Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Đề tài Khảo sát thực trạng và khả năng tiêu thụ Cao Su tại Mộc Châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.64 KB, 35 trang )

Lời cảm ơn
Với tấm lòng thành kính và biết ơn, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
tới kỹ sư Phạm Quang Thắng . Giảng viên khoa Nông - Lâm trường Đại học
Tây Bắc đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài và hoàn thành bản báo cáo này.
Tôi xin bày tỏ biết ơn của mình tới các thầy cô giáo trong khoa
Nông - Lâm trường Đại học Tây Bắc đã dạy bảo, chân thành đóng góp ý
kiến giúp cho đề tài tôi được hoàn thiện hơn .
Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Nông Nghiệp huyện Mộc Châu đã
giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các bạn trong lớp K48 Đại
học Nông học trường Đại học Tây Bắc đã giúp đỡ tôi trong qúa trình thực
tập.
Cuối cùng tôi xin gửỉ lời cảm ơn chân thành tới tất cả người thân ,
bạn bè những người luôn bên cạnh động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và thực hiện đề tài.
Sơn La, ngày tháng năm 2010
Sinh viên
Hoàng Việt Hà

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàng Việt Hà K48 Nông Học
Phần 1. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Việt Nam là nước quan tâm đến lĩnh vực trồng rau từ rất sớm. Với khí
hậu và thổ nhưỡng thuận lợi có thể trồng được nhiều loại rau ôn đới hiện
Việt Nam đang sở hữu một nguồn tài nguyên rau rất đa dạng, từ các loài rau
xứ nhiệt đới được trồng ở các vùng đồng bằng đến rau ôn đới trồng trên các
cao nguyên như Đà Lạt (Lâm Đồng), Mộc Châu (Sơn La) và những vùng
núi như Sa Pa (Lào Cai)… Sự phát triển của ngành sản xuất rau Việt Nam
trong thời gian qua đã mang lại cho các sản phẩm rau của Việt Nam sự đa
dạng và chất lượng vượt bậc so với thời gian trước. Vì vậy việc trồng rau ở


nước ta đang được chú trọng đầu tư và phát triển bằng việc mở rộng qui mô
và diện tích sản xuất trên cơ sở xây dựng các vùng chuyên canh về sản xuất
rau phục vụ cho nhu cầu trong nước.Chính vì thế trong những năm gần đây
tỉnh Sơn La đã quan tâm chú trọng, đầu tư và phát triển lĩnh vực trồng rau
theo hướng sản xuất hàng hóa ở những vùng có điều kiện sinh thái thích
hợp, đặc biệt phải kể tới cao nguyên Mộc Châu. (Giới thiệu qua về su su:
tình hình sản xuất, giá trị, thị trường để làm bật nên tính cấp thiết của đề
tài…)
Cao nguyên Mộc Châu nằm ở độ cao 1050m so với mực nước biển,
đặc điểm khí hậu có tính chất đặc thù riêng: ở giữa cao nguyên là một vùng
tiểu khí hậu với mùa hè mát mẻ có nhiệt độ trung bình là 20
0
C và mùa đông
khô ráo hơn các vùng khác, thuận tiện cho phát triển một số giống rau ôn đới
đặc trưng như cải bắp, súp lơ và đặc biệt là việc trồng su su lấy quả và lấy
ngọn. Cây su su được đưa vào trồng tại Mộc Châu triển khai dưới hình thức
thâm canh vào năm 2004 và cho hiệu quả kinh tế cao. Đến năm 2005 hội
Nông dân thị trấn đã đưa cây su su vào trồng đại trà và trở thành sản phẩm
2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàng Việt Hà K48 Nông Học
hàng hoá có giá trị kinh tế cao. Tuy là cây trồng đang mang lại hiệu quả cao
nhưng đến nay, việc phát triển cây su su ở huyện Mộc Châu hiện vẫn theo
kiểu mạnh ai nấy làm, chưa ổn định được diện tích cần có quy hoạch định
hướng phát triển xây dựng thương hiệu cho loại rau sạch mang nét đặc sản
này.Xuất phát từ tình hình thực tiễn đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Khảo sát thực trạng sản xuất và khả năng tiêu thụ rau su su tại huyện
Mộc Châu- tỉnh Sơn La” .
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích
Tìm hiểu thực trạng sản xuất và thị trường tiêu thụ rau su su tại huyện

Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
1.2.2 Yêu cầu
- Đánh giá được thực trạng sản xuất su su tại huyện Mộc Châu
- Đánh giá được thị trường tiêu thụ su su tại huyện Mộc Châu
- Đề xuất được các giải pháp nhằm phát triển su su tại Mộc Châu
(Chú ý đến lỗi chính tả, đánh máy: Vd: Sau các dấu: (.), (,), ), ” thì phải cách
ra mới viết tiếp, sau các dấu: (, “ thì không được cách…)
3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàng Việt Hà K48 Nông Học
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình nghiên cứu cái gì? trên thế giới
Đây chỉ là một số thông tin về phân loại, không phải là Tình hình nghiên
cứu cái gì? trên thế giới
Cây Su su đã được ghi chép lần đầu bởi các nhà thực vật học trong tác
phẩm năm 1756 của P.Browne. Năm 1763, nó được phân loại bởi Jacquin là
Sicyos edulus và bởi Adanson là Chocho edulus. Swartz đã phân loại chi của
su su như ngày nay là Sechium.
Phân loại khoa học
Giới (regnum): Plantae
Bộ (ordo): Cucurbitales
Họ (familia): Cucurbitaceae
Chi (genus): Sechium
Su su (danh pháp khoa học: Sechium edule), tiếng Trung gọi là dưa
phật thủ (Phật thủ qua), tiếng Pháp gọi là chouchou - phát âm như su-su
trong tiếng Việt. Nguyên sản của cây su su là Braxil được đem trồng vào đảo
Reunion từ năm 1836 sau đó được truyền đến các nước miền Nam châu Âu
và các nước vùng nhiệt đới. Costa Rica là quốc gia xuất khẩu chính su su ra
khắp thế giới như EU, Hoa Kỳ .Su su là một loại quả quan trọng trong chế
độ ăn uống của Mexico. Bang Veracruz là bang trồng su su quan trọng nhất
của Mexico và cũng là nơi xuất khẩu chính quả su su, chủ yếu qua Mỹ.

Su su là loại cây có hoa đực và hoa cái trên cùng một cây ( đơn tính
cùng gốc). Thân thuộc dạng thân bò, dài từ 10- 15m.Trong suốt mùa trồng
4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàng Việt Hà K48 Nông Học
trọt su su ưa ẩm và khí hậu mát mẻ, nhiệt độ phù hợp cho su su là 20- 25
0
C.
Nhiệt độ thấp hơn 12
0
C hay cao hơn 28
0
C su su đều tàn lụi.Tùy theo vùng
thông thường ở vùng cao su su có thể trồng và cho thu hoạch quả từ tháng 5
đến tháng 9 trong năm, tùy điều kiện tự nhiên của từng vùng mà su su được
trồng mùa vụ khác nhau.[6]
Su su là cây thân leo, thuộc họ Bầu bí, cùng với dưa hấu, dưa chuột và
bí sống dai, có rễ phình thành củ, lá to bóng, hình chân vịt có 5 thùy, tua
cuốn chia 3-5 nhánh. Hoa nhỏ, đơn tính cùng gốc có màu trắng vàng, hoa
đực hợp thành chùm, hoa cái đơn độc ở nách lá, chỉ nhị dính nhau, bầu 1 ô, 1
noãn. Quả su su là dạng quả thịt có hình quả lê cạnh lồi dọc và sần sùi, to
bằng nắm tay chứa 1 hạt lớn hình cầu. Theo phân tích thành phần hóa học
trong quả su su gồm: 94% nước, 0,85% protit, 3,7% gluxit, khoảng 4% là
vitamin C.[2]
5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàng Việt Hà K48 Nông Học
Trong những năm gần đây sản xuất rau cao cấp đã và đang trở thành 1
ngành kinh tế mũi nhọn đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông nghiệp của
nhiều nước trên thế giới. Các loại rau đã được đưa vào danh sách ưu tiên là
gừng, ớt, cà chua, cải bắp, rau bản địa…
2.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Thông tin còn quá ít, ít nhất cần:
- tại một số vùng
- Tại Mộc Châu
Tại Việt Nam cây su su được trồng phổ biến ở Đà Lạt, Sa Pa, Tam
Đảo, Mộc Châu, hiện nay còn được trồng tại khu vực tỉnh Hoà Bình. Cây su
su ưa khí hậu mát mẻ, độ ẩm trung bình trong năm tương đối cao, với những
vùng có điều kiện tưới tiêu quả su su khi thu hoạch thường có vẻ mọng và ít
gai hơn đối với giống su su gai. Sản xuất rau, quả an toàn đã triển khai
nhiều năm được nhiều hộ nông dân, nhiều địa phương hưởng ứng tham gia.
Nhưng để nhận biết rau, quả an toàn và rau, quả không an toàn khi lưu thông
tiêu thụ trên thị trường rất khó phân biệt. Vì vậy vấn đề đặt ra cho người sản
xuất là phải có Thương hiệu cho rau, quả an toàn, tạo độ tin cậy cho người
tiêu dùng, đảm bảo những quy định về VSATTP, đảm bảo đủ sức cạnh tranh
trên thị trường trong và ngoài nước.[4]
Su su Tam Đảo đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường rau
an toàn và cao cấp trong nước, các hộ gia đình trồng su su ở đây đều được
cấp mã số, mã vạch riêng khi lưu hành trên thị trường.[3] Hiện nay quả su
su chiếm trên 90% tổng lượng rau quả sạch của Mộc Châu xuất đi các tỉnh
thành, với doanh thu năm 2008 đạt trên 30 tỷ đồng, tuy nhiên việc tiêu thụ
su su đang gặp nhiều khó khăn do chưa xây dựng được thương hiệu và bị tư
6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàng Việt Hà K48 Nông Học
thương thao túng, ép giá. Sản lượng đạt hàng trăm tấn mỗi năm, nhưng cả
huyện chỉ có hai HTX thực hiện thu mua su su với số lượng không đáng kể,
người nông dân phải tự mình mò mẫm kỹ thuật trồng, chăm sóc và tìm đầu
ra cho sản phẩm. Cây su su được đưa vào trồng tại Mộc Châu triển khai
dưới hình thức thâm canh vào năm 2004 và cho hiệu quả kinh tế cao. Đến
năm 2005 hội Nông dân thị trấn đã đưa cây su su vào trồng đại trà và trở
thành sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế cao. Thời gian cho thu hoạch kéo
dài từ tháng 4 đến tháng 12, thu 5-7 ngày 1lứa, năng suất thâm canh có thể

đạt 90-120 tấn quả/ha.Vốn đầu tư ban đầu cho 1 ha su su lấy quả khỏang 30
triệu đồng.
Theo thống kê năm 2008 của phòng thống kê huyên Mộc Châu, tại Mộc
Châu có 101,6 ha; Năng suất đạt 250 tạ/ha; Sản lượng cả năm đạt 2540 tấn.
Đến năm 2009 tại Mộc Châu có 291,8 ha trồng susu, năng suất đạt 235 tạ/ha,
sản lượng đạt 6856,6 tấn.
Khu vực trồng su su được phân bố chủ yếu ở Thị trấn Mộc Châu,thị trấn
nông trường, xã Đông Sang, Phiêng Luông, Vân Hồ, Lóng Luông =>tập
trung ở những nơi có khí hậu mát mẻ.
2.3 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sản xuất rau su su tại
huyện Mộc Châu (Phần này chỉ viết khoảng 1/4 của phần 2)
(Quá dài không cần thiết so với nội dung nghiên cứu: em cần tổng quan
tài liệu chính, cơ bản về: sản xuất su su, thị trường su su)
2.3.1 Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Mộc Châu là huyện miền núi nằm trên cao nguyên đá vôi vùng Tây
Bắc với độ cao trung bình khoảng 1000m so với mặt nước biển, về phía
7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàng Việt Hà K48 Nông Học
Đông Nam của tỉnh Sơn La, có diện tích tự nhiên là 202,513 ha nằm ở tọa độ
địa lý 20
0
40' - 21
0
7' vĩ độ bắc, 104
0
26' - 105
0
5' kinh độ đông.
Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Hoà Bình

Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Yên Châu
Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hóa và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào
Phía Bắc giáp huyện Phù Yên
Huyện Mộc Châu là cửa ngõ đặc biệt quan trọng của tỉnh Sơn La và vùng
Tây Bắc,nằm trên trục giao thông Quốc lộ 6 huyết mạch của vùng Tây Bắc
là tuyến đường nối liền vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng Bắc Bộ-Hà Nội-
Lai Châu
Huyện có trên 36km đường biên giới với nước CHDCND Lào, có cửa
khẩu quốc gia Pa Háng, là huyện mang đặc trưng của 1 huyện miền núi Tây
Bắc.[1]
b. Địa hình
Địa hình bị chia cắt mạnh có nhiều núi cao hiểm trở và nhiều thung lũng
rộng, độ cao trung bình từ 950- 1050m so với mặt nước biển, nghiêng theo
hướng Tây Nam- Đông Bắc tạo hưóng chảy chính của sông suối trong vùng
và bị chia thành 3 tiểu vùng khác nhau:
- Vùng cao nguyên Mộc Châu : là 1 trong 2 cao nguyên lớn của Sơn La
có độ cao trung bình 1000m so với mặt nước biển, địa hình khá bằng phẳng
phổ biến là dạng đá vôi bát úp.Có 18/29 xã, thị trấn.Đây là vùng kinh tế chủ
lực phát triển kinh tế Công nghiệp- Nông nghiệp- Dịch vụ và Du lịch
8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàng Việt Hà K48 Nông Học
- Vùng dọc Sông Đà : phần lớn là đất dốc có 7/29 xã, thị trấn là vùng
khoanh nuôi bảo vệ rừng, phòng hộ xung yếu vùng lòng hồ và ổn định tái
định cư
- Vùng cao biên giới : Có 4/29 xã, thị trấn là vùng ổn định định canh
địng cư, trồng mới rừng, khoanh nuôi bảo vệ và tái sinh rừng, mở rộng diện
tích vùng đệm rừng đặc dụng Xuân Nha.Sự đa dạng về địa hình cùng với các
yếu tố khí hậu độc đáo cho phép Mộc Châu phát triển sản xuất nông nghiệp
hàng hoá đa dạng, tạo ra lợi thế cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế
trong và ngoài nước.

c. Các nguồn tài nguyên
Diện tích đất tự nhiên của huyện là 205,530 ha gồm nhiều loại đất Feralit
phát triển trên các loại đá mẹ, do nguồn gốc hình thành được chia thành 4
nhóm đất chính: nhóm đất đỏ vàng,nhóm đất đen, nhóm đất đỏ vàng biến đổi
do trồng lúa, nhóm đất đỏ vàng trên núi.Trên địa bàn huyện có 18 loại đất,
hầu hết các loại đất đều có độ dày tầng đất khá, thành phần cơ giới từ trung
bình đến nặng, tỷ lệ mùn và các chất dinh dưỡng từ trung bình đến khá.
Trên địa bàn huyện có sự phong phú về các loại đất có thể tập trung phát
triển rau quả ôn đới, tiềm năng hình thành các vùng sản xuất hàng hóa quy
mô lớn với cơ cấu đa dạng gồm các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, hoa
màu và phát triển chăn nuôi đại gia súc.
Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Mộc Châu
Thứ tự Loại đất sử dụng Diện tích ( ha )
1 Diện tích tự nhiên 206.530
2 Đất sản xuất nông nghiệp 40.678,65
9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàng Việt Hà K48 Nông Học
3 Đất lâm nghiệp 103.018,65
4 Đất nuôi trồng thủy sản 134,23
5 Đất nông nghiệp khác 1,60
6 Đất phi nông nghiệp 7.751,65
Trên các xã thuộc vùng cao nguyên Mộc Châu như: Phiêng Luông, Chờ
Lồng, Tân Lập, Vân Hồ… có một số loại đất tốt như đất Feralit mùn đỏ
vàng trên đá sét, đất Feralit đỏ vàng trên đá vôi… rất phù hợp cho việc trông
các loại cây đặc sản như chè, cây ăn quả các loại( đào, mận, lê…), rau quả
ôn đới, có tiềm năng để hình thành các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn
tập trung với cơ cấu đa dạng, gồm các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, hoa
mùa và chăn nuôi đại gia súc.
Mộc Châu có diện tích đất lâm nghiệp lớn, tổng diện tích rừng hiện có
là 89,907 ha;đất đai phù hợp với nhiều loại cây, có điều kiện xây dựng hệ

thống rừng phòng hộ và tạo các vùng rừng kinh tế hàng hoá có giá trị kinh tế
cao.Huyện Mộc Châu có khu rừng đặc dụng Xuân Nha với diện tích trên
15.900 ha, có nhiều loại gỗ và động vật quý hiếm cần được bảo vệ và đã
được lập dự án bảo tồn giống gen. Tài nguyên rừng Mộc Châu khá phong
phú có nhiều hang động, thực vật quý hiếm, có khoảng 456 loại thực vật
thuộc 4 ngành và có 49 loài động vật hoang dã thuộc 19 hộ của 8 bộ với các
loài chim thú quý hiếm.
Mộc Châu có một số loại khoáng sản nhưng trữ lượng nhỏ cụ thể :
+ Than : Mỏ than Suối Bàng với trữ lượng khoảng 2,4 triệu tấn và mỏ
than bùn ở Tân Lập có thể khai thác để sản xuất phân bón phục vụ sản xuất
nông nghiệp
10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàng Việt Hà K48 Nông Học
+ Bột Tan : Tập trung ở Tà Phù xã Liên Hoà vói trữ lượng khoảng 2,3
trỉệu tấn có thể khai thác để phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
+ Đất sét : Có trữ lượng tương đối lớn đang được khai thác phục vụ
phát triển sản xuất gạch phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng trong và ngòai
huyện.
Nguồn nước mặt chủ yếu là nước mưa được lưu giữ trong các ao, hồ
chứa, sông, suối…tuy nhiên nguồn nước mặt phân bố không đều.Chất lượng
nguồn nước tương đối sạch nhưng do ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường
nên chất lượng nguồn nước ở khu vực cuối nguồn giảm đi đáng kể.
d. Cảnh quan môi trường, khí hậu - Thuỷ văn
Mộc Châu có lợi thế về điều kiện tự nhiên, có nhiều phong cảnh đẹp,
môi trường trong lành, điều kiện khí hậu thuận lợi để phát triển các loại hình
du lịch, dịch vụ. Tuy nhiên trong những năm gần đây cảnh quan cục bộ từng
nơi bị xâm hại, ở nhiều nơi diện tích bị khai thác quá mức, phá rừng làm
nương rẫy vẫn xảy ra. Tình trạng ô nhiễm môi trường ở trong khu dân cư,
khu chế biến công nghiệp và khai thác đất mà không có biện pháp cải tạo,
bồi dưỡng đất…đã làm ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường chung của

huyện Mộc Châu.
Mộc Châu nằm trong vùng núi cao mang đặc trưng của khí hậu á
nhiệt đới, mùa đông lạnh và thường có sương muối, mưa phùn, có mùa hè
mát mẻ.Do yếu tố độ cao và địa hình chia cắt nên trên địa bàn huyện hình
thành 3 tiểu vùng khí hậu khác nhau: vùng cao nguyên Mộc Châu có đặc
điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao mang tính chất khí hậu á nhiệt đới:
vùng dọc Sông Đà có khí hậu nóng, khô; vùng cao biên giới có khí hậu nóng
ẩm.Tuy nhiên trong những năm gần đây thời tiết có phần khắc nghiệt hơn,
11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàng Việt Hà K48 Nông Học
xuất hiện lốc, mưa đá, khô hanh kéo dài gây thiệt hại lớn về sản xuất và ảnh
hưởng đến đời sống của nhân dân.Nhiệt độ trung bình là 18,5
0
C , lượng mưa
trung bình hàng năm là 1650 mm, độ ẩm trung bình khoảng 85 % với tỏng
lượng bốc hơi khoảng 900mm/năm
Do đặc trưng của khí hậu cận ôn đới, mùa hè ở cao nguyên Mộc Châu
nhiệt độ cao nhất ban ngày khoảng 30- 32
0
C, ban đêm nhiệt độ xuống
khoảng 24- 26
0
C. Vào mùa đông thời tiết ở cao nguyên Mộc Châu rất lạnh,
đôi khi có xuất hiện băng tuyết.
Là huyện có địa hình chia cắt mạnh tạo ra hệ thống sông, suối khấ
phong phú song phân bố không đồng đều. Ngoài sông Đà chảy qua với chiều
dài lớn còn có các suối chính bao gồm: suối Giăng, suối Sập, suối Tân, suối
Bàng và các suối nhỏ, khe nước. Sông suối ở Mộc Châu có độ dốc lớn,
trắc diện hẹp nên có nhiều thuận lợi phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ.
Tuy nhiên do độ cao và độ che phủ của thảm thực vật thấp nên lưu

lưọng nước không ổn định, khả năng giữ nước rất hạn chế thường gây ra lũ
quét và xói mòn mạnh. Mùa khô nhiều suối bị cạn nước gây ảnh hưởng lớn
đến sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng. [1]
Bảng 2: Số liệu khí tượng trong thời gian tiến hành nghiên cứu
12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàng Việt Hà K48 Nông Học
Chỉ tiêu Đơn vị
tính
Các tháng tiến hành theo dõi
6 7 8 9 10
1.Nhiệt độ
0
C
- Trung bình (ngày )
0
C 23 23,1 22,4 21,2 18,9
- Tối thấp trung bình
0
C 20,2 20,2 19,8 18,4 15,9
- Tối cao trung bình
0
C 27,5 27,6 26,7 25,5 23,3
- Biên độ trung bình
0
C 7,3 7,4 6,9 7,1 7,4
2. Luợng mưa
- Lượng mua trung bình mm 236,8 278,3 336,4 289,2 114,6
- Ngày mưa lớn nhất mm 149,8 148,5 140,3 151,3 111,9
- Số ngày mưa trung bình Ngày 18,7 22,8 23,4 19,7 13,8
3. Độ ẩm tuyêt đối

- Trung bình % 85 86 88 87 86
- Tối thấp tuyệt đối % 30 43 43 25 20
- Bốc hơi trung bình mm 89,2 86,2 62,8 58,8 63
13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàng Việt Hà K48 Nông Học
4. Số giờ nắng Giờ 156,8 176,6 153,2 161,6 161,6
14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàng Việt Hà K48 Nông Học
2.3.2 Điều kiện kinh tế
Nền kinh tế của huyện được duy trì ở tốc độ tăng trưởng khá; cơ cấu kinh
tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, phát huy được tiềm
năng và lợi thế gắn với thị trường; các nghành, lĩnh vực, các vùng, các thành
phần kinh tế đều có bước phát triển. Huy động và sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực. Kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư phát triển tạo điều kiện
quan trọng cho giai đoạn phát triển tiếp theo.Mộc Châu phấn đấu đến năm
2010, GDP đạt 1.230 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 15,5
%/ năm, trong đó nông- lâm nghiệp chiếm 38,05 % ; công nghiệp xây dựng
chiếm 34,82 %; du lịch chiếm khoảng 27,13 %. GDP bình quân đầu người
đạt 8,5 triệu đồng. Tổng giá trị hàng khẩu đạt khoảng 5 triệu USD, diện tích
chè đạt khoảng 3500 ha, sản lượng chè búp tươi khoảng 35.000 tấn, diện tích
Cây ăn quả đạt 4000 ha, sản lượng lương thực có hạt khoảng 55.000 tấn.
Diện tích trồng rừng đạt khoảng 4.500 ha( trong đó rừng kinh tế nguyên liệu
giấy là 4.000 ha ), diện tích rừng khoanh nuôi tái sinh khoảng 35.500 ha,
rừng được bảo vệ 100.000 ha.Tổng đàn gia súc đạt 51.000 con, sản lượng
sữa tươi đạt 12.000 tấn.Tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 1.300 tỷ đồng,
thu ngân sách trên địa bàn đạt 25 tỷ đồng. Tạo việc làm cho khoảng 10.000
lao động, xóa hộ đói, giảm hộ nghèo xuống dưới 20 %.
Tổng sản phẩm ( GDP) trong huyện giai đoạn 2001- 2006 tăng bình quân
đạt 15,05%, tốc độ tăng trưởng đạt 16,1 %; GDP bình quân đầu người đạt
khoảng 4,16 triệu đồng/ người. [1]

Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp của huyện có sự chuyển dịch
quan trọng theo hướng tập trung, đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất, khai
thác và phát huy các lợi thế của huyện gắn với thị trường. Hình thành rõ nét
15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàng Việt Hà K48 Nông Học
vùng kinh tế động lực dọc quốc lộ 6 với cơ cấu chủ yếu là cây công nghiệp
và cây ăn quả, phát triển kinh tế trang trại, tốc độ áp dụng giống mới vào sản
xuất trong nông nghiệp nông thôn đạt khá cao nên năng suất các loại cây
trồng được nâng lên rõ rệt.Chương trình phát triển rau sạch, hoa quả cao cấp
và cây cảnh đã tạo ra hướng phát triển mới cho hiệu quả kinh tế cao, một số
mô hình thu nhập trên 60 triệu/ha canh tác/ năm đã được nhân rộng ở các xã
Chiềng Hắc, Mường Sang, Đông Sang, Phiêng Luông
Diện tích rừng trồng mới đạt khoảng 315ha(2006) chăm sóc 1.100 ha,
khoanh nuôi tái sinh 17.000 ha, bảo vệ 87.000ha, độ che phủ rừng đạt
43,7%.Tổng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp tăng bình quân 10,82%
(2001 - 2006) chiếm tỷ lệ 13,8% trong tổng giá trị sản
xuất ngành nông- lâm nghiệp; trong đó giá trị trồng và khoanh nuôi rừng
chiếm 66,04% trong tổng giá trị của ngành, khai thác gỗ và chế biến lâm sản
chiếm 33,96%.
Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tiếp tục duy trì mức độ
tăng trưởng khá, giá trị sản xuất CN- TTCN toàn huyện 6 tháng đầu năm
2007 ước đạt 20,941 triệu đông tăng 9,3% so với cùng kì năm 2006.Các cơ
sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện đã thực sự khẳng
định thế mạnh và phát huy hiệu quả trong nền kinh tế phát triển
Công tác quản lý giáo dục có nhiều tiến bộ , tập trung chỉ đạo đẩy mạnh
phổ cập giáo dục đúng độ tuổi. Triển khai và thực hiện có hiệu quả cuộc vận
động " Nói không với tiêu cực trong thi cử " và " Bệnh thành tích trong giáo
dục ".
16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàng Việt Hà K48 Nông Học

Hoạt động y tế thường xuyên được củng cố từ huyện đến cơ sở.Số
giường bệnh đã được trang bị và bổ sung cho bệnh viện huỵên theo quy
chuẩn của ngành y tế, các trạm xá xã tăng bình quân 2,35 %/ năm. [1]
Phần 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Cây rau su su
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
3.1.3 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành từ tháng 6/2010 đến tháng 11/2010.
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng sản xuất su su trên địa bàn huyện: Tiến hành
điều tra 120 hộ nông dân sản xuất su su trên địa bàn
- Tìm hiểu thị trường tiêu thu rau su su của huyện Mộc Châu : Tiến
hành điều tra 20 hộ thu mua trên địa bàn và 2 HTX Nông nghiệp 19/5 và
HTX Nông nghiệp Hoàng Tuấn.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Kế thừa có chọn lọc
Kế thừa có chọn lọc các tài liệu của khu vực nghiên cứu thông qua kết
quả nghiên cứu, hoạt động của các dự án và thông tin của người dân, chính
quyền địa phương bao gồm các thông tin sau:
- Điều kiện tự nhiên tại vùng nghiên cứu
17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàng Việt Hà K48 Nông Học
- Tình hình kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu (bỏ đi)
- Thông tin chung về cây su su.
- Tình hình sản xuất, sử dụng cải gì? của người dân.
Thu thập các thông tin về kinh nghiệm trồng và chăm sóc su su của
người dân tại Mộc Châu – Sơn La.

- Thực trạng tiêu thụ trên thị trường, các hướng sản xuất và địa bàn
tiêu thụ cải gì? chính của vùng nghiên cứu
- Giá bán sản phẩm cải gì? trên thị trường địa phương và các vùng lân
cận vùng nghiên cứu.
3.3.2. Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc, điều tra trực tiếp từ
người dân trên địa bàn nghiên cứu
Địa bàn điều tra: Xã Vân Hồ, Xã Đông Sang, Thị Trấn Mộc Châu, Thị
Trấn Nông Trường Mộc Châu, Xã Lóng Luông
Gồm có 2 bảng kiểm: Điều tra thực trạng sản xuất và thông tin thị
trường (phụ lục)
3.3.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Lập danh mục các thông tin đã thu thập theo bảng biểu,
phương pháp phân tích SWOT.
Quá ngắn: Cần viết chi tiết, cụ thể hơn, có thể đưa các nội dung ở
bảng kiểm vào cho dài thêm
18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàng Việt Hà K48 Nông Học
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình sản xuất su su năm 2009 tại huyện Mộc Châu
Các loại rau ôn đới được đưa vào trồng ở Mộc Châu lần đầu tại vườn rau
tăng gia của thị trấn nông trường, sau đó được nhân rộng và trồng với diện
tích lớn lần đầu tại khu vực thử nghiệm của công ty Hoa nhiệt nới Mộc
Châu?. Từ đó đến nay diện tích trồng rau của huyện không ngừng được mở
rộng với nhiều loại rau mới và kĩ thuật chăm sóc, sản xuất rau an toàn trong
toàn huyện cũng được nâng cao.Tổng diện tích trồng rau và hoa trong cả
huyện là 811,2 ha. Trong đó theo thống kê năm 2009 có 5004 ha trồng su
su, diện tích này đang ngày càng được mở rộng theo cơ chế sản xuất hàng
hóa.Hiện nay theo thống kê 6 tháng đầu năm 2010 diện tích trồng su su của
huyện đã lên đến 584 ha.
Bảng 3: Diện tích, năng suất, sản lượng rau hoa của huyện Mộc Châu

Đối tượng Diện tích ( ha) Năng suất
( tạ/ha)
Sản lượng
( tấn)
Rau, hoa (bỏ) 811,2 200 16.224
Su su 584,0 235 6856,6
Cây su su được đưa vào trồng tại Mộc Châu triển khai dưới hình thức
thâm canh vào năm 2004 ? và cho hiệu quả kinh tế cao. Đến năm 2005 hội
Nông dân thị trấn đã đưa cây su su vào trồng đại trà và trở thành sản phẩm
hàng hoá có giá trị kinh tế cao. Thời gian cho thu hoạch kéo dài từ tháng 4
19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàng Việt Hà K48 Nông Học
đến tháng 12, thu 5-7 ngày 1lứa, năng suất thâm canh có thể đạt 90-120 tấn
quả/ha.Vốn đầu tư ban đầu cho 1 ha su su lấy quả khỏang 30 triệu đồng.
Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp Mộc Châu cho biết, năm
2009 toàn huyện có 1.345 hộ gia đình trồng su su với diện tích 504 ha, tập
trung ở các xã Đông Sang, Vân Hồ, Lóng Luông,Phiêng Luông, Mường
Sang dọc theo quốc lộ 6 và riêng thị trấn Mộc Châu đạt sản lượng 14.000
tấn. Sản phẩm su su của Mộc Châu chiếm trên 90% tổng sản lượng rau quả
sạch được xuất đi các tỉnh thành miền xuôi đưa về doanh thu gần 30 tỷ
đồng/năm.
Bảng 4: Tình hình sản xuât su su của huyện Mộc Châu( tổng hợp qua
phiếu điều tra
Chỉ tiêu
Giống
Diện tích
( ha)
% Diện tích Năng suất
( tạ/ha)
Sản lượng

(tấn)
Su su quả 410,6 70,31 235 6856,6
Su su ngọn 3,2 0,37
So với cái gì?
0,6- 0,9 172,8
Tuy giá cả không ổn định, đầu vụ có thể lên tới 8.000 đồng/kg, giữa vụ
có khi giảm xuống còn 500-1.000 đồng/kg, bình quân 2.000 đồng/kg, nhưng
đây là loại cây trồng cho thời gian thu hoạch liên tục từ tháng 4 đến tháng 11
hàng năm, sản lượng cao (có thể đạt tới 90-120 tấn/ha/năm) nên vẫn là loại
cây cho mức thu nhập cao nhất trong các loại cây trồng ở Mộc Châu, do đó
diện tích không ngừng được mở rộng. Trong 6 tháng đầu năm tại Mộc Châu
có 584 ha trồng susu, năng suất đạt 235 tạ/ha, sản lượng đạt 6856,6 tấn.
20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàng Việt Hà K48 Nông Học
Các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất su sau tại…
4.2 Tình hình sản xuất rau su su của nông hộ
4.2.1 Các hình thức làm đất của người dân
Làm đất trong sản xuất nông nghiệp là việc làm hết sức cần thiết. Việc
chuẩn bị đất tốt không những giúp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển
tốt hơn, hạn chế sự phát triển của cỏ dại mà còn có thể hạn chế tàn dư sâu
bệnh hại trên đồng ruộng.
Kết quả điều tra hình thức làm đất trồng su su của 120 hộ gia đình tại
huyện Mộc Châu được thể hiện trong bảng 5 :
Bảng 5 : Các hình thức làm đất của nông hộ điều tra
Nội dung
Số hộ Diện tích
Lý do nông hộ lựa chọn
Hộ Tỷ
lệ(%)
(Ha) Tỷ

lệ(%)
Cày + bón lót
bằng phân
chuồng hoai mục
76 63,3 270,8 66
- Theo tập quán
- Tận dụng được sản phẩm
của chăn nuôi
Cày + bón lót
bằng phân
chuồng hoai mục
và phân vi sinh
30 25 103,7 25,3 - Điều kiện kinh tế cho phép
- Năng suất thu được cao
Cày + bón lót
bằng phân vi sinh
14 11,7 36,1 8,7 - Không có sản phẩm của
chăn nuôi đại gia súc
Có hình thức
khác không?
Tổng cộng 120 100 x 100
Nhìn chung quá trình chuẩn bị đất của nông hộ được tiến hành khá cẩn
thận.Qua các số liệu thu thập ở bảng trên cho thấy một số hình thức làm đất
của người dân được nông dân áp dụng như sau :
21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàng Việt Hà K48 Nông Học
* Cày + bón lót bằng phân chuồng hoai mục : Đây là hình thức được áp
dụng từ lâu đời, có thể sử dụng sức kéo của trâu hoặc sử dụng máy, nông
dân thường làm đất theo khoảng cách trồng của su su. Đào hố sâu khoảng 30
đến 50 cm, diện tích đất trống sau khi su su leo giàn được nông dân tận dụng

trồng bí đỏ hoặc bí Đài Loan.Trong số 120 hộ điều tra có 76 hộ ( chiếm
63,3% số hộ điều tra) là sử dụng hình thức này với diện tích 270,8 ha chiếm
66% diện tích điều tra. Hình thức này tốn công, tốn thời gian nhưng tận
dụng được phần nào sản phẩm của chăn nuôi trên địa bàn, được sử dụng phổ
biến trên địa bàn điều tra.
* Cày + bón lót bằng phân chuồng hoai mục và phân vi sinh : Hình thức này
khá phổ biến chiếm 25% số hộ điều tra và 25,3% diện tích điều tra.Áp dụng
ở các hộ nông dân có điều kiện kinh tế khá hơn, năng suất thu được cao hơn,
mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.
* Cày + bón lót bằng phân vi sinh : Hình thức này chiếm 11,7% số hộ và
8,7% diện tích điều tra.Số hộ nông dân này thường do không có sản phẩm
chăn nuôi đại gia súc nên sử dụng phân vi sinh để thay thế.
Đất trồng sau khi được chuẩn bị người dân tiến hành đào hố để trồng su
su, hố thường đào sâu 30-50 cm phân bón lót được bỏ trong hố và trộn với
lớp đất mặt sau đó đặt quả. Cần đặt quả nằm để mầm lên khoẻ hơn, lưu ý
khi lấp đất cần để hở mầm.
Quá trình chăm sóc sau trồng của người dân được tiến hành như sau:
Khi mới trồng cần che nắng cho quả, quây bao tải bảo vệ mầm quả, thường
xuyên thăm ruộng để kiểm tra sự tấn công của côn trùng hại hay hiện tượng
ngập úng, bệnh hại và dặm bổ sung những chỗ cây bị chết. Khi cây đã mọc
đều phải làm giàn theo kiểu giàn mướp, cao 1,8-2m. Khi su su mọc dài 1-
1,5m thì cắm dóc cho cây leo lên giàn. Bố trí, san dây cho đều, tuyệt đối
22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàng Việt Hà K48 Nông Học
không được đánh cành bấm ngọn của su su như đối với bầu bí.Khi nương
dây lên giàn cũng là lúc vét đất xung quanh phủ lên gốc cây su su.
Cây su su có nhu cầu nước lớn, độ ẩm thích hợp cho cây phát triển là
80-85%, vì vậy cần chú ý tới ẩm độ đất, đặc biệt trong thời kỳ cây ra hoa tạo
quả. Tuy nhiên cây kém chịu úng nên phải tiêu úng kịp thời cho cây.
4.2.2 Tình hình sử dụng và phương pháp bón phân cho lúa của các hộ

nông dân điều tra
Phân bón là yếu tố rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, phân
bón có tác dụng to lớn trong việc tăng năng suất cây trồng nói chung và cây
su su nói riêng.Tuy nhiên việc sử dụng phân bón hợp lý để vừa đạt năng suất
cao vừa thu được hiệu quả kinh tế lớn thì không phải ai cũng làm được.
Lượng phân bón và loại phân bón khác nhau tùy thuộc vào giống, loại
đất, cây trồng vụ trước mặt khác còn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của
từng gia đình.Qua quá trình điều tra tình hình sử dụng phân bón của 120 hộ
nông dân tại huyện Mộc Châu chúng tôi thu được một số kết quả trình bày
trong bảng 6.
Bảng 6 : Mức độ sử dụng phân bón của các nông hộ điều tra
Phân
Nội dung
Đạm
(% hộ)
Lân
(% hộ)
Kali
(% hộ)
Phân
chuồng
(% hộ)
Phân
NPK
(% hộ)
Phân vi
sinh
(% hộ)
Không bón 21,7 65 30 11 15 46,7
Có bón 78,3 35 70 89 85 53,3

Tổng
Mỗi loại nên để 2 cột: Số hộ, %
Qua bảng trên cho thấy mức độ sử dụng phân bon của nông hộ như
sau: Mức độ sử dụng phân bón của nông hộ là khác nhau tùy thuộc vào độ
màu mỡ của đất và điều kiện kinh tế của nông hộ.Hầu hết nông dân sử dụng
phân bón không theo một quy trình cụ thể nào, không có người hướng dẫn
23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàng Việt Hà K48 Nông Học
sư dụng phân bón, chủ yếu là bón theo thói quen.Những loại phân được
người dân sử dụng là : Đạm, lân, kali, NPK, phân vi sinh và phân chuồng
hoai mục.
Loại phân được người dân sử dụng nhiều nhất là phân NPK chiếm
85% số hộ điều tra.NPK là loại phân tổng hợp dễ sử dụng giúp cây cân bằng
dinh dưỡng nên được người dân sử dụng rộng rãi.Có hai loại phân NPK là
NPK bón lót( N: P: K:S: 5,10,3,8) và NPK bón thúc( N: P: K:S: 12,5,10,14).
Sử dụng ở cả hai phương thức bón lót và bón thúc.
Đối với từng loại phân riêng lẻ( Đạm, lân, kali) : Mặc dù các loại phân
này có vai trò rất lớn trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển và ảnh
hưởng đến năng suất quả nhưng ít được người dân sử dụng đặc biệt là phân
lân với 65% hộ điều tra không bón loại phân này.Chính vì vậy chưa phát huy
hết tiềm năng năng suất của cây su su.
Ngoài ra phân chuồng và phân vi sinh cũng được người dân quan tâm
sử dụng. Phân vi sinh là các chế phẩm chứa các vi sinh vật sống có hoạt lực
cao đã được tuyển chọn, thông qua các hoạt động, các vi sinh vật tạo ra các
chất dinh dưỡng cho đất và cây trồng làm cho cây trồng phát triển tốt
hơn.Chính vì vai trò đó nên phân vi sinh cũng được người dân quan tâm sử
dụng với 53,3% số hộ điều tra có sử dụng phân vi sinh trong sản xuất.
Phân chuồng là một hỗn hợp phân bao gồm phân gia súc tiết ra với
nước giải, chất độn chuồng và thức ăn thừa của gia súc.Đây là nguồn phân
hữu cơ quan trọng, bón phân chuồng có hiệu lực qua nhiều năm, tạo nền đất

có độ phì nhiêu, làm cho đất tơi xốp, dễ cày, tăng hàm lượng mùn trong đất
giúp việc thâm canh cây trồng đạt năng suất cao.Trên thực tế trong quá trình
sản xuất người dân đều có nuôi một số loại gia súc như bò, lơn…và tận dụng
được nguồn phân bón từ chúng.Qua điều tra cho thấy phân chuồng cũng
được hầu hết người dân sử dụng chiếm 89% số hộ điều tra. Tuy nhiên khó
24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàng Việt Hà K48 Nông Học
xác định được lượng phân bón vì nó phụ thuộc vào từng hộ gia đình, nhà
nào có nhiều thì bón nhiều và ngược lại.Thường thì phân chuồng hoai mục
hoặc nửa hoai mục chủ yếu được người dân dùng bón lót.
Qua quá trình điều tra chúng tôi nhận thấy người dân chủ yếu sử dụng
phân bón theo thói quen và điều kiện kinh tế của nông hộ, mức độ quan tâm
sử dụng đối với từng loại phân là khác nhau.Phân lân ít được người dân
quan tâm sử dụng.Nguyên nhân do giá phân bón tăng cao và hiện nay có loại
phân NPK thuận tiện, dễ sử dụng giúp cây su su cân bằng dinh dưỡng, tăng
khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất lợi.
Ngoài ra người dân không sử dụng chế phẩm nào khác, phân xanh
cũng ít ( hầu như không) được sử dụng.
4.2.3 Tình hình sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ
Khí hậu nóng ẩm của nước ta là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu
bệnh gây hại trên su su.Qua bảng tổng hợp các yếu tố khí hậu cho thấy
lượng mưa nhiều, độ ẩm và nhiệt độ cao là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh
hại phát triển mạnh.
Trong điều kiện thực tế sản xuất, qua quá trình điều tra tại nông hộ và
khảo sát trên đồng ruộng về tình hình sâu bệnh hại phổ biến trên địa bàn
trồng su su thu được kết quả như sau :
Bảng 7: Tình hình sâu bệnh hại qua các giai đoạn sinh trưởng của cây su su
Giai đoạn sinh trưởng Tên loại sâu hại Loại thuốc sử dụng
Giai đoạn cây con Ốc sên Deadline
Giai đoạn leo giàn Rệp muội Bassa, Fastac

Giai đoạn bắt đầu cho
thu hoạch
Ruồi đục quả Sherpa, Cyperan.
Qua bảng 7 cho thấy tình hình sâu hại su su tại các thời kỳ phát triển
như sau:
25

×