Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Tình trạng ô nhiễm tiếng ồn ở thành phố HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.17 KB, 8 trang )

Mục bổ sung
1. Tình trạng ô nhiễm tiếng ồn ở thành phố HCM
Tiến hành đo tiếng ồn tại 150 điểm quan trắc đặt trên 30 tuyến đường của TP
HCM, tiến sĩ Nguyễn Đinh Tuấn, Trường Cao đẳng Tài nguyên và môi trường TP
HCM, kết luận: "Tiếng ồn ở mọi nơi mọi lúc ở đây “đều vượt mức cho phép”.
Theo đó, ở tuyến đường đông xe có hầu hết số lần đo vượt tiêu chuẩn ở mức cao;
còn những tuyến đường khác cũng không có kết quả khá hơn. Đáng báo động nhất
là ngay cả đêm khuya, từ 10 giờ đêm đến 6 giờ sáng, mức độ ồn đo được vẫn quá
giới hạn gấp nhiều lần.
Không riêng kết quả đo nói trên, kết quả quan trắc tiếng ồn của Chi Cục bảo
vệ môi trường TP HCM từ đầu năm 2009 cũng đáng lo ngại.
Tất cả các lần đo ở 6 trạm quan trắc gồm: Ngã tư An Sương, Ngã sáu Gò Vấp,
Vòng xoay Hàng Xanh, Đinh Tiên Hoàng- Điện Biên Phủ, Vòng xoay Phú Lâm và
Ngã tư Huỳnh Tấn Phát- Nguyễn Văn Linh nhiều lần đạt tới 85 decibels (dBA),
vượt xa ngưỡng tiếng ồn cao nhất cho phép là 75dBA.
Nhận xét trạm có mức độ ồn cao nhất là trạm An Sương”. “Thủ phạm” chủ yếu là
do ở đây lượng xe tải, xe cơ giới qua lại gây hiệu ứng cộng hưởng tiếng ồn quá lớn.
Mức độ ô nhiễm tiếng ồn gia tăng chóng mặt
Trước năm 2008, mức tăng trung bình tiếng ồn trên địa bàn TP HCM khoảng
0,2-04 dBA nhưng từ năm đến năm 2009, độ ồn đã gia tăng chóng mặt bằng 14 năm
trước đó cộng lại.
Trong 3 nguồn gây tiếng ồn chính: hoạt động công nghiệp, giao thông, xây
dựng- dịch vụ thì tại TP HCM, nguyên nhân của sự gia tăng mức độ ồn phần lớn
đều do giao thông gây ra. Trong mấy năm gần, mỗi năm TP tăng 10% xe hơi cá
nhân. Dự kiến, nhu cầu sử dụng xe hơi sẽ còn tăng cao hơn nữa và tắc nghẽn giao
thông nghiêm trọng là điều khó tránh khỏi. Với tình hình này, ô nhiễm tiếng ồn sẽ
còn tăng vùn vụt hơn
Chỉ cần quá ngưỡng cho phép, tiếng ồn đã rất đáng báo động. Vì tiếng ồn
không muốn nghe sẽ quấy rầy, gây ức chế thần kinh, căng thẳng, stress cho công
việc, học tập… Đáng ngại hơn, tiếp xúc với tiếng ồn lâu ngày sẽ làm cho con người
mất sự nhạy cảm với âm thanh, dần dần gây bệnh điếc không thể cải thiện được.


Quy hoạch để chống ồn
Có thể chia ra bốn 4 loại nguồn gây ồn là để từ đó quy hoạch và loại trừ những
nguồn ồn không chấp nhận được.
- Chấp nhận được so với quy định
- Vượt quy định nhưng có khả năng khắc phục
- Không khắc phục được
- Không được phép có trong đô thị
Với nguồn gây tiếng ồn "không khắc phục được", nếu là xe cộ thì không cho
phép lưu thông, còn nếu là máy móc sản xuất thì phải yêu cầu cơ sở thay đổi công
nghệ.
Riêng với nguồn gây tiếng ồn "không được phép có trên đô thị", chính quyền
thành phố phải có biện pháp cấm hẳn.
Mục B1.1 Tổng quan về ảnh hưởng tiếng ồn do phương tiện giao thông cơ
giới gây ra tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2000-2009.
2. Đặc điểm quy hoạch dân cư tại TP.Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm thành phố Sài Gòn. Chợ lớn và tỉnh Gia
Định trước đây. Thành phố Hồ Chí Minh ở vào vị trí chiến lược, là đầu cầu đi vào
đất Nam Bộ, có đường giao thông thủy bộ quan trọng, có bến cảng giao lưu được
với Đông Nam Á và thế giới, nên từ rất sớm đã trở nên nơi tập trung dân cư đông
nhất ở Lục tỉnh Nam Kỳ. Dân số thành phố Hồ Chí Minh đã tăng lên đột biến trong
hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, bởi những
vùng nông thôn bị tàn phá và bởi chính sách đô thị hóa cưỡng bức của chính quyền
Sài Gòn.
Vào năm 1698, dân số toàn vùng Sài Gòn chỉ mới ước độ 1 vạn đã tăng lên khoảng
60.000 người (1819). Khi thực dân Pháp đánh chiếm Sài Gòn, một phần quan trọng
cư dân ở đây bị tản lạc vì chiến tranh, do vậy dân số sụt xuống chỉ còn độ 20.000
vào năm 1863. Những năm sau đó do chiến sự chấm dứt và do sự phát triển kinh tế
Sài Gòn-Chợ Lớn, dân số đã tăng nhanh: 100.000 năm 1890 tăng lên 300.000 người
vào năm 1921. Đến năm 1945 dân số vùng Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định đã là
450.000 người. Năm 1954, số dân đã tăng lên đến gần 2 triệu người và Sài Gòn-Gia

Định đã trở thành thành phố đông dân nhất miền Nam Việt Nam. Từ năm 1954 đến
1975 dân số Sài Gòn-Gia Định từ 2 triệu người tăng lên 3,9 triệu người.
Từ năm 1975 đến nay, do nhiều biến động cơ học như một số lớn dân cư hồi hương,
đi xây dựng vùng kinh tế mới, xuất cảnh, đi thanh niên xung phong, xây dựng các
nông lâm trường... cộng với một số mới sanh sẵn, nên dân số thành phố Hồ Chí
Minh chỉ giao động trong khoảng trên dưới 4 triệu người (1989).
Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 Thành phố Hồ Chí Minh có dân số
7.123.340 người, gồm 1.812.086 hộ dân, bình quân 3,93 người/hộ. Phân theo giới
tính: Nam có 3.425.925 người chiếm 48,1%, nữ có 3.697.415 người chiếm 51,9% .
Dân số thành phố tăng nhanh, trong 10 năm từ 1999-2009 dân số thành phố tăng
thêm 2,086.185 người, bính quân tăng gần 209.000 người/năm, tốc độ tăng
3,53%/năm, chiếm 22% số dân tăng thêm của cả nước trong vòng 10 năm. Quận
Bình Tân có dân số lớn nhất với 572.796 người, tương đương với dân số một số
tỉnh như: Quảng Trị, Ninh Thuận; huyện Cần Giờ có dân số thấp nhất với 68.213
người. Không chỉ là thành phố đông dân nhất Việt Nam, quy mô dân số của Thành
phố Hồ Chí Minh còn hơn phần lớn các thủ đô ở châu Âu ngoại trừ Moscow và
London. Theo số liệu thống kê năm 2004, 85,24% dân cư sống trong khu vực thành
thị và Thành phố Hồ Chí Minh cũng có gần một phần năm là dân nhập cư từ các
tỉnh khác. Cơ cấu dân tộc, người Kinh chiếm 92,91% dân số thành phố, tiếp theo tới
người Hoa với 6,69%, còn lại là các dân tộc Chăm, Khmer... Những người Hoa ở
Thành phố Hồ Chí Minh cư trú ở khắp các quận, huyện, nhưng tập trung nhiều nhất
tại Quận 5, 6, 8, 10, 11 và có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế thành phố.
Sự phân bố dân cư ở Thành phố Hồ Chí Minh không đồng đều, ngay cả các quận
nội ô. Trong khi các quận 3, 4, 5 hay 10, 11 có mật độ lên tới trên 40.000 người/km²
thì các quận 2, 9, 12 chỉ khoảng 2.000 tới 6.000 người/km². Ở các huyện ngoại
thành, mật độ dân số rất thấp, như Cần Giờ chỉ có 96 người/km². Về mức độ gia
tăng dân số, trong khi tỷ lệ tăng tự nhiên 1,07% thì tỷ lệ tăng cơ học lên tới 1,9%.
Theo ước tính năm 2005, trung bình mỗi ngày có khoảng 1 triệu khách vãng lai tại
Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 2010, có số này còn có thể tăng lên tới 2 triệu.
Mặc dù Thành phố Hồ Chí Minh có thu nhập bình quân đầu người rất cao so với

mức bình quân của cả Việt Nam, nhưng khoảng cách giàu nghèo ngày các lớn do
những tác động của nền kinh tế thị trường. Những người hoạt động trong lĩnh vực
thương mại cao hơn nhiều so với ngành sản xuất. Sự khác biệt xã hội vẫn còn thể
hiện rõ giữa các quận nội ô so với các huyện ở ngoại thành.
4. Đặc điểm dòng phương tiện giao thông cơ giới tại TP.Hồ Chí Minh
4.1. Xe cơ giới tại TPHCM tăng nhanh chóng mặt
Thống kê đến cuối năm 2008, TPHCM mới chỉ có hơn 4 triệu xe cơ giới.Nhưng
đến tháng 6/2009, con số này đã là 4,26 triệu xe và đến nay là 4,3 triệu xe, bao gồm
hơn 391.000 xe ô tô và hơn 3,91 triệu xe mô tô.
Theo thống kê của UBND TPHCM, từ đầu năm 2008 đến tháng 7/2009, mỗi ngày
trung bình TPHCM tăng 108 xe ô tô và 878 xe mô tô. Trong 8 thángđầu năm 2009
đã tăng 7,5%. Các năm trước, tốc độ tăng trưởng hàng nămcũng trên dưới 10%.
4.2. Tỉ lệ xe cơ giới trên đầu người quá cao
Tính ra, diện tích của TPHCM chưa bằng 1% cả nước nhưng số phươngtiện giao
thông cá nhân đã chiếm 1/3 số lượng của cả nước. Với dân sốtrên 7,1 triệu người,
tỷ lệ xe cơ giới trên số dân của TP đã vượt mức1/2 (tức là 2 người có hơn 1 chiếc
xe). Đó là chưa kể còn khoảng 1triệu xe thô sơ 2, 3 bánh các loại.
Ngoài ra, hiện TP cũng có không dưới 1 triệu người ngoại tỉnh tạmtrú hoặc đưa xe
vào TP lưu thông mỗi ngày. Lượng người này hầu hết đềutrong độ tuổi lao động, tỷ
lệ sở hữu xe cơ giới rất cao.
4.3. Mật độ xe cơ giới lưu thong trên đường dày đặc
Theo ước lượng của ông Trần Quang Phượng, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải
TPHCM thì con số xe cơ giới ngoại tỉnh lưu thông trên địa bàn TPHCM mỗi ngày
cũng gần đến 1 triệu chiếc. Tính tổng cộng, TPHCM đã có khoảng 5,3 triệu xe cơ
giới lưu thông trên đường hàng ngày.
Theo thống kê của UBND TPHCM, trên địa bàn TPHCM hiện có khoảng
3.583con đường với tổng chiều dài gần 3.767 km và diện tích mặt đường gần 25,7
triệu m2, mật độ đường giao thông so với diện tích thành phố chỉ mới đạt
1,8km/km2. Tính trung bình, mỗi xe cơ giới tại TPHCM chỉ có chừng 5m2 mặt
đường để lưu thông.

4.4. Quá tải, tình trạng kẹt xe ngày càng nghiêm trọng
Chính sự quá tải này đã dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông ngày càng nghiêm
trọng tại TPHCM thời gian gần đây. Năm 2007, TP chỉ có 29 vụ ùn tắc kéo dài
trên 30 phút, đến năm 2008 đã có 48 vụ, tăng 66%. Tuy nhiên trong 8 tháng đầu
năm 2009 đã có đến 35 vụ, tăng 9 vụ (38%) so với cùng kỳ năm 2008.
5. Ảnh hưởng tiếng ồn do phương tiện GT cơ giới gây ra tại TP.Hồ Chí Minh
Hiện nay cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh tại các thành phố lớn thì mặt trái của nó
là vấn đề ô nhiễm môi trường, trong đó có ô nhiễm tiếng ồn. Tiếng ồn ở đây là cộng hưởng
âm thanh của tất cả phương tiện lưu thông, đặc biệt là tiếng còi hơi của xe buýt và xe tải.
Mặc dù chúng ta có qui định về tiếng ồn ở khu dân cư, các thông số kỹ thuật
cho phương tiện lưu thông, cấm lắp đặt còi hơi nhưng người đi đường vẫn phải giật
mình vì tiếng còi hơi mà xe buýt và xe tải tự cải tiến. TP.HCM nói riêng và các
thành phố lớn nói chung có rất nhiều phương tiện lưu thông, điều này làm cho đô
thị vốn đã ồn càng ồn với các tiếng còi xe và mức chịu tác động của người dân
nhiều hơn.
Ở mức độ vừa phải, tiếng ồn không nguy hại đến sức khỏe, nhưng nếu tiếp xúc với
tiếng ồn cường độ cao (> 75dB) trong thời gian dài sẽ gây bệnh điếc không hồi
phục và tác động lên hệ thần kinh gây mệt mỏi, stress gián tiếp làm tăng các bệnh
tim mạch, bệnh đường tiêu hóa.
Công tác quản lý tiếng ồn là một thách thức lớn không chỉ ở đất nước chúng ta mà
trên cả thế giới (như cải thiện cơ sở hạ tầng, phương tiện giao thông, tăng cường
giao thông công cộng). Nhưng trong điều kiện chúng ta hiện nay, nhằm góp phần
xây dựng một đô thị an toàn, văn minh thì việc xử lý nghiêm các phương tiện giao
thông vi phạm gây ồn là cần thiết. Các cơ quan chức năng nên nghiên cứu việc đặt
các biển hiệu cấm tiếng còi xe trong nội thành thành phố để góp phần giảm ồn cho
đô thị, bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.
Ở tp HCM thì hầu như trên tất cả các tuyến đường lớn thì tiếng ồn đều vượt ngưỡng
cho phép. Trong đó có một số tuyến vượt đến mức phải báo động như:
- Xa lộ Hà nội, tuyến này nằm ở vùng ven đô thị nên các xe tải, conteno hoạt
động rất nhiều. Ngoài động cơ với công suất lớn đã gây tiếng ồn thì các còi của các

loại phương tiện này cũng có công suất rất lớn nên đã gây ra tiếng ồn trầm trọng .

×