PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯƠNG TRÀ
BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: SINH HỌC 7. Thời gian làm bài: 45 phút
Họ, tên thí sinh:
Lớp , trường THCS
Đề số 1
Phần I: (3 điểm. Thời gian làm bài 15 phút)
Trong các câu hỏi sau, hãy chọn phương án trả lời đúng, chính xác nhất và ghi phương
án chọn vào Phiếu trả lời phần I.
Câu 1: Đặc điểm hô hấp đặc trưng của lớp lưỡng cư là:
A. Chỉ hô hấp bằng phổi
B. Chỉ hô hấp qua da
C. Hô hấp chủ yếu qua da và một phần bằng phổi
D. Hô hấp chủ yếu bằng phổi và một phần qua da
Câu 2: Ở cá, đảm nhận chức năng điều hoà và phối hợp các cử động phức tạp khi bơi là chức
năng của:
A. Não trung gian B. Tiểu não C. Não trước D. Hành tủy
Câu 3: Sự thông khí phổi ở thằn lằn là nhờ:
A. Hệ thống túi khí phân nhánh B. Sự nâng hạ của thềm miệng
C. Sự co dãn của các cơ liên sườn và cơ hoành D. Sự co dãn của các cơ liên sườn
Câu 4: Chân của bộ thú ăn thịt có đặc điểm gì thích nghi với đời sống ăn thịt?
A. Chân không có đệm thịt, móng không có vuốt B. Chân không có đệm thịt, móng có vuốt
C. Chân có đệm thịt, móng có vuốt D. Chân có đệm thịt, móng không có vuốt
Câu 5: Đặc điểm chung nhất để nhận dạng lớp thú?
A. Có lông mao trên cơ thể, đẻ con và nuôi con bằng sữa B. Có lông mao trên cơ thể
C. Không có lông mao, có lông vũ D. Tất cả đều sai
Câu 6: Nơi dự trữ và làm mềm thức ăn của chim bồ câu:
A. Thực quản B. Diều C. Dạ dày D. Ruột tịt
Câu 7: Tim của chim có đặc diểm gì tiến hóa hơn tim của bò sát?
A. Có 4 ngăn B. Tâm thất chứa máu đỏ tươi
C. Tâm nhỉ thông với tâm thất D. Có 3 ngăn có vách hụt
Câu 8: Thân bồ câu hình thoi có tác dụng:
A. Làm chim thon, gọn B. Làm giảm sức cản không khí khi bay
C. Giảm nhẹ trọng lượng cơ thể D. Tất cả đều sai
Câu 9: Trong các vùng sau đây, vùng nào có sự đa dạng sinh học ít nhất?
A. Cánh đồng lúa B. Đồi trọc C. Đầm phá D. Sa mạc
Câu 10: Hệ thần kinh tiến hóa nhất của động vật có đặc điểm:
A. Chưa phân hóa B. Hình ống C. Hình mạng lưới D. Hình chuỗi hạch
* Phiếu trả lời phần I:
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Phương án đúng
Phần II: (7 điểm. Thời gian làm bài 30 phút)
Câu 11: Nêu vai trò của lớp thú và biện pháp bảo vệ chúng trong thiên nhiên? Nêu dẫn chứng
để chứng tỏ khỉ là động vật tiến hóa nhất, có đặc điểm giống người?
Câu 12: Hãy vẽ sơ đồ tuần hoàn của bò sát. Vì sao bò sát thuộc loại động vật biến nhiệt?
Câu 13: Hãy trình bày xu hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn ở động vật có xương sống.
Bài làm phần II:
PHÒNG GD&ĐT
HƯƠNG TRÀ
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2008-2009. MÔN: Sinh học 7.
–––––––––––––––––––
Phần I: (3 điểm)
Mỗi phương án đúng, chấm 0,3 điểm.
Đáp án:
* Đề số 1:
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Phương án đúng C B D C A B A B D B
* Đề số 2:
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Phương án đúng A D D B B A B C C B
* Đề số 3:
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Phương án đúng A D D B A C B C C A
* Đề số 4:
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Phương án đúng D C D D C A B A B B
Phần II: (7 điểm)
* Đáp án, hướng dẫn chấm căn cứ đề số 1.
Câu 11: (3 điểm)
+ Nêu đúng vai trò của lớp thú (1,25 điểm); nêu được các biện pháp đẻ bảo vệ thú trong
thiên nhiên (0,75 điểm)
+ Nêu được các dẫn chứng: Bàn tay có năm ngón; dáng đi thẳng, bằng hai chân; não
phát triển; sống theo bầy đàn (1 điểm).
Câu 12: (2,5 điểm)
+ Vẽ đúng sơ đồ tuần hoàn (0,5 điểm), chú thích đúng (0,5 điểm )
+ Nêu được các ý: Tâm thất có vách hụt; máu đi nuôi cơ thể là máu pha; nhiệt độ cơ thể
không ổn định, thay đổi theo môi trường (1,5 điểm)
Câu 13: (1,5 điểm)
Trong quá trình chuyển hóa từ nước lên cạn: Từ chỉ có một vòng tuần hoàn, tim hai
ngăn đến chổ xuất hiện vòng tuần hoàn thứ hai với sự hô hấp bằng phổi rồi đến tim ba ngăn với
vách ngăn hụt và cuối cùng là tim bốn ngăn với máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
* Chú ý:
+ Điểm tối đa ở mỗi phần chỉ chấm với những bài làm có chữ viết rõ ràng, trình bày
sạch, đẹp.
+ Điểm tổng cộng của toàn bài làm được làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất (7,25
làm tròn thành 7,3 mà không làm tròn thành 7,5)
––––––––––––––––––––