THỰC TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA HÀNG
NÔNG SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM TẠI THỊ TRƯỜNG EU
1. Khái quát thị trường nông sản EU và tiềm năng của thị trường EU đối
với hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam
1.1 Khái quát thị trường nông sản EU
1.1.1 Đặc điểm thị trường nông sản EU
Trước năm 1995, thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam chủ yếu là
Liên Xô, các nước Đông Âu cũ, .. Tuy nhiên, sau khi các thị trường này sụp đổ,
Đảng và Nhà nước đã đưa ra một chính sách vô cùng đúng đắn, đó là: đa dạng
hoá, đa phương hoá thị trường xuất khẩu nói chung và thị trường xuất khẩu
hàng nông sản nói riêng. Trên một khía cạnh nào đó thì việc lựa chọn thâm nhập
vào thị trường EU được coi như là việc tìm kiếm một thị trường thay thế cho
những thị trường đã bị mất vào thời điểm đó. Nhưng thực tế những năm qua đã
chứng minh rằng, thị trường EU đã - đang - và sẽ trở thành thị trường chiến
lược đối với các nhà xuất khẩu của Việt Nam. Dù cơ hội xuất khẩu sang thị
trường EU của các doanh nghiệp Việt Nam rất lớn, nhưng để xâm nhập và
chiếm lĩnh thị trường này, các nhà xuất khẩu Việt Nam cần nắm được các đặc
điểm sau:
Thứ nhất là sự khác biệt về văn hoá giữa các nước thành viên dẫn đến nhu
cầu, thị hiếu về hàng nông sản của người tiêu dùng tại các nước thành viên EU
là không giống nhau. Đồng thời, EU không phải là một thực thể văn hoá có
những mẫu hình đồng nhất về suy nghĩ, thái độ, cách ứng xử, ngôn ngữ, hệ
thống pháp lý,... Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải để ý đến điều
này, từ đó đưa ra phương thức giải quyết khác nhau đối với 15 nước thành viên
nhằm đáp ứng được những nhu cầu khác nhau và tận dụng được cơ hội khác
nhau mà các nước thành viên đưa ra.
Thứ hai, EU là thành viên của tổ chức thương mại thế giới nên chế độ quản
lýý nhập khẩu chủ yếu dựa trên những nguyên tắc của tổ chức này. Các mặt
hàng nông sản quản lýý bằng hạn ngạch không nhiều, nhưng lại sử dụng khá
nhiều biện pháp phi thuế quan. Mặc dù thuế nhập khẩu nông sản của Eu thấp
hơn so với các cường quốc kinh tế khác và có xu hướng giảm nhưng EU vẫn là
một thị trường bảo hộ rất chặt chẽ bởi hàng rào kỹ thuật. Hàng rào kỹ thuật
chính là quy chế nhập khẩu chung và các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng của EU, được cụ thể hoá ở 5 tiêu chuẩn của sản phẩm: tiêu chuẩn chất
lượng, vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, tiêu chuẩn môi
trường và tiêu chuẩn về lao động.
Đặc điểm tiếp theo là tại thị trường nông sản EU, cạnh tranh diễn ra quyết
liệt giữa hàng nông sản từ cường quốc kinh tế (Mỹ), từ các nước công nghiệp
phát triển (Singapore, Thái Lan,...) cho tới các nước ở khu vực Châu Mỹ La
Tinh, các nước khu vực Caribê. Đặc biệt, hàng nông sản xuất khẩu của Trung
Quốc - 1 nước thành viên WTO đã được hưởng nhiều ưu đãi khi thâm nhập vào
EU cũng trở nên rất đáng gờm. Cạnh tranh tại thị trường này trong những năm
tới sẽ gay gắt hơn, một phần lớn xuất phát từ việc tự do hoá về thương mại và
đầu tư trên thế giới cũng như những cải cách về chính sách và cơ chế quản lýý
xuất nhập khẩu của EU đang có xu hướng ngày càng được nới lỏng.
Thứ tư, kênh phân phối của EU rất phức tạp. Một số mặt hàng nông sản của
Việt Nam rất được ưa chuộng như hạt điều, rau quả đóng hộp,… cho đến nay
vẫn chưa tiếp cận được trực tiếp với kênh phân phối này. Nhiều khi, hàng nông
sản Việt Nam thâm nhập vào thị trường EU theo một nhánh của kênh phân phối.
Việc này hạn chế khả năng đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao giá bán của các
Doanh nghiệp Việt Nam.
Tóm lại, thị trường nông sản EU là nơi hội tụ rất nhiều nguồn cung cũng
như nguồn cầu đa dạng, phong phú nên xảy ra một sự cạnh tranh rất gay gắt.
Một mặt, EU thực hiện việc nới lỏng quản lýý xuất nhập khẩu hàng nông sản
theo tinh thần tự do hoá, toàn cầu hoá nền KT. Nhưng mặt khác, để đảm bảo
nền nông nghiệp nội khối phát triển vững chắc, EU vẫn thực hiện chính sách
bảo hộ nông nghiệp ngày càng chặt chẽ.
1.1.2 Chính sách bảo hộ nông nghiệp của EU:
Chính sách bảo hộ nông nghiệp của EU được thực hiện thông qua nhiều
biện pháp như: Thuế quan, các biện pháp hạn chế định lượng, các biện pháp
quản lýý giá, hàng rào kỹ thuật, hỗ trợ trong nước trong nông nghiệp và trợ cấp
xuất khẩu nông sản, các biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời,... Dưới đây là
một số biện pháp điển hình bảo hộ sản phẩm hàng nông sản của EU.
* Thuế quan .
Các nước EU thực hiện chính sách nông nghiệp chung (Common
Agriculture Poliey). Chính sách này đưa ra nhằm đảm bảo tất cả các sản phẩm
nông sản phải an toàn, hợp vệ sinh, quá trình chế biến phải tuân theo các qui
định không làm ảnh hưởng đến môi trường, bảo vệ các trang trại có qui mô nhỏ
và vừa, giúp những người sản xuất nông nghiệp sản xuất ra những sản phẩm
đáp ứng mong đợi của người tiêu dùn. Các điều kiện để tiếp cận thị trường nông
sản EU do chính sách CAP này quyết định. Chính sách này duy trì tỷ lệ tự cung
- tự cấp cao của EU đối các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu, trước hết là ngũ
cốc, sản phẩm sữa thịt, đã gây tác động "lan toả" tới thị trường thế giới. Thuế
quan với nông sản tương đối cao. Ban thư ký của WTO ước tính mức thuế trung
bình giản đơn là 17,3%; mặc dù thuế suất 0% hoặc rất thấp được áp dụng cho
nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan từ các nước thành viên WTO hoặc có thoả
thuận thương mại ưu đãi.
Đối với việc nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp quan trọng, mức thuế
thay đổi trong phạm vi từ 0% đối với đậu nành và bánh dầu tới mức thuế ước
tính là 54% đối với chuối. Thuế đỉnh (cao gấp 3 lần mức thuế trung bình giản
đơn) được áp dụng đối với thịt, sản phẩm sữa, ngũ cốc, … 39% số dòng thuế
đối với nông sản là thuế phần trăm và phần còn lại là thuế "Phi phần trăm". Các
dòng thuế này dưới dạng thuế tuyệt đối, thuế tổng hợp, và cả các loại thuế mang
tính kỹ thuật khác đánh vào cá sản phẩm như động vật sống, thịt, sản phẩm sữa,
rau quả tươi, sản phẩm chế biến, ngũ cốc và sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, gạo,
dầu ô liu, đường,…
Bảng 3: Bảo hộ bằng thuế quan đối với việc nhập khẩu cá sản phẩm nông
nghiệp hàng dầu của EU, 1999.
Mã Mô tả
Nhập khẩu
(triệu
USD)
Mức MFN 1999
Mức thuế trung
bình đơn giản
(%)
Tối thiểu
(%)
Tối đa
(%)
Mức chênh
lệch chuẩn
(%)
0910 Cà phê 6.602,7 7,3 0,8 12,6 4,7
1201 Đậu Nành 4.098,9 0,0 0,0 0,0 0,0
2304 Bánh dầu 2.843,9 0,0 0,0 0,0 0,0
0803 Chuối 2.045,0 54,6 16,7 130,4 65,6
1801 Đậu Coca 1.851,
6
0,5 0,5 0,5 0,
2401 Thuốc lá 1.827,5 9,8 3,3 35,6 7,1
2204 Rượu 1.486,1 8,2 0,0 42,5 8,8
2009 Nước rau quả 1.456,6 28,0 12,5 108,3 18,4
0802 Hạt 1.425,6 2,7 0,0 5,8 2,2
1511 Dầu cọ 1.128,0 7,7 0,7 14,0 5,0
Nguồn: Rà soát chính sách thương mại EU, 2000
Tuy nhiên, thuế nhập khẩu trong các cơ quan ưu đãi mà EU tham gia cũng
rất khác nhau. Bảng dưới dây cho chúng ta các mức thuế trung bình đối với
nông sản mà EU áp dụng trong các thoả thuận thương mại ưu đãi.
Bảng 4: Các mức thuế áp dụng trung bình của EU, năm 1999 (%).
Mức thuế
MFN ràng
buộc
Mức thuế
MFN áp
dụng
Lomé
+ LDC
+ MFN
Lomé
+ GSP
+ MFN
LDC
+ MFN
FTA
+ MFN
GSP
+ MFN
Nông sản 17,4 17,3 9,5 10,3 10,3 16,7 15,7
Nguồn: Trade Policy Review, the European Union, 2000
Năm 1999, EU đã chi cho CAP 45 tỷ EU (khoảng 50 tỷ USD), biến nông
nghiệp thành lĩnh vực chiếm nhiều ngân sách cộng đồng nhất của EU (45%
ngân sách cộng đồng EU). Trong vòng đàm phán Urugoay, EU chấp nhận thiết
lập giá trần tính thuế đối với ngũ cốc. Tuy nhiên, hiện nay EU đang thiết lập
một hệ thống giá tham chiếu cho nhập khẩu ngũ cốc. Hệ thống này không cho
phép nhà sản xuất được hưởng thuế suất thấp đối với các loại hạt có giá trị cao
như lúa mạch và gạo đóng gói.
* Các biện pháp phi thuế quan.
- Cấm nhập khẩu: EU cũng dựa vào lý do bảo vệ người tiêu dùng, môi trờng
và động thực vật để áp dụng việc cấm nhập khẩu đối với các sản phẩm không
đủ tiêu chuẩn về sản xuất và chế biến. VD: Nếu EU phát hiện thấy trong chè
xuất khẩu của EU có dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức cho phép thì EU lập tức
ra lệnh cấm nhập khẩu mặt hàng chè của VN.
- Giấy phép nhập khẩu: Việc nhập khẩu một số sản phẩm như ngũ cốc, gạo,
thịt, sữa, đường, rau quả chế biến, chuối, các loại hạt, dầu ăn đòi hỏi phải có
giấy phép. Nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan cũng đòi hỏi phải có giấy
phép.
- Hạn ngạch - hạn ngạch thuế quan: EU đang áp dụng hạn ngạch đối với mặt
hàng cà phê.
- Hàng rào kỹ thuật: mặc dù EC được trao quyền điều phối, đàm phán và tổ
chức thực hiện chính sách thương mại, giữa các quốc gia thnàh viên EU vẫn còn
có khác biệt lớn về tiêu chuẩn, kiểm tra và thủ tục cấp chứng nhận đối với một
số sản phẩm. Những khác biệt này có thể đóng vai trò như những rào cản đối
với việc vận chuyển tự do các sản phẩm này trong EU và gây nên chậm chễ kéo
dài trong việc bán hàng do yêu cầu kiểm tra và chứng nhận sản phẩm theo các
đòi hỏi khác nhau về sức khoẻ và an toàn của các quốc gia thành viên.
- Các biện pháp tự vệ: Cơ chế tự vệ đặc biệt cho các sản phẩm nông nghiệp
qui định trong Hiệp định Nông nghiệp của WTO. Cơ chế này cho phép EU áp
dụng thuế bổ sung đối với sản phẩm nhập khẩu nếu như giá của sản phẩm thấp
hơn mức giá "lẫy" hoặc số lượng nhập khẩu tăng vượt quá mức "lẫy".
1.1.3 Tình hình cung - cầu nông sản tại thị trường EU
Tình hình cung.
Về một số hàng nông sản là ngũ cốc, EU có khả năng tự cung một phần lớn
và có xu hướng giành nhiều ngân sách hơn nữa để mở rộng ngành trồng trọt
này. 40% đất nông nghiệp tại EU được sử dụng để trồng lúa mạch, lúa mì, ngô,
cây cải dầu,… và hầu như những loại cây này được trồng ở mọi quốc gia thành
viên EU. Giá của các sản phẩm từ ngũ cốc tại thị trường EU thường cao hơn giá
trên thế giới. Các nhà sản xuất được trợ cấp nhằm làm giảm sự chênh lệch giữa
2 mức giá trên. Mỗi năm, mức trợ cấp dầu hạn chế cả về khối lượng và giá trị.
Do vậy, những sản phẩm này có thể thu được lợi nhuận từ nhiều cơ hội khác
nhau trên thị trường thế giới vốn được cho là có dung lượng trao đổi tăng đáng
kể trong thời gian trung hạn.
Hiện nay, hầu như tất cả các khu vực trên thế giới đều có hàng nông sản
xuất khẩu vào EU. Đối với khu vực Châu Á, ngoài Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc,
Nhật Bản thì EU chính là một thị trường chiến lược. Nếu xếp theo thứ tự các thị
trường chủ chốt, EU là thị trường số 1 của Indonesia, số 4 của Malaysia và
Trung Quốc, số 3 của Philippines và Thái Lan. Hàng năm, các nước Châu Á
cung cấp vào thị trường EU một số mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, cao su,
rau quả tươi và rau quả chế biến, sản phẩm thịt, dầu động - thực vật,… Ấn Độ
được đánh giá là nhà cung cấp hàng nông sản hàng đầu vào EU tại Châu Á với
các sản phẩm thịt, rau quả, hạt điều, dầu động thực vật có giá trị kim ngạch cao.
Từ năm 1998 đến nay, riêng kim ngạch xuất khẩu rau quả vào EU luôn đạt hơn
800 triệu Euro và có xu hướng tăng. Ngoài ra, Ấn Độ cùng với với Thái Lan và
Việt Nam là những nước xuất khẩu gạo hàng đầu sang EU riêng Việt Nam, năm
2001 đã xuất khẩu 287,283 ngàn tấn gạo với giá trị 71,32 triệu USD và 290
ngàn tấn gạo với giá trị 80,3 triệu USD vào EU.
Mỹ là một nước cung cấp hàng nông sản cho EU chủ yếu là sản phẩm thịt,
rau quả chế biến, dầu động thực vật và gạo, thu được giá trị kim ngạch cao hơn
so với các khu vực khác.
Các nước Châu Mỹ La Tinh chủ yếu cung cấp cà phê, đường, rau quả tươi
cho EU. Barazin là nước sản xuất cà phê hàng đầu trên thế giới, hàng năm cung
cấp hơn 50% sản lượng cà phê xuất khẩu và EU. Ngoài rra, Canada cũng là thị
trường cung cấp cho EU một lượng lớn rau quả và sản phẩm từ thịt với giá trị
kim ngạch xuất khẩu lần lượt là 802.780.340 Euro và 319.796.180 Euro vào
năm 2001.
Tình hình cầu.
Nhìn chung, mức cầu về hàng nông sản tại thị trường EU tương đối ổn định,
hầu như chỉ tăng rất nhẹ. Mức cầu trên có thể được đánh giá qua bảng sau:
Bảng 5: Nhịp độ tăng tiêu dùng bình quân giai đoạn (2000 - 2002) tại thị
trường EU đối với một số mặt hàng nông sản chủ yếu.
Đơn vị: %
Gạo Cà phê Chè Đường Quả có múi Thịt các loại Cao su tự nhiên
1,66 3,2 1,8 4,04 1,61 5,53 3,86
Nguồn: Commodity market review 2000 - 2001, 2001 - 2002
Cụ thể, nhu cầu của thị trường EU về một số mặt hàng nông sản được thể
hiện rõ nhất qua số liệu nhập khẩu các mặt hàng này trong những năm gần đây:
Bảng 6: Nhập khẩu một số mặt hàng nông sản EU trong những năm gần đây.
Mặt hàng 2000 2001 2002
Gạo (nghìn tấn) 700 850 850
Cà phê (nghìn tấn) 2.400 2580 2700
Chè (nghìn tấn) >213 212 230
Cao su (nghìn tấn) 538 540 550
Nguồn: Cục diện kinh tế thế giới 2002 - Bộ Thương Mại.
1.2. Tiềm năng của thị trường EU đối với hàng nông sản xuất khẩu của
Việt Nam.
EU là thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam. Điều này thể hiện ở
chỗ EU là một trong những thị trường tiêu thụ lớn trên thế giới, có nhu cầu đa
dạng và phong phú về hàng nông sản và nhu cầu nhập khẩu của EU đối với mặt
hàng nông sản chủ lực của Việt Nam rất lớn.
Trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu sang
thị trường EU liên tục tăng từ năm 1991 cho tới nay. Năm 1991, kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam sang EU từ 119,4 triệu USD (chiếm 5,7% tổng kim ngạch
xuất khẩu Việt Nam) đã tăng lên trên 3 tỉ USD (chiếm 25% tổng kim ngạch xuất
khẩu Việt Nam). Trong đó kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ yếu
của Việt Nam sang EU chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu sang EU. Sự tăng
lên về giá trị tuyệt đối (tăng giá trị USD) và giá trị tương đối (tăng tỷ trọng của
kim ngạch xuất khẩu sang EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam)
đã khẳng định rằng thị trường EU có nhu cầu nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam
nói chung và hàng nông sản của Việt Nam nói riêng rất lớn. Hiện nay, kim
ngạch xuất khẩu sang EU là trên 3 tỉ USD, tương đương 25% tổng kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam. Với dân số 377 triệu dân và tổng sản phẩm quốc nội
đạt 9.785 tỷ USD vào năm 2000, trong tương lai, việc mở rộng EU sang phía
Đông Âu khiến số dân tăng lên, thị trường mở rộng ra sẽ là cơ hội lớn nhất cho
xuất khẩu của Việt Nam. Nguồn cầu về nông sản tăng tạo thời cơ cho các nhà
xuất khẩu nông sản Việt Nam ký kết hợp đồng cung cấp hàng cho thị trường
EU. Từ đó làm tăng kim ngạch xuất khẩu cho Việt Nam.
Việc xuất khẩu ngày càng nhiều hàng nông sản vào Eu không những giúp
Việt Nam khai thác được giá trị kim ngạch lớn từ xuất khẩu, đóng góp vào sự
phát triển kinh tế mà còn giúp Việt Nam tận dụng được triệt để các yếu tố lợi
thế so sánh của mình để tạo ra khả năng cạnh tranh càng cao của hàng nông sản
Việt Nam tại chính thị trường này. Đó là các yếu tố về điều kiện tự nhiên (đất
đai, khí hậu), nguồn lao động dồi dào với chi phí thấp, năng suất lao động,... để
có sản lượng cao, sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành rẻ
hơn các sản phẩm nông sản cùng loại, từ đó có thể đánh bại các đối thủ khác.
Mặt khác, Việt Nam có thể khai thác mặt Việt Nam không có lợi thế mà EU lại
có, đó là nhập khẩu công nghệ chế biến, bảo quản sản phẩm nông sản từ EU.
Tiềm năng của thị trường EU đối với hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam
còn thể hiện ở chỗ: chính sách kinh tế của EU đã cởi mở hơn đối với Việt Nam.
Từ chỗ EU coi nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế phi thị trường thì đến
nay Eu đã coi nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường tạm thời và cho
Việt Nam hưởng chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) và qui chế ưu
đãi tối huệ quốc (MFN). Nhờ đó, hàng nông sản Việt Nam được chịu mức thuế
nhập khẩu thấp hơn và mức này sẽ được duy trì nếu, trong 1 năm, Việt Nam
không xuất khẩu các sản phẩm nằm trong danh mục được hưởng GSP với kim
ngạch quá 2% tổng kim ngạch xuất khẩu vào EU của nhóm sản phẩm đó của tất
cả các nước nằm trong danh sách được hưởng GSP.
Qua 3 điểm phân tích ở trên, EU thực sự là thị trường tiềm năng đối với
hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam mặc dầu Việt Nam xác định rõ, tại thị
trường này, Việt Nam sẽ phải đối mặt với rất nhiều đối thủ mạnh khác.
2 Một số đối thủ cạnh tranh của Việt Nam về hàng nông sản tại thị
trường EU.
Năm 1999, xuất khẩu gạo sang EU chiếm 6% tổng sản lượng xuất khẩu gạo
của Việt Nam, rau quả 7,7%, hạt điều 8,6%. Tương tự, đối với chè là 11%, cà
phê là 35%, cao su là 15%. Hiện nay, các tỷ lệ này đã tăng lên, nghĩa là, Việt
Nam xuất khẩu vào EU những mặt hàng trên với khối lượng và giá trị ngày
càng tăng. Tuy nhiên, hàng nông sản Việt Nam tại EU vẫn chiếm 1 thị phần
khiêm tốn và Việt Nam phải cạnh tranh với nhiều đối thủ khác để tăng thị phần
hoặc ít nhất là giữ nguyên được thị phần như vậy. Điển hình, Việt Nam phải
cạnh tranh với các nước ASEAN về mặt hàng gạo, cao su, hạt điều; cạnh tranh
với Mỹ về mặt hàng gạo; cạnh tranh với các nước Châu Mỹ La Tinh về mặt
hàng cà phê, rau quả,...
2.1 ASEAN.
Cạnh tranh về gạo, rau quả xuất khẩu với Thái Lan tại thị trường EU.
Hàng năm, Thái Lan xuất khẩu trung bình 7 triệu tấn gạo ra thị trường thế
giới (gấp đôi sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam). Tại EU, Thái Lan cũng là
nước chiếm thị phần gạo xuất khẩu lớn nhất. Giữa gạo Việt Nam và Thái Lan
luôn diễn ra sự cạnh tranh gay gắt về chủng loại, chất lượng và giá cả. Thái Lan
có lợi thế hơn Việt Nam ở chỗ: Thái Lan có khối lượng gạo xuất khẩu lớn, có
uy tín, được nhiều khách hàng ưa chuộng. Hơn nữa, gạo Thái Lan đồng đều và
có phẩm cấp, chất lượng cao, phù hợp với thị trường đòi hỏi gạo chất lượng cao
như EU. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, Việt Nam có lợi thế hơn
Thái Lan trong sản xuất xuất khẩu gạo.
Bảng 7: Một số chỉ tiêu so sánh về sản xuất lúa.
Chỉ tiêu Thái Lan Việt Nam
% so sánh (Việt
Nam/ Thái Lan)
1. Một số chỉ tiêu về sản xuất
- Diện tích đất canh tác (tr. ha) 9,2 4,2 45,65
- Diện tích gieo trồng (tr. ha) 10,1 6,76 66,93
- Hệ số quay vòng đất (lần). 1,2 1,6 133,33
2. Lượng phân hoá học sử dụng
(tr.tấn/năm)
3,5 2,095 59,85
3. Năng suất bình quân. 24,2 36,8 152,06
Bảng 8: Một số giá vật tư liên quan trựctiếp đến sản xuất lúa.
Chỉ tiêu Việt Nam Thái Lan
1. Xăng (lít) 0,350 USD = 2,7 kg thóc 0,40 USD = 2,4 kg thóc
2. Dầu DO (lít) 0,260 USD = 2,0 kg thóc 0,30 USD = 1,8 kg thóc
3. Điện (kW/h) 0,064 USD = 0,5 kg thóc 0,12 USD = 0,65 kg thóc
Nguồn: Ban vật giá Chính phủ - Trích theo" Phát huy lợi thế, nâng cao khả năng cạnh tranh
của nông sản xuất khẩu Việt Nam - NXB Nông Nghiệp 1999
Chi phí sản xuất lúa của Việt Nam hiện thấp hơn Thái Lan từ 10 - 20% do
việc sử dụng có hiệu quả đất đai, năng suất lúa bình quân cao. Theo bảng trên,
mặc dù diện tích đất canh tác chỉ có 4,2 triệu ha so với 9,2 triệu ha của Thái
Lan, nhưng hệ số quay vòng đất của Việt Nam là 1,6 trong khi con số này của
Thái Lan chỉ là 1,2 nên diện tích gieo trồng thực tế của Việt Nam đạt 6,76 triệu
ha so với 10,1 triệu ha của Thái Lan. Việc sử dụng nhiều phân bón và quay
vòng đất nhanh đã đưa năng suất lúa của Việt Nam cao gần gấp đôi so với Thái
Lan. Hơn nữa, giá cả một số vật tư đầu vào cho sản xuất lúa của Việt Nam cũng
thấp hơn Thái Lan. Tất cả các yếu tố trên góp phần hạ giá thành sản xuất lúa của
Việt Nam thấp hơn Thái Lan. Chi phí sản xuất lúa của Thái Lan trước 1997 vào
khoảng 165 - 175 USD/tấn (tỷ giá 25 bath/1USD). Năm 1998, do trượt giá 1
USD bằng 35 bath thì giá thành sản xuất lúa của Thái Lan là 115 - 120 USD.
Trong khi đó, theo tính toán của Viện Kinh tế Nông nghiệp thì giá thành sản
xuất lúa ở Việt Nam năm 1998 vào khoảng 1250 đến 1600 VND tương đương
90 - 115 USD/tấn
1
.
1 Nguyễn Tiến Mạnh - Phát huy lợi thế, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt
Nam - NXB Nông nghiệp 1999.
Một lợi thế khác của gạo Việt Nam tại EU là giá gạo của Việt Nam thấp hơn
nhiều so với giá gạo của Thái Lan. Trước đây, giá gạo Thái Lan cùng phẩm cấp
vẫn thường cao hơn giá gạo Việt Nam từ 35 - 80 USD/tấn. Những năm gần đây,
khoảng cách này đã được thu hẹp dần. Giá gạo bình quân của Thái Lan là
255USD/1 tấn còn của Việt Nam là 221 USD/tấn. Như vậy giá gạo Việt Nam
vẫn thấp hơn giá gạo Thái Lan 13%.
Bảng 9: Giá gạo xuất khẩu FOB ngày 24/4/2003 của Thái Lan và Việt Nam.
Loại gạo Giá xuất khẩu của Thái Lan Giá xuất khẩu của Việt Nam
5% tấm 193 178
10% tấm 190 174
15% tấm 187 169
25% tấm 171 164
Nguồn: Giá hàng hoá thế giới - Thị trường - số 107/2003.
Tiếp theo, việc thay đổi cơ cấu chất lượng lúa gạo xuất khẩu cũng tạo thuận
lợi cho xuất khẩu gạo Việt Nam vào EU. Vì thị trường EU rất khó tính nên gạo
xuất khẩu vào đây phải là gạo 5% tấm, còn loại gạo phẩm cấp trung bình và
thấp thì không được phép xuất khẩu vào EU. Cho đến năm 1998, loại gạo tấm
5% - 10% của Việt Nam đã vươn lên chiếm tỷ trọng 53,1%
2
trong tổng sản
lượng gạo xuất khẩu. Điều này cho phép Việt Nam xuất khẩu sản lượng gạo cao
hơn vào EU.
Tuy nhiên, bên cạnh một số điểm mạnh, gạo Việt Nam vẫn mắc phải một số
yếu kém giảm hẳn sức cạnh tranh với gạo Thái Lan. Thứ nhất là chất lượng gạo
Việt Nam kém hơn hẳn so với gạo Thái Lan. Cũng là gạo 5%, 25% tấm, nhưng
gạo Thái Lan ngon hơn gạo Việt Nam. Do chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của
EU nên gạo Việt Nam thường bị ép giá. Thứ 2, chênh lệch giá giữa giá gạo
trong nước và giá gạo giao tại cảng khá lớn do chi phí dịch vụ xuất khẩu gạo
của Việt Nam cao. Ví dụ: Chi phí tại cảng đẩy giá xuất khẩu gạo lên, từ đó, làm
giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam. Thứ 3,
lượng gạo tổn thất sau thu hoạch ở nước ta khá cao, khoảng 15%, tức là giá có
thể bị đẩy lên tới 15%. Ngoài ra, cơ chế điều hành xuất khẩu gạo của Việt Nam
cũng bộc lộ những nhược điểm như hạn ngạch xuất khẩu giao từ đầu năm khi
2 Lúa gạo Việt Nam trước thiên niên kỷ mới - hướng xuất khẩu - NXB Chính trị Quốc Gia 2000.
lượng lúa sản xuất trong năm chưa biết rõ, nên liên tục phải điều chỉnh kế
hoạch, nhiều trường hợp phải huỷ hợp đồng đã ký.
Một mặt hàng nông sản của Việt Nam phải cạnh tranh với Thái Lan nữa là
rau quả, bao gồm: rau, hoa quả tươi, quả có múi, hoa quả đóng hộp (dứa, dưa
chuột, đu đủ,…). Hiện nay, mặt hàng này của Việt Nam mới chỉ đang chiếm
dưới 5% thị phần tại thị trường EU trong khi thị phần của Thái Lan tại thị
trường EU gấp 3 lần thị phần của Việt Nam. Xuất khẩu rau quả của Thái Lan
đạt giá trị hơn 800 triệu USD vào năm 2002 còn của Việt Nam là 201 triệu
USD. Sở dĩ, giá trị kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam thấp hơn nhiều
so với Thái Lan như vậy không phải là do trong nước không sản xuất được.
Thực tế, hàng năm cả nước sản xuất khoảng 3,8 triệu tấn trái cây và 5 triệu tấn
rau thì xuất khẩu chỉ chiếm 15 - 20% trong giá trị tổng sản phẩm vì không đạt
tiêu chuẩn chất lượng, chưa thể thâm nhập được vào các thị trường khó tính như
Châu Âu, Mỹ, Nhật, Úc. Rau quả Việt Nam chủ yếu cung cấp cho thị trường
Trung Quốc (60%), Nhật Bản (7,2%), EU (6,5%), Bắc Mỹ (4%)
3
.
Theo tiến sĩ Roger H. Ford - chuyên gia của "Dự án nâng cao năng lực cạnh
tranh Việt Nam" (VNCI) - "Năng lực cạnh tranh không phải là nguồn tài
nguyên dồi dào, không phải là nguồn nhân công rẻ, những ưu đãi của Chính
phủ. Năng lực cạnh tranh là sự tăng năng suất một cách bền vững và được xây
dựng bằng mối liên kết ngành. Mà đó là điều ngành trái cây Việt Nam còn
thiếu".
Thực tế, diện tích trồng cây ăn trái Việt Nam chưa có kế hoạch qui hoạch
tổng thể trên qui mô cả nước. Do đó, rau quả của Việt Nam năng suất thấp, chất
lượng kém, không đồng đều, giá thành sản phẩm cao, chưa có nhiều giống tốt,
qui trình canh tác, chăm bón lạc hậu, sâu bệnh nhiều, chưa đảm bảo được yêu
cầu rau quả sạch. Tổ chức và kỹ thuật thu hái, vận chuyển - bảo quản chưa tốt,
gây tổn thất lớn sau thu hoạch, ảnh hưởng xấu đến chất lượng và tăng giá thành
sản phẩm, do đó tiêu dùng trong nước là chính. Hạn chế lớn nhất vẫn là ý thức
của các thương gia Việt Nam, họ chỉ biết mạnh ai nấy xuất, thậm chí còn phá
giá lẫn nhau,… trong khi thị trường EU đòi hỏi lượng hoa quả xuất sang phải
đồng đều về chủng loại, chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn, … Đặc biệt,
xây dựng thương hiệu cho rau quả Việt Nam là rất quan trọng. Các sản phẩm
rau quả Việt Nam nếu dán nhãn ghi rõ thương hiệu, xuất xứ, tiêu chuẩn chất
3 Hồ Sơ xuất khẩu h ng nông sà ản Việt Nam - Bộ Thương Mại.