Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VẬT LÝ 9 TRONG CHƯƠNG ĐIỆN HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.69 KB, 20 trang )

1
Đề tài nghiên cứu PP giải bài tập vật lý 9 trong chương điện học
PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN VĨNH CỬU
TRƯỜNG THCS VĨNH TÂN

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VẬT LÝ 9 TRONG
CHƯƠNG ĐIỆN HỌC
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Thế hệ trẻ ngày càng phải đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục
vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống
Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trên khu vực
và trên thế giới. Bởi thế cho nên, trong các nhà trường THCS nói riêng cần chăm
lo việc đổi mới phương pháp dạy và học được quy định trong luật giáo dục đồng
thời xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết TW 2 - Khoá VIII về việc “Đổi
mới phương pháp dạy học ở tất cả các bậc học, cấp học”. Khắc phục những hạn
chế, tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng thực hành, năng lực tự học, bổ sung những
thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học
sinh và hoàn cảnh của địa phương.
Hiện nay để việc thực hiện tốt chương trình sách giáo khoa mới và dạy học
theo phương pháp đổi mới có hiệu quả thì việc hướng dẫn học sinh biết phân loại,
nắm vững phương pháp và làm tốt các bài tập trong chương trình sách giáo khoa
đã góp phần không nhỏ trong việc thực hiện thành công công tác dạy học theo
phương pháp đổi mới.
Trong quá trình dạy học môn Vật lý, các bài tập vật lý có tầm quan trọng đặc
biệt. Môn Vật lý nói chung và bài tập vật lý nói riêng có vai trò quan trọng trong
việc thực hiện mục tiêu đào tạo của giáo dục phổ thông, bước đầu hình thành ở học
sinh những kĩ năng và thói quen làm việc khoa học, góp phần hình thành ở học
sinh các năng lực nhận thức, năng lực hành động và các phẩm chất nhân cách mà
mục tiêu giáo dục đã đề ra. Bài tập vật lý có khả năng to lớn trong việc hình thành
ở học sinh niềm tin về bản chất khoa học của các hiện tượng tự nhiên cũng như khả


năng nhận thức của con người, khả năng ứng dụng khoa học để đẩy mạnh sản xuất,
cải thiện đời sống.
Ở chương I: “Điện học”: là một trong những chương quan trọng của chương
trình vật lý lớp 9 nhằm giúp học sinh nắm được kiến thức về: Định luật ôm; cách
xác định điện trở của dây dẫn; biết được sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài,
tiết diện và vật liệu làm dây dẫn; biết được công dụng của biến trở- điện trở dùng
trong kỷ thuật; xác định được công suất của dòng điện, biết tính công của dòng
điện, vận dụng được định luật Junlenxơ; biết sử dụng an toàn và tiết kiệm điện
năng; có kỹ năng thực hành thí nghiệm để rút ra kiến thức mới, vận dụng các định
luật để giải bài tập. Đối với học sinh, vấn đề giải các bài tập vật lí gặp không ít khó
Bùi Thị Kim Loan Năm học: 2011 - 2012
2
Đề tài nghiên cứu PP giải bài tập vật lý 9 trong chương điện học
khăn vì học sinh không nắm vững lí thuyết và kỹ năng vận dụng kiến thức vật lý.
Vì vậy các em giải một cách mò mẫm, không có định hướng rõ ràng, áp dụng công
thức máy móc, rập khuôn và nhiều khi không giải được. Có thể do nhiều nguyên
nhân:
- Học sinh chưa có phương pháp khoa học để giải bài tập vật lý.
- Chưa xác định được mục tiêu giải bài tập là tìm ra từ câu hỏi, điều kiện của bài
toán, xem xét các hiện tượng vật lý nêu trong bài tập để từ đó nắm vững bản chất
vật lý, tiếp theo xác định được mối liên hệ của cái đã cho và cái phải tìm.
Vì vậy để giúp học sinh vận dụng các kiến thức đã học để làm tốt các dạng
bài tập vật lý trong chương Điện học, tôi đã chọn đề tài: “Phương pháp giải bài tập
vật lý 9 trong chương: Điện học” để nghiên cứu. Rất mong quý lãnh đạo, đồng
nghiệp giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt đề tài mà tôi đã chọn.
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm giúp đỡ và hỗ trợ phòng giáo dục huyện Vĩnh Cửu, ban giám
hiệu nhà trường và sự đóng góp, chia sẻ kinh nghiệm của đồng nghiệp.
- Trường có nhiều lớp nên việc nghiên cứu đề tài có điều kiện rút kinh nghiệm và

so sánh đối chiếu kết quả.
- Học sinh có cố gắng trong học tập.
2. Khó khăn:
- Học sinh chủ yếu là con nông dân, buôn bán, nên thời gian học ở nhà còn ít, chưa
tìm hiểu sâu nội dung kiến thức.
- Phụ huynh đi làm ăn xa không có thời gian quan tâm đến việc học của con em
mình.
3. Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài.
Lớp
TS
HS
Giỏi Khá TB Yếu Kém TB
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
9.1 32 5 16 6 18,8 10 31 9 28 2 6 21 65,6
9.2 33 3 9,1 4 12 10 30 11 33 5 15 17 51,5
9.3 33 5 15 6 18 11 33,3 9 27 2 6 22 66,7
9.4 30 4 13 4 13 10 29 8 26 4 13 18 52,3
9.5 35 5 15 6 17 14 40 6 17 4 11 25 71,4
9.6 34 4 11,7 6 17,6 12 35 10 29 2 6 22 64,7
TC 197 26 13,2 32 16 67 34 53 26,9 19 9,6 125 63,4
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu :
- Trong luật giáo dục đã ghi rõ giáo dục phổ thông là phải phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp với từng lớp học, môn học,
tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú trong khi học môn vật lý.
Bùi Thị Kim Loan Năm học: 2011 - 2012
3
Đề tài nghiên cứu PP giải bài tập vật lý 9 trong chương điện học
- Trong tài liệu lý luận dạy học ở trường trung học cơ sơ có ghi: Phương
pháp là cách thức tiến hành một cách tự giác, tuần tự nhằm đạt được những kết quả

phù hợp với mục đích đã định. Theo nghĩa đó ta có thể hiểu phương pháp giải bài
tập là trình bày các cách phân tích, cách giải thích hiện tượng và cách áp dụng
công thức ứng với những dạng bài tập cụ thể nào đó.
- Trong thực tế dạy học vật lý thì bài tập vật lý được hiểu là một vấn đề được
đặt ra đòi hỏi phải giải quyết nhờ những suy luận logic, những phép toán và thí
nghiệm dựa trên cơ sở các định luật, các phương pháp vật lý. Hiểu theo nghĩa rộng
thì mỗi vấn đề xuất hiện do nghiên cứu tài liệu giáo khoa cũng chính là một bài tập
đối với học sinh. Sự tư duy định hướng một cách tích cực luôn luôn là việc vận
dụng kiến thức đã học để giải bài tập.
- Mục tiêu cần đạt tới khi giải một bài tập vật lý là tìm được câu trả lời đúng
đắn, giải đáp được vấn đề đặt ra một cách có căn cứ khoa học chặt chẽ.
- Quá trình giải một bài tập vật lý thực chất là quá trình tìm hiểu điều kiện
của bài toán, xem xét các hiện tượng vật lý được đề cập và dựa trên kiến thức vật
lý, toán để nghĩ tới những mối liên hệ có thể có của cái đã cho và cái phải tìm, sao
cho thấy được cái phải tìm có liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với cái đã cho. Từ đó
đi đến việc chỉ rõ mối liên hệ tường minh trực tiếp của cái phải tìm chỉ với những
cái đã biết, tức là tìm được lời giải đáp.
2. Nội dung, biện pháp, cách thực hiện:
Phương pháp giải bài tập Vật lý 9
Không thể nói về một phương pháp chung, vạn năng có thể áp dụng để giải
quyết được mọi bài tập vật lý. Tuy nhiên dựa vào thực chất của hoạt động giải bài
tập Vật Lý, ta có thể chỉ ra những nét khái quát, xem như một sơ đồ định hướng
các bước chung của tiến trình giải một bài tập vật lý. Theo các bước chung của tiến
trình giải một bài tập Vật Lý, giáo viên có thể kiểm tra hoạt động của học sinh và
có thể giúp đỡ, định hướng hành động giải bài tập của học sinh một cách có hiệu
quả. Nói chung, tiến trình giải một bài tập Vật Lý trải qua các bước: tìm hiểu đề
bài, xác lập các mối liên hệ cơ bản của các dữ liệu xuất phát và của cái phải tìm,
rút ra kết quả cần tìm, kiểm tra xác nhận kết quả.
Dưới đây nêu các hoạt động chính trong từng bước nói trên:
Bước thứ nhất: Tìm hiểu đề bài

- Đọc, ghi ngắn gọn các dữ liệu xuất phát và các cái phải tìm.
- Mô tả lại tình huống được nêu trong đề bài, vẽ hình minh họa.
- Nếu đề bài yêu cầu thì phải dùng đồ thị hoặc làm thí nghiệm để thu được các dữ
liệu cần thiết.
Bước thứ hai: Xác lập các mối liên hệ cơ bản của các dữ liệu xuất phát và
của cái phải tìm
- Đối chiếu các dữ liệu xuất phát và cái phải tìm, xem xét bản chất vật lý của tình
huống đã cho để nghĩ đến các kiến thức, các định luật, các công thức có liên quan.
- Xác lập mối liên hệ cơ bản cụ thể của các dữ liệu xuất phát và của cái phải tìm.
- Tìm kiếm, lựa chọn các mối liên hệ tối thiểu cần thiết, sao cho thấy có mối liên
hệ của cái phải tìm với các dữ liệu xuất phát, từ đó rút ra cái cần tìm.
Bước thứ ba: Rút ra kết quả cần tìm
Từ các mối liên hệ cần thiết đã xác lập được, tiếp tục luận giải, tính toán để rút
ra kết quả cần tìm.
Bùi Thị Kim Loan Năm học: 2011 - 2012
4
Đề tài nghiên cứu PP giải bài tập vật lý 9 trong chương điện học
Bước thứ tư: Kiểm tra xác nhận kết quả
Để có thể xác nhận kết quả cần tìm, cần kiểm tra lại việc giải theo một hoặc một
số cách sau đây:
- Kiểm tra xem đã trả lời hết các câu hỏi, xét hết các trường hợp chưa;
- Kiểm tra lại xem tính toán có đúng không;
- Xem xét kết quả về ý nghĩa thực tế có phù hợp không.
- Kiểm tra thứ nguyên xem có phù hợp không.
- Kiểm tra kết quả bằng thực nghiệm xem có phù hợp không.
- Giải bài tập theo cách khác xem có cùng kết quả không.
Trong thực tế giải các bài tập vật lý ta thấy không nhất thiết có sự tách bạch một
cách cứng nhắc giữa bước thứ ba với bước thứ hai trình bày ở trên. Tuy nhiên hoạt
động giải bài tập Vật Lý vẫn thể hiện hai hoạt động kế tiếp nhau: Đó là việc vận
dụng kiến thức Vật Lý vào điều kiện cụ thể của bài tập để xác lập một mối liên hệ

cơ bản cụ thể nào đó và việc luận giải tiếp theo với mối liên hệ cơ bản đã xác lập
được này. Những luận giải này cho phép xác lập được các mối liên hệ mới, xem
như là hệ quả của các mối liên hệ cơ bản đã xác lập được trước đó. Tất cả các mối
liên hệ cơ bản này hợp thành hệ thống các mối liên hệ cơ bản cần thiết cho việc rút
ra cái cần tìm.
Để có căn cứ cho việc xác định phương pháp hướng dẫn học sinh giải một bài
tập Vật Lý cụ thể, người giáo viên cần phân tích một cách có khoa học phương
pháp giải bài tập đó, mà kết quả của việc này phải thể hiện ở việc trình bày tóm tắt
phương pháp giải bài tập với những nội dung quan trọng nhất một cách nổi bật. Đó
là cơ sở định hướng cho việc suy nghĩ cách gợi ý hướng dẫn học sinh thế nào cho
có hiệu quả nhất. Đồng thời đó cũng là cơ sở để giáo viên đối chiếu kết quả hoạt
động giải của học sinh trong quá trình theo dõi học sinh làm việc, nhờ đó giáo viên
có thể giúp đỡ học sinh kịp thời và đúng chỗ cần thiết.
Có thể trình bày tóm tắt phương pháp giải một bài tập Vật Lý với những nội
dung chủ yếu như sau:
a/ Tóm tắt đề;
b/ Các mối liên hệ cơ bản cần xác lập;
c/ Sơ đồ tiến trình rút ra kết quả cần tìm;
d/ Các kết quả thu được.
Dưới đây là một ví dụ trình bày tóm tắt phương pháp giải bài tập sau:
Ví dụ 1 : Cho mạch điện như hình vẽ, vôn kế chỉ 12V, R
1
=15

, R
2
=10

.
a, Tính điện trở tương đương của đoạn

mạch MN.
b, Tính chỉ số của các Ampe kế A
1
, A
2
và A.
* Tóm tắt đề:
U=12V
R
1
=15

R
2
=10

a/ R

=?
b/ I
1
=? I
2
=?
* Các mối liên hệ cơ bản cần xác lập:
- Đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song ta có:
Bùi Thị Kim Loan Năm học: 2011 - 2012

A1


A
2
R1
R2
A

V

N

M
5
Đề tài nghiên cứu PP giải bài tập vật lý 9 trong chương điện học
Điện trở tương đương: R

=
21
21
.
RR
RR
+
(1)
- Số chỉ của ampe kế A:

R
U
I =
(2)
- Số chỉ của ampe kế A

1
:
1
1
1
R
U
I =
(3)
- Số chỉ của ampe kế A
2
:
2
2
2
R
U
I =
(4)
- R
1
, R
2
mắc song song ta có: U=U
1
=U
2
=12V (5)
* Sơ đồ tiến trình rút ra kết quả cần tìm:
( )

( )

→→
)5(),4(),3(,2
1

R
* Kết quả thu được :
R

=
21
21
.
RR
RR
+
=
)(6
1015
10.15
Ω=
+

R
U
I =
=
)(2
6

12
A=
1
1
1
R
U
I =
=
)(8,0
15
12
A=
2
2
2
R
U
I =
=
)(2,1
10
12
A=
Dựa vào trình bày tóm tắt phương pháp giải bài tập trên, giáo viên có thể hướng
dẫn học sinh giải bài tập như sau:
- Trước hết yêu cầu học sinh tóm tắt đề.
- Sau đó dựa vào hình vẽ cho biết R
1
, R

2
được mắc như thế nào? Từ đó viết công
thức tính điện trở tương đương.
- Viết công thức tính I, I
1
, I
2
.
- Viết các công thức được học về đoạn mạch song song và chọn ra công thức cần
dùng?
- Sau đó tiến hành ghi lời giải và tính toán, rút ra kết quả cần tìm. Cuối cùng nhận
xét và biện luận kết quả. GV có thể ứng dụng phần mềm Violet hoặc Crocodile
Physics để kiểm chứng kết quả tính toán của học sinh từ đó tăng hứng thú học tập
cho các em cũng như tăng cường niềm tin vào bản chất khoa học, khả năng ứng
dụng khoa học trong tiết giải bài tập. Bằng cách sau khi học sinh giải xong, giáo
viên có thể sử dụng phần mềm Violet hoặc Crocodile Physics để kiểm chứng kết
quả xem có đúng không. Giáo viên sẽ thiết kế sẵn mạch điện, sau đó nhập giá trị
của điện trở, nguồn điện của đề bài hoặc kết quả tính ra được, từ đó đọc giá trị của
ampe kế, vôn kế tương ứng, nếu giá trị này phù hợp với kết quả tính ra được hoặc
phù hợp với dữ liệu đề bài đưa ra thì kết quả mà học sinh tìm được là chính xác. Ví
dụ với bài tập trên, sau khi thiết kế mạch điện giống hình vẽ của đề bài, giáo viên
nhập các giá trị sau: U=12V, R
1
=15

, R
2
=10

. Sau đó đóng khóa K, đọc giá trị

của ampe kế, vôn kế, các dụng cụ đo điện đó sẽ cho ra kết quả phù hợp với tính
Bùi Thị Kim Loan Năm học: 2011 - 2012
I, I
1
, I
2
6
Đề tài nghiên cứu PP giải bài tập vật lý 9 trong chương điện học
toán và dựa vào đó học sinh có thể kiểm chứng với kết quả của mình. Hình vẽ
minh họa như sau:
Như vậy dựa vào hướng dẫn giao việc của giáo viên, nhiệm vụ của học sinh
là tự lực thực hiện các bước giải chung đối với một bài tập (các bước chung của
tiến trình giải bài tập vật lí) bằng cách vận dụng các kiến thức đã học vào điều kiện
thực tế của bài tập. Dựa vào phương pháp chung để giải bài tập Vật Lí, qua việc
thực hiện từng bước một từ đó học sinh có căn cứ để tìm đại lượng nào trước, đại
lượng nào sau, để từ đó tìm ra câu trả lời mà bài tập vật lí yêu cầu. Đối với việc
giải những bài tập hoặc những phần của một bài tập mà chỉ cần áp dụng một công
thức, vận dụng hiểu biết về một hiện tượng hay một định luật vật lí thì GV nên yêu
cầu HS tự lực giải những bài tập này và chỉ nên theo dõi, nhắc nhở những học sinh
có sai sót trong quá trình giải để những học sinh đó tự lực phát hiện và sửa chữa
những sai sót này.
Đối với những bài tập phức tạp, mà việc giải chúng đòi hỏi phải áp dụng
nhiều công thức, vận dụng nhiều kiến thức về nhiều hiện tượng và định luật vật lí,
giáo viên cần tập trung làm việc với học sinh ở bước thứ hai (xác lập các mối liên
hệ cơ bản của các dữ liệu xuất phát và của cái phải tìm) trong số các bước giải
chung đã nêu ở trên. GV có thể chia học sinh thành các nhóm và đề nghị các nhóm
thảo luận để tìm ra cách giải, sau đó yêu cầu đại diện một hay hai nhóm nêu cách
giải của nhóm đã tìm ra để trao đổi chung trước lớp. Nếu điều kiện thời gian không
cho phép, giáo viên có thể đề nghị một vài học sinh nêu cách giải của mình trước
lớp và cho cả lớp thảo luận để tìm ra cách giải hợp lí. Chỉ trong trường hợp tất cả

học sinh khó khăn giáo viên mới đưa ra những gợi ý để giúp học sinh giải quyết
vấn đề.
Dưới đây là phương pháp giải bài tập theo từng chủ đề cụ thể trong chương
Điện học Vật lí lớp 9 và dựa vào đó học sinh có thể tiến hành giải bài tập theo các
bước chung đã nêu ở trên.
2.1 Chủ đề 1: Điện trở của dây dẫn – Định luật Ôm.
2.1.1 Tính cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn
Bùi Thị Kim Loan Năm học: 2011 - 2012
7
Đề tài nghiên cứu PP giải bài tập vật lý 9 trong chương điện học
Áp dụng trực tiếp công thức của định luật Ôm: I =
R
U
. Trong đó U là hiệu điện
thế giữa hai đầu vật dẫn, R là điện trở của vật dẫn.
Ví dụ 1: Nếu hiệu điện thế U đặt vào hai đầu bóng đèn tăng liên tục, thì cường độ
dòng điện I qua bóng đèn đó cũng tăng liên tục, ta nói như vậy có hoàn toàn đúng
không ?
+ Sau khi đọc đề nắm được nội dung câu hỏi, Hs vận dụng kiến thức được học về
định luật Ôm để trả lời “Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu
điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây” để trả lời.
+ Với câu hỏi này học sinh dễ nhầm lẫn khi vận dụng định luật Ôm là cường độ
dòng điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế, vì vậy gv cần lưu ý học sinh chú ý tới hiệu
điện thế định mức của bóng đèn, cũng như cường độ định mức của bóng đèn- nếu
vượt quá giới hạn định mức thì bóng đèn có thể cháy và như thế thì cường độ dòng
điện không tăng liên tục.
+ Vì vậy, nếu Hs trả lời sai thì Gv có thể đặt câu hỏi để HS biết được chỗ sai như
sau:
? Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn tăng liên tục vượt quá hiệu điện thế
định mức đặt vào hai đầu bóng đèn thì có hiện tượng gì xảy ra với bóng đèn.

Hs trả lời: Hiện tượng xảy ra với bóng đèn là bóng đèn bị cháy.
? Khi đó cường độ dòng điện qua bóng đèn bằng giá trị nào.
Hs: Cường độ dòng điện qua bóng đèn bằng không.
? Như vậy khẳng định trên có hoàn toàn đúng không.
Hs bằng lập luận để trả lời câu hỏi trên.
2.1.2 Tính hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn
Từ công thức định luật Ôm: I =
R
U
suy ra hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn là
U = I.R.
2.1.3 Tính điện trở vật dẫn
Từ công thức định luật Ôm: I =
R
U
suy ra điện trở vật dẫn là R =
I
U
.
2.1.4 Cách xác định cường độ dòng điện theo giá trị của hiệu điện thế bằng
đồ thị cho trước
Giả sử cần xác định giá trị của cường độ dòng điện ứng với giá trị của hiệu điện
thế là U
o
ta có thể thực hiện như sau :
- Từ giá trị U
o
( trên trục hoành ), vẽ
đoạn thẳng song song với trục tung
( trục dòng điện ) cắt đồ thị tại M.

- Từ M, vẽ đoạn thẳng song song với
trục hoành ( trục hiệu điện thế ) cắt
trục tung tại điểm I
o
. Khi đó I
o
chính là
giá trị cường độ dòng điện cần tìm.
(Xem hình vẽ).
* Chú ý : Nếu biết giá trị cường độ
dòng điện bằng cách tương tự ta có thể
tìm được giá trị tương ứng của hiệu
điện thế.
Bùi Thị Kim Loan Năm học: 2011 - 2012
U(V)
I(mA)
M
8
Đề tài nghiên cứu PP giải bài tập vật lý 9 trong chương điện học
Ví dụ 2 : Trên hình 2 đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào
hiệu điện thế của hai dây dẫn khác nhau.
a, Từ đồ thị hãy xác định giá trị cường độ dòng điện chạy qua mỗi dây dẫn khi
hiệu điện thế đặt giữa hai đầu dây dẫn là 3V.
b, Dây dẫn nào có điện trở lớn nhất? Nhỏ nhất?
* GV có thể đưa ra các hướng dẫn sau :
- Dựa vào đồ thị để tìm ra giá trị của cường độ dòng điện.
- Sau đó phân tích đồ thị để chỉ ra dây dẫn nào có điện trở lớn nhất, dây dẫn nào có
điện trở nhỏ nhất bằng hướng dẫn sau:
? Nhìn vào đồ thị, không cần tính toán, ở cùng một hiệu điện thế, dây dẫn nào cho
dòng điện chạy qua có cường độ lớn nhất thì điện trở của dây đó như thế nào.

Học sinh trả lời điện trở của dây đó nhỏ nhất. Và ngược lại.
? Nhìn vào đồ thị, khi dòng điện chạy qua ba điện trở có cường độ như nhau thì giá
trị hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở nào lớn nhất, điện trở đó có giá trị như thế
nào.
Học sinh trả lời điện trở đó có giá trị lớn nhất và ngược lại.
Cuối cùng tính giá trị của điện trở R để so sánh, đối chiếu với kết quả phân tích ở
trên.
*Giải :
a/ Từ đồ thị, khi U=3V thì :
Ω=→=
Ω=→=
Ω=→=
30001
15002
6005
33
22
11
RmAI
RmAI
RmAI
b/ Dây dẫn điện trở R
1
nhỏ nhất, dây dẫn điện trở R
3
lớn nhất.
2. 2 Chủ đề 2: Đoạn mạch mắc nối tiếp
2.2.1 Tính điện trở tương đương của cả đoạn mạch
Cách 1 :
- Đoạn mạch có 2 điện trở

Áp dụng công thức: R

= R
1
+ R
2
- Đoạn mạch có 3 điện trở
Áp dụng công thức: R

= R
1
+ R
2
+ R
3
- Đoạn mạch có n điện trở
Áp dụng công thức: R

= R
1
+ R
2
+ R
3
+ ….
Chú ý: Nếu các điện trở là giống nhau: R
AB
= n.R ( Với n là số điện trở mắc nối tiếp
trong mạch, R là giá trị của một điện trở ).
Cách 2: Sử dụng định luật Ôm cho cả đoạn mạch I =

R
U



I
U
R =
Ví dụ 3: Cho mạch điện như hình vẽ 2. Trong đó R
1
= 5

. Khi đóng khoá K vôn
kế chỉ 6V. Ampe kế chỉ 0,5A.
a, Tính điện trở tương đương của đoạn mạch?
b, Tính điện trở R
2
?
HS giải theo các bước chung của tiến trình giải
một bài tập vật lí:
*Tóm tắt đề:
R
1
= 5

Bùi Thị Kim Loan Năm học: 2011 - 2012
9
Đề tài nghiên cứu PP giải bài tập vật lý 9 trong chương điện học
U = 6V
I = 0,5A

a/ R

= ?
b/ R
2
= ?
*Gv có thể đặt các câu hỏi sau để hướng dẫn HS:
- R
1
, R
2
được mắc như thế nào với nhau ?
- Viết công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp?
- Viết công thức tính điện trở R
2
?
- Viết các công thức có liên quan đến đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp và
chọn các công thức cần dùng ?
Giải:
a/ Điện trở tương đương của đoạn mạch:
)(12
5,0
6
Ω===
I
U
R

b/ Điện trở R
2

là:
)(7512
12
Ω=−=−= RRR

Có thể dùng 2 phần mềm đã nêu ở trên để kiểm chứng kết quả và tăng cường hứng
thú học tập cho học sinh.

2.2.2 Tính cường độ dòng điện trong mạch
Có thể sử dụng một trong các cách sau:
Cách 1:
- Tính điện trở tương đương của cả đoạn mạch.
- Sử dụng định luật Ôm cho cả đoạn mạch I =
R
U
.
Cách 2:
Nếu biết hiệu điện thế U giữa hai đầu điện trở R và biết giá trị của điện trở R, ta có
thể sử dụng định luật Ôm: I =
R
U
. Cường độ dòng điện qua điện trở R cũng chính
là cường độ dòng điện trong mạch điện.
2.2.3 Tính hiệu điện thế giữa hai điểm bất kỳ trong mạch điện
2.2.3.1 Tính hiệu điện thế giữa hai đầu một điện trở
- Cách 1: Sử dụng công thức U = U
1
+ U
2
+ U

3
+ … từ đó suy ra giá trị hiệu điện
thế cần tìm nếu biết các giá trị còn lại.
Bùi Thị Kim Loan Năm học: 2011 - 2012
10
Đề tài nghiên cứu PP giải bài tập vật lý 9 trong chương điện học
- Cách 2: Sử dụng định luật Ôm cho đoạn mạch chứa điện trở đó: I =

1
1
R
U
U
1
= I.
R
1
Ví dụ 4 : Cho mạch điện gồm hai điện trở R
1
, R
2
mắc nối tiếp nhau. Biết R
1
= 10

, hiệu điện thế hai đầu điện trở R
1
và hai đầu đoạn mạch là 18V và 48V. Tính R
2
.

Hướng dẫn:
Hiệu điện thế hai đầu điện trở R
2
là: U
2
= U - U
1
= 48-18 = 30(V)
Và I
2
= I
1
=
)(8,1
10
18
1
1
A
R
U
==
Điện trở R
2
=
)(67,16
8,1
30
2
2

Ω==
I
U
2.2.3.2 Tính hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch
Có thể sử dụng một trong các cách sau:
Cách 1:
Sử dụng định luật Ôm cho cả đoạn mạch I =
R
U


U

= I. R
Cách 2: Tính hiệu điện thế trên mỗi điện trở thành phần, sau đó dùng công thức:
U
AB
= U
1
+ U
2
+ U
3
+ …
2.2.3.3 Tính hiệu điện thế giữa hai điểm M, N bất kì trên mạch
- Tìm điện trở tương đương của đoạn mạch MN bằng công thức:
R
MN
= R
1

+ R
2
+ R
3
+ …
(trong đó R
1
, R
2
, R
3
… là các điện trở có trong đoạn MN).
- Tím cường độ dòng điện I trong mạch.
- Tính hiệu điện thế U
MN
bằng công thức: U
MN
= I.R
MN
2.3 Chủ đề 3: Đoạn mạch mắc song song
2.3.1 Tính điện trở tương đương của cả đoạn mạch
Cách 1 :
- Đoạn mạch chỉ có hai điện trở mắc song
21
111
RRR
+=
21
21
12

.
RR
RR
R
+
=⇒
- Đoạn mạch có ba điện trở mắc song
321
1111
RRRR
++=

133221
321
12


RRRRRR
RRR
R
++
=⇒
Cách 2: Sử dụng định luật Ôm cho cả đoạn mạch I =
R
U



I
U

R =
2.3.2 Tính cường độ dòng điện trong các đoạn mạch rẽ
Cách 1: Áp dụng công thức định luật ôm: I’ =
'
R
U
. Trong đó U là hiệu điện thế hai
đầu đoạn mạch. R’ là điện trở tương đương của đoạn mạch cần tính cường độ dòng
điện.
Cách 2: Áp dụng công thức I = I
1
+ I
2
+ I
3
từ đó suy ra giá trị cường độ dòng điện
cần tìm.
2.3.3 Tính cường độ dòng điện trong mạch chính
Bùi Thị Kim Loan Năm học: 2011 - 2012
11
Đề tài nghiên cứu PP giải bài tập vật lý 9 trong chương điện học
Cách 1:
- Tính điện trở tương đương của cả mạch điện.
- Áp dụng công thức định luật Ôm: I =
R
U
.
Cách 2:
- Tính cường độ dòng điện trong các đoạn mạch rẽ I
1

, I
2
, I
3
,
- Tính cường độ dòng điện trong mạch chính bằng công thức: I = I
1
+ I
2
+ I
3
2.3.4 Tính các hiệu điện thế
2.3.4.1 Hiệu điện thế giữa hai đầu một điện trở
Cách 1:
- Tìm cường độ dòng điện I qua các điện trở đó.
- Sử dụng định luật Ôm: U = I.R
Cách 2: Sử dụng công thức U = U
1
= U
2
= U
3
2.3.4.2 Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch
Cách 1: Tính hiệu điện thế hai đầu của một đoạn mạch rẽ, đó cũng chính là hiệu
điện thế giữa hai đầu đoạn mạch.
Cách 2:
- Tính điện trở tương đương của cả mạch điện.
- Tính cường độ đòng điện I trong mạch chính.
- Áp dụng công thức: U = I.R
2.3.5 Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N bất kì.

Chỉ xét trường hợp hai điểm M, N cùng nằm trên một đoạn mạch rẽ
Áp dụng công thức U
MN
= I.R
MN
(Trong đó I là cường độ dòng điện chạy qua đoạn
mạch MN, R
MN
là điện trở tương đương của đoạn mạch MN.
Ví dụ 5: Cho hai điện trở R
1
= 3

, R
2
= 6

mắc song song.
a/ Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
b/ Biết hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là 9V. Tính cường độ dòng điện qua mỗi
điện trở và cường độ dòng điện qua mạch chính.
Hướng dẫn:
Điện trở tương đương của đoạn mạch:
a/
)(2
9
18
63
6.3
.

21
21
Ω==
+
=
+
=
RR
RR
R
b/ U = 9V
suy ra U
1
= U
2
= U = 9V
vậy I
1
= U
1
/R
1
= 9/3 = 3(A)
I
2
= U
2
/R
2
= 9/6 = 1,5(A)

I = I
1
+I
2
= 3+1,5 = 4,5(A)
Ví dụ 6: Cho điện trở R
1
=24

chịu được cường độ dòng điện tối đa là 2,2A, điện
trở R
2
chịu được cường độ dòng điện tối đa là 1,8A mắc song song với nhau. Hỏi
hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu đoạn mạch là bao nhiêu để khi hoạt động
không có điện trở nào hỏng ?
Hướng dẫn:
Hiệu điện thế lớn nhất có thể qua R
1
là U
1
= I
1
.R
1
= 2,2.24 = 52,8V
Hiệu điện thế lớn nhất có thể qua R
2
là U
2
= I

2
.R
2
= 1,8.30 = 54V
Vậy phải đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế tối đa là 52,8V.
2.4 Chủ đề 4: Đoạn mạch mắc hỗn hợp đơn giản
Bùi Thị Kim Loan Năm học: 2011 - 2012
12
Đề tài nghiên cứu PP giải bài tập vật lý 9 trong chương điện học
2.4.1 Tính điện trở tương đương của cả đoạn mạch
- Trường hợp 1: (R
1
//R
2
) nt R
3
Tính điện trở tương đương của đoạn mạch mắc song song trước.
21
21
12
2
112
.
111
RR
RR
R
R
RR +
=⇒+=

Tính điện trở tương của cả đoạn mạch: R = R
12
+ R
3
- Trường hợp 2: (R
1
nt R
2
)//R
3
Tinh điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp trước.
R
12
= R
1
+ R
2
Tính điện trở tương đương của cả đoạn mạch:
312
312
.
RR
RR
R
+
=
2.4.2 Tính cường độ dòng điện trong mạch chính
- Tính điện trở tương đương của cả mạch điện.
- Tính cường độ dòng điện trong mạch chính bằng định luật Ôm: I =
R

U
.
2.4.3 Tính cường độ dòng điện trong các đoạn mạch rẽ
- Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch chính.
- Tính điện trở tương đương của đoạn mạch thành phần.
- Tính hiệu điện thế của đoạn mạch thành phần đó.
- Tính các dòng điện ở mạch rẽ theo công thức của định luật Ôm tương ứng.
* Chú ý:
Trường hợp 1: I = I
1
+ I
2
= I
3
Trường hợp 2: I = I
12
+ I
3
2.4.4 Tính các hiệu điện thế
2.4.4.1 Hiệu điện thế ở hai đầu một điện trở
- Tìm cường độ dòng điện qua điện trở đó.
- Sử dụng định luật Ôm: U = I. R
2.4.4.2 Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch
Cách 1:
- Tính các hiệu điện thế thành phần
- Tính hiệu điện giữa hai đầu đoạn mạch.
Trường hợp 1: U = U
12
+ U
3

Trường hợp 2: U = U
1
+ U
2
= U
3
Cách 2:
- Tính điện trở tương đương của cả mạch điện.
- Tìm cường độ dòng điện trong mạch chính.
- Áp dụng công thức: U = I.R
2.4.5 Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N bất kì.
Chỉ xét hai điểm M, N cùng nằm trên một đoạn mạch
Áp dụng công thức U
MN
= I.R
MN
(Trong đó I là cường độ dòng điện chạy qua đoạn
mạch MN, R
MN
là điện trở tương đương của đoạn mạch MN).
Ví dụ 7: Cho một mạch điện như hình vẽ: R
3
= 10

, R
1
= 20

, ampe kế A
1

chỉ
1,5A, ampe kế A
2
chỉ 1A. Các dây nối và ampe kế có điện trở không đáng kể. Tính:
a. Điện trở R
2
và điện trở tương đương
toàn mạch?
Bùi Thị Kim Loan Năm học: 2011 - 2012
13
Đề tài nghiên cứu PP giải bài tập vật lý 9 trong chương điện học
b. Hiệu điện thế của đoạn mạch AB ?
Nhóm Hs giải theo các bước chung của
tiến trình giải một bài toán vật lí:
*Tóm tắt đề bài:
R
3
= 10

, R
1
= 20

, I
1
= 1,5A, I
2
= 1A
Tính: a/ R
2

= ? R

= ? b/ U
AB
= ?
* Đối với loại bài này có thể đưa ra một số câu hỏi để gợi ý giúp các em nhận rõ
các yếu tố cần tìm để tìm ra lời giải nhanh chóng chính xác.
- Đoạn mạch như hình vẽ được mắc như thế nào ?
- Viết công thức tính R
2
, R

.
- Viết các công thức về đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch song song sau đó vận
dụng để rút ra kết quả cần tìm.
* Giải:
Cường độ dòng điện qua mạch chính:
I = I
1
+I
2
= 1,5+1 = 2,5(A)
Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch MN:
U
MN
= I
1
.R
1
= 1,5.20 = 30(V)

Điện trở R
2
là:
)(30
1
30
2
2
Ω===
I
U
R
MN

Điện trở tương đương toàn mạch:
)(2210
3020
30.20
.
3
21
21
Ω≈+
+
=+
+
= R
RR
RR
R


Hiệu điện thế của đoạn mạch AB: U = I.R

= 2,5.22 = 55(V)
Có thể dùng 2 phần mềm đã nêu ở trên để kiểm chứng kết quả và tăng cường hứng
thú học tập cho học sinh.

Ví dụ 8: Biết R
1
= 14

, R
2
= 16

, R
3
= 30

. Cho mạch điện như hình vẽ.
Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là 45V.
a/ Tính điện trở tương đương của mạch.
b/ K đóng, tìm số chỉ của ampe kế
A và tính hiệu điện thế hai đầu các
điện trở R
1
và R
2
.
Bài giải:

Bùi Thị Kim Loan Năm học: 2011 - 2012
14
Đề tài nghiên cứu PP giải bài tập vật lý 9 trong chương điện học
Điện trở tương đương của đoạn mạch:
)(15
301614
30).1614(
).(
).(
321
321
Ω=
++
+
=
+
+
=
RRR
RRR
R

Số chỉ của ampe kế I
A
= U/R = 45/15 = 3(A)
Cường độ dòng điện qua R
1
và R
2
: I

1
= I
2
= U/(R
1
+ R
2
) = 45/30 = 1,5 (A).
Hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở R
1
và R
2
U
1
= I
1
.R
1
= 1,5.14 = 21(V), U
2
= I
2
.R
2
= 1,5. 16 = 24 (V)
2.5 Chủ đề 5: Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài, tiết diện và vật liệu
làm dây dẫn. Biến trở
- Tính điện trở của dây dẫn có dạng hình trụ
Áp dụng công thức:
S

l
R
ρ
=
* Chú ý: Nếu dây có tiết diện tròn, diện tích tiết diện là S =
2
.r
π
- Tính chiều dài dây dẫn: Từ công thức
S
l
R
ρ
=
suy ra chiều dài:
ρ
SR
l
.
=
- Tính tiết diện dây dẫn: Từ công thức
S
l
R
ρ
=
suy ra tiết diện:
l
R
R

.
ρ
=
- Tính điện trở suất: Từ công thức
S
l
R
ρ
=
suy ra điện trở suất:
l
SR.
=
ρ
- Tính điện trở của biến trở:
+ Điện trở toàn phần:
Áp dụng công thức:
S
l
R
AB
AB
ρ
=
trong đó l
AB
là chiều dài tổng cộng của dây làm
biến trở.
+ Điện trở của phần biến trở sử dụng trong mạch điện
Giả sử phần điện trở đang được sử dụng là đoạn AC. Gọi n là số vòng dây quấn

trên đoạn AC, l’ là chu vi (chiều dài của một vòng dây), khi đó chiều dài đoạn dây
dẫn có dòng điện chạy qua là l
AC
= n.l’
Điện trở
S
ln
S
l
R
AC
AB
'.
ρρ
==
Ví dụ 9: Một biến trở có điện trở lớn nhất là R
b
= 150

làm bằng dây hợp kim có
điện trở suất là 0,4.10
-6


m và tiết diện 1,6 mm
2
.
a/ Tính chiều dài của dây dẫn dùng làm biến trở này.
b/ Một bóng đèn khi sáng bình thường có điện trở là R
1

= 50

và dòng điện chạy
qua đèn khi đó là 1,25A. Mắc bóng đèn nối tiếp với biến trở trên vào hiệu điện thế
90V. Hỏi phải điều chỉnh biến trở có trị số điện trở R
2
bằng bao nhiêu để đèn sáng
bình thường.
Hướng dẫn:
GV đặt câu hỏi hướng dẫn, hs trả lời và làm bài theo hướng dẫn của gv.
a/ Tính l dựa vào công thức nào ?
b/ Để đèn có thể sáng bình thường, dòng điện qua đèn phải đạt giá trị nào ?
Bùi Thị Kim Loan Năm học: 2011 - 2012
15
Đề tài nghiên cứu PP giải bài tập vật lý 9 trong chương điện học
Bài giải:
a/
ρ
SR
l
.
=
=600m
b/ Để đèn có thể sáng bình thường, dòng điện qua đèn phải là 1,25A.
ta có R = R
đ
+ R
2
= 50 + R
2

= U/I = 72 suy ra R
2
= 72 – 50 = 22

2.6 Chủ đề 6: Công suất điện. Điện năng. Công của dòng điện
2.6.1 Tính công suất của một đoạn mach
Áp dụng công thức P = U.I = I
2
.R = U
2
/R
2.6.2 Tính điện năng tiêu thụ của các dụng cụ dùng điện
Sử dụng công thức: A = P. t= U.I.t = I
2
.R .t= (U
2
/R).t
Mỗi số đếm của công tơ điện cho biết lượng điện năng sử dụng là 1 kW.h.
* Chú ý: Khi các dụng cụ dùng điện hoạt động, công suất điện của dụng cụ đó thể
khác với giá trị công suất định mức ghi trên dụng cụ. Chỉ khi dụng cụ dùng điện
được sử dụng với đúng hiệu điện thế định mức của nó thì công suất tiêu thụ mới
đúng với giá trị ghi trên vỏ dụng cụ.
Ví dụ 9: Để xây dựng công thức tính công suất điện, giáo viên cho học sinh đọc
nội dung trong SGK và đặt câu hỏi: Mục đích thí nghiệm là gì? Vai trò của ampe
kế, vôn kế, biến trở trong mạch điện ? Học sinh trả lời, nghiên cứu kết quả thí
nghiệm và rút ra công thức.
Kết quả trong bảng sau:
Số liệu
Lần thí nghiệm
Số ghi trên bóng đèn

Công suất (W) Hiệu điện thế (V)
Lần 1 5 6 0,82
Lần 2 3 6 0,51
-HS: tính tích U.I đối với mỗi bóng đèn sau đó so sánh tích này với công suất định
mức ghi trên bóng đèn.
-GV: Hướng dẫn học sinh bỏ qua sai số do phép đo để rút ra công thức: P=U.I
Ví dụ 10: Trên một bóng đèn có ghi 24V-12W.
Bùi Thị Kim Loan Năm học: 2011 - 2012
A
C
D
B
16
Đề tài nghiên cứu PP giải bài tập vật lý 9 trong chương điện học
a/ Cho biết ý nghĩa các số này.
b/ Tính cường độ dòng điện định mức của đèn.
c/ Tính điện trở của đèn khi nó sáng bình thường.
d/ Có thể sử dụng bóng đèn này ở hiệu điện thế 30V được không ?
e/ Cho biết số đếm của công tơ khi sử dụng bóng này 3h ?
Hướng dẫn:
Gv đặt câu hỏi hướng dẫn, hs trả lời và tự lực làm bài.
a/ 24V cho biết điều gì ?
12W là giá trị gì của đại lượng nào ?
b/ Tính cưởng độ dòng điện định mức bằng công thức nào ?
c/ Tính điện trở bằng công thức nào ?
d/ Có thể sử dụng hiệu điện thế lớn hơn hiệu điện thế định mức không ? Vì sao ?
Bài giải:
a/ 24V là hiệu điện thế định mức của đèn.
12W là công suất định mức của đèn.
b/ I

đm
= P/U = 0,5A
c/ R = U/I = 48

d/ Không được vì đèn sẽ cháy do hiệu điện thế dưa vào lớn hơn hiệu điện thế định
mức.
e/ Điện năng mà đèn tiêu thụ trong 3h là: A = P. t = 0,012.3 = 0,036 (kW.h)
Vậy số đếm của công tơ khi đó là: N = 0,036 số.
Ví dụ 11: Một bóng đèn dây tóc giá 3500 đồng có công suất 75W, thời gian thắp
sáng tối đa 1000 giờ, một bóng đèn compăc giá 60000 đồng có công suất 15W, có
độ sáng bằng bóng đèn dây tóc nói trên, có thời gian thắp sáng tối đa 8000 giờ.
- Tính điện năng sử dụng của mỗi loại bóng đèn trên trong 8000 giờ.
- Tính toàn bộ chi phí (tiền mua bóng điện và tiền điện phải trả) cho việc sử dụng
mỗi loại bóng đèn này trong 8000 giờ, nếu giá 1kW.h là 700đ.
- Sử dụng loại bóng đèn nào có lợi hơn? Vì sao?
Bài giải: - Điện năng sử dụng mỗi loại bóng đèn trong 8000 giờ:
Đèn dây tóc:
A
1
= P
1
.t
A
1
= 0,075.8000 = 600kW.h.
Đèn compact:
A
2
= P
2

.t
A
2
= 0,015.8000 = 120kW.h.
- Toàn bộ chi phí cho việc sử dụng bóng đèn trên trong 8000 giờ.
+ Phải cần 8 bóng đèn dây tóc nên toàn bộ chi phí cho việc dùng bóng đèn này là:
T
1
= 8.3500 +600.700 = 448000đ
+ Chỉ cần dùng 1 bóng đèn compact nên toàn bộ chi phí cho việc dùng bóng dèn
này là:
T
2
= 60000 +120.700 = 144000đ
- Sử dụng đèn compact có lợi hơn, vì:
+ Giảm bớt 304000đ tiền chi phí cho 8000 giờ sử dụng.
+ Sử dụng công suất nhỏ hơn, dành phần công suất tiết kiệm cho nơi khác chưa có
điện hoặc cho sản xuất.
Bùi Thị Kim Loan Năm học: 2011 - 2012
17
Đề tài nghiên cứu PP giải bài tập vật lý 9 trong chương điện học
+ Góp phần giảm bớt sự cố do quá tải về điện, nhất là vào giờ cao điểm.
2.7 Chủ đề 7: Định luật Jun-Lenxơ
2.7.1 Tính nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở:
Áp dụng công thức: Q = P.t = U.I.t = I
2
.R.t= (U
2
/R).t
2.7.2 Tính công suất tỏa nhiệt: Áp dụng công thức P = A/t

* Chú ý: Trong các công thức tính công, nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn, đại lượng
thời gian nhất thiết phải tính bằng đơn vị giây khi đó công A, nhiệt lượng Q mới có
đơn vị là Jun.
Ví dụ 11: Có hai dây dẫn một bằng đồng, một bằng nhôm, cùng chiều dài và cùng
tiết diện ở cùng một điều kiện. Hỏi nếu mắc hai dây đó nối tiếp vào mạch điện thì
khi có dòng điện đi qua, nhiệt lượng toả ra ở dây nào là lớn hơn?
+ Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh bằng cách đưa ra một số câu hỏi sau:
GV: Dây làm bằng vật liệu nào có điện trở suất lớn hơn? Sau khi hs trả lời giáo
viên tiếp tục hỏi: Dây nào có điện trở lớn hơn?
+ Trên đây là một số câu hỏi gợi ý phân tích giúp các đối tượng học sinh yếu, trung
bình, có thể tìm ra câu trả lời nhanh chóng và dễ hiểu sau đó giáo viên có thể đưa
ra câu hỏi mang tính tổng hợp.
GV: Dây nào có nhiệt lượng toả ra lớn hơn khi có dòng điện chạy qua? Vì sao?
+ Trên cơ sở đó ta có thể dần dần trang bị cho học sinh phương pháp suy nghĩ lôgic
và lập luận có căn cứ.
Ví dụ 12: Một dây xoắn của bếp điện dài 8m, tiết diện 0,1mm
2
và điện trở suất là
ρ
=1,1.10
-6

m. Hãy tính.
a, Điện trở của dây xoắn?
b, Nhiệt lượng toả ra trong 5 phút khi mắc bếp điện vào hiệu điện thế 220V ?
c, Trong thời gian 5 phút bếp này có thể đun sôi bao nhiêu lít nước từ 27
O
C, biết
nhiệt dung riêng của nước là c = 4200J/kg.K. Sự mất mát nhiệt ra môi trường coi
như không đáng kể?

Nhóm Hs giải theo các bước chung của tiến trình giải một bài toán vật lí:
* Tóm tắt đề bài :
ρ
= 1,1.10
-
6

m , l = 8m, S = 0,1 mm
2
a/ R= ? (Ω)
b/ t = 5phút, U=220V. Q
tỏa
= ? (J)
c/ t = 5phút, t
1
=27
0
C, c = 4200J/kg.K. m= ? (kg) => V = ? (ℓ)
* GV có thể hướng dẫn HS như sau :
- Viết công thức tính điện trở khi biết S, ℓ,
ρ
.
- Viết công thức tính nhiệt lượng tỏa ra khi biết U, R, t.
- Để tìm lượng nước đun sôi được, cần tìm đại lượng nào ? Từ công thức nào có
thể tìm được đại lượng đó ?
* Giải :
a/ Điện trở của dây xoắn :
)(88
10.1,0
8

.10.1,1.
6
6
Ω===


S
l
R
ρ
Bùi Thị Kim Loan Năm học: 2011 - 2012
18
Đề tài nghiên cứu PP giải bài tập vật lý 9 trong chương điện học
b/ Nhiệt lượng tỏa ra khi đó:
)(16500060.5.
88
220
.
22
Jt
R
U
Q ===
c/ Từ công thức :
)(54,0
)27100.(4200
165000
.
kg
tc

Q
mtcmQ =

=

=⇒∆=
Vậy trong 5 phút có thể đun sôi được 0,54 lít nước.
IV. KẾT QUẢ:
Thông qua tiến hành nghiên cứu trên 6 lớp với đề tài này tôi đã thu được một số
kết quả đó là học sinh nắm vững kiến thức cơ bản của chương, biết cách làm các
bài tập vận dụng trong sách bài tập.
Để chứng minh tôi xin đưa ra kết quả sau:
Kết quả khảo sát chất lượng môn vật lý 9 đầu năm:
Lớp
TS
HS
Giỏi Khá TB Yếu Kém TB
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
9.1 32 5 16 6 18,8 10 31 9 28 2 6 21 65,6
9.2 33 3 9,1 4 12 10 30 11 33 5 15 17 51,5
9.3 33 5 15 6 18 11 33,3 9 27 2 6 22 66,7
9.4 30 4 13 4 13 10 29 8 26 4 13 18 52,3
9.5 35 5 15 6 17 14 40 6 17 4 11 25 71,4
9.6 34 4 11,7 6 17,6 12 35 10 29 2 6 22 64,7
TC 197 26 13,2 32 16 67 34 53 26,
9
19 9,6 125 63,4
Sau khi thực hiện đề tài tiến hành nghiên cứu trên 6 lớp tôi đã thu được kết
quả sau:
Lớp

TS
HS
Giỏi Khá TB Yếu Kém TB
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
9.1 32 8 25 9 28 14 44 1 3 / / 31 96,9
9.2 33 9 27 9 27 14 42 1 3 / / 32 97
9.3 33 10 30,4 11 33,3 11 33,3 1 3 / / 32 97
9.4 30 11 36,7 9 30 10 33,3 1 3 / / 29 96,7
9.5 35 12 34,2 11 31,4 11 31,4 1 3 / / 34 97
9.6 34 10 29,4 10 29,4 13 38,2 1 3 / / 33 97
TC 197 60 30,5 60 30,5 71 36 6 3 / / 191 97,4
Dựa vào số liệu trên ta có sơ đồ cột sau:
Bùi Thị Kim Loan Năm học: 2011 - 2012
19
Đề tài nghiên cứu PP giải bài tập vật lý 9 trong chương điện học

V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Từ kết quả nghiên cứu trên tôi đã rút ra những bài học kinh nghiệm sau:
- Việc đưa ra phương pháp giải bài tập đã giúp cho học sinh nắm vững cách thức
cũng như biết vận dụng các kiến thức đã được học để giải một bài tập vật lý.
- Giúp giáo viên không ngừng tìm tòi, sáng tạo những phương pháp giải bài tập
phù hợp với đối tượng học sinh, từ đó nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và
nghiệp vụ của người giáo viên.
VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận:
Đối với giáo viên đề tài này giúp cho việc hướng dẫn học sinh giải bài tập đạt kết
quả, nhằm nâng cao chất lượng dạy- học môn vật lý theo phương pháp đổi mới.
Đối với học sinh đề tài này giúp học sinh nắm vững các dạng bài tập, biết cách suy
luận lôgic, tự tin vào bản thân khi đứng trước một bài tập hay một hiện tượng vật
lý, có cách suy nghĩ để giải thích một cách đúng đắn nhất.

2. Kiến nghị:
Việc dạy học môn vật lý trong trường phổ thông là rất quan trọng.
Vì vậy giáo viên giảng dạy môn vật lý cần không ngừng học hỏi, sáng tạo để
tìm ra những phương pháp giảng dạy phù hợp nhất với từng đối tượng học sinh.
Về phía học sinh, cần thiết phải vận dụng các kiến thức đã được học để làm
đầy đủ các bài tập trong sách bài tập, luôn chuẩn bị sẵn giấy nháp để làm bài tập,
cũng như thống kê các công thức đã được học một cách khoa học và ghi nhớ tất cả
các công thức đó. Có như vậy thì việc học của các em mới càng ngày tiến bộ và đề
tài mới phát huy được hiệu quả.
Đối với bản thân tôi kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên trong
đề tài này có khiếm khuyết gì mong quí đồng chí đồng nghiệp tiếp tục nghiên
cứu, bổ sung để đề tài có thể đạt được kết quả cao hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Sách giáo khoa vật lý 9 - NXBGD Năm 2005
- Sách bài tập vật lý 9 - NXBGD năm 2005
- Phương pháp giải bài tập Vật lý 9 – NXB Hải Phòng
- Sách giáo viên vật lý 9 - NXBGD năm 2005
- Lí luận dạy học Vật lý 1 - NXB ĐHSP năm 2005
- Lí luận dạy học ở trường THCS - NXB ĐHSP năm 2005
Bùi Thị Kim Loan Năm học: 2011 - 2012
20
Đề tài nghiên cứu PP giải bài tập vật lý 9 trong chương điện học
Vĩnh Tân, ngày 25 tháng 09 năm 2011
Người viết
Bùi Thị Kim Loan
MỤC LỤC
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:……………………………………………………1
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:……………………2
1. Thuận lợi:………………………………………………………………2
2. Khó khăn:………………………………………………………………2

3. Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài:…………………………… 2
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu:………………………………………3
2. Nội dung, biện pháp, cách thực hiện:……………………………… …….3
2.1 Chủ đề 1: Điện trở của dây dẫn. Định luật Ôm ………………………….7
2.2 Chủ đề 2: Đoạn mạch mắc nối tiếp……….…………….…………… 9
2.3 Chủ đề 3: Đoạn mạch mắc song song …………………………… 12
2.4 Chủ đề 4: Đoạn mạch mắc hỗn hợp đơn giản…… …………….…… 14
2.5 Chủ đề 5: Sự phụ thuộc của đện trở vào chiều dài, tiết diện và vật liệu làm dây
dẫn. Biến trở…………………………………………… …………… 15
2.6 Chủ đề 6: Công suất điện. Điện năng. Công của dòng điện………… 16
2.7 Chủ đề 7: Định luật Jun- Len xơ…… …………………………… 18
IV. KẾT QUẢ……………………………………………………………… 18
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM………………………………………….… 19
VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………….…… 19
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………… ……………… 19
Bùi Thị Kim Loan Năm học: 2011 - 2012

×