Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Sơ lược về Phù Điêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (578.49 KB, 23 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Bài tiểu luận trước đã cho ta thấy khá rõ nét về tượng tròn thì bài tiểu luận
này sẽ mang đến những hiểu biết của em về một loại hình khác của điêu khắc. Đó
là phù điêu. Và cũng không tách rời việc chứng minh điêu khắc là một bộ phận
không thể tách rời của cuộc sống loài người nói chung và nghệ thuật tạo hình nói
riêng.
Bài tiểu luận gồm 2 phần:
Phần I: Sơ lược về phù điêu
Phần II: Hình ảnh về phù điêu
Bài tiểu luận của em còn nhiều sai sót. Rất mong nhận được góp ý của thầy
cô và các bạn.
1
ĐIÊU KHẮC – Phần II: Phù điêu
Phần I: SƠ LƯỢC VỀ PHÙ ĐIÊU
2
ĐIÊU KHẮC – Phần II: Phù điêu
I. Khái niệm điêu khắc:
 Khái niệm điêu khắc của người phương tây:
Điêu khắc là một ngành nghệ thuật của nghệ thuật tạo
hình, được sáng tạo theo nguyên tắc về thể tích, hình khối, vật
chất trong không gian ba chiều và chòu sự chi phối của những quy
luật tạo hình.
 Khái niệm điêu khắc của người Việt nam:
Từ “điêu khắc” có nguồn gốc Hán-Việt. “Điêu” là chạm khắc,
nói rộng ra thì các lối chạm trổ thì gọi là điêu. Lấy dạo vạch vào
vật gì đó thì gọi là khắc. Như vậy điêu khắc có nghóa là dùng
dụng cụ cứng như kim loại (đục, dao…) tác động vào các chất liệu
cứng như đá, gỗ, xương, ngà voi tạo nên các tác phẩm nghệ thuật.
Như vậy khái niệm về điêu khắc ở đây cũng bắt nguồn từ cách
thức tạo hình trên chất liệu.
II. Các loại hình của điêu khắc:


 Tượng tròn
 Phù điêu
III. Mối quan hệ giữa điêu khắc và kiến trúc:
 Trong suốt quá trình phát triển của lòch sử loài người, điêu
khắc và kiến trúc là hai ngành nghệ thuật tạo hình có mối
quan hệ khăng khít với nhau: Điêu khắc xuất hiện ở mặt
tiền các tòa nhà, trong các công viên, đài phun nước, nội
thất v.v… nó đóng vai trò trong kiến trúc như một người
“đệm đàn” làm tăng thêm tính thẩm mỹ, tạo hình cho hình
khối kiến trúc. Điều này được thể hiện rõ trong kiến trúc cổ
Ai Cập, cổ Hy Lạp, cổ La Mã, kiến trúc Phục hưng…ở các
đền đài và chùa miếu ở Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam và
3
ĐIÊU KHẮC – Phần II: Phù điêu
các nước châu Á khác. Các công trình kiến trúc ở đây được
nghệ thuật điêu khắc tô điểm làm tăng thêm các giá trò
tinh thần.
 Điêu khắc hướng tới những giá trò tinh thần, còn kiến trúc
gắn với những giá trò thực dụng, hay nói một cách khác
kiến trúc là tổ chức môi trường sống cho con người một cách
thẩm mỹ, nó quan tâm đến công năng sử dụng, đến không
gian bên trong và cả không gian bên ngòai. Còn điêu khắc
không “sử dụng” bên trong bức tường.Vậy mà có những công
trình gọi là kiến trúc hay điêu khắc hiểu theo cách nào
cũng được, nghóa là không có ranh giới rõ ràng giữa hai
nghệ thuật này. Ví dụ quần thể Angkor Thom và Angkor
Vat ở Campuchia. Chúng là một công trình điêu khắc đáõ kỳ
vó nhưng vì đó là đền nên là kiến trúc. Hoặc bản thân bức
tượng là một ngôi nhà. Nhà hàng Khủng long ở bang
California (Mỹ) là một ví dụ. Còn tượng Nữ thần tự do ở

New York là một công trình điêu khắc nhưng người ta sử
dụng phần bên trong tượng làm một bảo tàng và du khách
có thể lên tận ngọn đuốc để ngắm nhìn phong cảnh. Bức
tượng cao 93,50m. Bức tượng như một ngôi nhà lớn vậy.
 Một trong những trào lưu của kiến trúc hiện đại những năm
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đó là kiến trúc điêu khắc.
Kiến trúc điêu khắc là một phương thức biểu hiện kiến trúc
dựa trên ngôn ngữ điêu khắc và kiến trúc mà các kiến trúc
sư đã vận dụng và thể hiện trong quá trình sáng tác, ví dụ
như nhà thờ Sagrada Famillia, nhà Mila,… của kiến trúc sư
Antonio Gandi, hay là những công trình của kiến trúc sư Le
Corbusier với những ý tưởng tạo hình mạnh mẽ với vật liệu
bê tông cốt thép, ông đã khai thác hiệu quả ngôn ngữ điêu
khắc. Nhà thờ Wallfahort ở Ronchamp được coi là tác phẩm
tiêu biểu của ông.
 Kiến trúc điêu khắc gắn chặt với việc sử dụng vật liệu,
không phụ thuộc vào hệ thống hình học, trục đònh vò hay sự
cân đối… Kiến trúc điêu khắc gây ấn tượng từ hình khối, từ
4
ĐIÊU KHẮC – Phần II: Phù điêu
không gian và cụ thể hóa ý tưởng trong tổ chức không gian,
liên kết bên trong bên ngoài, gây cảm giác hoành tráng và
tồn tạo trong không gian.
IV. Phù điêu:
1. Khái niệm:
Phù điêu (Relief - Pháp, có nguồn gốc từ tiếng La tinh
Relevo: làm nổi lên) là loại điêu khắc được thể hiện trên mặt
phẳng, có sự gắn kết khăng khít với mặt phẳng. Mặt phẳng đóng
vai trò là nền tảng cơ bản và là phông nền của hình khối tạo
hình trên nó. Với những điểm đặc thù của mình, phù điêu là một

loại hình quan trọng của điêu khắc. Tính cố hữu của phù điêu là
triển khai bố cục trên mặt phẳng, nó có khả năng kiến tạo xa
gần bằng các lớp không gian và tạo nên các ảo giác về không
gian (không gian ảo). Phù điêu cho phép triển khai những bố cục
phức tạp như bố cục có nhiều lớp nhân vật thậm chí thể hiện
những công trình kiến trúc và tranh phong cảnh. Phù điêu không
những thể hiện những bố cục ở tường, vòm mái, ở các chi tiết
kiến trúc, mà còn được sáng tác như một tác phẩm độc lập để
trưng bày.
Dựa trên mối quan hệ giữa hình khối và mặt phẳng nền
người ta phân biệt ra phù điêu khoét lõm ( khối âm) và phù điêu
nổi lên ( khối dương).
2. Nguồn gốc hình thành và phát triển:
Từ thời sơ khai của lịch sử lồi người, con người đã phát hiện một
cách ngẫu nhiên những hình tựa như những hoa văn rất đẹp. Họ đã cảm
thụ, sử dụng và sáng tạo, phát triển thành một ngơn ngữ để diễn tả cái
đẹp. Đầu tiên đơn giản chỉ hình ảnh của thiên nhiên như cỏ cây, hoa lá,
chim thú, cá…được khắc vạch lại lên vách hang động nơi họ trú ngụ.
Theo sự phát triển của xã hội lồi người thì những đường nét trang trí
được cách điệu, khái qt trừu tượng cao hơn, có giá trị về phương diện
lịch sử và nghệ thuật như hoa văn trang trí trên trống đồng Ngọc Lũ ở
Việt Nam ta, rồi về sau, loại hình trang trí này được tồn tại và phát triển
5
ĐIÊU KHẮC – Phần II: Phù điêu
mang đậm sắc thái dân tộc, thể hiện ở các cơng trình như lăng mộ, đình,
chùa…mà chủ yếu là phù điêu với hai chất liệu chính là gỗ và đá.
3. Các thể loại phù điêu:
 Phù điêu khoét lõm (en-creux- Latin): Phù điêu khoét
lõm được khắc gọt trên mặt phẳng thành những đường
viền( contour-Anh). Nó xuất hiện rộng rãi trong những

công trình kiến trúc Ai Cập cổ đại. Sự biến thể của phù
điêu là phù điêu âm bản, hay còn được sử dụng trong
tranh khắc chạm. Mối quan hệ âm bản đối nghòch lại
với đắp nổi .
 Phù điêu đắp nổi: Phù điêu đắp nổi được chia ra làm
hai loại: loại phù điêu thấp và phù điêu cao.
• Phù điêu thấp (Bas relief- Anh) : là loại phù điêu
được đặt gần với công chúng thưởng ngọan. Độ dày
của hình khối tạo hình được thu mỏng lại ít hơn ½
độ dày thật của nó. Có những loại phù điêu cực
mỏng như đồng xu, kỷ niệm chương độ dày của phù
điêu không đáng kể, hình khối được sáng tạo chủ
yếu dựa vào hình họa và đònh luật viễn cận.
• Phù điêu cao (High relief- Anh): là loại điêu khắc
gắn với mặt phẳng nền mà vẫn giữ độ dày tự
nhiên của hình khối; hoặc rút gọn không đáng kể.
Loại phù điêu này thường gắn với các công trình
kiến trúc; trước tòa nhà, khải hoàn môn. Do
khoảng cách từ công chúng thưởng ngọan đến tác
phẩm quá xa, hoặc để hài hòa với hình khối kiến
trúc, người ta thường chọn phù điêu cao.
4. Đặc điểm của phù điêu:
Nếu tượng tròn là hình khối được thể hiện trong khơng gian ba
chiều, hình khối thật thì hình khối của phù điêu diễn tả khơng gian ba
chiều trên bề mặt phẳng, khối khơng thật mà cảm giác (khối ăn gian), và
hình khối giàu chất trang trí.
Bố cục của phù điêu được sắp xếp bằng những mảng hình có chính
có phụ trong một mảng hình học (bố cục hình vng, tròn, chữ nhật…)
6
ĐIÊU KHẮC – Phần II: Phù điêu

Trong điêu khắc thì bố cục có ưu điểm là thể hiện được nhiều thứ
trong đó như núi non, sơng biển, cỏ cây, hoa lá, sinh hoạt xã hội (giống
như vẽ mỹ thuật). Còn tượng tròn thì bị hạn chế về mặt này.
Khơng gian trong phù điêu được diễn tả theo từng lớp, lớp trước ở
gần, lớp sau ở xa và cứ theo thứ tự như vậy.
5. Vật liệu làm phù điêu:
Có thể làm với các vật liệu như: Gỗ, đá, thạch cao, đất nung,
ximăng, hay các kim loại như đồng, nhơm, bạc…Tuy nhiên cần lưu ý
đến hai yếu tố sau: Chọn chất liệu phù hợp với bố cục, nội dung. Chọn
vật liệu bền vững, chịu được mưa nắng và thời gian nếu làm phù điêu
để ngồi trời.
6. Sự khác biệt giữa tượng tròn và phù điêu :
Loại hình của điêu khắc thay đổi phụ thuộc vào mối quan hệ
với không gian ba chiều: trường hợp này là tượng tròn, hoặc phụ
thuộc vào độ dày mỏng của chiều sâu : đó là phù điêu. Nhà điêu
khắc khi sáng tác pho tượng phải tính toán sao cho khi đi quanh
tác phẩm của mình, công chúng thưởng ngoạn có thể cảm nhận
được cái đẹp từ nhiều góc nhìn khác nhau..
Phù điêu khác với tượng tròn ở chỗ: hình khối được thu lại
và sắp xếp trên một nền phẳng, hình khối tạo hình gắn liền với
mặt phẳng (kể cả khối lồi hoặc lõm).
Thậm chí có những tác phẩm phù điêu cao hình khối tách
bật lên khỏi mặt phẳng, độ dày của hình khối vẫn toàn vẹn,
nhưng mặt phẳng của phông giới hạn mặt sau của tác phẩm. Đây
là thể loại điêu khắc mà công chúng thưởng ngoạn chỉ có thể xem
được từ phía đằng trước.
7. Cách bố cục phù điêu:
Phù điêu trong điêu khắc giống như trang trí trong vẽ mỹ thuật.
Vì thế khi bố cục đòi hỏi phải có sự nhịp nhàng về đường nét, phong
phú về hình khối. Phải có mảng chính, mảng phụ, đồng thời chú ý các

mảng đặc, mảng trống và cách diễn tả đường nét sao cho thật trang trí.
Nếu bố cục phù điêu tồn những mảng đặc, khơng có mảng trống thì
phù điêu trở nên tức, bí rất khó chịu. Do đó, các mảng trống, mảng đặc
nói trên phải bố trí sao cho vừa vặn, cân đối, khơng bị trống hay bị lốm
đốm, vụn vặt. Bố cục phù điêu có ưu điểm mà bố cục tượng tròn khơng
thể diễn tả được, ví dụ như phong cảnh.
7
ĐIÊU KHẮC – Phần II: Phù điêu
Phần II: HÌNH ẢNH VỀ PHÙ ĐIÊU
8
ĐIÊU KHẮC – Phần II: Phù điêu
PHÙ ĐIÊU SÁNG TÁC VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN ĐẤU
Tên tác phẩm
Cụm phù điêu khắc họa hình ảnh đấu tranh kiên cường của quân
và dân Đầm Dơi trong thời kỳ chống Mỹ
Vị trí
Bên bờ sông Đầm tại trung tâm thị trấn Đầm Dơi, Cần Giờ, Cà
Mau
Năm hoàn thành 2010
Tác giả Họa sĩ Lê Công Uẩn
Chất liệu Bê tông
Nội dung thể hiện
Mặt trước thể hiện hình ảnh lực lượng du kích địa phương quân
Đầm Dơi bao vây đánh lấn Chi khu Đầm Dơi vào mùa khô năm
1966. Nhân vật tiêu biểu trên phù điêu là nữ du kích Dương Thị
Cẩm Vân bám chiến hào với biệt tài bắn tỉa xuyên táo. Mặt sau
bức phù điêu là cuộc đấu tranh trực diện của Đội quân tóc dài tại
Chi khu Đầm Dơi. Nhân vật chính là người phụ nữ tay không Tô
Thị Tẻ đã dũng cảm lao lên chặn nòng súng của quân thù đang
bắn vào bà con đấu tranh đòi công lý.

Một vài số liệu
Mỗi bức phù điêu có chiều dài 12m, cao 7m.
9
ĐIÊU KHẮC – Phần II: Phù điêu

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×