Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.52 KB, 7 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Nguồn của pháp luật được hiểu là nền tảng vật chất xã hội (hay hạ tầng kiến trúc xã
hội) mà trên cơ sở đó một hệ thống pháp luật được hình thành, tồn tại và phát triển. Theo
nghĩa này, nguồn của pháp luật là nguồn gốc, nguồn lịch sử và nguồn của luật pháp quốc tế
cũng không nằm ngoài khái niệm này. Nguồn của luật quốc tế là những hình thức biểu hiện
sự tồn tại của những quy phạm pháp luật quốc tế do các chủ thể của luật quốc tế xây dựng
nên được gọi là điều ước quốc tế, hoặc thừa nhận được gọi là tập quán quốc tế trên cơ sở tự
nguyện và bình đẳng nhằm điều chỉnh các quan hệ quốc tế giữa các chủ thể của luật quốc tế
với nhau.
Điều ước và tập quán quốc tế, về nguyên tắc, được coi là cách thức chủ yếu xây dựng
quy phạm pháp luật quốc tế bắt buộc, hay còn gọi là luật “cứng” (“hard” law). Mặc dù điều
ước quốc tế được xem là phương thức làm luật phổ biến trong lĩnh vực các lĩnh vực đời sống
luật quốc tế nhưng các chủ thể của luật quốc tế lại vẫn áp dụng tập quán vì một số lý do.
Không có những thủ tục phê chuẩn phức tạp như điều ước quốc tế, những quy tắc tập quán là
cách thức dễ dàng hơn để đạt được sự thống nhất toàn cầu, bởi vì các chủ thể chủ động có thể
bảo đảm sự mặc nhận từ phía các chủ thể thụ động – một thuận lợi đặc biệt trong giải quyết
những vấn đề trong đời sống quốc tế. Phần nội dung dưới đây sẽ trình bày một số luận cứ
khẳng định vai trò của tập quán quốc tế trong quá trình điều chỉnh các quan hệ pháp luật
quốc tế.
NỘI DUNG
I/ Tổng quan về điều ước quốc tế và tập quán quốc tế
Căn cứ vào hình thức biểu hiện sự tồn tại của các loại nguồn của luật quốc tế, nguồn
của luật quốc tế được chia thành hai loại là nguồn thành văn (droit écrit – nguồn điều ước
quốc tế) và nguồn bất thành văn (droit non écrit – nguồn tập quán quốc tế).
Căn cứ vào phương thức hình thành của các loại nguồn luật quốc tế, nguồn luật quốc
tế được chia thành hai loại, nguồn do các quốc gia thỏa thuận xây dựng nên theo một trình tự
pháp lý hết sức chặt chẽ đó là các điều ước quốc tế và nguồn do các quốc gia thỏa thuận thừa
1
nhận giá trị pháp lý của chúng nhằm điều chỉnh các quan hệ quốc tế, đó là các tập quán quốc
tế.
1. Về điều ước quốc tế


Trong khoa học luật quốc tế, thuật ngữ điều ước quốc tế được sử dụng phổ cập để chỉ
loại nguồn thành viên của luật quốc tế, được hình thành theo trình tự, thủ tục xác định, với
nội dung bao gồm các nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế, nhằm ấn định, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý giữa các chủ thể luật quốc tế khi tham gia
quan hệ pháp luật quốc tế. Về phương diện lý luận và pháp lý quốc tế, thuật ngữ điều ước
quốc tế được tiếp cận với tính chất là sự khái quát hóa về một trong những hình thức pháp lý
thành văn của luật quốc tế (nguồn pháp lý), có giá trị là công cụ pháp lý điều chỉnh các quan
hệ hợp tác quốc tế giữa các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế.
2. Về tập quán quốc tế
Những quy tắc xử sự được hình thành từ lâu trong các quan hệ quốc tế được các quốc
gia, các tổ chức phi chính phủ, các pháp nhân, các công dân của nhiều quốc gia khác nhau
tôn trọng chấp hành mặc dầu những quy tắc đó chưa được chính thức quy định trong luật
pháp quốc tế. Các tập quán quốc tế được hình thành trước tiên và lâu đời nhất là các tập
quán, tập tục về chiến tranh như không giết người thuộc các lực lượng vũ trang đối phương
khi họ bị loại ra khỏi vòng chiến đấu, cho phép nước chủ quản nhận thương binh, bệnh binh
của họ trở về nước trong lúc chiến tranh chưa kết thúc. Các tập quán quốc tế hiện còn được
giữ lại nhiều là các tập quán về cứu hộ người, phương tiện trên biển. Các tàu thuyền đi lại
trên phải biển phải cứu vớt, chăm sóc cho các nạn nhân, tàu thuyền gặp tai nạn trên biển,
nước chủ nhà không được bắt giữ mà phải cứu hộ và cung cấp lương thực, nước ngọt để các
tàu thuyền lâm nạn trôi giạt vào lãnh thổ của mình trở về nước họ, ... Tập quán quốc tế là
một trong những nguồn của luật quốc tế. Nhiều tập quán quốc tế ngày nay đã được thừa nhận
và ghi vào các điều ước quốc tế, trong trường hợp này tập quán quốc tế đã trở thành công
ước quốc tế như công ước về bảo hộ nạn nhân chiến tranh. Có những nước không tham gia
điều ước quốc tế nhưng không phản đối và chấp nhận việc thi hành nó, trong trường hợp này
điều ước quốc tế trở thành tập quán quốc tế đối với nước không tham gia công ước.
II/ Vị trí của hai loại nguồn trong quá trình điều chỉnh các quan hệ pháp luật
quốc tế
2
1. Khẳng định vai trò của điều ước quốc tế là loại nguồn cơ bản chủ yếu và ưu
thế so với các loại nguồn khác

Quan hệ quốc tế giữa các quốc gia diễn ra trong điều kiện hết sức đa dạng, khác biệt
về bản sắc văn hóa cùng các điều kiện về chính trị-kinh tế-xã hội. Hình thành và phát triển
trong điều kiện quan hệ quốc tế, giữ gìn quan hệ bình đẳng giữa các quốc gia, đảm bảo hài
hòa lợi ích cộng đồng quốc tế và lợi ích quốc gia, đồng thời đảm bảo các nguyên tắc cơ bản
của luật quốc tế được thực thi và tuân thủ. Điều ước quốc tế được ký kết bởi các quốc gia
nhằm hướng đến và bảo vệ những lợi ích chung. Những thỏa thuận của các quốc gia thể hiện
trong nội dung của điều ước quốc tế là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thực thi nghĩa vụ
thành viên điều ước quốc tế, kể cả việc áp dụng các quy định của điều ước quốc tế để giải
quyết những tranh chấp phát sinh trong quá trình thực thi, tuân thủ điều ước quốc tế và các
nghĩa vụ thành viên. Trong mối quan hệ với các hình thức pháp luật khác, điều ước quốc tế
ngày càng khẳng định vị trí nguồn cơ bản của luật quốc tế, ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ thống
pháp luật quốc gia. Sự phát triển và vai trò của điều ước quốc tế đang chứng minh những
thay đổi về cơ cấu trong hệ thống quy phạm pháp luật quốc tế, đồng thời góp phần duy trì
trật tự pháp lý quốc tế, thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập pháp luật
nói riêng. Ngày nay, điều ước quốc tế càng khẳng định vai trò là công cụ pháp lý quan trọng
mà cộng đồng quốc tế sử dụng để đặt nền móng và thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế phát
triển mạnh mẽ và là cầu nối giữa các quốc gia, các dân tộc. Vì vậy, điều ước quốc tế là nguồn
quan trọng của luật pháp quốc tế.
Pháp luật quốc tế được hình thành bởi bốn nguồn cơ ản gồm có tập quán quốc tế,
pháp luật quốc gia, án lệ và điều ước quốc tế. Trong đó, điều ước quốc tế chiếm vị trí quan
trọng. Phần lớn các quy phạm pháp luật quốc tế đều xuất phát từ các điều ước quốc tế trong
khu vực và trên thế giới. Có được vị trí đặc biệt như vậy bởi điều ước quốc tế có những ưu
điểm nổi bật về mặt pháp lý, tính minh bạch, rõ ràng, hiệu lực ràng buộc các chủ thể tham
gia điều ước và đảm bảo được nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng thỏa thuận giữa các quốc gia.
Ngày nay hầu hết các nước lựa chọn việc ký kết các điều ước quốc tế hai bên hoặc nhiều bên
để thiết lập quan hệ ngoại giao về mọi mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế… Là một
bộ phận của pháp luật quốc tế, điều ước quốc tế vừa có những vai trò chung của pháp luật
quốc tế, vừa có vai trò đặc trưng của một loại nguồn đặc biệt. Điều ước quốc tế là công cụ
chủ yếu để quản lý và phát triển xã hội, là thước đo cho sự tự do và bình đẳng, có chức năng
làm hài hòa các lợi ích công và lợi ích tư trong quan hệ xã hội giữa các chủ thể của pháp luật

quốc tế, đồng thời cụ thể hóa và đảm bảo nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Điều ước quốc
3
tế là cơ sở pháp lý quan trọng và có hiệu lực mạnh mẽ nhất để đảm bảo việc thực thi nghĩa
vụ thành viên điều ước quốc tế. Văn bản điều ước quốc tế là bằng chứng quan trọng chứng
minh việc các quốc gia thành viên điều ước quốc tế tham gia ký kết với các chủ thể khác
hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện gia nhập hoặc đàm phán bình đẳng, quyền và nghĩa vụ
của họ đã được thống nhất và hài hòa. Chính vì vậy khi tham gia vào điều ước quốc tế nào đó
các quốc gia bị ràng buộc bởi nghĩa vụ thực hiện các cam kết của mình. Điều ước quốc tế là
cơ sở cho sự ràng buộc đó.
Điều ước quốc tế là nguồn quan trọng của pháp luật quốc tế, vừa có ảnh hưởng mạnh
mẽ đến hệ thống pháp luật quốc gia. Với xu hướng hợp tác, phát triển tiến bộ của thế giới
hiện nay thì vai trò nguồn của điều ước quốc tế đủ mạnh để đảm bảo trật tự thế giới. Điều
ước quốc tế cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ thống pháp luật quốc gia bởi sau khi tham gia
vào các điều ước quốc tế, các quốc gia có thể thi hành trực tiếp điều ước trên lãnh thổ quốc
gia mình hoặc thể chế nó vào hệ thống luật quốc gia.
2. Vị trí của tập quán quốc tế trong thực tiễn điều chỉnh các quan hệ pháp luật
quốc tế
Trong lịch sử quan hệ giữa các quốc gia, tập quán pháp lý quốc tế với tư cách là
nguồn luật quốc tế xuất hiện sớm hơn nhiều so với điều ước quốc tế. Nhìn từ góc độ khoa
học của luật quốc tế, tập quán quốc tế là hình thức pháp lý chứa đựng quy tắc xử sự chung,
hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được các chủ thể luật quốc thừa nhận là luật.
Cũng như điều ước quốc tế, tập quán quốc tế tồn tại và có thể bị thay đổi nếu nó không thích
hợp với thực tiễn điều chỉnh quan hệ quốc tế hoặc có sự xuất hiện của tập quán mới.
Điều 38 của Quy chế Tòa án quốc tế đã công nhận rộng rãi việc Tòa án quốc tế (với chức
năng của mình là cơ quan đưa ra các quyết định giải quyết tranh chấp trên cơ sở pháp luật
quốc tế), sẽ áp dụng tập quán quốc tế như những bằng chứng được công nhận trong thực tiễn
chung và được coi như luật. Quan niệm về tập quán quốc tế của Quy chế tòa án quốc tế giúp
làm sáng tỏ các yếu tố pháp lý hình thành tập quán quốc tế.
Thứ nhất, đó là quy tắc xửa sự chung trong quan hệ của các quốc gia và được các quốc gia
tuân thủ, áp dụng một cách tự nguyện.

Thứ hai, quy tắc này được các quốc gia thừa nhận có hiệu lực pháp lý bắt buộc đối với mình
“Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế là những nguồn cơ bản của luật quốc tế”. Việc hình
thành, tồn tại và hủy bỏ các quy tắc của tập quán hay điều ước không phụ thuộc vào nhau và
4
vào các nguồn khác của luật quốc tế. Lời mở đầu của Công ước Viên 1969 khẳng định
“những quy phạm của Luật tập quán quốc tế sẽ tiếp tục điều chỉnh những vấn đề chưa được
quy định trong các điều khoản của công ước này”. Vì vậy, các quốc gia chưa gia nhập Công
ước vẫn có thể viện dẫn các quy phạm của công ước dưới dạng các quy phạm tập quán. Tính
truyền thống, tính mềm dẻo là những ưu điểm riêng của tập quán quốc tế, vốn được được các
chủ thể luật quốc tế quan tâm khi lựa chọn nguồn luật áp dụng. Điều này lý giải cho giá trị
pháp lý và thực tiễn của tập quán quốc tế. Tuy nhiên, áp dụng loại nguồn nào của pháp luật
quốc tế phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên khi tham gia các quan hệ quốc tế. Trong đó,
việc ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế như hiện nay là hoàn toàn phù hợp. So với tập quán
quốc tế, điều ước quốc tế có nhiều ưu điểm vượt trội. Ưu thế của điều ước quốc tế so với tập
quán quốc tế thể hiện ở phương thức đạt được thỏa thuận, hình thức vật chất hữu hiệu ghi
nhận rõ ràng ý chí mức độ của sự ràng buộc về quyền và nghĩa vụ được thỏa thuận giữa các
quốc gia. Đồng thời hình thức văn bản có giá trị lưu giữ lâu dài và là căn cứ để viện dẫn một
cách thuyết phục các quy phạm pháp luật. Ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế đã phản ánh sự
thay đổi về cơ cấu thành phần quy phạm của luât quốc tế hiện đại. Nhưng, không vì vậy mà
làm suy giảm đi vai trò của tập quán quốc tế trong điều chỉnh quan hệ quốc tế hiện đại.
III. Căn cứ xác định vai trò quan trọng của tập quán quốc tế không thể thay thế
bởi điều ước quốc tế trong việc điều chỉnh các quan hệ quốc tế
1. Xét về các điều kiện hình thành nguồn luật
Tập quán quốc tế phải được áp dụng trong một thời gian dài trong thực tiễn quan hệ
quốc tế. Có nghĩa là, tập quán đó phải được các chủ thể của luật quốc tế áp dụng, lặp đi lặp
lại nhiều lần. Vì vậy, thực tiễn quan hệ quốc tế, có nhiều quy tắc xử sự được áp dụng nhưng
không cần một văn bản có giá trị pháp lý nào ghi nhận mà các quốc gia vẫn thực hiện như
một giá trị pháp lý bắt buộc chung. Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng, tập quán
quốc tế tồn tại dưới hai hình thức:
Thứ nhất, loại quy phạm mang tính truyền thống, bao gồm những quy tắc xử sự

không thành văn, hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được các quốc gia thừa nhận
hiệu lực pháp lý ràng buộc.
Thứ hai, loại quy phạm bao gồm quy tắc xử sự được thừa nhận trong các điều ước
quốc tế, nhưng được các quốc gia thành viên của điều ước đó thừa nhận hiệu lực pháp lý
5

×