TÁC ĐỘNG CỦA CÁC RÀO CẢN HOA KỲ ĐẶT RA ĐỐI VỚI
XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM
2.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
2.1.1 Thị trường Hoa Kỳ
a) Đặc điểm thị hiếu tiêu dùng hàng dệt may tại Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là thị trường lớn với rất nhiều loại hàng hoá và dịch vụ. Người
tiêu dùng được chia thành các tầng lớp khác nhau có các đặc điểm khác nhau,
tạo nên một thị trường khổng lồ và đa dạng nhất thế giới. Đối với những đồ
dùng cá nhân như quần áo, nói chung người tiêu dùng thích sự đơn giản nhưng
hiện đại, hợp mốt. Hơn nữa, nếu là đồ hàng hiệu thì càng được ưa thích và mua
nhiều, thương hiệu cũng mang ý nghĩa quan trọng tạo nên sức hấp dẫn của sản
phẩm. Tuy nhiên, chỉ có 32% khách hàng luôn chú ý vào nhãn mác sản phẩm
trước khi mua hàng. Người tiêu dùng Hoa Kỳ quan tâm tới chất lượng nhiều
hơn, có tới 65% khách hàng tìm hiểu kỹ chất lượng trước khi mua hàng.
ở Hoa Kỳ, không có các ước lệ và tiêu chuẩn thẩm mỹ mạnh và bắt buộc
như ở các nước khác. Các nhóm người khác nhau vẫn sống theo văn hoá, tôn
giáo của mình và dần dần theo thời gian hoà trộn, ảnh hưởng lẫn nhau. Chính
điều này đã tạo nên sự khác biệt trong thói quen tiêu dùng của người dân ở Hoa
Kỳ. Họ mua hàng phần nhiều do cảm hứng, vì vậy nếu không tìm thấy loại sản
phẩm mà mình ưa chuộng , họ có thể mua một hàng hoá khác thay thế và giới
trẻ là bộ phận có khả năng thích ứng với điều này. Mặt khác khi mua quần áo,
nhiều người thường coi trọng yếu tố khác biệt và độc đáo và đặc biệt phải hợp
mốt. Mọi người thường mặc những gì mà họ thích. ở những thành phố lớn, nam
giới thường mặc complê, nữ giới thường mặc váy khi đi làm hoặc khi giao dịch
với khách hàng. Trong khi đó ở nông thôn thì thường ăn mặc khá xuyềnh xoàng,
quần Jean và quần vải thô là phổ biến (chỉ tính riêng năm 2005 Việt Nam đã
xuất sang Hoa Kỳ 1.140.268 chiếc quần Jean, tương đương 6.564.358 USD
chiếm 49% lượng quần Jean xuất khẩu của Việt Nam, tăng 41,38% so với năm
2004).
Hoa Kỳ là một cường quốc kinh tế , người dân có thu nhập cao , vì vậy
mua sắm đã trở thành nét không thể thiếu trong văn hoá hiện đại của nước này.
Mua quần áo tại các cửa hàng thời trang hay các trung tâm thương mại đã trở
thành thói quen với họ. Chính vì vậy họ sẽ có cơ hội tiếp xúc với các hàng hoá
mới, nếu các hàng hoá đó để lại ấn tượng xấu thì sẽ khó có cơ hội quay trở lại.
Khi xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ các doanh nghiệp cũng nên chú ý sở
thích của người dân Hoa Kỳ ở các vùng khác nhau. Người miền Bắc chuộng
màu ấm cúng như đỏ, nâu… trong khi người miền Nam thích các gam màu mát
như xanh dương, trắng, nâu nhạt. Nhưng nhìn chung đối với các sản phẩm dệt
may người Hoa Kỳ khá dễ tính.
Nói tóm lại, chất lượng, sự tiện lợi, nét độc đáo và giá cả là những yếu tố
ưu tiên trong thứ tự cân nhắc quyết định mua sản phẩm dệt may của người dân
tại Hoa Kỳ.
b) Tình hình nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ
Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn từ đầu năm do phải chịu sức ép từ các đối
thủ cạnh tranh như: ấn Độ, Bănglađét, Pakixtan,… những nước này đã được
Hoa Kỳ dỡ bỏ hạn ngạch trong năm nay đã xuất khẩu tăng trưởng ồ ạt vào Hoa
Kỳ, Việt Nam vẫn duy trì được thị phần tại Hoa Kỳ. Hiện Việt Nam đang chiếm
2,0% về thị phần dệt may của Hoa Kỳ tính theo khối lượng, Việt Nam đứng thứ
11 ngay sau Thái Lan (2,1%) và trước Thổ Nhĩ Kỳ (1,7%). Còn nếu tính theo trị
giá, thị phần hàng dệt may của Việt Nam là 3,20%, đứng thứ 6 ngay sau
Pakixtan (3,25%) và trước Canada (3,19%) . Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng
trong năm 2005 và vẫn là quốc gia chiếm thị phần lớn nhất tại Hoa Kỳ với
33,1% về lượng và 25,4% về trị giá, bỏ xa nhà cung cấp dệt may đứng thứ hai là
Mêxicô với thị phần 7,7% về lượng và 8,2% về trị giá.
Trong năm 2005, nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ tăng 7,47% về trị
giá và 8,62% về lượng so với năm 2004, đạt 85,47 tỷ USD. Thị phần hàng dệt
may của Việt Nam ở Hoa Kỳ tuy rất nhỏ nhưng vì đây là thị trường lớn nên kim
ngạch xuất khẩu so với toàn ngành là rất lớn (chiếm tới 49%). Trong năm tới,
khi Việt Nam tham gia vào WTO, Việt Nam sẽ được hưởng các ưu đãi từ Hoa
Kỳ về thuế và nhiều rào cản phi thuế sẽ được bỏ bớt, kim ngạch xuất khẩu hàng
dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ sẽ còn tăng hơn rất nhiều.
Biểu đồ 2.1: Thị phần hàng dệt may các nước xuất khẩu vào Hoa Kỳ
năm 2005 tính theo khối lượng
Nguồn: Bộ Thương mại Việt Nam
2.1.2 Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường
Hoa Kỳ
a) Giai đoạn sau khi bình thường hoá quan hệ đến trước khi ký Hiệp
định Thương mại Việt – Mỹ
Từ năm 1994 sau khi Hoa Kỳ xoá bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam, các
doanh nghiệp dệt may Việt Nam bắt đầu tìm hiểu thị trường và xuất khẩu hàng
hoá sang Hoa Kỳ. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này mặc dù liên tục
tăng nhưng vẫn dừng lại ở con số rất khiêm tốn. Bởi vì các công ty tại Hoa Kỳ
còn rất dè dặt trong quan hệ hợp tác kinh doanh với Việt Nam. Một mặt vì chưa
thực sự biết nhiều về Việt Nam, mặt khác do Việt Nam chưa được hưởng Quy
chế Tối huệ quốc nên hoạt động đầu tư kinh doanh gặp không ít khó khăn.
Bảng 2.1: Xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ từ 1997 - 2001
Năm
Kim ngạch xuất khẩu
toàn ngành
(triệu USD)
Kim ngạch xuất khẩu
của Vinatex
(triệu USD)
Tỷ trọng
Vinatex/toàn
ngành (%)
1997 23 8,5 36,96
1998 26,3 13,6 51,71
1999 34,7 19,6 56,48
2000 49,5 38,8 78,38
2001 47,4 29,1 61,39
Nguồn: Bộ Thương mại Việt Nam và Ban kế hoạch - đầu tư Vinatex
Năm 1997 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào Hoa Kỳ
mới đạt 23 triệu USD nhưng chỉ sau 3 năm, năm 2000 kim ngạch xuất khẩu đã
tăng hơn gấp đôi, đạt 49,4 triệu USD. Năm 2001 kim ngạch xuất khẩu của cả
Vinatex và toàn ngành có giảm đi một chút, do nhiều hợp đồng bị đổ vỡ vì sự
chậm trễ trong ký kết và thực hiện hiệp định Thương mại song phương giữa hai
nước.
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy trong tổng khối lượng sản phẩm dệt
may Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ thì các sản phẩm của Vinatex chiếm một
tỷ trọng khá lớn, đặc biệt năm 2000 kim ngạch xuất khẩu của Vinatex chiếm gần
80%. Kim ngạch xuất khẩu của Vinatex cũng tăng khá nhanh, từ năm 1997 đến
năm 2000 tăng hơn 4 lần (456%).
b) Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ sau ký Hiệp định
Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ
Với việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã mở ra
cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp dệt may nói
riêng cơ hội tăng thị phần tại thị trường quan trọng này. Vài năm sau khi hiệp
định thương mại được ký kết kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đã
tăng lên đáng kể. Về vị trí của Việt Nam trong các nước xuất khẩu hàng dệt may
vào Hoa Kỳ cũng liên tục được cải thiện: thứ 17 năm 2004 và thứ 12 năm 2005.
Bảng 2.2: Xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ từ 2002 – 2005
Năm
Kim ngạch xuất khẩu
toàn ngành
(triệu USD)
Kim ngạch xuất khẩu
của Vinatex
(triệu USD)
Tỷ trọng
Vinatex/toàn
ngành (%)
2002 899 210 23,36
2003 1973 392 19,87
2004 2474 597 24,13
2005 2735 604 22,08
2006* 3200 750 23,43
Nguồn: Ban kế hoạch - đầu tư Vinatex * : dự đoán
Qua phân tích ở trên ta thấy Hiệp định Thương mại song phương giữa hai
nước có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
sang Hoa Kỳ. Kể từ khi hiệp định có hiệu lực hoạt động xuất khẩu mang một
không khí mới. Điều đó được thể hiện rất rõ qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam của toàn
ngành và của Vinatex sang thị trường Hoa Kỳ
Nguồn: Bộ Thương mại Việt Nam và Ban kế hoạch - đầu tư Vinatex
Mặt hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ được chia làm 2 loại
có hạn ngạch và không có hạn ngạnh, trong các loại mặt hàng có hạn ngạch lại
được chia ra thành hàng cấp visa theo thông báo giao hạn ngạch và hàng cấp
visa tự động (loại này có chủng loại mặt hàng đa dạng nhất và cũng nhiều nhất).
Năm 2005 kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng phi hạn ngạch là 1013,19 triệu
USD chiếm 37% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa
Kỳ, tăng 4,4% so với năm 2004 (971,12 triệu USD). Mặt hàng có hạn ngạch
năm 2005 xuất sang Hoa Kỳ tổng cộng là 1721,81 triệu USD tăng 14,6% so với
năm 2004. Trong đó loại hàng cấp visa tự động đạt 1700,33 triệu USD, chiếm
98,8% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may có hạn ngạch.
Nếu phân sản phẩm theo chất liệu thì gồm có các sản phẩm làm từ sợi
cotton (Cat 3xx), sợi len (Cat 4xx), sợi nhân tạo (Cat 6xx), sợi tơ tằm (Cat 8xx),
ngoài xuất khẩu các sản phẩm dệt may ra Việt Nam còn xuất sang Hoa Kỳ các
loại vải và sợi các loại, chủ yếu là chất liệu cotton và sợi nhân tạo.
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu các sản phẩm dệt may xuất khẩu sang thị trường
Hoa Kỳ năm 2005 phân theo chất liệu
Nguồn: Bộ Thương mại
Các mặt hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ chủ yếu là chất liệu cotton
và sợi nhân tạo, mặt hàng len và sợi tơ tằm rất ít. Có lẽ chính vì vậy mà những
mặt hàng làm từ chất liệu tơ tằm không phải chịu hạn ngạch.
Trong những năm gần đây với điều kiện cạnh tranh gay gắt và gặp nhiều
bất lợi vì Việt Nam chưa phải là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO), hàng dệt may Việt Nam vẫn có hạn ngạch khi xuất vào thị trường Hoa
Kỳ. Nhưng ngành dệt may Việt Nam vẫn duy trì, phát triển sản xuất và tăng
trưởng. Kim ngạch năm 2005 tăng 11% so với năm 2004, đạt 4,85 tỷ USD và là
mặt hàng đạt kim ngạch cao thứ hai sau mặt hàng dầu thô (7,39 triệu USD).
Trong đó xuất khẩu sang Hoa Kỳ cao nhất, đạt 2735 triệu USD tăng 11%
so với năm 2004; tiếp đến là xuất khẩu sang EU đạt 826 triệu USD, tăng 19,2%
so với năm 2004; xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 600 triệu USD, tăng 17.2%.
Biểu đồ 2.4:Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong thời gian qua
Nguồn : Ban kế hoạch - đầu tư Vinatex
Ta thấy kim ngạch xuất khẩu của Hoa Kỳ luôn chiếm tới 50% thậm chí
hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường. Hoa Kỳ
đang là một thị trường quan trọng của Việt Nam, và xuất khẩu sang thị trường
tiềm năng này dự đoán trong năm 2006 sẽ tiếp tục tăng. Vì Hiệp định dệt may
giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tiếp tục được gia hạn đến hết năm 2006 và lượng hạn
ngạch phía Hoa Kỳ dành cho Việt Nam cũng tăng hơn so với năm 2005, trong
khi đó hạn ngạch một số mặt hàng Hoa Kỳ dành cho các nước khác lại giảm ví
dụ như Trung Quốc. Nhưng bên cạnh đó rào cản Hoa Kỳ đặt ra đối với hàng dệt
may Việt Nam còn rất nhiều, các doanh nghiệp vẫn còn gặp không ít khó khăn
khi xuất khẩu sang thị trường này.
2.2 CÁC RÀO CẢN TRONG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ
TRƯỜNG HOA KỲ
Hoa Kỳ là một thị trường lớn với tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá
hiện nay khoảng 1.250 tỷ USD/ năm. Hoạt động xuất khẩu hàng hoá vào Hoa
Kỳ phải chịu sự điều tiết bởi hệ thống luật chặt chẽ, chi tiết, hết sức phức tạp và
nhiều khi bị chèn ép quá mức. Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng dệt
may sang thị trường này thường gặp phải hệ thống rào cản mà Hoa Kỳ áp dụng
như sau:
2.2.1 Rào cản thứ nhất: Hàng rào thuế quan
Hàng dệt may Việt Nam nhập vào Hoa Kỳ đều được đánh thuế hoặc được
miễn thuế tuỳ theo chủng loại hàng mà chúng được áp dụng vào hạng mục nào
trong biểu thuế. Các mức thuế áp dụng cho hàng dệt may được quy định từ
chương 50 đến chương 63 trong danh mục điều hòa thuế quan Hoa Kỳ (HTS).
a) Danh mục điều hoà thuế quan Hoa Kỳ (HTS)
Thuế nhập khẩu vào Hoa Kỳ có các cách tính cơ bản sau:
Thuế theo trị giá: Hầu hết các loại thuế quan của Hoa Kỳ được tính theo
tỷ lệ trên giá trị, tức là bằng một tỷ lệ phần trăm trị giá giao dịch của hàng hoá
nhập khẩu.
Thuế tuyệt đối: Là thuế suất thể hiện bằng một khoản phí cụ thể đánh vào
một loại hàng hoá nhập khẩu cụ thể.
Thuế gộp: Là mức thuế suất áp dụng cả hai phương pháp tính thuế theo
trị giá và thuế tuyệt đối
Ngoài ra Hoa Kỳ áp dụng thuế hạn ngạch để hạn chế nhập khẩu một số
mặt hàng trong đó có hàng dệt may. Hàng hoá nhập khẩu trong phạm vi hạn
ngạch cho phép được hưởng mức thuế suất thấp hơn, hàng vượt hạn ngạch phải
chịu mức thuế cao hơn nhiều. Đối với hàng dệt may xuất vào Hoa Kỳ thường
chịu hạn ngạch tuyệt đối vì vậy nếu đã hết hạn ngạch thì không được nhập nữa.
Các cột thuế: Biểu thuế của Hoa Kỳ được chia thành thuế tối huệ quốc,
thuế phi tối huệ quốc và thuế ưu đãi.
Cột 1: Hàng hoá xuất xứ từ các nước được hưởng quan hệ thương mại
bình thường (NTR) nhập khẩu vào Hoa Kỳ chịu mức thuế suất tại cột 1. Trong
cột 1 mức thuế suất được chia thành 2 cột phụ:
Cột phụ thứ nhất: Cột thuế tối huệ quốc (MFN), hay còn gọi là mức thuế
dành cho các nước có quan hệ thương mại bình thường, được áp dụng với
những nước thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và những
nước tuy chưa phải là thành viên WTO nhưng đã ký Hiệp định Thương mại
song phương với Hoa Kỳ như Việt Nam. Mức thuế tối huệ quốc (MFN) được
ghi tại cột “General” của cột 1 trong biểu thuế điều hoà HTS của Hoa Kỳ.
Cột phụ thứ hai: thuế suất ở cột “Special” là thuế xuất ưu đãi và đối xử
đặc biệt Hoa Kỳ dành cho các chương trình thương mại riêng.
Cột 2: Cột thuế phi tối huệ quốc (Non-MFN) được áp dụng đối với
nhứng nước chưa phải là thành viên của WTO và chưa ký Hiệp định Thương
mại song phương với Hoa Kỳ như Cuba. Mức thuế Non-MFN được ghi trong
cột 2 của biểu thuế điều hoà HTS của Hoa Kỳ.
b) Áp mã thuế nhập khẩu
Luật pháp Hoa Kỳ cho chủ hàng được chủ động xếp ngạch thuế theo kê
khai, do đó người nhập hàng cần phải nắm rõ nguyên tắc xếp loại.
Trước khi xếp ngạch thuế, phải cố tìm được sự mô tả chính xác của món
hàng trong biểu thuế nhập khẩu. Trong trường hợp món hàng có từ 2 bộ phận có
mã số thuế khác nhau, thì phải dựa vào đặc tính chủ yếu của món hàng để xếp
loại.
Nếu dựa vào đặc tính chủ yếu cũng không xếp loại được, thì áp dụng
nguyên tắc xếp loại theo mặt hàng gần với mặt hàng được mô tả trong biểu thuế.
Nếu cũng không được thì xếp theo mục đích sử dụng của mặt hàng. Trường hợp
mặt hàng có nhiều đặc tính sử dụng thì xếp loại theo đặc tính sử dụng chính.
Đối với vải khi xếp loại sẽ được áp dụng theo nguyên tắc cân lượng. Ví
dụ, vải được dệt từ hai loại sợi cotton và polyester, nếu sợi cotton chiếm tỷ lệ
lớn hơn thì xếp vào mã số thuế của vải cotton, ngược lại thì xếp vào mã số thuế
của polyester.
c) Định giá tính thuế nhập khẩu
Nguyên tắc chung là đánh thuế hàng nhập khẩu nói chung và hàng dệt
may nói riêng là đánh thuế theo giá giao dịch, nhưng giá giao dịch ở đây không
phải là giá trên hoá đơn mà phải cộng thêm nhiều chi phí khác, như tiền đóng
gói, tiền hoa hồng cho trung gian nếu ngươì mua phải trả, tiền máy móc thiết bị
của nhà nhập khẩu cung cấp cho nhà sản xuất để giúp nhà sản xuất làm ra các
món hàng cần đặt, tiền lệ phí bản quyền, tiền thưởng thêm cho người bán nếu
có... Ngoài ra, giá giao dịch để đánh thuế không tính phí bảo hiểm và phí vận
chuyển lô hàng.
Tuy nhiên, có nhiều trường hợp không xác định được giá giao dịch hoặc
Hải quan Hoa Kỳ không chấp nhận giá giao dịch để đánh thuế. Khi đó sẽ dùng
các nguyên tắc định giá khác. Có 4 nguyên tắc định giá được Hải quan Hoa Kỳ
áp dụng theo thứ tự ưu tiên sau:
Định giá theo món hàng giống món hàng giống hệt và tương tự.
Tính giá suy ngược, nghĩa là lấy giá bán lẻ trên thị trường trừ đi các chi
phí để tính ra giá nhập khẩu.
Xác định giá thành, nghĩa là tính toán các chi phí sản xuất ra món hàng để
suy ra giá gần với giá nhập khẩu.
Biện pháp tổng hợp nhiều yếu tố để suy ra giá nhập. Tuy nhiên biện pháp
này rất hiếm khi sử dụng.
d) Mức thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ đối với một số mặt hàng dệt may
năm 2005
Bảng 2.3:Biểu thuế quan điều hoà của Hoa Kỳ với một số mặt hàng dệt
may xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam năm 2005
TT Mô tả mặt hàng
Mức thuế
Phổ thông đặc biệt
1 áo khoác nam nữ chất liệu len
60.1
cent/kg+15.6%
Miễn*, 15.5%(AU)
2
áo khoác nam nữ chất liệu
bông
15,9% Miễn*, 15,5%(AU)
3 áo khoác nam nữ sợi nhân tạo,
5,6% Miễn*, 15,5%(AU)
sợi tổng hợp
4
áo sơ mi nam nữ dệt kim chất
liệu bông
19,7%
Miễn**, 15,5%(AU),
10,1%(JO)
5
áo sơ mi nam nữ dệt kim sợi
nhân tạo
32%
Miễn**, 15,5%(AU),
16,5%(JO)
6 áo len nam nữ 16% Miễn*, 15,5%(AU)
7 áo len nam nữ (len cashmere) 4% Miễn*, 3,6%(AU)
8 Bộ quần áo nam chất liệu len
38.6
cent/kg+10%
Miễn*, 9,5%(AU)
9 Bộ quần áo nữ chất liệu len 13,6% Miễn*, 12,2%(AU)
10
Bộ quần áo nam nữ chất liệu
bông
9,4% Miễn*, 8,4%(AU)
11 quần nam nữ chất liệu bông 16,1% Miễn*, 15,5%(AU)
12 quần nam nữ sợi nhân tạo 28,2%
Miễn**, 15,5%(AU),
14,4%(JO)
13
quần áo ngủ chất liệu bông và
sợi nhân tạo
8,5% Miễn*, 7,6%(AU)
14
đồ lót chất liệu bông và sợi
nhân tạo
32%
Miễn**, 15,5%(AU),
16,4%(JO)
15 quần yếm 13,6% Miễn*, 12,2%(AU)
16 quần áo bơi 13.6%
Miễn**, 15,5%(AU),
12,2%(JO)
17 tất các loại 13,5% Miễn*, 15,5%(AU)
18
áo sweater chất liệu sợi nhân
tạo
16% Miễn*, 15,5%(AU)
19 áo sweater chất liệu bông 5% Miễn*, 4,5%(AU)
20
váy chất liệu bông và sợi nhân
tạo
11,5% Miễn*, 10,3%(AU)
Nguồn: Danh mục điều hoà thuế quan Hoa Kỳ 2005
Cục Hải quan Hoa Kỳ
* Canada, Mêxicô, Israel, Chilê, Singapore, Jocdany
** Canada, Mêxicô, Israel, Chilê, Singapore
Từ khi Việt Nam và Hoa Kỳ ký hiệp định thương mại song phương, Hoa
Kỳ đã cho hàng hoá của Việt Nam được hưởng mức thuế ưu đãi tối huệ quốc
(MFN) thấp hơn rất nhiều mức thuế Non – MFN. Nhưng Việt Nam vẫn chưa
được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập như các nước Canada, Mêxicô...
hàng dệt may của các nước này nhập vào Hoa Kỳ phần lớn là được miễn thuế.
Chính vì vậy thuế quan chính là rào cản đối với hàng dệt may Việt Nam vào thị
trường Hoa Kỳ.
Hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ chịu các mức
thuế trong khoảng từ 0% đến khoảng 30%. Các mặt hàng làm từ tơ tằm chịu
mức thuế rất thấp phần lớn các mặt hàng này được miễn thuế. Trong khi đó các
mặt hàng làm từ len hay lông thú chịu mức thuế rất cao và thường mặt hàng này
hay chịu cách đánh thuế gộp. Còn mặt hàng làm bằng chất cotton hay sợi nhân
tạo thường chịu mức thuế từ 8% đến 16%.
2.2.2 Rào cản thứ hai: Các biện pháp hạn chế định lượng
Quan hệ xuất nhập khẩu hàng dệt may trên thế giới được điều chỉnh bởi
rất nhiều các hiệp định. Đầu tiên là hiệp định đa sợi (MFA), là một hiệp định
quốc tế có hiệu lực từ tháng 1 năm 1974 cho phép các nước ký kết GATT đàm
phán các hiệp định Thương mại song phương áp dụng hạn chế nhập khẩu hàng
dệt và may mặc. Sau khi được gia hạn 6 lần, Hiệp định MFA hết hiệu lực vào
31/12/1994 và được thay thế bằng Hiệp định hàng dệt và may mặc của vòng
đàm phán Urugoay (ATC).
Theo ATC, hạn ngạch và hạn chế đối với thương mại hàng dệt và may
mặc theo lịch trình sẽ bị xoá theo 3 giai đoạn kết thúc vào 1/1/2005. Tất cả các
nước thành viên của WTO đều phải tuân thủ ATC, cho dù họ có ký Hiệp định đa
sợi trước đây hay không và chỉ có các nước thành viên mới được xem xét cho
hưởng những lợi ích tự do hoá mà hiệp định này đem lại. Những Hiệp định
hàng dệt may song phương thoả thuận giữa các nước nhập khẩu và xuất khẩu
theo MFA vẫn có hiệu lực cho tới năm 2005. Trước thời điểm 1/1/2005 Hoa Kỳ
vẫn áp dụng quota hàng dệt và may mặc với 46 nước, trong đó có 38 nước tham
gia vào ATC, 8 nước khác không phải là thành viên của WTO và do vậy không
được hưởng các lợi ích của việc bỏ hạn ngạch theo hiệp định này mà vẫn tuân
theo những hiệp định hàng dệt may song phương với Hoa Kỳ. Như vậy hầu hết
các nước đã được bỏ hạn ngạch thì Việt Nam vẫn phải chịu hạn ngạch nhập
khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ.
Trong nhóm này gồm một số biện pháp cơ bản sau:
a) Cấm nhập khẩu
Hoa Kỳ thường dựa vào một số lý do bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ
người lao động, bảo vệ môi trường… để cấm nhập khẩu hàng hoá nói chung và
hàng dệt may nói riêng.
Trong sản xuất, Hoa Kỳ đặc biệt coi trọng vấn đề an toàn lao động. Điều
đó được thể hiện qua tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000 và Chương trình
trách nhiệm sản xuất toàn cầu WRAP. Hoa Kỳ không coi đây là một tiêu chuẩn
bắt buộc nhưng hầu hết các nhà nhập khẩu của Hoa Kỳ chỉ nhập hàng dệt may
của những doanh nghiệp thực hiện tiêu chuẩn này. Các doanh nghiệp sản xuất
hàng dệt may nếu không thoả mãn các tiêu chuẩn trên thì sẽ không được xuất
hàng vào Hoa Kỳ. Các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội dựng lên nhằm bảo vệ
quyền lợi cho người lao động. Nội dung chính của SA 8000 gồm nhiều vấn đề
trong đó đặc biệt lưu ý đến việc không sử dụng lao động trẻ em hoặc lao động
vị thành niên; không sử dụng lao động cưỡng bức; phải đảm bảo các điều kiện
về sức khoẻ và an toàn cho người lao động; tuân thủ các quy định về số giờ làm
việc; trả lương cho người lao động không thấp hơn quy định của pháp luật và
quy định của ngành. Còn WRAP được Hiệp hội dệt may và da giầy Hoa Kỳ
(AAFA) thiết kế và thông qua năm 1998 với mục tiêu đảm bảo hàng may mặc
và da giầy sản xuất trong điều kiện hợp pháp, đạo đức và nhân quyền. Khác biệt
lớn nhất và căn bản nhất giữa SA 8000 và WRAP là phạm vi áp dụng: WRAP
chỉ áp dụng cho khu vực có sản phẩm may (giày, may mặc), SA 8000 áp dụng
cho tất cả các ngành công nghiệp có đông lao động.
Các sản phẩm dệt may nhập khẩu vào Hoa Kỳ cũng phải tuân theo các
tiêu chuẩn về môi trường và phải đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Ví dụ
như các sản phẩm dệt may sử dụng thuốc nhuộm có chứa azo thì sẽ không được
nhập vào Hoa Kỳ. Vì những thuốc nhuộm có chứa thành phần này sẽ cho độ
bền màu cao nhưng nước thải của quá trình nhuộm có những tác động không tốt
với môi trường, và đối với người sử dụng đặc biệt là trẻ em thì cũng không đảm
bảo an toàn. Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng cấm nhập khẩu các hàng dệt may mà nhãn
không ghi đầy đủ những thông tin cần thiết về sản phẩm cũng như các hướng
dẫn sử dụng sản phẩm cụ thể. Các quy định này rất phức tạp nhưng các doanh
nghiệp dệt may muốn xuất khẩu được vào Hoa Kỳ đều phải thực hiện. Quy định
này sẽ được nói rõ hơn trong phần rào cản thứ tư “Các quy định về xuất xứ,
nhãn hiệu hàng hoá”.
Theo Luật quyền hạn kinh tế trong trường hợp khẩn cấp được thông qua
năm 1977 cho phép tổng thống được quyền phong toả tài sản nước ngoài ở Hoa
Kỳ, cấm vận thương mại và tiến hành các biện pháp cần thiết khác để đối phó
với các mối đe doạ bất thường đối với nền an ninh quốc gia, các chính sách đối
ngoại hoặc các lợi ích kinh tế của Hoa Kỳ. Luật an ninh quốc tế năm 1985 cũng
quy định tổng thống có toàn quyền hạn chế hoặc cấm nhập khẩu hàng hoá từ bất
cứ quốc gia nào mà Hoa Kỳ cho là nước đó đã tổ chức hoặc tiếp tay cho khủng
bố.
Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng cấm nhập khẩu hàng hoá nói chung và hàng dệt
may nói riêng được cho là sản xuất tại một số quốc gia hay một số công ty nhất
định. Ví dụ như tháng 5/2002 Hoa Kỳ cấm nhập khẩu các sản phẩm dệt được
cho là chế tạo bởi các công ty Campuchia G.T Garment (Cambodia) Co., Ltd,
Kao Sing Co., Ltd và Horus Industrial Corporation trong hai năm vì những công
ty này đã bị phát hiện là đã thực hiện sang tàu trái pháp luật, đã đóng cửa, và
không có khả năng đưa ra hồ sơ để chứng minh cho việc sản xuất. Bên cạnh đó
hoạt động xuất khẩu hàng dệt may vi phạm lụât pháp quốc tế và Hoa Kỳ thì
cũng bị cấm nhập khẩu.
b) Hạn ngạch nhập khẩu
Hiện nay các biện pháp dùng hạn ngạch Hoa kỳ chỉ áp dụng cho một số
ngành hàng trong đó đáng chú ý nhất là hàng dệt may. Sau ngày 1/1/2005 khi
hiệp định ATC hết hiệu lực Hoa Kỳ đã xoá hạn ngạch cho hầu hết các nước
trong WTO, các nước chưa ra nhập vào WTO như Việt Nam vẫn phải chịu hạn
ngạch đối với hàng dệt may. Chính vì vậy đây là một rào cản có tác động trực
tiếp và ảnh hưởng nặng nề đối với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
sang thị trường Hoa Kỳ.
Phần lớn hạn ngạch của Hoa Kỳ do cục Hải quan của nước này quản lý.
Hạn ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ chia ra làm hai loại chính là: hạn ngạch thuế
quan và hạn ngạch tuyệt đối. Hạn ngạch thuế quan quy định số lượng của mặt
hàng đó được nhập vào với mức thuế giảm trong một thời gian nhất định.
Không hạn chế về số lượng nhập vào đối với mặt hàng này nhưng số lượng
nhiều trên mức quota cho thời gian đó sẽ bị đánh thuế nhập khẩu cao hơn thậm
chí cao hơn nhiều lần so với các mức thuế trong hạn ngạch. Hạn ngạch tuyệt đối
là hạn ngạch giới hạn về số lượng. Tức là số lượng vượt quá hạn ngạch cho
phép sẽ không được nhập vào Hoa Kỳ trong thời hạn hạn ngạch. Hàng dệt may
Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ thường chịu loại hạn ngạch tuyệt đối. Nếu số
lượng xuất một mặt hàng dệt may nào đó sang Hoa Kỳ mà đã dùng hết hạn
ngạch thì có thể vay hạn ngạch của năm sau, nhưng số lượng được vay chỉ được
nằm trong một lượng nhất định và không phải mặt hàng nào cũng được vay hạn
ngạch.
Hàng năm Hoa Kỳ sẽ giao hạn ngạch cho từng nước sau đó tuỳ từng quốc
gia mà có cách phân chia hạn ngạch khác nhau. Đối với Việt Nam việc phân
chia và giao hạn ngạch được thực hiện bởi Bộ Thương mại. Đầu năm Bộ
Thương mại sẽ ban hành các văn bản hướng dẫn về việc thực hiện hạn ngạch
dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ.
Có 2 hình thức cấp hạn ngạch: hình thức cấp visa tự động và hình thức ký
quỹ/ bảo lãnh:
+ Các thương nhân đáp ứng đủ điều kiện theo quy định sẽ được cấp visa
tự động cho tất cả các chủng loại hàng dệt may (Cat).
+Các thương nhân có nhu cầu đảm bảo hạn ngạch để giao hàng theo kế
hoạch và tự nguyện được đăng ký hạn ngạch theo hình thức ký quỹ/ bảo lãnh.
Thương nhân đã được cấp hạn ngạch theo hình thức ký quỹ/ bảo lãnh vẫn được
tham gia cấp Visa tự động.
Các chủng loại mặt hàng xuất sang thị trương Hoa Kỳ được chia ra làm 2
loại: các Cat “nóng” và các Cat “nguội”. Đối với mỗi loại Bộ Thương mại có
nguyên tác phân chia hạn ngạch khác nhau:
Nhóm1: các Cat “nóng”, là các Cat. thực hiện trong năm trước đạt từ 90%
trở lên. Năm 2005, nhóm này gồm các Cat.334/335 (áo khoác nam nữ chất liệu
bông), Cat.338/339 (áo sơ mi dệt kim nam nữ chất liệu bông), Cat.340/640 (áo
sơ mi nam dệt thoi chất liệu bông và nhân tạo), Cat.341/641 (áo sơ mi nữ dệt
thoi chất liệu bông và sợi nhân tạo), Cat.347/348 (quần nam nữ chất liệu bông),
Cat.359/659S (quần áo bơi), Cat.620 (vải bằng sợi filamang và tổng hợp khác),
Cat.638/639 (áo sơ mi nam nữ dệt kim chất liệu sợi nhân tạo), Cat.647/648
(quần áo nam nữ chất liệu sợi nhân tạo). Năm 2006, Bộ Thương mại dành 60%
tổng nguồn hạn ngạch của mỗi Cat. để cấp theo hình thức ký quỹ/ bảo lãnh, còn
lại 40% để cấp theo hình thức cấp visa tự động. Sau ngày 31/3/2006 nếu nguồn
ký quỹ bảo lãnh vẫn còn thì sẽ được bổ xung cho nguồn cấp visa tự động. Đối
với nhóm này, chỉ có thương nhân có thành tích trong năm trước của các Cat.
“nóng” mới được đăng ký ký quỹ và/ hoặc bảo lãnh. Thương nhân cũng chỉ