Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

phân tích tài chính công ty và xây dựng hud1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (675.49 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
CÔNG TY VÀ XÂY DỰNG HUD1
GVHD: TS. NGÔ QUANG HUÂN
SVTH: Nguyễn Thị Thủy Tiên
Lớp: QTKD Đêm 1 - K20
Mã CK: HU1
TP. Hồ Chí Minh, năm 2011
GVHD: TS Ngô Quang Huân Bài Tập QTTC Lớp: Đêm 1 – K20
Trang 2/ 27
Mục Lục
CHƯƠNG I LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY 4
CHƯƠNG II PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 6
I. PHÂN TÍCH TỶ LỆ 6
1. Tỷ Lệ Thanh Khoản : 6
a. Tỷ lệ lưu động(CR) : 6
b. Tỷ lệ thanh toán nhanh (QR) : 6
2. Tỷ Lệ Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động 7
a. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản (TAT) 7
b. Vòng quay tồn kho : 7
c. Kỳ thu tiền bình quân : 8
3. Tỷ Lệ Tài Trợ : 9
a. Tỷ lệ nợ / Tổng tài sản : 9
b. Tỷ lệ thanh toán lãi vay : 9
c. Tỷ lệ khả năng trả nợ : 9
4. Tỷ Lệ Đánh Giá Khả Năng Sinh Lời : 10
a. Doanh lợi gộp bán hàng và dịch vụ (GPM) : 10
b. Doanh lợi ròng (NPM) : 10
c. Sức sinh lợi cơ bản (BEP) : 11


d. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) : 11
e. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) : 12
5. Tỷ Lệ Đánh Giá Theo Góc Độ Thị Trường : 13
a. Tỷ lệ giá/thu nhập (P/E) : 13
b. Tỷ lệ giá trị thị trường/giá trị sổ sách (P/B): 13
c. Tỷ số giá / dòng tiền : 14
6. Phân Tích Mở Rộng : 14
a. Vốn hoạt động thuần (NOWC): 14
b. Lợi nhuận hoạt động thuần sau thuế (NOPAT): 15
c. Dòng tiền tự do (FCF): 15
GVHD: TS Ngô Quang Huân Bài Tập QTTC Lớp: Đêm 1 – K20
Trang 3/ 27
d. Giá trị kinh tế gia tăng (EVA): 16
II. PHÂN TÍCH CƠ CẤU 16
1. Bảng Cân Đối Kế Toán : 16
2. Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh : 19
III. Phân TÍCH DuPont và MÔ HÌNH CHỈ SỐ Z : 20
1) Phân Tích DuPont : 20
2) Mô Hình Chỉ Số Z : 22
IV. PHÂN TÍCH LỜI LỖ: 23
V. PHÂN TÍCH ĐÒN BẪY TÀI CHÍNH 23
1) Đòn Bẩy Định Phí : 24
2) Đòn Bẩy Tài Chính : 24
3) Đòn Bẩy Chung : 25
CHƯƠNG III ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN 26
GVHD: TS Ngô Quang Huân Bài Tập QTTC Lớp: Đêm 1 – K20
Trang 4/ 27
CHƯƠNG I
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRI ỂN CÔNG TY
Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng HUD1 trực thuộc Tập Đoàn Phát Triển

Nhà Và Đô Thị (trước đây là Công ty Xây lắp và phát triển nhà số 1) được chuyển đổi
Cổ phần hóa từ Doanh nghiệp Nhà nước hạng I theo Quyết định số 1636/ QĐ-BXD
ngày 03 tháng 12 năm 2003 của Bộ xây dựng.
Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, HUD1 đã tham gia hoạt động và
đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực thi công xây lắp các loại công trình dân dụng;
Công nghiệp; Giao thông thuỷ lợi; Bưu chính viễn thông, đường dây và trạm biến thế
điện; Hạ tầng kỹ thuật trong các khu đô thị, khu công nghiệp; Trang trí nội ngoại thất
các công trình xây dựng. HUD1 đã thi công một số các công trình tiêu biểu như công
trình Hanoi Flower Manision IV, công trình Văn phòng trưng bày và giới thiệu sản phẩm
Atextport, công trình Trưng tâm phát triển phụ nữ Việt nam, công trình trụ sở làm việc
Công ty máy tính , công trình nhà ở cao tầng CT1- Linh Đàm, gói thầu C1B – Dự án
thoát nước và vệ sinh môi trường tại Hải phòng, và nhiều công trình khác đã được các
Chủ đầu tư đánh giá cao về chất lượng và tiến độ thực hiện. Song song với lĩnh vực
xây lắp, HUD1 ngày càng mở rộng lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản với diện
tích sàn nhà ở năm sau cao hơn năm trước và trên địa bàn các tỉnh trong cả nước.
Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng HUD1 ngày càng trưởng thành lớn mạnh
trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ, thiết bị xây dựng với đội ngũ nhân viên chuyên
nghiệp và giàu kinh nghiệm, công nhân lành nghề đáp ứng mọi yêu cầu về trình độ kỹ
thuật cao trong các công trình xây dựng. Đồng thời với chứng chỉ hệ thống quản lý chất
lượng ISO 9001-2008, toàn bộ các công trình do HUD1 thực hiện đạt các tiêu chuẩn kỹ
thuật đề ra và nhận được sự đánh giá cao từ phía khách hàng.
Với mục tiêu phát triển ổn định, bền vững, gia tăng giá trị thương hiệu, HUD1
luôn luôn chú trọng đầu tư chiều sâu, đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý, cán
bộ kỹ thuật, công nhân chuyên ngành, bổ sung và hiện đại hoá các trang thiết bị máy
móc, không ngừng nghiên cứu và áp dụng những công nghệ xây dựng tiên tiến nhất để
nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
GVHD: TS Ngô Quang Huân Bài Tập QTTC Lớp: Đêm 1 – K20
Trang 5/ 27
Bằng năng lực, kinh nghiệm cùng cơ chế hoạt động linh hoạt luôn thích ứng với
thị trường, HUD1 khẳng định sẽ mang lại cho khách hàng sự hài lòng về chất lượng

sản phẩm, hiệu quả về giá trị đầu tư và nâng cao giá trị thương hiệu.
Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1
Tên Tiếng Việt
Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1
Tên Tiếng Anh
HUD1 Investment and Construction Joint Stock
Company
Tên viết tắt
HUD1.,JSC
Địa chỉ
168 đường Giải phóng, Phường Phương Liệt, Quận
Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại
043 8687557
Số fax
083 8686557
Website
www.hud1.vn
Giám đốc
Ông Dương Tất Khiêm
Nhân viên CBTT
Ông Lương Công Tú
Vốn điều lệ (VND)
100.000.000.000
Sỡ hữu nhà nước
51
Chức năng kinh doanh
Đầu tư kinh doanh phát triển nhà, khu đô thị và khu
công nghiệp. Thi công xây lắp các loại công trình dân
dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, bưu chính viễn

thông, đường dây và trạm biến áp thế điện, công trình
kỹ thuật hạ tầng trong các khu đô thị, khu công nghiệp,
thi công lắp đặt thiệt bị kỹ thuật công trình, hệ thống cứu
hỏa, trang trí nội thất các công trình xây dựng. Tư vấn,
thiết kế các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp,
giao thông, thủy lợi. Sàn xuất kinh doanh xuất nhập
khẩu vật tư, thiệt bị, vật liệu xây dựng và công nghệ xây
dựng. Thi công lắp đặt hệ thống thông gió, chiếu sáng,
hệ thống điện, điện lạnh. Tư vấn giám sát xây dựng và
hoàn thiện các công trình dân dụng và công nghiệp.
Lĩnh vực phân ngành
Xây dựng
Ngày niêm yết
20/10/2011
Ngày chính thức giao dịch
03/11/2011
GVHD: TS Ngô Quang Huân Bài Tập QTTC Lớp: Đêm 1 – K20
Trang 6/ 27
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH C ỦA CÔNG TY
I. PHÂN TÍCH TỶ LỆ
1. Tỷ Lệ Thanh Khoản :
a. Tỷ lệ lưu động(CR) :
- Là tỷ lệ giữa giá trị tài sản ngắn hạn và giá trị nợ ngắn hạn. Tỷ lệ lưu
động cho thấy mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của HU1 có bao nhiêu
đồng tài sản ngắn hạn có thể sử dụng để thanh toán.
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
1.15

1.25
1.88
- Theo kết quả trong bảng thì năm 2011 có 1.88 đồng tài sản ngắn
hạn có thể thanh toán, trong khi năm 2010 là 1.25 đồng và năm
2009 là 1.15 đồng.
- Ta có thể thấy tỷ lệ lưu động của HU1 qua các năm đều lớn hơn.
Điều này có nghĩa là giá trị tài sản ngắn hạn của HU1 lớn hơn giá
trị nợ ngắn hạn. Như vậy nói chung tình hình thanh khoản của
HU1 tương đối tốt.
- Tỷ lệ lưu động năm 2011 và 2010 nhỏ hơn 2009, điều này cho
thấy khả năng thanh toán của HCM giảm dần qua các năm và có
xu hướng tiến về gần bằng 1.
- Khả năng thanh toán lưu động của HU1 tốt hơn.
b. Tỷ lệ thanh toán nhanh (QR) :
- Là tỷ lệ giữa tài sản ngắn hạn trừ đi giá trị hàng tồn kho và giá trị
nợ ngắn hạn. Tỷ lệ này cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn của HU1
có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn thanh khoản cao có thể huy
động ngay để thanh toán.
GVHD: TS Ngô Quang Huân Bài Tập QTTC Lớp: Đêm 1 – K20
Trang 7/ 27
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Tỷ lệ thanh toán nhanh
0.29
0.36
0.42
- Ta thấy với kết quả tính toán trong bảng, tỷ lệ thanh toán nhanh
< 1. Điều này có nghĩa là giá trị tài sản ngắn hạn thanh khoản

cao có thể sử dụng ngay của HU1 không đủ để đảm bảo cho
việc thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn, nếu các chủ nợ đòi
tiền cùng lúc. Như vậy, nhìn chung tình hình thanh khoản của
HU1 không tốt lắm, nhưng nếu chủ nợ không đòi tiền cùng lúc thì
công ty vẫn có thể hoạt động được.
2. Tỷ Lệ Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động
a. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản (TAT)
- Tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản của HU1 tạo ra được bao
nhiêu đồng doanh thu.
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Hiệu quả sử dụng tài
sản
1.28
0.92
1.08
-28%
17%
- Theo kết quả trong bảng cho thấy, năm 2009 mỗi đồng tài sản
tạo ra được 1.28 đồng doanh thu, năm 2010 là 0.92 đồng và năm
2011 là 1.08 đồng. Như vậy, hiệu quả sử dụng tổng tài sản giảm
vào năm 2010, nhưng sau đó tăng lên lại. Điều này cho thấy hiệu
quả sử dụng tài sản của HU1 tương đối ổn.
b. Vòng quay tồn kho :
- Cho biết bình quân hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng
trong 1 năm để tạo ra doanh thu
GVHD: TS Ngô Quang Huân Bài Tập QTTC Lớp: Đêm 1 – K20
Trang 8/ 27

Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Vòng quay tồn kho
1.73
1.27
1.52
-26%
19%
Số ngày tồn kho
208
283
238
- Theo kết quả trong bảng cho thấy, năm 2009 quay 1.73 vòng/
năm, năm 2010 là 1.27 vòng/năm và 2011 là 1.52 vòng/năm.
Như vậy, tốc độ vòng quay tồn kho HU1 khá nhanh không tốt.
- Ta thấy vòng quay tồn kho rất nhỏ làm cho số ngày tồn kho tăng
từ 208 ngày năm 2009 tăng lên 238 ngày năm. Điều này có
nghĩa là HU1 sử dụng hàng tồn kho chưa hiệu quả.
c. Kỳ thu tiền bình quân :
- Dùng để đo lường hiệu quả và chất lượng khoản phải thu. Nó
cho biết bình quân mất bao nhiêu ngày để HU1 có thể thu hồi
được khoản phải thu
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Vòng quay khoản phải
thu

14.83
7.12
5.87
-52%
-18%
Kỳ thu tiền bình quân
24.28
50.56
61.28
- Theo kết quả trong bảng cho thấy, năm 2009 quay được 14.83
vòng/ năm, năm 2010 là 7.12 vòng/năm và 2011 là 5.87
vòng/năm. Như vậy, tốc độ vòng quay khoản phải thu giảm dần
qua các năm.
GVHD: TS Ngô Quang Huân Bài Tập QTTC Lớp: Đêm 1 – K20
Trang 9/ 27
- Ta thấy vòng quay khoản phải thu lớn làm cho số ngày Kỳ thu
tiền bình quân tăng từ 24.28 ngày năm 2009 lên 61.28 ngày năm
2011. Điều này cho thấy HU1 có thời gian bán chịu khá dài.
3. Tỷ Lệ Tài Trợ :
a. Tỷ lệ nợ / Tổng tài sản :
- Đo lường mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho tổng tài sản và cho
biết nợ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn.
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Nợ / Tổng Tài Sản
87.49%
84.73%
83.10%

-3%
-2%
- Theo kết quả trong bảng cho thấy tỷ lệ Nợ / Tổng Tài Sản tăng
dần qua các năm, năm 2009 là 87.49%, sang năm 2010 là
84.73% và tới năm 2011 là 83.10%. Như vậy Nợ ngày càng
chiếm tỷ trọng giảm dần trong cơ cấu vốn của HU1.
b. Tỷ lệ thanh toán lãi vay :
- Phản ánh khả năng trang trải lãi vay từ lợi nhuận hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Tỷ lệ thanh toán lãi vay
2.87
4.69
- Theo kết quả trong bảng cho thấy, tỷ lệ thanh toán lãi vay của
HU1 > 1,7. Điều này có nghĩa là lợi nhuận trước thuế gấp 1,7 lần
chi phí lãi vay. Như vậy khả năng trả lãi của doanh nghiệp khá
tốt.
- Tỷ lệ thanh toán lãi vay vẫn tăng đều qua các năm. Điều này cho
phép HU1 duy trì khả năng trả lãi ngân hàng.
c. Tỷ lệ khả năng trả nợ :
GVHD: TS Ngô Quang Huân Bài Tập QTTC Lớp: Đêm 1 – K20
Trang 10/ 27
- Dùng để đo lường khả năng trả nợ gốc và lãi của doanh nghiệp
từ các nguồn doanh thu, khấu hao và lợi nhuận trước thuế.
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010

Năm 2011
Tỷ lệ khả năng trả nợ
0.06
0.04
0.11
-33%
175%
- Theo kết quả trong bảng cho thấy, tỷ lệ khả năng trả nợ của HU1
< 1. Điều này có nghĩa là nguồn tiền HU1 có thể sử dụng để trả
nợ nhỏ hơn nợ gốc và lãi phải trả. Kết quả tính toán ra năm 2011
là 0.11, chứng tỏ khả năng trả nợ gốc của HU1 là rất thấp.
- Tỷ số này giảm dần qua các năm. Tuy nhiên HU1 sẽ cần phải
tiếp tục nỗ lực nhiều để có thể tăng tỷ lệ khả năng trả nợ > 1.
4. Tỷ Lệ Đánh Giá Khả Năng Sinh Lời :
a. Doanh lợi gộp bán hàng và dịch vụ (GPM) :
- Cho biết lợi nhuận bán hàng và dịch vụ bằng bao nhiêu phần
trăm doanh thu.
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Doanh lợi gộp bán
hàng và dịch vụ
5.12%
6.22%
11.44%
- Theo kết quả trong bảng ta thấy, Doanh lợi gộp bán hàng và dịch
vụ của HU1 chỉ chiếm 11.44% doanh thu.
- Chỉ tiêu GPM tăng dần qua các năm từ mức 5.12% năm 2009
tăng lên 11.44% năm 2011

b. Doanh lợi ròng (NPM) :
- Cho biết lợi nhuận sau thuế bằng bao nhiêu phần trăm doanh
thu.
GVHD: TS Ngô Quang Huân Bài Tập QTTC Lớp: Đêm 1 – K20
Trang 11/ 27
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Doanh lợi ròng
1.99%
2.32%
4.71%
17%
103%
- Với kết quả trong bảng, năm 2009 lợi nhuận sau thuế chiếm
1.99% doanh thu. Sang tới năm 2011 lợi nhuận sau thuế chiếm
4.71% doanh thu. Điều này có nghĩa là 100 đồng doanh thu thì
tạo ra được 4.71 đồng lợi nhuận dành cho cổ đông.
- Theo kết quả trong bảng ta thấy, doanh lợi ròng của HCM tăng
dần qua các năm, từ 1.99% năm 2009 tăng lên 4.71% năm 2011.
c. Sức sinh lợi cơ bản (BEP) :
- Dùng để đánh giá khả năng sinh lợi cơ bản của doanh nghiệp,
chưa kể đến ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Sức sinh lợi cơ bản
5.05%

2.84%
8.56%
-44%
201%
- Với kết quả trong bảng cho thấy, năm 2009 trong 100 đồng tài
sản của HU1 thì tạo ra được 5.05 đồng lợi nhuận trước thuế và
lãi. Sang năm 2010 tạo ra chỉ có 2.84 đồng và năm 2011 thì
được 8.56 đồng. Mặc dù có giảm vào năm 2010, nhưng nhìn
chung sức sinh lợi của HU1 tăng dần.
d. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) :
- Dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của
công ty
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
GVHD: TS Ngô Quang Huân Bài Tập QTTC Lớp: Đêm 1 – K20
Trang 12/ 27
ROA
2.54%
2.12%
5.06%
-17%
139%
- Với kết quả trong bảng, ta thấy ROA đều dương qua các năm.
Điều này cho thấy HU1 kinh doanh có lãi. Năm 2009, cứ 100
đồng tài sản thì tạo ra 2.54 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2010 tỷ
lệ này giàm còn 2.12 đồng và năm 2011 là 5.06 đồng.
- Tỷ lệ ROA cũng tăng dần qua các năm. Như trên bảng kết quả
cho thấy, năm 2011 có một sự tăng trưởng ROA đột biến so với

năm 2010. Quan sát trong bảng cân đối kế toán và báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh cho thấy trong khi tốc độ tăng tổng tài
sản thấp nhưng tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế lại rất cao trong
năm 2011 so với 2010 đã làm cho ROA tăng mạnh.
e. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) :
- Dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần
phổ thông
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
ROE
24.26%
15.99%
33.62%
-34%
110%
- Với kết quả trong bảng, ta thấy ROE đều dương qua các năm.
Điều này cho thấy HU1 kinh doanh có lãi. Năm 2009, cứ 100
đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra 24.26 đồng lợi nhuận cho cổ
đông, năm 2010 tỷ lệ này là 15.99 đồng và năm 2011 là 33.62
đồng.
- Tỷ lệ ROE cũng tăng dần qua các năm. Như trên bảng kết quả
cho thấy, năm 2011 có một sự tăng trưởng ROE đột biến so với
năm 2010. Quan sát trong bảng cân đối kế toán và báo cáo kết
GVHD: TS Ngô Quang Huân Bài Tập QTTC Lớp: Đêm 1 – K20
Trang 13/ 27
quả hoạt động kinh doanh cho thấy trong khi tốc độ tăng vốn chủ
sở hữu thấp nhưng tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế lại rất cao
trong năm 2011 so với 2010 đã làm cho ROE tăng mạnh.

5. Tỷ Lệ Đánh Giá Theo Góc Độ Thị Trường :
a. Tỷ lệ giá/thu nhập (P/E) :
- Dùng để đánh giá sự kỳ vọng của thị trường vào khả năng sinh
lợi của công ty và cho biết số tiền mà nhà đầu tư sẽ trả cho 1
đồng thu nhập hiện tại.
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
PE
0
7.25
1.43
Giá thị trường ngày
31/12 (P)
20300
7600
Thu nhập trên một cổ
phiếu (EPS)
2,819
2,801
5,310
- Tỷ lệ PE giảm dần qua các năm cho thấy kỳ vọng của thị trường
vào khả năng sinh lợi của HU1 suy giảm. Tuy nhiên điều này
cũng bị ảnh hưởng một phần do đà suy giảm của thị trường
chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn điều chỉnh làm cho giá
HU1 giảm giá trong khi EPS HCM tăng dần qua các năm.
- Tỷ lệ P/E cũng cho biết số tiền mà nhà đầu tư sẽ trả cho 1 đồng
thu nhập hiện tai.
b. Tỷ lệ giá trị thị trường/giá trị sổ sách (P/B):

- Phản ánh sự đánh giá của thị trường vào triển vọng tương lai
của công ty.
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
P/B
0
1.92
0.47
GVHD: TS Ngô Quang Huân Bài Tập QTTC Lớp: Đêm 1 – K20
Trang 14/ 27
P
20300
7600
- Tỷ lệ P/B giảm dần qua các năm cho thấy thị trường không đánh
giá cao triển vọng của HU1. Sau hai năm 2009 và 2010 lớn hơn
1 thì sang năm 2011 P/B của HU1 giảm còn 0.47. Cũng giống
như sự suy giảm ở P/E, P/B của HCM cũng bị ảnh hưởng bởi
điều chỉnh của thị trường chứng khoán Việt Nam.
- So sánh với CNT, ta thấy CNT có cùng tình trạng giống HU1. Tỷ
lệ P/B của HU1 cũng giảm dần qua các năm, như vậy là thị
trường hiện đang không đánh giá cao giá trị sổ sách của cả hai
doanh nghiệp.
c. Tỷ số giá / dòng tiền :
- Cho biết số tiền mà nhà đầu tư sẽ trả cho 1 đồng dòng tiền
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011

Tỷ số giá/ dòng tiền
0.00
7.25
1.43
P
20300
7600
- Cũng giống như tỷ lệ P/E, tỷ số giá/dòng tiền của HU1 cũng giảm
dần qua các năm. Do ảnh hưởng của chứng khoán suy giảm
khiến cho giá HU1 giảm trong khi dòng tiền trên 1 cổ phần lại
tăng nhanh.
6. Phân Tích Mở Rộng :
a. Vốn hoạt động thuần (NOWC):
- Đo lường khoản vốn lưu động do các nhà đầu tư cung cấp.
Ngoài ra cũng phản ánh số lượng vốn hoạt động thực sự trong
công ty.
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
GVHD: TS Ngô Quang Huân Bài Tập QTTC Lớp: Đêm 1 – K20
Trang 15/ 27
NOWC
291,412,866,600
477,187,942,569
603,109,075,068
64%
26%
- Ta thấy vốn hoạt động thuần của HU1 có tăng trưởng qua các
năm nhưng tốc độ tăng chậm dần lại. Từ 64% năm 2010 xuống

còn 26% năm 2011. Điều này có nghĩa là HU1 gia tăng việc sử
dụng vốn vào kinh doanh và tạo lợi nhuận nhiều hơn là để đồng
vốn đứng im qua các năm.
b. Lợi nhuận hoạt động thuần sau thuế (NOPAT):
- Phản ánh lợi nhuận mà công ty tạo ra nếu họ không vay nợ và
chỉ giữ các tài sản hoạt động
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
NOPAT
20,102,965,212
16,961,996,826
68,638,519,255
-16%
305%
- Ta thấy lợi nhuận hoạt động thuần sau thuế của HU1 tăng mạnh
vào năm 2011. Điều nay cho thấy nếu HU1 không gia tăng vay
nợ và giữ các tài sản hoạt động thì vẫn có thể mang lại lợi nhuận
và thu nhập cho cổ đông.
c. Dòng tiền tự do (FCF):
- Đo lường dòng tiền thực có sẵn để chi trả cho các nhà đầu tư
sau khi công ty đã thực hiện đầu tư vào tài sản cố định, sản
phẩm mới và vốn lưu động cần thiết để duy trì hoạt động của
công ty
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
FCF

(350,496,048,728)
(507,051,644,870)
(264,391,145,777)
GVHD: TS Ngô Quang Huân Bài Tập QTTC Lớp: Đêm 1 – K20
Trang 16/ 27
-45%
152%
- Ta thấy dòng tiền tự do dùng để chi trả cho nhà đầu tư của HU1
đã chuyển từ âm hơn 350 tỷ năm 2009 sang dương hơn 264 tỷ
năm 2011. Điều này cho thấy sau 2 năm đầu tư nhiều vào tải
sản khiến cho dòng tiền tự do âm nhưng sang tới năm thứ 3 sự
đầu tư này đã mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Ở đây ta thấy
tuy FCF âm trong 2 năm 2009 và 2010 nhưng NOPAT vẫn
dương nghĩa là công ty vẫn tạo ra được lợi nhuận cho cổ đông.
Nhưng do đầu tư quá nhiều vào tài sản hoạt động nên tạm thời
làm cho FCF bị âm.
d. Giá trị kinh tế gia tăng (EVA):
- Dùng để ước lượng lợi nhuận kinh tế thực tế của công ty trong
năm, đã bao gồm việc tính chi phí của vốn chủ sở hữu. EVA
dương cho thấy thu nhập sau thuế lớn hơn chi phí vốn cần thiết
để tạo ra thu nhập và hoạt động của ban giám đốc tạo nên giá trị
cho cổ đông
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
EVA
8,974,864,756
3,963,436,227
20,762,533,014

-56%
424%
II. PHÂN TÍCH CƠ CẤU
1. Bảng Cân Đối Kế Toán :
TÀI SẢN
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
A - TÀI SẢN NGẮN HẠN
94.48%
96.00%
96.31%
I - Tiền và các khoản tương
đương tiền
8.29%
8.30%
6.93%
GVHD: TS Ngô Quang Huân Bài Tập QTTC Lớp: Đêm 1 – K20
Trang 17/ 27
II - Đầu tư tài chính ngắn hạn
0.00%
0.00%
0.00%
III - Các khoản phải thu ngắn
hạn
10.94%
19.36%

25.52%
phải thu khách hàng
9.88%
14.78%
21.22%
IV - Hàng tồn kho
71.37%
65.09%
61.07%
V - Tài sản ngắn hạn khác
3.87%
3.25%
2.79%
B - TÀI SẢN DÀI HẠN
5.52%
4.00%
3.69%
I - Các khoản phải thu dài hạn
0.00%
0.00%
0.00%
II - TS Cố định
2.71%
1.68%
1.50%
TSCD Hữu Hình
2.43%
1.50%
1.32%
TSCD Vô Hình

0.28%
0.18%
0.15%
Chi phí XDCB dở dang
0.00%
0.00%
0.02%
III - Bất động sản đầu tư
0.00%
0.00%
0.00%
IV - Các khoản đầu tư tài chính
dài hạn
0.80%
0.61%
1.35%
V - Tài sản dài hạn khác
2.02%
1.70%
0.85%
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
100%
100%
100%
NGUỒN VỐN
Năm
2009
Năm
2010
Năm

2011
A - NỢ PHẢI TRẢ
86.89%
83.33%
82.91%
I - Nợ ngắn hạn
78.31%
75.04%
82.47%
Vay và nợ ngắn hạn
24.64%
26.46%
21.33%
Phải trả người bán
41.90%
40.37%
38.40%
quỹ khen thưởng phúc lợi
0.00%
0.05%
0.17%
II - Nợ dài hạn
8.58%
8.29%
0.44%
Vay và nợ dài hạn
8.58%
8.28%
0.43%
B - VỐN CHỦ SỞ HỮU

11.13%
14.65%
15.39%
I - Vốn Chủ Sở Hữu
11.04%
14.65%
15.39%
GVHD: TS Ngô Quang Huân Bài Tập QTTC Lớp: Đêm 1 – K20
Trang 18/ 27
vốn đầu tư chủ sở hữu
7.97%
10.35%
8.52%
thặng dư vốn cổ phần
0.93%
2.42%
1.99%
quỹ đầu tư phát triển
0.18%
0.20%
0.26%
quỹ dự phòng tài chính
0.18%
0.18%
0.25%
lợi nhuận chưa phân phối
1.78%
1.50%
4.37%
nguồn vốn đầu tư XDCB

0.00%
0.00%
0.00%
II - Nguồn kinh phí và quỹ
khác
0.08%
0.00%
0.00%
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
100%
100%
100%
- Cơ cấu tài sản của HU1 cho thấy có sự gia tăng về tài sản ngắn hạn trong
khi lại giảm tài sản dài hạn. Trong phần tài sản ngắn hạn, ta thấy khoản
mục tiền của công ty tăng qua các năm, điều này cho thấy HU1 đang duy
trì tỷ lệ tiền cao để thanh toán trong bối cảnh vay nợ ngân hàng khó khăn
và kinh tế suy thoái. Ở khoản mục, đầu tư tài chính ngắn hạn , sau 2 năm
2009 và 2010 không có đầu tư thì sang năm 2011 công ty đã tiến hành đầu
tư nhỏ. Khoản mục khoản phải thu ngắn hạn gia tăng nhanh sau năm 2011
sau khi tăng chậm trong năm 2010 cho thấy ảnh hưởng của suy thoái kinh
tế và tín dụng thắt chặt tới khoản phải thu của công ty. Để tránh gặp khó
khăn trong thanh khoản công ty cần phải đẩy mạnh thu hồi công nợ khách
hàng và khống chế không để khoản phải thu tiếp tục tăng trong những năm
tới. Khoản mục hàng tồn kho của công ty liên tục giảm nhẹ qua các năm,
cho thấy công ty quyết định cắt giảm bớt tồn kho trong bối cảnh kinh tế suy
thoái khiến kinh doanh không thuận lợi và tăng dự trữ tiền để đảm bảo khả
năng thanh toán.
- Trong phần tài sản dài hạn, nhìn chung có sự suy giảm trong khoản mục
Tài sản cố định và Đầu tư tài chính dài hạn, trong khi lại tăng nhanh ở đầu
tư Bất động sản. Việc giảm đầu tư vào Tài sản cố định trong bối cảnh suy

thoái có thể tốt cho công ty nhưng nhìn về dài hạn thì việc này sẽ làm cho
GVHD: TS Ngô Quang Huân Bài Tập QTTC Lớp: Đêm 1 – K20
Trang 19/ 27
tốc độ tăng trưởng của HU1 không cao khi kinh tế phục hồi và tăng trưởng.
Với bối cảnh thị trường bất động sản suy thoái và trầm lắng trong thời gian
qua và dự kiến chỉ phục hồi sau 3 năm nữa thì việc HU1 tăng đầu tư vào
bất động sản có thể mang lại rủi ro cho công ty.
- Cơ cấu nguồn vốn của HU1 cho thấy có sự tăng nhẹ trong việc vay nợ và
giảm nhẹ vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, ta có thể thấy là nợ ngắn hạn và phải
trả người bán chiếm tỷ trọng hơn 46% cơ cấu nguồn vốn, với bối cảnh lãi
suất cao thì điều nay làm tăng chi phí tài chính và rủi ro tài chính của HU1.
Ngoài ra, với việc vốn chủ sở hữu gần như ít thay đổi trong khi nợ vay lại
tăng làm cho tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong cơ cấu giảm. Chỉ tiêu thặng dư vốn
cổ phần không đổi về giá trị trong suốt 3 năm cho thấy HU1 vẫn chưa sử
dụng hết nguồn vốn của mình.
2. Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh :
CHỈ TIÊU
Năm
2009
Năm 2010
Năm 2011
1. Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
100%
100%
100%
2. Các khoản giảm trừ doanh
thu
0.06%
0.00%

0.00%
3. Doanh thu thuần
99.94%
100.00%
100.00%
4. Giá vốn hàng bán
94.82%
93.78%
88.56%
5. Lợi nhuận gộp
5.12%
6.22%
11.44%
6. Doanh thu hoạt động tài
chính
1.27%
2.05%
0.50%
7. Chi phí tài chính
1.53%
2.28%
1.74%
Chi phí lãi vay
1.38%
0.00%
1.69%
8. Chi phí bán hàng
0.00%
0.00%
0.00%

9. Chi phí quản lý doanh
2.92%
3.47%
3.98%
GVHD: TS Ngô Quang Huân Bài Tập QTTC Lớp: Đêm 1 – K20
Trang 20/ 27
nghiệp
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
1.94%
2.51%
6.23%
11. Thu nhập khác
0.74%
0.79%
0.15%
12. Chi phí khác
0.10%
0.19%
0.11%
13. Lợi nhuận khác
0.64%
0.60%
0.04%
14. Tổng lợi nhuận trước
thuế
2.58%
3.10%
6.26%
15. Chi phí thuế TNDN hiện

hành
0.59%
0.78%
1.55%
17. Lợi nhuận sau thuế
TNDN
1.96%
2.04%
4.61%
Trong cơ cấu báo cáo kết quả kinh doanh, ta thấy doanh thu thuần thay
đổi không đáng kể nhưng do giá vốn hàng bán giảm nhẹ nên làm cho lợi
nhuận gộp tăng nhẹ qua các năm. Mặc dù chi phí tài chính tăng nhưng
doanh thu tài chính tăng nhanh hơn cộng với chi phí bán hàng giảm làm
cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng. Với việc Lợi nhuận
khác suy giảm nhưng không lớn nên Tổng lợi nhuận trước thuế của HU1
vẫn có cùng xu hướng tăng với Lợi nhuận thuần. Điều này dẫn đến HU1
phải nộp thuế nhiều hơn.Tuy nhiên điều quan trọng là lợi nhuận sau thuế
TNDN của HU1 tăng trưởng trong 3 năm.
III. Phân TÍCH DuPont và MÔ HÌNH CHỈ SỐ Z :
1) Phân Tích DuPont :
Năm
2009
2010
2011
LN Ròng /
Doanh Thu
1.96%
2.04%
4.61%
Doanh Thu /

1.2766
0.9152
1.0759
GVHD: TS Ngô Quang Huân Bài Tập QTTC Lớp: Đêm 1 – K20
Trang 21/ 27
Tổng TS
ROA
2.51%
1.86%
4.97%
Tổng TS / VCSH
9.5682
7.5385
6.6408
ROE
24.02%
14.02%
33.00%
Nhìn vào biểu đồ và bảng tính toán ta có thể thấy ROE của HU1 tăng qua
các năm là do cả 3 yếu tố LN Ròng/ Doanh thu thuần (tỷ lệ lãi gộp), Doanh
thu thuần/Tổng tài sản (vòng quay tổng tài sản) và Tổng tài sản/ VCSH (số
nhân VCSH) đều tăng và đóng góp vào mức tăng ROE. Trong đó vòng
quay tổng tài sản tăng nhanh nhất và ảnh hưởng lớn nhất. Tiếp đến là tỷ lệ
lãi gộp và số nhân vốn chủ sở hữu.Như vây, để tiếp tục tăng trưởng ROE
trong những năm tới, ban quản trị HU1 có thể tiếp tục cải thiện vòng quay
tổng tài sản và tỷ lệ lãi gộp. Với mục tiêu đó, trong một thị trường thép và
vật liệu xây dựng đang bị ảnh hưởng bởi kinh tế suy thoái và bất động sản
đóng băng, HU1 có thể nghiên cứu giảm giá bán hay tăng chiết khấu để
tăng lượng hàng bán ra làm cho doanh thu tăng lên. Đồng thời kết hợp với
việc giảm giá vốn hàng bán, chi phí quản lý, chi phí bán hàng để tăng lợi

nhuận ròng.Trong khi đó, giữ ổn định cơ cấu tài sản sẽ giúp tăng tỷ lệ lãi
gộp và vòng quay tổng tài sản. Từ đó làm tăng ROE của công ty.
GVHD: TS Ngô Quang Huân Bài Tập QTTC Lớp: Đêm 1 – K20
Trang 22/ 27
2) Mô Hình Chỉ Số Z :
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
TS Ngắn hạn / Tổng TS (X1)
93.81%
95.40%
96.17%
Lợi nhuận giữ lại / Tổng TS (X2)
0.04%
0.03%
0.02%
EBIT / Tổng TS (X3)
5.05%
2.84%
8.56%
Giá trị thị trường VCSH/ Tổng Nợ
(X4)
0.00%
15.94%
8.55%
Doanh thu / Tổng TS (X5)

1.2766
0.9152
1.0759
Chỉ số Z
2.57
2.26
2.57
Theo bảng kết quả ta thấy chỉ số Z của HU1 < 2,99 trong suốt 3 năm qua
và không có thay đổi nhiều, tuy chưa có nguy cơ phá sản, nhưng HU1
không nằm trong vùng an toàn. Trong cơ cấu của chỉ số Z, ta thấy ngoại
trừ tỷ lệ LN giữ lại/ Tổng TS và TSNH/Tổng TS gần như không đổi, hai chỉ
tiêu EBIT/Tổng TS và Doanh thu/Tổng TS lại có mức tăng mạnh kéo chỉ
GVHD: TS Ngô Quang Huân Bài Tập QTTC Lớp: Đêm 1 – K20
Trang 23/ 27
số Z tăng mặc dù GT thị trường VCSH/Tổng Nợ sụt giảm mạnh do ảnh
hưởng của suy giảm thị trường chứng khoán. Như vậy, ta có thể yên tâm
về sự ổn định của chỉ số Z với việc duy trì mức tăng của hai chỉ tiêu X3 và
X5, trong khi các yếu tố khác không đổi. Ngoài ra, với chỉ tiêu X4 thì trong
trung hạn khi thị trường chứng khoán hồi phục thì sẽ góp phần làm tăng
chỉ số Z cùng với những yếu tố khác.
IV. PHÂN TÍCH LỜI LỖ:
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Doanh thu
2,808,437,749,572
4,364,101,860,876
6,333,163,131,742
Doanh thu hoà vốn
1,385,785,974,005

1,756,662,213,307
2,498,007,455,846
Doanh thu hoà vốn tiền mặt
1,270,398,956,499
1,514,973,715,529
2,043,037,460,983
Doanh thu hoà vốn trả nợ
2,128,274,247,404
3,411,264,920,330
4,608,482,924,695
Lời thật
Lời thật
Lời thật
Với kết quả tính toán ta thấy, công ty HU1 hoạt động hiệu quả. Doanh thu của
công ty vượt mức hoà vốn và trả nợ và có lợi nhuận để chia cho cổ đông. Với dự
báo tình hình sẽ còn khó khăn trong 2 năm tới, để có thể đảm bảo có lợi nhuận
thực và trả được nợ, HU1 cần tiến hành giảm giá bán để tăng sản lượng tiêu thụ
từ đó giữ vững và tăng doanh thu. Bên cạnh đó, tiến hành cắt giảm các chi phí
cố định (bán hàng và quản lý doanh nghiệp) và chi phí biến đổi (giá vốn hàng
bán) cũng như là giảm bớt vay nợ để cắt giảm chi phí tài chính, đặc biệt là chi
phí lãi vay.
V. PHÂN TÍCH ĐÒN BẪY TÀI CHÍNH
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Đòn bẩy định phí (DOL)
1.63
1.87
1.28

Đòn bẩy tài chính (DFL)
1.53
1.00
1.27
Đòn bẩy chung (DTL)
2.49
1.87
1.63
GVHD: TS Ngô Quang Huân Bài Tập QTTC Lớp: Đêm 1 – K20
Trang 24/ 27
1) Đòn Bẩy Định Phí :
- Đòn bẫy định phí cao sẽ có lợi làm cho EBIT tăng cao trong khi
chỉ cần một mức thay đổi nhỏ về doanh thu. Tuy nhiên HU1 có xu
hưởng giảm dần đòn bẩy định phí qua các năm, từ mức 1.63
năm 2009 còn 1.28 năm 2011. Điều nay cho thấy công ty ít đầu
tư vào và giảm dần tỷ trọng của tài sản cố định. Điều này là phù
hợp với bối cảnh kinh tế gặp khủng hoảng từ năm 2008 khiến
cho doanh thu khó tăng mạnh như những năm trước và phụ
thuộc nhiều vào chính sách của chính phủ. Vì vậy để tránh một
sự suy giảm mạnh của EBIT khi doanh thusuy giảm, HU1 đã chủ
động giảm đòn bẩy định phí xuống để hạn chế bớt rủi ro kinh
doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều này sẽ gây bất lợi cho
HU1 khi kinh tế phục hồi và tăng trưởng trở lại, khi đó doanh thu
sẽ phải tăng nếu nhiều hơn để có thể tăng trưởng cao hơn EBIT.
Vì vậy, HU1 cần phải gia tăng đòn bẩy định phí lên khi nhận thấy
điều kiện kinh tế có phần khả quan và phục hồi để đảm bảo tỷ lệ
EBIT tăng, từ đó thúc đẩy EPS của công ty tăng.
2) Đòn Bẩy Tài Chính :
- Đòn bẫy tài chính cao sẽ giúp làm tăng lợi nhuận trên cổ phần
(EPS) nhưng đồng thời làm tăng rủi ro cho cổ đông. Lý do, là khi

tăng vay nợ quá một mức giới hạn thì khi đó EPS bắt đầu giảm
trong khi mức độ lãi vay tăng nhanh hơn. Khi đó công ty sẽ phải
dành phần lớn thu nhập để trả lãi và cổ đông sẽ không có thu
nhập. Ngoài ra, nếu đòn bẩy định phí cũng lớn thì sẽ gây mất khả
năng thanh toán của công ty do vừa phải trả lãi vừa phải trả cổ
tức cho cổ đông. Ở đây, HU1 có đòn bẩy tài chính tăng trong
năm 2011 so với 2009, sau khi quyết định giảm trong năm 2010.
Nhìn sang báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta có thể thấy,
lợi nhuận sau thuế của HU1 năm 2010 giảm so với năm 2009,
GVHD: TS Ngô Quang Huân Bài Tập QTTC Lớp: Đêm 1 – K20
Trang 25/ 27
điều này có nghĩa là quyết định tăng đòn bẩy tài chính của công
ty không hiệu quả, vượt quá mức giới hạn hiệu quả làm cho lợi
nhuận và EPS không tăng mà còn giảm. Sau khi quyết định quay
lại với mức đòn bẩy tài chính như cũ lợi nhuận và EPS của HU1
đã tăng mạnh. Như vây có thể thấy với mức đòn bẩy tài chính
hiện tại mang lại hiệu quả cho HU1 và công ty nên duy trì ở mức
độ này.
3) Đòn Bẩy Chung :
- Đòn bẩy chung HU1 năm 2011 đạt 1.63 lần giảm nhẹ so với năm
2009 đạt 2.49 lần. Nguyên nhân là do HU1 giảm đòn bẩy định phí
xuống làm cho đòn bẩy chung giảm. Để có thể làm tăng đòn bẩy
chung, HU1 cần tiến hành tăng đòn bẩy định phí. Tuy nhiên, điều
này còn phụ thuộc vào triển vọng kinh tế và thị trường bất động
sản. Với dự báo hiện tại thì công ty không nên thúc đẩy tăng đòn
bẩy chung vì sẽ dễ gặp rủi ro lớn về doanh thu và lợi nhuận.

×