Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

THIẾT BỊ HẤP SỬ DỤNG HƠI NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (919.16 KB, 21 trang )

1
MỤC LỤC
I. SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ THIẾT BỊ XỬ LÝ NHIỆT SỬ DỤNG TRONG THỰC
PHẨM …………………………………………………………………………2
II. THIẾT BỊ HẤP……………………………………………………………… 2
1. Khái niệm………………………………………………………………………… 2
2. Phân loại thiết bị hấp……………………………………………………………….2
2.1. Thiết bị làm việc gián đoạn ……………………………………………………… 2
2.1.1. Thiết bị làm việc gián đoạn ở áp suất chân không…………………………… 2
2.1.2. Thiết bị làm việc gián đoạn ở áp suất thường………………………………….5
2.2. Thiết bị làm việc liên tục ở áp suất thường……………………………………… 7
III. ỨNG DỤNG THIẾT BỊ HẤP TRONG MỘT SỐ NGHÀNH CÔNG
NGHIỆP………………………………………………………………………8
IV. THIẾT BỊ HẤP TRONG QUY TRÌNH SẢN XUẤT MÌ ĂN LIỀN
……………………………………………………………………………… 11
1. Quy trình sản xuất mì ăn liền………………………………………………………11
2. Công đoạn hấp…………………………………………………………………….12
V. CÁCH VẬN HÀNH THIẾT BỊ HẤP MỘT CÁCH AN
TOÀN………………………………………………………………………….16
1. Một số sự cố xảy ra khi sử dụng thiết bị hấp………………………………………16
2. Nguyên nhân xảy ra sự cố………………………………………………………….17
3. Cách vận hành nồi hấp an toàn…………………………………………………….17
VI. Tài liệu tham khảo…………………………………………………………… 20
1
2
CHỦ ĐỀ 8: THIẾT BỊ HẤP SỬ DỤNG
HƠI NƯỚC
I. SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ THIẾT BỊ XỬ LÝ NHIỆT SỬ DỤNG TRONG THỰC
PHẨM
Xử lý nhiệt là một quá trình không thể thiếu trong nghành công nghệ chế biến thực phẩm.
Xử lý nhiệt không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho các công đoạn gia công tiếp theo được hiệu


quả, mà còn giúp cho quá trình thủy phân các thành phẩm của thực phẩm tốt hơn, giữ được
màu sắc, tạo mùi vị như ý muốn, kéo dài thời gian bảo quản, tạo ra sự đa dạng thực phẩm.
Đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng.
Vai trò của một số thiết bị gia nhiệt (thiết bị nấu, hấp, chần, làm nguội) dùng trong ngành
chế biến thực phẩm như:
- Dùng trong các quá trình chế biến: làm chín, hấp.
- Dùng cho các quá trình bảo quản: sấy, nướng.
- Dùng cho quá trình tiệt trùng.
II. THIẾT BỊ HẤP
1. Khái niệm
Hấp là quá trình làm chín thực phẩm dưới tác dụng của hơi nước bão hòa.
Ngoài ra, quá trình hấp còn được sử dụng để hỗ trợ cho các công đoạn xử lý nguyên liệu
như:
- Hấp hạt điều (điều chưa bóc vỏ) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công đoạn bóc vỏ hạt
điều.
- Hấp chè để diệt men (dùng trong công nghệ sản xuất chè xanh), lá chè trở nên mềm dẻo
thuận lợi cho công đoạn vò.
2. Phân loại thiết bị hấp
- Theo phương thức làm việc: gián đoạn và liên tục
- Theo áp suất làm việc: áp suất thường và áp suất chân không
2.1. Thiết bị làm việc gián đoạn
2.1.1 Thiết bị làm việc gián đoạn ở áp suất chân không
* NỒI HẤP TIỆT TRÙNG AUTOCLAVE
Nồi hấp tiệt trùng Autoclave là nồi hấp gián đoạn theo từng mẻ, hấp bằng hơi nước. Có
nhiều dạng nồi hấp khác nhau: có thể có dạng đứng hoặc nằm ngang.
2
3
Hình1: Thiết bị tiệt trùng Autoclave
*Cấu tạo nồi tiệt trùng Autoclave:
1-Lòng nồi hấp; 2-Cần lò xo; 3-Tay khóa; 4-Lòng bên ngoài nắp; 5-Khóa; 6-Hộp áp

nắp; 7-Vị trí đặt tay khóa; 8-Tay khóa; 9-Nắp nồi; 10-Đồng hồ áp suất; 11- Đèn báo gia
nhiệt; 12-Cửa lắp ống xả nước, khí; 13- Van cầu xả nước, khí; 14-Bàn đặt mẫu; 15-
Thùng chứa mẫu; 16-Gioang; 17-Ống gia nhiệt; 18-Ốc vít cố định; 19-Gioang ống chất
lỏng; 20-Ống thủy tinh dẫn chất lỏng; 21-Bánh xe di chuyển; 22-Bánh xe cố định; 23-
Van an toàn.
*Nguyên lý hoạt động:
Thực phẩm được sắp xếp ngay ngắn trong khoang chứa, sau đó được đưa vào thiết bị
hấp, hơi nóng của nước từ dưới đáy thiết bị hấp chín sản phẩm. Cho nước vào dưới đáy thiết
bị. Đậy nắp và cài đặt nhiệt độ, thời gian cần thiết cho quá trình hấp. Bên trong thiết bị có
ống dẫn hơi nước để gia nhiệt nguyên liệu cần tiệt trùng. Thiết bị còn có cửa nạp không khí
vừa để làm nguội, vừa để tạo đối áp trong giai đoạn làm nguội sản phẩm. Van được dùng để
xả không khí và hơi nước. Nước làm nguội được bơm vào thiết bị qua của và tháo ra qua cửa.
Mở nắp, lấy sản phẩm ra ngoài.
3
4
Hình 2: Đường đi của hơi trong thiết bị hấp tiệt trùng Autoclave
Autoclave phải có van để đẩy hết không khí ra và trong nồi chỉ còn có hơi nước bão hòa.
Có thể đóng van ngay từ đầu đợi áp lực nâng lên một ít rồi mới mở van để loại hết không khí
ra. Cũng có thể mở van ngay từ đầu, khi thấy hơi nước bay ra nhiều mới đóng van lại.
*Ứng dụng:
- Hấp các thực phẩm như: giò lụa, chả cá, thịt viên.
- Tiệt trùng sản phẩm sau đóng gói
- Tiệt trùng bao bì đóng gói vô trùng
- Tiệt trùng các dụng cụ y tế, các dụng cụ làm thí nghiệm,….
Hình 3: Tiệt trùng dụng cụ y tế trong nồi tiệt trùng Autoclave
2.1.2 Thiết bị làm việc gián đoạn ở áp suất thường
*TỦ HẤP DẠNG KHAY
4
5
Tủ hấp dạng khay là dòng tủ hấp chuyên dùng tại các nhà hàng, cơ sở sản xuất lớn, có

nhu cầu phục vụ khách hàng cao. Với những tính năng ưu việt, tủ hấp khay đang là sản phẩm
được nhiều cơ sở, đơn vị trên cả nước tin dùng và sử dụng trong công việc sản xuất kinh
doanh hằng ngày.

*Thiết kế:
- Cũng như các dòng tủ hấp khác, tủ hấp dạng khay được chế tạo với 2 lớp vỏ inox 304,
không rỉ sét, chống ăn mòn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Giữa 2 lớp vỏ 3 cm bông thủy
tinh công nghiệp cách nhiệt, đảm bảo lớp vỏ ngoài không hề bị nóng cũng như giữ nhiệt cho
phần bên trong tủ.
- Tủ hấp dạng khay là dạng tủ 1 cửa, có hệ thống bánh xe xoay dễ dàng di chuyển.Tủ có hệ
thống van xả nước và khí, chống cạn nước được các chuyên gia của Viễn Đông nghiên cứu và
thực nghiệm kĩ càng, đảm bảo không xảy ra các hiệntượng như xì, nổ hay khô cạn nước trong
khi sử dụng
*Nhiên liệu :
Tủ hấp khay có thể hoạt động bằng điện, ga hoặc cả ga và điện. Với dòng sử dụng điện,
có thể dùng điện 220V hoặc 380V (3 pha). Tùy thuộc vào nhu cầu mà ta có thể sử dụng loại
nhiên liệu phù hợp với đơn vị và cơ sở của bạn.
*Nguyên lí hoạt động :
5
Hình 5: Tủ hấp 10 khayHình 4: Tủ hấp 12 khay
6
- Nhiên liệu khi cho vào sẽ đốt nóng thanh nhiên liệu.
- Thanh nhiên liệu sẽ làm sôi nước bên dưới tủ.
- Nước sôi tạo ra hơi nóng bên trong tủ.Hơi nóng sẽ làm chín đều thực phẩm
*Khả năng làm việc của tủ hấp khay:
- Tủ được trang bị 12 khay với các vị trí được bố trí hợp lí, đảm bảo cho thực phẩm bên
trong luôn được chín đều mà không sợ bị khô hay cháy bề mặt.
Hình 6: Có 2 loại khay: phẳng và lỗ
- Mỗi khay có sức chứa là 5 kg, năng suất của tủ vào khoảng 60 kg/mẻ.
- Hiện nay có 2 loại khay là

+ Khay phẳng : dùng nấu
+ Khay lỗ : dùng để hấp
- Tủ hấp giò chả 12 khay có khả năng làm việc đa dạng :
+ Nấu cơm, xôi, nếp….cho ra thực phẩm chín đều.
+ Hấp các loại bánh : bánh lá, bánh bao, bánh tét, bánh cuộn….
+ Hấp, luộc các loại hải sản : tôm, cua, ghẹ, cá, chải (bè bè), óc, ngao….
+ Hấp chín các loại củ quả : ngô, khoai……
+ Hấp chín các loại gà, vịt, ngan…….
6
7
2.2. Thiết bị làm việc liên tục ở áp suất thường
* THIẾT BỊ HẤP BĂNG TẢI TRONG SẢN XUẤT CHÈ
* Mục đích quá trình hấp trong sản xuất chè:
Dùng hơi nước có áp suất và nhiệt độ cao để tiến hành diệt men có trong nguyên liệu chè,
làm cho nguyên liệu chè trở nên mềm dẽo hơn. Sau quá trình hấp, độ ẩm của nguyên liệu
tăng 1 ÷ 3 %, do đó có thêm công đoạn sấy nhẹ để làm cho quá trình vò và sấy được thuận
lợi hơn.
*Yêu cầu: Phải diệt men đầy đủ, độ ẩm còn lại 60 ÷ 65 %.
* Sơ đồ cấu tạo máy hấp chè
Hình7: Sơ đồ máy hấp hấp chè nguyên liệu
Chú thích:
1- Bộ phận gạt chè 2- Hệ thống ống dẫn hơi 3. Buồng hấp
4- Ống thoát hơi 5- Ống thổi không khí mát 6- Buồng làm nguội
7- Băng chuyền làm nguội 8- Máng chứa chè 9- Giá đỡ
7
8
10- Băng chuyền hấp
* Nguyên tắc làm việc:
Vật liệu nhờ bộ phận gạt (1) để phân bố đều ở băng chuyền hấp chè (10) được đặt trong
buồng hấp (3). Hơi nước được phunvafo phòng qua hệ rhoongs ống phhun hơi (2) và hơi ẩm

được thoát ra ống (4). Sauk hi ra khỏi phòng hấp chè được rơi xuống băng chuyền (7) đi vào
phòng làm nguội (6), tại đây không khí làm lạnh được thổi vào qua hệ thống (5) nhờ quạt ly
tâm, sau đó vào máng chứa(8).
Thường vận tốc băng chuyền 2m/phút, thời gian hấp khoảng 2 phút
* Những điểm cần chú ý khi làm việc với máy hấp:
- Trước khi đưa nguyên liệu chè vào hấp phải cho hơi nóng vào buồng hấp để làm nóng
băng chuyền trước.
- Rải đều nguyên liệu trên băng chuyền theo nguyên tắc: hấp ở nhiệt độ cao thì rải mỏng và
ngược lại, nguyên liệu non thì rải mỏng hơn nguyên liệu già, thường khống chế khoảng
12 ÷ 15 cm có độ ẩm 60 ÷ 63 %. Sau khi sấy nhẹ chè cần được rải thành một lớp dày 15
÷ 20 cm để làm nguội, thời gian làm nguội khoảng 20 ÷ 30 phút.
III. ỨNG DỤNG THIẾT BỊ HẤP TRONG MỘT SỐ NGHÀNH CÔNG NGHIỆP
Thiết bị hấp được ứng dụng nhiều trong nhiều lĩnh vực như: sản xuất ô tô, sản xuất bê
tông, y tế,…đặc biệt thiết bị hấp được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực thực phẩm nhằm làm
chính thực phẩm, nâng cao cấu trúc cũng như hỗ trợ cho các công đoạn trong quá trình sản
xuất.
- Sản xuất ô tô: sau khi ô tô được sơn xong thì được đem vào phòng hấp ở nhiệt độ 60-80
độ trong thời gian 30-120phút tùy chất liệu. Mục đích : giúp lớp sơn bóng đẹp hơn và
cứng chắc hơn.sau đó đem sấy
8
9
Hình 8: Phòng sơn hấp sấy ô tô
- Sản xuất bê tông:Bê tông được hấp trong hầm hấp bằng hơi nước với áp suất > 1bar,
6-8 giờ hoặc tưới nước sôi thay vì nước mát với nhiệt độ ngoài trời (mỗi giờ). Đạt
cường độ 7 ngày, tháo khuôn và cung cấp cho nồi auto clave gia tải đến cường độ
28 ngày với hơi nước > 160º và áp suất > 10bar, 4 giờ. Và Hơi nước nóng có công
dụng giữ ẩm trong quá trình sử dụng nhiệt thúc đẩy thủy hóa bê tông - các thành
phần hóa chất trong xi măng sẽ rút ngắn thời gian ninh kết cứng
Mục đích: Nhằm hoàn thiện cấu trúc sản phẩm bằng hơi nước
9

10
Hình 9: Thiết bị hấp bê tông
- Trong y tế: hấp giúp tiệt trùng các thiết bị y tế.
Hình 10: Thiết bị hấp tiệt trùng dụng cụ y tế
10
11
- Thực phẩm: hấp để làm chín thực phẩm, hỗ trợ cho các công đoạn sau trong quá trình sản
xuất.
Hình 11: Tủ hấp bánh bao Hình 12: Thiết bị hấp bánh phở


IV. THIẾT BỊ HẤP TRONG QUY TRÌNH SẢN XUẤT MÌ ĂN LIỀN
1. Quy trình sản xuất mì ăn liền
11
12
Hình 13: Sơ đồ sản xuất mì ăn liền
12
13
Hình 14: Dây chuyền sản xuất mì ăn liền
2. Công đoạn hấp
* Mục đích: nhằm làm chín sợi mì, cố định cấu trúc sợi mì thông qua sự thay đổi tính
chất của sợ mì như:
- Hồ hóa tinh bột
- Nhằm biến tính protein để giảm độ vữa nát của sợi mì
- Tăng độ dai của sợi mì trong nước sôi, tăng độ bóng
- Làm cho sợi mì vàng hơn
- Rút ngắn thời gian chiên.
*Yêu cầu:
- Sợi mì vàng, dai và mềm hơn
- Sauk hi hấp hơi mì chín đều 80-90%

- Sợi mì không bị biến dạng, không bị nhão, không bị kết dính lại trên băng tải.
*Các biến đổi:
• Vật lý:
- Độ ẩm tăng
- Nhiệt độ tăng
- Thể tích sợi mì tăng do sự trương nở của tinh bột
- Độ xoắn của sợi mì giảm do sự giãn nở nhiệt
- Sẫm màu hơn
- Loại trừ một số mùi, vị không thích hợp cho sản phẩm.
• Hóa học
- Hơi nước bị hấp thu bởi tinh bột trong các sợi mì
- Sự đông tụ protein.
• Hóa sinh: Enzyme bị hô hoạt.
• Sinh học: Vi sinh vật bị ức chế và tiêu diệt.
13
14
*Quy trình hấp và tưới nước lèo
Hình 15: Quy trình hấp và tưới nước lèo
Vắt mì được băng tải trung gian và băng tải của thiết bị hấp đưa vào buồng hấp. Quá trình
hấp được thực hiện liên tục trong thiết bị hấp, được cung cấp nhiệt bởi hơi nước bão hòa có áp
suất khoảng 6-7 kg/cm
2
, nhiệt độ buồng hấp 100-105
0
C, áp suất vào trong buồng hấp khoảng
1±0,1 kg/cm
2
. Thời gian hấp 120-150 giây. Và độ ẩm của mì đạt khoảng 43%. Mì ra khỏi thiết bị
hấp và được thổi nguội nhờ quạt thổi từ dưới lên và từ trên xuống băng tải nhằm làm ráo nước tự
do đọng lại trên bề mặt sợi mì và băng tải; Tách sợi mì ra khỏi băng tải vì trong quá trình hấp

một số sợi mì bị hồ hóa dính vào lưới băng tải; Làm cho vắt mì nguội đi thuận tiện cho công
nhân thao tác chỉnh sửa vắt mì trong khuôn.
* Thiết bị
Hệ thống hấp: buồng hấp 3 tầng hình hộp chữ nhật, được làm bằng thép không rỉ, kín, chịu
nhiệt độ và áp suất cao, chịu ăn mòn, có lớp cách nhiệt với môi trường ngoài. Bên trong nồi, có
các ống dẫn hơi. Trên các ống này, có đục lỗ để hơi phun ra làm chín sợi mì.
14
15
Cấu tạo:
Buồng hấp hình hộp chữ nhật dài, đặt nghiêng so với sàn một góc nghiệng nhỏ để thoát
nước ngưng, được làm bằng inox được cách nhiệt bằng bông thủy tinh. Kích thước dài:rộng:cao
là 7x0,8x0,9 (m). Bên hông có các cửa có thể mở ra để vệ sinh thiết bị. Nắp có lớp cao su chịu
nhiệt để đảm bảo độ kín. Băng tải mì được bố trí chạy liên tục xuyên suốt trong 3 tầng hấp. Ở
mỗi tầng hấp có các ống kim loại dẫn hơi, trên các ống có các lỗ phun hơi nhỏ nằm theo hình
ziczag. Hai đầu buồng hấp có hai ống thoát hơi thứ ra ngoài. Ống thoát hơi thứ cao hơn mái nhà
để hơi nóng có thể thoát ra ngoài đảm bảo việc thông thoáng và vệ sinh khu vực phòng hấp. Trên
các ống có đồng hồ đo áp suất, các đồng hồ đo nhiệt độ nằm trên thân thiết bị. Hai đầu buồng
hấp có hai ống thoát hơi thứ ra ngoài. Ống thoát hơi thứ cao hơn mái nhà để hơi nóng có thể
thoát ra ngoài đảm bảo việc thông thoáng và vệ sinh khu vực phòng hấp.
*Nguyên lý hoạt động:
Mì theo băng tải vào thiết bị hấp, hơi nước bão hòa từ lò hơi theo đường ống (1) vào bồn
chứa hơi- galong (A). Tại bồn chứa, hơi theo đường ống vào thiết bị hấp, nước ngưng tại bồn
chứa được van tự động “cóc tự động” (3) tháo ra ngoài theo đường ống (2). Tại thiết bị hấp, hơi
được chia làm hai đường để phân đều trong thiết bị, mỗi đường gồm có 3 ống phun hơi (5) chạy
song song nhau, mỗi ống có nhiều lỗ phun hơi (6) nằm phía dưới. Vì thế hơi sẽ tiếp xúc với mì từ
dưới lên và mì sẽ được hấp chín từ đầu tới cuối thiết bị. Nước ngưng trong thiết bị được tháo ra
ngoài qua đường ống (7) do thiết bị đặt nghiên 4-6
0
so với mặt sàn. Hơi nước được thoát ra môi
trường qua hai ống tháo hơi (4) đặt ở hai đầu thiết bị.

15
16
Hình 16: Sơ đồ phân phối hơi vào thiết bị hấp
Chú thích:
A- Bồn chứa hơi (galong hơi) 3- “Cóc tự động” 7- Van xả nước ngưng
B- Thiết bị hấp 4- Ống thoát hơi 8- Van xả hơi
1- Hơi vào 5- Ống dẫn hơi 9- Áp kế
2- Cửa tháo nước ngưng 6- Lỗ phun hơi
*Thông số kỹ thuật:
- Đường kính ống dẫn hơi bên trong nồi hấp: 50mm
- Đường kính lỗ đục trên ống dẫn hơi: 3-5mm, khoảng cách giữa hai lỗ: 60-70 mm
- Nhiệt độ hơi hấp: 100-120
0
C
- Áp suất hơi thấp từ 1,1-1,5 at
- Lưu lượng hơi vào tủ hấp (tấn/h): 1,5 tấn/h
- Thời giân hấp: 1-5 phút
- Độ ẩm sau khi hấp: 30-50%
16
17
Hình 17: Mô hình thiết bị hấp
V. CÁCH VẬN HÀNH THIẾT BỊ HẤP MỘT CÁCH AN TOÀN
1. Một số sự cố xảy ra khi sử dụng thiết bị hấp
Vào tháng 6 năm 1969, một nồi hấp bê tông đã có sự cố với nắp tại Hamilton. Nắp nồi
hấp đã bay ra khi đang vận hành. Mái nhà xưởng bay lên 10 feet, các mảnh kim loại và gạch
đá bay xa 150 feet. Nồi hấp bật ra khỏi móng bê tông và bay sang 1 nhà trẻ em gần đó. May
mắn là không có ai bị thương. Sau khi san bằng nhà trẻ em nồi hấp bay tiếp 200 feet nữa và
nghiền nát 3 xe tải và 2 xe hơi, đập vào tường một cửa hàng rồi hất chiếc xe container bay ra
giữa một con đường gần đó.
Tháng 4 năm 1976, một thanh niên 17 tuổi đã chết trên công trường Regina. Do không đủ

kiên nhẫn để chờ cho áp suất trong nồi được xả hoàn toàn, người công nhân này đã mở nắp
nồi hấp khi áp suất còn 5 psi, bất chấp tiếng hét cảnh báo của người thợ chính.
Tháng 2 năm 1977, một nồi hấp đã bị bật tung nắp tại Monmagny ngay sau khi đưa vào
sử dụng lần đầu tiên, phá hủy toàn bộ xưởng rộng 50x200 feet. Không có ai bị thương.
Tháng 7 năm 1977, hai kỹ sư đã chui vào xem xét bên trong một nồi hấp 8 feet 6
’’
đường
kính và dài 140 feet dùng để hấp xe ô tô. Người công nhân không biết điều này đã đưa khung
chứa xe ô tô vào nồi, đóng nắp và mở hơi. Hết sức khó khăn hai kỹ sư mới đến được cưa nồi.
Họ kêu gào tuyệt vọng và đặp vào cửa nồi. Một người thợ hàn gần đó nghe được và báo cho
người vận hành biết. Nồi được ngưng và mở nắp. hai nạn nhân đã bất tỉnh tuy nhiên họ đã
được cứu sống.
17
18
Tối ngày 8/7/2013, tại Hậu Giang đã xảy ra một vụ nổ nồi hấp bánh, một nười thiệt
mạng. Toàn bộ khu vực sản xuất bánh da lợn và một phần nhà sau của gia đình nạn nhân
cùng nhiều vật dụng bên trong bị phá hủy hòan toàn. Chiếc nồi hơi bằng thép dày 0,8cm, cao
1,9m, đường kính 0,65m, nặng gần 1 tấn bị xé toạc. Toàn bộ 22 ống thủy bên trong bị văng
ra. Sức mạnh của vụ nổ cũng làm nhiều cây cối gần đó bị hư hại nặng.
2. Nguyên nhân xảy ra các sự cố:
- Công nhân vận hành không đúng cách
- Sử dụng các thiết bị hấp tự chế tạo không qua kiểm định.
- Các hoạt động bảo trì còn yếu hay không đúng cách.
- Hơi nước sử dụng cho quá trình hấp còn lẫn nhiều tạp chất.Do hơi nước được cung cấp
từ lò hơi, khi nước được đun nóng và chuyển sang thể hơi các chất ô nhiễm đi vào theo nước
bổ sung và tích tụ trong lò hơi, trong các đường ống vận chuyển hơi nước từ lò hơi sang các
thiết bị (thiết bị hấp,…), tạo sự cách nhiệt trong đường ống, giảm hiệu suất nhiệt, hiện tượng
thiết bị bị quá nhiệt làm hư hỏng kim loại. Các lớp cáu cặn trong các đường ống bị nghẽn
cũng dẫn đến quá nhiệt. Sự ăn mòn có thể xảy ra bên dưới lớp cáu cặn, thường là nguyên
nhân dẫn đến tình trạng rò rỉ các đường ống và phát nổ. Ngoài ra, nước dùng cho quá trình

bốc hơi để sử dụng cho thiết bị hấp là nước cứng, chứa nhiều ion Ca
2+
và Mg
2+
, khi hoạt động
những ion này gây đóng cặn trong thiết bị, làm tăng áp lực lên thiết bị (nếu thiết bị không
được bảo trì thường xuyên để làm sạch các lớp cặn) dẫn đến hiện tượng quá tải, gây nổ thiết
bị hấp.
3. Cách vận hành nồi hấp an toàn
- Điều kiện để nhân viên vận hành an toàn nồi hấp:
Công nhân vận hành được đào tạo, trang bị các kỹ năng kiến thức về thiết bị cũng như
cách vận hành nồi hấp đúng cách, trước khi hoạt động một nồi hấp.
- Bảo trì và kiểm định:
Phải kiểm định nồi hấp định kỳ và bảo trì, bảo dưỡng một đúng đắn và chất lượng. Thực
hiện việc kiểm định theo thông tư 32/2011/ BLĐTBXH, về việc kiểm định các thiết bị, máy
móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Thực hiện theo các đề nghị của nhà sản
xuất để bảo trì thường xuyên.
- Lưu trữ hồ sơ vận hành nồi hấp:
Lưu trữ hồ sơ tài liệu của quá trình bảo dưỡng hoặc sửa chữa nồi hấp. Thông qua
các hồ sơ này quá trình bảo trì nồi hấp được thực hiện khá dễ dàng. Hồ sơ phải được lưu trữ
trong phòng đặt nồi hấp, cùng với các hướng dẫn vận hành được dán trên nồi hấp
- Xử lý nước cấp trước khi sử dụng cho lò hơi:
18
19
Chúng ta sử dụng hệ thống hay thiết bị làm mềm nước (Water softener) là một thiết bị
trao đổi ion để khử calcium và magnesium trong nước cấp lò hơi và thay thế bằng các ion
Na
2+
. Khi sử dụng nước đã khử ion/khoáng cho lò hơi để giảm tối thiểu độ cứng tránh hiện
tượng đóng cặn cho thiết bị.

- Sử dụng an toàn nồi hấp:
+ Đừng để nồi hấp có chứa các chất ăn mòn, dung môi, chất dễ bay hơi hoặc các vật liệu
phóng xạ.
+ Trước khi sử dụng nồi hấp, kiểm tra bên trong buồng nồi hấp.
+ Đảm bảo rằng các miếng đệm cửa đã vẫn bình thường
+ Nạp nồi hấp theo khuyến cáo của nhà sản xuất. KHÔNG quá tải nồi hấp.
+ Chất lỏng phải nằm trong khay nhựa nhiệt một kháng có chứa một inch nước.
+ Hãy chắc chắn rằng cửa nồi hấp đóng hoàn toàn và latched và đảm bảo rằng các chu kỳ
chính xác cho các mục được hấp đã được lựa chọn trước khi bắt đầu chu kỳ.
+ Khi chu kỳ là hoàn tất, mở cửa từ từ. Giữ đầu của bạn, mặt và tay từ việc mở cửa.
+ Thực hành bổ sung cho nồi hấp đối với chất lỏng
+ Khi chạy một chu kỳ nồi hấp với các chất lỏng, thời gian chu kỳ kéo dài hơn, nhưng sử
dụng nhiệt độ thấp hơn để giảm thiểu sự bay hơi của các chất lỏng
+ Để ngăn chặn chai đập vỡ trong các điều áp, nắp các thùng chứa chất lỏng phải được nới
lỏng trước khi tải.
+ Sử dụng chịu nhiệt “nồi hấp” khay với đáy vững chắc và những bức tường để chứa các nội
dung và bắt tràn.
+ Đợi 10 phút sau khi kết thúc chu kỳ trước khi loại bỏ các mục tải hấp lỏng.
+ Hãy để các chất lỏng đứng ít nhất một giờ đồng hồ đầy đủ trước khi chạm vào với tay cởi
bao tay ra. Hãy chắc chắn để cho những người khác trong khu vực biết rằng nhiệt là một mối
nguy hiểm hiện nay.
+ Thực hành bổ sung cho nồi hấp đối với tải khô
+ Thêm ¼ đến ½ inch nước vào khay để các chai sẽ nóng đều.
+ Kiểm tra nguyên liệu nhựa để đảm bảo rằng chúng phù hợp với được hấp.
+ Trước khi loại bỏ các mục hấp, chờ 5 phút sau khi kết thúc chu kỳ cho tải chỉ chứa thủy
tinh khô.
+ Cho tải khô, cho thủy tinh mát mẻ cho tối thiểu là 15 phút trước khi chạm vào nó với bàn
tay cởi bao tay ra.
- Khi nồi hấp gặp sự cố:
19

20
Ngừng sử dụng ngay lập tức nếu một nồi hấp không hoạt động đúng. Đăng một dấu hiệu
cảnh báo cho những người khác không sử dụng nồi hấp.
Cơ thất bại cần phải có sự tham dự của một kỹ thuật viên được đào tạo. Liên hệ với công
ty dịch vụ chịu trách nhiệm cho việc duy trì nồi hấp của bạn hoặc đại diện bộ phận an toàn
của bạn để được hướng dẫn thêm.
- Sơ cứu khi xảy ra sự cố đối với nồi hấp:
Nếu bạn đang bị phỏng, bạn nên đi đến bệnh viện, các cở sở y tế gần nhất. Bỏng nhẹ nên
được điều trị bằng cách sử dụng các thủ tục viện trợ đầu tiên, bao gồm ngâm vết bỏng trong
nước lạnh ngay lập tức, thay quần áo từ khu vực cháy và giữ mát mẻ cho vùng bị thương ít
nhất 5 phút.
20
21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng “ Máy vè thiết bị nhiệt thực phẩm”, Nguyễn Hữu Nghĩa.
2. hp://www.bonbecongnghiep.com.vn/bonbe/chi-!et/?1301/noi-hap-mau-08.html
3.
4. />xuat-mi-an-lien-nang-suat-10-tan-san-phamca-10552/
5.
6.
7.
21

×