Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH TRÊN CƠ SỞ CỘNG ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 21 trang )

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH
TRÊN CƠ SỞ CỘNG ĐỒNG


==============================================================
g

5.1 VẤN ĐỀ
Có nhiều khu vực đông người (như trường học, chợ, sân vận động, nhà
văn hóa nông thôn,…) hoặc điều kiện kinh tế nghèo nàn, đất đai khó khăn, nơi
tạm cư như các khu có thiên tai (lũ lụt, bão tố, hỏa hoạn, …), ta khó có thể xây
nhà vệ sinh cho từng cá nhân hoặc hộ gia đình được mà phải xây dựng một loạt
nhà vệ sinh cộng đồng hoặc nhà vệ sinh tập thể, nhà vệ sinh công cộng
(communal sanitation).

Nhà vệ sinh cộng đồng hoặc tập thể có tần số sử dụng cao nên thường khó quản
lý, dễ mất vệ sinh và mau hư hỏng do nhiều người sử dụng, sự tự giác chung
thường không cao. Do vậy, nhà vệ sinh tập thể cần phải xây dựng chắc chắc, thiết
bị đơn giản, dễ sửa chữa và thay thế.

Việc xây dựng nhà vệ sinh nông thôn không phải là vấn đề khó khăn và quá tốn
kém. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất là tập quán một số nơi ở vùng nông thôn phải
được điều chỉnh: như vận động bỏ thói quen đi đồng, đi trên sông, trên ao, … bừa
bãi. Tâm lý làm nơi vệ sinh tạm bợ, qua quít cũng tồn tại khá phổ biến. Một số nơi
ngại tốn kém, phiền phức. Một số nơi biết tận dụng nguồn phân và nước tiểu để
làm phân bón nhưng chưa biết cách ủ hoai một cách vệ sinh khiến thỉnh thoảng
dịch bệnh có cơ hội bùng phát và gây ô nhiễm môi trường. Việc xây dựng nhà vệ
sinh còn có ý nghĩa:
• Tính văn hóa: Việc xây dựng nhà vệ sinh giúp người dân nông thôn có cơ


hội hưởng thêm tiện nghị cuộc sống, phần nào có tính thẩm mỹ, sạch sẽ vệ
sinh, tăng cường quan hệ cộng đồng.
• Giảm các khó khăn cho người dân: nhờ có nhà vệ sinh người dân bớt
vất vả, đặc biệt cho phụ nữ và trẻ em, nhất là những nơi có điều kiện tự
nhiên không được thuận tiện như thiếu nguồn nước, vùng mưa lũ hoặc hạn
hán. Hạn chế việc phải đi ra đồng trong mùa mưa gió, đêm tối, …
• Có thể giúp tăng thu nhập - giảm chi phí sản xuất: nhờ cách tận dụng
nguồn chất thải của con người, các gia đình nông dân có thể làm phân
compost để bón cây, lấy khí biogas, nuôi cá, nuôi trùn cho gà vịt, ….
• Môi trường sạch hơn: Nhờ có nhà vệ sinh xây dựng đúng cách, việc ô
nhiễm nguồn nước, đất đai và không khí giảm đáng kể giúp môi trường
sạch hơn.

5.2 CÁC XEM XÉT KHI QUY HOẠCH, THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG
Khi quy hoạch bố trí nơi xây dựng nhà vệ sinh tập thể cần có sự tham khảo
chung cho cả cộng đồng, đặc biệt là các vùng có nhiều tập quán, trình độ văn hóa
và nhận thức về môi trường khác nhau. Việc phối hợp giữa chính quyền, nhà kỹ
thuật, nhà kinh tế, chuyên gia về y tế và cộng đồng tạo điều kiện các bên hiểu biết
và thông cảm nhau hơn trước khi có được kết luận cuối cùng. Sơ đồ các bước đi
đến quyết định sau cùng như hình 5.1. Trong giai đoạn thiết kế nhà vệ sinh tập
thể, cần lưu ý các điểm sau:
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
72

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
• Đảm bảo có đủ chỗ cho nhu cầu vệ sinh cho mọi người. Mức thiết kế tùy
thuộc vào điều kiện mặt bằng và tài chính nhưng không được quá 20 người
cho mỗi nhà vệ sinh trong trường hợp khẩn cấp và tạm bợ.

• Nơi xây dựng nhà vệ sinh tập thể phải đặt tại vị trí thuận lợi cho đa số
người sử dụng.
• Cần riêng biệt chỗ cho bên nam và bên nữ. Cần thiết phải có chữ và hình
chỉ dẫn để dễ phân biệt. Đôi khi có nơi ưu tiên cho người tàn tật (Hình 5.2).
• Phải thiết kế các ngăn riêng biệt, mỗi ngăn phải có một cánh cửa có then
gài bên trong cho tiện kín đáo khi có người sử dụng.
• Lưu ý các thuận lợi sử dụng cho trường hợp đêm tối, khi mưa bão, cho
người đau ốm, người gia, trẻ em, …
• Có đủ nước để bảo đảm cho việc dội rửa sau mỗi lần sử dụng.
• Có đủ ánh sáng.
• Nên nhớ là hầm chứa ở nhà vệ sinh tập thể thường khó nâng cấp, không
cần thiết phải thiết kế quá lớn, quá tốn kém, … Vấn đề này tùy thuộc vào
mức tăng trưởng kinh tế của cộng đồng.
• Nếu thuê được các lao công phụ trách vệ sinh nên trả lương khá cho họ để
khuyến kích họ làm tốt công việc của mình.
• Người phụ trách quản lý cộng đồng nên kiểm tra định kỳ nhà vệ sinh và các
thiết bị đi kèm để đảm bảo sự bảo dưỡng tốt.
• Phải có hệ thống tiêu thoát nước thải sau nhà vệ sinh.

Bảng 5.1: Các số liệu cần thu thập khi xây dựng nhà vệ sinh cộng đồng
Lãnh vực Loại số liệu
Khí tượng - Thủy văn
• Sự thay đổi nhiệt độ theo mùa
• Sự thay đổi luồng gió và tốc độ gió theo mùa
• Phân bố lượng mưa trong năm
• Chất lượng nước sông, ngập lũ, biến động thủy triều
• Địa chất thủy văn
Vị trí công trình
• Bản đồ vị trí, địa hình
• Tính chất đất nền

• Khoảng cách đến các công trình, nhà cửa khác
• Các nguồn vật liệu xây dựng
Dân sinh - kinh tế
• Dân số hiện tại và dự kiến cho ít nhất 5 năm sau
• Mật độ và phân bố dân cư theo nghề nghiệp
• Loại nhà của cư dân (giàu, trung bình, nghèo)
• Tình hình sức khoẻ dân cư (theo tuổi)
• Các mức độ thu nhập
• Kỹ năng lao động ở cộng đồng
• Cơ sở hạ tầng hiện tại (điện, nước, trạm, trại, …)
• Thống kê trình độ học vấn của cư dân
• Các tổ chức quần chúng, tôn giáo
Vệ sinh - Môi trường
• Tình hình cấp nước sinh hoạt
• Các nguồn ô nhiễm hiện có và tiềm ẩn
• Vị trí các bãi rác
• Các nhà vệ sinh hiện có
• Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải
• Thói quen vệ sinh của người dân
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
73

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------










































hi

Cộng đồng bình
chọn phương án
tối ưu
Bước 6
Chuẩn bị bảng
phân tích tài chính
cho các phương
án khả t
Bước 5
Thỏa thuận các
kiểu bố trí và sự
tham gia của
cộng đồng địa
phương

Chuẩn bị bản
thiết kế cuối cùng
và thành lập giá
đơn vị cho các
phương án khả
thi

Bước 4

Bước 1
Khảo sát các điều
kiện tự nhiên, môi
trường và hình
thành bảng mô tả
sức khoẻ cộng
đồng

Thu thập các
thông tin kinh tế ở
mức độ vĩ mô

Tư vấn cho cộng
đồng để thu thập
thông tin về tình
hình thực tại và
mong muốn
chung

Cho ý kiến thực
tế và mong muốn
Bước 2
Định danh và chi
phí các phương
án khả thi theo kỹ
thuật và y tế

Xác định các giới
hạn và ràng buộc
về kinh tế


Liệt kê các
phương án khả
thi về xã hội và tổ
chức
Cho ý kiến
Cho ý kiến
Xác định khả
năng đóng góp
của cộng đồng và
mức độ nổ lực

Chuẩn bị bảng
tóm tắt các
phương án khả
thi
Bước 3
Đại diện cộng
đồng/ Đoàn thể
Chính quyền/
Nhà tư vấn
Nhà kinh tế /
Nhà tài trợ

Kỹ sư Môi trường/
Chuyên gia Y tế

Hình 5.1: Cấu trúc đề xuất cho nghiên cứu khả thi Quy hoạch vệ sinh
(Nguồn: John M. Kalbermatten et.al, 1982)


---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
74

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------



Hình 5.2: Dấu hiệu chung chỗ vệ sinh nam - nữ (trên)
Dấu hiệu phân biệt nam - nữ - người tàn tật (dưới)

Một số tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh cộng đồng (trích tài liệu của Tam, 1983):

• Theo Oxfam: Nhà vệ sinh có thể lắp đặt trong 1 ngày và có thể phục
vụ cho qui mô 500 người với tuổi thọ 5 - 10 năm. Loại này khá đắt tiền với
các vật liệu xây dựng cực tốt dạng tiền chế.

• Theo NEERI: Nhà vệ sinh công cộng kết hợp với nhà tắm và các vòi
cấp nước cho giặt giũ. Khả năng phục vụ cho 200 người hoặc 35 - 40 hộ
gia đình.

• Theo Ethiopia: Mổi cụm nhà vệ sinh phục vụ cho 600 người dùng mỗi
ngày. Sử dụng loại nhà tiêu nước (aqua-prives).

• Theo Congo: Thiết kế cho khoảng 350 người cho mỗi cụm nhà vệ
sinh công cộng loại nhà tiêu nước 2 hộc.

• Theo Zambian: Mỗi cụm nhà vệ sinh thiết kế cho khoảng 3 - 4 gia đình
với nhà vệ sinh với các phòng nhỏ, có cửa chung.


Qua nhiều kinh nghiệm và bài học đã đúc kết, muốn đạt được các thành công
nhất định theo mong muốn phát triển nông thôn, chiến lược quan trọng nhất là
"lấy con người và cộng đồng của họ sinh sống làm trọng tâm các định
hướng". Ý nghĩa chính của câu này là nhấn mạnh sự tham gia tích cực của người
dân ở cơ sở và giúp người dân chuyển hướng tư tưởng từ sự chờ đợi thụ hưởng
các ích lợi xã hội một cách thụ động sang chủ động tham gia các hoạt động của
dự án. Người dân có thể tự đánh giá thực trạng hiện tại của họ và định hướng cho
số phận của họ trong tương lai. Cấp nước và vệ sinh môi trường cho nông thôn
và miền núi là một trong những chương trình phát triển nông thôn mang tính cộng
đồng cao. Sự tự phát và buông lỏng quản lý thường dẫn đến các nguy hại cho
cộng đồng như phát sinh bệnh tật và mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
75

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Việc phát triển nhà vệ sinh nông thôn thường được khởi xướng, đỡ đầu và
khuyến khích bởi 4 nhóm tổ chức sau:

1. Các cơ quan nhà nước trung ương, tỉnh thành và địa phương.
2. Các tổ chức quốc tế hoặc các tổ chức tài trợ các nước phát triển của
các Chính phủ bên ngoài .
3. Các tổ chức Phi Chính phủ (Non-Government Organizations - NGOs),
các tổ chức Thiện nguyện tư nhân, các tổ chức xã hội, tôn giáo.
4. Các tổ chức cộng đồng hay các nhóm cộng đồng ở địa phương.

Các tổ chức này có thể hoạt động riêng rẽ hoặc phối hợp với nhau. Một trong các

nhiệm vụ của tổ chức này và lắng nghe các ý kiến phản hồi của người dân, đưa ra
các khuyến cáo hỗ trợ và giáo dục ý thức vệ sinh cộng đồng, đặc biệt cho nhóm
phụ nữ và trẻ em.

Một thiết kế, xây dựng và quản lý nhà vệ sinh cộng đồng tốt cần quan tâm đến 4
tiêu chí sau (hình 5.3):
1. Giảm ô nhiễm môi trường, cụ thể là ô nhiễm không khí do mùi hôi, ô
nhiễm nguồn nước như nước nhiễm phân, nhiễm trùng và ô nhiễm đất
như sự gia tăng nitrit, nitrat quá nhiều.
2. Ngăn ngừa sự phát tán của mầm bệnh như sán lãi, kiết lỵ, thương hàn,
dịch tả, ... Đi tiêu bừa bãi là một trong các nguồn giúp ruồi phát triển.
3. Tái sử dụng dưỡng chất từ phân và nước tiểu nhằm trả lại và bổ sung
độ phì nhiêu cho đất và cây trồng.
4. Gia tăng tính văn hóa, kín đáo, sạch sẽ cho cộng đồng chung, được đa
số tập thể trong cộng đồng chấp nhận và ủng hộ.




















GIẢM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
THỂ HIỆN
TÍNH VĂN HÓA
NGĂN NGỬA
MẦM BỆNH
TÁI SỬ DỤNG DƯỠNG CHẤT

Hình 5.3: Bốn tiêu chí cho việc xây dựng và quản lý nhà vệ sinh nông thôn



---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
76

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
5.3 MỘT SỐ KIỂU NHÀ VỆ SINH TẬP THỂ
5.3.1 Hố vệ sinh kiểu rãnh trong trường hợp khẩn cấp
Trong các trường hợp khẩn cấp như thên tai, hỏa hoạn, chiến tranh, ...
trong khi chờ đợi sự cứu trợ ở nơi khác đến, để tránh dịch bệnh lan tràn trong
cộng đồng, có thể tạo ra hố vệ sinh kiểu rãnh (trench) như sau:

























Các đống đất đào
từ hố để lấp phân
sau mỗi lần đi tiêu
Chiều dài rãnh
5 m/100 người
Khung bao che đặt
trên miếng ván
0,75 m
0,50 m
1,00 m


Hình 5.4: Hố vệ sinh kiểu rãnh trong trường hợp khẩn cấp

Việc thực hiện như sau:
• Chọn một vị trí thuận lợi, xa nguồn nước.
• Đào một cái rãnh rộng 1 m, đáy 0,5 m, sâu 0,75 m như hình 5.2. Chiều dài
rãnh tùy theo số người sử dụng, có thể ước chừng 5 m dài cho 100 người
sử dụng.
• Đặt các tấm ván trên hai bờ rãnh và làm các khung bao che bằng gỗ ván,
lá lợp hoặc thùng cạt tông. Trường hợp không có ván, có thể thay thế bằng
các loại cây dài, tương đối vững chắc, bắc song song.
• Đất đào rãnh được tập trung hai bên bờ rãnh, nếu có điều kiện đổ thêm
một ít vôi bột hoặc tro trấu, ... Người sử dụng có nhiệm vụ dùng xẻng để
lấp phân của mình sau mỗi lần đi tiêu để giảm mùi hôi và ruồi.
• Trẻ em không nên sử dụng loại hố vệ sinh này, nên cho các cháu dùng bô,
sau khi đi tiêu thì đổ xuống rãnh và lấp đất lại.
• Khi rãnh còn chừng 0,25 m là tới mặt đất thì lấp đất lại, nén chặt xuống,
cấm bảng báo cho người khác biệt và không đào xới chỗ này trong vòng 2
năm.


---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
77

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
5.3.2 Một số kiểu nhà vệ sinh cộng đồng
Hiện nay, nhiều quốc gia đã có nhà vệ sinh công cộng dạng di động, gọn
nhẹ, vật liệu phổ biến là plastic, composit. Loại này phù hợp cho những chỗ đông

người qua lại như đường phố,quảng trường, nơi hội họp, meeting, diễn lễ hội thể
thao, văn nghệ, hội chợ, ... Loại nhà vệ sinh di động này có hộc tự hoại chứa phân
và nước tiểu .


































Photo: LÊ ANH TUẤN, 2005
Hình 5.5: Nhà vệ sinh công cộng di động










---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
78

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nhà vệ sinh cộng đồng có nhiều kiểu dáng khác nhau, tùy theo cách thiết kế, tập
quán địa phương. Trên cơ sở các kiểu nhà vệ sinh đơn, nhà vệ sinh cộng đồng có
qui mô lớn hơn nhưng vẫn theo một qui tắc chung là các đường dẫn phân, nước
tiểu, nước thải rửa đều tập trung gom về một hoặc hai hố chung. Nhiều nơi còn bố
trí nhà tắm, nhà giặt rửa ở nhà vệ sinh tập thể, cần lưu ý là nước từ nhà tắm, nhà
giặt rửa phải dẫn thoát bằng một đường riêng không để chảy vào nơi chứa phân,

nước tiểu để tránh xà-phòng, chất giặt tẩy, ... làm hủy hoại vi sinh vật trong hố
chứa.

Qui mô nhà vệ sinh có thể là phục vụ cho từ 25 - 50 người một khối vệ sinh, có
thể ít hơn chỉ vài 10 - 20 người. Tổ chức Oxfarm cũng từng thiết kế loại nhà vệ
sinh chung cho các vùng bão lụt ở Bangladesh với qui mô phục vụ khoảng 500,
1000, 1500 người. Thông thường, với mật độ 200 - 500 người/hecta thì nên làm
một khối nhà vệ sinh chung.

Tại Zambia, cứ mỗi 3 - 5 gia đình cùng nhau làm một nhà vệ sinh chung theo kiểu
nhà tiêu nước, kết hợp với nơi bố trí chỗ rửa tay, đi vào bằng một lối đi chung và
mỗi phòng vệ sinh có cửa riêng. Hố chứa nước - phân có sàn đáy đổ bê tông cốt
thép chắc chắn, tường bọc quanh xây gằng gạch trên nền đáy bê-tông, các tường
ngăn c4ng xây bằng gạch có bố trí lỗ thông khí và thông sáng, mái lợp tole, cửa ra
vào làm bằng gỗ, chỗ ngồi vệ sinh kiểu ngồi xổm đúc bê-tông, ống dẫn phân
xuống có đầu ra ngập hoàn toàn trong nước ở hố chứa (Hình 5.6).



Hình 5.6: Một kiểu nhà vệ sinh cộng đồng ở Zambia
(Nguồn: ENSIC, 1987)

---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
79

×