Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN CÀ MAU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.95 KB, 12 trang )

Tên đề tài Hệ sinh thái rừng ngập mặn Cà Mau
1.Giới thiệu
Rừng ngập mặn là nguồn tài nguyên vô cùng quý báu vùng ven biển nhiệt đới và
Á nhiệt đới. Do hậu quả của chiến tranh và đặc biệt là do sức ép của sự tăng dân
số dẫn đến việc khai thác quá mức và phá rừng ngập mặn để nuôi tôm không có kế
hoạch nhằm vào lợi ích cá nhân, phần còn lại đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi các
yếu tố tự nhiên. Nhận rõ tầm quan trọng của rừng ngập mặn, đặc biệt là hậu quả
của thiên tai trong những năm gần đây ở những vùng ven biển bị mất rừng ngập
mặn, phong trào trồng cây khôi phục lại rừng ngập mặn đang phát triển mạnh mẽ
ở các vùng ven biển ở nước ta.
Để phục hồi, bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên này cần có những kiến
thức cơ bản về sinh thái học nói chung và sinh thái học rừng ngập mặn nói riêng.
Sinh thái học rừng ngập mặn là khoa học nghiên cứu mối liên quan giữa sinh vật
và môi trường vật lý, hóa học, nằm giữa đất liền và biển, hết sức đặc biệt. Hệ sinh
thái này đang thu hút sự say mê nghiên cứu của các nhà sinh học, bảo vệ môi
trường cũng như các cán bộ quản lý để giải quyết những vấn đề môi trường dựa
trên các nguyên lý sinh thái học. Vì vậy, để hiểu rõ về vấn đề này chúng ta sẽ tìm
hiểu về một hệ sinh thái đặc trưng là rừng ngập mặn Cà Mau.
2. Mục Tiêu Nghiên Cứu
Bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn ven biển góp phần duy trì và bảo vệ đa dạng
sinh học, đảm bảo phòng chống thiên tai cho hệ thống đê điều, bảo vệ môi trường,
góp phần ổn định phát triển bền vững kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng vùng
ven biển.
3. Kết quả thảo luận
3.1. Thành phần của hệ sinh thái rừng ngập mặn
3.1.1. Sơ lược về rừng ngập mặn Cà Mau
Cà Mau là tỉnh thuộc châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, nằm về phía cực
Nam của đất nước, hình dạng giống chữ V, như một bán đảo có 3 mặt giáp biển.
Dọc theo đất liền và vùng ven biển Cà Mau có hệ sinh thái độc đáo và đa dạng, đó
là rừng ngập mặn. Khu Đa dạng sinh học rừng ngập mặn Cà Mau xây dựng tại
Lâm Ngư trường 184, nằm trong phạm vi hành chánh thuộc xã Tam Giang, huyện


Năm căn, tỉnh Cà Mau, cách thành phố Cà Mau 50 km về phía nam;
Tọa độ : từ 8
0
32

đến 8
0
49

vĩ bắc, từ 10440 đến 10455 kinh Đông.
Tổng diện tích tự nhiên: 41.862 ha
Diện tích phần đất liền: 15.262 ha
Diện tích phần ven biển: 26.600 ha
3.1.2 Sơ lược về điều kiện tự nhiên
Địa hình: Khu đa dạng dinh học rừng ngập mặn Cà Mau tương đối bằng
phẳng, được bao bọc và chia cắt bởi những lạch nước nhỏ, kênh đào, tuy nhiên
mức độ chia cắt không phức tạp. Phương tiện di chuyển chủ yếu là bằng xuồng
nhỏ. Độ cao so với mặt nước biển khoảng 1-2m. Tuy địa hình khá bằng phẳng
nhưng tồn tại nhiều mức độ ngập triều khác nhau, đây cũng là điều kiện rất thuận
lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài cây rừng ngập mặn khác nhau.
Ven kênh rạch, đất thường cao hơn, mỗi năm thường chỉ ngập 1 đến 3 tháng,
nhưng có những nơi ngập đến 6 hoặc 9 tháng, đó là những khu vực nằm sâu bên
trong. Phía bắc của khu đa dạng sinh học rừng ngập măn Cà Mau có một đầm
trảng lớn mật độ cây thấp, ngập nước hầu như quanh năm.
Khí hậu: Khu Đa dạng sinh học Rừng ngập mặn Cà Mau nằm trong đới gió
mùa cận xích đạo, với lượng mưa cao, tổng nhiệt lượng khá cao so với các vùng
khác của Đồng bằng sông Cửu Long. Các đặc trưng về khí hậu được ghi nhận tại
Trạm Khí tượng Thủy văn Cà Mau như sau:
-Lượng mưa trung bình năm lớn nhất là 2.390 mm, những năm mưa nhiều
đạt 2.900 mm, tối thiểu là 2.000 mm;

-Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mưa tập trung vào tháng 8 và
tháng 9. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau;
-Nhiệt độ trung bình năm 26,8
0
C;
-Độ ẩm tương đối trung bình 85,9%, biến động từ 83,5% đến 89,0%, độ ẩm
lớn nhất trong năm vào tháng 9 và tháng 10;
-Lượng bốc hơi bình quân năm là 1.074,4 mm;
-Chế độ gió: Có hai hướng gió chính trong năm:
+ Gió Đông, Đông Bắc bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 4
năm sau;
+ Gió Tây, Tây Nam từ tháng 6 đến tháng 9. Tháng 5 và tháng 10 là
các tháng chuyển tiếp.
Nhìn chung, điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát
triển của tập đoàn thực vật và động vật rừng ngập mặn.
Thủy văn: Chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ bán nhật triều không đồng
đều của Biển Đông với biên độ triều bình quân từ 2,5-3,0 m. Chung quanh Khu Đa
dạng Sinh học Rừng ngập mặn Cà Mau có nhiều sông rạch như rạch Cái Ngay,
kênh Chà Là, rạch Cá Nhám, rất thuận tiện cho giao thông thủy, dẫn triều, đưa phù
sa và nguồn thủy sinh vật trong Khu Đa dạng Sinh học.
Thổ nhưỡng: Đặc trưng địa chất của vùng này là còn rất trẻ. Nhìn chung,
đa số đất đai vùng này là đất phèn tiềm tàng, mặn thường xuyên, có lượng mưa
cao, phù hợp cho sự phát triển của nhiều loài sinh vật rừng ngập mặn.
Động thực vật rừng: Theo kết quả nghiên cứu bước đầu của Trung tâm
Nghiên cứu và Ứng dụng Kỹ thuật Rừng ngập Minh Hải (1999), hệ thực vật trong
Khu Đa dạng Sinh học Rừng ngập mặn Cà Mau có 44 loài. Trong đó, có 32 loài
thuộc hệ sinh thái rừng ngập mặn (bao gồm 18 loài chính thức và 14 loài kết hợp),
và 12 loài không thuộc hệ sinh thái rừng ngập mặn. Đặc biệt, có một số loài rất
hiếm gặp ở rừng ngập mặn Cà Mau như cóc trắng (Lumnitzera racemosa), đưng
(Rhizophora mucronata), sú (Aegicerascorni culatum), trang (Kandelia candel).

Hệ động vật gồm có 6 loài chim (thuộc 4 họ), 2 loài lưỡng t hê, 5 loài thú và 4
loài bò sát
Cây sú Cây cóc trắng
3.1.3. Sơ lược về thành phần chính của hệ sinh thái rừng ngập mặn Cà
Mau
Đa dạng thực vât nổi: Qua 2 năm nghiên cứu và thu mẫu trên các vị trí
khác nhau trong Khu Đa dạng Sinh học Rừng ngập mặn Cà Mau, đã xác định
được 159 loài thực vật nổi (Phytoplankton). Theo khảo sát, vào mùa nắng tảo khuê
có số loài cao nhất chiếm 11-37 loài, tảo lục 0-4 loài, tảo lam 2-5 và tảo giáp 0-4
loài; vào mùa mưa khuê chiếm 6-36 loài, tảo lục 0-4 loài, tảo lam 2-6 và tảo giáp
0-2 loài tùy theo vị trí khảo sát.
Đa dạng động vật nổi : Kết quả nghiên cứu trên Khu Đa dạng Sinh học
Rừng ngập mặn Cà Mau đã phát hiện được tổng số 43 loài động vật nổi
(zooplankton), trong đó nhóm giáp xác chân chèo (copepoda) có 17 loài, chiếm
40% trong thành phần loài.
Đa dạng động vật đáy: Có 34 loài động vật đáy (Zoobenthos) được phát
hiện trong khu vực khảo sát, trong đó giun nhiều tơ (Polychaeta) có 15 loài, chiếm
44% trong thành phần loài. Sự phân bố thành phần loài của nhóm sinh vật.
Đa dạng loài tôm cá: Đã phát hiện được 28 loài cá và 5 loài tôm trong khu
vực khảo sát với phương pháp chày trong thủy vực nhỏ.
Các loại quần xã thực vật rừng ngập mặn: Kết quả điều tra thực địa trên 12
tuyến điều tra đã phân loại và sắp xếp các quần xã thực vật rừng ngập mặn, như
sau:
- Quần xã đước- vẹt dù- mắm đen
- Quần xã giá- đước- vẹt dù
- Quần xã đước- mắm trắng
- Quần xã vẹt dù- giá- mắm đen
- Quần xã bần trắng-đước- mắm trắng
- Quần xã đước- cóc trắng- mắm trắng
- Quần xã giá- chà là

- Quần xã đước- mắm trắng- giá- bần trắng
- Quần xã mắm đen- mắm trắng
- Quần xã đước- mắm đen
- Quần xã đước
- Quần xã dừa nước
Hệ côn trùng: Qua8 đợt thu nhập mẫu côn trùng trong gần 2 năm 2003-
2004, ghi nhận có 9 Bộ thuộc Lớp Côn Trùng (Insecta) và thuộc 5 Lớp Chilopoda,
Dilopoda, Malacostraca, Arachnida và Insecta. Trong đó, Lớp côn trùng chiếm đa
số với 46 Họ.
- Bộ cánh cứng (Coleoptera): Họ Ánh kim (Chrysomelidae).
- Bộ cánh vẩy: Họ Ngài Đêm (Noctuidae), Ngài Sáng (Pyralidae), Họ Ngài
độc (Lymantriidae), Họ Sâu kèn (Psychidae), Họ Ngài sâu đục lá
(Gracillariidae), Họ Bướm phượng (Papilionidae), Họ Bướm
(Nymphalidae), Họ Bướm Phấn (Pieridae).
- Bộ Cánh nửa cứng (Hemiptera): Họ Pentatomidae.
- Bộ hai cánh (Diptera): Họ muỗi năng (Cecidomyidae), Họ ruồi đục lá
(Agromyzidae), Họ Ruồi trái cây (Trypetidae), Họ Ruồi ký sinh
(Tachinidae), Họ Culicidae, Họ Psychididae.
- Bộ Cánh Màng (Hymenoptera): Họ Ong cự (Ichneumonidae), Họ Ong kén
nhỏ (Braconidae), Họ Ong nhỏ ( Chalcidae), Họ Ong xanh nhỏ
(Pleromalidae), Kiến (Formicidae).
- Những nhóm khác: Cuốn chiếu (Diplopoda), Rết (Chilopoda), Nhện
(Arachnida).
- Côn trùng gây hại cây rừng:
+ Côn trùng gây hại trên đước: Sâu lông màu vàng ăn lá, Sâu lông màu
đen sọc trắng ăn lá, Sâu bao tròn ăn lá, Bọ cánh cứng ăn lá, Sâu
chiếu đọt, Sâu ăn đọt, Rêp sáp, Mối.
+ Côn trùng gây hại trên mắm: Sâu lông ăn lá, Sâu róm ăn lá, Sâu
xanh ăn lá, Bọ xít chích trái, Sâu đục trái, Sâu vẽ bùa, Sâu ống ăn lá,
Ruồi đục lá.

+ Côn trùng gây hại trên giá: Côn trùng gây hại trên giá chỉ ghi nhận
một loài gây hại là sâu lông màu vàng.
+ Một số côn trùng khác: Có nhiều loại kiến hiện diện trên rừng cây
đước và mắm, phổ biến nhất với hai loài: Kiến vàng (Oecophylla
smaragdina) và kiến hôi (Dolichoderus sp). Nhện chữ thập, ngựa trời
màu vàng và kiến sư tử nâu.
Hệ đông vật trên cạn:
- Thú :
Qua điều tra quan sát chúng tôi ghi nhận được Lớp Thú (Mammalia) có 17
loài thuộc 6 bộ và 8 họ. Trong đó có 2 loài có trong sách Đỏ IUCN 2000 và 4 loài
có trong Sách Đỏ của CITES (Công ước về Buôn bán Quốc tế các loài Động Thực
vật Hoang dã nguy cấp) và 2 loài có trong Nghị định 18/HĐBT thuộc nhóm I-B và
II-B.
Theo các vị cao tuổi đã từng sống tại địa phương này từ nhỏ, cho biết khu
rừng Năm Căn trước đây có đủ các loài thú lớn như heo rừng, khỉ đuôi dài, lọ nồi,
rái cá cùi, rái móng, rái cá lông đen như chó mực ( rái ca lông mượt), chồn, cáo
Có nhiều, đặc biệt là cọp (Panthera tigris) gặp trong thời kháng chiến chín năm,
ngày nay không còn nữa vì sự săn bắt quá nhiều, cộng với sinh cảnh rừng bị chia
cắt: khai hoang, lập ấp nên sự phong phú của chim thú rừng không còn như xưa.
Các loài thú quan trọng: Rái cá thường (Lutra lutra), Chồn (Paradoxurus
hermaphroditus), Mèo cá (Felis viverrina), Khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis),
Vooc bạc hay lọ nồi (Trachypithecus cristatus).
Tóm lại, Khu hệ Thú trong Khu Đa dạng sinh học Rừng ngập mặn Cà Mau
hiện có 4 loài có giá trị bảo tồn: rái cá móng (Lutra lutra), chòn cáo mèo (Felis
viverrina), khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis), vooc bạc (Trachypithecus cristatus).
Riêng loài Trachypithecus cristatus (Vooc bạc) có thể được xem như là loài chính
thức có mặt ở rừng ngập mặn Năm Căn trên Bán đảo Cà Mau.
- Chim:
Tổng cộng có 73 loài chim thuộc 8 bộ và 31 họ được ghi nhận tại Khu Đa
dạng Sinh học Rừng ngập mặn Cà Mau.

Loài có giá trị bảo tồn: Sả mỏ rộng (Halcyon capensis), Giang sen, Cò lạo Ấn
Độ (Mycteria leucocephala).
Sả mỏ rộng Giang sen
Cò lạo Ấn Độ
- Lưỡng cư và bò sát:
+ Nhóm lưỡng cư (Amphibia) : Tổng cộng 6 loài trong 3 họ thuộc bộ
không đuôi Anura được ghi nhận trong quá trình khảo sát. Trong đó
3 loài được quan sát trực tiếp đều thuộc họ Ranidae là loài ếch cua
(Rana cancrivora), bù tọt (Rana limnocharis) và 1 loài chỉ định danh
tới giống Rana sp. 3 loài còn lại ghi nhận qua điều tra phỏng vẩn là
ếch đồng (Rana tigrina), cóc nhà (bufo melanostictus) (họ
Bufonidae) và ếch cây (Rhacophorus leucomystax) (họ
Rhacophoridae) có xuất hiện trong khu vực nghiên cứu, tuy nhiên,
trong quá trình khảo sts, chúng tôi không ghi nhận được sự hiện diện
của chúng.
+ Nhóm bò sát (Reptilia): Thành phần loài của nhóm bò sát đa dạng
hơn so với nhóm lưỡng cư (37 loài thuộc 3 bộ 15 họ), trong đó, họ
Colubridae chiếm ưu thế với 11 loài (chiếm koangr 29,4%).
+ Các loài bò sát quan trọng: Tắc kè( Gekko gecko), Kỳ đà hoa
(Varanus salvator), Trăn (Python molurus), Con nưa, trăn mắc võng
(Python reticulatus), Rắn hổ mang (Naja naja), Rắn hổ đước, hổ mây
(Ophiophagus hannah), Rắn mai gầm (Bungarus fasciatus), Rắn hổ
chuột, hổ hèo (Ptyas mucosus), Rắn ráo (Ptyas korros), Càng đước,
rùa năng (Hieremys annandalii), Vích, rùa xanh (Chelonia mydas),
Đồi mồ (Eretmochelys imbricata), Cá sấu nước lợ, cá sấu hoa cà
(Crocodylus porosus), Cá sấu xiêm, cá sấu nước ngọt (Crocodylus
siamensis).
Nhìn chung Khu Đa dạng Sinh học Rừng ngập mặn Cà Mau tương đối
phong phú với 6 loài ếch nhái, 37 loài bò sát (13 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt
Nam 2000), các loài cá sấu( Crocodylus porosus) và (Crocodylus siamensis), kỳ

đà (Varanus salvator), trăn (Python molurus) và (Python reticulatus) hiện nay hầu
như không thấy trên vùng đất Năm Căn. Loài chim được ghi nhận 73 loài, trong
đó có loài có số cá thể lớn như Giang sen (Mycteria leucocephala), diệc xám
(Ardea cinerea). Điều này cho thấy vùng đất này đất lành chim đậu, ngoài ra loài
so đủa (Himantopus himantopus) có khi gặp ở Tràm Chim 12-14 con, bình thường
loài này chỉ gặp từ 2-4 con. Trong lớp thú có 17 loài, cọp (Panthera tigris) không
có mặt trong vùng hơn 60 năm! Heo rừng (Sus scrofa) hiện nay không còn nữa.
Cần có biện pháp bảo vệ các loài hiện có và gây nuôi thêm những loài bản
địa đã mất để làm tính đa dạng ngày cành nhiều hơn.
3.2 Vai trò, giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn
3.2.1 Vai trò đối với tự nhiên
RNM cũng là nơi tốt để tổ chức du lịch sinh thái, huấn luyện, nghiên cứu và giảng
dạy
Rừng ngập mặn giữ vai trò quan trọng trong việc phòng hộ đê ven biển,
ngăn cản sóng biển bảo vệ sản xuất nông nghiệp vùng ven biển. Đặc biệt, rừng
ngập mặn còn có ý nghĩa mở rộng đất liền nhờ quá trình bồi tụ lấn biển.
Về ý nghĩa khoa học, rừng ngập mặn là một hệ sinh thái (HST) rừng rất đặc
biệt chỉ có ở bờ biển vùng nhiệt đới. Rừng ngập mặn là nơi gặp gỡ giữa hệ sinh
thái biển và hệ sinh thái trên đất liền. Quá trình trao đổi vật chất và năng lượng
trong HST này diễn ra với cường độ lớn nhất và tốc độ nhanh nhất trong các HST
rừng. Đây là một HST rừng có tính đa dạng sinh học rất cao kể cả về thành phần
loài thực vật và động vật biển, nước lợ, bãi lầy cho đến động vật bò sát, thú rừng,
chim v.v…
HST có vai trò quan trọng như việc lọc sinh học trong việc xử lý chất thải.
Ngoài ra, nó còn có tác dụng xử lý chất dinh dưỡng từ đất liền và giữ vai trò vùng
đệm chống lại các dòng chảy ô nhiễm đồng thời lọc thức ăn cho các loài động vật
biển có vú.
Giúp bảo vệ động vật khi nước triều lên cao và sóng lớn như nhiều loài
động vật sống trong hang hoặc trên mặt bùn khi điều kiện thời tiết bất lợi, nước
triều cao, sóng lớn đã trèo lên cây để tránh sóng như cá Lác, các loại Còng, Cáy,

Ốc. Giúp cho tính đa dạng trong hệ sinh thái rừng ngập mặn tương đối ổn định.
HST là nơi có hệ sinh thái phát triển mạnh mẽ nhất như nó là vùng nuôi
dưỡng các loài cá con trong rạn san hô, theo thống kê có 164 loài cá sống tại RNM
và các rạn san hô.
Nhờ hệ thống rễ dày đặc của các loài cây rừng ngập mặn (RNM) có tác
dụng bảo vệ đới bờ và cửa sông tránh tình trạng xói lở và tác hại của bão, sóng đối
với hệ thống đê biển. Theo nhóm khảo sát của GS-TSKH Phan Nguyên Hồng
(Trung tâm Nghiên cứu hệ sinh thái RNM, ĐH Sư Phạm Hà Nội) cho thấy độ cao
sóng biển giảm mạnh khi đi qua dải RNM với mực biến đổi từ 75% đến 85% từ
1,3m xuống 0,2m - 0,3m. Ngoài ra, nhờ bộ rễ nó còn giúp cản các loài trầm tích
lắng đọng, giữ hoa lá, cành rụng trên mặt bùn và phân hủy tại chỗ giúp tăng chất
dinh dưỡng cho đất.
vai trò bảo vệ bờ biển, hạn chế thiên tai
3.2.2 Vai trò đối với đời sống con người và kinh tế xã hội
HST RNM Cà Mau là nơi có lợi nhuận về kinh tế rất cao, cung cấp nguồn
hải sản phong phú để sử dụng trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra, ta có thể thu
nhập từ các nguồn khác như: nuôi ong lấy mật, bán cây giống, khai thác măng tre,
khai thác gỗ cốp pha từ cây phi lao và số lượng lớn than củi…Trong số 51 loại cây
rừng có 30 loài cung cấp gỗ, củi, than, 14 loại cung cấp tannin, 24 loài có thể sử
dụng làm phân xanh nông nghiệp, 15 loài có thể lam thuốc nam, 21 loài có thể
dùng nuôi ong và 1 loài có thể dùng làm đưòng, sáp (Phan Nguyên Hồng, 1999).
Rừng ngập mặn Cà Mau được coi là “lá phổi xanh” của tỉnh Cà Mau vì đã
làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nó giúp tiêu thụ một lượng đáng kể các khí
thải độc hại và làm tăng lượng Oxi cho chúng ta. Nhằm giúp giảm bớt hiện tượng
nóng lên của trái đất và ngăn ngừa tình trạng dâng lên của nước biển gây ảnh
hưởng đến đời sống của những người dân cư ven biển. Theo báo cáo của Ủy ban
Liên quốc gia (IPCC) thuộc Liên
hợp quốc sự nóng lên toàn cầu do biến đổi khí hậu làm băng tan nhanh, dẫn đến
hiện tượng biển có thể lấy mất tới 12,2% diện tích đất của Việt Nam, đe doạ nơi
sinh sống của 17 triệu người vào cuối thể kỷ XXI.

RNM cũng góp phần giảm chi phí tu bổ đê điều hàng năm. RNM cũng là
nơi tốt để tổ chức du lịch sinh thái, huấn luyện, nghiên cứu và giảng dạy.
Ngoài ra nó còn có tác dụng xử lý chất dinh dưỡng từ đất liền và giữ
vai trò vùng đệm chống lại các dòng chảy ô nhiễm, vì thế cho đến nay các hiện
tượng biến đổi khí hậu như hiệu ứng nhà kính, băng tan đã giảm đi một phần đáng
kể.
Tóm lại, qua những nghiên cứu trên đây ta thấy được vai trò quan trọng của
HST RNM. Vì vậy bảo vệ được HST này là bảo vệ được độ ổn định, cân bằng của
cả hệ thống môi trường trong quá trình phát triển khu vực.
3.2.3. Giá trị của HST RNM
- Giá trị về mặt cảnh quan
- Giá trị kinh tế-xã hội
- Giá trị sinh thái
- Giá trị môi trường
3.3 Hiện trạng của HST RMN
- Tình trạng chặt phá rừng ngập mặn để chuyển sang mục đích khác xảy ra
thường xuyên tại nhiều địa phương. Cụ thể 10 năm qua, tổng diện tích
rừng vùng ĐBSCL bị thiệt hại là trên 11.700 ha, trong đó rừng phòng hộ
trên 4.800 ha, rừng đặc dụng là gần 140 ha và rừng sản xuất là trên 6.800
héc ta. Bên cạnh đó các nơi còn chặt phá rừng, chặt cây, củi, lấn chiếm đất
rừng để nuôi tôm, khai thác lâm đặc sản, nuôi trồng hải sản trên đường bờ
biển đã tác động xấu đến diện tích rừng ngập mặn ven biển.
- Ở Cà Mau, diện tích rừng ngập mặn đang bị thu hẹp nghiêm trọng, năm
2012 tỉnh Cà Mau có gần 200 nghìn héc ta rừng ngập mặn ven biển nhưng
hiện chỉ còn khoảng 1.037 héc ta, theo đó bờ biển cũng bị sạt lở nghiêm
trọng, trung bình một năm mất khoảng 900 héc ta. Theo thống kê của
UBND tỉnh Cà Mau, hiện nay tỉnh có khoảng 14 điểm sạt lở bờ biển. Mặc
dù các ngành chức năng đã đưa ra nhiều biện pháp khắc phục, nhưng hiệu
quả không cao, không bền vững.
- Nguyên nhân.

+ Nguyên nhân làm giảm diện tích rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven
biển hiện nay chính là tình trạng phá rừng làm đầm nuôi tôm tự phát, nuôi tôm
quảng canh, sinh thái. Nguyên nhân khác nữa là chuyển mục đích sử dụng đất hợp
pháp sang nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp, xây dựng đê bao, khu công
nghiệp, cảng biển, khai thác gỗ, củi…
+ Nóng lên toàn cầu:
Rừng ngập mặn thường chứng tỏ được sức chống chịu và tăng khả năng phục hồi
khi phải đối mặt với những điều kiện môi trường khác nhau. Tuy nhiên, sự tăng
nhiệt do biến đổi khí hậu có thể khiến rừng ngập mặn suy thoái và không có khả
năng phục hồi. Lý do là do nhiệt độ cao làm tăng tốc độ bốc hơi và độ mặn trong
phù sao ở ven đất liền. điều này có thể khiến mầm cây trong rừng ngập mặn bị
chết hoặc làm giảm tính đa dạng trong rừng này.
+ Nước biển dâng:
Đây được coi là mối đe doạ lớn nhất đối với tương lai của rừng ngập mặn. trong
khi đó, chỉ tính riêng trong thế kỉ xx, mực nước biển toàn cầu tăng từ 12- 22cm.
Nếu rừng ngập mặn bị ngăn cản phát triển sâu vào nội địa để thích nghi với tình
trạng nước biển dâng, chúng sẽ bị nhấn chìm. Còn trong trường hợp rừng ngập
mặn có điều kiện phát triển sâu vào đất liền, chúng có thể gây ra những tác động
tiêu cực tới đời sống con người. Bởi lẽ, bản chất của rừng ngập măn là phát triển
hướng biển chứ không phải hướng vào bờ - nơi cung cấp những dịch vụ môi
trường có giá trị to lớn cho ngành đánh bắt cá và cho hoạt động bảo vệ vùng bờ.
+ Thiên tai: Bão có thề tàn phá và làm biến dạng rừng ngập mặn
3.4. Biện Pháp
- Giải pháp các địa phương khi xác định công tác quy hoạch trồng và bảo vệ
rừng, cần phải chú ý đến việc xây dựng và bảo vệ đê. Khi chọn loại cây
trồng và mật độ trồng phải tính toán kỹ, mỗi vùng sẽ có một loại cây trồng
phù hợp, tập trung mọi nguồn lực đầu tư rừng phòng hộ bảo vệ đê biển, ổn
định dân cư. Nên giao khoán việc giữ rừng cho người dân tại địa phương,
đồng thời nâng thu nhập cho người giữ rừng…
- Các địa phương phải nhanh chóng rà soát lại quy hoạch hệ sinh thái rừng

ngập mặn ven biển theo tính chất liên ngành. Trong đó, chú trọng quy
hoạch sử dụng đất để thống nhất quản lý giữa lâm nghiệp, thủy lợi, đê
điều, thủy sản… chọn các loại cây trồng phù hợp với từng thổ nhưỡng. Về
công tác quản lý cần phải tính toán lại một cách cụ thể hơn, tuy nhiên trước
mắt mỗi địa phương phải có một đầu mối quản lý. Tuyệt đối không chuyển
diện tích rừng ven biển sang mục đích sử dụng khác.
- . -Duy trì sinh cảnh và bảo vệ các loài đặc hữu, loài quý hiếm đã được liệt
kê trong sách đỏ.
- -Bảo vệ nghiêm ngặt rừng ngập mặn phòng hộ để giảm nhẹ tối đa thiệt hại
do thiên tai.
- Kiểm soát các loài ngoại lai và các sinh vật biến đổi gen vào hệ sinh thái
rừng ngập mặn.
- Cần có những chính sách bảo tồn, khai thác hợp lý kết hợp cải thiện, phục
hồi đất ngập nước.
- -Tiếp cận sinh thái để quản lý rừng ngập mặn, chú ý các hoạt động đầu
- nguồn.
- Xây dựng các kế hoạch quản lý khả thi phù hợp với khung pháp lý, sinh kế.
- Thành lập hội đồng liên bộ tăng cường hợp tác, liên kết giữa các cơ quan
- chức năng.
- Xây dựng chiến lược hành động quốc gia về quản lý và bảo tồn hệ sinh thái
- rừng ngập mặn.
- Đánh giá tác động môi trường các dự án ở đầu nguồn cũng như khu vực
- ven bờ.
- Đẩy mạnh các nghiên cứu liên ngành về rừng ngập mặn nhằm hỗ trợ cho
- công tác quản lý.
- Đánh giá tác động đến kinh tế - xã hội, văn hoá và các lợi ích của cộng
- đồng.
- Du lịch sinh thái, nuôi cá lồng và động vật thân mềm, nuôi ong, trồng cây.
- -Ứng dụng các kiến thức bản địa trong việc khai thác hợp lý tài nguyên hệ
- sinh thái rừng ngập mặn.

- Cần tránh việc di cư/tái định cư tại các vùng ven biển đã bị khai thác quá
mức.
- Cần nhận thức tầm quan trọng của rừng ngập mặn hạn chế tác hại của thiên
tai.
3.4 Cái được và cái mất khi thay thế hay hủy bỏ HST RNM bằng một HST khác
3.4.1 Cái được
Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, mô hình tôm sinh thái (NTST) đang mở ra một
hướng đi mới cho người dân vùng rừng ngập mặn. Nuôi tôm sinh thái dưới tán
rừng là một trong những mô hình kinh tế hiệu quả của huyện Ngọc Hiển. Hiện
nay, huyện đã có trên 5.270ha được công nhận tôm sinh thái, còn lại khoảng
5.000ha đang đề nghị công nhận trong thời gian tới.
Mô hình nuôi tôm sinh thái hiện nay đang được nhiều hộ dân ở huyện Ngọc Hiển
áp dụng và nhân rộng.
Trong kế hoạch phát triển rừng vùng ngập mặn và NTST thời gian tới, ông Lê Văn
Sử, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết, để bảo vệ rừng
ngập mặn, tỉnh đã tận dụng nhiều nguồn vốn và sự tài trợ phát triển mô hình
NTST dưới tán rừng, khoán rừng cho các hộ gia đình trồng mới và kết hợp kinh
doanh. Tỉnh phấn đấu mở rộng việc chứng nhận tôm sinh thái đạt 20.000ha nuôi
tôm kết hợp trồng rừng và trên 43.000ha tôm - lúa vào năm 2020. Mục tiêu của
tỉnh là xây dựng một vùng sản xuất tôm sạch được chứng nhận với giá trị cao, vừa
bảo vệ rừng vừa hạn chế tác động của biến đổi khí hậu như triều cường, nước biển
dâng.
Cái được trước mắt là phát triển kinh tế của vùng, tăng thu nhập, mức sống cũng
như giải quyết việc làm cho người dân, tận dụng những nguồn tài nguyên có sẵn
(tán rừng, khoán rừng), làm phong phú thêm về giá trị cảnh quan, đa dạng sinh
học. Bên cạnh đó, cũng gây ra một số mất mát không thể thay thế được.
3.4.2 Cái mất
Việc quai đê lấn biển lấy đất rừng ngập mặn trồng lúa, đắp đầm với diện tích lớn
cũng thu hẹp bãi bồi ven sông, ven biển, làm giảm lượng phù sa bồi đắp cho các
bãi triều, mất đi bình phing bảo vệ đê biển.

Còn có thể kể đến những hậu quả tai hại khác như gây ô nhiễm đất và nước đầm
nuôi trồng thủy sản, giảm nguồn lợi sinh vật và giống thủy sản tự nhiên, giảm
năng suất nuôi tôm và nhất là ảnh hưởng đến cuộc sống người dân và phân hóa
giàu nghèo.
Trong các quy hoạch nuôi trồng thủy sản ven biển phải dành đất trồng các dải
rừng ngập mặn làm vành đai xanh bảo vệ bờ biển, đầm nuôi với diện tích hợp lý
theo quy hoạch tùy theo đại hình để giảm nhẹ thiệt hại khi có thiên tai.
4. Kết Luận và Kiến Nghị
- Là nơi chịu ảnh hưởng bất lợi bởi hiện tượng thiên tai, biền đồi khí hậu và
nước biển dâng nên khu vực Mũi Cà Mau thường xuyên bị triều cường
dâng cao trong mùa mưa lũ và thiếu nước ngọt nặng nề do sự xâm nhập
mặn vào mùa khô. Đời sống người dân phụ thuộc nhiều vào nguồn tài
nguyên thiên nhiên. Song khả năng ứng phó với biền đổi khí hậu và nước
biển dâng hiện nay bị hạn chế, các thích ứng ở địa phương mang tính tự
phát và không phổ biến.
- Mặc dù tỉnh đã có nhiều nỗ lực bảo tồn tài nguyên thiên nhiên vùng Đất
Mũi Cà Mau nhưng vẫn còn khó khăn về nguồn nhân lực và kinh phí. Do
vậy, cần phải có sự phối họp giữa các nhà quản lý địa phương, các nhà
khoa học và người dân trong việc xác định các giải pháp ứng phó với biền
đổi khí hậu hữu hiệu.
- Tăng cường trồng rừng để phòng chóng thiên tai
- Tạo công ăn việc làm cho người dân vùng ven biển, nâng cao dời sống
nhân dân để hạn chế việc chặt phá rừng
- Để ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng là tạo “lá chắn”, “vành
đai” rừng khu vực ven biển. Chính phủ cần sớm ban hành, điều chỉnh, bổ
sung một số cơ chế, chính sách về rừng không còn phù hợp với tình hình
thực tế hiện nay, nhằm bảo đảm phục vụ điều kiện công tác và nâng cao
đời sống của hộ dân
truy cập
ngày 12/9/2014

BDN(theo sach ki luc VN),biên đông.net (hientrang)
/>ca-mau-co-din-tich-ln-nht-vit-nam.html, truy cập ngày 21/9/2014
( />m=news&a=page_newsdetail&newsid=2138&levelone=62&lang=vi)
Con người và thiên nhiên ( ngày 28/7/2014)
/>truy cập ngày 16/9/2014
Trung Kiên ( Giấy phép xuất bản số 270/GP-TTĐT ngày 27/12/2010 của Bộ
Thông tin và Truyền thông về việc thiết lập trang báo điện tử), Báo Đại Đoàn Kết
truy vập ngày 16/9/2014

×