Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU LỚP 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.18 KB, 3 trang )

HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU
BIỂU LỚP 12
1. Vi hành ( Nguyễn Ái Quốc) : ĐH
Tháng 6/1922 thực dân Pháp mở hội đấu xảo thuộc địa tại Mác xây. Chính
phủ Pháp đưa vua Khải Định sang dự nhằm lừa gạt nhân dân Pháp: Vua An
Nam hoàn toàn quy phục mẫu quốc sang đây tạ ơn, tình hình Đông Dương ổn
định nên họ ủng hộ cuộc đầu tư lớn vào Đông dương. Trước sự kiện ấy, những
người Việt Nam yêu nước tại Pháp đã lên tiếng phản đối. Nguyễn Ái Quốc là
một trong những người yêu nước Việt Nam có nhiều bài báo, truyện ngắn đăng
trên các báo như " Lời than vãn của Bà Trưng Trắc" "Những trò lố hay là Va
ren và Phan Bội Châu", "Vi hành". Tác phẩm "Vi hành"được viết bằng tiếng
Pháp đăng trên báo nhân đạo cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Pháp số ra
ngày 19/2/1923.
Tác phẩm viết nhằm vạch mặt Khải Định, một kẻ ngu dốt, lố lăng, một tên bù
nhìn vô dụng,đồng thời Nguyễn Ái Quốc cho nhân dân Pháp thấy rõ những thủ
đoạn xảo trá của thực dân Pháp.
2. "Tuyên Ngôn Độc lập"( Hồ Chí Minh)
- 19/08/1945 Chính quyền về tay nhân dân ở Hà Nội, ngày 26/08/1945 Hồ Chí
Minh từ Việt Bắc về đến Hà Nội, tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang Hà Nội,
Người soạn thảo " Tuyên Ngôn Độc lập"- ngày 02/09/1945 Người thay mặt
Chính Phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đọc bản "Tuyên Ngôn Độc lập"
tại Quảng trường Ba Đình.
- Hồ Chí Minh viết và đọc tuyên ngôn khi đế quốc thực dân đang chuẩn bị
chiếm lại nước ta. Dưới danh nghĩa quân đồng minh vào giải giáp quân đội
Nhật, quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc tiến vào từ phía bắc; quân đội Anh
tiến vào từ phía nam; thực dân Pháp theo chân đồng minh, tuyên bố Đông
Dương là đất “ bảo hộ” của Pháp bị Nhật chiếm, nay Nhật đã đầu hàng, Đông
Dương phải thuộc quyền của người Pháp. Tuyên Ngôn độc lập còn đập tan
những luận điệu xảo trá của bọn đế quốc Mỹ, Anh, Pháp nhất là Pháp nhằm tái
chiếm Đông Dương.
- Tuyên ngôn Độc lập không chỉ là lời tuyên bố với nhân dân Việt Nam, mà


còn tuyên bố với nhân dân thế giới, phe đồng minh và cả kẻ thù của dân tộc về
quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam
3 " Tây Tiến" ( Quang Dũng)
- Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối
hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt-Lào và đánh tiêu hao sinh lực địch ở
thượng Lào cũng như miền Tây Bắc Bộ. Địa bàn hoạt động của Tây Tiến khá
rộng, từ Châu Mai, Châu Mộc sang Sầm Nứa vòng về phía đông Thanh Hoá.
Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, chiến đấu trong hoàn cảnh
rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội.
tuy vậy chiến sĩ Tây Tiến vẫn phơi phới tinh thần lãng mạn anh hùng. Đoàn
quân Tây Tiến sau thời gian hoạt động ở Lào trở về Hoà Bình thành lập trung
đoàn 52.
- Quang Dũng là đại đội trưởng của đơn vị Tây Tiến năm 1947-> 1948
chuyển sang đơn vị khác. Xa đơn vị, nhớ đơn vị tác giả sáng tác bài "Tây Tiến"
tại Phù Lưu Chanh. Bài thơ ban đầu có nhan đề " Nhớ Tây Tiến"
4. "Đất Nước" ( Nguyễn Đình Thi):
Bài Đất nước là quá trình sáng tác từ 1948-> 1955
Năm 1948 sáng tác hai khổ đầu lấy nhan đề " Sáng mát trong như sáng năm
xưa"
Năm 1949 sáng tác ba khổ thơ tiếp lấy nhan đề "Đêm mít tinh"
Năm 1955 sáng tác phần cuối, sau đó, nhà thơ nhập hai phần đầu lại lấy nhan
đề "Đất Nước". Tác phẩm là cảm hứng mùa thu Hà Nội, mùa thu Việt Bắc và
suy ngẫm đất nước qua quá trình đấu tranh gian khổ nhưng rất hào hùng và
cuối cùng đất nước ngời sáng.
5. "Vợ chồng APhủ" (Tô Hoài):
-Vợ chồng APhủ in chung trong tập truyện Tây Bắc, kết quả của chuyến Tô
Hoài đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc (1952). Trong chuyến đi dài 8
tháng này, ông đã sống gắn bó và nghĩa tình với các đồng bào các dân tộc Thái,
Mường, Hmông…Tập truyện Tây Bắc gồm 3 truyện " Cứu đất cứu mường",
Mường Giơn", " Vợ chồng A Phủ". Tập truyện đã thể hiện một cách xúc động

cuộc sống tủi nhục của đồng bào miền núi Tây Bắc dưới ách phong kiến thực
dân. Trong cảnh đâu thương tột cùng đó, cách
mạng đã đến với họ và họ đã thức tỉnh.
-Truyện "Vợ chồng A Phủ" viết về chặng đường đời của Mị và A Phủ những
ngày sống ở Hồng Ngài nhà Thống lí Pá Tra sang Phiềng Sa nên vợ nên chồng
và đến với cách mạng. Tác phẩm đoạt giải nhất của Hội văn nghệ Việt Nam
( 1954-1955)
6. "Vợ Nhặt" (Kim Lân): Truyện "Vợ nhặt" có tiền thân từ tiểu thuyết
"Xóm ngụ cư". Tác phẩm được viết ngay sau cách mạng tháng Tám nhưng còn
dang dở và mất bản thảo. Sau hoà bình lập lại (1954) Kim Lân dựa vào phần
cốt truyện cũ và viết lại thành truyện "Vợ nhặt". Tác phẩm được in trong tập
truyện "Con chó xấu xí"
Truyện tái hiện lại bức tranh nạn đói năm 1945. Qua đó, thể hiện tấm lòng
cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với con người trong nạn đói.
7. "Tiếng hát con tàu" ( Chế Lan Viên)
- Tiếng hát con tàu được sáng tác 1960 và in trong tập "ánh sáng và phù sa".
Đó là thời điểm miền Bắc tiến lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội, vừa bước vào kế
hoạch 5 năm lần thứ nhất.
- Tiếng hát con tàu là khát vọng lên đường đến những vùng đất xa xôi làm
giàu cho tổ quốc. Đồng thời thể hiện tình cảm chân thành của nhà thơ đối với
Tây Bắc.
8. " Người lái đò sông Đà" ( Nguyễn Tuân)
- Tác phẩm " Người lái đò sông Đà" được in trong tập tuỳ bút " sông Đà" của
Nguyễn Tuân xuất bản năm 1960, tất cả gồm 15 bài tuỳ bút và một bài thơ ở
dạng phác thảo.
- Đây là kết quả của nhiều dịp ông đến với Tây Bắc trong thời kỳ kháng chiến
chống Pháp, đặc biệt là chuyến đi thực tế Tây Bắc năm 1958 của ông. Nguyễn
Tuân đến với nhiều vùng khác nhau, sống với bộ đội, thanh niên xung phong,
đồng bào dân tộc…Thực tế cuộc sống mới ở vùng cao đã đem lại nguồn cảm
hứng cho nhà văn sáng tạo.

- Lần xuất bản đầu tiên, bài này có tên là Sông Đà, năm 1982 khi cho in trong
bộ tuyển tập Nguyễn Tuân, tác giả có sửa đổi tên bài thành “ Người lái đò Sông
Đà”.
9. "Việt Bắc" (Tố Hữu): - Việt Bắc quê hương cách mạng, nơi trung ương
Đảng và chính phủ từng đóng quân ở đây. Vì vậy, mối tình giữa Việt Bắc và
kháng chiến trở nên sâu nặng.
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí
kết (7/1954). Miền Bắc nước ta được giải phóng. Tháng 10/1954 các cơ quan
trung ương của Đảng và Chính Phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. Nhân
sự kiện có tính lịch sử này Tố Hữu đã sáng tác bài Việt Bắc.
- Việt Bắc là đỉnh cao của thơ ca cách mạng Việt Nam thời kỳ kháng chiến
chống Pháp. Tác phẩm chia làm hai phần:
- Phần đầu tái hiện giai đoạn gian khổ nhưng vẻ vang của dân tộc và kháng
chiến ở chiến khu Việt Bắc nay đã trở thành kỷ niện sâu nặng trong lòng người
cán bộ kháng chiến
- Phần sau nói lên sự gắn bó giữa miền ngược và miền xuôi trong viễn cảnh
đất nước hòa bình và kếtthucs là lời ngợi ca công ơn của Bác, của Đảng đối với
dân tộc.
10. "Rừng Xà Nu" ( Nguyễn Trung Thành)
- Năm 1962, Nguyễn Trung Thành trở lại miền Nam vừa chiến đấu vừa sáng
tác. Mùa hè năm 1965, khi đế quốc Mỹ bắt đầu đổ quân ồ ạt vào miền Nam
nước ta, chúng tiến hành những cuộc hành quân càn quét. Khắp miền Nam
phong trào Đồng khởi nổ ra. Nguyễn Trung Thành đã sáng tác " Rừng Xà Nu"
tác phẩm ca ngợi tinh thần chiến đấu bất khuất của nhân dân Tây Nguyên
chống đế quốc Mỹ. Tác phẩm in trong tập " Trên quê hương anh hùng Điện
Ngọc"
11 "Sóng" ( Xuân Quỳnh)
- Trong đêm tháng 12/ 1967 khi ở lại biển Diên Điền Xuân Quỳnh đã sáng
tác bài thơ " Sóng", bài thơ in trong tập thơ " Hoa dọc chiến hào"
- Bài thơ thể hiện một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu và

luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường.
12. " Đất Nước" ( Nguyễn Khoa Điềm )
- " Đất Nước" trích trong phần đầu chương V của trường ca " Mặt đường khát
vọng". Bản trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ các thành thị vùng tạm
chiếm miền Nam. Nhận rõ bộ mặt xâm lược của
đế quốc Mỹ, hướng về nhân dân, đất nước. ý thức được sứ mệnh của thế hệ
mình, đứng dậy xuống đường đấu tranh.
- Trương ca mặt đường khát vọng gồm 9 chương hoàn thành năm 1971 tại
chiến khu Trị Thiên in lần đầu năm 1974.

×