Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG XĂNG SINH HỌC E5 ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.88 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
___________________
BÀI BÁO CÁO THƯƠNG MẠI – MÔI TRƯỜNG
TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG
XĂNG SINH HỌC E5 ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ
MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN THÚY HẰNG 1. TRẦN NGỌC NGÂN B1309293 100%
2. PHẠM THIÊN NGỌC B1309297 100%
3. TRƯƠNG THÚY NHI B1309302 100%
4. NGUYỄN PHI VÂN B1309354 100%
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, dầu mỏ và khí đốt đang chiếm khoảng 60-80% nguồn năng lượng của thế
giới. Với tốc độ tiêu thụ hiện nay và trữ lượng dầu mỏ hiện có, nguồn năng lượng này sẽ
nhanh chóng bị cạn kiệt trong vòng vài chục năm tới. Bên cạnh đó giá xăng dầu hiện nay
đang diễn biến phức tạp do nhu cầu dâu thô ngày càng lớn và những bất ổn tại các quốc
gia sản xuất dầu mỏ. Hơn nữa nguyên liệu của những sản phẩm này, đã và đang gây ô
nhiễm môi trường trên toàn thế giới như gây hiệu ứng nhà kín, thủng tầng ozon làm Trái
Đất nóng dần lên; các khí thải như axit sunfuaric (H
2
SO
4),
axit nitric (HNO
3
)… làm mưa
axit… Để đối phó với tình hình đó, con người đã tìm ra nguồn năng lượng khác để thay
thế như năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió, năng lượng nước, nhiên liệu sinh học…
Trong các nguồn năng lượng thay thế thì nhiên liệu sinh học là nguồn năng lượng


đang được thế giới quan tâm, nhất là đối với các nước nông nghiệp và nhập khẩu nhiên
liệu. Nước ta là một nước nông nghiệp có nguồn nguyên liệu sản xuất ethanol rât phong
phú. Đặc biệt là ở Đồng bằng sông Cửu Long ( ĐBSCL) rộng lớn thì đây là nguồn cung
cấp nguyên liệu lí tưởng. Xăng sinh học E5 xuất hiện ở nước ta từ năm 2010 và được coi
là nguồn nhiên liệu rẻ, sạch và dồi dào có thể thay thế cho nguồn nhiên liệu cũ. Nhưng
tại ĐBSCL nói chung và cả nước nói riêng thì xăng sinh học E5 vẫn chưa đi vào thị hiếu
của người dân bởi nhiều người chưa hiểu hết những lợi ích và còn lo ngại về chất lượng
cũng như sự ảnh hưởng đến các động cơ của xe về lâu dài. Để tìm hiểu về vai trò lợi ích
cùng với những yếu điểm của xăng sinh học E5 đối với môi trường, nhóm chúng em
quyết định chọn đề tài là “Tác động của việc sử dụng xăng sinh học E5 đối với vấn đề
môi trường ở ĐBSCL”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung:
Tìm hiểu tác động của việc sử dụng xăng sinh học E5 đối với vấn đề môi trường ở
ĐBSCL.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Tìm hiểu hiện trạng của việc sử dụng xăng truyền thống.
- So sánh việc sử dụng xăng truyền thống với xăng sinh học E5
- Tác động của việc sử dụng xăng E5 với môi trường
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Phạm vi không gian: Khu vực ĐBSCL
1.3.2. Phạm vi thời gian: Từ năm 2005
Cần Thơ, 2015
1.3.3. Phạm vi nội dung: xăng E5 và các thành phần trong xăng E5
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phương pháp phân tích số liệu:
Các số liệu thứ cấp thu thập từ sách báo, website của các Bộ, ban, ngành; các
trang báo điện tử phổ biến Việt Nam: Tuổi Trẻ, Kinh tế Việt Nam, Kinh tế Sài Gòn…
1.4.2. Phương pháp phân tích số liệu:
Thống kê mô tả, tổng hợp và đánh giá, phân tích lợi ích chi phí, ma trận SWOT…

CHƯƠNG 2
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. SƠ LƯỢC VỀ HÀNG HÓA XANH
Các loại “hàng hóa xanh”, hay còn gọi là “sản phẩm xanh” đang đứng trước cơ hội
tăng trưởng mạnh mẽ khi những thành viên quan trọng của Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO) khởi động đàm phán để đạt được thỏa thuận về tự do hóa thương mại. Việc thỏa
thuận sử dụng “hàng hóa xanh” sẽ hướng tới xóa bỏ thuế quan hoặc các rào cản hải quan
đối với một số sản phẩm xanh nhằm kiểm soát ô nhiễm cũng như xử lý khí thải và nước
thải, góp phần quản lý chất thải và năng lượng hiệu quả, giúp tạo ra năng lượng tái tạo
như năng lượng Mặt trời, gió hay thủy điện. Việc hiện thực hóa sáng kiến “hàng hóa
xanh” không chỉ giúp những sản phẩm này “lên ngôi” mà quan trọng hơn còn thúc đẩy
thế giới chuyển hướng sang nền “kinh tế xanh”.
Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP) định nghĩa “Kinh tế xanh” là “nền
kinh tế nâng cao đời sống con người và cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm thiểu
đáng kể những rủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh thái”. Hay nói cách khác, nền
kinh tế xanh có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả tài nguyên và hướng tới công bằng
xã hội. Trong nền kinh tế xanh, tăng trưởng về thu nhập và việc làm được tạo ra thông
qua những khoản đầu tư của Nhà nước và tư nhân nhằm giảm thiểu phát thải cacbon,
giảm ô nhiễm, sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên , ngăn chặn suy giảm đa dạng
sinh học.
Cuộc sống công nghiệp với phong cách tiêu dùng hiện đại luôn là hai mặt của vấn đề:
những cải tiến công nghệ khiến cuộc sống của con người tiện lợi và gọn nhẹ đi bao nhiêu
thì thiên nhiên lại bị tàn phá và ô nhiễm bấy nhiêu với những nguồn tài nguyên bị khai
thác cạn kiệt, một lượng lớn túi nilon, đồ tiêu dùng bằng nhựa khó tiêu hủy được xả thải
ra môi trường… Những việc làm tưởng chừng như “bình thường” này của mọi người
đang dẫn đến những hậu quả khôn lường về việc biến đổi khí hậu mà chúng ta đang phải
gánh chịu ngay từ bây giờ như hiện tượng nước biển dâng cao gây sạt lở, mất đất; nhiệt
độ trung bình hàng năm tăng khoảng 0.5 độ C trên phạm vi cả nước; lượng mưa có chiều
hướng giảm ở phía Bắc và tăng ở phía Nam…
Để chuyển dịch sang nền kinh tế xanh phải vượt qua những thách thức nào và còn

cách nền kinh tế xanh bao xa? Để trả lời câu hỏi này, hãy nhìn lại một phần tư thế kỷ
qua, nền kinh tế thế giới đã tăng trưởng, đem lại lợi ích cho hàng trăm triệu người. Tuy
nhiên, 60% các hàng hóa và hệ sinh thái của thế giới, là cơ sở sinh kế quan trọng lại đang
xuống cấp hoặc đang bị sử dụng thiếu bền vững. Nguyên nhân là do tăng trưởng kinh tế
trong hàng thế kỷ qua đều chủ yếu thông qua khai thác tài nguyên thiên nhiên, không chú
ý nhiều tới khả năng tự tái tạo, khiến hệ sinh thái đang ngày càng xuống cấp nghiêm
trọng. Vì vậy, bước quá độ sang nền kinh tế xanh ở các quốc gia rất khác nhau, phụ thuộc
vào đặc thù về vốn tự nhiên và vốn con người, cũng như việc nhận thức, trình độ phát
triển của mỗi quốc gia. Thực tế cho thấy, một số nước đạt mức phát triển con người ở
trình độ cao, nhưng thường phải trả giá bằng nguồn tài nguyên thiên nhiên, chất lượng
môi trường và mức phát thải khí nhà kính cao. Thách thức đặt ra đối với các nước này là
giảm thiểu dấu chân hệ sinh thái cá nhân mà không giảm chất lượng cuộc sống. Trong
khi nhiều quốc gia duy trì dấu chân sinh thái trên đầu người ở mức thấp, nhưng cần nâng
cao chất lượng dịch vụ và vật chất cho người dân. Thách thức đặt ra với các quốc gia này
lại là đạt được mục tiêu phát triển, đồng thời không tăng quá mức dấu chân sinh thái.
Hầu như tất cả các quốc gia đều phải đối mặt với một trong hai thách thức trên.
Nền kinh tế Việt Nam thời gian qua theo mô hình nền “kinh tế nâu”, tăng trưởng chủ
yếu dựa vào khai thác tài nguyên với hiệu quả sử dụng thấp, phát sinh nhiều chất thải,
gây ô nhiễm môi trường, công nghệ sản xuất còn lạc hậu… Hướng chuyển dịch sang mô
hình nền “kinh tế xanh” là phương án lựa chọn tối ưu cho sự phát triển bền vững và xóa
đói, giảm nghèo ở Việt Nam. Để áp dụng mô hình mới, các nhà nghiên cứu đề xuất
phương hướng chuyển dịch sang nền “kinh tế xanh” theo hướng thân thiện với môi
trường, hạn chế những ngành gây ô nhiễm, cơ cấu kinh tế vùng dựa trên các hệ sinh thái,
phát triển hàng hóa, dịch vụ môi trường và năng lượng sạch… Đồng thời, đẩy mạnh việc
chuyển giao công nghệ môi trường, đầu tư phát triển một số ngành kinh tế xanh mũi
nhọn như nông nghiệp hữu cơ, du lịch sinh thái, công nghiệp tái chế, năng lượng tái tạo,
sinh học, tái sinh rừng tự nhiên… Mặt khác, định hình những khó khăn trước mắt và lâu
dài, khách quan và chủ quan để sớm thay đổi nhận thức, thiết lập hành lang pháp lý,
chính sách mở đường cho “kinh tế xanh”, nhất là sự nhận thức của việc chuyển sang mô
hình “kinh tế xanh” sẽ mang lại hiệu quả lâu dài cho nền kinh tế của đất nước.

2.2. NHIÊN LIỆU SINH HỌC E5
Nhiên liệu sinh học là loại nhiên liệu được hình thành từ những hợp chất có nguồn
gốc động, thực vật như: chất béo của động thực vật, ngũ cốc, chất thải trong nông nghiệp
(rơm, rạ…), chất thải trong công nghiệp… Nhiên liệu sinh học được chia làm 3 nhóm
chính: diesel sinh học, xăng sinh học và khí sinh học.
Xăng sinh học là một loại nhiên liệu lỏng, trong đó có sử dụng ethanol như là một
phụ gia nhiên liệu pha trộn vào xăng thay phụ gia chì. Ethanol được chế biến thông qua
quá trình len men các sản phẩm hữu cơ như tinh bột, xenlulo… Ethanol được pha chế
theo tỉ lệ thích hợp với xăng tạo thành xăng sinh học, có thể thay thế hoàn toàn cho lại
xăng sử dụng phụ gia chì truyền thống.
Ở Việt Nam, loại xăng sinh học được sử dụng là xăng sinh học E5. Xăng sinh học E5
là loại nhiên liệu chứa 5% thể tích cồn sinh học và 95% thể tích xăng truyền thống. Theo
quyết định số 53/2012/QĐ-TTg ban hành lộ trình kinh doanh xăng sinh học, từ ngày
1/12/2014, xăng sinh học E5 sẽ được chính thức sản xuất và bán rộng rãi cho các phương
tiện cơ giới đường bộ tại 7 địa phương trên cả nước là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải
Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ngãi và Bà Rịa-Vũng Tàu.
Nhiên liệu xăng sinh học được coi là nhiên liệu của tương lai, được cả thế giới quan
tâm. Cần lưu ý là nếu sử dụng nhiên liệu xăng có hàm lượng ethanol cao có thể gây ảnh
hưởng đến một số chi tiết kim loại, cao su, nhựa, polymer của động cơ. Tuy nhiên, với
hàm lượng 5% ethanol trong E5 thì các ảnh hưởng này không xảy ra. Việc sử dụng xăng
E5 giúp cải thiện tính năng động cơ, giảm phát thải, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng
và xã hội. Quá trình sử dụng E5 rất thuận tiện, không cần phải điều chỉnh động cơ khi
chuyển đổi giữa nhiên liệu E5 và xăng thông thường. Bên cạnh đó, các kết quả nghiên
cứu của Phòng Thí nghiệm động cơ đốt trong cũng cho thấy, động cơ sử dụng xăng sinh
học E5 tạo ra ít khí CO và HC hơn các loại xăng thông dụng tới 20%. Kết hợp với bộ
phận xử lý khí thải của các loại xe mới hiện nay, lượng khí độc thải ra môi trường khi sử
dụng xăng E5 sẽ giảm đáng kể.
Do vậy có thể coi xăn sinh học E5 là loại xăng thân thiện với môi trường nhất hiện
nay.
2.3. HIỆN TRẠNG:

2.3.1.Hiện trạng sử dụng xăng truyền thống
- Thực trạng thị trường xăng dầu Việt Nam trong năm 2014 và đầu năm 2015:
Biểu đồ 1: Diễn biến giá xăng RON 92 năm 2014
(Nguồn: />lan-523826.html)
Như vậy, tính từ đầu năm tới 22/12/2014, giá xăng dầu đã có tới 24 lần điều
chỉnh, trong đó 5 lần điều chỉnh tăng và 19 lần điều chỉnh giảm. Đây cũng là năm có sự
thay đổi về giá xăng dầu nhiều nhất từ trước tới nay. So với cuối năm 2013, giá xăng
hiện rẻ hơn 6.330 đồng/lít, tương đương mức giảm 26%;
Giá xăng dầu giảm đã đem lại lợi ích cho toàn nền kinh tế, từ giá giảm, chi phí
vận tải giảm, chi phí sản xuất cũng giảm, người tiêu dùng được mua hàng giá rẻ, đồng
nghĩa với việc doanh nghiệp bán được nhiều hàng hóa Thực tế, chi phí xăng dầu đóng
vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế, bởi nó chiếm tới 40% - 50% chi phí sản
xuất, 10-15% chi phí giá thành sản phẩm hàng hóa. Do vậy, xét về mặt lý thuyết, có thể
ngân sách bị hụt thu từ khoản xăng dầu, nhưng đổi lại toàn nền kinh tế lại được kích cầu,
sản xuất tốt hơn, tạo gia nhiều giá trị gia tăng hơn. Như vậy, cái lợi cho nền kinh tế là lớn
hơn, tốt hơn rất nhiều.
Nếu các cơ quan quản lý giá điều hành thị trường tốt hơn, thì những tích cực của
việc giảm giá xăng dầu sẽ còn lớn hơn. Ví dụ giá vận tải giảm nhanh hơn, phù hợp với
giảm giá xăng dầu sẽ kích thích cho các hàng hóa khác giảm xuống nhanh hơn, lạm phát
đã có thể thấp hơn nữa chứ không chỉ dừng ở mức 1,84%, hay hơn 4% nếu tính lạm phát
theo bình quân của cả năm 2014.
Bước sang năm 2015, giá xăng dầu lại tiếp tục có những dao động.
Bảng 1: Diễn biến giá xăng dầu đầu năm 2015 (ĐVT: đồng/lít đã bao gồm thuế
VAT)
Mặt hàng 06/01/2015 21/01/2015 11/03/2015
Giá cũ Giá mới Giá cũ Giá mới Giá cũ Giá mới
Vùng 1
Xăng RON 95 18.480 18.170 18.170 16.270 16.270 17.880
Xăng RON 92 17.880 17.570 17.570 15.670 15.670 17.280
Xăng sinh học

E5 RON 92
17.880 17.570 17.570 15.670 15.350 16.950
Vùng 2
Xăng RON 95 18.840 18.530 18.530 16.590 16.590 18.230
Xăng RON 92 18.230 17.920 17.920 15.980 15.980 17.620
Xăng sinh học
E5 RON 92
18.230 17.920 17.920 15.980 15.650 17.280
(Nguồn: thông cáo báo chí của tập đoàn xăng dầu Việt Nam qua các thời gian
trong năm 2015.)
Bảng 2: Mức giá mới có hiệu lực từ thời điểm 15 giờ 00 ngày 11 tháng 3 năm
2015
(Nguồn: Thông cáo báo chí của tập đoàn xăng dầu Việt Nam Petrolimex cho đến
khi có thông cáo báo chí (TCBC) mới.)
Dự báo thị trường xăng dầu Việt Nam trong năm 2015: Ước lượng xăng dầu tiêu thụ
nội địa cả năm 2015 đạt khoảng 16,4 triêu tấn m
3
/tấn (tăng khoảng 6% so với năm 2014).
Sản xuất, pha chế trong nước: 8,223 triệu m
3
/tấn (7,34 triệu m
3
/tấn sản xuất từ nhà máy
lọc dầu Dung Quất và 883 ngàn m
3
/tấn pha chế từ các doanh nghiệp đầu mối). Nhập khẩu
ước đạt khoảng: 8,177 triệu m
3
tấn.
Khi có sự biến động xăng dầu, mỗi quốc gia đều chịu ảnh hưởng ở một mức độ nhất

định tùy vào quy mô và sự phát triển của quốc gia đó. Các quốc gia phát triển hiện nay
đã có những kinh nghiệm đối với việc chống đỡ các tác động của sự biến động xăng dầu
bằng việc tăng cường dự trữ dầu, thực hiện tiết kiệm năng lượng và có ưu thế trong việc
tìm kiếm những nguồn nhiên liệu thay thế cho nên trong ngắn hạn thì sự biến động đó sẽ
không ảnh hưởng nhiều. chỉ khi nào sự biến động kéo dài trong một thời gian dài thì mới
có thể tác động đến nền kinh tế này. Ngược lại, đối với những quốc gia nhỏ như Việt
Nam, nhu cầu về nhiên liệu, năng lượng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước làm cho Việt Nam chịu ảnh hưởng khá lớn đối với mỗi biến động về giá xăng
dầu thế giới. Trước yêu cầu của hội nhập quốc tế và trước những biến động khó tiên liệu
của thị trường xăng dầu thế giới, việc đổi mới cơ chế quản lý Nhà nước trong các lĩnh
vực nói chung và đối với xăng dầu nói riêng như là một nhu cầu tât yếu, một giải pháp có
tính đột phá để thích nghi và phát triển. Bên cạnh đó, một giải pháp tối ưu hơn chính là
khai thác nguồn nhiên liệu thay thế để không cần phải phụ thuộc quá nhiều vào lượng
xăng dầu nhập vào Việt Nam mà lại tận dụng được thế mạnh nông nghiệp của nước ta,
đó chính là đưa ra thị trường xăng sinh học E5 đã trãi qua nhiều nghiên cứu thử nghiệm
và chứng thực là phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam được Bộ Khoa học ban
hành năm 2009.
2.3.2 Hiện trạng sử dụng xăng E5
Tiến hành khảo sát thí điểm 158 người ngẫu nhiên, nghiên cứu và đánh giá kết
quả theo phương pháp luận khoa học, tác giả Nguyễn Văn Duy đã đưa ra kết luận có bốn
nhân tố ảnh hưởng đến khả năng chấp nhận sử dụng xăng sinh học E5 gồm chi phí, lợi
ích liên quan, khả năng quan sát và tính dễ tiếp cận. Trong đó đáng bất ngờ là khả năng
tiếp cận lại có ảnh hưởng quyết định đến xu thế sử dụng xăng sinh học E5.
Xăng sinh học E5 lần đầu tiên được đưa ra thị trường vào tháng 9/2008 mang tính
chất thử nghiệm. Bộ Khoa học và Công nghệ và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất
lượng đã ban hành một loạt quy chuẩn kỹ thuật cũng như hướng dẫn về chứng nhận và
công bố hợp quy đối với xăng nhiên liệu sinh học. Quy chuẩn này được ban hành năm
2009, quy định các yêu cầu, đặc tính kỹ thuật của xăng nhiên liệu sinh học, các biện pháp
quản lý chất lượng đảm bảo xăng E5 sẽ không ảnh hưởng đến động cơ ô tô, xe máy. Ở
Việt Nam, với gần 90 triệu dân, hơn 37 triệu ô tô, xe máy, hứa hẹn nhiều tiềm năng cho

xăng sinh học. Hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, việc phát triển xăng sinh học E5 là lời
giải cho việc phát triển xanh, giảm ô nhiễm môi trường và xóa đói giảm nghèo cho nông
dân. Và với một đất nước nông nghiệp như Việt Nam thì việc sử dụng nhiên liệu sinh học
thậm chí còn hứa hẹn đầu ra vững chắc cho nhiều loại nông sản. Tuy nhiên, sau 5 năm
đưa vào thử nghiệm và triển khai số lượng đại lý phân phối sản phẩm xăng sinh học vẫn
còn hạn chế, các kênh thông tin vẫn chưa thực sự rộng rãi dẫn tới số người được tiếp cận
với xăng sinh học vẫn còn ở mức khiêm tốn. Để có thể đưa ra các nghiên cứu xác định
nguyên nhân gây ra các rào cản khi tiếp nhận một nguồn xăng mới đối với người sử
dụng.
Ông Nguyễn Văn Duy đã thực hiện một nghiên cứu đánh giá các nhân tố ảnh
hưởng đến xu hướng chấp nhận sử dụng xăng sinh học E5. Với 6 khía cạnh thăm dò ý
kiến như lợi ích liên quan, chính sách, mức độ tiếp cận… cuối cùng là mức độ chấp nhận
sử dụng xăng E5 đã phần nào khẳng định được xu hướng sử dụng xăng E5 trong tương
lai. Kết quả phân tích cho thấy lý thuyết khuếch tán đổi mới và mô hình chấp nhận công
nghệ là một mô hình phù để đánh giá xu hướng chấp nhận sử dụng năng lượng tái tạo
hiện nay. Theo kết quả nghiên cứu, 50.3% có xu hướng chấp nhận sử dụng xăng sinh học
E5. Trong 3 yếu tố có thể ảnh hưởng lớn đến xu hướng chấp nhận xăng E5, nhân tố hàng
đầu là “khả năng tiếp cận”, sau mới đến yếu tố “lợi ích”. Cuối cùng là nhân tố “quan sát”
về màu sắc, mùi vị có ảnh hưởng rất nhỏ khiến người tiêu dùng không “thích” sử dụng
xăng E5. Xăng E5 hiện đang có màu nâu xỉn, theo một số nhân viên cây xăng đã khiến
một số người tiêu dùng phản cảm. Điều này có thể khắc phục trong khâu pha chế của các
công ty xăng dầu trước khi đưa đến cây xăng bán cho người tiêu dùng. Có thể thấy rằng,
khả năng tiếp cận có ảnh hưởng lớn nhất và quyết định tới việc tiêu thụ xăng E5. Bởi
vậy, để đưa xăng E5 sử dụng rộng rãi trong xã hội cần có các biện pháp quảng cáo, tuyền
truyền thông tin sâu rộng để người dân biết và hiểu rõ hơn về lợi ích của xăng sinh học
E5 cũng như giá trị của nó đem lại khi sử dụng lâu dài.
Những ưu điểm và khuyết điểm của xăng sinh học:
Một số ưu điểm – cũng là lý do để mọi người sử dụng xăng sinh học E5 chính là:
tăng công suất, giảm tiêu hao năng lượng; không gây hại cho động cơ xe; giúp giảm ô
nhiễm môi trường; và có được thời gian bảo quản dài lâu.

Tăng công suất, giảm tiêu hao: Theo TS Phạm Hữu Tuyến, Trưởng Phòng Thí
nghiệm động cơ thuộc Viện Cơ khí động lực Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, xăng sinh
học E5 ở Việt Nam là hỗn hợp gồm 5% cồn ethanol và 95% xăng thông thường. Ethanol
có tác dụng tăng khả năng chống kích nổ của nhiên liệu; xăng sinh học có hàm lượng ôxy
cao, giúp quá trình cháy trong động cơ triệt để hơn, tăng công suất, giảm tiêu hao nhiên
liệu và giảm thiểu phát thải chất độc hại trong khí thải động cơ. Hầu hết các nước tiên
tiến đều sử dụng xăng sinh học để bảo vệ môi trường.
Không gây hại động cơ: Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng bác bỏ khả
năng chất lượng của xăng sinh học E5 đến E10 gây ảnh hưởng đến động cơ của phương
tiện. Xăng sinh học E5 đạt chuẩn được lưu hành trên thị trường và an toàn với người sử
dụng khi được áp dụng phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam được Bộ Khoa
học ban hành năm 2009. Các nhà khoa học cũng khẳng định E5 đến E10 là loại xăng
thông thường và khi sử dụng thì động cơ hiện tại không cần phải hoán cải. TS Phạm Hữu
Tuyến - Trưởng phòng Thí nghiệm động cơ thuộc Viện Cơ khí động lực - ĐH Bách khoa
Hà Nội,, khẳng định xăng E5 hoàn toàn không ảnh hưởng xấu đến động cơ. Xăng E5 chỉ
có lợi chứ không làm hại động cơ. Với hàm lượng ôxy cao hơn xăng thông dụng, giúp
quá trình cháy trong động cơ diễn ra triệt để hơn, tăng công suất. Việc sử dụng xăng E5
giúp cải thiện tính năng động cơ. Quá trình sử dụng E5 rất thuận tiện, không cần phải
điều chỉnh động cơ khi chuyển đổi giữa nhiên liệu E5 và xăng thông thường.
Giảm ô nhiễm môi trường: Không khí ô nhiễm gây ảnh hưởng tới sức khỏe con
người ngày một trầm trọng, một phần do có tới trên 30 triệu chiếc xe máy và khoảng 1
triệu chiếc ô tô chạy xăng ở Việt Nam hiện nay. Tổng lượng khí thải độc hại gây ô nhiễm
môi trường hàng năm sẽ giảm đáng kể khi sử dụng xăng E5/E10. Sử dụng xăng E5 giúp
giảm mạnh hàm lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là CO (đến 44%),
Hydrocarbon (đến 25%) và NOx (đến 10%). Qua thí nghiệm, động cơ sử dụng xăng sinh
học E5 tạo ra rất ít khí thải CO và HC, ít hơn hẳn các loại xăng thông dụng như A92 và
A95 tới 20%. Chính vì vậy, loại xăng E5 có thể được coi là thân thiện với môi trường.
Như chúng ta đã biết thì, khí thải CO là một khí rất độc, mức phát thải CO rất cao ở động
cơ xe máy. Quá trình cháy trong động cơ sử dụng E5 được cải thiện nhờ hỗn hợp giữa
không khí và nhiên liệu đồng đều hơn do khả năng bay hơi tốt của E5. Ngoài ra, sự có

mặt của thành phần ôxy trong E5 là yếu tố giúp cho nhiên liệu được cháy trong điều kiện
không quá thiếu ôxy (cháy với hỗn hợp nhạt hơn so với trường hợp động cơ xăng dùng
bộ chế sử dụng nhiên liệu xăng RON92) và cháy kiệt. Đây là cơ sở tạo ra ít khí thải độc
hại CO và HC. Thêm vào đó, các loại xe mới hiện nay có bộ phận xử lý khí thải, kết hợp
với sử dụng xăng E5 thì lượng khí độc thải ra môi trường sẽ giảm đáng kể.
Thời gian bảo quản dài: Nghiên cứu chứng minh xăng E5 hoàn toàn không hề
thay đổi chất lượng trong thời gian 3 tháng. Những nghiên cứu đó chứng minh xăng E5
hoàn toàn không hề thay đổi chất lượng trong thời gian dài nên phương tiện không vận
hành thường xuyên trong khoảng thời gian dưới 3 tháng hoàn toàn có thể yên tâm sử
dụng xăng E5 mà không sợ ảnh hưởng đến động cơ.
Tuy nhiên, yếu tố bất lợi chính là chi phí đầu tư và giá thành sản xuất xăng E5 tại
VN còn cao, dẫn tới giá bán xăng sinh học chưa hấp dẫn, chưa đủ khuyến khích người
dân mạnh dạn chuyển đổi. Bên cạnh đó, việc người dân chưa có đầy đủ hiểu biết về xăng
sinh học cũng là một yếu tố gây ra sự lo sợ trong việc chuyển đổi từ sử dụng xăng truyền
thống sang sử dụng xăng sinh học. Theo Bộ Công thương, trong giai đoạn đầu chuyển
đổi, bộ đã đề nghị Chính phủ giảm một số thuế nhập khẩu nhiên liệu, các loại phí để kéo
giảm giá xăng E5, nhằm kích cầu tạo thói quen sử dụng cho người tiêu dùng. Đồng thời
các doanh nghiệp cũng phải tích cực quảng bá, tuyên truyền những thông tin và những
ưu điểm của xăng sinh học, gầy dựng sự hiểu biết cũng như niềm tin cho người tiêu
dùng.
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, xăng E5 được kiểm soát chặt chẽ từ khâu nhập
nguyên liệu, pha chế, tồn chứa, vận chuyển đến khâu phân phối tại các cửa hàng xăng
dầu, nguyên liệu E100 cũng như RON 92 trước khi nhập kho đều được các công ty giám
định độc lập (PV EIC, QUATEST…) kiểm tra chất lượng sản phẩm, sản phẩm đạt chất
lượng theo TCVN hiện hành mới được phép nhập kho. Sau đó, xăng E5 được pha chế tại
các trạm pha chế của PV OIL đặt tại các tổng kho như Nhà Bè (TP. HCM) và Đình Vũ
(Hải Phòng). Sau khi pha chế, xăng E5 được các trung tâm tiêu chuẩn - đo lường - chất
lượng khu vực là QUATEST 1 và 3 đánh giá và cấp chứng nhận hợp quy theo QCVN
01:2009/BKHCN - quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xăng, nhiên liệu diesel và nhiên liệu
sinh học và tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8063:2009 về xăng không chì pha 5% ethanol -

yêu cầu kỹ thuật. Sau khi có chứng nhận hợp quy của cơ quan quản lý nhà nước, PV Oil
sử dụng xe bồn chuyên dùng cho xăng E5 để vận chuyển đến các cửa hàng xăng dầu. Hệ
thống cơ sở vật chất tại các cửa hàng xăng dầu cũng được cải tạo để phù hợp với xăng
E5. Như vậy, xăng E5 được kiểm soát rất chặt chẽ trong tất cả các khâu, đảm bảo chất
lượng theo đúng QCVN và TCVN do Bộ Khoa học- Công nghệ ban hành.
Theo Quyết định của Chính phủ, từ 1/12/2014, xăng sinh học E5 sẽ được sản xuất
để sử dụng cho phương tiện cơ giới đường bộ tại 7 địa phương: Hà Nội, TPHCM, Hải
Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Bà Rịa - Vũng Tàu. Sau đó sẽ chính thức sử
dụng trên toàn quốc từ 1/12/2015. Thực tế, xăng E5 đã được lưu hành trên thị trường
trong nước từ năm 2008. Tại thời điểm đó, xăng E5 có giá thấp hơn xăng thông thường
lưu hành trên thị trường. Và dù thấp hơn, nhưng người dân ít quan tâm và sử dụng loại
nhiên liệu này. Tại thời điểm ngày 30/11/2014, giá xăng E5 bằng với giá xăng A92 làm
dấy lên lo ngại với giá đó, người dân sẽ không mua xăng E5. Tuy nhiên, theo đại diện
một số cây xăng thì “đó không phải là vấn đề”. Một số chủ cây xăng cho biết, không ít
người dân chưa có thông tin về xăng E5 và vẫn còn rất nhiều thắc mắc. Khẳng định về độ
an toàn của xăng, ông Trần Văn Vinh - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Đo lường - Chất
lượng cho biết, sử dụng xăng sinh học E5 người tiêu dùng không phải hoán cải động cơ,
thiết bị. Theo ông Vinh, đến nay việc sử dụng xăng E5 chưa ghi nhận sự ảnh hưởng nào
tới phương tiện của người sử dụng.
Thứ trưởng Bộ Công thương Cao Quốc Hưng cho biết, hiện các doanh nghiệp đầu
mối lớn như Petrolimex, PVOil đã chuẩn bị sẵn sàng về cơ sở vật chất cho việc bán
xăng sinh học E5 tại 7 tỉnh thành phố từ 1/12/2014. Riêng tỉnh Quảng Ngãi đã thực hiện
sớm trước 3 tháng (tháng 9/2014). Đến thời điểm này, cả nước có 3/10 doanh nghiệp
(DN) đầu mối xăng dầu tham gia kinh doanh xăng E5, với tổng số 169/13.000 cây xăng
trong cả nước. Ước tính, mức tiêu thụ xăng E5 trong thời gian qua của các DN này chỉ
bằng 1/8 so với xăng truyền thống.
Về phía DN, một trong những khó khăn chính dẫn đến việc chưa đầu tư cho các
cây xăng sinh học là do chi phí chuyển đổi sang bán xăng E5 khá tốn kém, khoảng 400
triệu đồng, chưa kể chi phí kinh doanh xăng E5 theo giá nguyên liệu, vận chuyển… hiện
cao hơn vài trăm đồng/lít so với kinh doanh xăng truyền thống.

Về năng lực sản xuất xăng E5, đến đầu năm 2013 cả nước đã có 6 nhà máy sản
xuất nhiên liệu sinh học hoạt động, với công suất thiết kế đạt 535 triệu lít ethanol/năm.
Với công suất hiện có, hoàn toàn các nhà máy sản xuất ethanol có khả năng thay thế
100% và vượt toàn bộ nhu cầu tiêu dùng xăng cả nước đến năm 2015 với tỷ lệ phối trộn
5%.
Đánh giá về tình hình cung cấp xăng E5 ra thị trường thời gian qua, với hệ thống
242 cửa hàng xăng dầu trên cả nước, trong đó chỉ riêng TPHCM có 21 cửa hàng, PV OIL
đã sẵn sàng cho việc cung ứng xăng E5 ra thị trường theo đúng lộ trình mà Chính phủ
yêu cầu.
Để việc chuyển đổi xăng E5 thay thế loại xăng truyền thống thành công, PV OIL
đã và đang có các chính sách trong hỗ trợ việc chuyển đổi, súc rửa bồn bể và hỗ trợ chiết
khấu… đối với các DN, đại lý trong hệ thống đã tham gia bán xăng E5 trước khi lộ trình
quy định áp dụng diễn ra.
2.4. SO SÁNH VIỆC SỬ DỤNG XĂNG TRUYỀN THỐNG VỚI VIỆC SỦ DỤNG
XĂNG E5
XĂNG TRUYỀN
THỐNG
XĂNG E5
ĐIỂM
GIỐNG
1. Nơi khai thác,
sản xuất.
Là nguồn nhiên liệu có thể được khai thác, sản xuất trong
nước, là nguồn tài nguyên của quốc gia, tuy nhiên lượng
nhập khẩu vẫn lớn.
2. Vai trò
Là nguồn nhiên liệu thiết yếu vận hành các loại động cơ
trong hoạt động sản xuất, sinh hoạt, giao thông vận tải.
ĐIỂM
KHÁC

3. Thời điểm ra đời
Trước, đã hình thành thói
quen cho người tiêu dùng
Sau, chưa phổ biến
4. Thị phần
Rộng lớn, ổn định,quy mô
phân phối toàn quốc
Nhỏ, chưa được thị trường
chấp nhận rọng rãi
5. Loại tài nguyên Không thể tái tạo Có thể tái tạo
6. Thành phần
là một loại dung dịch nhẹ
chứa Hyđrocacbon, dễ bay
hơi, dễ bốc cháy, được
chưng cất trực tiếp và
Cracking từ dầu mỏ.
xăng sinh học E5 (gồm hàm
lượng 95% xăng A92 xăng
không chì truyền thống và
5% Ethanol được hình
thành từ các hợp chất có
nguồn gốc động thực vật
được chế xuất từ chất béo
của động thực vật (mỡ động
vật, dầu dừa…); ngũ cốc
(lúa mì, ngô, đậu tương…);
Chế xuất từ chất thải trong
nông nghiệp (rơm, rạ,
phân…); Chế xuất từ sản
phẩm thải trong công

nghiệp (mùn cưa, gỗ
thải…).
7. Ưu điểm -Sự thuận lợi chủ yếu của
xăng là tính sẵn có ở mọi
trạm xăng. Những máy
tiếp xăng truyền thống ở
các trạm dịch vụ thường
nhiều hơn máy tiếp xăng
-Do ethanol có trị số Octan
cao tới 109 nên khi pha vào
xăng sẽ làm tăng trị số
Octane (tăng khả năng
chống kích nổ của nhiên
liệu)
E5 mức 3-1
- Trong bối cảnh nhu cầu
năng lượng rất lớn, xăng
sinh học khó thay thế hoàn
toàn được.
- Lượng tiêu thụ khó giảm
vì đã hình thành thói quen
lựu chọn cho người tiêu
dung từ lâu
- Tính ổn định hóa học cao
- Qua quá trình sản xuất
cải biến lâu dài nên khá đa
dạng (Xăng Mogas
95,Xăng Mogas 92 ) tạo
nhiều sự lựa chọn từng
loại động cơ khác nhau.

Đối với loại xe có tỉ số nén
cao như tay ga, mô tô mà
hang bắt buộc dùng A95
thì E5 không thay thế
được.
- Đảm bảo An ninh năng
lượng, thay thế một phần
xăng khoáng bằng nhiên
liệu sinh học (là nhiên liệu
có khả năng tái tạo).
- Đảm bảo sự phát triển về
nông nghiệp, tạo thêm công
ăn việc làm, ổn định đời
sống và gia tăng thu nhập
cho người nông dân.
- Xe sử dụng nhiên liệu cồn
sẽ thải ra ít CO, CO2 và các
loại khí độc hại khác hơn.
Việc sử dụng ethanol như
một phụ gia cho xăng (với
tỉ lệ dưới 10%) cũng là lựa
chọn hợp lý do cồn ít độc
hại hơn các loại phụ gia
thông thường – song song
với việc giúp “rã” các cặn
bẩn trong đường ống xăng
để tập trung lại ở lọc, cải
thiện khả năng nổ máy
trong trời lạnh…
- Cồn cần ít sự hỗ trợ của

than và xăng hoá thạch để
sản sinh nhiều năng lượng
hơn so với nhiên liệu truyền
thống
8. Nhược điểm - Giá xăng có thể tiếp tục
tăng vì nguồn dự trữ cạn
dần.
- Có nguồn gốc từ dầu mỏ-
nguồn tài nguyên săn có
nhưng không vô hạn,
không phải là giải pháp
năng lượng lâu dài.
- Hàng hóa thiết yếu
nhưng giá không ổn định,
ảnh hưởng trực tiếp đến
các ngành kinh tế khác.
- Dầu mỏ khai thác để sản
xuất xăng khi gặp sự cố
gây ảnh hưởng nghiêm
trọng tới môi trường
- Nếu sử dụng lương thực
làm nhiên liệu, chính sách
cân đối là điều cần thiết để
đảm bảo an ninh lương thực
cũng như giá của chúng đối
với đời sống hàng ngày.
- Cồn ethanol có tính hút
ẩm mạnh hơn xăng rất
nhiều nên có thể gây ra hiện
tượng đọng nước bên trong

bình xăng, và các bộ phận
khác như kim phun, xy
lanh, đường ống dẫn – hay
bất cứ bộ phận nào có
khoảng trống không khí.
Việc có nước trong hệ
thống dẫn xăng sẽ làm giấy
bên trong lọc xăng bị
- Tiêu hao lượng lớn nhiên
liệu khác như than trong
quá trình sản xuất.
- Quá trình, sản xuất tiêu
thụ thải ra lượng lớn các
khí độc hại như CO,
CO2,chất gây ung thư
Benzen…
- Không có tính năng rã
cặn bẩn tốt như cồn nên dễ
bị lẫn tạp chất làm giảm
chất lượng xăng.
phồng lên và chẹn đường
chảy của nhiên liệu
- Cồn cũng sẽ ăn mòn các
bình xăng cấu thành từ vật
liệu sợi thuỷ tinh, ống cao
su và đường dẫn bằng
plastic. Nó cũng tiềm ẩn
nguy cơ gây rỉ sét do làm
đọng nước trong nhiều chi
tiết kim loại. Ở động cơ đã

chạy xăng được một thời
gian dài, sự hiện diện của
cồn sẽ rã các cặn và rỉ tồn
tại từ trước và chúng sẽ lọt
vào hệ thống xăng, động cơ
và làm tắc kim phun khi
mức xăng xuống quá thấp
trừ khi được thu thập từ
trước đó.
- Do sự khác biệt về trọng
lượng riêng, xăng và cồn
thường có sự phân tách (kể
cả nước ngưng tụ) làm sai tỉ
lệ xăng/không khí – đặc
biệt là các dòng xe sử dụng
chế hoà khí khiến hiệu suất
động cơ bị ảnh hưởng
2.5. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG XĂNG E5
2.5.1. Tác động tích cực
Xăng E5 ra đời đã tạo ra nhiều dấu hiệu tích cực cho kinh tế, xã hội và cả môi
trường. Nhiều nghiên cứu chứng minh xăng E5 hoàn toàn không hề thay đổi chất lượng
trong thời gian 3 tháng. Những nghiên cứu đó chứng minh xăng E5 hoàn toàn không hề
thay đổi chất lượng trong thời gian dài nên phương tiện không vận hành thường xuyên
trong khoảng thời gian dưới 3 tháng hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng xăng E5 mà
không sợ ảnh hưởng đến động cơ.
Ethanol có tác dụng tăng khả năng chống kích nổ của nhiên liệu; xăng sinh học có
hàm lượng ôxy cao, giúp quá trình cháy trong động cơ triệt để hơn, tăng công suất, giảm
tiêu hao nhiên liệu và giảm thiểu phát thải chất độc hại trong khí thải động cơ. Hầu hết
các nước tiên tiến đều sử dụng xăng sinh học để bảo vệ môi trường.
Trong khi nguyên liệu hóa thạch dần cạn kiệt, Ethanol ra đời là một giải pháp

năng lượng hiệu quả. Ethanol được hình thành từ các hợp chất có nguồn gốc động thực
vật được chế xuất từ chất béo của động thực vật, ngũ cốc, chế xuất từ chất thải trong
nông nghiệp, từ sản phẩm thải trong công nghiệp (mùn cưa, gỗ thải…). Hiện Việt Nam
đã có 6 nhà máy sản xuất bio-ethanol từ sắn (mỳ) lát, với tổng công suất lên tới 500 triệu
lít/năm. Tại thời điểm hiện tại (2010), công nghệ sản xuất cồn sinh học từ các nguồn
lignocellulose chưa đạt được hiệu suất cao và giá thành còn cao. Theo ước tính trong sau
khoảng 7-10 năm, công nghệ này sẽ được hoàn thiện và đáp ứng được nhu cầu sản xuất
và thương mại. Bên cạnh đó, khi nguồn nhiên liệu truyền thống cạn kiệt, nhiên liệu sinh
học có khả năng là ứng cử viên thaythế.
Sử dụng sản phẩm nông nghiệp tạo ra nguồn nhiên liệu có giá trị giúp hỗ trợ đầu
ra cho nông sản Việt, đảm bảo sự phát triển về nông nghiệp, tạo thêm công ăn việc làm,
ổn định đời sống và gia tăng thu nhập cho người nông dân. Đồng thời từ nguyên liệu sẵn
có và có thể tái tao được tao ra loại xăng bền vững giảm đi sức nóng của thị trường xăng
truyền thống, giúp đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Nhắc đến xăng E5 không thể không nhắc đến tác động tích cực của nó đến môi
trường. Không khí ô nhiễm gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người ngày một trầm trọng,
một phần do có tới trên 30 triệu chiếc xe máy và khoảng 1 triệu chiếc ô tô chạy xăng ở
Việt Nam hiện nay. Tổng lượng khí thải độc hại gây ô nhiễm môi trường hàng năm sẽ
giảm đáng kể khi sử dụng xăng E5/E10.Sử dụng xăng E5 giúp giảm mạnh hàm lượng khí
thải gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là CO (đến 44%), Hydrocarbon (đến 25%) và NOx
(đến 10%).Qua thí nghiệm, động cơ sử dụng xăng sinh học E5 tạo ra rất ít khí thải CO và
HC, ít hơn hẳn các loại xăng thông dụng như A92 và A95 tới 20%. Chính vì vậy, loại
xăng E5 có thể được coi là thân thiện với môi trường. Như chúng ta đã biết thì, khí thải
CO là một khí rất độc, mức phát thải CO rất cao ở động cơ xe máy. Quá trình cháy trong
động cơ sử dụng E5 được cải thiện nhờ hỗn hợp giữa không khí và nhiên liệu đồng đều
hơn do khả năng bay hơi tốt của E5. Ngoài ra, sự có mặt của thành phần ôxy trong E5 là
yếu tố giúp cho nhiên liệu được cháy trong điều kiện không quá thiếu ôxy (cháy với hỗn
hợp nhạt hơn so với trường hợp động cơ xăng dùng bộ chế sử dụng nhiên liệu xăng
RON92) và cháy kiệt. Đây là cơ sở tạo ra ít khí thải độc hại CO và HC.Thêm vào đó, các
loại xe mới hiện nay có bộ phận xử lý khí thải, kết hợp với sử dụng xăng E5 thì lượng

khí độc thải ra môi trường sẽ giảm đáng kể.
2.5.2. Tác động tiêu cực
Bên cạnh những tác động tích cực to lớn, việc sử dụng xăng E5 có một số hạn chế
và thách thức nhất định. Đối với động cơ xe, không nên sử dụng xăng E5 đối với các loại
xe có động cơ chạy bằng xăng đời cũ hoặc xe đã thay thế các phụ tùng không chính
hãng. Thêm vào đó xăng E5 cũng không thích hợp sử dụng cho một số loại xe mà nhà
sản xuất chỉ định dùng xăng truyền thống như xăng A95, phần lớn dòng xe tay gas có chỉ
định này. Không đổ xăng E5 vào bình chứa xăng khi không sử dụng xe trong thời gian
từ 3 tháng trở lên. Với điều kiện độ ẩm cao của Việt Nam, nước trong không khí rất dễ
hấp thụ vào xăng, có thể gây ra hiện tượng phân lớp trong xăng, khiến xăng giảm chất
lượng, gây hỏng hóc động cơ. Cồn ethanol có tính hút ẩm mạnh hơn xăng rất nhiều nên
có thể gây ra hiện tượng đọng nước bên trong bình xăng, và các bộ phận khác như kim
phun, xy lanh, đường ống dẫn – hay bất cứ bộ phận nào có khoảng trống không khí.
Việc có nước trong hệ thống dẫn xăng sẽ làm giấy bên trong lọc xăng bị phồng lên và
chẹn đường chảy của nhiên liệu Cồn cũng sẽ ăn mòn các bình xăng cấu thành từ vật liệu
sợi thuỷ tinh, ống cao su và đường dẫn bằng plastic. Nó cũng tiềm ẩn nguy cơ gây rỉ sét
do làm đọng nước trong nhiều chi tiết kim loại. Ở động cơ đã chạy xăng được một thời
gian dài, sự hiện diện của cồn sẽ rã các cặn và rỉ tồn tại từ trước và chúng sẽ lọt vào hệ
thống xăng, động cơ và làm tắc kim phun khi mức xăng xuống quá thấp trừ khi được thu
thập từ trước đó. Do sự khác biệt về trọng lượng riêng, xăng và cồn thường có sự phân
tách (kể cả nước ngưng tụ) làm sai tỉ lệ xăng/không khí – đặc biệt là các dòng xe sử
dụng chế hoà khí khiến hiệu suất động cơ bị ảnh hưởng.
Nếu sử dụng lương thực làm nhiên liệu, chính sách cân đối là điều cần thiết để
đảm bảo an ninh lương thực cũng như giá của chúng đối với đời sống hàng ngày. Việc
dùng lương thực tạo ra năng lượng sẽ làm tăng giá của chúng trên thị trường. vấn đề đạo
đức cũng được đặt ra trong quyết định phân phối nguyên liệu lương thực cho sản xuất
nhiên liệu khi nhiều nơi trên thế giới vẫn đang diễn ra nạn đói.
2.6. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM CẢI THIỆN VIỆC SỬ DỤNG XĂNG E5
Theo quyết định số 177/2007 / QĐ-TTg: Giai đoạn đến năm 2010: khuôn khổ
pháp lý, lộ trình, vùng nguyên liệu, sản xuất thử và thử nghiệm sử dụng nhiên liệu E5,

B5. Giai đoạn 2011-2015: mở rộng sử dụng nhiên liệu sinh học, mở rộng quy mô sản
xuất và phân phối, phát triển các vùng nguyên liệu, tiêu thụ E5, B5 phải đạt đến 1 triệu
tấn. Đến năm 2025: sử dụng công nghệ tiên tiến, sản xuất đạt 1,8 triệu tấn, đáp ứng 5%
của các tiêu chuẩn tiêu thụ quốc gia.Nhiên liệu E10 và B10 sẽ là mục tiêu trong tương lai
gần.
Chương trình bán xăng E5 được khởi động từ ngày 01/8/2010, áp dụng tại Hải
Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ và được tài trợ bởi Bộ
Tài Chính, Bộ Công Nghiệp và Thương Mai, Bộ Khoa Học và Công Nghệ. Tuy vậy
nhưng trên thị trường hiện nay xăng E5 xuất hiện vẫn chưa nhiều. Lý do theo Tập đoàn
dầu khí Việt Nam (PVN) Nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ tài chính cho công tác
phân phối và tiêu dùng xăng E5. Nhiều doanh nghiệp cũng chưa mặn mà đầu tư cho hệ
thống cửa hàng xăng sinh học do chi phí để chuyển đổi cửa hàng khá tốn kém, chưa kể
chi phí kinh doanh xăng E5 theo giá nguyên liệu và vận chuyển… nên chênh lệch cao
hơn vài trăm đồng/lít so với kinh doanh xăng truyền thống.
Bảng 3: Dự báo nhu cầu sử dụng xăng E5 ở Việt Nam đến năm 2025:
2010 2015 2020 2025
Gasoline - Etanol
5% (triệu tấn)
0.2 0.3 0.45 0.65
Gasoline - Etanol
10% (triêu tấn)
0.4 0.6 0.9 1.3
(Nguồn: Vu Thanh Ha, RENEWABLE ENERGY AND ENERGY EFFICIENCY
PROJECTS IN THE MEKONG REGION SYMPOSIUM)
Biểu đồ 2: nhu cầu sử dụng xăng sinh học E5 và E10 đên năm 2025
Do đó Nhà nước cần sớm có chính sách cụ thể và dài hạn để đầu tư và khuyến
khích nhiên liệu sinh học như miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị vật tư tồn trữ, vận
chuyển, pha chế hay phân phối nhiên liệu sinh học trong nước chưa sản xuất được. Giảm
thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng E5 đưa vào lưu thông
Ngoài ra Nhà nước nên xem xét triển khai một chiến lược tuyên truyền, quảng bá

về nhiên liệu sinh học mang tầm quốc gia nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và kêu
gọi sự hưởng ứng của toàn xã hội cùng tham gia bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, còn phải nâng cao chất lượng xăng E5 và phát triển ngành Công
nghiệp Nhiên liệu sinh học. Hiện nay, nguyên liệu nhiên liệu sinh học truyền thống trong
nước không được sản xuất với số lượng lớn. Do đó, cần đưa ra kế hoạch phát triển sản
xuất các nguyên liệu thay thế như: mía, sắn, dầu mè,… là nguyên liệu để sản xuất etanol
trong xăng E5. Etanol càng tinh khiết thì xăng chất lượng càng tốt, không gây hại đến
động cơ. Hướng phát triển này cũng đồng thời phát triển cả nên nông nghiệp, bằng cách
áp dụng công nghệ sinh học tiên tiến và phương pháp chọn giống thì có thể cải thiện tiềm
năng của các loại nguyên liệu trên.
2.
CHƯƠNG 3.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. KẾT LUẬN
Xăng sinh học E5 là một loại nhiên liệu than thiện đối với môi trường, phát thải ít khí
nhà kính, quá trình sản xuất không phức tạp, ít gây hại cho môi trường xung quanh. Bênh
cạnh đó, chi phí sản xuất xăng sinh học E5 không quá cao, tạo được một sản phấm giá
thấp và có chất lượng cao trên thị trường.
Tuy nhiên, sử dụng xăng sinh học E5 hiện nay vẫn chưa phổ biến, do đó cần có biện
pháp kích cầu cũng như nâng cao chất lượng xăng sinh học E5 để người dân có thể sử
dụng và cũng góp phần vào việc bảo vệ môi trường.
3.2. KIẾN NGHỊ
Nhà nước nên miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị vật tư tồn trữ, vận chuyển, pha
chế hay phân phối nhiên liệu sinh học trong nước chưa sản xuất được. Giảm thuế tiêu thụ
đặc biệt đối với xăng E5 đưa vào lưu thông Giảm phí môi trương đối với việc sản xuất
phần xăng nền của xăng sinh học E5.
Tuyên truyền rộng rãi đối với người dân nông thôn và thành thị về vấn đề sử dụng và
lợi ích khi sử dụng xăng sinh học E5.
Xử phạt nghiêm khắc đội với những doanh nghiệp xăng dầu treo biển bán xăng E5
nhưng thực tế không bán, chỉ lấy đó để thu hút khách.

Bên cạnh đó, cải tiến công nghệ sản xuất xăng E5, đầu tư vào nguyên liệu sản xuất
xăng E5 theo các biện pháp Khoa học kỹ thuật tiên tiến không gây hại đến môi trường.
Phát triển thêm việc sản xuất xăng sinh học E10.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Lợi ích và lưu ý khi sử dụng xăng E5. < />tuc/1129/35439/loi-ich-va-luu-y-khi-su-dung-xang-sinh-hoc-e5.aspx> [Ngày Truy cập:
15/02/2015]
- Xăng E5 có lợi < />chi-co-loi-chu-khong-lam-hai-dong-co/249/659> [Ngày truy cập: 15/02/2015]
- Nhiên liệu sinh học
< />%8Dc> [Ngày truy cập: 15/02/2015].
- Năng lượng cho sự phát triển bền vững < />viet-ve-xang-sinh-hoc-e5/nang-luong-cho-su-phat-trien-ben-vung-xang-e5-giam-30-khi-
thai-co2-voi-xang-thuong/284/428> [Ngày truy cập: 15/02/2015].
- Vu Thanh Ha, 2010. Renewable Energy And Energy Efficiency Projects In The
Mekong Region Symposium. Bio-Fuel A Significant Potential Of Vietnam [ppt].
- Terrence Higgins, 2012. Biofuel Outlook. HartEnery.
- IEA Energy Technology Essentails, 2007. Biofuel Production [pdf] website
<www.iea.org/Textbase/techno/essentials.htm> [Accessed 20/02/2015].
- A. Engin Özçelik, Hasan Aydoğan, and Mustafa Acaroğlu, 2014. A Study of the Effects
of Bioethanol-Gasoline Blends on Vehicle Emission. Journal of Clean Energy
Technologies [pdf].
- Vietnam National University Publisher, Hanoi, 2012. Biofuel issues in Vietnam.
- Tiểu luận tìm hiểu về năng lượng sinh học và ứng dụng ở Việt Nam và Thế giới
<o/luan-van/tieu-luan-tim-hieu-ve-nang-luong-sinh-hoc-va-ung-
dung-o-viet-nam-va-the-gioi-37634/> [Ngày truy cập: 18/03/2015]
- Bạn biết gì về xăng sinh học E5 < />sinh-hoc-ban-dai-tra-ban-da-biet-gi-ve-xang-sinh-hoc-e5/249/1215> [Ngày truy cập:
18/03/2015]
- Tiểu luận tìm hiểu cung cầu của xăng dầu ở Việt Nam < />luan-tim-hieu-cung-cau-cua-xang-dau-o-viet-nam-hien-nay-22195/ > [Ngày truy cập:
18/03/2015].

×