Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ tại Thái Lan 1997 - 1999

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (526.79 KB, 104 trang )

Bảng quy ớc những chữ v76iết tắt trong luận văn
Chữ
viết tắt
Nội dung
ADB
Ngân hàng phát triển châu á

ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
á
AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
BNPP Mặt trận giải phóng dân tộc
Pattani
BOT Ngân hàng Trung ơng Thái Lan
GDP Tổng sản phẩm trong nớc
ICOR Tỷ lệ vốn đầu t trên tăng trởng
GDP
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
NIC
s
Nớc công nghiệp mới
NXB Nhà xuất bản

TTXVN
Thông tấn xã Việt Nam
USD Đô la Mỹ
VAT Thuế giá trị gia tăng
WB Ngân hàng thế giới
1
Môc lôc
Trang


2
Mở đầu
4
1.1. Lý do chọn đề tài 4
1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
1.3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 12
1.4. Giới hạn của đề tài 13
1.5. Nguồn t liệu và phơng pháp nghiên cứu 13
1.6. Đóng góp của luận văn 14
1.7. Bố cục của luận văn 14
NộI DUNG
15
Chơng 1
15
Nguyên nhân của cuộc
khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Thái Lan
1.1. Nguyên nhân chủ quan 15
1.1.1. Về kinh tế 15
1.1.1.1. Chính sách tỷ giá hối đoái bất hợp lý 16
1.1.1.2. Sự lệ thuộc quá lớn vào nguồn vốn của nớc ngoài 18
1.1.1.3. Sự mất cân đối trong cơ cấu đầu t và xuất nhập khẩu 21
1.1.1.4. Tình trạng đầu cơ 24
1.1.2. Về chính trị - xã hội 26
1.2. Nguyên nhân khách quan 30
*
Tiểu kết 33
Chơng 2
35
Diễn biến và tác động của cuộc khủng hoảng
tài chính - tiền tệ ở TháI Lan

1.2. Khái quát diễn biến cuộc khủng hoảng 35
2.2. Tác động của cuộc khủng hoảng 41
2.2.1. Tác động đối với tình hình kinh tế, chính trị - xã hội Thái Lan 41
2.2.1.1. Đối với nền kinh tế 41
- Thơng mại
43
- Đầu t
46
- Công nghiệp
47
- Thị trờng bất động sản
48
- Nông nghiệp
49
- Một số lĩnh vực khác
51
2.2.1.2. Đối với tình hình chính trị xã hội 52
2.2.2.
Tác động đối với các nớc châu á
62
* Tiểu kết 65
Chơng 3
67
Quá trình giải quyết cuộc khủng hoảng
tài chính - tiền tệ ở TháI Lan
3
3.1. Những biện pháp giải quyết cuộc khủng hoảng của Chính phủ
Thái Lan 67
3.1.1. Về kinh tế 67
3.1.2. Về chính trị xã hội 71

3.2. Vai trò của cộng đồng quốc tế trong việc giải quyết cuộc
khủng hoảng ở Thái Lan 75
3.3. Kết quả giải quyết cuộc khủng hoảng 78
3.4. Một số nhận xét về cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở
Thái Lan 82
3.4.1. Về tính chất của cuộc khủng hoảng 82
3.4.2. Về đặc điểm của cuộc khủng hoảng 84
3.4.3. Bài học kinh nghiệm 88
3.4.3.1. Đối với Thái Lan 88
3.4.3.2. Đối với Việt Nam 90
* Tiểu kết 91
Kết luận
93
Tài liệu tham khảo
96
Phụ Lục
103
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
Trong thế kỷ XX, nhân loại đã từng trải qua những cuộc đại khủng hoảng
kinh tế nghiêm trọng nh: cuộc khủng hoảng 1929 - 1933, cuộc khủng hoảng
năng lợng 1973, cùng hàng trăm cuộc khủng hoảng lớn nhỏ ở cấp độ quốc gia
và khu vực. Theo thống kê của IMF, chỉ tính riêng thời kỳ 1975 - 1996 đã có tới
116 vụ đổ vỡ tiền tệ ở các nớc đang phát triển (đó là hiện tợng đồng bản tệ
mất giá từ 25%/năm trở lên, đồng thời tỷ lệ mất giá đó lại cao hơn 10% so với
sự mất giá của năm trớc). Khủng hoảng kinh tế đã gây nên những hậu quả vô
cùng nghiêm trọng đối với sự phát triển của các quốc gia dân tộc trong tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế và trở thành một trong những vấn đề toàn cầu.
Sẵn sàng phòng ngừa cũng nh đối phó với nguy cơ khủng hoảng để phát triển đi
4

đôi với bền vững là một trong những mục tiêu thiên niên kỷ mà Liên Hợp Quốc
và toàn nhân loại đang hớng tới.
Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu á những năm cuối cùng của
thế kỷ XX là một trong những biến động kinh tế nghiêm trọng nhất trong thời
đại toàn cầu hoá. Phạm vi ảnh hởng và mức độ thiệt hại về kinh tế của cuộc
khủng hoảng này không kém gì so với một cuộc chiến tranh. Cuộc khủng hoảng
bắt đầu xảy ra vào ngày 2 - 7 - 1997, đánh dấu bằng việc cơ quan tiền tệ Thái
Lan tuyên bố thả nổi đồng Bạt. Điều này có nghĩa là sau nhiều năm đạt đợc tốc
độ phát triển cao, nền kinh tế Thái Lan chính thức bớc vào giai đoạn khủng
hoảng trầm trọng. Từ lĩnh vực tài chính - tiền tệ, cuộc khủng hoảng lan sang
toàn bộ nền kinh tế và tác động sâu sắc đến tình hình chính trị - xã hội, trở
thành cuộc khủng hoảng kép trên cả hai lĩnh vực: kinh tế và chính trị.
Mặc dù không phải là nớc bị khủng hoảng nặng nề nhất (Inđônêxia bị
thiệt hại nặng nhất) nhng Thái Lan lại là ngòi nổ của cuộc khủng hoảng và từ
nớc này cuộc khủng hoảng lan truyền sang hầu khắp các nớc châu á. So với
nhiều nớc châu á chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ, cuộc
khủng hoảng ở Thái Lan có nhiều điểm khác biệt, trong đó nguyên nhân chủ
yếu nào dẫn đến cuộc khủng hoảng ở Thái Lan, tại sao cuộc khủng hoảng tài
chính - tiền tệ châu á lại bùng nổ đầu tiên ở Thái Lan vẫn là những câu hỏi
cha có lời giải thoả đáng? Do đó, theo chúng tôi, việc tìm hiểu, nghiên cứu
những vấn đề trên sẽ góp phần làm sáng tỏ cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ
ở Thái Lan cũng nh những biến động tiền tệ ở châu á trong những năm cuối thế
kỷ XX.
Mặt khác, việc tìm hiểu nghiên cứu cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ
châu á nói chung và cuộc khủng hoảng tại Thái Lan nói riêng cũng có ý nghĩa
quan trọng đối với Việt Nam. Mặc dù Việt Nam nhìn chung ít chịu tác động từ
cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu á, tuy nhiên, trong thời gian diễn ra
5
khủng hoảng, quan hệ đối tác kinh tế giữa hai nớc Việt Nam và Thái Lan đã bị
ảnh hởng nghiêm trọng. Vì thế, từ sự kiện này có thể rút ra nhiều bài học bổ ích

đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là trong bối
cảnh Việt Nam vừa gia nhập Tổ chức Thơng mại thế giới (WTO). Đó là những
bài học về tính phức tạp, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong bối cảnh
toàn cầu hoá, bài học về phát triển và bền vững, về mô hình quản lý kinh tế, tài
chính của các quốc gia trong quá trình hội nhập
Là một trong những sự kiện tài chính gây chấn động d luận quốc tế trong
những năm cuối thế kỷ XX, do đó, ở Việt Nam, cuộc khủng hoảng tài chính -
tiền tệ châu á (1997 1999) đã đợc đề cập rất nhiều trong các tài liệu, sách
báo, các hội thảo chuyên đề, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở những bài viết, những
công trình mang tính chất chuyên khảo về kinh tế - tài chính chứ cha có những
công trình nghiên cứu đợc tiếp cận từ góc độ sử học. Mặt khác, các công trình,
bài viết trên cha tập trung nghiên cứu một cách đầy đủ và sâu sắc cuộc khủng
hoảng tài chính - tiền tệ trong phạm vi một nớc riêng biệt. Chính vì vậy, việc lựa
chọn nghiên cứu vấn đề Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Thái Lan là
một việc làm vừa có ý nghĩa khoa học vừa mang giá trị thực tiễn sâu sắc.
Với những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề Cuộc khủng hoảng tài
chính - tiền tệ ở Thái Lan 1997 - 1999 làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học
của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Là một trong những sự kiện lớn diễn ra cách đây cha đầy một thập kỷ, vì
thế cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Thái Lan ngay từ khi bùng nổ đã thu
hút đợc sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu. Chỉ tính riêng ở Việt
Nam, trong thời gian diễn ra cuộc khủng hoảng, các cơ quan báo chí, các tạp
chí khoa học chuyên ngành đã dành một dung lợng lớn để đăng tải các bài viết,
các công trình nghiên cứu về chủ đề này. Tiếp đó là các hội thảo chuyên đề,
6
chuyên ngành, liên ngành đợc tổ chức rộng rãi nhằm tìm hiểu đánh giá về cuộc
khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu á để rút ra bài học cho Việt Nam.
2.1. Có thể khái quát quá trình nghiên cứu về cuộc khủng hoảng tài chính
- tiền tệ ở Thái Lan từ trớc tới nay qua một số nguồn t liệu mà chúng tôi đã tiếp

cận đợc sau:
- Năm 1997, trên tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới , số 4 có đăng
bài của tác giả Nguyễn Xuân Thắng nhan đề Khủng hoảng đồng Bạt ở Thái
Lan: nguyên nhân, giải pháp và một số bài học với Việt Nam. Bài viết đã
phân tích khá kỹ nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng ở Thái Lan, đặc biệt
tác giả đã bớc đầu đa ra những giải pháp cho Việt Nam qua việc nghiên cứu
cuộc khủng hoảng ở Thái Lan.
- Tác giả Nguyễn Hồng Sơn trong bài Hiểu nh thế nào về cuộc khủng
hoảng tiền tệ ở Thái Lan đăng trên tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới ,
số 6, năm 1997 đã chỉ ra một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng
hoảng ở Thái Lan ít đợc giới nghiên cứu chú ý đó là tình trạng đầu cơ trớc khi
khủng hoảng bùng nổ. Tác giả bài viết kết luận: chính tình trạng đầu cơ đã đẩy
nhanh Thái Lan đến bờ vực của sự đổ vỡ tiền tệ.
- Báo Sài gòn giải phóng ra ngày 18 tháng 8 năm 1997 có bài So sánh
hai cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Thái Lan và Mêhicô. Bài báo đã chỉ ra 3 điểm
tơng đồng và 5 điểm khác biệt giữa hai cuộc khủng hoảng ở Thái Lan và
Mêhicô.
- Thời báo kinh tế Việt Nam ra ngày 20 tháng 8 năm 1997 có bài Khủng
hoảng đồng Bạt ở Thái Lan - nguyên nhân, giải pháp và bài học đối với các
nền kinh tế hớng ngoại. Bài báo đã phân tích khá sâu sắc những nguyên nhân
và bài học từ cuộc khủng hoảng ở Thái Lan đối với các quốc gia mà nền kinh tế
phụ thuộc vào nguồn vốn vay của nớc ngoài, trong đó có Thái Lan và Việt Nam.
Tác giả bài báo khẳng định một quốc gia muốn phát triển bền vững lâu dài thì
7
phải dựa chủ yếu vào nguồn nội lực, yếu tố ngoại lực chỉ có ý nghĩa hỗ trợ trong
những thời điểm nhất định.
- Báo Đầu t ra ngày 20 tháng 8 năm 1997 có bài Khủng hoảng tài chính
- tiền tệ ở Thái Lan - bài học với Việt Nam đã đa ra 4 bài học với Việt Nam đ-
ợc đúc rút từ cuộc khủng hoảng ở Thái Lan, trong đó đặc biệt nhấn mạnh bài
học từ nguồn vốn vay của nớc ngoài.

- Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 10, năm 1997 có bài Khủng hoảng tiền
tệ ở Thái Lan và ảnh hởng đối với các nớc trong khu vực và Việt Nam của tác
giả Phạm Ngọc Long đã phản ánh hiệu ứng lan truyền, tác động của cuộc khủng
hoảng từ Thái Lan sang các nớc trong khu vực. Tác giả bài viết đã dành nhiều
thời gian phân tích tác động của cuộc khủng hoảng từ Thái Lan tới các nớc
trong khu vực, coi Thái Lan là ngòi nổ của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền
tệ Châu á
- Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 25/10/1997 có bài Cuộc khủng
hoảng kép ở Thái Lan cho rằng cuộc khủng hoảng ở Thái Lan không chỉ
diễn ra trên lĩnh vực kinh tế mà còn tác động sâu sắc đến tình hình chính trị, xã
hội. Tác giả bài báo kết luận: Chính cuộc khủng hoảng trên lĩnh vực tài chính -
tiền tệ đã đa đến những hậu quả nặng nề đối xã hội Thái Lan nh: tình trạng thất
nghiệp gia tăng, chất lợng cuộc sống giảm sút...
- Năm 1998, Viện nghiên cứu Thơng mại xuất bản công trình Cuộc
khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở châu á - nguyên nhân và bài học. Nội dung
trình bày tơng đối đầy đủ các vấn đề của cuộc khủng hoảng tiền tệ ở châu á,
trong đó có đề cập đến nguyên nhân, diễn biến, giải pháp và bài học kinh
nghiệm của cuộc khủng hoảng ở Thái Lan.
- Trên Tạp chí nghiên cứu Đông Nam á số 2/1998 với bài Bàn thêm về
cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Đông Nam á, tác giả Hoa Hữu Lân
cũng đã nói thêm về tác động và bài học từ cuộc khủng hoảng ở Thái Lan. Tuy
8
nhiên bài viết thiên về đánh giá chung cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu
vực
- Tác giả Bảo Trung (Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh), trong luận
văn thạc sĩ kinh tế với đề tài Khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở một số nớc
châu á (1998) cũng đã chọn Thái Lan là một trong những nớc điển hình để
nghiên cứu. Tuy nhiên, công trình này thuộc chuyên ngành kinh tế, do đó yếu tố
chính trị xã hội cha đợc nghiên cứu thoả đáng. Mặt khác, do phải tập trung
khảo sát nhiều nớc nên tác giả luận văn cha đi sâu nghiên cứu cuộc khủng

hoảng tài chính - tiền tệ ở Thái Lan.
- Tạp chí Phát triển kinh tế số 2/1998, tác giả Hoàng Thị Chỉnh đã phân
tích những hậu quả từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Thái Lan trong
bài Từ cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Thái Lan đến biến động tiền tệ ở Đông
Nam á, nguyên nhân và hậu quả. Tác giả bài báo cho rằng hầu hết các nớc
Đông Nam á khủng hoảng là do quá coi trọng những lợi ích kinh tế trớc mắt
mà xem nhẹ bài học phát triển đi đôi với sự bền vững.
- Năm 1998, Viện Thông tin khoa học xã hội xuất bản chuyên đề:
Khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu á và những vấn đề đặt ra hiện nay với
một loạt bài nghiên cứu về cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Thái Lan.
Tiêu biểu là các bài: So sánh cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ giữa Thái
Lan và Mêhicô của tác giả Nguyễn Minh Phong, Khủng hoảng tiền tệ ở Thái
Lan: nguyên nhân, hậu quả, giải pháp và triển vọng phục hồi của tác giả
Nguyễn Hồng Sơn, Khủng hoảng tiền tệ ở châu á và một số giải pháp đối với
Việt Nam của tác giả Tào Hữu Phùng. Các tác giả của chuyên đề này đã đa ra
nhiều ý kiến, nhiều sự lý giải khác nhau về nguyên nhân và triển vọng phục hồi
của nền kinh tế Thái Lan.
- Báo Tin tức ra ngày 18/1/1999 đăng bài Tác động của cuộc khủng
hoảng kinh tế đối với xã hội Thái Lan. Bài báo đã chỉ ra những vấn đề xã hội
9
nảy sinh từ cuộc khủng hoảng kinh tế nh sự giảm sút về chất lợng giáo dục và y
tế.
- Trong bài Khủng hoảng tài chính tại các nớc ASEAN và những vấn
đề xã hội nảy sinh của tác giả Phạm Ngọc Tân đăng trên Tuyển tập các công
trình nghiên cứu khoa học 1990 - 1999, Khoa Lịch sử, Trờng Đại học s phạm
Vinh đã phân tích khá sâu sắc tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền
tệ đến tình hình xã hội các nớc Đông Nam á. Tác giả đã đa ra những số liệu
sinh động về tình trạng thất nghiệp, đói nghèo, về sự xuống cấp của chất lợng
giáo dục, y tế.
- Tạp chí nghiên cứu Đông Nam á, số 1, năm 1999 có bài Khủng hoảng

tài chính - tiền tệ ở Đông Nam á - những nguyên nhân từ mô hình phát triển
của tác giả Thu Mỹ đã đề cập đến mô hình phát triển còn nhiều bất cập ở Thái
Lan và cho rằng chính mô hình này đã góp phần đẩy Thái Lan đến khủng
hoảng.
- Trong năm 1999 còn phải kể đến hàng loạt tin bài viết đăng trên Tài liệu
tham khảo đặc biệt của Thông tấn xã Việt Nam về chủ đề khủng hoảng tài
chính - tiền tệ ở Thái Lan. Tiêu biểu là các bài sau: Hai năm cầm quyền của
Chính phủ Xuôn Lịchphai (9/12/1999), Thái Lan thất bại trong cải cách
chính trị (6/2/1999), Thái Lan sửa đổi luật kinh doanh để thu hút đầu t
(29/10/1999), Thợng nghị viện Thái Lan thông qua ba đạo luật về kinh tế
(14/3/1999), Thái Lan triển vọng và thách thức trong năm 1999 (4/2/1999).
Nguồn tài liệu này cung cấp nhiều thông tin quan trọng, mang tính thời sự cao
nhng hạn chế của nó là quá ngắn và thờng thiếu chiều sâu phân tích, đánh giá.
- Năm 2000, trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam á số 5, tác giả Nguyễn
Duy Quý có bài Tác động của khủng hoảng tài chính - tiền tệ đối với sự phát
triển của ASEAN, trong đó có đề cập đến những tác động từ cuộc khủng
10
hoảng tài chính - tiền tệ ở Thái Lan. Tác giả bài viết đã nhấn mạnh đến tác động
của cuộc khủng hoảng ở Thái Lan trong sự phát triển của cộng đồng ASEAN.
- Năm 2002, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh xuất bản
cuốn Khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu á 1997 - 1999 - nguyên nhân, hậu
quả và bài học đối với Việt Nam. Trong đó tác giả Nguyễn Thiện Nhân (chủ
biên) đã dành phần lớn nội dung nghiên cứu cuộc khủng hoảng tài chính - tiền
tệ ở Thái Lan. Các tác giả đã cung cấp một hệ thống số liệu phong phú về cuộc
khủng hoảng ở Thái Lan đợc tiếp cận từ nhiều nguồn thông tin có độ tin cậy
cao. Tuy nhiên, cũng nh những công trình nghiên cứu về kinh tế khác, cuốn
sách này không chú trọng nhiều đến hệ quả chính trị xã hội của cuộc khủng
hoảng.
2.2. Qua các bài viết, công trình nghiên cứu trên chúng tôi có một số nhận
xét sau:

2.2.1. Nhìn chung, các tác giả khi tìm hiểu, nghiên cứu về cuộc khủng
hoảng tài chính - tiền tệ châu á đều dành nhiều thời gian nghiên cứu cuộc
khủng hoảng ở Thái Lan. Nhiều công trình, bài viết đã phân tích khá sâu sắc
một số vấn đề của cuộc khủng hoảng nh nguyên nhân, bài học và triển vọng
phục hồi của nền kinh tế Thái Lan. Đặc biệt, từ các công trình này chúng tôi đã
đợc tiếp cận với một hệ thống số liệu khá phong phú về cuộc khủng hoảng tài
chính - tiền tệ châu á. Mặt khác, với một số lợng công trình, bài viết phong phú
đợc tiếp cận từ nhiều góc độ, chúng tôi cũng có điều kiện để tiếp thu, nhìn nhận
vấn đề một cách toàn diện, từ đó có thể đa ra những kiến giải cá nhân khách
quan và trung thực hơn.
2.2.2. Mặc dù vậy, việc nghiên cứu vấn đề Khủng hoảng tài chính - tiền
tệ ở Thái Lan vẫn còn nhiều khoảng trống mà tác giả của luận văn này quan
tâm.
11
- Thứ nhất: Hầu hết các công trình nghiên cứu mới chỉ phản ánh một cách
chung nhất về cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở châu á, cha có một công
trình lớn nào nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc và có hệ thống về cuộc
khủng hoảng tài chính - tiền tệ tại Thái Lan. Cha có nhiều tác giả nghiên cứu
riêng biệt về cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Thái Lan, mới chỉ có các
bài viết ngắn mang tính chất chuyên khảo về tài chính, kinh tế, một số khác là
các tin tức báo chí cha thực sự sâu sắc trong nhận xét, đánh giá.
- Thứ hai: Trong quá trình nghiên cứu cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ
ở Thái Lan, những ngời đi trớc hầu nh chỉ chú trọng đến lĩnh vực kinh tế, tài
chính thuần túy mà ít đề cập, phân tích một cách đầy đủ về hệ quả chính trị, xã
hội của nó. Nói cách khác vấn đề này cha đợc nghiên cứu đúng mức từ phơng
diện sử học.
- Thứ ba: Nhiều vấn đề về cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Thái
Lan vẫn còn tranh luận, cha đi đến thống nhất nh: nguyên nhân chủ yếu nào dẫn
đến cuộc khủng hoảng ở Thái Lan? Tại sao cuộc khủng hoảng lại bùng nổ đầu
tiên ở Thái Lan? Thời điểm nào Thái Lan thoát ra khỏi khủng hoảng? Đặc điểm,

tính chất của cuộc khủng hoảng này nh thế nào?...
2.3. Những kết quả nghiên cứu trên đây sẽ là nguồn t liệu quan trọng để
chúng tôi tiếp tục nghiên cứu và có những kiến giải một cách sâu sắc và toàn
diện hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.
3.1. Mục đích.
Nghiên cứu đề tài này chúng tôi hớng đến làm sáng tỏ một số vấn đề chủ
yếu sau:
- Làm rõ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Thái Lan một cách có
hệ thống, đi từ phân tích nguyên nhân, diễn biến, tác động cho đến quá trình
khắc phục cũng nh tính chất, đặc điểm của cuộc khủng hoảng.
12
- Nghiên cứu cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Thái Lan cũng sẽ
giúp chúng tôi và những ai quan tâm đến luận văn này có thêm những hiểu biết
về cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á những năm cuối thế kỷ XX.
3.2. Nhiệm vụ.
Để thực hiện đợc mục đích trên, nhiệm vụ mà chúng tôi phải thực hiện đó
là: trên cơ sở nguồn t liệu thu thập đợc tiến hành xác minh, phân loại, từ đó
phân tích một cách sâu sắc và có hệ thống về cuộc khủng hoảng tài chính
tiền tệ ở Thái Lan.
Từ việc nghiên cứu cuộc khủng hoảng ở Thái Lan, nhiệm vụ của luận văn
là phải nêu lên đợc các bài học đối với Việt Nam nói riêng và các nớc đang phát
triển nói chung trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Giới hạn của đề tài.
Về mặt thời gian: Đề tài đợc giới hạn chủ yếu trong khoảng thời gian từ
tháng 7 năm 1997 khi Chính phủ Thái Lan tuyên bố thả nổi đồng Bạt cho đến
cuối năm 1999 khi nền kinh tế Thái Lan bắt đầu phục hồi và tăng trởng trở lại
Về mặt không gian: Đề tài chủ yếu nghiên cứu cuộc khủng hoảng tài
chính - tiền tệ xảy ra trên đất nớc Thái Lan. Tuy nhiên, do tính chất của một đề
tài sử học nên trong quá trình nghiên cứu cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở

Thái Lan, chúng tôi không thể không tìm hiểu tình hình kinh tế, chính trị Thái
Lan trớc, trong và sau cuộc khủng hoảng, cũng nh sẽ so sánh với cuộc khủng
hoảng tài chính - tiền tệ của một số nớc trong khu vực.
5. Nguồn t liệu và phơng pháp nghiên cứu.
5.1. Nguồn t liệu.
- Các t liệu có tính chất chung về lịch sử, văn hoá, kinh tế Thái Lan.
- Các công trình khoa học, luận văn kinh tế nghiên cứu về cuộc khủng
hoảng tài chính tiền tệ châu á.
- Các số liệu về khủng hoảng tài chính ở Thái Lan lu trữ tại Bộ Kế hoạch -
Đầu t, Bộ Thơng mại, Học viện Quan hệ quốc tế, Thông tấn xã Việt Nam...
13
- Các bài viết đăng trên các tạp chí khoa học nh: Nghiên cứu Đông Nam á,
Tạp chí Cộng sản, Những vấn đề kinh tế thế giới, Nghiên cứu Quốc tế...
- Hệ thống tin bài về chủ đề nghiên cứu đăng trên báo chí trong 3 năm từ
1997 đến 1999: Báo Đầu t, báo Thơng mại, báo Sài Gòn giải phóng, báo Nhân
dân, báo Ngoại thơng, báo Hà Nội mới...
- Nguồn Tài liệu tham khảo đặc biệt của Thông tấn xã Việt Nam trong
các năm từ 1997 đến 2000.
- Các bài diễn văn, báo cáo của Chính phủ Thái Lan về cuộc khủng hoảng.
- Bài viết của các tác giả Thái Lan và các nớc viết về cuộc khủng hoảng
tài chính tiền tệ ở Thái Lan.
- Nguồn t liệu từ Internet
5.2. Phơng pháp nghiên cứu.
Thực hiện đề tài này, về mặt phơng pháp luận, chúng tôi dựa trên quan
điểm duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin và đờng lối xây dựng nền kinh
tế thị trờng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Về phơng pháp nghiên cứu, mặc dù đây là đề tài nghiên cứu về lĩnh vực
kinh tế, tuy nhiên nó đợc tiếp cận từ góc độ sử học, do đó chúng tôi chủ yếu vận
dụng hai phơng pháp truyền thống là phơng pháp lịch sử và phơng pháp lôgíc.
Tuy nhiên, cũng do là đề tài về kinh tế nên chúng tôi cũng chú trọng nhiều hơn

đến các phơng pháp nghiên cứu chuyên ngành, liên ngành nh: thống kê, so
sánh, phân tích, tổng hợp.
Từ các nguồn t liệu và phơng pháp nghiên cứu trên, chúng tôi cố gắng
khai thác và xử lý các thông tin một cách khách quan và trung thực nhất.
6. Đóng góp của luận văn.
6.1. Luận văn sẽ đa đến một cái nhìn tổng quan và sâu sắc hơn dới góc
độ sử học về cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Thái Lan. Từ đó góp thêm
những hiểu biết cho ngời đọc về mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng
tài chính tiền tệ châu á những năm cuối thế kỷ XX.
14
6.2. Luận văn cũng đã bớc đầu chỉ ra nguyên nhân riêng, đặc điểm, tính
chất, tác động và bài học kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ
ở Thái Lan.
6.3. Đợc tiếp cận từ góc độ sử học, do đó đề tài có thể sử dụng làm tài
liệu tham khảo về lịch sử Thái Lan những năm cuối thế kỷ XX trên cả ba lĩnh
vực: kinh tế, chính trị, xã hội.
7. Bố cục của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm
3 chơng:
Chơng 1. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Thái Lan.
Chơng 2. Diễn biến và tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Thái
Lan.
Chơng 3. Quá trình giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Thái Lan.
nội dung
Chơng 1
Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng
tài chính - tiền tệ ở Thái Lan
1.1. Nguyên nhân chủ quan.
1.1.1. Về kinh tế.
Trong cuộc hành trình tới câu lạc bộ các nớc công nghiệp mới (NIC

s
),
ngay từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX, Thái Lan đợc thừa nhận là một
trong những nớc có tốc độ phát triển kinh tế cao nhất thế giới. ở khu vực Đông
Nam á, Thái Lan đợc nhìn nhận là một trong những quốc gia (sau Xingapo) có
thể nhanh chóng trở thành nớc công nghiệp mới.
Trên thực tế, không phải đến thập kỷ 80 của thế kỷ XX, Thái Lan mới đạt
đợc tốc độ tăng trởng thần kỳ nh vậy (năm 1988 là 13%, năm 1989 là 12%)
15
mà ngay từ khi quốc gia này bắt đầu thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá vào
những năm 60 của thế kỷ XX, tốc độ tăng trởng GDP đã đạt khoảng 8%/năm
[43; 75]. Trớc khi diễn ra khủng hoảng, từ 1991 đến 1996, tốc độ tăng trởng
GDP cũng đạt bình quân 7,7%/năm. Tổng sản phẩm nội địa theo đầu ngời tăng
từ mức 440 USD năm 1955 lên 3.012 USD năm 1996.
Từ một nớc nông nghiệp, sau 30 năm tiến hành công cuộc công nghiệp
hoá, hiện đại hoá (1961 - 1991), Thái Lan đã đạt đợc tốc độ tăng trởng cao, trở
thành một trong những đầu tàu kinh tế của ASEAN. Nhiều quốc gia ở châu á
coi Thái Lan là mô hình phát triển lý tởng để học tập trong tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế.
Nh vậy, nếu chỉ căn cứ vào chỉ số tăng trởng GDP của Thái Lan trong
suốt hơn 3 thập kỷ từ 1961 đến 1996 thì có thể khẳng định đây là quốc gia có
tốc độ phát triển cao và tơng đối ổn định. Tuy nhiên, chỉ số GDP là một thớc đo
quan trọng nhng cha phản ánh đầy đủ bức tranh của một nền kinh tế. ở Thái
Lan, để đạt đợc tốc độ phát triển cao và kéo dài nh vậy, Chính phủ đã phải chi
phí rất lớn cho hoạt động đầu t: trong thời kỳ 1991 - 1996, đầu t của Thái Lan
rất cao, hàng năm chiếm bình quân 40% GDP [43; 76]. Ngời ta tính rằng, tr-
ớc khi diễn ra khủng hoảng (thời kỳ 1991 - 1996), hệ số ICOR của kinh tế Thái
Lan là 5,22, tức là phải đầu t 5,22 Bạt thì GDP mới tăng trởng 1 Bạt. Rõ ràng
chỉ xét trên lĩnh vực kinh tế, sự phát triển của Thái Lan đã tiềm ẩn nhiều yếu tố
không bền vững, vì theo quy luật kinh tế tăng trởng cao mà chi phí thấp mới bền

vững, tăng trởng cao dựa trên hiệu quả kinh tế cao của sản xuất kinh doanh mới
lâu bền.
1.1.1.1. Chính sách tỷ giá hối đoái bất hợp lý.
Chính sách tỷ giá hối đoái đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều
tiết quan hệ kinh tế đối ngoại đối với các nớc đang phát triển. ở Thái Lan,
Chính phủ có truyền thống hạn chế điều chỉnh tỷ giá hối đoái vì lý do chống
lạm phát. Nhờ đó, tỷ giá hối đoái của Thái Lan đợc giữ ổn định trong một thời
16
gian dài. Tuy nhiên, bớc vào những năm 80 của thế kỷ XX, do phải đối mặt với
nhiều khó khăn, thử thách trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nên Chính
phủ Thái Lan đã phải tiến hành 3 lần phá giá tiền tệ: lần 1 vào tháng 5
1981, lần 2 vào tháng 7 - 1981 và lần 3 vào tháng 11 - 1984 [77; 34]. Kể từ
đó cho đến trớc khi cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ bùng nổ, về cơ bản,
Chính phủ Thái Lan vẫn duy trì tỷ giá hối đoái giữa đồng Bạt với các đồng
ngoại tệ của các bạn hàng chủ chốt, trong đó đồng USD chiếm vai trò chủ đạo
(80% giá trị). Thực chất đồng Bạt đã đợc cố định với đồng USD: trong thời kỳ
1991 - 1996, tỷ giá hối đoái giữa đồng Bạt với đồng USD chỉ biến đổi rất ít, từ
25,28 Bạt/USD năm 1991 lên 25,61 Bạt/USD năm 1996.
Trong lịch sử kinh tế thế giới, việc quy định tỷ giá hối đoái cố định
(trong đó đồng USD đóng vai trò chính) đã từng đem lại sự phát triển thần kỳ
cho nền kinh tế Nhật Bản và Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Và thực
tế, chính sách này đã giúp cho đồng Bạt trở thành một trong những đồng tiền ổn
định nhất thế giới. Điều này tạo ra môi trờng thuận lợi để thu hút đầu t nớc
ngoài, góp phần kích thích sự tăng trởng của nền kinh tế. Mặc dù vậy, đối với
những nền kinh tế đang phát triển trong xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh
mẽ nh Thái Lan thì việc kìm giữ quá lâu tỷ giá hối đoái cố định của đồng bản tệ
so với giá trị thực của nó là một chính sách không hợp lý.
Thứ nhất, dới chế độ tỷ giá hối đoái này, chức năng điều tiết kinh tế của
Nhà nớc sẽ bị hạn chế. Do mục tiêu chống lạm phát đợc đặt lên hàng đầu nên
Chính phủ Thái Lan buộc phải duy trì chính sách kìm giữ tỷ giá của đồng Bạt so

với đồng USD, bất chấp những biến động của tình hình kinh tế trong và ngoài n-
ớc. Tuy vậy, khi vốn đầu t của nớc ngoài tràn vào quá nhiều, để ngăn chặn tình
trạng tăng giá của đồng Bạt, Chính phủ Thái Lan đã buộc phải thực hiện chính
sách tiền tệ thả nổi, một nguyên nhân quan trọng làm cho nền kinh tế phát triển
quá nóng và rơi vào trạng thái mất cân đối bên trong và bên ngoài. Chính sách
thả nổi tiền tệ một cách thiếu chủ động của Thái Lan đã làm cho lạm phát gia
17
tăng, thúc đẩy tiền lơng tăng lên và thổi phồng một cách giả tạo nhu cầu trong
nớc. Trong khi năng suất lao động chỉ tăng 3%/năm thì tiền lơng tăng tới
10%/năm. Chính sách này cũng đã dẫn đến hiện tợng đầu t tràn lan, ồ ạt vào các
lĩnh vực chỉ mang lại lợi ích trớc mắt và có tính rủi ro cao nh đầu t tài chính và
đầu t bất động sản Tất cả những yếu tố trên đã góp phần tạo nên những giá trị
ảo mà ngời ta thờng gọi là nền kinh tế bong bóng ở Thái Lan.
Thứ hai, tỷ giá hối đoái cố định cùng với sự gia tăng của lạm phát chứng
tỏ đồng Bạt đã lên giá thực tế. Điều này kết hợp với sự cạnh tranh gay gắt trên
thị trờng quốc tế đã khiến cho kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan giảm sút:
kim ngạch xuất khẩu năm 1996 chỉ tăng 0,2% so với mức 25% năm 1995
[50; 35]. Tình trạng lợi dụng thông tin nội bộ để trục lợi, cho vay tràn lan, nạn
rửa tiền ngày càng phổ biến đã đẩy nền kinh tế Thái Lan rơi vào trạng thái mất
cân đối, phát triển không bền vững.
Nh vậy, chính sách tỷ giá hối đoái của Thái Lan là một trong những
nguyên nhân đẩy nền kinh tế rơi vào khủng hoảng. Đó là một chính sách cứng
nhắc, thiếu linh hoạt và không thật sự chủ động để có thể đối phó với những
nguy cơ tiềm ẩn của cuộc khủng hoảng. Đến khi nguy cơ khủng hoảng tài chính
- tiền tệ lên đến đỉnh điểm, Chính phủ Thái Lan không còn cách nào khác buộc
phải tuyên bố phá giá đồng Bạt.
1.1.1.2. Sự lệ thuộc quá lớn vào nguồn vốn của nớc ngoài.
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc huy động nguồn vốn đầu t
của nớc ngoài đối với các nớc đang phát triển nh Thái Lan là một việc làm rất
cần thiết. Chính sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản hay sự cất cánh của

những Con Rồng châu á, một phần cũng nhờ vào nguồn vốn đầu t của nớc
ngoài, đặc biệt là Mỹ. Do đó, không có một quốc gia nào trên thế giới không
mang những khoản vay nợ của nớc ngoài, ngay cả nớc Mỹ, nền kinh tế số một
thế giới cũng không là ngoại lệ.
18
Thực tế ở Thái Lan cho thấy, ngay từ trớc khi bớc vào thời kỳ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc, Thái Lan đã trở thành đồng minh kinh tế -
chính trị của Mỹ và sau này là Nhật Bản, nền kinh tế thứ hai thế giới. Dựa vào
nguồn vốn đầu t của hai siêu cờng kinh tế này, Thái Lan đã đạt đợc tốc độ phát
triển cao trong suốt hơn 30 năm công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc. Trong
buôn bán với Mỹ, Thái Lan luôn đợc lợi: 6 tháng đầu năm 1986, Thái Lan
xuất siêu sang Mỹ 429 triệu USD [27; 96], có hơn 200 công ty đa quốc gia
của Nhật Bản hoạt động ở Thái Lan. Từ những lợi thế đó, các Chính phủ Thái
Lan tiếp tục duy trì xây dựng nền kinh tế hớng ngoại trên cơ sở tranh thủ nguồn
vốn đầu t của nớc ngoài để trong một thời gian ngắn có thể đạt đợc tốc độ phát
triển cao, sớm trở thành một trong những Con Rồng châu á. Tuy nhiên, đó là
một hớng đi mạo hiểm và thiếu tính bền vững. Bất kỳ một quốc gia nào muốn v-
ơn lên hội nhập và phát triển thành công đều phải dựa vào thực lực của mình là
chính.
ở Thái Lan, số nợ nớc ngoài liên tục gia tăng: từ 40,6% GDP năm 1993;
44,3% GDP năm 1994; 49,5% GDP năm 1995 lên đến 52,4% GDP năm 1996.
Tỷ lệ này lớn hơn rất nhiều so với tỷ lệ nợ nớc ngoài của Mêhicô trớc khi xảy ra
khủng hoảng (khoảng 35% GDP). Thái Lan là nớc có tỷ lệ nợ nớc ngoài so với
GDP cao nhất trong số các nớc bị khủng hoảng tài chính - tiền tệ năm 1997.
Bảng 1: Tốc độ tăng trởng nợ nớc ngoài và GDP thực tế (1982 - 1996) ở Thái Lan
Năm
Nợ nớc ngoài
(triệu USD)
Tốc độ tăng tr-
ởng

GDP tính theo
giá năm 1998
(triệu Bạt)
Tốc độ tăng tr-
ởng
1982 10.129 27,78 1.019.501 5,6
1983 11.162 10,21 1.076.432 7,3
1984 12.839 15,02 1.138.353 7,1
1985 14.699 1,49 1.191.255 3,5
1986 16.029 9,05 1.257.177 4,9
1987 17.500 9,18 1.376.847 9,5
1988 17.889 2,22 1.559.804 13,2
1989 19.417 8,5 1.751.515 12,2
1990 25.061 29,07 1.945.372 11,6
19
1991 33.284 32,81 2.111.862 8,5
1992 37.354 12,23 2.282.572 8,1
1993 45.705 22,36 2.473.937 8,3
1994 55.001 20,34 2.695.054 8,9
1995 68.132 23,87 2.933.168 8,7
1996 79.854 17,2 3.095.041 6,4
(Nguồn: Ngân hàng Thái Lan, tập san các tháng, các năm khác nhau [19; 69])
Điều đáng lo ngại ở đây là phần lớn các khoản vay nợ nớc ngoài của Thái
Lan đều là vay ngắn hạn: năm 1996, trong số 89 tỷ USD nợ nớc ngoài thì có tới
65% đến hạn trả trong vòng 1 năm.
Cũng do tính chất hớng ngoại của nền kinh tế nên hệ thống ngân hàng ở
Thái Lan không có đợc sự chủ động trong kinh doanh. Việc sử dụng đến 90%
nguồn vốn nớc ngoài ở dạng đầu t tài chính và tín dụng ngắn hạn đã tạo nên áp
lực tài chính rất lớn đối với các doanh nghiệp trong nớc. Ngân hàng Thái Lan
vay lãi của nớc ngoài sau đó cho các công ty của Thái Lan vay với lãi suất lên

đến 16,3%/năm, còn hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chỉ đạt 1%/năm thì
nguy cơ phá sản doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Điều đặc biệt là
cho đến trớc khi diễn ra cuộc khủng hoảng, các ngân hàng và công ty tài chính
ở Thái Lan rất tích cực vay nợ của nớc ngoài để đầu t trong nớc. Tổng số nợ n-
ớc ngoài của hệ thống ngân hàng Thái Lan đã tăng từ 2,85% năm 1991 lên
28,69% năm 1996. Tổng số nợ nớc ngoài so với tổng số tài sản nớc ngoài mà
hệ thống ngân hàng có đã tăng từ 171% năm 1991 lên 694% năm 1996 [43;
80]. Tính đến thời điểm giữa năm 1997, tổng số nợ quá hạn mà các công ty tài
chính Thái Lan phải gánh chịu lên tới gần 30 tỷ USD. Rõ ràng, nguy cơ phá sản
của các ngân hàng đã lên đến đỉnh điểm. Ngời ta tính rằng, trên thực tế nợ ngắn
hạn của Thái Lan đã gấp 1,18 lần dự trữ ngoại tệ quốc gia từ năm 1995. Nghĩa
là Thái Lan mất khả năng thanh toán nợ nớc ngoài. Đến tháng 6 - 1997, nợ nớc
ngoài ngắn hạn đã bằng 1,5 lần dự trữ ngoại tệ của Thái Lan, nguy cơ mất khả
năng thanh toán của quốc gia trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.
20
Nh vậy, việc xây dựng nền kinh tế hớng ngoại với chính sách tranh thủ
nguồn vốn của nớc ngoài bao giờ cũng tồn tại tính chất hai mặt của nó. Điều
này đã đợc thể hiện rõ ở Thái Lan. Trong thời kỳ đầu thực hiện công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, Thái Lan đã khai thác tốt nguồn vốn của nớc ngoài để đạt đợc
tốc độ phát triển cao. Tuy nhiên, bớc sang những năm cuối thế kỷ XX, trong bối
cảnh đầy biến động của toàn cầu hoá kinh tế, việc duy trì và có phần lạm dụng
chính sách vay vốn nớc ngoài của Chính phủ Thái Lan đã đa nền kinh tế đất nớc
vào tình trạng bị lệ thuộc nặng nề, không có tính chủ động trong hội nhập kinh
tế quốc tế. Chính sự lệ thuộc quá lớn vào nguồn vốn của nớc ngoài là một trong
những nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ
Thái Lan năm 1997.
1.1.1.3. Sự mất cân đối trong cơ cấu đầu t và xuất nhập khẩu
Để thực hiện mục tiêu chiến lợc biến Thái Lan thành một nớc công
nghiệp mới vào đầu thế kỷ XXI, Chính phủ Thái Lan đã dành sự u tiên đặc biệt
cho các lĩnh vực đầu t và xuất khẩu. Trong suốt thập kỷ 80 và nửa đầu thập kỷ

90 của thế kỷ XX, nền kinh tế hớng ngoại của Thái Lan đã đạt đợc những thành
tựu to lớn trên hai lĩnh vực này: giai đoạn 1986 - 1990, tốc độ tăng trởng xuất
khẩu bình quân là 28%/năm; năm 1992 và 1993 khoảng 13%/năm; năm 1994
và 1995 khoảng 20%/năm, giá trị xuất khẩu theo đầu ngời cũng tăng từ 630
USD/ngời năm 1991 lên 1.177 USD/ngời năm 1996 [43; 76].
Trên lĩnh vực đầu t, do GDP tăng trởng cao, tỷ giá hối đoái gần nh cố
định nên Thái Lan trở thành nớc có môi trờng đầu t hấp dẫn đối với các doanh
nghiệp nớc ngoài. Chỉ tính riêng trong thời kỳ 1991 - 1996, tổng số vốn nớc
ngoài đợc đầu t vào Thái Lan là 85,293 tỷ USD. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng
đã tập trung đầu t xây dựng và phát triển nhiều ngành kinh tế trọng điểm để có
thể đem lại lợi ích nhanh chóng nh: công nghiệp điện, điện tử, xây dựng khách
sạn du lịch...
21
Nh vậy nếu chỉ căn cứ vào chỉ số xuất khẩu và đầu t thì có thể khẳng định
các hoạt động này đang đi đúng hớng và góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy
tăng trởng kinh tế Thái Lan. Tuy nhiên, với bản chất của một nền kinh tế hớng
ngoại, hoạt động đầu t và xuất nhập khẩu ở Thái Lan cũng bộc lộ nhiều hạn chế.
Đối với lĩnh vực đầu t: với mong muốn đạt tỷ lệ sản xuất công nghiệp
chiếm hơn 20% GDP (một trong những tiêu chí để gia nhập câu lạc bộ các nớc
công nghiệp mới trong thập kỷ 80 của thế kỷ XX), Chính phủ Thái Lan đã dành
sự u tiên đặc biệt cho các ngành công nghiệp phục vụ xuất khẩu. Tuy nhiên, khi
xem xét cơ cấu công nghiệp, ngời ta thấy nền công nghiệp của Thái Lan chủ
yếu là những ngành công nghiệp nhẹ. Phần lớn các ngành công nghiệp đem lại
giá trị xuất khẩu cao của Thái Lan lại là những ngành phải nhập nguyên liệu
liệu của nớc ngoài nhiều nhất: ngành vi điện tử nhập tới 100% nguyên liệu để
sản xuất, ngành chế tạo đá quý, dệt may đem lại cho đất nớc 40 tỷ Bạt mỗi
năm cũng phải nhập tới 90% nguyên vật liệu [26; 89]. Có tới 90% các nhà
máy, cơ sở sản xuất của Thái Lan chỉ làm nhiệm vụ lắp ráp, còn mọi máy móc
trang thiết bị đều nhập từ bên ngoài vào. Cũng do quá chú trọng vào các ngành
công nghiệp nhẹ, một ngành ít phải đầu t nhng lại thu lợi nhanh nên Chính phủ

Thái Lan cha coi trọng đúng mức chính sách phát triển công nghiệp nặng. Điều
này làm cho đất nớc thiếu hụt khả năng công nghệ - kỹ thuật phục vụ sản xuất.
Phần lớn máy móc thiết bị quan trọng phục vụ sản xuất ở Thái Lan đều phải
nhập từ nớc ngoài về. Rõ ràng, đây là dấu hiệu cho thấy sự bất hợp lý trong
chính sách đầu t của Thái Lan. Những khoản tiền phải chi cho việc nhập khẩu
nguyên liệu và khoa học công nghệ sẽ trở thành gánh nặng đối với nền tài chính
quốc gia.
Sự nóng vội trong chính sách đầu t của Thái Lan còn đợc thể hiện ở chỗ,
các ngân hàng, công ty tài chính đổ xô vốn ồ ạt vào các ngành xây dựng nhà
hàng, khách sạn và kinh doanh bất động sản, dẫn đến cung lớn hơn cầu, cùng
với xuất khẩu giảm mạnh vào năm 1996 đã làm cho hoạt động đầu t bị đình trệ:
22
Thị trờng bất động sản bắt đầu nguội lạnh, khách sạn nhà hàng ế ẩm, văn
phòng không ngời thuê mớn... [21; 35]. Đặc biệt đầu t trực tiếp của nớc ngoài
vào Thái Lan chiếm tỷ trọng rất thấp so với đầu t gián tiếp (đầu t tài chính và sử
dụng vốn vay của nớc ngoài). Tổng đầu t trực tiếp của nớc ngoài vào Thái
Lan thời kỳ 1991 - 1996 là 11,701 tỷ USD, tổng đầu t trực tiếp của Thái Lan
ra nớc ngoài là 2,857 tỷ USD. Trong khi đó, tổng đầu t tài chính là 16,4 tỷ USD
và tổng vốn vay ngắn hạn là 60,04 USD [43; 79].
Nh vậy, trong tổng số vốn nớc ngoài đầu t vào Thái Lan thời kỳ 1991 -
1996 là 85,293 tỷ USD thì đầu t trực tiếp chỉ chiếm 10,36%, đầu t gián tiếp
19,23%, còn tín dụng và vay ngắn hạn chiếm tới 70,4%.
Bảng 2: Số liệu kinh tế Thái Lan (diện tích 514.000 km
2
, dân số 61 triệu ngời)
Năm 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999
Tăng trởng (%) GDP
(a)
7,0 7,1 8,2 8,6 8,7 6,7 - 0,4 - 8,3 1
Tỷ giá hối đoái

(baht/USD)
25,28 25,32 25,54 25,09 25,19 25,61 47,25 41,37 37,11
Lạm phát (%) 5,7 4,1 4,6 5,1 5,8 4,8 5,6 8,1
Xuất khẩu (tỷ USD) 28,23 32,1 36,4 44,47 55,4 54,4 56,7 52,9
Nhập khẩu (tỷ USD)
-34,22
-
36,26
-
40,09
- 48,2 - 63,4 - 63,9 - 55,1 - 40,6
Cán cân thơng mại
(tỷ USD)
- 5,9 - 4,16 - 4,3 - 3,7 - 7,7 - 9,5 1,5 12,3
Cán cân tài khoảng
vãng lai (tỷ USD)
- 7,59 - 6,3 - 6,36 - 8,08
-
13,55
-
14,69
- 3,02 14,3 7,2
Cán cân tài khoản
vốn (tỷ USD)
11,76 9,47 10,5 12,17 21,9 19,5 - 15,8 - 9,5
Đầu t trực tiếp thuần
(tỷ USD)
1,847 1,966 1,571 0,873 1,182 1,405 3,344
Đầu t tài chính thuần
(cổ phiếu, trái phiếu

- tỷ USD)
-
0,081
0,924 5,455 2,481 4,181 3,544 4,361
Đầu t khác thuần (tỷ
USD)
9,994 6,584 3,474 8,812 16,644 14,537
-
23,51
Nợ nớc ngoài
(tỷ USD)
35,99 39,61 45,84 60,99 65 89 97
Nợ ngắn hạn
(tỷ USD)
43,6 45,7 45,6
Dự trữ ngoại tệ 18,4 21,2 25,4 30,3 37 38,7 27 29,5
23
(tỷ USD)
Đầu t cố định tính
bằng % GDP (b)
38 39,5 39,9 40,1 42,8 39,8 39,1
ICOR (b/a) 5,4 5,56 4,86 4,66 4,92 5,94
(Nguồn: [43; 77, 78])
Do những bất cập trong chính sách đầu t, nhất là trong các lĩnh vực công
nghiệp xuất khẩu và đầu t tài chính đã dẫn đến sự bất hợp lý trong hoạt động
xuất nhập khẩu.
Mặc dù chủ trơng xây dựng nền kinh tế hớng ngoại với rất nhiều chính
sách u tiên cho các ngành công nghiệp xuất khẩu nhng về cơ bản Thái Lan vẫn
là nớc nhập siêu. Cán cân thơng mại của Thái Lan trong thời kỳ 1991 - 1996
luôn mang giá trị âm: tổng giá trị cán cân thơng mại trong thời kỳ này là -35,26

tỷ USD. Xuất khẩu của Thái Lan năm 1996 chỉ tăng 0,2% so với 23,6% năm
1995. Đặc biệt một số mặt hàng đợc coi là lợi thế của Thái Lan nh dệt, may
mặc, nhựa... mất dần khả năng cạnh tranh với các nền kinh tế mới nổi lên trong
khu vực. Nh vậy là từ chỗ xuất khẩu giảm sút, nhập khẩu tăng, đặc biệt là nhập
khẩu hàng xa xỉ từ nguồn vốn vay của nớc ngoài đã khiến tài khoản vãng lai bị
thâm hụt nặng nề ở Thái Lan. Năm 1995 thâm hụt tài khoản vãng lai của
Thái Lan chiếm 8,1% GDP (13,55 tỷ USD), năm 1996 con số này lên tới 8,2%
GDP (14,69 tỷ USD), cao hơn tỷ lệ thâm hụt tài khoản vãng lai của Mêhicô
năm 1994 (8% GDP) và đứng hàng thứ hai trong số các nớc bị khủng hoảng
(sau Malaixia 9,7% GDP) [19; 20]. Lẽ ra trong bối cảnh thâm hụt tài khoản
vãng lai kéo dài nh vậy, Chính phủ Thái Lan cần phải cơ cấu lại nền kinh tế,
giảm thiểu chi tiêu nhằm đẩy lùi độ thâm hụt xuống dới 5% GDP (mức độ tối
đa trớc ngỡng khủng hoảng) để sẵn sàng đối phó nếu khủng hoảng xảy ra. Thế
nhng, những biện pháp mà Chính phủ Thái Lan đã thực hiện chỉ nhằm mục đích
duy trì sự ổn định giả tạo của đồng Bạt. Nói cách khác, những biện pháp can
thiệp của Chính phủ Thái Lan lúc này chỉ góp phần làm cho tình hình kinh tế -
tài chính đất nớc trở nên trầm trọng thêm, nguy cơ bùng nổ một cuộc khủng
hoảng tài chính - tiền tệ ở Thái Lan là điều khó tránh khỏi.
24
1.1.1.4. Tình trạng đầu cơ.
Từ những năm 80 của thế kỷ XX, giới phân tích kinh tế thế giới đã cảnh
báo về tình trạng phát triển mất cân đối của Thái Lan. Đến đầu thập kỷ 90,
nhiều chuyên gia kinh tế trong và ngoài nớc đã chỉ ra những nguy cơ có thể dẫn
đến khủng hoảng kinh tế ở Thái Lan. Đặc biệt, giữa năm 1995, các nhà kinh tế
trong nớc đã khẩn thiết đề nghị Chính phủ tiến hành cải cách một số lĩnh vực
kinh tế, trong đó có việc điều chỉnh chính sách tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên,
những đề nghị cải cách ấy đã không đợc thực hiện và phải đến cuối năm 1996
trở đi khi nguy cơ mất giá của đồng Bạt ngày càng trở nên rõ ràng hơn thì Chính
phủ mới có những động thái cải cách. Rõ ràng đây là cơ hội dành cho giới kinh
doanh và đầu cơ tiền tệ đa ra những dự tính để trục lợi.

Vào cuối năm 1996, thị trờng chứng khoán Thái Lan đã có dấu hiệu suy
sụp (chỉ số thị trờng chứng khoán giảm 40%), khách hàng đua nhau rút tiền ra
khỏi các công ty tài chính (1,2 tỷ USD đã bị rút ra chỉ trong vòng tháng 3 năm
1997). Đặc biệt ngày 2 - 3 - 1997, thị trờng chứng khoán Băng Cốc đã phải tạm
thời đóng cửa một ngày. Lợi dụng tình hình hỗn loạn của thị trờng tài chính
Thái Lan, giới đầu cơ chứng khoán đã nhảy vào kiếm lợi. Họ nhanh chóng bán
phá giá cổ phiếu và chuyển tiền ra nớc ngoài mua USD. Hàng trăm công ty tài
chính của nớc ngoài sẵn sàng tham gia vào cuộc khủng hoảng tài chính ở Thái
Lan bằng cách bán đổ bán tháo đồng Bạt để tích trữ USD. Nhiều tập đoàn tài
chính - ngân hàng vốn là đối tác kinh tế của Thái Lan không còn cách nào khác
cũng phải nhanh chóng thu hồi vốn trong khả năng có thể để tránh rủi ro. Mặc
dù đất nớc rơi vào tình trạng khủng hoảng nhng không ít kẻ đã lợi dụng cơ hội
này để kiếm đợc những nguồn lợi không nhỏ. Điều này cũng phản ánh năng lực
quản lý yếu kém của Chính phủ Thái Lan trong việc điều tiết kinh tế vĩ mô.
Những biện pháp mà các nhà hoạch định chính sách Thái Lan đa ra vào thời
điểm đó nh can thiệp mạnh vào thị trờng ngoại hối, bảo lãnh cho các ngân hàng
không còn khả năng trả nợ không những không cứu vãn đ ợc đồng Bạt và
25

×