Tải bản đầy đủ (.ppt) (42 trang)

Chuyên đề Hóa 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.17 MB, 42 trang )


TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ

SỬ DỤNG MÁY PROJECTOR ĐỂ DẠY TRÌNH
CHIẾU MỘT SỐ TIẾT MÔN HÓA THCS
I.ĐẶT VẤN ĐỀ .
II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2. Phương pháp .
3.Giáo án minh họa .
III.KẾT LUẬN

Chuyên đề:
SỬ DỤNG MÁY PROJECTOR ĐỂ DẠY TRÌNH
CHIẾU MỘT SỐ TIẾT MÔN HÓA HỌC THCS
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
Năm học 2010-2011 là năm học đẩy mạnh ứng
dụng Công nghệ thông tin (CNTT), đổi mới quản lý,
nâng cao chất lượng. Để thực hiện được chủ đề đó
của Ngành, nhiều trường học và nhiều cá nhân luôn
tích cực, chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong đổi mới
phương pháp dạy học trong đó có việc thực hiện dạy
trình chiếu giáo án điện tử qua máy chiếu projector.

Việc dạy trình chiếu tuy là không mới đối với
một số trường nhưng đối với trường THCS Nguyễn
Công Trứ và bản thân tôi là mới được áp dụng trong
năm học này. Thời gian đầu chập chững thực hiện,
vẫn gặp rất nhiều khó khăn và nhiều điều còn đang
trăn trở, nhưng trong quá trình giảng dạy đối với bộ
môn Hóa học tôi thấy có một số tiết dạy rất cần đến


việc sử dụng máy projector để dạy trình chiếu cho học
sinh.

Nếu giáo viên không sử dụng phương tiện này tôi
nghĩ học sinh khó mà hiểu sâu được bản chất vấn đề
trong khi những phương pháp khác như phương pháp
thí nghiệm, phương pháp trực quan không có điều
kiện để thực hiện, từ đó không thể nói nâng cao chất
lượng được.

Từ suy nghĩ đó mà nhân đợt sinh hoạt cụm
chuyên môn lần này tôi muốn đưa ra chuyên đề: “Sử
dụng máy projector để dạy trình chiếu một số tiết
dạy đối với bộ môn Hóa học THCS” để cùng trao
đổi bàn bạc thống nhất và rút kinh nghiệm nhằm đưa
chất lượng bộ môn ngày càng tốt hơn.

B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Khoa học công nghệ của thế giới và của Việt Nam
ngày càng nâng cao. Việc nắm bắt và sử dụng CNTT
ngày càng có vai trò quan trọng. Đối với thầy cô giáo
chúng ta hiện nay việc ứng dụng CNTT là hết sức cần
thiết để thực hiện đổi mới phương pháp.

Đối với bộ môn Hóa học có những thí
nghiệm biểu diễn khó, tốn thời gian trên
lớp, thí nghiệm độc hại, không có đầy đủ
hóa chất, chưa có phòng thí nghiệm bộ
môn ta có thể sử dụng những hình ảnh

thí nghiệm trên màn hình để học sinh
quan sát nhận xét và rút ra kết luận.

Hoặc với những phản ứng cần thể hiện sơ đồ
động để học sinh thấy rõ được sự liên kết giữa các
nguyên tử trong thành phần cấu tạo của các chất. Bên
cạnh đó một số tranh ảnh, sơ đồ, mô hình, băng đĩa
phục vụ cho tiết dạy vẫn còn thiếu. Hơn nữa sử dụng
phương pháp trình chiếu giáo viên khỏi phải dùng
bảng phụ và tiết kiệm được thời gian ghi bảng của
giáo viên để có điều kiện thời gian rèn luyện thêm kĩ
năng giải bài tập cho học sinh.

II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN:
1. Thuận lợi:
- Sử dụng phương tiện trình chiếu giúp học sinh
phát huy được tính tích cực hơn thông qua quan sát
các mô hình nguyên tử, phân tử, các mẫu chất, các
phản ứng hóa học, qui trình sản xuất một cách trực
quan sinh động tạo điều kiện phát triển tư duy trừu
tượng cho học sinh, hình thành khái niệm hóa học và
vận dụng chúng một cách tích cực và chủ động

- Hiện nay Internet đã hổ trợ rất nhiều trong việc soạn
giảng giáo án điện tử nên rất thuận lợi trong việc
giảng dạy
- Học sinh luôn háo hức và ham thích được học khi dạy
trình chiếu
- Khi lên lớp giáo viên cảm thấy nhẹ nhàng hơn, đỡ vất
vả hơn.


- Việc soạn thảo giáo án điện tử, thiết kế
bài giảng thường làm cho giáo viên tốn
rất nhiều thời gian, khả năng tin học của
thầy cô giáo chúng ta còn hạn chế (đa số
tự học, tự mày mò và tìm hiểu ở đồng
nghiệp)

2. Khó khăn:
- Một số trường chưa có đầy đủ trang thiết bị để phục
vụ cho việc giảng dạy trình chiếu như: máy chiếu
projector, laptop, điều khiển từ xa
- Hiện nay việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy chỉ
mới bước đầu và còn nhiều bất cập. Khi lên lớp, sự
chuẩn bị cho 1 tiết dạy cũng còn mất khá nhiều thời
gian từ lắp ráp đèn chiếu, màn hình, CPU ; sự cố kỹ
thuật về điện

III/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
1. YÊU CẦU:
Khi sử dụng dạy trình chiếu cần đảm bảo 1 số yêu
cầu sau thì mới đạt được hiệu quả cao:


a. Bảo đảm tính mục đích: Sử dụng máy chiếu như
là phương tiện giúp giáo viên tổ chức và học sinh
thực hiện các hoạt động học tập theo hướng chủ động
xây dựng kiến thức và rèn luyện kỹ năng hoá học
b. Bảo đảm tính hiệu quả: Không coi máy projector
như là công cụ trưng bày hoặc phô trương những hiệu

ứng đẹp mắt mà thực sự là nguồn để giúp học sinh
tìm tòi thu thập kiến thức.

c. Bảo đảm tính thiết thực và phù hợp: Chỉ sử dụng
máy projector sao cho phù hợp với nội dung kiến thức
và phương pháp cụ thể ở mỗi bài, chương. Không sử
dụng tùy tiện dẫn đến thiếu hiệu quả.
d. Bảo đảm tính liên kết: Kết hợp sử dụng máy
projector với các phương pháp khác như: phương
pháp thí nghiệm, nêu và giải quyết vấn đề, học theo
nhóm để tăng tính đa dạng và hiệu quả Ví dụ:
Trong 1 tiết học nếu có điều kiện thí nghiệm được thì
không nên sử dụng hình ảnh thí nghiệm trên màn hình
mà kết hợp phương pháp thí nghiệm với phương pháp
trình chiếu và các phương pháp khác.

2.NHỮNG DẠNG BÀI SỬ DỤNG DẠY TRÌNH
CHIẾU:
a. Dạng bài nghiên cứu khái niệm:
Ở lớp 8 có một số khái niệm trừu tượng như:
nguyên tử, phân tử, nguyên tố hóa học, đơn chất, hợp
chất, hóa trị giáo viên thiết kế một số hình ảnh mô
phỏng để giới thiệu cho các em qua phương pháp trực
quan, từ đó giáo viên sẽ giải quyết vấn đề nhanh hơn
khi để các em phải tư duy trừu tượng


Ví dụ: Trong bài: Hóa trị. Để các em hiểu rõ hơn về
khái niệm này, giáo viên trình chiếu mô hình các
nguyên tử liên kết với nhau trong một phân tử, sau đó

học sinh sẽ xác định được hóa trị của một nguyên tố.
Cách thực hiện: Kết hợp phương pháp nêu vấn đề với
phương pháp trực quan


b. Dạng bài nghiên cứu tính chất hóa học có chất độc
hại :
- Sản phẩm có khí SO
2
, NH
3
, NO
2

- Làm thí nghiệm với Clo, Brom như trong bài Clo,
Metan, Etilen
- Thí nghiệm với các chất dễ ăn da, làm bỏng như: axit
đặc, kiềm đặc, brom,
- Các chất dễ bắt cháy như Kali, Bari, trong nước.

- Chất dễ nổ như: muối Clorat,
Nitrat ,
- Khi đốt những khí như: Hidro, metan,
Etilen, axetilen (dễ hợp với Oxi của
không khí) tạo thành hỗn hợp nổ
Ta cũng nên sử dụng phương tiện này
để chiếu những hình ảnh thí nghiệm.

Ví dụ: Bài Clo. Để thực hiện thí nghiệm điều chế Clo
trong lúc ta chưa có phòng thí nghiệm, Giáo viên nên

trình chiếu hình ảnh quá trình thí nghiệm vừa đỡ tốn
thời gian, vừa an toàn hơn.
Cách thực hiện: Phương pháp quan sát + Hỏi đáp +
Nhận xét hiện tượng để kết luận

ĐiỀU CHẾ CLO TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
Dung dịch HCl đậm đặc
H
2
SO
4
đặc
Bông tẩm xút
Cl
2
Cl
2
Cl
2
khô
MnO
2

c. Dạng bài nghiên cứu các hợp chất hữu cơ:
- Trong các bài Metan, Etilen, Axetilen, Benzen, Rượu
etilic, Axit axetic ta trình chiếu cho học sinh thấy
các mô hình cấu tạo phân tử dạng rỗng, dạng đặc để
học sinh tự viết ra công thức phân tử, công thức cấu
tạo của mỗi chất
- Trong bài Etilen, axetilen cho học sinh thấy các liên

kết đôi liên kết ba kém bền dễ bị bẻ gãy trong các
phản ứng hóa học


Ví dụ: Trong bài Metan, Benzen cho học sinh thấy được
1 nguyên tử Hidro tách ra đến thế chỗ 1 nguyên tử
Clo hay Brom
Trong bài Etilen, axetilen cho học sinh thấy các liên kết
đôi liên kết ba kém bền khi bị bẻ gãy sẽ liên kết với
các nguyên tử Brom tạo nên phản ứng cộng
- Trình chiếu sơ đồ động giữa các nguyên tử
trước trong và sau các phản ứng hóa học, từ đó
học sinh sẽ hiểu sâu hơn về bản chất các loại
phản ứng.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×