởng dân số cao
(1,87%). Dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động chiếm trên 50%.
22
+ Lào có tổng tỷ suất sinh cao nhất vì mức độ phát triển thấp (26/1000), tỷ lệ tử vong
cao (8/1000).
+ Indonesia: có dân số lớn nhất của khu vực với 248,6 tr người – 2012, đứng t4 TG.
- Tỷ lệ đô thị hoá khoảng 40% dân số khu vực
- Một số QG, sự pt đô thị tập trung vào các thành phố lớn (indo và Việt Nam)
- Nhiều vấn đề XH nảy sinh (nhà ở tạm bợ, tệ nạn XH,…)
- Kuala lumpur – Malaysia là thành phố lớn nhất trong KV.
- Dân cư có sự di chuyển từ kv nông thôn sang thành thị .
- Khó khăn: phân bố dân cư không đồng đều, tỉ lệ thất nghiệp vẫn cao do tay nghề của
người ld còn kém và là kv nhạy cảm về các vấn đề an ninh hòa bình chủ quyền, xung
đột mâu thuẫn giữa các quốc gia.
2. Văn hoá thống nhất trong đa dạng
- Chịu a/h tác động của các nền văn hoá thế giới.
+ Khu vực Nam Á: a/h đầu tiên đến KV cách đây trên 2000 năm (Hindu hiện vẫn pt trên
đảo Bali – Indo); làn sóng thứ 2 trong thế kỷ 13 đã đưa Phật giáo nguyên thuỷ đến KV
(hiện nay pt ở Burma – Myanmar, Thailand, Laos, Cambodia)
+ Ảnh hưởng của văn hóa TQ: VN chịu a/h mạnh mẽ từ Đông Á (1000 năm sau Công
Nguyên đã thành lập của 1 QG tự chủ) => văn hoá TQ có a/h đến nhiều QG trong KV
(sing, malay, VN) xung đột người Hoa – người bản địa
+ Hồi giáo: du nhập qua các thương gia Trung Đông:
• Năm 1650, hồi giáo phổ biến ở Indo và Malay.
• Indo có số ng theo Hồi giáo đông nhất trên TG (87% ds theo hồi giáo) -> lễ
Ramadan, thánh địa mecka, kinh Koran
+ Thiên chúa giáo: du nhập vào KV từ cuối TK 19 – đầu TK 20. Phillip là QG có dsố
theo Thiên chúa giáo đông nhất KV.
- Khó khăn: xung đột sắc tộc, tôn giáo giữa các quốc gia, các dân tộc. Khó khăn trong
việc quản lý an minh quốc phòng.
Câu 4: ASEAN: thành công và thách thức
Hiệp hội các quốc gia ĐNA (ASEAN) có diện tích 4,5 triệu km2, dân số khoảng 575
triệu người và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 2.487 tỷ USD (ước tính năm 2009).
Với mục tiêu hoạt động: Giữ vững hòa bình, an ninh, ổn định khu vực ; Xây dựng một
cộng đồng hòa hợp ; Hợp tác để cùng nhau phát triển khinh tế-xã hội.
Thực tiễn đã chứng minh rằng, một Đông Nam Á thống nhất đã thúc đẩy cho hợp tác và
vị thế ASEAN ngày càng lớn mạnh, là tiền đề quan trọng để ASEAN trở thành một
33
cộng đồng. Quá trình hoạt động của ASEAN trong nhiều năm qua đã có những thành
công và thách thức:
1. Thành công:
- Về chính trị.
+ Thứ nhất, về hợp tác phát triển chính trị: ASEAN đã nỗ lực gắn kết, thúc đẩy hợp tác
và tham vấn cũng như tăng cường hiểu biết giữa các nước, các cơ quan chuyên ngành ở
cấp độ khu vực và quốc gia.
+ Thứ hai, về xây dựng và chia sẻ chuẩn mực chung: Hiến chương ASEAN năm 2008
đã tạo ra các khuôn khổ thể chế và pháp lý của ASEAN hướng tới phối hợp hiệu quả
hơn giữa các cơ quan trong ASEAN.
+ Thứ ba, về ngăn ngừa xung đột: các biện pháp phòng ngừa xung đột và xây dựng
lòng tin cũng đã đạt nhiều tiến triển. Hạn chế đc các cuộc xung đột sắc tộc, đấu tranh
tôn giáo
+ Thứ tư, ASEAN đạt nhiều thành tựu quan trọng trong ứng phó các thách thức an ninh
phi truyền thống: trong đó có chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh mạng,
buôn bán người đã đc kiểm soát và giảm thiểu rất nhiều.
+ Thứ năm, ASEAN đã có những đóng góp quan trọng và thể hiện vai trò không thể
thiếu đối với bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định và an ninh khu vực, trong đó có vấn
đề về Biển Ðông.
- Về kinh tế:
- ASEAN đã đạt được những bước tiến đáng kể trong việc tự do hoá thương mại hàng
hoá, dịch vụ và đầu tư. Thương mại hàng hoá nội khối hiện nay đã đạt hơn 320 tỷ đô la
mỗi năm.
+ Nỗ lực của ASEAN trong tự do hoá thương mại có thể được tính từ khi thành lập khu
vực mậu dịch tự do (AFTA) năm 1992. Từ đó đến nay, thuế quan trong khu vực đã
được cắt giảm một cách đáng kể. ASEAN cũng đang từng bước giảm thiểu các hàng rào
phi thuế quan đối với thương mại.
- Bên cạnh đó, ASEAN cũng đã có những tiến triển tích cực trong tự do hoá thương mại
dịch vụ, mở cửa thu hút đầu tư, hợp lý hoá thủ tục hải quan, hài hoà các tiêu chuẩn và
giảm khoảng cách phát triển.
+ Để thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực, 12 ngành ưu tiên được xác định là nông sản,
thuỷ sản, đồ gỗ, dệt may, cao su, ô tô, điện tử, du lịch, hàng không, chăm sóc sức khoẻ,
e-ASEAN và logistics. 9 trong số 12 ngành trên chiếm tới trên 50% tổng thương mại
hàng hoá.
44
- Ngoài ra còn thành công trên lv phi kinh tế và thực hiện các chương trình hướng tới
xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC).
- Văn hoá – xã hội
- Xd ASEAN giàu bản sắc, thống nhất trong đa dạng:
- Tiến trình giao lưu, hợp tác văn hoá dựa trên nhiều mặt: Cuộc thi Tìm hiểu về ASEAN
đã được tổ chức trên khắp các nước ASEAN ở cấp độ quốc gia và sau đó là các cuộc thi
cấp khu vực .
- Nỗ lực giải quyết các vđề XH: nghèo đói, thất nghiệp, phát triển con người.
2. Thách thức.
- Trong nội bộ ASEAN:
+ Thứ nhất về điều kiện tự nhiên: Ô nhiễm môi trường và tác động của biến đổi khí hậu,
thiên tai và sự đè dọa về cạn kệt nguồn TNTN.
+ Thứ hai về duy trì sự đoàn kết nội khối: Thách thức lớn nhất của ASEAN là tìm lại
vai trò và ảnh hưởng của một tổ chức khu vực đối với khu vực và đối với từng thành
viên mà nó đã từng có nhưng bị mai một đi trong thời gian gần đây bởi nhiều nguyên
nhân khác nhau. Vấn đề đặt ra hiện nay đối với ASEAN là vừa phấn đấu để trở nên có
ích hơn đối với tất cả các thành viên, vừa mở rộng hợp tác với bên ngoài. Cái khó đối
với ASEAN trong việc xử lý vấn đề này là phi kết hợp giữa duy trì các nguyên tắc hoạt
động vốn đã trở thành bản sắc và cội nguồn sức mạnh của ASEAN một thời với việc
tranh thủ đối tác bên ngoài, tạo thế và tạo giá trong hợp tác với các đối tác bên ngoài.
- Thách thức từ bên ngoài:
+Thứ nhất là sự ảnh hưởng từ các cường quốc, các khu vực trên thế giới: đang ngày
càng diễn ra mạnh mẽ.
+ Thứ 2, những thách thức đến từ môi trường chính trị và an ninh thế giới. Khủng bố,
toàn cầu hoá và những nguy cơ an ninh phi truyền thống đòi hỏi ASEAN phi có cách
tiếp cận mới trong việc gắn sự phát triển năng động và lâu bền của Hiệp hội với việc
quan tâm giải quyết những nguy cơ mới đó.
+ Thứ ba, ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa đến khu vực. TCH đã và đang mang
lại những thách thức: môi trường, TNTN, tội phạm khủng bố đến với khu vực.
Câu 5: Đặc điểm dân cư – xã hội của TQ, Nhật Bản ảnh hưởng tới phát triển KTXH.
1. Trung Quốc
- Dân cư:
- Là quốc gia có dân số đông nhất trên TG, chiếm 1/6 dsố TG => a/h đến kt, VH – XH
KV
55
- Tỉ lệ gia tăng DS thấp do thực hiện nghiêm khắc kế hoạch hoá gia đình (đặc biệt là
chính sách 1 con) => kết quả giảm dsố, mất cân bằng giới tính 115-130 trai/100 gái, hội
chứng con một.
- Phân bố dân cư tập trung ở KV Đông (Bắc Kinh , Thượng Hải , Thiên Tân)- là các
trung tâm kinh tế lớn của TQ và thưa thớt ở phía Tây do ở đây có địa hình và khí hậu
khắc nhiệt tập trung cho phát triển khai khoáng, chăn thả gia súc => Phân bố dân cư
không đồng đều giữa thành thị và nông thôn gây khó khăn trong việc quản lý ds, đảm
bảo an ninh quốc phòng.
- Văn hóa – xã hội.
- Là quốc gia đa dân tộc: Gồm 56 dân tộc (chủ yếu là người Hán) đa dạng về văn
hóa.
- Là quốc gia đa tôn giáo: đại đa số người dân vẫn còn giữ phong tục thờ cúng tổ tiên do
ảnh hưởng của Khổng Giáo, cũng như kết hợp với Phật Giáo và Đạo Giáo
- Nền văn hóa lâu đời: Có truyền thống văn hoá 5000 năm với nhiều phát mình và công
trình nghiên cứu vĩ đại.
+ Tứ đại phát minh là giấy, thuốc sung, la bàn, kim
+ Tứ đại danh thi là Tây Du Ký, Tam Quốc Diễn Nghĩa, Hồng Lâu Mộng, Thuỷ Hử
+ Lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng (Tây An), Vạn Lý trường thành
+ Ngoài ra còn có các thành công về hội họa và ẩm thực đc chia thành 8 trường phái.
2. Nhật Bản
- Dân cư.
- Dân số đông, cơ cấu dsố già: Người Nhật có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới, theo
thống kê năm 2007 tuổi thọ của nữ giới là 88,99 và của nam giới 79,19.
- Dân số Nhật Bản phân bố không đều, dân cư tập trung chủ yếu ở các vùng ven biển,
tới 49% dân số cả nước sống ở các thành phố lớn như Tokyo, Osaka, Nagoya và một số
thành phó lân cận, mật độ dân cư ở đây lên tới 1350 người/km
2
trong khi ở đảo
Hokkaido mật độ chỉ là 64 người/km
2
.
- Văn hóa – xã hội:
- Thành phần dân tộc thuần nhất: Có 99% dân số là người Nhật gốc thuộc cùng chủng
tộc và nói cùng một ngôn ngữ nên họ có lòng tự hào dân tộc rất cao và mang một sắc
thái rõ ràng, tính cách đặc trưng, đồng nhất.
- Tôn giáo: Phật giáo và Nho giáo có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành tư tưởng của
người Nhật.
- Có nền văn hoá độc đáo, chịu a/h của văn hoá Trung Hoa, nghiêng về chiều sâu
66
+ thể thao: Shumo, kendo, judo, kyndo,…
+ cây cảnh: Bonsai, gấp giấy origami
+ cắm hoa: Ikebana cổ điển và hiện đại
+ nổi tiếng về truyện ngắn, truyện tranh (Kawabata, Yasunari nobel văn học 1968
+ nét đẹp trà đạo.
- Con người Nhật Bản nổi tiếng với sự cần cù, tinh thần đoàn kết dân tộc và tính kỷ luật
cao trong công việc.
3. Ảnh hưởng
Thuận lợi Khó khăn
Trun
g
Quốc
-Tạo bản sắc văn hoá đa dạng thu
hút khách nước ngoài.
- Phát triển du lịch với nhiều công
trình nổi tiếng và ẩm thực.
- Đa dạng về văn hóa
- Sức ép dân số lên nhiều mặt: môi
trường, an ninh lương thực, giáo dục, y
tế.
- Xã hội bất ổn do nhiều dân tộc.
- Chênh lệch lớn về trình độ phát triển
giữa miền Đông và miền Tây
Nhật
Bản
- Đội ngũ lao động dày dặn kinh
nghiệm, trình độ cao, yêu nghề và
trung thành với nghề.
-Thu hút khách du lịch với nhiều
lễ hội truyền thống: hoa anh đào,
…
-Thiếu nguồn lao động trẻ, năng động
và sáng tạo do cơ cấu dân số già.
- Chi phí cho phúc lợi xã hội, chăm sóc
sức khoẻ, y tế cao.
Câu 6: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Trung Quốc.
- Là cường quốc kinh tế hàng đầu trên TG, nguồn lực cho phát triển to lớn: nền kinh tế
Trung quốc đứng thứ 2 thế giới sau Mỹ với GDP năm 2013 là 9000 tỷ USD.
- Quy mô ktế đứng đầu trong các nước, thứ 3 TG
- Hiện tại Trung Quốc là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế lớn nhất thế giới (tốc độ
tăng trưởng bình quân là 10% trong ba thập kỷ qua) và cũng là nước xuất khẩu ròng lớn
nhất toàn cầu.
- Có nhiều ngành có quy mô sx đứng đầu TG
+ Nông nghiệp: sản lg trồng trọt, chăn nuôi đứng đầu TG (ngũ cốc, gia súc lớn,…)
+ CN: kthác than (1), sx gang thép (1), phg tiện thông tin (1), xi măng (1), điện (2), ô tô
(3)
+ Quy mô tiêu thụ lớn
+ Có k/năng thu hút đtư lớn, ổn định: Năm 2011, Trung Quốc vượt qua Mỹ trở thành
nước có lượng vốn FDI lớn nhất thế giới.
77
- Nền kt chuyển tiếp mang đặc điểm của các nước đang pt
+ Cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH: tỷ trọng các nghành thuộc khu vực
I (Nông nghiệp) có xu hướng giảm và tăng tỷ trọng các ngành thuộc khu vực II (Nông
nghiệp) và khu vực III (Dịch vụ). Cụ thể tính theo giá năm 2010 thì tỷ trọng khu vực I
là 18,4%, khu vực II là 41% và khu vực II là 40,5%.
+ Các DN thường có quy mô nhỏ: ở TQ chỉ có 18/500 DN lớn được xếp hạng trên TG
+ Bình quân thu nhập thấp, chưa đạt mức TB của TG: mức thu nhập 8400$ , đứng thứ
120 TG
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng chứa nhiều hiểm hoạ: Kinh tế phân bố chênh
lệch lớn giữa miền đông và miền tây, giữa thành thị và nông thôn => khả năng rút ngắn
khoảng cách giàu nghèo là vô cùng khó khăn.
- Nguồn vốn, kỹ thuật phụ thuộc vào nước ngoài
+ Hàng hoá dựa chủ yếu vào lợi thế về giá cả do có chi phí công nhân rẻ, lực lượng
đông đảo và TQ là công xưởng của TG.
+ Nợ nước ngoài nhiều: Theo cơ quan Quản lý Nhà nước về ngoại hối Trung Quốc
(SAFE), khoản nợ nước ngoài của Trung Quốc đã lên tới 823 tỷ USD, tương đương
khoảng 9% GDP
+ Vấn đề an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩn chưa đảm bảo.
Câu 7: Nguyên nhân thành công và suy thoái của nền kinh tế Nhật Bản
* Nguyên nhân thành công của nền kinh tế Nhật Bản:
Có rất nhiều nguyên nhân tạo nên sự thành công thần kỳ của nền kinh tế NB nhưng có
thể nói 4 nguyên nhân chính đó là sự kết hợp của 4 yếu tố: Con người – Vật chất – Vai
trò của Nhà nước – Yếu tố thời cơ.
1. Yếu tố con người.
- Nhật Bản luôn coi trọng yếu tố con người và coi đây là vốn quý nhất, quan trọng nhất
cho sự phát triển của đất nước.
- Tinh thần dân tộc và cộng đồng: Nhật Bản luôn kế thừa và phát triển truyền thống dân
tộc ( Trà đạo, võ đạo ) là những truyền thống góp phần tạo nên sự chịu khó, cần cù,
ham học hỏi, tinh thần quật cường đoàn kết của con người NB.
2. Yếu tố vật chất.
Yếu tố vật chất ở đây được hiểu là việc tích lũy và sử dụng vốn phục vụ quá trình sx.
- Tích lũy vốn:
+ Chế độ tiền lương thấp=> doanh nghiệp gia tăng tích lũy, hạ giá thành sản phẩm, tăng
sức cạnh tranh trên thị trường.
88
+ Khai thác nguồn tiền tiết kiệm, tăng vốn sản xuất trong nước.
=> Nhật Bản không phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn bên ngoài.
- Sử dụng vốn: Nhật Bản được đánh giá là một nước sử dụng vốn hiệu quả:
+ Giai đoạn 1952-1973: Đầu tư cho máy móc, thiết bị tăng khá nhanh. Tốc độ tăng bình
quân đạt khoảng 22% => đổi mới toàn bộ tư bản cố định.
+ Đầu tư nước ngoài tăng nhanh: tổng vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn từ năm
1955 – 1957 mới chỉ có 50 triệu USD thì đến năm 1973 con số này đã lên đến 1930
triệu USD.
-Nghiên cứu và ứng dụng khoa học – kỹ thuật: Nhật Bản rất chú trọng đầu tư nghiên
cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật . Nhật Bản là nước tiên tiến và sáng tạo nhất thế
giới, nhất là trong lĩnh vực điện tử và chế tạo ô tô. Nhật Bản sở hữu 6 trong nhóm 20
xưởng chế tạo động cơ lớn nhất thế giới
3.Yếu tố nhà nước.
- Cải cách kinh tế: Cải cách ruộng đất :chuyển quyền sở hữu ruộng đất cho các tá
điền=> kích thích tính tích cực sản xuất của nông dân. Giải tán các tập đoàn tài phiệt
(zaibatsu): mitsui, mitsubisi, suni muto, yasuda
- Các chính sách giáo dục: Những năm 1950: Nhật Bản đã chú trọng xây dựng một nền
giáo dục hiện đại. Lấy hệ thống giáo dục Mỹ làm kiểu mẫu bao gồm: 9 năm giáo dục
bắt buộc (6 năm tiểu học và 3 năm trung học cơ sở).3 năm trung học phổ thông (không
bắt buộc) và 4 năm đại học.
+ Chính sách giáo dục, nâng cao nhân lực
+ Chính sách đầu tư ra nước ngoài: viện trợ, cho vay, đầu tư FDI
- Sử dụng viện trợ và quản lý kinh tế vĩ mô:
+ Đưa ra các kế hoạch kinh tế tổng hợp: kế hoạch 5 năm xây dựng nền kinh tế tự lập
dưới thời HATOYAMA năm 1955, kế hoạch tăng gấp đôi thu nhập quốc dân do nội các
IKEDA vạch ra
+ Tranh thủ viện trợ của Mỹ
+ Chi phí ít cho quốc phòng (Hiến pháp quy định không vượt quá 1% GDP) nên có điều
kiện tập trung vốn cho nền kinh tế
4. Yếu tố thời cơ.
- 1949: nước Nhật đưa ra chính sách tài chính mang tên Dodge Line Tỉ giá đồng đô la
được cố định ở mức 1 đô la = 360 yên.
- 1950: chiến tranh Triều Tiên Đáp ứng mặt hàng nhu yếu phẩm cho Triều Tiên. Và
cung cấp các mặt hàng , vũ khí cho quân sự Mỹ .
99
* Nguyên nhân suy thoái của nền kinh tế Nhật Bản
1. Không còn nhận được sự viện trợ từ Mỹ, Từ năm 90. Vì hệ thống XHCN sụp đổ, nền
kinh tế NB phát triển mạnh, Nhiều mặt hàng truyền thống thay thế mặt hàng Mỹ - > yếu
tố cạnh tranh.
2. Những mâu thuẫn của một XH đầu cơ và sự đổ vỡ của nền kinh tế bong bóng
3. Sự yếu kém, lạc hậu của hệ thống ngân hàng tài chính Nhật Bản
4. Sự già hóa dân số và gành nặng của các chính sách bảo đảm phúc lợi XH
5. Bộ máy nhà nước yếu kém, chính trị ko ổn định.
6. Những hạn chế, bất cập của mô hình nền kinh tế Nhật Bản trước những yêu cầu thách
thức mới của thời đại. mô hình quản lý kinh tế cũ không còn phù hợp ( mô hình sx kinh
tế tập trung )
7. Năng lực cạnh tranh của nền kt Nhật Bản ngày nay đã bị suy yếu so với một số nước
phát triển khác trước yêu cầu của quá trình toàn cầu hóa – khu vực
8. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đông á.
* Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:
1. Tận dụng lợi thế ưu đãi về nguồn tài nguyên thiên nhiên
+ Khai thác sản xuất bền vững đẩy mạnh tăng trưởng đi đôi với bảo vệ môi trường
+ Phát triển các ngành mũi nhọn có tiềm năng dựa trên các nguồn tài nguyên thiên
nhiên như nuôi trồng thủy hải sản hay thúc đẩy du lịch.
2. Đầu tư cho con người là cần thiết:
+ Đẩy mạnh phổ cập giáo dục, cải tiến chất lượng giáo dục giảng dạy đi sát với các
bước tiến mới của thế giới
+ Gia nhập với thế giới tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại có chọn lọc và vẫn giữ nét
bản sắc dân tộc truyền thống.
3. Phát triển kinh tế bền vững đẩy mạnh công nghiệp hóa tiến tới toàn cầu hóa
+ Cơ cấu kinh tế hợp lí phân bổ các ngành công nghiệp các khu công nghiệp và các
vùng công nghiệp trọng điểm
+ Các chính sách kinh tế hợp lí cho cả sản xuất trong nước và đầu tư nước ngoài trong
thời kì Việt Nam hội nhập với kinh tế thế giới
+ Tận dụng mọi nguồn lực cũng như sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư kiềm chế
lạm phát và dần thoát khỏi khủng hoảng toàn cầu
Câu 8: Đặc điểm của nền kinh tế Mỹ và vai trò của nền kinh tế Mỹ trên TG.
1. Đặc điểm của nền kinh tế Mỹ (8 đặc điểm):
1010
- Nền kinh tế vừa giàu, vừa mạnh:
+ Giàu: GDP/ người cao: năm 2013 GDP của Mỹ đạt 48.200 PPP
+ Mạnh:
• Quy mô nền kinh tế rất lớn: chiến 25% - 30% nền KTTG ( GDP 2013 là 17,2 tỷ
USD = 3 lần NB = 5 lần Đức = 8 lần Anh, Pháp = 10 lần Ý).
• Các dự án khổng lồ chi phí lớn: Một hãng năng lượng ở Maryland (Mỹ) đã thiết
kế một tổ hợp phong năng khổng lồ cao 800m. Với chi phí khoảng 1,5 tỷ USD.
- Tổ chức nền kinh tế:
+ Mức độ tập trung cao, hầu hết nền kinh tế nằm trong tay các tập đoàn, các cty QG
( Ford, Esson )
+ Nhiều thị trường chứng khoán lớn nhất TG ( New York, Nasdaq )
+ Nhà nước không tham gia vào các hoạt động kinh tế.
+ Tổ chức hoạt động kinh tế linh hoạt (SX hàng loạt, SX quy mô nhỏ )
- Cơ cấu nền KT: tương tự các nước phát triển khác phần lớn tập trung vào các dịch vụ -
công nghiệp – nông nghiệp (nhỏ)
+ Nông nghiệp chiếm chưa đầy 1% cơ cấu ngành nhưng sản lượng lớn do áp dụng
KHCN hiện đại vào sx nông nghiệp.
+ 1 mặt pt toàn diện, 1 mặt chú trọng các ngành kỹ thuật cao, vốn lớn, ít đối thủ cạnh
tranh.
- Phân bố sx:
+ Phát triển và tập trung cao vào một số vùng lãnh thổ đặc biệt là các trung tâm lớn.
+ Công nghiệp: Đông Bắc: công nghiệp cổ truyền, Nam và Tây Nam phát triển vảnh đai
CN mặt trời.
+ Nông nghiệp: Ở kv Ngũ Hồ: đỗ tương, bò sữa, rau quả; Ở Nam và Tây Nam: Ngô,
lợn, bò, thịt
+ Lãnh thổ: Phân bố sx vừa ổn định vừa linh hoạt.
- Nền KT có trình độ KH kỹ thuật cao: Mỹ là nước đầu tư cho nghiên cứu khoa học lớn
nhất thế giới. (chiếm ½ tổng chi phí TG)
+ Đứng đầu TG về n/c KH cơ bản, sáng chế vs lực lg hùng hậu các giáo sư, tiến sỹ, đạt
113 giải Nobel về các KH – KT
- Nền kinh tế có a/h to lớn đối với thế giới nhưng thị trường trong nước lại là động lực
chính để phát triển.
+ GDP bằng 25% - 30% GDP của Thế giới
1111
+ Là nước có đóng góp nhiều cho các tổ chức QT: 25% Liên Hợp Quốc, IMF, WB
+ Đầu tư nhiều cho thế giới : Châu Âu: 50%, Canada: 10%, NB 5% )
+ Đồng USD là ngoại tệ quan trọng trong giao dịch QT.
+ Thị trường trong nc là động lực chính cho sự pt: GDP đạt 13nghìn tỷ USD – 2012
trong đó XK là 1 nghìn tỷ còn lại là thị trường trong nước 12 nghìn tỷ.
- Nền kinh tế phát triển mang tính chu kỳ, có xen giữa sự tăng trưởng và suy thoái, thời
gian độ dài mỗi chu kỳ phụ thuộc vào nhiều nhân tố nhưng theo chiều hướng đi lên.
2. Vai trò của nền kinh tế Mỹ trên thế giới:
- Vai trò toàn cầu của đồng USD:
+ Đồng USD đc sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế (ODA; trả tiền vay ):
+ Dự trữ ngoại hối bằng đôla ở các nước lớn: Dự trữ ngoại tệ của trung Quốc đã tăng
lên 3820 tỷ usd vào cuối năm 2013 ( T9. 2013 :3660 tỷ usd); Nhật Bản:1277,058 tỷ usd
tính đến tháng giêng năm 2014 sau đó là các nước Nga, Thụy Sỹ
+ Những mặt hàng chi phối sự phát triển nền kinh tế như xăng dầu, khí đốt, vàng … đều
lấy USD làm đơn vị tiền tệ mua bán.
- Kinh tế Mỹ giữ vai trò dẫn dắt nền kinh tế TG:
+ Tài chính: Mỹ tập trung những tập đoàn tài chính hàng đầu => Quyết định chi phối
kinh tế thế giới.
+ Chứng khoán: tập trung những công ty, tập đoàn có cổ phiếu mạnh nhất với các chỉ số
chứng khoán mạnh trên TTCKQT: S&P, Dow Jones, Nasdaq
+ Thương mại: Hoạt động thương mại lớn vừa là thị trường vừa là nguồn cung cấp sản
phẩm lớn của TG.
- Động lực phát triển của nền KT:
+ Cung cấp nguồn vốn đầu tư lớn cho TG: FDI của Mỹ vào Việt Nam tính đến năm
2013 là 14,48 tỉ đô la Mỹ, tăng 66,8% so với cùng kỳ năm 2012.
+ Thay đổi cản cân thương mại nhờ sức mạnh của đồng USD. Dựa vào kim ngạch xuất
nhập khẩu của Mỹ từ đó ảnh hưởng đến thị trường TG.
Câu 9: Đặc trưng văn hóa và con người Mỹ.
- Về VH:
+ Nền văn hóa đa dạng, đại chúng, đa sắc tộc: thiên chúa giáo, hồi giáo
+ Đề cao chủ nghĩa cá nhân, coi trọng sự tự do, độc lập, riêng tư
+ Người Mỹ sống và làm việc tuân thủ theo hiến pháp và pháp luật chặt chẽ.
- Về con người:
1212
+ Người Mỹ ham học hỏi: luôn khát khao tìm kiếm kiến thức mới
+ Tính tự lập cao: luôn coi trọng sự đúng giờ,
+ Họ rất thẳng thắn: Người Mỹ luôn đi thẳng vào vấn đề, và không tốn thời gian cho
việc chuẩn bị hình thức. Sự thẳng thắn khuyến khích người Mỹ tự thảo luận các bất
đồng và giải tỏa mâu thuẫn thay vì nhờ sự can thiệp của người thứ 3.
+ Phong thái của người Mỹ rất thoải mái: Ngay cả khi họ có sự khác biệt về tuổi tác hay
địa vị xã hội… sinh viên gọi thầy bằng tên và ngược lại.
+ Sự cạnh tranh cao.
Câu 10: Các nét đặc trưng của khu vực Nam Mỹ. Đô thị hóa và các vấn đề XH cần
giải quyết.
1. Các nét đặc trưng của khu vực Nam Mỹ.
+ Diện tích: 17,840,000 km2 (6,890,000 dặm vuông)
+ Mật độ dân số: 21.4/km2 (56.0/dặm vuông)
+ Gồm 12 quốc gia
+ Dân số: 385,742,554
+ Địa hình: Nam Mỹ phân hóa rất rõ nét từ Tây sang Đông: Dãy Andes, trung du, và
các đồng bằng phía Tây.
+ Kinh tế: chủ yếu dựa vào xuất khẩu hàng hóa và tài nguyên thiên nhiên.
+ Là khu vực có sự phân chia giàu nghèo lớn nhất các châu lục trên thế giới
2. Đô thị hóa và các vấn đề XH cần giải quyết.
* Đô thị hóa:
- Quá trình đô thị hóa ở Nam Mỹ bắt đầu từ rất sớm trong lịch sử.
- Tốc độ tăng trưởng đô thị nhanh nhất trong lịch sử bao gồm cả tăng trưởng tự nhiên và
di cư từ nông thôn ra thành thị.
- Hệ thống đô thị ở Nam Mỹ được đặc trưng cho các thành phố khổng lồ của họ.
- Đặc trưng của quá trình đô thị hóa ở Nam Mỹ: Tốc độ đô thị hóa cao; Đô thị hóa mang
tính tự phát và tỉ lệ dân cư đô thị cao (75% dân số ở đô thị).
Đô thị hóa có tác động tích cực đến khu vực:
• Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
• Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động
• Thay đổi sự phân bổ dân cư
• Tạo việc làm, thu nhập cho người lao động
1313
• Thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài, chất lượng y tế và giáo dục được nâng
cao
* Các vấn đề cần giải quyết: chủ yếu do đô thị hóa tự phát gây ra.
- Vấn đề nhà ở: Nhiều người di cư không đủ khả năng để mua hay xây dựng nhà ở nên
tạm thời phải ở tại những khu định cư tự phát =>xuất hiện nhiều khu ổ chuột. VD:
những khu nhà ổ chuột ở Rio de Janeiro, Brazil.
- Vấn đề XH: Được xem là khu vực bạo lực nhất trên thế giới với tình trạng tội phạm
tràn lan.
+ Cocaien có thể nói là mồi châm cho tất cả các cuộc bạo lực, buôn lậu vũ khí trở nên
phổ biến và mất kiểm soát
+ Số vụ giết người tại khu vực này có xu hướng gia tăng. Trong số 9 thành phố có tình
trạng bạo lực hàng đầu tập trung ở Mỹ Latinh thì: 2 ở Brazil và 1 ở Venezuela, còn lại
là 5 ở Mexico, 1 ở Hodurus.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường: ô nhiễm môi trường ở khu vực này cũng có tác động vô
cùng nghiên trọng:
+ Ở Brazil sự gia tăng dân số quá mức và phát triển kinh tế có nguy cơ ảnh hưởng đến
môi trường tự nhiên, phá rừng lấy gỗ và đất canh tác => hậu quả về môi trường, nhiều
loài sinh vật đứng trước bờ tiệt chủng
+ Ở Argentina xói mòn đất; đất đai có nguy cơ bị thoái hoá; hoang mạc hoá; ô nhiễm
không khí ở Buenos Aires và các thành phố lớn khác; ô nhiễm nước ở các vùng đô thị;
các con sông trở nên ô nhiễm do việc tăng cường dùng thuốc trừ sâu và phân bón
Câu 10: Nguyên nhân của các xung đột mâu thuẫn ở kv Trung Đông? Ví dụ minh
họa.
- Nguyên nhân bên trong:
+ Việc các nước này từ lâu lệ thuộc quá nhiều vào nước ngoài, cả về chính trị, kinh tế,
quân sự, ngoại giao, nhất là sự lệ thuộc về kinh tế.
+ Đường lối chính trị, phương pháp lãnh đạo, điều hành đất nước của nhà cầm quyền
các nước Hồi giáo đã rơi vào tình trạng sai lầm không thể đảo ngược.
+ Các quốc gia trong vòng xoáy rối loạn, dân chúng bức xúc với chính sách, ứng xử
của chính quyền.
+ Nhà cầm quyền không nhận được sự trung thành, ủng hộ thật lòng của nhân dân, của
quân đội và lực lượng cảnh sát, khi xảy ra binh biến.
- Nguyên nhân bên ngoài:
1414
+ Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới từ năm 2008 đến 2010 đã đổ thêm dầu
vào lửa, làm cho những bức súc âm ỉ lâu nay có cơ hội bùng phát, biến thành biểu tình,
bạo động lan toả khắp nơi.
+ Sự xung đột giữa hai luồng tư tưởng, một bên là dân chúng muốn thoát khỏi chế độ
độc đoán kìm kẹp họ quá lâu, đòi xây dựng một xã hội dân chủ, bên kia là chế độ
chuyên quyền.
+ Đưa ra là một thế hệ của những người dân trẻ ở các nước này có nguy cơ bị bỏ rơi,
cho nên họ phải đứng lên đấu tranh đòi quyền phát triển.
+ Sự tác động của các lực lượng từ bên ngoài và bên trong khu vực như Mỹ, EU, Trung
Quốc, Iran góp phần khuấy động tình hình, làm cho tình trạng rối ren càng trở nên rối
ren, phức tạp hơn.
Một số nguyên nhân khác:
- Chế độ chính trị độc tài tập quyền thiếu dân chủ
- Tình trạng tham nhũng gây nên bất bình đẳng về thu nhập bởi thế khoảng cách
giàu nghèo ngày càng lớn
- Xu thế dân chủ hóa là tất yếu và không thể cưỡng lau được, đặc biệt là trong bối
cảnh toàn cầu hóa như hiện nay
- Sự can thiệp từ bên ngoài, đặc biệt là Mỹ và các nước châu Âu.
- Ví dụ minh họa: Trong năm 2012: cuộc xung đột giữa Israel và Palestin trong vòng 8
ngày căn nguyên của cuộc xung đột bắt nguồn từ sự tranh chấp dải đất nằm giữa Bờ
đông Địa Trung Hải và sông Jordan. Cuộc khủng hoảng đã gây ra những hậu quả
nghiêm trọng:
+ Thiệt hại từ các hợp đồng tài chính – thương mại bị ngưng trệ đã lên tới hơn 300 triệu
USD.
+ Israel đã tiến hành không kích gần 1400 mục tiêu của Palestin tại dải Gaza, còn lực
lượng Hamas đã bắn hơn 300 quả tên lửa và rocket sang lãnh thổ Israel.
Câu 11: Thành công và thách thức của EU, vấn đề mà EU phải đối mặt hiện nay.
* Thành công
- Xây dựng EU thành một thị trường chung thống nhất.
- Xây dựng một liêm minh KT –Tiền tệ chung: sử dụng đồng EURO là đồng tiền chung
trong kv
+ Lợi thế: Nâng cao vị thế của EU, tạo điều kiện thuận lợi cho ổn định chính trị, thúc
đẩy KT các nước phát triển.
+ Hạn chế: Chi phí cho chuyển đổi, mất việc làm, chủ quyền hoạch định và thực thi
chính sách.
1515
- Xây dựng một liên minh chính trị, hòa bình ổn định ở Châu Âu.
1. Về kinh tế:
- Là 1 trong 3 trung tâm kinh tế lớn của TG:
+ Tổng GDP: trong năm 2012 GPD của EU đạt 16.6 nghìn tỷ USD.
+ Thị trường: thị trường rộng lớn với hơn 500 triệu người
+ Chiếm 20% lượng hàng hóa và dịch vụ TG
- Dẫn đầu TG về thương mại và đtư FDI
+ Tổng kim ngạch chiếm 35% toàn TG
+ Thu hút 36% FDI, đầu tư ra nước ngoài 60% TG, HK 20%
+ Tăng cường thương mại nội khối và các nước trong KV
+ Tập trung các cty xuyên QG nhiều nhất TG
- Là cường quốc về nông nghiệp và CN trên TG
+ CN: dẫn đầu về vật liệu mới, hàng ko vũ trụ, đtử, tin học, … Giá trị xuất khẩu các sản
phẩm công nghệ cao chiếm 16 % tổng giá trị xuất khẩu của các mặt hàng xuất khẩu.
+ Nông nghiệp: có trình độ cao, luôn áp dụng công nghệ hiện đại nhất TG
+ Đội ngũ lao động có trình độ cao
- Là trung tâm chính trị, văn hoá, KH lớn của TG
2. Về VH-XH:
- Hợp tác văn hóa giữa các quốc gia thành viên là một trong những mối quan tâm hàng
đầu của Liên minh châu Âu và đã đạt được nhiều thành tựu:
+ "Văn hóa 2000" kéo dài trong 7 năm,các sự kiện trong "Tháng văn hóa châu Âu"
+ Chương trình hòa nhạc "Media Plus"và đặc biệt là chương trình "Thủ đô văn hóa châu
Âu" – diễn ra đều đặn hàng năm nhằm mục đích tôn vinh một thủ đô đã được lựa chọn
trong số các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu
3. Về An Ninh – Quốc phòng
- Trong nội khối, đã và đang diễn ra quá trình hợp nhất các đường biên giới quốc gia
nhằm tăng cường quyền lực và quản lý chung.
- Còn đối với bên ngoài, EU đẩy mạnh hợp tác quốc tế và khu vực bằng các hiệp định
song phương và đa phương.
* Thách thức
- Tăng trưởng ktế ko vững chắc – nền ktế thiên về xuất khẩu => nhạy cảm và dễ bị tổn
thương => suy sụp
1616
- Theo đuổi mô hình kinh tế Châu Âu đặc thù thiên về thể chế bảo hiểm XH => chi phí
lớn
- Tình trạng già hoá dân số, t/nghiệp cao (tỷ lệ sinh thấp nhất TG, xu hướng XH mới): ở
ý tỉ lệ dân số già/ trẻ là 1,47/1, Hy lạp là 1.38/1, Bulgaria là 1,31/1.
- Thị trường thống nhất trong EU vẫn chưa hoàn thiện và thống nhất
- Sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước trong liên minh: GDP bình quân
đầu người của các nước trong liên minh so với EU: Slovenia là 59%, Hungari là37% và
Ba Lan là 31%
*Các vấn đề màu Châu ÂU đang gặp phải:
- Vấn để mở rộng liên minh châu âu: cần phải cân nhắc khi kết nạp thêm thành viên vào
EU do có sự chênh lệch về trình độ phát triển của các nước thành viên, thêm vào đó là
vấn đề văn hóa, và chi phí giúp các nước này phát triển kinh tế, phúc lợi XH
- Vấn đề cải tổ liên minh châu âu: Các thể chế và cách thức làm việc của EU hiện nay
tỏ ra không còn phù hợp với thực tiễn do các thành viên không thống nhất đc lợi ích
chung.
- Vấn đề cơ chế an ninh chung:
+ Mâu thuẫn trong nội bộ EU về các vấn đề liên quan đến Nga (do nga cung cấp hơn
30% lượng khí đốt cho EU; vấn đề tăng, giảm ngân sách
+ Sự phân chia giữa các nước thành viên EU trong cuộc xâm lược do Mỹ dẫn đầu tại
Iraq năm 2003 làm mất đi sự gắn kết nội bộ ở cấp độ EU.
Nguyên nhân chính là do chênh lệch về kinh tế, xã hội của các nước thành viên
trong EU còn lớn.
- Ngoài ra còn có các vấn đề về lợi ích, chính trị: như sự phụ thuộc của EU và NATO
của Mỹ, phụ thuộc khí đốt của Nga Của các nước thành viên là khác nhau.
- Vấn đề già hóa dân số: Tình trạng già hóa dân số đang là vấn đề vô cùng quan trọng
mà các nước trong EU đang phải đối mặt hiện nay: tỉ lệ dân số già/ trẻ ở Italia là 1,47/1,
Hy lạp là 1.38/1, Bulgaria là 1,31/1. thiếu hụt lao động trẻ, sáng tạo, chi phí cho
phúc lợi XH cao.
Câu 12: Nguyên nhân thành công của nền KT Liên Bang Nga trong hai thập niên
đầu TKXX?
- Nguyên nhân thành công:
+ Các mqh TG đc cải thiện, Nga hoà nhập dần vào TG đồng thời khắc phục đc tình
trạng gián đoạn trong qhệ vs các nước liên Xô cũ.
+ Kinh tế phát triển theo hướng TT hoạt động có hiệu quả.
1717
+ Môi trường XH ổn định trở lại: Chính phủ có nhiều cơ chế, chính sách điều tiết nền
kinh tế.
+ Giá một số mặt hàng của LBN có lợi thế tăng dần lên Nga khẳng định vị thế siêu
cường năng lượng.
- Tồn tại:
+ Phân hóa giàu nghèo lớn, thu nhập thấp so với nhiều nước trên TG (lương Giáo viên =
1/40 so với Anh)
+ Kinh tế phát triển còn phụ thuộc vào khai thác và XK nguyên liệu
+ Lạm phát cao: 11,9% năm 2007
+ Tỉ lệ tham nhũng, tội phạm, khủng bố, maphia , HIV/AIDS còn nhiều.
+ Xung đột sắc tộc, tôn giáo.
Nga là một cường quốc kinh tế nhưng lại mang đặc điểm của các nước đang phát
triển
+ Là một nền KT có triển vọng, có nhiều lợi thế để phát triển KT theo cả chiều rộng và
chiều sâu.
+ Lĩnh vực khai thác đóng vai trò chính trong nền KT
+ Hoạt động KT của LBN tập chung chủ yếu ở phía Tây do đk khí hậu, gần các trung
tâm KT của Châu ÂU giao thương, buôn bán mở rộng TT và phát triển KT.
Câu 13: Tại sao nói Nga là một cường quốc mang đặc điểm của các nước đang pt?
+ Là một nền KT có triển vọng, có nhiều lợi thế để phát triển KT theo cả chiều rộng và
chiều sâu.
+ Lĩnh vực khai thác đóng vai trò chính trong nền KT
+ Tỷ lệ thất nghiệp cao, cơ cấu KT bất hợp lý.
+ Hoạt động KT của LBN tập chung chủ yếu ở phía Tây do đk khí hậu, gần các trung
tâm KT của Châu ÂU giao thương, buôn bán mở rộng TT và phát triển KT.
1818