Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Nguyên tắc cơ bản của kế toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.61 KB, 11 trang )

I. KHÁI QUÁT VỀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA KẾ TOÁN.......................1
1.1. Kế toán..........................................................................................................................1
1.2. Khái quát các nguyên tắc cơ bản của kế toán...............................................................2
II. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA KẾ TOÁN.....................................................2
2.1. Nguyên tắc cơ sở dồn tích............................................................................................2
2.2. Nguyên tắc hoạt động liên tục......................................................................................3
2.3. Nguyên tắc giá gốc ......................................................................................................5
2.4. Nguyên tắc phù hợp......................................................................................................6
2.5. Nguyên tắc nhất quán ..................................................................................................7
2.6. Nguyên tắc thận trọng...................................................................................................8
2.7. Nguyên tắc trọng yếu....................................................................................................9
III. KẾT LUẬN.................................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................11
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA KẾ TOÁN
1.1. Kế toán
1.1.2. Khái niệm
Kế toán là một môn khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tài sản
và sự vận động của tài sản trong đơn vị sản xuất, kinh doanh, tổ chức sự nghiệp và các cơ
quan nhằm kiểm tra giám sát toàn bộ tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị
đó.
1.1.3. Vai trò của kế toán:
Kế toán hình thành và phát triển gắn liền với sự phát triển của xã hội, kế toán ngày
càng trở nên cần thiết và trở thành công cụ quản lý kinh tế hiệu quả, không thể thiếu trong
hệ thống các công cụ quản lý tài chính. Vai trò của kế toán được phân tích qua các khía
cạnh sau:
- Nhờ có kế toán mà các đơn vị kế toán có thể quản lý chặt chẽ tình hình tài sản hiện
có cũng như việc sử dụng tài sản của đơn vị một cách có hiệu quả. Kế toán thực hiện vai
trò này thông qua việc ghi chép, theo dõi, giám sát thường xuyên liên tục tình hình hiện có
và biến động của tất cả mọi tài sản và nguồn hình thành tài sản…
- Thông tin do kế toán cung cấp là nguồn thông tin quan trọng, trung thực, khách
quan, chiếm phần lớn dòng thông tin đầu vào của quá trình quản lý, giúp các nhà quản trị


thực hiện tốt chức năng quản lý của mình. Vai trò này cực kỳ quan trọng trong điều kiện
nền kinh tế thi trường cạnh tranh gay gắt với nhiều thành phần kinh tế, loại hình doanh
nghiệp, muốn tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp phải xác định được chiến lược hoạt
động và phải có phưưong án tổ chức kế hoạch sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Do
đó, đòi hỏi các đơn vị phải tổ chức thu nhận thông tin nhanh chóng, chính xác về tình hình
sản xuất, kinh doanh để các nhà quản trị có thể đư ra những quyết định đúng đắn. Thêm
vào đó những thông tin do kế toán cung cấp cho các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ
quan tổ chức khác có liên quan nắm được tình hình kinh doanh của dơn vị để thực hiện
chức năng quản lý của nhà nước, và đưa ra ngững quyết định kinh doanh hiệu quả.
- Kế toán còn tiến hành phân tích và xử lý thông tin giúp các nhà quản lý đánh giá
chính xác mức độ hoàn thành về các chỉ tiêu kinh tế, phát hiện những yếu kém, sai lệch để
có những khắc phục kịp thời đồng thời phát hiện được những tiềm năng, thế mạnh chua
khai thác hết làm cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển cho đơn vị.
1.2. Khái quát về các nguyên tắc cơ bản của kế toán
Các nguyên tắc kế toán là tuyên bố chung như những chuẩn mực, mực thước và
những hướng dẫn để phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính đạt được các mục tiêu đầy
đủ, dễ hiểu, đáng tin cậy, và có thể so sánh.
Sự cần thiết phải có các nguyên tắc kế toán:
- Kế toán là một môn khoa học có vai trò quan trọng trong hoạt động của mỗi đơn vị,
doanh nghiệp…
- Thông tin kế toán cần cho nhiều đối tượng khác nhau, hay một đối tượng cũng có
thể cần nhiều thông tin kế toán từ những đơn vị khác nhau. Do đó, để những đối tượng sử
dụng có một cách đánh giá thống nhất về thông tin trên báo cáo tài chính của đơn vị kế
toán thì nhất thiết phải có nhưỡng nguyên tắc chung cho việc ghi chép, xử lý và trình bày
thông tin trên báo cáo tài chính…
Cơ sở cho việc xây dựng các nguyên tắc kế toán: Các nguyên tắc cơ bản của kế toán
được đúc rút ra từ những kinh nghiệm thực tiễn tổ chức quản lý công tác kế toán, cũng như
hoạt động của người thực hiện công tác kế toán và kết hợp với sự nghiên cúư của các cơ
quan chức năng, các chuyên gia kế toán
II. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA KẾ TOÁN

Trong kế toán có 7 nguyên tắc được thừa nhận như sau:
- Nguyên tắc cơ sở dồn tích - Nguyên tắc nhất quán
- Nguyên tắc hoạt động lên tục - Nguyên tắc thận trọng
- Nguyên tắc giá gốc - Nguyên tắc trọng yếu
- Nguyên tắc phù hợp
Các nguyên tắc sẽ được nghiên cứu dựa trên những khía cạnh về nộidung, đặc điểm và
đưa ra những ví dụ minh hoạ để làm sáng tỏ cách thức mà kế toán áp dụng những nguyên
tắc vào thực tiễn công viêc.
2.1. Nguyên tắc cơ sở dồn tích
2.1.1. Nội dung
Nguyên tắc cơ sở dồn tích là một trong các nguyên tắc kế toán cơ bản nhất chi phối
các phương pháp kế toán cụ thể trong kế toán doanh nghiệp. Theo đó, mọi giao dịch kinh
tế liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được
ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu, chi tiền hoặc các
khoản tương đương tiền
2.1.2. Đặc điểm
Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở dồn tích phản ánh tình hình tài chính của
doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tai, và tương lại.
Kế toán theo nguyên tắc cơ sở dồn tích đôi khi không tuân thủ theo yêu cầu khách
quan trong kế toán. Ghi nhận doanh thu và chi phí không dựa vào dòng tiền tương ứng thu
vào hay chi ra mà dựa vào thời điểm giao dịch phát sinh, số liệu trên báo cáo tài chính thể
hiện một phần ý kiến chủ quan của nhà kế toán. Chẳng hạn, việc phân bổ nhiều loại chi phí
hay ghi nhận doanh thu theo tiến độ thực hiện trong hoạt động xây lắp thể hiện những hành
động (vô hình), mang tính chủ quan của nhà kế toán.
Do báo cáo tài chính lập theo cở sở tiền mặt sẽ không phản ánh đúng thực tế hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam và
hầu hết các quốc gia trên thế giới quy định các doanh nghiệp phải ghi chép kế toán và lập
báo cáo tài chính theo cơ sở dồn tích.
Cơ sở dồn tích là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí; từ đó, báo cáo tài
chính nói chung và báo cáo kết quả kinh doanh nói riêng được lập trên cơ sở dồn tích phản

ánh đầy đủ (hay tuân thủ yêu cầu trung thực) các giao dịch kế toán trong kỳ và từ đó, cho
phép tình trạng tái sản, nguồn vốn của một DN một cách đầy đủ, hợp lý. Hơn nữa, do
không có sự trùng hợp giữa lượng tiền thu vào và doanh thu trong kỳ và tồn tại chênh lệch
giữa chi phí ghi nhận và lượng tiền chi ra trong một kỳ, kế toán theo cơ sở dồn tích cho
phép theo dõi các giao dịch kéo dài qua các kỳ khác nhau, như nợ phải thu, nợ phải trả,
khấu hao, dự phòng,....
2.1.3. Ví dụ
1. Doanh nghiệp A bán một lô hàng hóa trị giá 500 triệu đồng vào ngày 5/10/X cho
khách hàng. Khách hàng đã nhận đủ hàng, thanh toán 300 triệu đồng, nhận nợ và sẽ thanh
toán vào ngày 10/10/X. Theo nguyên tắc cơ sở dồn tích, doanh thu của lô hàng sẽ được kế
toán ghi nhận vào ngày bán lô hàng đó, tức là ngày 5/10/X chứ không phụ thuộc vào ngày
khách hàng thanh toán tiền.
2. Ngày 1/1/Y doanh nghiệp B ký hợp đồng thuê cửa hàng với chi phí thanh toán là
120 triệu trong thời hạn một năm (đã thanh toán đủ tiền), tuy nhiên, chi phí thuê không
được ghi nhận toàn bộ vào tháng 1, mà được kế toán phân bổ cho 12 tháng, tức là mỗi
tháng kế toán sẽ ghi nhận một khoản chi phí thuê cửa hàng là 10 triệu đồng.
2.2. Nguyên tắc hoạt động liên tục
2.2.1 Nội dung:
Nguyên tắc hoạt động liên tục là nguyên tắc mà theo đó báo cáo tài chính được lập
trên cơ sở giả định doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động bình
thường trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định, cũng không buộc phải
ngừng hoạt động hoặc thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của của mình
Một doanh nghiệp được coi là đang hoạt động khi nó tiếp tục hoạt động cho một
tương lai định trước. Người ta quan niệm rằng doanh nghiệp không có ý định và cũng
không cần thiết phải giải tán hoặc quá thu hẹp quy mô hoạt động của mình.
Khái niệm hoạt động liên tục được thừa nhận như một nguyên tắc lập BCTC. Khi
doanh nghiệp không thể tiếp tục hoạt động được thì BCTC phải lập theo thể thức đặc biệt,
trong đó tài sản được ghi nhận theo giá trị thực hiện thuần túy và các khoản nợ phải trả có
thể phải được tái phân loại về kỳ hạn.
2.2.2. Đặc điểm

- Giả thiết doanh nghiệp hoạt động liên tục liên quan đến việc phản ánh tài sản, thu
nhập, chi phí của doanh nghiệp theo giá gốc không phản ánh theo giá thị trường. Mặc dù,
giá thị trường của của những tài sản mà doanh nghiệp mua về có thể thay đổi theo thời
gian.
- Giả thiết này được đặt ra với lập luận doanh nghiệp hoạt động liên tục nên tài sản
được sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh và không được bán nên giá thị trường
của tài sản là không phù hợp và không cần thiết để phản ánh. Nếu phản ánh tài sản theo giá
thực tế, báo cáo tài chính của đơn vị chỉ phản ánh được tình hình tài chính của doanh
nghiệp ở thời điểm hiện tại mà thôi.
- Nguyên tắc này còn làm cơ sở cho các phương pháp tính hao mòn để phân chia giá
trị tài sản cố định vào các chi phí hoạt động của doanh nghiệp theo thời gian hoạt động của
nó.
- Trường hợp, khi doanh nghiệp chuẩn bị bán, sát nhập, giải thể…thì nguyên tắc hoạt
động liên tục sẽ không được vận dụng vào việc lập báo cáo tài chính. Ở đây, các tài sản
của doanh nghiệp sẽ phản ánh theo giá thị trường.
2.2.3. Ví dụ
Tại một doanh nghiệp M hoạt động sản xuất:

×