Tải bản đầy đủ (.doc) (167 trang)

Khảo sát văn khắc Hán Nôm tại xã Thuỷ Dương, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 167 trang )

MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa đề tài
Chữ Hán là thứ chữ viết gắn liền với dân tộc Việt Nam ta từ buổi đầu
của nền độc lập. Với ý thức tự cường xây dựng một nhà nước vững mạnh
và chống lại mọi âm mưu đồng hoá của các triều đại phong kiến phương
bắc, ông cha ta đã sử dụng chữ Hán và đưa nó trở thành hệ thống chữ viết
chính thức của mình trong suốt cả ngàn năm lịch sử. Ngày nay, với tinh
thần xây dựng một nền văn hoá mới đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta
không còn dùng đến chữ Hán nữa. Nhưng một nền văn hoá mới không có
nghĩa là bỏ qua mọi giá trị tốt đẹp mà ông cha đã tạo dựng từ cả ngàn năm
về trước mà phải giữ gìn và kế thừa những vốn quý đó. Chính vì vậy, bảo
tồn và phát huy di sản Hán Nôm là một việc làm rất cần thiết.
Kho tàng tư liệu Hán Nôm trên đất nước ta hiện nay rất đa dạng và
phong phú, từ những pho tư liệu khoa học-hành chính của các triều đại
phong kiến cho đến những văn bản được ghi chép trên giấy tồn tại trong
dân gian. Đặc biệt nhất phải kể đến mảng văn khắc được thể hiện trên các
công trình kiến trúc văn hoá truyền thống. Bởi vốn tư liệu ở đây thể hiện rõ
nét nhất về nguồn cội, về quê hương đất nước, về phong tục tập quán và
đời sống văn hoá của con người. Vì vậy muốn hiểu rõ về những cái đó ta
phải nắm được những giá trị nội dung mà người xưa đã gửi gắm. Những
câu đối hay những bức hoành phi trên những đền chùa, miếu mạo không
chỉ là những tâm tư tình cảm và tấm lòng của con người mà nó còn chứa
đựng những giá trị thẩm mỹ, mang đậm dấu ấn bản sắc văn hoá dân tộc.
Trải qua thời gian cùng sự bào mòn của những yếu tố ngoại cảnh và cả sự
thiếu quan tâm của con người thì vốn tư liệu này ngày càng bị mai một. Bởi
vậy bên cạnh xây dựng một nền văn hoá mới phải có sự quan tâm bảo tồn
và phát huy vốn di sản văn hoá của dân tộc mà cha ông đã dày công tạo
dựng. Đằng sau những câu chữ đó là cả tiếng lòng của tổ tiên từ ngàn xưa
vọng tới, nhắc nhở chúng ta về cội nguồn xa xưa của dân tộc và là nền tảng
vững chắc để tiến tới tương lai. Vì vậy việc giữ gìn và phát huy vốn di sản
Hán Nôm là một trách nhiệm và nghĩa vụ cao cả của mọi người. Đề tài


1
"Khảo sát văn khắc Hán Nôm tại xã Thuỷ Dương, huyện Hương Thuỷ, tỉnh
Thừa Thiên Huế" không chỉ hoàn thành một khoá luận của sinh viên trong
những năm đại học mà còn mong muốn góp phần giữ gìn vốn di sản văn
hoá của dân tộc, đóng góp một chút công sức của mình vào sự phát triển
chung của xã hội và đất nước.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hiện nay, hầu như ở địa phương nào trên phạm vi cả nước cũng có một
lượng tư liệu Hán Nôm rất lớn cả về các văn bản chép tay cũng như mảng
văn khắc. Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương có kho tàng di
sản Hán Nôm phong phú và đa dạng bậc nhất. Ngoài các sách vở, tàng thư
của triều đình phong kiến còn có mảng văn khắc được thể hiện trên các
công trình đền đài, cung điện, lăng tẩm... và cả mảng văn khắc trên các
công trình kiến trúc văn hoá trong dân gian. Trong những năm gần đây đã
có nhiều nhà nghiên cứu tiến hành khảo sát, sưu tầm và tuyển dịch nhưng
do lượng nhiều người ít nên mới chỉ thực hiện được một phần nào đó ở
những địa bàn lân cận. Xã Thuỷ Dương huyện Hương Thuỷ là một vùng
đất có bề dày về lịch sử và văn hoá, nơi đây tồn tại một lượng văn khắc
Hán Nôm dân gian rất lớn và đa dạng về chủng loại nhưng chưa được sưu
tầm có hệ thống trên toàn bộ địa bàn xã, mà mới chỉ có những cuộc sưu
tầm và tuyển dịch riêng về văn bia. Tấm văn bia "Lê Trọng, Văn, Đắc, Bá,
Thúc, Quý tộc thủy tổ mộ bi kí" ở nhà thờ họ Lê Thúc, Bá, Trọng, Quý, đã
được nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh sưu tầm và tuyển dịch trong cuốn văn
bia và văn chuông Hán Nôm dân gian Thừa Thiên Huế do nhà xuất bản
Thuận Hoá ấn hành năm 2006. Còn mảng văn khắc phong phú còn lại chưa
được ai thực hiện. Vì vậy với đề tài này chúng tôi đã khảo sát một cách hệ
thống, cụ thể mảng văn khắc Hán Nôm trên toàn bộ địa bàn xã Thuỷ
Dương và tìm hiểu những giá trị nội dung nghệ thuật chứa đựng trong đó.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này, đối tượng nghiên cứu của chúng

tôi đó là văn khắc Hán Nôm tức là các chữ Hán-Nôm được khắc, nề trên
2
các chất liệu cứng như vữa xây, gỗ, đá, kim loại... Còn phạm vi nghiên cứu
của đề tài là toàn bộ khu vực xã Thuỷ Dương, huyện Hương Thuỷ, tỉnh
Thừa Thiên Huế.

4. Phương pháp nghiên cứu
Đây là đề tài phải trải qua điền dã thực tế mới có thể trực tiếp tiếp cận
với nguồn tư liệu và tiến hành khảo sát, sưu tầm, phiên dịch. Sau khi thu
thập toàn bộ nguồn tư liệu mới có thể tiến hành sắp xếp, phân loại, đồng
thời tham khảo các cách làm của những người đi trước để có thể thực hiện
đề tài một cách có hệ thống, cuối cùng là phiên âm và dịch nghĩa toàn bộ
nguồn tư liệu. Để dễ dàng hơn trong cách hình dung hệ thống văn khắc trên
tất cả các di tích, phần hoành phi, đại tự được đóng khung (kể cả lạc
khoản); phần phiên âm được in nghiêng và phần dịch nghĩa được in
thường. Phần câu đối chữ Nôm chúng tôi chỉ ghi lại phần phiên âm ra quốc
ngữ. Tất cả đều được sắp xếp giống như thực tế, các hoành phi câu đối
được xếp từ ngoài vào trong theo đúng như hệ thống kiến trúc. Những phần
chữ bị hư và mất nét chúng tôi vẫn đưa vào và để thành dấu chấm hỏi.

5. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, đề tài có ba chương nội
dung chính:
Chương 1. Một vài nét khái quát về xã Thuỷ Dương và hiện trạng văn
khắc ở xã
1.1. Một vài nét khái quát về xã Thuỷ Dương
1.1.1. Vị trí địa lý và lịch sử xã Thuỷ Dương
1.1.2. Vài nét về kinh tế, văn hoá xã hội xã Thuỷ Dương
1.2. Hiện trạng văn khắc tại xã Thuỷ Dương
Chương 2. Sưu tầm và tuyển dịch văn khắc chữ Hán tại xã Thuỷ Dương

2.1. Văn khắc ở đình
2.2. Văn khắc ở chùa
2.3. Văn khắc ở miếu, lăng
2.4. Văn khắc ở nhà thờ
Chương 3. Giá trị nội dung và nghệ thuật văn khắc Hán Nôm tại xã Thuỷ Dương
3
3.1. Giá trị nội dung
3.2. Giá trị nghệ thuật
NỘI DUNG
Chương 1
MỘT VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ XÃ THỦY DƯƠNG VÀ HIỆN
TRẠNG VĂN KHẮC Ở XÃ
1.1. Một vài nét khái quát về xã Thủy Dương
1.1.1. Vị trí địa lý và lịch sử xã Thủy Dương
Thủy Dương là một xã nằm ở phía nam thành phố Huế, phía đông giáp
xã Thuỷ Phương; phía tây giáp xã Thuỷ Bằng của huyện Hương Thuỷ và
các phường: An Đông, An Tây của thành phố Huế; phía nam giáp xã Thuỷ
Bằng; phía bắc giáp xã Thuỷ Thanh. Xã Thủy Dương cách trung tâm thành
phố Huế 4km, có đường quốc lộ và đường sắt bắc nam đi qua và là vùng
kinh tế trọng điểm của địa bàn huyện Hương Thủy. Toàn xã có diện tích
1.249,8 ha, xã chia làm 5 thôn trong đó có một thôn ở vùng gò đồi, gồm
2.310 hộ và 11.640 nhân khẩu.
Cũng như bao địa phương khác ở xứ Thuận Hoá xưa, xã Thuỷ Dương
cũng được hình thành từ những cuộc nam tiến của người Việt mà cụ thể ở
đây là cuộc nam chinh thảo phạt Chiêm Thành diễn ra dưới thời Lê Thánh
Tông năm 1470, mặc dù mảnh đất Thuận Hoá đã sát nhập vào bản đồ Đại
Việt từ rất lâu trước đó. Ta biết rằng sau cuộc kháng chiến thần thánh đánh
đuổi quân Mông Nguyên xâm lược thì uy tín và danh tiếng của Đại Việt
ngày một lẫy lừng, các nước láng giềng đều mong muốn được kết thân hoà
hiếu. Vua Trần Nhân Tông sau giai đoạn lãnh đạo kháng chiến giành thắng

lợi đã nhường ngôi cho thái tử Thuyên lui về làm Thái thượng hoàng và bắt
đầu cuộc đời tu hành truyền đạo. Tháng 3 năm Tân Sửu (1301), trong một
lần dạo chơi sang Chiêm, thấy tướng mạo và cốt cách đĩnh đạc của vua
Chiêm Thành (chính là thái tử Harijit, người chỉ huy quân Chiêm đánh bại
quân Mông Nguyên xâm lược), Thượng hoàng đã hứa gả con gái út của
4
mình là công chúa Huyền Trân cho Chế Mân (Jaya Simhavar man). Bởi
vậy, năm Bính Ngọ (1306), sau khi nhận nhiều thứ lễ vật gồm hương quý
và vàng bạc cầu hôn, vua Anh Tông gả Huyền Trân cho Chế Mân. Chế
Mân liền đem hai châu Ô và Rí làm sính lễ và phong Huyền Trân làm
hoàng hậu. Khi công chúa đã về Chiêm thì người dân hai châu Hoan Ái
(Thanh Nghệ) nối nhau vào tiếp nhận vùng đất mới. Các vùng đất này được
Trần Anh Tông đổi tên là Thuận Châu và Hoá Châu, (Nay thuộc vùng từ
nam Quảng Trị đến bắc Quảng Nam) lãnh thổ Đại Việt ở phía nam đã vươn
tới sông Thu Bồn. Tuy nhiên nhân dân các thôn La Thuỷ, Tác Hồng và Đà
Bồng không theo, triều đình liền cử Đoàn Nhữ Hài vào phủ dụ dân chúng,
chọn số trong số người Chăm ở địa phương ra làm quản lý, cấp ruộng đất
và tha thuế trong ba năm để thu phục lòng dân ở vùng đất mới. Nhưng mới
về Chiêm chưa được bao lâu và cũng mới vừa sinh hạ thái tử thì vua Chiêm
đột ngột qua đời, theo tục lệ bản quốc khi vua chết thì hoàng hậu cũng phải
lên giàn hoả thiêu để chết theo. Nhận được tin, do thương em gái nên vua
Anh Tông đã sai Đỗ Khắc Chung là quan Nhập nội hành khiển Thượng thư
tả bộc xạ và An phủ sứ Đặng Văn sang Chiêm tìm cách cứu công chúa và
đưa thái tử Chiêm về nước. Sau khi cứu được công chúa, người Chiêm vô
cùng tức giận vì vậy vua Chiêm mới là Chế Chí không phục nhà Trần, có ý
đòi lại đất đã dâng, liên tiếp đem quân quấy rối và đòi lại hai châu Ô, Rý.
Năm 1311, vua Anh Tông thân chinh thảo phạt Chiêm Thành. Vua Chiêm
là Chế Chí lượng sức mình không thắng nổi bèn quy hàng. Anh Tông lập
làm vương nhưng lại giam lỏng ở trong nước mình, lại phong cho em trai
Chế Chí tước hầu để trông coi nước Chiêm. Hai năm sau, Chế Chí chết trên

đất Đại Việt. Từ đó quan hệ Việt Chiêm căng thẳng đưa tới những cuộc
chiến tranh Việt Chiêm quy mô lớn (13 cuộc) mà nổi bật nhất là dưới thời
vua Chiêm Chế Bồng Nga. Đến thời Hồ, vẫn có những cuộc chiến tranh
quy mô giữa hai nước. Thuận Hoá là vùng biên giới tiếp giáp với nước
Chiêm và mỗi lần Đại Việt nam chinh đều đóng quân trên vùng đất này nên
nơi đây trở thành chiến trường giao tranh ác liệt, nhân dân bị ảnh hưởng
bởi chiến tranh tàn phá rồi phu phen tạp dịch nên cuộc sống rất khổ sở. Do
đó, điều lưu ý ở đây theo tiến sỹ Song Jung Nam là "Ngoài chuyện gả
5
Huyền Trân công chúa cho vua Champa để nhận hai châu Ô- Rý, sau đó,
thời nhà Trần "không nhận được một tấc đất nào từ Champa", mà còn "vài
lần phải lâm vào thế tự vệ".
Đến thời Hồ khi quân Minh sang xâm lược nước ta, đặt ách thống trị
lên toàn bộ đất nước. Tướng Minh lúc ấy là Trương Phụ lấy được cả Thuận
Hóa và Tân Bình liền làm sổ ghi chép số dân đinh ở hai châu này, đặt quan
cai trị và để quân binh ở lại phòng giữ chỗ giáp giới nước Chiêm Thành.
Khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, nhận thấy Thuận Hoá là nơi trọng yếu nên
rất chú ý xây dựng nơi đây thành một vùng chiến lược quan trọng. Tháng 7
mùa thu năm Ất Tị (1425), Bình Định Vương sai tư đồ Trần Hãn và thượng
tướng Lê Nỗ đem hơn ngàn quân đi tuần các xứ Tân Bình và Thuận Hoá
rồi hội quân với Lê Ngân gồm 70 chiến thuyền từ Nghệ An vào, các đạo
quân tề tựu đông đủ, thuỷ bộ phối hợp với nhau tấn công thành. Đại quân
đi đến đâu liền được nhân dân một lòng hưởng ứng và quy thuận. Trong
cuộc kháng chiến trường kì chống quân Minh giành lại nền độc lập dân tộc,
nhân dân Thuận Hoá đóng góp rất nhiều công sức.
Sang thời Lê, mối quan hệ giữa Đại Việt và Chiêm Thành tương đối
giao hảo. Nhưng đến năm 1470 mối quan hệ này lại bắt đầu căng thẳng,
vua Chiêm là Trà Toàn (Pau Kubah, em trai của Trà Duyệt), Trà Duyệt
chết thì ngôi thuộc về Trà Toàn. Trà Toàn là người hung hãn, hoang dâm,
không được lòng người và rất tự phụ. Trà Toàn do đó không có ý thần phục

Đại Việt, cho quân lính gây hấn cướp phá Hoá Châu và vượt biển sang cầu
viện Trung Quốc. Lúc này, Đại Việt đang trong giai đoạn hùng mạnh bậc
nhất trong lịch sử dưới sự trị vì anh minh của vua Lê Thánh Tông. Là một
người văn võ song toàn, sáng suốt và quyết đoán, Lê Thánh Tông quyết
định chinh phạt Chiêm Thành. Một mặt sai sứ sang Tàu trình bày rõ ràng
việc làm của Trà Toàn với Minh Hiến Tông (Chu Kiến Thâm) một mặt tự
thống lĩnh đại quân gồm 20 vạn vào đánh Chiêm Thành. Khi đại quân đã
tiến đến Thuận Hoá vua cho tập dượt ngày đêm để chắc phần chiến thắng,
bèn xuống chiếu cho vệ quân ở Thuận Hoá ra biển thi thuỷ chiến; lại hạ
lệnh cho Nguyễn Vũ là người ở địa phương vẽ nộp đồ bản về những nơi
hiểm yếu. Vua còn soạn "sách lược bình Chiêm" ban phát cho tướng sĩ các
6
doanh. Về phía Chiêm, Trà Toàn sai em đưa sáu tướng cùng quân lính bí
mật kéo đến sát doanh trại vua. Vua biết được bèn sai Lê Hy Cát đem
thuyền vượt biển lẻn vào cửa Sa Kỳ lập đồn luỹ để chặn đường về của quân
Chiêm, còn vua dẫn thuỷ quân ra biển kéo cờ và đánh trống để tăng cường
thanh thế, lại sai Nguyễn Đức Trung dẫn quân bộ đi sát chân núi. Quân
Chiêm trông thấy thanh thế quân Đại Việt sợ hãi mà bỏ chạy toán loạn về
thành Chà Bàn. Quân của Lê Hy Cát có nhiệm vụ chặn đường về của giặc
đã tung ra ngăn đánh. Nhà vua đóng ở cửa biển Thái Cần, đốc quân sĩ dốc
đánh, chém hơn 300 tên và bắt sống hơn 60 tên, Trà Toàn sợ hãi dâng biểu
xin đầu hàng. Nhà vua lại dẫn quân vào đánh thành Thi Nại, chiếm xong lại
tiến đến đánh thành Đồ Bàn. Nhằm ngày 1 tháng 3 năm 1471, quân Đại
Việt phá vỡ thành, Trà Toàn bị vệ quân Thuận Hoá bắt sống và dẫn đến
trước mặt vua, vua Lê Thánh Tông không giết mà còn phủ dụ, lại cho ở
ngoài ty trấn điện. Có một bại tướng Chiêm là Bô Trì Trì sợ vua còn đánh
tiếp nên đã xin thần phục và triều cống. Vua Thánh Tông một mặt sát nhập
miền bắc nước Chiêm từ đèo Hải Vân đến tận bắc Phú Yên vào bản đồ Đại
Việt, một mặt không muốn tiến đánh thêm nữa bèn nghĩ kế làm cho nước
Chiêm tự suy yếu bằng cách chia nước Chiêm thành ba nước nhỏ do ba vua

đứng đầu. Như vậy, qua cuộc nam chinh của vua Lê Thánh Tông năm 1470
đã đem về cho Đại Việt thêm nhiều mảnh đất mới, biên giới phía nam Đại
Việt đã tới tận núi Đá Bia thuộc Phú Yên. Vua có cho khắc bia ma nhai trên
đỉnh núi để kỉ niệm chiến thắng và phân định ranh giới. Do đó Thuận Hoá
không còn là vùng biên cương phía nam của đất nước nữa, từ đây mảnh đất
này đi vào thời kỳ xây dựng và phát triển. Nhân dân ổn định cuộc sống và
bắt đầu khai canh lập ấp để định cư lâu dài. Điều đặc biệt ở đây đó chính là
12 vị tổ khai canh tại xã Thuỷ Dương, huyện Hương Thuỷ đều là những võ
quan nhỏ gốc người miền bắc, từng giữ chức đội trưởng dưới thời Lê
Thánh Tông. Khi chiến tranh kết thúc, họ ở lại Thuận Hoá để chiêu vời
những lưu dân xiêu dạt về khai khẩn những vùng đất hoang, lập nên làng
mới trong đó có làng Thanh Thuỷ, tiền thân của xã Thuỷ Dương.

1.1.2. Vài nét về kinh tế, văn hoá xã hội của xã Thuỷ Dương
7
Từ bến xe phía nam thành phố Huế đi xuống khoảng hai cây số, qua
cây cầu vượt Thuỷ Dương ta đã chính thức đi vào địa phận xã Thuỷ Dương
thuộc huyện Hương Thuỷ. Từ hai bên con đường quốc lộ chạy thẳng về
nam chính là địa bàn dân cư của xã. Đây là một địa bàn có nhiều đơn vị
kinh tế và một trong những trung tâm của huyện Hương Thuỷ nên đã tạo
cho xã Thuỷ Dương một bộ mặt mới mẻ. Bên cạnh những ngành nghề kinh
tế đang hoạt động, cư dân trong xã không chỉ đơn thuần làm nông nghiệp
mà xen lẫn vào đó là các hoạt động dịch vụ khác cụ thể là: lao động nông
nghiệp chiếm 19,1%, CN-TTCN-XD 26,7%, lao động dịch vụ chiếm
29,6%, CB-CNV và lao động khác chiếm 24,6%. Mạng lưới giao thông đi
lại giữa các vùng miền và giữa các xã rất thuận lợi, có nhiều đơn vị kinh tế
lớn đóng trên địa bàn. Trên địa bàn hiện có 1 HTX nông nghiệp, 1 quỹ tín
dụng nhân dân, 2 trường tiểu học, 1 trường THCS, 1 trường mầm non.
Trong những năm qua đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Thủy Dương
đã phấn đấu xây dựng, tập trung đầu tư, chuyển đổi ngành nghề có hiệu quả

kinh tế cao, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa với nhiều công trình có giá trị lớn,
cơ sở hạ tầng kĩ thuật hiện đại, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, đời
sống vật chất tinh thần của người dân được nâng lên, quốc phòng an ninh
được giữ vững. Từ ngày 9 tháng 2 năm 2010, xã Thuỷ Dương đã chính
thức trở thành phường Thuỷ Dương theo Nghị quyết số 08/NQ-CP của
Chính phủ Việt Nam về việc thành lập thị xã Hương Thủy và thành lập các
phường thuộc thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.
1.2. Hiện trạng văn khắc chữ Hán ở xã Thuỷ Dương
Chữ Hán là phương tiện chuyển tải thông tin rất hữu hiệu và mang đầy
đủ nét văn hoá đặc sắc ở các dân tộc trong vòng văn hoá chữ Hán nói chung
và Việt Nam nói riêng. Đây là một trong những hệ thống chữ viết được
dùng lâu đời trên thế giới. Xưa kia chưa có giấy, bút và mực, người Trung
Hoa cổ đại khắc chữ trên mai rùa, xương thú vật hay vỏ cây… vì thế được
gọi là giáp cốt văn, đây chính là một hình thức của văn khắc và nó được ra
đời từ rất sớm. Đến thời kỳ sau này khi người Trung Hoa phát minh ra
giấy, bút lông và mực nên đã tạo nên sự vượt trội cũng như tiện lợi hơn về
cách ghi chép và truyền tải thông tin của chữ Hán, hình thức văn viết ghi
8
chép trên giấy đã ra đời. Nhờ có giấy mà chữ Hán trở nên đắc dụng và phát
triển mạnh mẽ hơn rất nhiều so với chữ khắc trên mai rùa và xương thú nên
đã tồn tại cho đến tận ngày nay. Không gian ảnh hưởng của nó không chỉ
bó hẹp trong đất nước Trung Quốc mà còn lan ra cả những nước xung
quanh như Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Nhưng nói như vậy không
phải là văn khắc không còn tồn tại và phát triển mà ngược lại, văn khắc vẫn
phát triển mạnh mẽ và sâu rộng. Văn khắc vẫn tồn tại song song với văn
viết ghi chép trên giấy, có điều là chất liệu khắc đã được thay đổi. Trước
kia văn khắc chỉ xuất hiện trên mai rùa và xương thú thì nay được khắc
bằng dao, đục, dũa hay nề trên các chất liệu mới có độ bền và mang tính
thẩm mỹ cao như vữa xây, đá, kim loại, gỗ hay gốm... Từ đây văn khắc
không chỉ chuyển tải nội dung thông tin mà còn là một hình thức nghệ

thuật mang đậm dấu ấn văn hoá bởi tuyệt đại đa số nó được thể hiện trên
các bức hoành phi, đại tự, câu đối, văn bia và văn chuông… Tất cả đều
được gắn với những công trình kiến trúc văn hoá, tôn giáo và tín ngưỡng ở
cả cung đình lẫn trong dân gian, mang trong mình sự thiêng liêng và trân
trọng của mọi tầng lớp. Đặc biệt, do văn khắc được thực hiện trên các chất
liệu bền chắc nên nó vượt trội hơn ở việc bảo lưu nguyên bản nội dung
thông tin tốt hơn rất nhiều so với văn viết chép trên giấy. Và có thể khẳng
định rằng nếu như không có văn khắc thì không có chữ Hán trên những
công trình kiến trúc văn hoá truyền thống, mà không có chữ Hán ở những
công trình đó thì tất cả dường như không có hồn và nét độc đáo trong văn
hoá nữa.
Xã Thuỷ Dương cũng là một vùng trọng điểm văn hoá ở Hương Thuỷ
nói riêng và Thừa Thiên Huế nói chung. Văn khắc Hán Nôm dân gian Huế
cũng bao gồm các văn bản Hán Nôm nhưng nó không phải thuộc loại cung
đình và sơn môn, đó là các thể tài: hoành phi, đại tự, câu đối, văn bia, văn
chuông... Mảng văn khắc này trên địa bàn xã rất phong phú và bao gồm
nhiều chủng loại, nhiều nhất phải kể đến câu đối và hoành phi, đại tự. Một
điều đặc biệt là những công trình kiến trúc trên địa bàn xã từ nhà thờ họ
cho đến đền chùa hay miếu mạo hầu hết mới được đại trùng tu lại trong
thời gian gần đây, vì vậy mảng văn khắc đều đầy đủ, đa dạng và rõ ràng, ít
9
bị thời gian và điều kiện ngoại cảnh làm hư hỏng, mờ nhạt. Nhưng cũng lý
do này mà việc sưu tầm lại trở nên khó khăn hơn bởi ở những công trình
mới, những người quản lý không cho tiếp xúc với nội điện vì lý do "Sợ mất
cắp đồ thờ có giá trị và ảnh hưởng đến sự linh thiêng của tổ tiên dòng họ"
(phải kể đến ở đây là nhà thờ họ Lê Thúc, Bá, Trọng, Quý và chùa Hoa
Nghiêm)
Phần văn khắc trên đá, trên địa bàn xã chỉ có một tấm bia duy nhất là
tấm văn bia "Lê Trọng, Văn, Đắc, Bá, Thúc, Quý tộc thủy tổ mộ bi kí" ở
quần thể nhà thờ và lăng mộ họ Lê, Thúc, Bá, Trọng, Quý. Tấm bia này

khắc năm 2000, có nhà bia bảo vệ, bia nhỏ, gồm 432 chữ. Chữ Hán được
khắc theo lối chữ chân phương, rõ ràng, sắc nét, ngôn ngữ gần với ngôn
ngữ hiện đại. Cả hai mặt của bia đều được khắc chữ: mặt dương khắc chữ
Hán và mặt âm khắc bản dịch bằng chữ quốc ngữ. Nội dung chủ yếu giới
thiệu và ca ngợi về ngài thuỷ tổ của dòng họ. Vì bia dựng vào thời hiện đại
nên không có phần hoa văn cũng như các trang trí theo kiểu truyền thống.
Bia cũng không được đặt trên lưng rùa mà chỉ dựng trên đế bia hình khối
chữ nhật đúc bằng xi măng, đây cũng là một đặc điểm của văn bia dân gian
Huế. Tấm văn bia này đã được nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh tuyển dịch
trong cuốn "Văn bia và văn chuông Hán Nôm dân gian Thừa Thiên Huế" do
nhà xuất bản Thuận Hoá ấn hành năm 2006, trang 307.
Phần văn khắc trên chất liệu kim loại chỉ có trên chuông đồng, không
có văn khắc trên khánh và thạp. Chuông là một pháp khí rất quan trọng, là
thứ đứng đầu bát âm và có thể nói là không thể thiếu được trong văn hoá
tín ngưỡng Á đông, đặc biệt là ở chùa. Khi dựng chùa xong thì phải có
chuông, đã có chuông ắt phải có bài văn khắc lên để kỉ niệm. Thông thường
là ghi tên các thiện nam tín nữ đã có công đức xây dựng nên chùa hay ghi
bài minh chuông để nguyện cầu. Trên địa bàn xã hiện nay có năm cái ở ba
ngôi chùa: một chiếc ở chùa Nam Sơn, hai chiếc ở chùa Diệu Viên, một
chiếc ở chùa Hoa Nghiêm và một chiếc ở chùa Đông Hải. Về nội dung thì
cả năm chuông đều có nội dung câu chữ hầu hết giống nhau, đó là đều khắc
bài minh chung và văn chung, chỉ khác tên chùa và ngày đúc. Riêng
10
chuông chùa Đông Hải ghi những thông tin về chuông như năm đúc, làng
xã đúc và trọng lượng của chuông.
Phần câu đối, hoành phi, đại tự chiếm số lượng lớn nhất, có giá trị
nhiều mặt cả nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Mảng văn khắc này hầu
hết được khắc trên gỗ và nề trên vữa, văn khắc trên gỗ chủ yếu ở nội điện
và văn khắc (nề) trên vữa chủ yếu ở ngoài trời. Nó xuất hiện hầu hết trong
những công trình kiến trúc văn hoá và được bảo lưu khá nguyên vẹn.

Những hoành phi câu đối là phần không thể thiếu được bởi nó không chỉ
chứa đựng những nội dung tốt đẹp mà còn là cả một nghệ thuật mang tính
thẩm mỹ cao, cả hai kết hợp tạo nên nét cổ kính, trang nghiêm và tĩnh lặng.
Như đã trình bày ở trên do những công trình kiến trúc trên địa bàn xã hầu
hết mới được sửa sang lại trong thời gian gần đây, vì vậy mảng văn khắc
đều đầy đủ, đa dạng và rõ ràng. Còn lại một số công trình khác do điều kiện
thời tiết và thời gian tác động làm cho những chữ đều mờ nhạt, mất nét
không còn đọc rõ được. Chùa Đông Hải là nơi chịu ảnh hưởng mạnh nhất:
chữ viết nề trên trụ biểu và ở cả miếu chùa qua sự bào mòn của mưa nắng
đã bị rêu phong bám mọc và vảy lóc, mất hẳn hết chữ không còn đọc được.
Một khó khăn nữa trong việc sưu tầm và ghi chép là do chữ Hán được khắc
trên các công trình trong dân gian do đó tự dạng một số chữ được viết theo
kiểu cách khác biệt không thể đoán ra được kể cả dựa vào mạch câu văn.
Những chữ này lại không hề có trong từ điển hay phần mềm vi tính chữ
Hán. Một số chữ có tự dạng giống nhau bị viết nhầm chữ này thành chữ kia
(như chữ mao và chữ thủ). Hay như một số chữ bị viết sai nét do những
người thợ nề không biết chữ Hán mà chỉ đồ theo khuôn mẫu có sẵn, trải
qua thời gian và qua nhiều người nên chữ đó bị biến dạng, không còn đúng
nét của chữ Hán nữa.
Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi đã khảo sát tại một ngôi
đình, năm ngôi chùa, chín ngôi miếu lăng và mười một nhà thờ họ với tổng
số: văn bia 1 đơn vị, văn chuông 5 đơn vị, hoành phi và đại tự có 244 đơn
vị và câu đối 267 đôi, trong đó có 6 đôi bằng chữ Nôm.
Chương 2
11
SƯU TẦM VÀ PHIÊN DỊCH VĂN KHẮC HÁN NÔM TẠI XÃ
THUỶ DƯƠNG
2.1. Văn khắc Hán Nôm ở đình làng
2.1.1. Đình Thanh Thuỷ Thượng
Trụ biểu, mặt ngoài

清也若水靈也若仙鶴表琴亭玄光自在
水之有源木之有本祖功尊德終古長留
Thanh dã nhược thủy, linh dã nhược sơn, hạc biểu cầm đình huyền quang tự
tại
Thủy chi hữu nguyên, mộc chi hữu bản, tổ công tôn đức chung cổ trường
lưu.
Trong như nước, thiêng như núi, trụ biểu mái đình sáng tươi tự tại;
Cây có cội, nước có nguồn, công đức tổ tông lưu mãi muôn năm.
精靈得造化高清濯濯洋洋萬古猶流正氣
英秀對岑山香水煌煌赫赫千秋共拜神清
Tinh linh đắc tạo hóa, cao thanh trạc trạc dương dương, vạn cổ do lưu
chính khí;
Anh tú đối Sầm sơn, Hương Thủy hoàng hoàng hách hách, thiên thu cộng
bái thần hưu.
Thiêng liêng nhờ tạo hoá, thanh cao rực rỡ mênh mông, muôn thuở lưu
truyền chính khí;
Anh tú đối diện với đụn Sầm, Hương Thuỷ sáng trong mát mẻ, ngàn năm
cùng đội ơn che chở của Thần.
Mặt trong
清氣清天高彌來後箕尾托
水泉在地翰公南海榜碑靈
Thanh khí vi thiên, cao di lai hậu Cơ Vĩ thác;
12
Thủy tuyền tại địa, Hàn công nam hải bảng bi linh.
Khí lành là của trời, về sau lại càng cao như sao Cơ, sao Vĩ;
Suối nước tại đất, tiên Hàn Tương Tử ở biển nam linh thiêng ở bảng bia
đây.
得一以靈滾滾清泉一脈
有三不朽巍巍岑嶺三峰
Đắc nhất dĩ linh, cổn cổn thanh tuyền nhất mạch;

Hữu tam bất hủ, nguy nguy sầm lĩnh tam phong.
Được một đã linh, cuồn cuộn một mạch suối trong lành;
Có ba bất hủ, nguy nga ba ngọn núi Sầm.
Bình phong, mặt trước
清立清亭迎瑞氣
風來水面送奇香
Bình lập thanh đình nghênh thụy khí;
Phong lai thủy diện tống kì hương.
Bình phong đứng ở trước đình sáng đón mời khí lành;
Gió thổi tới mặt nước toả ra mùi hương lạ.
Bình phong, mặt sau
文武常班列
江山足護持
Văn võ thường ban liệt;
Giang sơn túc hộ trì.
Văn võ thường xếp bày;
Non sông đủ hộ trì.
Tiền đường
13
清水上亭
丁酉年秋吉日造
Thanh Thủy Thượng đình
Đinh Dậu niên thu cát nhật tạo
Đình Thanh Thủy Thượng
Xây dựng ngày tốt mùa thu năm Đinh Dậu
Vật phụ dân khang Thanh tuyền thắng tích Phong thuần tục mỹ Dân
giàu vật tốt tươi Cảnh đẹp suối trong xanh Phong tục thuần hậu
tốt đẹp
Nội điện
Đức lưu quang Hưởng khắc thành Công tắc tự

Đức sáng lưu truyền mãi Hưởng sự thành kính Có công thì thờ phụng
護國庇民澤同香水潤
調元贊化功等象山高
Hộ quốc tí dân, trạch đồng Hương thủy nhuận;
Điều nguyên tán hóa, công đẳng Tượng sơn cao.
Bảo vệ nước che chở dân, ơn trạch thấm đẫm như sông Hương;
Điều nguyên chuyển hóa, công lao cao lớn sánh với núi Voi.

Đức kỳ thịnh
Công đức thịnh
清德其盛矣
14
清泉勝蹟 風淳俗美物阜民康
享克誠 功則祀德流光
德其盛
有功則祀之
Vi đức kỳ thịnh hỹ;
Hữu công tắc tự chi.
Việc làm công đức thật là thịnh;
Có công thì thờ phụng.
Nhà truyền thống
Vạn thế sư
Người thầy của muôn đời
聖道千秋留越地
師傳萬世照南天
Thánh đạo thiên thu lưu Việt địa;
Sư truyền vạn thế chiếu Nam thiên.
Đạo của thánh nhân ngàn năm lưu ở đất Việt;
Bậc thầy của muôn đời sáng mãi ở trời Nam.
岑嶺巍巍山錦清

清泉滾滾水文章
Sầm lĩnh nguy nguy sơn cẩm tú;
Thanh tuyền cổn cổn thủy văn chương.
Núi Sầm vời vợi ấy là núi tươi đẹp;
Suối trong xanh cuồn cuộn ấy là nước văn chương.

2.2. Văn khắc Hán Nôm ở chùa
2.2.1. Chùa Diệu Viên
Đỉnh đồng
Diệu Viên tự đỉnh
15
萬世師
妙圓寺鼎
大光明臧
Vạc chùa Diệu Viên
Nóc điện
phía trên
Đại Quang Minh tạng
Tạng Đại Quang Minh
16
Nóc điện
phía dưới
Đại giác thế tôn
Đại giác thế tôn
Bốn bài kệ trên tường mái
諸有聽徒來至此
或在地上或居空
常於人世起慈心
盡夜自身依法住
願諸世界常安隱

無邊福智蓋群生
南無罪業清銷除
迷離清苦歸圓寂
天阿修羅餓鬼等
來聽法者應至心
使常存名各動行
                 世尊清
清用戒看塗清清
常持定服以資身
菩提妙法遍莊嚴
17
大覺世尊
隨兩往生處常安樂
Chư hữu thính đồ lai chí thử,
Hoặc tại địa thượng hoặc cư không.
Thường ư nhân thế khởi từ tâm,
Tận dạ tự thân y pháp trụ.
Nguyện chư thế giới thường an lạc,
Vô biên phúc trí cái quần sinh.
Nam mô tội nghiệp tịnh tiêu trừ,
Mê ly chúng khổ quy viên tịch.
Thiên A tu la ngạ quỷ đẳng,
Lai thính pháp giả ứng chí tâm.
Sử thường tồn danh các động hành
Thế tôn giáo.
Hằng dụng giới khan đồ thuyên thể,
Thường trì định phục dĩ tư thân.
Bồ Đề diệu pháp biến trang nghiêm,
Tùy lưỡng vãng sinh xứ thường an lạc.
Có những con người tới nơi đây để nghe pháp,

Có kẻ ngồi ở trên đất, có kẻ ngồi ở trên cao.
Thường ở nơi nhân thế sẽ nổi lên lòng từ bi,
Chấm dứt bóng đêm tự thân dựa vào pháp mà an trú.
Mong cho các thế giới đều yên vui,
Phúc và trí vô biên phủ khắp muôn loài.
Nam mô nghiệp tội đều tiêu trừ,
Các thứ khổ ải mê muội đều về với viên tịch.
Các loài thiên, A tu la và ngạ quỷ,
Người nào tới nghe giảng pháp thì nên có “chí tâm”.
18
Khiến cho bảo tồn danh, mỗi người đều làm theo giáo pháp của Thế tôn.
Thường dùng để răn xem thể cây Thuyên,
Thường giữ định phục để làm béo tốt mình mẩy.
Diệu pháp bồ đề đều trang nghiêm,
Tùy vào hai chốn vãng sinh thì thường yên vui.


Diệu Viên tự
Phật lịch nhị thiên ngũ bách tứ thập tứ niên
Tuế thứ Canh Thìn quý xuân đại trùng tu
Chùa Diệu Viên
Đại trùng tu cuối xuân Canh Thìn, Phật lịch năm 2544 (2000)
Nội điện
Y chính kim chương Đại hùng bảo điện Như thị trang nghiêm
Dựa vào kim chương Điện báu của bậc Đại Hùng Trang nghiêm như thế
Gian ngoài
拜手灼玄香三千世結祥雲奉獻如來蓮座上
信心持佛號百八聲成正念清生淨土寶花中
佛歷二五四四年辛巳仲春吉日大重修落成之禮
妙圓尼寺清法侄同奉供

Bái thủ chước huyền hương, tam thiên thế kết tường vân, phụng hiến Như
Lai liên tòa thượng;
Tín tâm trì Phật hiệu, bách bát thanh thành chính niệm, tức sinh tịnh thổ
bảo hoa trung.
19
妙圓寺
佛歷二千五百四十四年
大雄寶殿 如是莊嚴依正金章
(Phật lịch nhị ngũ tứ tứ niên Tân Tị trọng xuân cát nhật, đại trùng tu lạc
thành chi lễ. Diệu Viên ni tự chúng pháp điệt đồng phụng cúng)
Lạy đốt hương thơm, Ba ngàn thế giới kết thành đám mây lành, phụng
dâng lên đức Phật trên tòa sen;
Tâm tin giữ hiệu của Phật, một trăm lẻ tám tiếng chuông thành chính niệm,
lập tức sinh vào cõi tịnh thổ trong cõi hoa báu.
(Lễ khánh thành đại trùng tu ngày tốt giữa xuân năm Tân tị, Phật lịch năm
2545. Các Phật tử chùa ni Diệu Viên cùng phụng cúng)
妙義如來廣含藏行深了悟能體了
圓修正玄戒定慧清凡心化作聖心
佛子黃文蓮黃公明明奉供
順化京春妙圓寺大重修落成之禮
Diệu nghĩa Như Lai quảng hàm tàng, hành thâm liễu ngộ năng thể liễu;
Viên tu chính huyền giới định tuệ, tức phàm tâm hóa tác thánh tâm.
(Phật tử Hoàng Văn Liên Hoàng Công Minh phụng cúng.
Thuận Hóa kinh xuân Diệu Viên tự đại trùng tu lạc thành chi lễ)
Làm mầu nhiệm đạo nghĩa Như Lai thấm nhuần rộng lớn, thực hiện sâu sắc
việc giác ngộ mới có thể giác ngộ được;
Tu một cách tròn đầy giới định trí tuệ chân chính huyền diệu, lập tức tâm
phàm tục biến thành tâm của bậc thánh nhân.
(Phật tử Hoàng Văn Liên và Hoàng Công Minh phụng cúng.
Lễ khánh thành đại trùng tu chùa Diệu Viên ở kinh đô Phú Xuân)

Gian giữa
五峰山境人緣已定會聚修學佛
當吉地名祖道住錫初興逢玄場
佛子武天玉奉供
順化京春妙圓寺大重修落成之禮
20
Ngũ phong sơn cảnh, nhân duyên dĩ định, hội tụ tu học Phật;
Đương cát địa danh, tổ đạo trú tích, sơ hưng phùng huyền tràng.
(Phật tử Vũ Thiên Ngọc phụng cúng.
Thuận Hóa kinh xuân Diệu Viên tự đại trùng tu lạc thành chi lễ)
Cõi núi Ngũ phong, nhân duyên đã định, hội họp mà tu học Phật;
Địa danh tốt lành, đạo tổ dựng thiền trượng, khi mới hưng gặp cõi nhiệm
màu.
(Phật tử Vũ Thiên Ngọc phụng cúng. Lễ khánh thành đại trùng tu chùa
Diệu Viên ở kinh đô Phú Xuân)
Gian trong cùng
Chấn tích đề huề Chấn tích đề huề
Cùng nhau dựng tích trượng

將此深心奉塵清
是則名清報佛恩
Tương thử thâm tâm phụng trần sát;
Thị tắc danh vi báo Phật ân.
Đem cái thâm tâm này phụng ngôi chùa trần thế;
Ấy là danh để báo ơn Phật.
人依法法依人頓妙隨机聞妙現
佛清心心清佛古今不異合清宗
Nhân y pháp, pháp y nhân, đốn diệu tùy cơ văn diệu hiện;
Phật tức tâm, tâm tức Phật, cổ kim bất dị hợp chân tông.
Người nương pháp, pháp dựa người, nhanh chóng tuỳ cơ nghe mà hiện ra

mầu nhiệm; Phật là tâm, tâm là Phật, xưa nay chẳng khác hợp với chân
tông.
21
振錫提清     振錫提清
掌上明珠光攝大千之界
手中金錫振開地獄之門
Chưởng thượng minh châu, quang nhiếp đại thiên chi giới;
Thủ trung kim tích, chấn khai địa ngục chi môn.
Quả minh châu nắm trên tay, soi sáng cả trăm ngàn cõi;
Gậy tầm xích vàng giữ trong tay, nâng mở cửa địa ngục.
Hậu điện
五峰金地叢林孤同光含空清色
當吉山頭寶清群巒翠鎖古猶今
Ngũ phong kim địa tùng lâm, cô đồng quang hàm không tức sắc;
Đương cát sơn đầu bảo sát, quần loan thúy tỏa cổ do kim.
Rừng rậm nơi đất vàng ở núi Ngũ Phong, lẻ loi ánh sáng ngậm không tức là sắc;
Chùa báu đầu non là nơi tốt đẹp, những ngọn núi biếc vây quanh từ xưa
đến nay.
Chuông
Chuông to
Diệu Viên đồng chung
Chuông đồng chùa Diệu Viên
願此鐘聲超法界
鐵圍幽暗悉皆聞
聞塵清淨證圓通
一切清生成正覺
聞鐘聲煩惱輕
22
妙圓銅鐘
智慧長菩提生

離地獄出火坑
願成佛度清生
唵伽羅帝耶沙訶
Nguyện thử chung thanh siêu pháp giới,
Thiết vi u ám tất giai văn.
Văn trần thanh tịnh chứng viên thông,
Nhất thiết chúng sinh thành chính giác.
Văn chung thanh phiền não khinh,
Trí tuệ trưởng bồ đề sinh.
Ly địa ngục độ chúng sinh,
Nguyện thành Phật độ chúng sinh.
Úm gia la đế da sa ha.
Chuông nhỏ
鐘偈銘云
願此鐘聲超法界
鐵圍幽暗悉皆聞
聞塵清淨證圓通
一切清生成正覺
聞鐘聲煩惱輕
智慧長菩提生
離地獄出火坑
願成佛度清生
23
唵伽羅帝耶沙訶
Chung kệ minh vân
Nguyện thử chung thanh siêu pháp giới,
Thiết vi u ám tất giai văn.
Văn trần thanh tịnh chứng viên thông,
Nhất thiết chúng sinh thành chính giác.
Văn chung thanh phiền não khinh,

Trí tuệ trưởng bồ đề sinh.
Ly địa ngục độ chúng sinh,
Nguyện thành Phật độ chúng sinh.
Úm gia la đế da sa ha.
(Nội dung đã dịch rõ ở chuông chùa Hoa Nghiêm, xin lược)
Miếu
恭請本境山神土地列位
五行列位仙娘
外境外乾英靈
Cung thỉnh bản cảnh sơn thần thổ địa liệt vị:
Ngũ hành liệt vị tiên nương;
Ngoại cảnh ngoại càn anh linh.
Cung kính thỉnh các vị thần núi và thần đất ở nơi đây :
Các vị tiên nương ngũ hành;
Anh linh ngoại cảnh ngoại càn .
Các lăng tháp
Lăng hội chủ Hoàng Công Viết
An dưỡng thần
Thần an dưỡng
24
安養神
佛護持名標淨域
神清覺地赴蓮城
Phật hộ trì danh tiêu tịnh vực;
Thần tẩm giác địa phó liên thành.
Phật hộ trì danh hiệu, nêu cao cõi tịnh thổ;
Thần tẩm giúp đỡ đất giác ngộ, đi đến thành hoa sen.
Thừa Phật từ lực
Kế thừa sức từ bi của Phật
Bia

顯考受菩提戒慈嚴寺會主黃公曰咨名心明之墓
辛亥年立春寂于辛亥年八月十六日
長子黃公由仝親眷內外寺奉立
Hiển khảo thụ bồ đề giới Từ Nghiêm tự hội chủ Hoàng Công Viết tư danh
Tâm Minh chi mộ.
(Tân Hợi niên lập xuân. Tịch vu Tân Hợi niên bát nguyệt thập lục nhật.
Trưởng tử Hoàng Công Do đồng thân quyến nội ngoại tự phụng lập)
Mộ hiển khảo, nhận bồ đề giới chùa Từ Nghiêm hội chủ Hoàng Công Viết,
tên tự là Tâm Minh.
(Lập xuân năm Tân Hợi. Tịch vào ngày 16 tháng tám năm Tân Hợi.
Con cả Hoàng Công Do cùng thân quyến trong và ngoài chùa phụng lập)
Tháp Trang Nghiêm
Trang Nghiêm tháp
Tháp Trang Nghiêm
25
承佛慈力
莊嚴塔

×