Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

PHUONG PHAP DAY HOC SINH LOP 5 ĐOC DIEN CAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.89 KB, 21 trang )

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH LỚP 5 ĐỌC DIỄN CẢM
TRANG1
A. MỞ ĐẦU
Văn học là một loại hình nghệ thuật, giữ vai trò to lớn trong việc hình
thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Sự tiếp xúc thường xuyên của
học sinh tiểu học với các tác phẩm văn học được chọn lọc sẽ kích thích ở học
sinh sự nhạy cảm thẩm mỹ, phát triển ngôn ngữ và trí tuệ.
"Học sinh tiểu học được coi là cấp học nền tảng, đây là giai đoạn
bình minh của cuộc đời, là giai đoạn đang hình thành những tình cảm đạo đức
đầu tiên về thế giới xung quanh". Hơn ai hết, tuổi thơ luôn ngạc nhiên trước
cuộc sống điều mà người lớn chúng ta nhiều khi không có được. Trẻ em đến với
cuộc sống trong lòng mang ngọn lửa khát khao, hiểu biết khám phá và ham
muốn những nhận thức và cảm xúc của mình bằng các hình thức nghệ thuật một
cách tự nhiên, cho nên việc cho học sinh tiểu học tiếp xúc với tác phẩm văn
học rất quan trọng và cần thiết.
Thơ văn là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn, vì thế thơ văn rất
dễ đi vào lòng người. Ngay từ thủa lọt lòng, qua lời ru ngọt ngào của mẹ, giọng
kể ngọt ngào của bà, dù chưa biết thưởng thức những nhịp điệu êm dịu lúc lên
bổng, lúc xuống trầm, lúc ngân nga của lời thơ,văn đã góp phần tạo nên một thế
giới tình cảm của trẻ thơ. Thậm chí khi đã về già, ông, bà, cha, mẹ vẫn còn nhớ
một cách sâu sắc những cảm giác của buổi ban đầu khi được nghe tiếng ru hời
ru hỡi. Đó là những ký ức đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhân cách mỗi con người.
Trẻ thơ có một tâm hồn rất nhạy cảm với cái đẹp. Đây là lứa tuổi bắt
đầu của sự nhận thức và những tình cảm mãnh liệt, các em yêu thơ văn, thích
thơ văn và có nhu cầu đọc thơ văn. Học sinh đến với thơ ca bằng những rung
động đầu tiên ngọt ngào nhất, say mê nhất, những suy nghĩ phòng túng nhất.
Chính vì vậy, thơ ca có vai trò quan trọng góp phần hình thành và phát triển
nhân cách học sinh. Thơ là một phần của cuộc sống gợi lên cho trẻ những cảm
TRẦN THỊ HƯỜNG TRƯỜNG CHU VĂN AN
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH LỚP 5 ĐỌC DIỄN CẢM
TRANG2


xúc lành mạnh, thơ văn giúp học sinh nhận thức thế giới xung quanh về con
người, về cuộc sống xã hội xung quanh trẻ. Vì vậy thơ văn góp phần giáo dục
thẩm mỹ và phát triển ngôn ngữ.
Từ những vấn đề trên mà tôi chọn đề tài " phương pháp dạy học
sinh lớp 5 đọc diễn cảm " làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình để áp
dụng vào công tác giảng dạy tại lớp, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện cho học sinh.
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Như chúng ta đã biết, học sinh đặc biệt khó khăn phần lớn là con em đồng
bào các dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa vùng dân tộc. Do hạn chế về điều
kiện kinh tế xã hội nên các em cũng hạn chế về tiếng Việt, các em ít được giao
tiếp, khả năng giao tiếp cũng như khả năng tiếp xúc các thông tin đại chúng đối
với các em là rất khó khăn, Rào cản của học sinh đặc biệt khó khăn tiếp cận với
nền giáo dục hiện đại có chất lượng chính là rào cản về ngôn ngữ. Do vậy
những đối tượng học sinh này đã và đang được sự quan tâm đặc biệt để đảm
vảo chính sách giáo dục dân tộc của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt trong những
năm gần đây đã có nhiều lớp tập huấn, nhiều tài liệu hướng dần dạy học cho
học sinh đặc biệt khó khăn, tăng cường Tiếng việt cho vùng dân tộc thiểu số
cũng như công văn 886 của bộ Giáo dục và Đào tạo- Giáo dục Tiểu học áp
dụng đối với vùng miến đã góp một phần rất lớn trong việc dạy học đối với học
sinh vùng đặc biệt khó khăn. Thành quả lớn hơn hết thể hiện trong chất lượng
dạy học môn Tiếng việt.
TRẦN THỊ HƯỜNG TRƯỜNG CHU VĂN AN
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH LỚP 5 ĐỌC DIỄN CẢM
TRANG3
Ở cấp tiểu học môn tiếng Việt có một vị trí quan trọng trong tất cả các
phân môn ở trường, Nó hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng sử
dụng Tiếng Việt như nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp. Cung cấp

những kiến thức sơ giản về tiếng Việt, về tự nhiên, về xã hội, về con người, về
văn hóa và văn học … là cơ sở để phát triển tư duy cho trẻ tiếp thu và học các
môn khác.
Tiếng Việt TH có nhiều phân môn như tập đọc, học thuộc lòng, tập làm
văn, chính tả, tập viết… Mỗi phân môn đều có một chức năng quan trọng.
Trong đó tập đọc là môn học mang tính chấn tổng hợp vì ngoài nhiệm vụ dạy
học nó còn có nhiệu vụ trau dồi kiến thức cho học sinh (Về phát âm, từ ngữ, câu
văn…) Kiến thức bước đầu về văn học, đời sống và giáo dục tình cảm và thẩm
mĩ. Môn tập đọc ở trường Tiều học nói chung và ở lớp 5 nói riêng đặt ra một
nhiệm vụ quan trọng. Trong các giờ tập đọc học thuộc lòng học sinh biết đọc
diễn cảm bài văn bài thơ đã tập cho các em niềm sau mê hứng thú và để lại cho
các em vốn văn học đáng kể sau này. Cũng thông qua các bài văn học sinh hiểu
thêm về các vùng miền của đất nước, hiểu thêm được công sức của các tầng lớp
nhân dân đang ra sức xây dựng và bảo vệ tổ quốc, hiểu được các truyền thống
quý báu của dân tộc xung như có tác dụng mạnh mẽ đến gião dục mĩ cảm, học
sinh biết yêu cái đẹp.
Môn tập đọc không chỉ có nhiệm vụ trên mà còn kết hợp chặt chẽ với
chương trình tiếng Việt, Qua các bài văn chọn lọc của học sinh vừa cảm thụ
được cái hay cái đẹp vừa được học giúp các em sử dụng chính xác khi dùng từ
chính xác khi dùng từ đặt câu và giao tiếp.
Ở bậc TH nói chung và lớp 5 nói chung, môn tập đọc có hai yêu cầu chính:
- Rèn kĩ năng tập đọc
- Giúp học sinh cảm thụ tốt bài văn
TRẦN THỊ HƯỜNG TRƯỜNG CHU VĂN AN
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH LỚP 5 ĐỌC DIỄN CẢM
TRANG4
Học môn tập đọc, việc đọc và cảm thụ là hai khâu có quan hệ mật thiết với
nhau, gắn bó hỗ trợ đắc lực cho nhau. Cảm thụ tốt giúp cho việc đọc diễn cảm
tốt ngược lại việc đọc diễm cảm tốt giúp cho việc cảm thụ bài văn thêm sâu sắc.
Thật vậy, học sinh có đọc thông thạo được và trên cơ sở đã hiểu nội dung câu

thơ, câu văn, đoạn thơ, đoạn văn thì các em mới thể hiện được cảm xúc nghĩa là
đã hiểu tường tận nội dung và nắm được ý nghĩa giáo dục của bài. ĐIều đó
khẳng định rằng trong tiết dạy tập đọc lớp 5 việc luyện rèn kĩ năng đọc diễn
cảm cho học sinh là rất cần thiết. Trong giờ học, học sinh biết đọc diễn cảm thì
tiết học mới có hiệu quả cao.
Qua các lớp học dưới, học sinh lớp 5 đã có điều kiện và kĩ năng để đọc
diễn cảm tốt. Đọc diễn cảm chính là nghệ thuật đọc thơ văn được tiến hành
trong các nhà trường phổ thông.
Hiểu rõ tầm quan trọng của bộ môn tập đọc nói chung và việc rèn luyện kĩ
năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 nói riêng, dù dạy ở vùng miền nào thì đòi
hỏi người dạy phải nhận thực rõ trong từng phương pháp giảng dạy phù hợp
mới đem lại kết quả cao.
Qua những năm công tác tại trường Chu Văn An của huyện Cưmgar. Đăk
Lawk. Được phân công giảng dạy khối lớp 5 trong nhiều năm liền, tôi thấy chất
lượng đọc diễn cảm của học sinh trường tôi còn yếu, đặc biệt là ở khối lớp 5.
Bên cạnh đó điều kiện cơ sở vật chất của trường còn thiếu thốn trường có nhiều
học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh dân tộc thiểu số nên việc dạy cho các
em có vốn ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết là vô cùng cần thiết đối với mỗi học
sinh của trường chúng tôi. Với xu thế phát triển của xã hội ngày nay đòi hỏi về
tri thức của con người ngày càng cao… vì cậy để có được thành công phải trải
qua một quá trình rèn luyện kiên trì ngay từ đầu của cả thầy và trò. Để góp phần
nâng cao chất lượng cho học sinh tôi đã đúc rút kinh nghiệm nhỏ của mình để
TRẦN THỊ HƯỜNG TRƯỜNG CHU VĂN AN
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH LỚP 5 ĐỌC DIỄN CẢM
TRANG5
viết ra tập tài liệu nhắm để sử dụng trong quá trình dạy học. Đó là lý do mà tôi
viết đề tài “phương pháp dạy học sinh lớp 5 đọc diễn cảm”.
II. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI.
Xuất phát từ từ một số cơ sở lí luận khoa học, từ thực trạng việc dạy học
sinh làm quen với tác phẩm văn học, trong đó việc dạy học sinh đọc thuộc lòng

bài thơ, từ đó hệ thống hóa đưa ra một số biện pháp dạy học sinh đọc thuộc thơ
diễn cảm và ứng dụng vào một số tiết cụ thể, dựa trên những phương pháp
chung cơ bản cho học sinh làm quen với tác phẩm văn học.
III. THỰC TIỄN VÀ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI.
Các tác phẩm thơ thường có vần điệu, nhịp điệu với nhiều thể loại khác
nhau. Vì vậy muốn truyền đạt tốt tác phẩm giáo viên cần phải khai thác tác
phẩm, tìm hiểu kĩ bài thơ văn đó thuộc thể loại gì . Tìm hiểu nội dung bài thơ,
văn cách gieo vần,từ đó giáo viên xác định được giọng đọc, cách ngắt nghỉ,…
giúp học sinh cảm nhận được nhịp điệu, âm sắc của bài thơ để làm giàu cảm
xúc của học sinh. Từ đó giúp cho học sinh cảm nhận sâu sắc nội dung bài và
hứng thú hơn trong khi học phân môn tiếng việt.
CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ LUẬN
TRẦN THỊ HƯỜNG TRƯỜNG CHU VĂN AN
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH LỚP 5 ĐỌC DIỄN CẢM
TRANG6
I. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
1. Thuận lợi
*Giáo viên:
Nhà trường luôn tạo điều kiện cho tôi trong công giảng dạy.Khối 5
Có đội ngũ giáo viêncó tay nghề cao đầy đủ kinh nghiệm để giúp đỡ nhau.
* Học sinh:
Học sinh đã quen với cách học mới từ lớp 1,2,3,4 nên các em đã biết các
lĩnh hội và luyện tập thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Các em học sinh đều được học 2 buổi/ngày nên việc luyện đọc diễn cảm
rất thuận lợi.
2. Khó khăn
* Giáo viên:
Do đặc điểm của nhà trường là 100% lớp học 2 buổi 1 ngày nên việc
thăm lớp dự giờ học hỏi chuyên môn của mình, của bạn còn hạn chế. Trình độ
giáo viên chưa đồng đều đôi lúc còn giảng dạy theo phương pháp cũ. Nên việc

phân chia thời lượng lên lớp ở mỗi môn dạy đôi khi còn dàn trải, hoạt động của
cô - của trò có lúc thiếu nhịp nhàng.
* Học sinh:
Bên cạnh đó là học sinh với lối tư duy không cụ thể, một số phụ huynh
chưa thực sự quan tâm đến con em mình còn có quan điểm '' trăm sự nhờ nhà
trường, nhờ cô'' cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập bộ môn
II CƠ SỞ KHOA HỌC.
Tiếng Việt là một ngôn ngữ có nguồn gốc cổ xưa, đã trải qua một quá trình
hình thành và phát triển lâu dài đầy sức sống, là “thứ của cải vô cùng lâu đời và
vô cùng quý giá của dân tộc” (Hồ Chí Minh).
TRẦN THỊ HƯỜNG TRƯỜNG CHU VĂN AN
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH LỚP 5 ĐỌC DIỄN CẢM
TRANG7
Tiếng Việt đảm nhiệm một vai trò hết sức quan trọng cảu một ngôn ngữ
văn học phát triển toàn diện, được dùng trong mọi hoạt động của đời sống xã
hội. Mọi văn kiện quốc gia đều bằng Tiếng Việt. Nhà trường các cấp từ tiểu học
đến đại học đều dạy và học bằng Tiếng Việt. Các thành tựu về khoa học và kĩ
thuật đều được ghi lại bằng Tiếng Việt. Văn học nghệ thuật bằng Tiếng Việt
tiếp tục phát triển. Tiếng Việt là công cụ giao tiếp, là công cụ tư duy trong công
cuộc phấn đấu xây dựng một đất nước Việt Nam giàu đẹp.
Để cảm nhận hết cái hay cái đẹp trong tiếng việt giọng đọc cũng chiếm
một vị thế quan trọng. Giọng đọc ngang ngang, không có dấu hiệu trầm bõng,
đọc đều đều thì không thể nòi thu hút người nghe.Chính vì vậy mà đọc diễn
cảm là vấn đề quan trọng mà trong dạy học học sinh tiểu học mỗi giáo viên cần
nên quan tâm.
CHƯƠNG III.THỰC TIỄN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
I. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI.
Do điều kiện thời gian không nhiều và điều kiện của nhà trường còn hạn
chế nên tôi chỉ bước đầu tìm hiểu thực trạng kết quả đọc diễn cảm dành cho học
sinh lớp 5 trường tiều học Chu Văn An, huỵên Cưmgar và bước đầu áp dụng

cho lớp 5 mà tôi đang trực tiếp giảng dạy.
II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1, Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 5 trường Tiểu học Chu Văn An.
Do điều kiện trong hè các em chưa quan tâm đến việc ôn tập và luyện
đọc ở nhà, việc yêu sách của học sinh còn thấp kém nên việc đọc lưu loát của
học sinh chưa cao. Chính vì thế mà vấn đề đọc diễn cảm chưa được các em
được rất ít em học sinh quan tâm và làm được.
2, Khách thể nghiên cứu:
TRẦN THỊ HƯỜNG TRƯỜNG CHU VĂN AN
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH LỚP 5 ĐỌC DIỄN CẢM
TRANG8
Do điều kiện hạn chế nên tôi chỉ tiến hành nghiên cứu thông qua 48 em
học sinh trướng Tiểu học Chu Văn An
Qua nhiều năm giảng dạy ở khối lớp 5 cũng như qua quá trình quan sát,
dự giờ thăm lớp sinh hoạt chuyên môn trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệm
trong khối lớp 5 và khối lớp 4 ở thời gian trước đây tôi có nhật xét sau:
1. Về người dạy
Hầu hết giáo viên khá tôn trọng phương pháp dạy học mới “Thầy thiết kế
trò thi công” lấy học sinh làm trung tâm. Các giáo viên đều cố gắng tìm tòi,
nghiên cứu để giảng dạy phân môn tập đọc nhưng chất lượng chưa cao. Bởi
phương pháp và hình thức áp dụng dạy học còn cứng nhắc, chưa phù hợp với
từng đối tượng học sinh vùng miền, chỉ coi trọng một vấn đê đọc to thành tiếng
hoặc có hướng dẫn đọc diễn cảm nhưng chỉ lướt qua, giọng giảng bài của giáo
viên còn thiếu chất truyền cảm….Bên cạnh đó việc áp dụng công văn của 896
của bộ GD&ĐT-GDTH về việc tinh giản nội dung khó đối với vùng miền nên
một số giáo viên chủ quan khi dạy ít chú ý đến khâu luyện đọc diễn cảm cho
các em học sinh vì vậy chất lượng giờ học tập đọc chưa cao.
2. Về người học.
Học sinh của trường phần lớn là học sinh dân tộc thiểu số, nhiều học sinh

có hoàn cảnh khó khăn hạn chế về Tiếng Việt, nhiều em thiếu đồ dùng học tập,
chưa mạnh dạn tự tin trong giao tiếp nên chất lượng đọc của học sinh chưa đồng
đều.Các em đã biết đọc thành bài văn bài thơ, có cố gắng để đọc đúng từ khó
nhưng đọc hiểu và năm nội dung bài rất ít. Do vậy không nêu được ý chính của
bài chưa biết đọc diễn cảm toàn bài văn. Khi đọc ở các dấy phẩy, dấu chấm câu
còn ngừng nghỉ như nhau, chưa đọc đúng giọng câu hỏi câu cảm, chưa phân
biết giọng kể và giọng nhân vật.
TRẦN THỊ HƯỜNG TRƯỜNG CHU VĂN AN
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH LỚP 5 ĐỌC DIỄN CẢM
TRANG9
Qua điều tra khảo sát chất lượng học sinh ngay từ đầu năm học tôi nhận
thấy số lượng học sinh đã biết đọc diễn cảm bài thơ rất ít. Cụ thể điều tra chất
lượng đọc của học sinh lớp 5 đầu năm học 2009-2010 tôi có số liệu cụ thể như
sau
Lớp Tổng số
học sinh
Đọc nhỏ,
ấp úng
Đọc to,
rõ, lưu loát
Đọc diển
cảm
5A 23 8 12 3
5B 25 10 11 4
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Trong những năm vừa qua tôi được tham gia các lớp tập huấn phương
pháp dạy học mới.
Tham gia lớp dự án đối với vùng đặc biệt khó khăn tham gia các kì thi giáo
viên dạy giỏi các cấp …tôi thấy chất lượng đọc của học sinh các trường điểm
rất tốt. Nhìn lại hiện trnagj của lớp mình qua điều tra tôi đã phân tích và tự đặt

ra cho mình câu hỏi: Phải làm gì? Làm như thế nào? Để khắc phục tình trạng đó
và nâng cao chất lượng đọc cho học sinh của lớp mình. Qua quá trình nghiên
cứu tôi đã tiền hành sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu đó là:
phương pháp điều tra, phương pháp đối chứng, phương pháp tổng quát trong
từng giai đoạn và suốt năm học. Từ mỗi giai đoạn, mỗi tiết học tôi đều lấy kết
quả đã đạt được để đối chứng với kết quả giai đoạn trước, với kết năm trước và
cuối cùng đi tổng hợp số liệu và rút ra bài học kinh nghiệm để áp dụng vào bài
giảng của mình phù hợp nhất với từng đối tượng học sinh.
Từ yêu cầu thực tiễn của môn tập đọc nói chung và rèn luyện kỹ năng nói
cho học sinh lớp 5 tôi đã tự đặt cho mình phải nhận thức được tầm quan trọng
yêu cầu của bộ môn với yêu cầu thực tế.
TRẦN THỊ HƯỜNG TRƯỜNG CHU VĂN AN
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH LỚP 5 ĐỌC DIỄN CẢM
TRANG10
Trong giảng dạy môn tập đọc qua nhiều năm gần đây, tôi đã tích cực
nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm giảng dạy cách truyền thụ kiến thức đặc biệt là
việc rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh. Muốn rèn cho học sinh đọc
diễn cảm tốt trước hết trong mọi giờ tập đọc giáo viên cần hướng dẫn học sinh
cách phát âm chuẩn, đọc đúng đắn, có ý thức, trôi chảy sau đó mới yêu cầu đọc
diễn cảm. Tính đúng đắn sẽ nâng cao tốc độ đọc và cho phép đọc có ý thức hơn.
Nếu không hiểu cáo đang đọc thì không thể đọc lưu loát và diễn cảm được. Vậy
đọc diễn cảm chính là nghệ thuật đọc thơ văn nó thể hiện nội dung qua giọng
đọc và ngữ điệu giúp cảm thụ tốt tác phẩm văn học.
Đọc diễn cảm thể hiện ở kỹ năng dùng ngữ điệu, biết nghỉ hơi ở dấu chăm,
ngắt hơi ở dấu phẩy hoặc chố phần tách ý, biết đọc liền các tiếng trong từ ghép
từ láy hoặc cụm từ cố định ngoài ra cần biết đọc đúng giọng câu kể, câu hỏi biết
phân biệt giọng người dẫn truyện với từng tuyến nhân vật có tính cách khác
nhau. Đọc diễn cảm là biểu hiện cao của đọc có ý thức và chỉ thực hiện được
trên cơ sở đọc đúng, đọc nhanh. Do vậy dù đọc ở mức độ nào cũng phải yêu cầu
phát âm đúng song cũng ko nên quá nhấn mạnh các phụ âm tr/ch, s/x, l/n làm

giọng mất tự nhiên.
Để đạt những yêu cầu trên tôi đã tiến hành phương pháp rèn đọc diễn cảm
cho học sinh như sau:
2, Giải pháp chủ yếu
Phương pháp tiến hành
Sử dụng nhiều phương pháp linh hoạt phù hợp với từng bài đọc và từng
đối tượng học sinh như phương pháp làm mẫu, thực hành, thảo luận, động biên
khen ngợi ….
TRẦN THỊ HƯỜNG TRƯỜNG CHU VĂN AN
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH LỚP 5 ĐỌC DIỄN CẢM
TRANG11
Sau khi nhận lớp tôi đã cho lớp ổn định chung về cách tổ chức lớp. Qua
tìm hiển điều tra để nắm chắc đối tượng học sinh, đặc biệt là vể kỉ năng đọc và
phân loại học sinh theo ba đối tượng.
- Đối tượng 1: học sinh biết đọc diễn cảm
- Đối tượng 2: học sinh mới chỉ biết đọc to và lưu loát
- Đối tượng 3: học sinh đọc nhỏ, lí nhí (phần lớn là học sinh dân tộc, học
sinh hòa nhập
Dựa vào đó tôi đã sắp xếp chỗ cho học sinh những em đọc yếu ngồi cạnh
những em đọc khá đọc tốt để đôi bạn cùng tiến tiếp theo giáo viên nêu tầm quan
trọng, yêu cầu cơ bản về rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm giúp các em cảm thụ
bài văn bài thơ của từng chủ đề. Hướng dần các em đóng một quyển sổ ghi lại
những bài thơ có giá trị về nội dung nghệ thuật
Sau khi tiến hành như vậy tôi bước vào giảng dạy hướng dần các em đọc
diễn cảm theo các bước sau:
Phương pháp làm mẫu kết hợp với thực hành được chú trọng hơn cả. Muốn
các em đọc được tốt người giáo viên phải là người đọc mẫu chuẩn mực, đọc hay
để có sức lôi cuốn các em tập trung vào bài học, đọc mẫu nhiều lần để giúp các
em bắt chước cách thể hiện giọng đọc từ cô giáo. Trước khi học bài tập đọc
giáo viên phải dặn học bài nhiều lần ở nhà và tìm hiểu nội dung bài tập đọc

+ Đối với các em biết đọc diễn cảm giáo viên chọn các em đọc mẫu cho
học sinh yêu đọc theo.
+ Đối với các em biết đọc to rõ ràng cần động viên các em đọc diễn cảm
hơn nữa giáo viên gọi các em đọc tốt đọc lại sau khi giáo viên đọc mẫu. Từ chỗ
hai, ba em đọc tôi nhân điển hình cho cả lớp rồi cho các em tự nhận xét lần
nhauTiếp tục những giờ học sau giáo viên đặt ra câu hỏi: các bạn đọc đã hay
chưa? Hay như thế nào? Để cho các em tự nhận xét đánh giá về nhau. Bằng
TRẦN THỊ HƯỜNG TRƯỜNG CHU VĂN AN
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH LỚP 5 ĐỌC DIỄN CẢM
TRANG12
những hình thức đối với học sinh đọc yếu ( chủ yếu là những em học sinh dân
tộc vùng dân tộc tôi dùng phương pháp khắc phục như: không nên đưa ra yêu
cầu quá cao, tức thời cho các em.
Cô giáo đọc mẫu cho các em giỏi đọc tốt nhận xét rồi gọi các em đọc kém
nhận xét rồi giáo viên cho cá em đọc yếu đọc lại câu văn đoạn văn giáo viên
vừa đọc mẫu. Rèn kĩ năng đọc nhiều lần, hướng dẫn cách ngắt hơi, nghỉ đúng
chỗ. Cứ thế nhiều lần các em sẽ tiến bộ trông thấy (muốn giúp các em tiến bộ
nhanh người giáo viên tuyệt đối không được chê hoặc nói những khuyết điểm
của các em trước tập thể lớp mà phải khéo léo dùng lời nói của mình động viên
vừa khích lệ các em thì kết quả đọc mới tiến bộ
Đối với những em đọc thiết thừa tội gọi cá em đọc lại nhiều lần để các em
năm đúng nội dùng bài học
Việc rèn đọc đòi hỏi người giáo viên không được nản, không được buông
thả. Đòi hỏi chúng ta phải tỉ mỉ và cặn kẽ phải thật sự quan tâm đến các em chú
trọng đến việc dạy thật học thật mới đem lại kết quả tốt.
Ví dụ cụ thể khi dạy bài: cậu bé thông minh
Bài văn được viết theo thể kê chuyện kể về cậu bé thông minh tài giỏng
nhanh trí. Tình tiết câu chuyện hấp dẫn sinh động, khi đọc học sinh cần làm rõ
những chi tiết đó bằng cách đọc nhấn giọng vừa phải các từ ngữ “ầm ĩ” “tìm
được” “trọng thưởng”

Đặc biệt những câu đối thoại giữa đức vua và cậu bé ngữ điệu đọc phải
toát lên vẻ ngộ nghĩnh ngây thơ những thể hiện sự thông minh của cậu bé.
Đối với bài văn xuôi, khi đọc ngoài việc tìm những dấu câu đặc biệt (câu
hỏi, câu cảm) để hướng dẫn học sinh đọc. Giáo viên còn phải chú trọng cách
TRẦN THỊ HƯỜNG TRƯỜNG CHU VĂN AN
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH LỚP 5 ĐỌC DIỄN CẢM
TRANG13
nghỉ hơi ở dấu chấm, ngắt hơi ở dấu chấm phấy. dấu hai chấm, đặc biệt phải
ngắt hơi ở chỗ không có dấu câu nhưng đó là chỗ tách ý.
VD: Khi dạy bài “Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai” tiếng việt 5 tập 1
“Cuộc đấu tranh dũng cảm/ và bền bỉ của họ/ được sự ủng hộ của những
người yêu chuộng tự do/ và công lí trên toàn thế giới.”
Đối với các bài thơ tùy thơ từng thể loại thơ mà tôi hướng dẫn học sinh
cách đọc sao cho đúng với nhịp câu thơ.
Đối với các loại bài thơ, văn tùy theo từng thể loại mà tôi hướng dẫn học
sinh cách đọc sao cho đúng nhịp, giọng câu văn. Với những bài thơ được sáng
tác theo thể thơ lục bát mang âm điệu mượt mà, tình cảm của thể thơ truyền
thống của dân tộc, có vần đề đọc tôi thừơng gọi những em đọc yếu đọc để các
em thể hiện theo năng khiếu của mình, và khen ngợi các em kịp thời.
“Với đôi cánh/ đẫm nắng trời
Bầy ong bay đến/ trọn đời tìm hoa
Không gian là/ nẻo đường xa
Thời gian vô tận/ mở ra sắc màu”
(Nguyễn Đức Mậu)
Hoặc:
Đêm đêm tôi vừa chợp mắt
Cánh cửa lại rung lên tiếng đập cánh
Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ
Tiếng lăn như đá lở trên ngàn
(Nguyễn Quang Thiều)

Trong chương trình cải cách có rất nhiều bài thơ thuộc thể thơ 4 chữ. Nên
việc luyện đọc thể thơ này cũng rất cần thiết.
TRẦN THỊ HƯỜNG TRƯỜNG CHU VĂN AN
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH LỚP 5 ĐỌC DIỄN CẢM
TRANG14
Việc đọc diễn cảm thường gắn liền với ngữ điệu nên tôi thường gắn liền
với cử chỉ, nét mặt để làm tăng thêm tính gợi cảm của câu văn như: Vẻ thân mật
vui vẻ, ngạc nhiên căm giận.
Để có kết quả cao trong khhi luyện đọc cho học sinh, giáo viên phải tạo
được trong lớp một không khí thoải mái để học sinh dễ cảm thụ được bài thơ,
văn., có tâm trạng chờ đợi và chú ý nghe giáo viên đọc và cũng từ đó các em dể
học tập và bắt chướcgiáo viên khi đọc.Khi rèn đọctôi thường chú ý đến:
Đối với những học sinh rụt rè nhút nhát nên khuyến khích, không gắt
gỏng tạo mối thân thiện trong môi trường giáo dục.
- Đối vởi các em học sinh hay nghịch ngợm dể phân tán tư tưởng gióa viên
thỉnh thoảng chỉ định các em đọc tiếp.
- Đối với các em đọc yếu tôi thường xuyên chỉ cho cá em một cách tỉ mỉ
đọc vad hổ trợ tăng cường tiếng việt cho các em.RA thêm yêu cầu cho các em
tự luyện ở nhà vad thường xuyên kiểm tra.
3. Giải pháp hỗ trợ: Bên cạnh những giải pháp chủ yếu cân lồng ghép
những giải pháp hổ trợ mới đem lại kết quả cao.
Giáo viên cần có thái độ ân cần khi rèn cho học sinh đọc diễn cảm, phải
luôn gần gũi với học sinh và thường xuyên động viên khen ngợi kịp thời
Lập kế hoạch đôi bạn cùng tiến.
Thường xuyên trao đổi với phụ huynh, nhắc nhở phụ huynnh phải thường
xuyên động viên nhắc nhở con em mình.
Tóm lại sau mỗi giờ tập đọc tôi thường kiểm tra chất lượng đọc của học
sinh lớp mình thông qua việc đọc thành tiếng, khi đọc diễn cảm giữa cá nhân.
Đọc theo phân vai trên cả ba đối tượng( giỏi, khá, trung bình, yếu) Xem các em
đọc diễn cảm hay chưa.

TRẦN THỊ HƯỜNG TRƯỜNG CHU VĂN AN
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH LỚP 5 ĐỌC DIỄN CẢM
TRANG15
IV. KIỂM NGHIỆM ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ.
Qua quá trình giảng dạy, nhờ đã kiên trì bền bỉ áp dụng những biện pháp
rèn đọc như đã nêu trên nên tôi đan tiến hành khảo sát và có số liệu cụ thể như
sau:
BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐỌC CỦA HỌC SINH LỚP 5A NĂM
2009-2010
Sĩ số:23 Đọc nhỏ ấp
úng
Đọc to, rõ
ràng, lưu loát
Đọc diễn
cảm
Đầu năm 8 10 5
Cuối học kì 1 8 8 7
Giữa học kì 2 4 9 10
Cuối học kì 2 1 9 13
BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐỌC CẢU HỌC SINH LỚP 5A NĂM
HỌC 2010-2011
Sĩ số:22 Đọc nhỏ ấp
úng
Đọc to rõ ràng
lưu loát
Đọc diễn
cảm
Đầu năm 10 8 4
Cuối học kì
1

8 8 6
Giữa học kì
2
4 8 10
Cuối học kì
2
1 7 15
BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐỌC CẢU HỌC SINH LỚP 5B NĂM
HỌC 2010-2011
TRẦN THỊ HƯỜNG TRƯỜNG CHU VĂN AN
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH LỚP 5 ĐỌC DIỄN CẢM
TRANG16
Sĩ số:26 Đọc nhỏ ấp
úng
Đọc to rõ ràng
lưu loát
Đọc diễn
cảm
Đầu năm 10 10 6
Cuối học kì
1
8 10 7
Giữa học kì
2
5 7 14
Cuối học kì
2
2 5 19
Qua kết quả khảo sát và số liệu ghi chếp tôi rất phấn khởi thấy rằng: trong
các giờ tập đọc học sinh học say mê và sôi nổi hơn kĩ năng đọc diễn cảm được

nâng lên rõ rệt.
Có nhiều em đầu năm học đọc còn yếu đến giữa học kì II đã đọc to rõ ràng
lưu loát hơn. Những em học trung bình khá trở lên đã đọc diễn cảm bài văn theo
đúng yêu cầu đề ra. Cũng chính từ việc rèn đọc diễn cảm cho cá em đã làm
chocacs em mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong giao tiếp, môn tập làm văn có nhiều
tiến bộ, cách dùng từ đặt câu chính xác hơn….làm cho giờ học trở nên nhẹ
nhàng không còn nặng nề lúng túng như đầu năm học. Đây chính là điều mà tôi
tâm đắc nhất và vui nhất khi áp dụng sáng kiến của mình vào thực tế dạy học
của lớp mình. Tuy kết quả chưa được mỹ mãn như ý nhưng đó chính là thành
công vước đầu nghiên cứu mày mò ra biện pháp đọc diễn cảm cho học sinh lớp
mình
CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN
I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
TRẦN THỊ HƯỜNG TRƯỜNG CHU VĂN AN
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH LỚP 5 ĐỌC DIỄN CẢM
TRANG17
Trên đây là một vài phương pháp rèn đọc diến cảm cho học sinh lớp 5
vùng đặc biệt khó khăn. Để đạt được hiệu quả trên qua kinh nghiệm giảng dạy
tôi tự rút ra một số kết luận sư phạm như sau:
Muốn rèn cho học sinh đọc diễn cảm tốt trước hết người thầy phải có
nghiệp vụ sư phạm tốt đặc biệt là phần đọc mẫu của thầy phải chuẩn, hay, có
sức lôi cuốn học sinh, việc đọc mẫu của thầy xem như là chuẩn mực đẻ học sinh
bắt chước so sánh đánh giá với giọng đọc của mình.
Giáo viên phải năm chắc đối tượng học sinh để có những biện pháp dạy
học đạt kết quả cao nhất nhằm phát huy hết tính tích cực của học sinh. Khéo léo
gây bầu không khí sôi nổi kích thích hứng thú học tập và nâng cao ý thức tự
giác của học sinh
Giáo viên giàu lòng yêu nghề, mến trẻ nhiệt tình gương mẫu trong phương
pháp soạn giảng, phát hiện và sửa sai kịp thời cho học sinh luôn động biên
khích lệ học sinh khi các em có tiến bộ động biên các em thể hiện năng khiếu

của mình trước tập thể lớp tạo ra môi trường thân thiện, học sinh tích cực. Phối
hợp nhịp nhàng về chương trình môn tập đọc với các môn khác như tập làm
văn, kể chuyện…
II. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT.
Để học sinh được tiếp tục nâng cao về chât lượng đọc, tôi mạn phép đưa ra
một vài ý kiến đề xuất với các cấp lãnh đạo như sau:
Cần quan tâm đến cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học để học sinh vùng đặc
biệt khó khăn được học ngày hai buổi.
- Cần quan tâm hơn nữa đôi với giáo viên tiếu học, thường xuyên bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên ở các phân môn nhất là phân môn
tập đọc.
TRẦN THỊ HƯỜNG TRƯỜNG CHU VĂN AN
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH LỚP 5 ĐỌC DIỄN CẢM
TRANG18
Phải tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ nhận thức của mình, luôn
tìm tòi để cải tiến phương pháp giảng dạy, phải biết phối kết hợp với gia đình
để làm tốt hoạt động này.
Kính mong hội đồng khoa học xem xét cũng như bổ sung những vấn
đề còn thiếu, còn yếu hoặc chưa phù hợp khi cá nhân tôi thực hiện đề tài này.
Để tôi tiếp tục rèn luyện điều chỉnh góp phần vào việc chăm sóc, giáo dục trẻ
đạt kết quả tốt.
III. KẾT LUẬN.
Với lương tâm nghề nghiệp, chúng ta là những người kế tục ươm những
mầm non tương lại cho tổ quốc, chính vì vậy, chúng ta cần cố gắng tìm tòi,
nghiên cứu, tham khảo và đưa ra những giải pháp đọc diễn cảm cho học sinh để
góp phần phong phú trong dạy học tiểu học. . Tạo nền tảng phát triển con người
mới cho xã hội.
Trên đây tôi đã trình bày những vấn đề phương “háp dạy học sinh lớp 5
đọc diễn cảm”dựa vào khả năng nhận thức của bản thân. Dựa vào tài liệu tham
khoả trong quá trình công tác và những ý kiến của đồng nghiệp. Song vẫn còn

nhiều khiếm khuyết về hành văn, cách sắp xếp chủ đề trong đề tài, nội dung,
phạm vi nghiên cứu chưa sâu rộng. Rất mong sự góp ý chân thành của ban lãnh
đạo các cấp. Tôi hi vọng rằng trong tương lai sẽ có nhiều công trình nghiên cứu
phong phú nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học trong thời kì
đổi mới.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Sách giáo viên tiếng Việt 5
2. Bồi dưỡng thường xuyên chu kì 3
3. Tài liệu tăng cười tiếng việt cho học sinh vùng dân tốc thiểu số
TRẦN THỊ HƯỜNG TRƯỜNG CHU VĂN AN
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH LỚP 5 ĐỌC DIỄN CẢM
TRANG19
4. Tài liệu dạy học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
5. Trang web: blogtamtay.vn
TRẦN THỊ HƯỜNG TRƯỜNG CHU VĂN AN
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH LỚP 5 ĐỌC DIỄN CẢM
TRANG20
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU 1
B. NỘI DUNG 2
CHƯƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ 2
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2
II, MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA CHỌN ĐỀ TÀI 5
III, THỰC TIỄN VÀ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 5
CHƯƠNG II CƠ SỞ LÍ LUẬN 6
I, CƠ SỞ THỰC TIỄN 6
II, CƠ SỞ LÝ LUẬN 6
CHƯƠNG III: THỰC TIỄN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 7
I, GIỚI HẠN ĐỀ TÀI 7

II, PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 7
III, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
IV, KIỂM NGHIỆM ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 15
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN 17
I, BÀI HỌC KINH NGHIỆM 17
II, Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 17
III, KẾT LUẬN 18
THAM KHẢO 19
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH 21
MỤC LỤC 20
TRẦN THỊ HƯỜNG TRƯỜNG CHU VĂN AN
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH LỚP 5 ĐỌC DIỄN CẢM
TRANG21
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH CÁC CẤP














TRẦN THỊ HƯỜNG TRƯỜNG CHU VĂN AN

×