Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một số thành lũy tiêu biểu ở Việt Nam trong tiến trình lịch sử Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.08 KB, 21 trang )

Bài Tiểu Luận Khảo Cổ Học Lịch Sử Việt Nam
Đề tài: Một số thành cổ ở Việt Nam (do khảo cổ học phát hiện)”
MỞ ĐẦU
Việt Nam là một quốc gia ra đời và tồn tại với lịch sử mấy nghìn
năm. Trong suốt thời gian tồn tại và phát triển của mình, cộng đồng cư dân
sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đã phát minh ra nhiều giá trị vật chất và
tinh thần mà giá trị của nói vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
Với một quốc gia luôn phải chống chịu hàng trăm cuộc xâm chiếm
của các thế lực bên ngoài thì một yêu cầu đặt ra để bảo đảm sự tồn tại của
đất nước đó là phải có biện pháp hữu hiệu để chống lại các thế lực ngoại
bang. Một trong những công trình nhằm chống lại sự xâm lấn của ngoại
bang là Thành – một công trình có nhiều ý nghĩa cho sự tồn tại của một
quốc gia, dân tộc.
Để tìm hiểu rõ hơn về Thành lũy trong lịch sử của nước ta, ở bài tiểu
luận này sẽ chọn 3 thành tiêu biểu nhất trong suốt chiều dài lịch sử của dân
tộc đó là thành Cổ Loa, thành Hoa Lư và thành Thăng Long – 3 thành tiêu
biểu trong hệ thống thành lũy Việt Nam. Với mục đích đó, đề tài bài tiểu
luận nay là: “Một số thành lũy tiêu biểu ở Việt Nam trong tiến trình lịch sử
Việt Nam” được chọn để nghiên cứu.
Với thời gian ít ỏi, khả năng người thực hiện còn hạn chế nên đề tài
chắc chắn sẽ không thể tránh những hạn chế nhất định, rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp.
SVTH: Phan Minh Quốc – MSSV: 0711676 – Lớp LSK31
Trang 1
Bài Tiểu Luận Khảo Cổ Học Lịch Sử Việt Nam
Đề tài: Một số thành cổ ở Việt Nam (do khảo cổ học phát hiện)”
CHƯƠNG MỘT
VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ THÀNH LUỸ VIỆT NAM
1.1. Các khái niệm, thuật ngữ liên quan đến thành
Thành luỹ: là công trình xây dựng kiên cố, vững chắc để bảo vệ,
thành xây có nhiều lớp bao bọc để bảo vệ phòng thủ một vị trí quan trọng


của một tổ chức hay một hệ thống xã hội.
Thành quách: là công trình xây dựng kiên cố bằng những vật liệu
kiên cố như gạch, đá, vững chắc để bảo vệ, thành xây có nhiều lớp bao bọc
để bảo vệ phòng thủ một vị trí quan trọng của một tổ chức hay một hệ
thống xã hội.
Chòi canh – vọng gác: là công trinh được xây dựng ở những vị trí
thoáng đảng tầm quan sát lớn để quan sát, canh gác, chiến đấu.
Tháp canh: là công trinh được xây dựng ở những vị trí cao tầm quan
sát lớn để quan sát, canh gác cho thành.
Hào: là hệ thống công sự được đào để bảo vệ công trình phòng thủ
và hổ trợ tác chiến khi có chiến tranh.
1.2. Lịch sử hình thành thành lũy ở Việt Nam
Thành lũy ra đời ở nước ta tương đối sớm từ thời các vua Hùng, các
công trình phòng thủ mang tính chất công sự chiến đấu đã được hình thành
dưới những hình thức sơ khai nhất. Trong giai đoạn đầu của xã hội Việt
Nam do sự thiếu ổn định về mặt kinh tế, chính trị nên trong xã hội luôn có
các cuộc đấu tranh giữ các bộ lạc với nhau, sự tranh chấp địa bàn cư trú này
dần dần trở thành những xung đột quân sự lớn. Các bộ lạc nhỏ yếu thông
thường phải dựa vào những công sự sơ khai được dựng lên như những
chướng ngại vật để chặn bước tiến của thù để bảo vệ sự tồn tại của bộ lạc
và cộng đồng của mình. Sự đe dọa lớn hơn bắt đầu đến từ bên ngoài với sự
xâm lược của các đạo quân phương Bắc. Dần dần chính những tác dụng có
SVTH: Phan Minh Quốc – MSSV: 0711676 – Lớp LSK31
Trang 2
Bài Tiểu Luận Khảo Cổ Học Lịch Sử Việt Nam
Đề tài: Một số thành cổ ở Việt Nam (do khảo cổ học phát hiện)”
lợi của các dạng công sự sơ khai này khiến người ta lưu tâm hơn và bắt đầu
cho xây dựng những công trình kiên cố hơn, để phục vụ công tác quốc
phòng của bộ lạc và đất nước. Các công trình thành lũy dần được ra đời
trên cơ sở hoàn thiện kinh nghiệm từ nhiều thế hệ và có sự giao lưu với các

quốc gia lân bang.
Ngoài những thành sơ khai được xây dựng đơn giản đến nay khảo cổ
học đã phát hiện trong giai đoạn này nhiều thành còn dấu vết đến ngày nay:
Thành cổ Mê Linh - nơi Hai Bà Trưng đóng đô, Thành Cổ Loa Đông Anh
– Hà Nôi, Thành cổ Phong Châu, theo An Nam chí chép : Ở phía tây bắc
phủ Giao Chỉ, tức đất Mê Linh thuộc quận Giao Chỉ đời Hán. Luỹ cổ của
Trưng Vương: ở xã Cư An. Nay là thôn Cư An xã Tam Đồng huyện Mê
Linh. Thành Luy Lâu, thành Hoa Lư – Ninh Bình…đó là những thành lũy
đầu tiên mang nặng kiến trúc và tư duy quân sự của người Việt.
1.3. Vài nét về tiêu chí chọn địa điểm xây dựng thành lũy Việt Nam
Do đặc điểm dân cư nước ta giai đoạn đâu thưa thớt và phải thường
xuyên chống đỡ những cuộc “Chinh man” của chủ nghĩa bành trướng
Phương Bắc. Vì vậy từ lâu cha ông ta đã ý thức sâu sắc phương châm chiến
tranh du kích và quan điểm chiến lược lấy ít địch nhiều kết hợp khéo léo
yếu tố cốt lõi của binh gia “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Tuy nhiên để
đương đầu với những đạo quân “Chinh man” với số lượng áp đảo về mọi
mặt thì việc tạo ra cho mình những cứ địa phòng thủ là điều không thể xem
nhẹ.
Trên cơ sở đó, cha ông ta đã biết dựa vào những đạo binh lực vô
hình từ địa thế tự nhiên của hình sông dáng núi, của cái mà binh pháp
thường gọi là “Nơi dễ phòng thủ, khó tấn công”. Tiêu chí đó một khi được
kết hợp và hòa quyện với chủ nghĩa anh hùng dân tộc được ăn sâu trong
tiềm thức của người lính Việt thì nó thành cảnh giới tối cao của thuật dùng
binh. Một người địch muôn kẻ để chế ngự và áp đảo quân thù. Đó là trí tuệ
SVTH: Phan Minh Quốc – MSSV: 0711676 – Lớp LSK31
Trang 3
Bài Tiểu Luận Khảo Cổ Học Lịch Sử Việt Nam
Đề tài: Một số thành cổ ở Việt Nam (do khảo cổ học phát hiện)”
của nghệ thuật quân sự sơ khai mà tinh túy là cái giản đơn mà thiết thực
trong quân sự của cha ông ta. Diễn giải quan niệm này ta thấy được cái lợi

nhiều mặt ngoài những gì đã nêu ở trên, cách lựa chọn này cũng là sự chọn
lựa tối ưu về sự tiết kiệm và biết quý trọng sức dân của những vị minh quân
thiên tử của nước Nam. Rõ ràng với số dân ít ỏi kinh tế nghèo yếu lại kinh
niên sống trong đao binh của những cuộc rữa hận mà các thế lực chinh phạt
phương Bắc reo rắc mà cho xây đắp những thành lũy nguy nga tráng lệ là
điều không tưởng. Phỏng điều đó trở thành hiện thực thì vắt kiệt sức dân
khi kẻ thù tới đánh họ cũng chẳng còn hơi sức đâu mà chống cự. Bất quá
còn tạo ra sự chia rẽ mất lòng dân một điều tử địa trong binh gia.
Vì vậy yếu tố kết hợp điều kiện tự nhiên thuận lợi cho xây dựng
công sự phòng thủ là tiêu chí tất yếu để cất thành, đắp lũy.
Một tiêu chí khác cũng không kém phần quan trọng ngoài yếu tố địa
hình để các chiến lược gia xưa lựa chọn đó là yếu tố “Nhân hòa” xây dựng
công sự thành lũy phải ở khu vực gần dân, phải có dân. Từ xưa, cha ông ta
đã biết mối quan hệ khăng khít quân với dân như cá với nước nên xây dựng
quân sự không thể nơi không có dân cư. Dân là tai, mắt là nguồn nuôi sống
quân đội và là cội nguồn sức mạnh Việt Nam. Xây dựng thành phải ở nơi
có sự bổ sung thường xuyên về lương thực và quân số. Tức là sự kết hợp
lôgic hai yếu tố quân đội và hậu cần tại chổ. Tạo nên sự vững mạnh cho
quân đội từ bên trong. Yếu tô sống còn cho sức mạnh quân sự của bất kỳ
đạo quân nào. Huống hồ, nghệ thuật quân sự của cha ông ta là chiên tranh
nhân dân của toàn dân đánh giặc.
Nếu chỉ nhìn vấn đề từ hai yếu tố trên thì chưa đủ, để chọn khảnh đất
này làm nơi xây thành đắp lũy mảnh đất kia cất đặt bố phòng. Nó còn phải
đảm bảo tiêu chí “tính thiêng” của thắng địa, là nơi có nguyên liệu dồi dào,
giao thông thuận lợi.
SVTH: Phan Minh Quốc – MSSV: 0711676 – Lớp LSK31
Trang 4
Bài Tiểu Luận Khảo Cổ Học Lịch Sử Việt Nam
Đề tài: Một số thành cổ ở Việt Nam (do khảo cổ học phát hiện)”
Để đạt tới sức mạnh tối đa con người ta thường hay gữi gắm niềm tin

của mình vào một thế lực siêu nhiên nào đó. Trong quân sự điều này cũng
không ngoại lệ. Thành Cổ Loa người ta thêu dệt nên “tính thiêng” này bằng
việc giúp sức của thần Kim Quy và chiếc móng Rùa Thần, các thành lũy
khác cũng có thế lực thần linh bảo trợ để nó trở thành thành lũy kiên cố bất
khả xâm phạm.
Các yếu tố nguyên liệu dồi dào để thuận lợi cho xây dựng và giữ
thành. Giao thông thuận lợi là để tác chiến thuật tiện đặc biệt với quân đội
ta tư thế thủy quân và bộ binh thì yếu tố này càng trở nên quan trọng. Vận
chuyển dễ dàng chi viện thuận lợi khi có chiến tranh và thuận lợi thông
thương khi ở thời bình cũng là tiêu chí lựa chọn mỗi khi quyết định địa thế
xây dựng thành lũy.
Tóm lại, tiêu chí chọn đất xây dựng thành lũy Việt Nam có thể gói
gọn trong bốn chữ đó là: “Địa lợi, nhân hòa”.
SVTH: Phan Minh Quốc – MSSV: 0711676 – Lớp LSK31
Trang 5
Bài Tiểu Luận Khảo Cổ Học Lịch Sử Việt Nam
Đề tài: Một số thành cổ ở Việt Nam (do khảo cổ học phát hiện)”
CHƯƠNG HAI
MỘT SỐ THÀNH TIÊU BIỂU DO KHẢO CỔ HỌC
PHÁT HIỆN
2.1. Thành Cổ Loa
Cổ Loa là kinh đô của nhà nước phong kiến Âu Lạc, dưới thời An
Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên và của nhà
nước dưới thời Ngô Quyền thế kỷ 10 sau Công nguyên.
Hiện nay, di tích Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà
Nội.
2.1.1. Vị trí địa lý và những tiêu chí chọn vị trí
Vào thời Âu Lạc, Cổ Loa nằm vào vị trí đỉnh của tam giác châu thổ
sông Hồng và là nơi giao lưu quan trọng của đường thủy và đường bộ. Từ
đây có thể kiểm soát được cả vùng đồng bằng lẫn vùng sơn địa.

Cổ Loa là một khu đất đồi cao ráo nằm ở tả ngạn sông Hoàng. Sông Hoàng
(tức sông Thiếp) là một con sông nhánh lớn quan trọng của sông Hồng, nối
liền sông Hồng với sông Cầu trong hệ thống sông Thái Bình.
Về phương diện giao thông đường thủy, Cổ Loa có một vị trí vô cùng thuận
lợi. Đó là vị trí nối liền mạng lưới đường thủy của sông Hồng cùng với
mạng lưới đường thủy của sông Thái Bình.
Qua con sông Hoàng, thuyền bè ngược lên sông Hồng là vào vùng
Bắc hay Tây Bắc của Bắc Bộ, nếu xuôi sông Hồng, thuyền ra đến biển cả,
nếu đến vùng phía Đông Bắc bộ thì qua sông Cầu vào hệ thống sông Thái
Bình đến sông Thương và sông Lục Nam.
Địa điểm Cổ Loa chính là đất Phong Khê, lúc đó là một vùng đồng
bằng trù phú có xóm làng, dân cư đông đúc, sống bằng nghề làm ruộng,
đánh cá và thủ công nghiệp. Việc dời đô từ Phong Châu về đây, đánh dấu
một giai đoạn phát triển của dân cư Việt cổ, giai đoạn người Việt chuyển
SVTH: Phan Minh Quốc – MSSV: 0711676 – Lớp LSK31
Trang 6
Bài Tiểu Luận Khảo Cổ Học Lịch Sử Việt Nam
Đề tài: Một số thành cổ ở Việt Nam (do khảo cổ học phát hiện)”
trung tâm quyền lực từ vùng Trung du bán sơn địa về định cư tại vùng
đồng bằng.
2.1.2. Vật liệu và kỷ thuật xây dựng
Thành Cổ Loa được xây bằng đất do thời ấy ở Âu Lạc chưa có gạch
nung. Thành có 3 vòng. Chu vi ngoài 8 km, vòng giữa 6,5 km, vòng trong
1,6 km... Diện tích trung tâm lên tới 2 km². Thành được xây theo phương
pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó.
Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong
đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4-5 m, có chỗ 8-12 m. Chân lũy rộng
20-30 m, mặt lũy rộng 6-12 m. Khối lượng đất đào đắp ước tính 2,2 triệu
mét khối. Khu vực Cổ Loa được coi là một nền đất yếu nên việc xây dựng
thành Cổ Loa có thể khó khăn và thành bị đổ nhiều lần là dễ hiểu. Khi xẻ

dọc thành để nghiên cứu, các nhà khảo cổ học phát hiện kỹ thuật gia cố
thành của Thục Phán: chân thành được chẹn một lớp tảng đá. Hòn nhỏ có
đường kính 15 cm, hòn lớn 60 cm. Xung quanh Cổ Loa, một mạng lưới
thủy văn dày đặc đã được tạo ra, thành một vùng khép kín, thuận lợi cho
việc xây dựng căn cứ thủy binh hùng mạnh
2.1.3. Cấu trúc thành Cổ Loa
Thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là "tòa thành cổ
nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong
lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ"
Khi xây thành, người Việt cổ đã biết lợi dụng tối đa và khéo léo các
địa hình tự nhiên. Họ tận dụng chiều cao của các đồi, gò, đắp thêm đất cho
cao hơn để xây nên hai bức tường thành phía ngoài, vì thế hai bức tường
thành này có đường nét uốn lượn theo địa hình chứ không băng theo đường
thẳng như bức tường thành trung tâm. Người xưa lại xây thành bên cạnh
con sông Hoàng để dùng sông này vừa làm hào bảo vệ thành vừa là nguồn
SVTH: Phan Minh Quốc – MSSV: 0711676 – Lớp LSK31
Trang 7
Bài Tiểu Luận Khảo Cổ Học Lịch Sử Việt Nam
Đề tài: Một số thành cổ ở Việt Nam (do khảo cổ học phát hiện)”
cung cấp nước cho toàn bộ hệ thống hào vừa là đường thủy quan trọng.
Chiếc Đầm Cả rộng lớn nằm ở phía Đông cũng được tận dụng biến thành
bến cảng làm nơi tụ họp cho đến cả hàng trăm thuyền bè.
Chất liệu chủ yếu dùng để xây thành là đất, sau đó là đá và gốm vỡ.
Đá được dùng để kè cho chân thành được vững chắc. Các đoạn thành ven
sông, ven đầm được kè nhiều đá hơn các đoạn khác. Đá kè là loại đá tảng
lớn và đá cuội được chở tới từ các miền khác. Xen giữa đám đất đá là
những lớp gốm được rải dày mỏng khác nhau, nhiều nhất là ở chân thành
và rìa thành để chống sụt lở. Các cuộc khai quật khảo cổ học đã tìm thấy
một số lượng gốm khổng lồ gồm ngói ống, ngói bản, đầu ngói, đinh ngói.
Ngói có nhiều loại với độ nung khác nhau. Có cái được nung ở nhiệt độ

thấp, có cái được nung rất cao gần như sành. Ngói được trang trí nhiều loại
hoa văn ở một mặt hay hai mặt.
Thành Cổ Loa theo tương truyền gồm 9 vòng xoáy trôn ốc, nhưng
căn cứ trên dấu tích hiện còn, các nhà khoa học nhận thấy thành có 3 vòng,
trong đó vòng thành nội rất có thể được làm về sau, dưới thời Ngô Quyền.
Chu vi ngoài 8 km, vòng giữa 6,5 km, vòng trong 1,6 km, diện tích trung
tâm lên tới 2 km². Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu,
khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc
thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy
cao trung bình từ 4 m-5 m, có chỗ cao đến 8 m-12 m. Chân lũy rộng 20 m-
30 m, mặt lũy rộng 6 m-12 m. Khối lượng đất đào đắp ước tính 2,2 triệu
mét khối.
Thành nội hình chữ nhật, cao trung bình 5 m so với mặt đất, mặt
thành rộng từ 6 m-12 m, chân rộng từ 20 m-30 m, chu vi 1.650 m và có
một cửa nhìn vào tòa kiến trúc Ngự triều di quy.
Thành trung là một vòng thành không có khuôn hình cân xứng,
dài 6.500 m, nơi cao nhất là 10 m, mặt thành rộng trung bình 10 m, có năm
SVTH: Phan Minh Quốc – MSSV: 0711676 – Lớp LSK31
Trang 8

×