Tải bản đầy đủ (.pptx) (45 trang)

báo cáo tiểu luận hiện trạng và vai trò hệ sinh thái rừng ngập mặn ở tỉnh cà mau vận dụng các nguyên lý khoa học môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.84 MB, 45 trang )

Báo cáo tiểu luận:
HIỆN TRẠNG VÀ VAI TRÒ HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP
MẶN
Ở TỈNH CÀ MAU
VẬN DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người thực hiện: Đỗ Thị Bích Ngọc
MSHV: 1282010
GVHD: PGS.TS. Vũ Chí Hiếu
1

Sự cần thiết của đề tài
2

Tổng quan tỉnh Cà Mau
3

Vai trò RNM
4

Thực trạng RNM và nguyên nhân suy giảm RNM ở tỉnh Cà Mau
5

Định hướng giải pháp phát triển bền vững RNM ở Cà Mau

Kết luận
NỘI DUNG
1. Sự cần thiết đề tài

RNM: một trong những hệ sinh thái quan trọng và có năng suất cao nhất trên thế giới

RNM: đóng góp đáng kể vào đời sống kinh tế xã hội của người dân ven biển ở Việt Nam



Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với diện tích tự nhiên 39,734 km2 là vùng đất ngập nước
điển hình của Tổ quốc, từ lâu đã hình thành và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên rất độc đáo
gồm rừng Tràm U Minh, RNM ven biển, hệ sinh thái nông nghiệp và các khu bảo tồn thiên nhiên,
vườn quốc gia với tính đa dạng sinh học vô cùng phong phú

Tổng diện tích RNM chiếm cứ ở các vùng ven biển với sự chi phối xâm nhập mặn theo thủy triều của biển
khoảng 100.000 ha, tập trung nhiều ở tỉnh Cà Mau( 58.285ha)

Danh hiệu Khu dự trữ sinh quyển (KDTSQ) thế giới Mũi Cà Mau đã được UNESCO chính thức công
nhận, đánh giá cao vai trò rừng ngập mặn ở tỉnh Cà Mau.

RNM được phục hồi đã giúp cải thiện cuộc sống người nghèo, và thay đổi nhận thức của họ về vai trò của
RNM.

Tuy nhiên, vẫn còn một số thách thức đối với công tác bảo vệ và sử dụng bền vững rừng ngập mặn.
Hiện trạng và vai trò của RNM ở Cà Mau

Phân tích hiện trạng và vai trò của hệ sinh thái RNM ở tỉnh
Cà Mau.

Đề xuất giảp pháp để bảo vệ và phát triển RNM ở tỉnh Cà
Mau
Mục tiêu

Vận dụng những kiến thức sẵn có liên quan đến đề tài

Thu thập số liệu thứ cấp trên báo chí, internet.
Phương pháp


Tập trung nghiên cứu hệ sinh thái RNM ở tỉnh Cà Mau
Phạm vi
- DT: 5331,7 km2
- DS: 1.232.000 người
- 8 huyện và 1 TP.
Với vị trí địa lý nằm ở
tâm điểm vùng biển
các nước Đông Nam Á
nên Cà Mau có nhiều
thuận lợi giao lưu, hợp
tác kinh tế với các
nước trong khu vực.
2. Tổng quan về tỉnh Cà Mau

Cà Mau là vùng đất thấp, thường xuyên bị ngập nước. Hiện nay đang có hiện tượng bồi lở ở cả 2
phía biển Đông và Tây.

Có 5 nhóm đất chính gồm: đất phèn, đất than bùn, đất bãi bồi, đất mặn và đất kênh rạch.

Nhóm đất mặn với 150.278 ha tập trung chủ yếu ở ven Biển Ðông và phía Nam thành phố Cà
Mau, các huyện Ðầm Dơi, Cái Nước, Ngọc Hiển và Trần Văn Thời.

Ðất phèn với diện tích rất lớn khoảng 334.925 ha, chiếm 64,27% diện tích tự nhiên, phân bổ hầu
hết ở các huyện trong tỉnh.
Đặc điểm địa hình
Đặc điểm khí hậu

Khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với nền nhiệt độ cao vào loại trung bình trong tất cả các tỉnh
đồng bằng sông Cửu Long. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,5
0

C

Có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau

Chế độ thuỷ triều ở khu vực tỉnh Cà Mau chịu tác động trực tiếp của chế độ bán nhật triều không đều
biển Đông và chế độ bán nhật triều không đều ở biển Tây

Chế độ thuỷ văn của hệ thống sông rạch chịu ảnh hưởng trực tiếp của triều quanh năm, với nhiều cửa
sông rộng thông ra biển
Tài nguyên rừng

Rừng Cà Mau là loại hình sinh thái đặc thù, rừng sinh thái ven biển ngập mặn được
phân bố dọc ven biển với chiều dài 254 km

Hệ sinh thái rừng tràm nằm sâu trong lục địa ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời,
Thới Bình quy mô 35.000 ha

Diện tích RNM ở Cà Mau chiếm 77% rừng ngập mặn của vùng đồng bằng sông
Cửu Long.
Tài nguyên rừng

Tổng trữ lượng rừng Cà Mau là 2.205.701 m
3
, trong đó rừng tràm là 1.435.757 m
3
và rừng ngập
mặn là 769.994 m
3
(kết quả điều tra tài nguyên rừng năm 1999).


Rừng ngập nước ở Cà Mau bao gồm hai loại rừng là rừng ngập mặn (rừng đước) và rừng ngập
lợ (rừng tràm) với tổng diện tích gần 90.000ha

Ngoài có, còn có tài nguyên khoáng sản và tài nguyên đất.
Lĩnh vực kinh tế lợi thế

Du lịch sinh thái hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. Các đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Đá Bạc,
Hòn Buông…

Nhiều di tích lịch sử được xếp hạng, những lễ hội truyền thống chung và riêng của các dân tộc sống trên
địa bàn tỉnh mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam và văn hoá vùng đồng bằng Nam Bộ.

Kinh tế thuỷ sản phát triển ngày càng nhanh, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế
Cà Mau

Với vị trí địa lý có 3 mặt giáp biển, tỉnh cũng có rất nhiều lợi thế trong quá trình phát triển, trong đó có
khai thác dầu khí.
3. Vai trò của RNM

Rừng ngập mặn - một nguồn tài nguyên có nhiều giá trị

Rừng ngập mặn (RNM) là một trong những hệ sinh thái (HST) tự nhiên có năng suất sinh học cao nhất.

Vai trò quan trọng của RNM trong việc đóng góp vào năng suất vùng cửa sông ven biển đã được biết đến
từ những năm 1960.

RNM cung cấp một lượng lớn sinh khối cơ bản duy trì sự tồn tại của HST cả về ý nghĩa môi trường và
kinh tế (Phan Nguyên Hồng et al., 1999).


RNM còn là nơi cung cấp thức ăn và là nơi cư trú của nhiều loài thủy sản quan trọng có giá trị thương
mại cao.
a. Vai trò cung cấp chất dinh dưỡng của rừng ngập mặn

Là môi trường thích hợp cho nhiều loài động thực vật vùng triều, đặc biệt là các loài thủy sản, chúng tạo
nên HST độc đáo và giàu có về mặt năng suất sinh học so với các HST tự nhiên khác.

RNM cung cấp mùn bã hữu cơ khoảng 10,6 tấn/ha/năm, lượng chất hữu cơ này đã tạo nên thức ăn chủ
yếu cho các nhóm tiêu thụ như cua, tôm, các loài nhuyễn thể 2 vỏ, giun nhiều tơ và các loài cá ăn mùn bã
hữu cơ (Bộ thủy sản, 1996).

Xác cây ngập mặn khi bị phân hủy trở nên giàu chất dinh dưỡng, chúng được nước triều
mang ra các vùng cửa sông ven biển làm phong phú thêm nguồn thức ăn cho các sinh vật ở hệ
sinh thái kế cận (Lê Huy Bá, 2000).

Sự phân hủy vật rụng của cây ngập mặn cũng cung cấp lượng carbon và nitơ đáng kể cho đất
rừng.
a. Vai trò cung cấp chất dinh dưỡng của rừng ngập mặn
b. Vai trò của rừng ngập mặn đối với nuôi thủy sản ven biển

Cung cấp chất dinh dưỡng cho biển và cùng với việc nuôi dưỡng các ấu thể của động vật biển đã giúp cho
RNM thực hiện chức năng duy trì đa dạng sinh học và là nguồn lợi sinh vật tiềm tàng cho biển (Phan
Nguyên Hồng et al., 1999)

RNM không chỉ là nguồn cung cấp thức ăn sơ cấp cho các loài thủy sản mà còn có vai trò hạn chế sự tăng
nhiệt độ và sự bốc hơi nước của thủy vực, làm cho độ mặn của nước trong đầm và khu vực nuôi thủy sản
ven biển không lên quá cao (Lê Bá Toàn, 2005)

Là bể lọc sinh học xử lý nước thải từ đầm nuôi tôm. Trong quá trình làm sạch nguồn nước,
RNM giữ lại chất dinh dưỡng, hấp thu chất hữu cơ và tăng sinh khối.


Là nơi duy trì bền vững các nguồn lợi hải sản và hỗ trợ nghề cá.
b. Vai trò của rừng ngập mặn đối với nuôi thủy sản ven biển
c. Vai trò của rừng ngập mặn đối với cuộc sống của con người

Lá phổi xanh giúp giảm năng lượng của sóng thần, là lá chắn xanh bảo vệ vùng cửa sông, cửa biển
để chống xói lở, hạn chế tác hại của gió bão, mở rộng đất liền.

RNM còn được ví như một nhà máy lọc sinh học khổng lồ, nó không chỉ hấp thụ khí CO2 do hoạt động
công nghiệp và sinh hoạt thải ra, mà còn sinh ra một lượng ô-xy rất lớn, làm cho bầu không khí trong
lành.

Về kinh tế, tài nguyên RNM rất đa dạng, như: Gỗ, than, ta-nin, chim, thú và nhiều loài hải sản có giá trị
xuất khẩu
Vai trò RNM tỉnh Cà Mau
a. Giá trị sinh thái
Duy trì tính đa dạng sinh học
- RNM Cà Mau là một hệ sinh thái độc đáo và đa dạng,
đứnghàng thứ hai thế giới, sau rừng Amazôn của Nam
Mỹ
- Một thảm thực vật bao gồm nhiều loại cây: Đước,
mắm, vẹt, bần, dá, su, cóc, dà, chà là, nhiều loại dương xỉ và
dây leo… trong đó đước là loài cây chiếm đại đa số và có giá trị
kinh tế cao nên còn được gọi là rừng đước.
Duy trì nh đa dạng sinh học
- Hệ sinh thái rừng ngập nước Cà Mau có diện tích gần
100.000 ha được chia thành 2 vùng: rừng ngập lợ và rừng
ngập mặn

Rừng ngập lợ: là thảm rừng hỗn giao được hình thành trên địa bàn ngập úng trong mùa mưa.


Thảm rừng hỗn giao này gồm một số loài cây có số lượng chiếm ưu thế: tràm, choại, sậy, năng Loại
rừng này tập trung ở Vườn quốc gia U Minh Hạ.

Hệ sinh thái này tạo ra tiềm năng để phát triển sản phẩm nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản nước
ngọt đa dạng.

Rừng ngập mặn với đặc trưng cây đước, cây mắm là chủ yếu ở Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, rừng đước
Năm Căn và rừng Sác ven biển, chiếm khoảng 77% diện tích rừng ngập mặn ở vùng Đồng bằng Sông Cửu
Long,

Vai trò phát triển nuôi trồng thủy sản và cân bằng sinh thái.

Thảm rừng này phát triển mạnh trở thành những cánh rừng cổ thụ nhờ lớp bồi tụ dày, màu mỡ, nhờ khí
hậu xích đạo nóng ẩm quanh năm.

Trong rừng có nhiều loài động vật, thực vật phong phú với trữ lượng lớn là đặc sản của rừng ngập nước.
Duy trì nh đa dạng sinh học
Rừng đước
Nguồn: Sưu tầm
Rừng tràm
Nguồn: Sưu tầm
Bảo vệ sinh thái ven biển

Cà Mau có bờ biển dài 254 km, chiếm 7,8% chiều dài bờ biển cả nước. Vùng biển của tỉnh rộng 71.000
km
2
, độ sâu trung bình từ 30 đến 35 m.

Có nguồn tài nguyên hải sản dồi dào, là 1 trong 4 ngư trường trọng điểm của cả nước.


Hải sản ở đây có trữ lượng lớn và phong phú về chủng loại, trong đó có nhiều loại có giá trị kinh tế cao
như: tôm, mực, ghẹ, cá hồng, cá sạo, cá thu, cá chim, cá mú.

Trữ lượng cá ước tỉnh khoảng 320 nghìn tấn cá nổi, 530 nghìn tấn cá đáy với 661 loài, 319 giống thuộc 138
họ. Vùng mặt nước ven biển có thể nuôi các loại thủy sản có giá trị xuất khẩu cao như: nghêu, sò huyết,
tôm sú
Cung cấp nơi cư trú và sinh sản cho sinh vật

VQG Mũi Cà Mau là một khu vực quan trọng đối với các loài chim nước di cư.

Các loài chim nước bị đe doạ và sắp bị đe doạ ở mức độ toàn cầu được ghi nhận trong khu vực như: Cò
trắng Trung Quốc ,Choắt mỏ cong hông nâu ,Rẽ mỏ rộng, Bồ nông chân xám ,Giang sen và Quắm đầu đen.

Ghi nhận là nơi tập trung của số lượng lớn loài Choắt mỏ cong hông nâu (N. arquata )(Tordo‚, 2002).

Hiện nay VQG Mũi Cà Mau được xác định có hai vùng chim quan trọng là Đất Mũi và Bãi Bồi (Tordo‚,
2002).

Sinh cảnh đặc biệt quan trọng ở VQG là các bãi bùn lầy, các khu rừng ngập mặn già còn lại và tái sinh là
những sinh cảnh lý tưởng cho các loài chim nước di cư (Buckton et al. 1999).

Cùng với sự gia tăng của các sinh cảnh bãi triều, VQG Cà Mau sẽ tiếp tục là nơi trú chân, kiếm ăn quan
trọng cho các loài chim nước di cư (Buckton et al. 1999),
Cung cấp nơi cư trú và sinh sản cho sinh vật

×