Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

TÌNH HÌNH TRỘM CẮP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.02 KB, 20 trang )

Trường Đại học Luật Hà Nội Chuyên đề thực tập
A.LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang trong giai đoạn phát triển và hội nhập.Hoà nhịp chung với
xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới, nước ta đang vững bước đi lên để trở
thành một nước công nghiệp hoá - hiện đại hoá và bước đầu của thời kỳ hội nhập
chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể. Hoà nhập cùng đất nước trong công
cuộc đổi mới Hà Nam cũng đã và đang có sự phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh
vực.Song sự phát triển của nền kinh tế luôn kéo theo mặt trái của nó khiến cho tệ
nạn xã hội và các loại hình tội phạm ngày càng gia tăng. Cùng với sự phát triển của
nền kinh tế đời sống của nhân dân ngày càng được nâng lên, đặc biệt là sự phát
triển mạnh mẽ của các loại hình dịch vụ giải trí. Nhưng không phải loại hình giải trí
nào cũng lành mạnh vì thế nên đã dẫn đến sự tha hoá về lối sống và đạo đức ngày
càng gia tăng. Sự xuất hiện của một bộ phận người dân có lối sống tiêu cực lệch lạc
về nhận thức. Muốn hưởng thụ cuộc sống nhưng không chịu lao động nên đã sớm
dấn thân vào con đường phạm tội.
Trên địa bàn của cả nước nói chung và địa bàn tỉnh Hà Nam nói riêng. Trộm
cắp tài sản hiện nay luôn là một vấn đề nhức nhối đáng báo động. Một loại hình tội
phạm đang có chiều hướng gia tăng và ngày càng diễn biến phức tạp. Để đảm bảo
trật tự an toàn xã hội. Đảm bảo nền văn hoá đậm đà bản sắc của dân tộc. Đảm bảo
tính mạng sức khoẻ và đời sống của nhân dân. Bên cạnh việc đề cao cảnh giác
chúng ta cần phải có những biện pháp tích cực để ngăn chặn loại hình tội phạm
này.
Nhận biết được vai trò tầm quan trọng của đề tài trong thực tiễn với những
kiến thức được trang bị trong nhà trường và những tìm hiểu thực tế trong đợt thực
1
Trường Đại học Luật Hà Nội Chuyên đề thực tập
tập cuối khoá tại toà án nhân dân tỉnh Hà Nam em đã chọn đề tài: “Tình hình trộm
cắp tài sản tại địa phương nơi sinh viên thực tập và các biện pháp đấu tranh phòng
chống loại tội phạm này” làm bài viết cho chuyên đề cuối khóa của mình. Mặc dù
đã có nhiều cố gắng nhưng do trình độ và kinh nghiệm hiểu biết thực tế còn nhiều
hạn chế nên chuyên đề khó có thể tránh khỏi những thiếu sót.


Em rất mong nhận được sự đóng góp và chỉ bảo của các thầy cô cùng các bạn
quan tâm để cho chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
2
Trường Đại học Luật Hà Nội Chuyên đề thực tập
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương I
TÌNH HÌNH TRỘM CẮP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Nhận xét chung
1.1 Đặc điểm địa bàn tỉnh Hà Nam
Hà Nam là một tỉnh thuộc đồng bằng Sông Hồng. Có 5 huyện và 1 thị xã, về vị
trí địa lý Hà Nam nằm giáp với các tỉnh: Hoà Bình, Hà Tây, Nam Định và Ninh
Bình. Là một tỉnh có tổng diện tích đất nhỏ, dân số lại đông. Được biết đến đây là
một trong những tỉnh nghèo và chậm phát triển của nước ta. Nhưng trong những
năm gần đây nhờ thực hịên đúng đắn các chính sách kinh tế xã hội của Đảng và nhà
Nước. Hà Nam đang từng bước đổi mới và bước đầu đã đạt được những thành tựu
đáng kể. Tuy nhiên chính quyền tinh Hà Nam cũng đang đứng trước không ít khó
khăn và thách thức. Do diện tích toàn tỉnh nhỏ, dân số đông nền kinh tế chủ yếu là
nông nghiệp dẫn đến tỉ lệ người lao động thất nghiệp khá cao. Đại bộ phận dân cư
có mức thu nhập thấp, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó sự hiểu
biết về pháp luật của dân cư còn nhiều hạn chế, đặc biệt là đại bộ phận giới trẻ.
Những khó khăn và thách thức nêu trên chính là những nguyên nhân dẫn đến phát
sinh tội phạm.
Xét về tổng thể Hà Nam có một vị trí địa lý rất thuận lợi cho sự phát triển kinh
tế. Đặc biệt là các chiến lược phát triển kinh tế lâu dài cũng như về vấn đề an ninh,
quốc phòng. Là nơi tiếp giáp và trung chuyển của nhiều đầu mối giao thông quan
trọng. Với những thuận lợi nêu trên Hà Nam có những lợi thế đặc biệt để phát triển
song nó cũng đặt ra những thách thức cho chính quyền tỉnh trong việc quản lý trật
tự an toàn xã hội. Trong quá trình phát triển tỉnh Hà Nam cần phải phát huy những
mặt thuận lợi đồng thời phải có những giải pháp tích cực để khắc phục những khó

khăn giải quyết triệt để những vấn đề xã hội đang tồn đọng.
3
Trường Đại học Luật Hà Nội Chuyên đề thực tập
1.2. Tình hình tội phạm hình sự trên địa bàn tỉnh Hà Nam
Từ 2004 cho đến nay trên địa bàn tỉnh Hà Nam tình hình tội phạm diễn biến
khá nghiêm trọng và phức tạp. Số vụ tội phạm trong những năm
2004,2005,2006,2007 không có chiều hướng giảm mà ngày càng gia tăng (Bảng 1).
Nếu như năm 2004 tổng số các vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Hà Nam là 1672
vụ thì 2005 là 1684 vụ, 2006 là 1705 vụ, 2007 là 1721 vụ. Như vậy so với 2004 thì
số vụ tội phạm trong năm 2007 tăng 49 vụ. Đặc biệt đó là sự tham gia ngày càng
nhiều của bị cáo trong số các vụ án. Điều đó cho thấy được tính chất nguy hiểm,
tính đồng phạm và có tổ chức ngày càng cao. Cụ thể năm 2004 số vụ án là 1672 chỉ
có 1755 bị cáo phạm tội, tỉ lệ số bị cáo trên 1 vụ án là 1.05. Đến 2007 số vụ án là
1721 có tới 1911 bị cáo phạm tội chiếm tỉ lệ 1.2 bị cáo trên 1 vụ án. Nguyên nhân
là do đời sống dân cư còn nhiều bất ổn,do sự hiểu biết về pháp luật còn nhiều hạn
chế. Do một số bộ phận giới trẻ có lối sống tiêu cực lệch lạc nên đã bị lôi cuốn và
dấn thân vào con đường phạm tội. Những hành vi nguy hiểm, những vụ án có tính
chất đồng phạm ngày càng gia tăng. Đáng kể đến là các tội: Tội giết người (điều
93), tội cố ý gây thương tích (điều 104), tội cướp tài sản (điều 133), tội trộm cắp tài
sản (điều 138)…
Bảng 1
Năm Mới thụ lý
Vụ án Bị cáo
2004 1672 1755
2005 1684 1820
2006 1705 1890
2007 1721 1911
(Báo cáo tổng kết ngành Toà án nhân dân tỉnh Hà Nam 2007)
2. Tình hình trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam
2.1. Tình hình trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam

4
Trường Đại học Luật Hà Nội Chuyên đề thực tập
Tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam diễn biến ngày
càng phức tạp. Theo thống kê số vụ trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh từ 2004
đến 2007 như sau:
Bảng 2
Năm Mới thụ lý
Vụ án Bị cáo
2004 416 503
2005 472 538
2006 498 556
2007 521 593

(Báo cáo tổng kết ngành toà án nhân dân tỉnh Hà Nam 2007)
Qua tìm hiểu và nghiên cứu tình hình trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hà
Nam từ 2004 đến 2007. Dựa vào những số liệu thống kê thực tế của báo cáo tổng
kết ngành toà án nhân dân tỉnh Hà Nam. Ta thấy tình hình trộm cắp tài sản trên địa
bàn tỉnh không có chiều hướng giảm mà ngày càng gia tăng. Từ bảng số liệu ta
thấy, năm 2004 số vụ trộm cắp tài sản là 416 vụ thì đến 2007 số vụ tội phạm đã là
512 vụ tăng 105 vụ so với 2004. Chỉ có từ 2006 đến 2007 số vụ tội phạm có tăng
nhưng tăng không đáng kể, năm 2006 số vụ phạm tội là 498 vụ thì đến 2007 chỉ là
521 vụ tăng( 23 vụ).
Nếu như trước đây các vụ trộm cắp tài sản có quy mô nhỏ thì hiện nay đã có
quy mô lớn và ngày càng lan rộng. Tội phạm lại được thực hiện bằng những thủ
đoạn đa dạng và tinh vi hơn, táo bạo hơn…Một thực trạng đáng buồn hơn nữa là có
nhiều vụ phạm tội do bị cáo là người có điều kiện kinh tế qua khó khăn hoặc có
trường hợp bị cáo là người không hiểu biết về pháp luật nên đã dẫn đên hậu quả
phạm tội.
Ví dụ: Như bản án phúc thẩm số 490/HSPT ngày 14/07/2007 bị cáo Phạm
Minh Tùng sinh năm 1986 trú tại xóm 10 Xã Châu Sơn Phủ Lý Hà Nam. Vào hồi

5
Trường Đại học Luật Hà Nội Chuyên đề thực tập
12h trưa ngày 16/12/2006 Phạm Minh Tùng đi qua xóm 7 Châu Sơn Phủ Lý Hà
Nam thấy một chiếc xe tải do anh Trần Đức Sơn làm tài xế.Anh Sơn đỗ xe ở bãi đất
trống để đi ăn cơm trưa, lợi dụng vì không thấy có người ở đó Tùng đã vào tháo
trộm 2 chiếc bình Acquy của chiếc xe tải, 10 phút sau anh Sơn quay về thì phát
hiện 2 chiếc bình Acquy đã bị mất.Ngay lập tức anh Sơn đến cơ quan công an trình
báo. Khoảng 15h cùng ngày Phạm Minh Tùng đã bị bắt tại nơi y đang tiêu thụ tài
sản.
2.2. Đặc điểm của đối tượng
Đối tượng phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam chủ yếu là những
người trong địa bàn tỉnh. Hầu hết các đối tượng này thường ở độ tuổi từ 16 đến 30,
những đối tượng này chủ yếu là những người có trình độ văn hoá thấp. Chúng
thường không có nghề nghiệp hoặc có nhưng không ổn định dẫn đến không có thu
nhập hoặc thu nhập thấp, trong khi rất cần tiền để phục vụ cho các nhu cầu, các tệ
nạn xã hội.Có nhiều vụ án mà tuổi đời của bị cáo còn rất trẻ, nhiêư trường hợp bị
cáo vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường. Do thích ăn chơi đua đòi, lười lao động,
không chịu học tập nên đã liên tục phạm tội, có nhiều tiền án. Đây chính là một
trong những yếu tố dẫn đến hành vi trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh.
Ví dụ: Tại bản án số 260/HSPT ngày 3/10/2005 bị cáo Bùi Đức Linh
sinh 1989 trú tại Bắc Lý- Lý Nhân- Hà Nam. Linh đã phạm tội ở độ tuổi 16 khi vẫn
còn là học sinh lớp 10 của trường THPT Bắc Lý.
2.3. Về thời gian địa điểm, phương pháp thủ đoạn trộm cắp tài sản.
Các bị cáo thường lợi dụng vào ban đêm khi mọi người đã ngủ say hoặc ban
ngày khi các gia đình đi vắng nên đã cậy cửa thực hiện hành vi trộm cắp tài sản.
Chúng theo dõi tiếp cận tài sản,thủ đoạn chủ yếu là phá cửa cắt khoá,trèo tường vào
nhà…Hoặc chúng lợi dụng sơ suất của người dân để thực hiện hành vi bất kỳ lúc
nào.
6
Trường Đại học Luật Hà Nội Chuyên đề thực tập

Chẳng hạn tại bản án số 119/HSPT ngày 22/05/2006 bị cáo Đỗ Văn Đại sinh
ngày 03/10/1975. Khoảng 16h ngày 19/02/2006 Đại đi qua cửa hang tạp hoá tại
khu phố 4 phường Lê Hồng Phong thị xã Phủ Lý - Hà Nam thấy 1 chiếc xe máy
của chị Lại Thị Dung dựng ở vỉa hè. Do sơ ý bất cẩn, chị Dung vẫn để chìa khoá ở
xe vào mua hàng. Đại đi bộ ngang qua thấy vậy liền vào dắt chiếc xe máy đi
khoảng 20m rồi nổ máy tẩu thoát. Đến khoảng 20h ngày 1/3/2006 Đỗ Văn Đại đã
bị bắt.
Trên đây là một số đặc điểm cơ bản về tình hình trộm cắp tài sản trên địa bàn
tỉnh Hà Nam. Tìm hiểu và nắm chắc tình hình của loại tội phạm này chúng ta mới
có cơ sở để đề xuất các biện pháp đấu tranh phòng chống loại tội phạm này.
Chương II
NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN
Qua quá trình nghiên cứu thực tế cho thấy nguyên nhân của tội trộm căp tài sản
rất đa dạng và phong phú. Nó có thể là nguyên nhân bên trong nội tại của nó và
cũng có thể là những nguyên nhân bên ngoài. Tất cả những nguyên nhân đó ở mỗi
khía cạnh, mỗi chừng mực khác nhau sẽ tác động đến tình hình tội phạm ở một
mức độ khác nhau.
1.Nguyên nhân về kinh tế:
Sự chênh lệch mức sống của dân cư ngày một cao, giữa thành thị và nông
thôn. Một bộ phận nhỏ người dân giầu lên còn lại đa số người lao động phải sống
vất vả với cuộc sống gặp không ít khó khăn. Cơ sở hạ tầng của tỉnh còn thiếu thốn,
chưa đáp ứng được nhu cầu công ăn việc làm cho con em trong tỉnh, dẫn đến tình
trạng thiếu việc làm, thất nghiệp gia tăng. Đây chính là tiền đề dẫn đến hành vi
phạm tội nói chung và hành vi trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
7
Trường Đại học Luật Hà Nội Chuyên đề thực tập
Cùng với nguyên nhân về kinh tế - nguyên nhân trực tiếp của tội trộm cắp tài
sản, nguyên nhân về mặt xã hội cũng có ý nghĩa tác động quan trọng tới hành vi
phạm tội này. Đó là sự gia tăng dân số trên địa bàn, số lượng người lao động thất
nghiệp, rất đông trong số này là những học sinh sinh viên mới rời ghế nhà trường,

những người đang ở đọ tuổi lao động.
2. Nguyên nhân về tuyên truyền và công tác giáo dục:
2.1. Nguyên nhân về tuyên truyền
Tuyên truyền giáo dục pháp luật là đưa pháp luật đến mọi người, để mọi người
hiểu và tuân theo pháp luật. Mặc dù đã có nhiều cố gắng xong công tác tuyên
truyền phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Hà Nam trong thời gian qua
vẫn còn hạn chế nhất định.
Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật để nâng cao ý thức pháp luật
của nhân dân trên địa bàn còn nghèo nàn về nội dung, nặng tính hình thức nên hiệu
quả của công tác chưa cao.
Ở một số vùng nông thôn, trình độ văn hoá của người dân còn thấp cộng với
cuộc sống còn khó khăn, lại thiếu cơ sở vật chất như đài loa phát thanh, bản tin, tài
liệu pháp luật… vì thế công tác này càng gặp khó khăn hơn. Do sự thiếu hiểu biết
về pháp luật nên trong các vụ án trình bày ở trên các bị cáo nghĩ rằng hành vi của
mình chỉ là “Trộm cắp tài sản” thông thường, lấy trộm mà người ta phát hiện trả
lại là xong. Không xác định được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội.
2.2. Nguyên nhân về công tác giáo dục
Như vậy phân tích ở trên thân nhân người phạm tội trong các vụ án về tội trộm
cắp tài sản hầu hết là những người có trình độ văn hoá thấp. VÌ thế trình độ văn hoá
là một yếu tố có ảnh hưởng rất sâu sắc đến hành vi phạm tội của người phạm tội.
Mỗi người chịu sự tác động giáo dục của tất cả các môi trường, từ môi trường
giáo dục trong gia đình đến môi trường giáo dục ngoài xã hội nên chúng ta cần phải
xem xét một cách tổng quát sự tác động của các môi trường này.
8

×