Khóa luận tốt nghiệp: Hệ thống quy phạm xung đột điều chỉnh quan hệ dân sự có
yếu tố nước ngoài trong bộ luật dân sự năm 2005 của Việt Nam, Lê Thị Bích Thủy,
Hà Nội, 2010
Chương I. Khái quát về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và quy phạm xung đột
1.1. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
1.1.1. Khái niệm
Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
Trước hết, đó là các quan hệ dân sự. Quan hệ dân sự được hiểu theo nghĩa hẹp là những
quan hề về tài sản và nhân thân. Tuy nhiên, ở đây, khái niệm “quan hệ dân sự” được hiểu
theo nghĩa rộng, bao gồm quan hệ phát sinh trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình,
kinh doanh, thương mại, lao động. Điều này được quy định rất rõ và sử dụng thống nhất
trong hai văn bản phát lý quan trong của Tư pháp quốc tế Việt Nam là BLDS 2005 và
BLTTDS 2004.
Như vậy, quan hệ dân sự là những quan hệ phát sinh giữa các cá nhân, pháp nhân và các
chủ thể khác gọi chung là các chủ thể tư. Tuy nhiên, cùng cần lưu ý một điều rằng không
phải mọi quan hệ phát sịnh giữa các chủ thể tư đều là quan hệ dân sự , khác quan hệ hình
sự giữa hai chủ thể tư. Và ngược lại quan hệ dân sự không phải chỉ có thể phát sinh giữa
các chủ thể tư như sứ quán nước lào thuê một số căn hộ của công dân việt nam cho nhân
viên của mình cũng là một quan hệ có tính chất dân sự.
Việc khẳng định tư pháp quốc tê nghiên cứu các quan hệ pháp luật dân sự cho thấy sự khác
biệt rõ nét giữa tư pháp quốc tê và công pháp quốc tế. Nó có đối tượng điều chỉnh, phương
pháp điều chỉnh riêng và là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật quốc gia. Tuy
nhiên, không chỉ dừng lại ở đó, Tư pháp quốc tế còn được phân biệt với luật dân sự là một
ngành luật có vị trí trung tâm trong hệ thống pháp luật quốc gia, cũng có đối tượng điều
chỉnh là nhóm quan hệ dân sự theo nghĩa rộng phát sinh trong các lĩnh vực dân sự, hôn
nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động. Điểm khác biệt cơ bản phân biệt giữa
tu pháp quốc tế và luật dân sự chính là yếu tố nước ngoài.
Theo quan điểm phổ biến hiện nay, các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ
dân sự có ít nhất một trong ba yếu tố: yếu tố nước ngoài về mặt chủ thể, yếu tố nước ngoài
về mặt khách thể, yếu tố nước ngoài về mặt sự kiện pháp lý. Nếu như một quan hệ dân sự
tồn tại một trong ba yếu tố này thì quan hệ đó sẽ thuộc diện điều chỉnh của tư pháp quốc tê.
- Yếu tố nước ngoài về mặt chủ thể được thể hiện trong trường hợp một bên hoặc các
bên có quốc tịch hoặc nơi cư trú ở nước ngoài (điều này không phụ thuộc vào việc
đối tượng của quan hệ hoặc sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan
hệ xảy ra ở đâu)
- Yếu tố nước ngoài về mặt khách thể được thể hiện trong trường hợp khi tài sản là
đối tượng của quan hệ hiện diện ở nước ngoài (điều này không phụ thuộc vào việc
các chủ thể là ai, cư trú ở đâu hoặc sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hay chấm
dứt quan hệ xảy ra ở đâu)
- Yếu tố nước ngoài về mặt sự kiện pháp lý được thể hiện khi sự kiện pháp lý làm
phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ dân sự đó xảy ra ở nước ngoài (Điều này
không phụ thuộc vào chủ thể và đối tượng của quan hệ có chứa đựng yếu tố nước
ngoài hay không)
Việc thừa nhận và khẳng định ba yếu tố nước ngoài nói trên lần đầu tiên được ghi nhận
một cách chính thức trong định nghĩa về “quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài” của
BLDS 1995 (Điều 26) và được hoàn thiện trong BLDS 2005 ở điều 758:…
Việc thừa nhận bộ luật dân sự 1995 là văn bản pháp luật đầu tiên chính thưc quy định khái
niệm “quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài” và quy định trong bộ luật
dân sự 2005 là sự tiếp nối và hoàn thiện đầy đủ quy định đó. Điều này đã giải quyết được
khó khăn lớn trong vấn đề nhận thức đúng đắn và đầy đủ về mối quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài khi nghiên cứu cũng như khi áp dụng vào thực tiễn trước khi bộ luật 1995 ra
đời. Một điểm cần lưu ý ở đây đó chihs là so với bộ luật 1995, khái niệm “quan hệ dsự có
yếu tố nước ngoài” đã được mở rộng hơn so với bộ luật dân sự 2005. Theo đó, một quan
hệ giữa hai bên đều mang quốc tịch việt nam cũng có thể là một quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài nếu căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ theo pháp luật nước ngoài,
phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
1.1.2. Đặc điểm
Như đã phân tích ở trên, quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trước tiên là một quan hệ
dân sự, vì thế nó đương nhiên sẽ mang những đặc điểm thể hiện bản chất của một quan hệ
dân sự. Khác với quan hệ pháp luật hành chính hay hình sự, điểm đặc trừng cơ bản nhất
của quan hệ dân sự chính là địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân
sự đều bình đẳng. Sự bình đẳng giữa các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự là một đặc
điểm không thể tồn tại đối với cácchủ thể trong quan hệ hành chính và quan hệ hình sự.
Đây là đặc điểm quan trọng nhất của quan hệ pháp luật dân sự khi so sánh với các quan hệ
pháp luật của các ngành luật công. Trong quan hệ dân sự, các bên đều bình đẳng, không
được lấy lý do khác biệt về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tín
ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp để đối xửa không bình đẳng với nhau.
Bình đẳng trong quan hệ pháp luật dân sự là bình đẳng pháp lý, nghĩa là pháp luật không
dành đặc quyền và không phân biệt đối xử giữa các chủ thể khi họ tham gia vào quan hệ
pháp luật dân sự.
Địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự đều bình đẳng được thể
hiện ở các nội dung: bình đẳng về khả năng tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự; bình
đẳng trong việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ dân sự phát sinh từ các quan hệ mà các
chủ thể tham gia; bình đẳng trong việc chịu trách nhiệm dân sự do hành vi vi phạm nghĩa
vụ.
Bình đẳng trong quan hệ dân sự không có nghĩa là cao bằng. Trong một số trường hợp, do
ý nghĩa xã hội của vấn đề mà bộ luật dân sự quy định những lợi thế, ưu tiền nhất định cho
chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự. Ví dụ: ưu tiên bảo vệ sở hữu nhà nước (khoản 2
điều 247 BLDS), quy định về giải thích hợp đồng mẫu theo hướng bất lợi cho bên đưa ra
hợp đồng mẫu (khoản 2 điều 407). Tuy nhiên, những quy định trên vẫn đảm bảo yếu tố
bình đẳng trong quan hệ pháp luật dân sự, thể hiện ở chỗ, mọi chủ thể khi tham gia vào
quan hệ pháp luật dân sự, trong những điều kiện được pháp luật dự liệu đều được đối xử
bình đẳng.
Tính bình đẳng của các chủ thể vẫn được đảm bảo trong một quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài. Vấn đề về quốc tịch không làm thay đổi bản chất này của quan hệ dân sự. Chỉ
khác với quan hệ dân sự trong nước, quan hệ dân sự thuộc diện điều chỉnh của tư pháp
quốc tế sẽ mang thêm một đặc điểm đúng như tên gọi của nó. Đó chính là “yếu tố nước
ngoài”.
1.2. Xung đột pháp luật và quy phạm xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tê
1.2.1. Khái niệm về xung đột pháp luật và quy phạm xung đột
Đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là các quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố
nước ngoài. Điều này có nghĩa là các quan hệ tư pháp quốc té thường không chịu sự điều
chỉnh của pháp luật một quốc gia mà liên quan đến nhiều quốc gia, nhiều hệ thống pháp
luật. Điều này xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia dẫn đến
sự bình đẳng giữa các hệ thống pháp luật trong việc điều chỉnh các mối quan hệ liên quan
đến các quốc gia đó. Do điều kiện phát triển kinh tế xã hội, từ quan điểm chính trị, phong
tục tập quan, từ đặc điểm của các hệ thống pháp luật… nên pháp luật của các nước không
bao giờ hoàn toàn giống nhau, thường có sự khác nhau khi giải quyết những vấn đề cụ thể,
vì thể việc áp dụng các hệ thống pháp luật khác nhau sẽ magn lại hệ quả pháp lý khác
nhau. Bên cạnh đó, pháp luật các nước đều cố gắng trong khả năg có thể đẻ bảo vệ quyền
lợi cho công dân, cơ quan, tổ chức của nước mình nên các quốc gia đều cố gắng để áp
dụng pháp luật nước mình trong quan hệ có công dân, cơ quan, tổ chức nước mình tham
gia.
Trong khoa học tư pháp quốc tê, hiện tượng pháp luật của hai hay nhiều nước cùng có thể
được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài cụ thể được gọi là
hiện tượng xung đột pháp luật. Vấn đề xung đột pháp luật không bao giờ đặt ra trong quan
hệ pháp luật hành chính, pháp luật hình sự.. Sở dĩ như vậy là vì không chỉ xuất phát từ sự
bất bình đằng giữa các chủ thể trong các mối quan hệ mà còn một lý do nữa đó là tính hiệu
lực theo lãnh thổ rất nghiêm ngặt của luật hình sự, luật hành chính… không thừa nhận khả
năng áp dụng pháp luật nước ngoài trong các quan hệ trên.
Ví dụ: ông Minh và bà Nữ kết hôn với nhau vào năm 1976. Năm 1986, hai người cùng
nhau vượt biên sang campuchia. Khi qua biên giới giữa Thái Lan và Campuchia thì hai ông
bà bị tập đoàn diệt chủng Pônpốt phát hiện. Kết quả là bà Nữ bị giết chết. Nay ông Minh
sang sinh sống ở Mỹ, yêu cầu tòa án Việt Nam tuyên bố bà Nữ chết. Qua điều tra các
chứng cứ có liên quan và sau khi thực hiện việc thông báo nhắn tin cũng như xác minh lời
khai, Tòa án tỉnh Trà Vinh (nơi cư trú cuối cùng của bà Nữ) thấy “có đủ cơ sở để tuyên bố
bà Nữ đã chết” và tuyên bố “bà Nữ, sinh năm 1954 nơi cư trú cuối cùng là tỉnh Trà Vinh,
đã chết từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật”.
Trên đây là ví dụ về một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, vì sự kiện pháp lý làm phát
sinh quan hệ dân sự (việc ông Minh yêu cầu tuyên bố bà Nữ chết) là sự kiện thực tế bà Nữ
bị giết chết tại biên giới Thái Lan – Campuchia, người đưa ra yêu cầu tuyên bố sinh sống ở
Mỹ… Trong vụ việc này, có bốn hệ thống pháp luật có thể được áp dụng để giải quyết việc
tuyên bố bà Nữ chết: pháp luật Việt Nam, pháp luật Mỹ, pháp luật Thái Lan, pháp luật
Campuchia. Giải quyết câu hỏi “pháp luật nước nào sẽ được áp dụng để giải quyết” chính
là giải quyết vấn đề xung đột pháp luật trong Tư pháp quốc tế.
Như vậy “ xung đột pháp luật xảy ra khi hai hay nhiều hệ thống pháp luật đồng thời đều có
thể áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài”.
Vấn đề giải quyết quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh.
Hiện nay ở Việt Nam cũng như hầu hết các quốc gia khác trên thế giới có hai phương pháp
để giải quyết vấn đề xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế là phương pháp xung đột và
phương pháp thực chất. Trong đó, phương pháp xung đột được xem là phương pháp đặc
thù của tư pháp quốc tế với việc sử dụng các QPXĐ để giải quyết vấn đề chọn luật áp dụng
để điều chỉnh quan hệ pháp luật dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh. QPXĐ sẽ không
trực triếp giải quyết quan hệ pháp luật, cụ thể là sẽ không quy định những quyền và nghĩa
vụ pháp lý cho các chủ thể trong những tình huống cụ thể xác định mà chỉ dẫn chiếu đến
luật thực chất của các quốc gia và ở đó có quy định thực tế giải quyết quyền và phân định
nghĩa vụ của các bên trong quan hệ.
QPXĐ là quy phạm ấn định luật pháp nước nào cần phải áp dụng để giải quyết quan hệ
pháp luật dân sự có yếu tố nước ngoài trong một tình huống thực tế.
QPXĐ không trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên cũng như hình thức
và biện pháp chế tài có thể được áp dụng đối với bên đương sự vi phạm pháp luật. Các quy
phạm này chỉ quy định việc chọn pháp luật nước này hay nước khác để điều chỉnh quan hệ
có yếu tố nước ngoài. Việc “chọn luật” không thể là tự do tùy tiện mà phải dựa trên những
nguyên tắc nhất định. Điều này có nghĩa là việc lựa chọn hệ thống pháp luật nào để áp
dụng sẽ không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của tòa án có thẩm quyền, hoặc sẽ không phụ
thuộc vào ý chí của các bên tham gia quan hệ. Khác với các quan hệ dân sự thông thường,
trong quá trình điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, xuất hiện một vấn đề
rất phức tạp, đó chính là “sự đụng độ” giữa hai hay nhiều hệ thống pháp luật liên đới. Có ý
kiến nhận xét: “Việc quy định luật áp dụng để điều chỉnh các quan hệ dân sự (theo nghĩa
rộng) có yếu tố nước ngoài không chỉ căn cứ vào tính chất, đặc điểm của từng mối quan hệ
mà còn căn cứ vào lợi ích của quốc gia ban hành ra các quy định đó”. Vì thế, trong QPXĐ,
việc quy định nguyên tắc “chọn luật” để giải quyết quan hệ dân sự không chỉ tính đến
quyền lợi, sự bình đẳng giữa các chủ thể trong quan hệ đó mà còn phải tính đến việc đảm
bảo sự bình đẳng và lợi ích của các hệ thống pháp luật liên quan.
Như vậy, có thể nói QPXĐ luôn mang tính chất “dẫn chiếu”. Khi QPXĐ dẫn chiếu đến
một hệ thống pháp luật cụ thể và các quy phạm thực chất trong hệ thống pháp luật đó được
áp dụng để giải quyết quan hệ pháp luật dân sự phát sinh, đó chính là tính chất “song hành”
giữa QPXĐ và quy phạm thực chất trong điều chỉnh pháp luật. Cùng với quy phạm thực
chất trong hệ thống pháp luật QPXĐ dẫn chiếu tới, rõ ràng QPXĐ đã thể hiện khả năng
quy định những quy tắc xử sự cho các bên khi tham gia vào các quan hệ dân sự quốc tế cụ
thể.
1.2.2. Phân loại QPXĐ
Hiện nay tồn tại rất nhiều cách phân loại QPXĐ
• Căn cứ vào mặt kỹ thuật xây dựng quy phạm, QPXĐ chia thành: QPXĐ một chiều
và QPXĐ hai chiều. Đây là một trong những cách phân loại QPXĐ phổ biến trong
tư pháp quốc tế hiện nay
- Quy phạm xung đột một chiều (QPXĐ một bên) là loại quy phạm chỉ ra loại quan
hệ dân sự này chỉ được áp dụng luật pháp của một nước cụ thể
Ví dụ: khoản 2 điều 769 BLDS:… Ở đây, quy định chỉ rõ, khi một quan hệ pháp
luật về hợp đồng phát sinh và quan hệ đó liên quan đến một bất động sản ở Việt
Nam thì luật duy nhất được áp dụng là luật Việt Nam mà không có sự lựa chọn nào
khác
- Quy phạm xung đột hai chiều (QPXĐ hai bên) là loại quy phạm chỉ ra nguyên tắc
chung để lựa chọn một hệ thống pháp luật nào đó để điều chỉnh quan hệ có yếu tố
nước ngoài
Ví dụ: khoản 2 điều 766:… Trong quy phạm này, nếu động sản được chuyển đến
Việt Nam thì sẽ áp dụng pháp luật Việt Nam nhưng nếu động sản được chuyển đến
một quốc gia nào khác thì sẽ áp dụng pháp luật của quốc gia đó.
• Căn cứ vào tính chất, QPXĐ được chia thành hai loại là QPXĐ mệnh lệnh và
QPXĐ tùy nghi
- QPXĐ mệnh lệnh là quy phạm mà trong đó, quy tắc để tiến hành chọn luật mang
tính bắt buộc, không cho phép các bên tự thỏa thuận với nhau. Khoản 2 điều 769 về
hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài liên quan đến bất động sản ở Việt Nam,
khoản 1 điều 767 về thừa kế có yếu tố nước nogài theo pháp luật… là những ví dụ
điển hình cho QPXĐ mệnh lệnh.
- QPXĐ tùy nghi là quy phạm cho phép các bên thỏa thuận “chọn luật” để điều chỉnh
hoặc cho phép các cơ quan có thẩm quyền được lựa chọn pháp luật để áp dụng.
• Căn cứ vào nguồn, QPXĐ được chia thành QPXĐ thống nhất và QPXĐ trong nước
- QPXĐ thống nhất là những quy phạm được các quốc gia thỏa thuận xây dựng trong
các điều ước quốc tế (song phương và đa phương) hoặc qua việc thừa nhận các tập
quán quốc tế
- QPXĐ trong nước (QPXĐ thông thường) là các quy phạm được các quốc gia xây
dựng trong hệ thống pháp luật nước mình nhằm hướng dẫn các cơ quan có thẩm
quyền của nước mình hoặc các bên tham gia trong quan hệ trong việc chọn luật áp
dụng để điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Các QPXĐ trong
nước thường được quy định theo một trong hai cách thức là quy định trong từng văn
bản pháp luật chuyên ngành khác nhau hoặc tập hợp trong một đạo luật thống nhất.
Như vậy, có thể thấy rằng QPXĐ trong nước chỉ là một bộ phận của hệ thống QPXĐ trong
tư pháp quốc tế chứ không phải là tất cả. Đối với tư pháp quốc tế Việt Nam cũng vậy, bên
cạnh luật trong nước là một loại nguồn quan trọng của tư pháp quốc tế thì các điều ước
quốc tế song phương và đa phương đều chứa đựng các QPXĐ điều chỉnh các quan hệ dân
sự có yếu tố nước ngoài phát sinh. Việt Nam đã tiến hành ký kết các Hiệp định tương trợ
tư pháp trong rất nhiều lĩnh vực với nhiều quốc gia trên thế giới, tạo thành một khối lượng
rất lớn các QPXĐ để điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Trong phạm vi
của đề tài, khóa luận chỉ đi sâu tìm hiều về các QPXĐ trong BLDS Việt Nam và đây chỉ là
một bộ phận của hệ thống QPXĐ trong nước.
1.2.3. Cấu trức của quy phạm xung đột
Theo lý luận chung về nhà nước và pháp luật thì quy phạm pháp luật thông thường nói
chung được cấu thành bởi các bộ phận là: giả định, quy định và chế tài. Tuy nhiên, khác
với các quy phạm pháp luật thông thường thì QPXĐ được cấu thành bởi hai bộ phận là
phần Phạm vi và phần Hệ thuộc. Và nếu như trong một quy phạm pháp luật thông thường
có thể có hoặc không có đầy đủ cả ba bộ phận kể trên thì trong bất kỳ một QPXĐ nào, hai
bộ phạn Phạm vi và Hệ thuộc cũng không thể tách rời.
Ví dụ: khoản 1 điều 773 quy định:… Trong QPXĐ này, phần Phạm vi quy định quy phạm
này áp dụng cho quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài cụ thể là quan hệ bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng, phần Hệ thuộc quy định pháp luật được áp dụng để điều chỉnh quan hệ
này là pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực
tế của hành vi gây thiệt hại.
Phạm vi là phần quy định QPXĐ này được áp dụng cho loại quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài nào, cụ thể là quan hệ hôn nhân hay quan hệ thừa kế, quan hệ hợp đồng hay quan hệ
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng… Có thể thấy bộ phận này của QPXĐ có điểm tương
đồng với phần giả định của những quy phạm pháp luật thông thường, đó là đều đưa ra
hoàn cảnh, tình huống để áp dụng quy phạm. Tuy nhiên nếu như trong phần Giả định của
quy phạm pháp luật thông thường đưa ra những tình huống, hoàn cảnh thực tế cụ thể có thể
xảy ra trong đời song để xác định được phạm vi điều chỉnh của quy phạm đo thì QPXĐ chỉ
dừng lại ở việc đưa ra loại quan hệ pháp luật sẽ được quy phạm điều chỉnh. Điều này có
thể thấy được tính khái quát rất cao của QPXĐ trong tư pháp quốc tế.
Hệ thuộc là phần chỉ ra pháp luật nước nào được áp dụng để giải quyết quan hệ pháp luật
đã được nêu ra ở phần Phạm vi.
Hiện nay, trong khoa học tư pháp quốc tê tồn tại một số kiểu hệ thuộc cơ bản sau:
- Luật nhân thân (lex personalis): bao gồm hai loại biến dạng là luật quốc tịch ( lex
patriae) là luật của quốc gia mà đương sự là công dân và luật nơi cư trú (lex
domicilii) được hiểu là luật của nước nơi mà đương sự có nơi cư trú ổn định. Hai
kiểu hệ thuộc này đều thuộc quy chế dân sự của cá nhân (status personalis) của
nguyên tắc luật nhân thân được sử dụng rộng rãi trong tư pháp quốc tế của nhiều
nước trên thế giới mà chủ yếu là trong các quan hệ dân sự liên quan đến vấn đề
nhân thân.
- Luật quốc tịch của pháp nhân (lex societatis) là luật của quốc gia mà pháp nhân
mang quốc tịch. Quy chế pháp lý này của pháp nhân thường được xác định thông
qua một trong ba dấu hiệu cơ bản: nơi trung tâm quản lý của pháp nhân; nơi đăng
ký thành lập của pháp nhân; nơi pháp nhân tiến hành hoạt động, kinh doanh chính
trên thực tế…
- Luật nơi có vật (lex rei sitae) được hiểu là vật (tài sản) đang ở đâu thì vật của nước
đó sẽ được áp dụng để giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến vật (tài sản) đó.
Hệ thuộc này thường được áp dụng để giải quyết các quan hệ về sở hữu có yếu tố
nước ngoài.
- Luật do các bên ký kết hợp đồng lựa chọn (lex voluntatis) được áp dụng trong các
quan hệ về hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài, chủ yếu là trong lĩnh vực thương
mại và hàng hải quốc tế. Quy định của hệ thuộc này xuất phát từ nguyên tắc cơ bản
của hợp đồng là tự nguyện, tự do ý chí và hoàn toàn bình đẳng thỏa thuận giữa các
bên.
- Luật nơi thực hiện hành vi (lex loci actus): bao gồm rất nhiều loại như Luật nơi ký
kết hợp đồng (lex loci contratus), luật nơi thực hiện nghĩa vụ (lex loci soluntiontis),
luật nơi thực hiện hành động (lex loci actus)…
- Luật nơi vi phạm pháp luật (lex loci delicti commissi): được hiểu là trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do vi phạm pháp luật được giải quyết theo pháp luật nơi có hành vi
vi phạm pháp luật và gây ra thiệt hại. Đây là một hệ thuộc được hình thành từ rất
sớm trong tư pháp quốc tế và được ghi nhận trong hầu hết luật của các nước trên thế
giới.
Ngoài ra còn có một số hệ thuộc khác như luật nước người bán (lex venditoris), luật tiền tệ
(lex monetae), luật tòa án (lex fori)…
1.2.4. Áp dụng pháp luật nước ngoài
Trong thực tế, việc áp dụng các quy phạm xung đột có thể dẫn đến việc áp dụng pháp luật
nước ngoài. Áp dụng pháp luật nước ngoài là “hoạt động thi hành pháp luật quốc gia thông
qua việc áp dụng quy định của pháp luật nước ngoài nhằm điều chỉnh quan hệ dân sự có
yếu tố nước ngoài”. Khi xảy ra hiện tường xung đột pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm
quyền chỉ áp dụng pháp luật nước ngoài khi có QPXĐ dẫn chiếu tới. QPXĐ có thể là
QPXĐ trong pháp luật Việt Nam, cũng có thể nằm trong các điều ước quốc tế mà Việt
Nam tham gia. Trong trường hợp QPXĐ trong điều ước quốc tế và trong pháp luật Việt
Nam đều cùng điều chỉnh một quan hệ hoặc nhóm quan hệ nhất định mà có nội dung khác
nhau thì ưu tiên áp dụng quy định của điều ước quốc tế (theo khoản 2 điều 759)
Khi QPXĐ dẫn chiếu tới luật pháp nước ngoài thì có nghĩa là dẫn chiếu tới toàn bộ hệ
thống pháp luật của nước đó, không loại trừ luật nội dung, luật hình thức hay luật xung đột,
cũng không phải chỉ dẫn chiếu đến một số những quy phạm pháp luật điều chỉnh nhóm
quan hệ cụ thể… Như vậy, khi áp dụng pháp luật nước ngoài là áp dụng toàn bộ hệ thống
pháp luật nước ngoài nên nó phải được giải thích, xác định nội dung và áp dụng để giải
quyết vụ việc đúng như quy định của quốc gia đã ban hành. Có thể nói, đây chính là điều
kiện tiên quyết để bảo hộ một các thiết thực quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân và
pháp nhân nước mình khi các quan hệ pháp luật pháp sinh ở nước ngoài.
Pháp luật Việt Nam cũng ghi nhận việc áp dụng pháp luật nước ngoài tại BLDS điều 759:
…
Qua phân tích lý luận và tìm hiểu thực tiễn đều có thể thấy được sự cần thiết của việc áp
dụng pháp luật nước ngoài đối với mỗi quốc gia và bản thân mỗi chủ thể trong việc điều
chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên việc áp dụng pháp luật nước
ngoài luôn gắn liền với việc tôn trọng chủ quyền lãnh thổ quốc gia, đảm bảo sự bình đẳng
của các chủ thể tham gia quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Vì thế, đi kèm với quy định
áp dụng pháp luật nước ngoài, pháp luật Việt Nam cũng đưa ra quy định là việc áp dụng đo
hoặc hậu quả của việc áp dụng đó không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật
Việt Nam. Đây chính là nội dung của vấn đề “bảo lưu trật tự công cộng” trong tư pháp
quốc tế. Có thể hiểu quy tắc “bảo lưu trật tự công cộng” là việc pháp luật nước ngoài sẽ bị
gạt bỏ, không được áp dụng nếu việc áp dụng đó dẫn đến hậu quả xấu, tai hại hoặc mâu
thuẫn với những nguyên tắc cơ bản của chế độ xã hội cũng như pháp luật của nước mình.
Nội dung này cũng được quy định tương đối việc áp dụng tập quán quốc tế để điều chỉnh
các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài tại khoản 4 điều 759.
CHƯƠNG 2. Hệ thống quy phạm xung đột trong bộ luật dân sự năm 2005
2.1. Hệ thống các quy phạm xung đột của tư pháp quốc tế Việt Nam trước khi Bộ luật dân
sự năm 2005 ra đời
2.2. Sự ra đời và vai trò của phần thứ bảy trong Bộ luật dân sự 2005