Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch thực hiện hợp phần vệ sinh thuộc chương tình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 80 trang )

S TAY HƯNG DN
LP K HOCH THC HIN HP PHN V SINH
B Y T
CC QUN LÝ MÔI TRƯNG Y T
Tài liệu dành cho cán bộ cấp tỉnh, huyện
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA NƯỚC SẠCH
VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2012-2015
Hà Nội, tháng 3 năm 2014
2
BAN BIÊN SON
Cc Qun lý môi trưng y t (VIHEMA)
Nguyễn Huy Nga
Dương Chí Nam
Nguyễn Bích Thủy
Đỗ Mạnh Cường
Nguyễn Huy Cường
Phạm Hồng Quang
Chương trình Nưc và V sinh - Ngân hàng Th gii (WSP)
Nguyễn Diễm Hằng
Nguyễn Thị Hiền Minh
Chuyên gia tư vn
Lene Jensen
Nila Mukherjee
Nghiêm Thị Đức
Đinh Xuân Lâm

3
Mc lc
Lời nói đầu………………………………………………………………………………………………4
Từ viết tắt………………………………………………………………………………… ……………5
Thuật ngữ………………………………………………………………………………… ……………6


PHN I. GII THIU CHUNG…… ……………………………………………………………………8
1. Tại sao cần ưu tiên thúc đẩy vệ sinh nông thôn? ……………………………… …………8
2. Chương trình Mục tiêu Quốc gia NS & VSMT NT giai đoạn 3 ………………………………8
3. Vai trò và trách nhiệm của Ngành Y tế đối với dự án vệ sinh nông thôn…………………10
4. Khung Kế hoạch Chương trình Vệ sinh Nông thôn…………………………… …………13
PHN II. XÂY DNG K HOCH V SINH NÔNG THÔN CP TNH…………………… …………16
BƯỚC 1: THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BAN ĐẦU…………………………………… …………16
1. Mục đích:………………………………………………………………………… ………16
2. Cách làm:………………………………………………………………………… ………16
BƯỚC 2: XÁC ĐỊNH ƯU TIÊN……………………………………………………………………………18
1. Mục đích……………………………………………………………………………………18
2. Cách làm……………………………………………………………………………………18
BƯỚC 3: THIẾT KẾ & XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH VỆ SINH NÔNG THÔN………………… …………21
1. Giới thiệu……………………………………………………………………………………21
2. Xây dựng hỗ trợ của các cấp chính quyền cho chương trình………………… …………21
3. Lựa chọn các mô hình nhà tiêu phù hợp………………………………………… ………23
4. Tạo nhu cầu, truyền thông thay đổi hành vi ………………………………………………29
5. Hỗ trợ phát triển thị trường vệ sinh địa phương ………………………………….………38
6. Phân tích đối tượng khách hàng……………………………………………………………42
7. Nâng cao năng lực thực hiện………………………………………………………………43
BƯỚC 4: GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ VÀ BÁO CÁO………………………………………………… ………44
1. Giám sát ……………………………………………………………………………………44
2. Báo cáo ………………………………………………………………………… …………46
3. Đánh giá chương trình…………………………………………………………… ………46
PHN III. MU KHUNG LP K HOCH GIAI ĐON VÀ K HOCH NĂM………………………48
1. Mẫu kế hoạch giai đoạn……………………………………………………………………48
2. Mẫu kế hoạch hàng năm…………………………………………………… ……………52
PHN IV. PH LC …………………………………………………………………… ……………56
A: Mẫu báo cáo số liệu (mẫu bắt buộc)………………………………………… …………57
B: Mẫu thu thập thông tin và số liệu ban đầu (mẫu tham khảo)……………………………61

C: Mẫu giám sát hoạt động (mẫu tham khảo)…………………………………… …………68
D: Mẫu báo cáo hoạt động (mẫu tham khảo)……………………………………………….70
E: Các tài liệu tham khảo về truyền thông vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân … ……76
F: Danh mục tài liệu tham khảo……………… ………………………… …………………78
4
Li nói đu
Trên cơ sở kết quả rà soát các văn bản và tài liệu hướng dẫn thực hiện Hợp phần vệ sinh nông thôn năm 2012 và đề
xuất, kiến nghị của một số tỉnh thành, Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ y tế cùng với sự hỗ trợ của Chương trình Nước
và Vệ sinh, Ngân hàng Thế giới xây dựng cuốn tài liệu “Sổ tay Hướng dẫn Lập kế hoạch Thực hiện Hợp phần Vệ sinh”
trong khuôn khổ Chương trình Mục tiêu Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường Nông thôn giai đoạn 2012-2015.
Mục đích của cuốn Sổ tay là hướng dẫn chi tiết các bước lập kế hoạch thực hiện chương trình vệ sinh nông thôn
một cách hiệu quả. Tài liệu dành cho cán bộ y tế phụ trách công tác lập kế hoạch và thực hiện ở cấp tỉnh và huyện.
Tuy nhiên, đây cũng có thể là tài liệu tham khảo cho những người thực hiện chương trình/dự án vệ sinh nông thôn.
Tài liệu có hai phần: PHẦN MỘT là chương giới thiệu chung, GIẢI THÍCH bối cảnh của Chương trình Mục tiêu Quốc
gia Nước sạch và Vệ sinh Nông thôn giai đoạn 2012-2015 và các nguyên tắc cơ bản cho thiết kế chương trình vệ sinh
nông thôn; PHẦN HAI là phần chính của cuốn tài liệu, HƯỚNG DẪN làm thế nào để lập được kế hoạch hoạt động
vệ sinh nông thôn của tỉnh cho cả giai đoạn và kế hoạch hàng năm. Các phụ lục từ A đến E gồm các công cụ, biểu
mẫu để dùng cho việc lập kế hoạch chi tiết.
Cuốn Sổ tay này được xây dựng trên cơ sở tham khảo các văn bản, biểu mẫu hướng dẫn thực hiện và giám sát đánh
giá về vệ sinh nông thôn liên quan cũng như kết quả khảo sát thực tế tại một số tỉnh như Hòa Bình, Nghệ An, An
Giang…Trong quá trình biên soạn tài liệu không thể tránh khỏi những thiếu sót, Ban Biên soạn mong nhận được
nhiều ý kiến góp của các đơn vị, cá nhân để cuốn tài liệu hoàn thiện hơn.
T.M Tp th biên son
CC TRƯNG
CC QUN LÝ MÔI TRƯNG Y T

Nguyn Huy Nga
5
T vit tt
BBC Truyền thông thay đổi hành vi

BYT Bộ Y tế
CLQG Chiến lược quốc gia
CLTS Vệ sinh tổng thể do cộng đồng làm chủ
CTMTQG Chương trình mục tiêu quốc gia
DTTS Dân tộc thiểu số
GS & ĐG Giám sát và Đánh giá
HGĐ Hộ gia đình
HPN Hội phụ nữ
HVS Hợp vệ sinh
MICS Nghiên cứu các chỉ số về phụ nữ và trẻ em
NHCSXH Ngân hàng Chính sách Xã hội
NS & VSNT Nước sạch và Vệ sinh nông thôn
O & M Duy tu & bảo dưỡng
SYT Sở Y tế
TTV Tuyên truyền viên
TTVS Tiếp thị vệ sinh
UBND Ủy ban Nhân dân
VSNT Vệ sinh nông thôn
YTDP Y tế dự phòng
YTTB Y tế thôn bản
6
V sinh: Trong tài liệu này, “vệ sinh” được hiểu là các
hoạt động liên quan đến thu gom và xử lý phân người
một cách an toàn, cụ thể là liên quan đến nhà tiêu hợp
vệ sinh HGĐ. “Thu gom phân người một cách an toàn”
có nghĩa là thu gom và làm cô lập được phân người với
con người và môi trường xung quanh. “Xử lý phân người
an toàn” nghĩa là tiêu diệt được hầu hết các mầm bệnh,
trứng giun sán có trong phân, làm cho phân người trở
nên an toàn đối với môi trường và con người.

Nhà tiêu HVS: Nhà tiêu hợp vệ sinh là nhà tiêu bảo đảm
cô lập được phân người, ngăn không cho phân chưa
được xử lý tiếp xúc với động vật, côn trùng, có khả năng
diệt được các mầm bệnh có trong phân, không gây mùi
khó chịu và làm ô nhiễm môi trường xung quanh. Bộ Y
tế đã ban hành Quy chuẩn nhà tiêu hợp vệ sinh QCVN
01:2011/BYT ban hành kèm theo Thông tư số 27/2011/
TT-BYT ngày 24/6/2011.
Phóng u ba bãi: Nghĩa là đi tiêu ngoài trời và để phân
(cả phân của trẻ em) tiếp xúc trực tiếp với môi trường.
Phân người có thể rơi vãi ở môi trường hoặc vào nguồn
nước, dẫn đến gây ô nhiễm đất và nước. Vì vậy, sử dụng
nhà tiêu tạm (như hố xí đào, cầu tiêu ao cá…) cũng có
thể được xem là phóng uế bừa bãi.
Chm dt phóng u ba bãi: Một cộng đồng được
công nhận là đã chấm dứt phóng uế bừa bãi khi:
¾ Tất cả HGĐ kể cả trẻ em sử dụng nhà tiêu HVS.
Phân người được quản lý chặt chẽ, không còn
thấy phân kể cả phân trẻ em tiếp xúc trực tiếp
với môi trường.
¾ Cộng đồng sử dụng chế tài, quy định để kiểm
tra và theo dõi việc phóng uế bừa bãi của người
dân.
¾ Cộng đồng sử dụng hệ thống giám sát để đánh
giá mức độ tiếp cận nhà tiêu HVS HGĐ.
Công nhn chm dt phóng u ba bãi: Hệ thống
kiểm tra cộng đồng do chính quyền và cán bộ y tế thực
hiện để đánh giá dựa theo các tiêu chí đề ra nhằm xem
xét xem liệu cộng đồng đã chấm dứt phóng uế bừa bãi
hay chưa. Khi một cộng đồng đạt được các tiêu chí đó

thì sẽ được công nhận là đã chấm dứt phóng uế bừa bãi.
Th trưng: Tương tác giữa Cung và Cầu về một kinh
doanh cụ thể. Một thị trường bao gồm người tiêu dùng,
nhà cung cấp, các giao dịch và các yếu tố tác động đến
chúng.
Th trưng v sinh: Bên mua là các hộ gia đình, các đơn
vị cơ quan có nhu cầu mua các sản phẩm và dịch vụ
về vệ sinh…Bên cung cấp dịch vụ là thợ xây dựng, các
cửa hàng, cơ sở sản xuất vật liệu và thiết bị vệ sinh, dịch
vụ tài chính, các đơn vị truyền thông, quảng cáo nhằm
tăng cường hoạt động thị trường vệ sinh.
Chui cung cp: Là một hệ thống bao gồm các tổ chức,
con người, công nghệ, thông tin và các nguồn lực tham
gia trong việc cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ
từ nhà cung cấp đến khách hàng. Các hoạt động của
chuỗi cung cấp biến các nguồn lực, nguyên vật liệu và
các phụ kiện thành sản phẩm và dịch vụ để phân phối
cho khách hàng.
Chui cung cp v sinh: Chuỗi cung cấp vệ sinh được
hiểu là một chuỗi cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho
việc xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu.
V sinh tng th do cng đng làm ch (CLTS): “Là
một phương pháp tổng hợp để đạt và duy trì chấm
dứt phóng uế bừa bãi (ODF). CLTS yêu cầu cộng đồng
tự phân tích thực trạng vệ sinh của họ, thói quen đi
tiêu, hậu quả, và các hành động cần thiết để chấm dứt
phóng uế bừa bãi.” (Cẩm nang về CLTS, tác giả Kamal Kar
và Robert Chambers -IDS & PLAN , 2008).
To nhu cu v sinh: Trong các chương trình vệ sinh,
khái niệm này đề cập đến các hoạt động tạo tính sẵn

lòng chi trả của HGĐ khi họ có thể lựa chọn từ các
phương án vệ sinh và có đủ thông tin về các lựa chọn
đó.
Truyn thông thay đi hành vi (BCC): Sử dụng truyền
thông để làm ảnh hưởng đến hành vi của con người dựa
theo giả thuyết và mô hình thay đổi hành vi. Chiến lược
và tài liệu truyền thông thay đổi hành vi được xây dựng
dựa trên kết quả nghiên cứu hành vi của các nhóm đối
tượng mục tiêu, xác định các động lực của hành vi hiện
tại và sự thay đổi hành vi mong muốn.
Tip th v sinh: Sử dụng các nguyên tắc tiếp thị để tạo
nhu cầu và mở rộng cung ứng sản phẩm và dịch vụ vệ
sinh. Trong tài liệu này, sản phẩm có nghĩa là nhà tiêu
hợp vệ sinh cấp hộ gia đình. Khái niệm tiếp thị vệ sinh
bao gồm bao gồm sự hiểu biết về thị trường địa phương
thông qua nghiên cứu thị trường ví dụ như nghiên cứu
về sở thích của người tiêu dùng và mong muốn chi trả,
đánh giá chuỗi cung ứng. Dựa trên kết quả nghiên cứu
thị trường, có thể xác định được chiến lược tiếp thị vệ
sinh hiệu quả theo bốn 4 yếu tố (4P) gồm Sản phẩm,
THUT NG
7
Giá cả, Địa điểm (Nơi phân phối) và Quảng bá, xúc tiến:
¾ Sản phẩm: Là những sản phẩm và dịch vụ vệ
sinh được sản xuất và chào bán cho người tiêu
dùng
¾ Giá cả: Là mức giá của các loại sản phẩm và dịch
vụ được chào bán cho người tiêu dùng.
¾ Địa điểm: Là nơi sản phẩm được bày bán cho
người mua và là nơi diễn ra giao dịch giữa

người bán và người mua.
¾ Quảng bá, xúc tiến: Là cách mà người mua có
được thông tin về sản phẩm, giá cả và địa điểm,
bao gồm các hoạt động truyền thông, quảng
bá sản phẩm và dịch vụ, khuyến khích hộ dân
đi đến quyết định đầu tư và thay đổi hành vi vệ
sinh.
8
Trong khuôn khổ Chương trình Mục tiêu quốc gia Nước
sạch và Vệ sinh nông thôn giai đoạn 2012-2015, hợp
phần vệ sinh bao gồm vệ sinh hộ gia đình, trường học
và vệ sinh trạm y tế. Tuy nhiên với những thách thức
trong việc thúc đẩy vệ sinh hộ gia đình, cuốn tài liệu
này tập trung vào hướng dẫn cán bộ y tế cấp tỉnh và
huyện các bước thu thập số liệu, thiết kế và thực hiện
thúc đẩy vệ sinh hộ gia đình (HGĐ). Vì vậy trong tài liệu
này, “vệ sinh“ được hiểu là các hoạt động liên quan đến
thu gom và xử lý phân người một cách an toàn, cụ thể là
liên quan đến nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình.
1. Ti sao cn ưu tiên thúc đy v sinh nông thôn?
Vệ sinh thường bị “quên” và ít khi được quan tâm và
đầu tư kinh phí trong các chương trình cấp nước và vệ
sinh. Có thể, vì người dân thường lo lắng về nước sạch
và ít chú ý hơn đến có nhà tiêu hợp vệ sinh (HVS). Tuy
nhiên, không có gì quan trọng hơn sức khỏe con người
và tương lai của trẻ. Những người “quên” vệ sinh nghĩa
là không nghĩ đến sức khỏe của họ và tương lai của con
em họ.
Ở những vùng không được tiếp cận nhà tiêu hợp vệ
sinh, thường xảy ra các bệnh dịch liên quan như tiêu

chảy, giun sán, đau mắt hột…Nhiều nghiên cứu cho
thấy sử dụng nhà tiêu HVS có thể giảm được 37,5%
nguy cơ mắc các bệnh tiêu chảy
1
, nguy cơ nhiễm giun
sán cũng giảm được một nửa khi người dân có và sử
dụng nhà tiêu HVS
2
.
Tiêu chảy, giun sán làm cơ thể con người khó hấp thu
chất dinh dưỡng từ thức ăn. Điều này rất có hại cho trẻ,
vì cơ thể và não bộ cần dinh dưỡng để phát triển toàn
diện. Nhiều nghiên cứu cho thấy khi trẻ từ 0 - 2 tuổi
không được nuôi dưỡng đủ thì sẽ tác động đến chiều
cao và trí tuệ của trẻ trong suốt cuộc đời. Một nghiên
cứu gần đây ở 65 quốc gia đã chứng minh rằng có sự
tương quan giữa phóng uế bừa bãi và tình trạng suy
dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ em trong một cộng
đồng. Ở những cộng đồng có môi trường bị ô nhiễm
phân do đi tiêu bừa bãi, nhà tiêu không hợp vệ sinh và
xử lý phân trẻ em không đúng cách thường có nhiều
trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi hơn. Ở Ấn Độ - đất
nước có tình trạng phóng uế bừa bãi rất phổ biến và
mật độ dân số cao tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp
còi cao hơn so với ở Châu Phi, mặc dù người dân Ấn Độ
có điều kiện sống tốt hơn
3
. Kết quả nghiên cứu ở Việt
Nam qua số liệu điều tra Đánh giá các Mục tiêu về Phụ
nữ và Trẻ em năm 2011 (MICS, 2011) và một nghiên cứu

ở 6 tỉnh cũng có kết quả tương tự
4
, trẻ thấp còi thường
thấy ở những vùng ô nhiễm phân do phóng uế bừa bãi,
sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh, xử lý phân trẻ em
không đúng cách.
Ở Việt Nam, đến năm 2012 chỉ có 56% HGĐ nông thôn
có nhà tiêu HVS. Tại một số vùng, tỷ lệ bao phủ cao với
khoảng 65% HGĐ đã có nhà tiêu HVS, tuy nhiên nhiều
nơi vẫn còn rất nhiều hộ gia đình chưa có nhà tiêu hoặc
có nhà tiêu nhưng không HVS như ở vùng núi cao, Tây
Nguyên, Bắc Trung Bộ, đồng bằng sông Mêkông (Hình
1)
5
. Ở rất nhiều tỉnh, tỷ lệ nhà tiêu cũng rất khác nhau
giữa các huyện. Số liệu MICS cũng cho thấy rằng những
HGĐ không được tiếp cận nhà tiêu hợp vệ sinh thường
tập trung ở những nơi dân cư xa xôi, hẻo lánh và nghèo.
So sánh số liệu năm 2006 và 2011 cho thấy, với nhóm hộ
gia đình nghèo/cận nghèo, mặc dù tỷ lệ phóng uế bừa
bãi đã giảm đáng kể, nhưng tỷ lệ hộ có nhà tiêu hợp vệ
sinh chưa tăng nhiều (Hình 2).
2. Chương trình Mc tiêu Quc gia NS&VSMT NT giai
đon 3
Chương trình Mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn (CTMTQG NS&VSMTNT) là
chương trình lớn của Chính phủ tập trung vào cải thiện
cơ sở hạ tầng cấp nước và vệ sinh cho người dân nông
thôn. CTMTQG về NS&VSMTNT là một phần trong chiến
lược giảm nghèo và phát triển của Chính phủ và là công

cụ để Việt Nam đạt được Chiến lược CN&VSMT đến năm
2020. Bắt đầu từ 2012, CTMTQG bước sang giai đoạn 3,
giai đoạn 2012-2015.
Mc tiêu v hp phn v sinh ca CTMTQG giai đon
3, 2012-2015:
• 65% HGĐ nông thôn có nhà tiêu HVS;
• 100% trạm y tế, trường học có nhà tiêu HVS và
công trình sẽ được vận hành và bảo quản tốt.
PHN I
GII THIU CHUNG
1
Nguồn: Liên Hiệp quốc (2005)
2
Nguồn: Ziegelbauer K., Speich B., Mäusezahl D., Bos R., và Keiser J., et al. (2012) Tác động của vệ sinh đến các bệnh giun sán lây nhiễm qua đất: Rà soát và Phân
tích tổng hợp. PLoS Med 9(1): e1001162. doi:10.1371/journal.pmed.1001162)
3
Nguồn: Spears, Dean (2013) Vệ sinh có thể tác động như thế nào đến sự thay đổi của chiều cao của trẻ trên thế giới? Ngân hàng Thế giới, tài liệu nghiên cứu
chính sách, 6351
4
UNICEF & Bộ Y tế, (2010). Nghiên cứu về mối tương quan giữa điều kiện vệ sinh môi trường và cấp nước HGĐ, hành vi của người mẹ với trẻ dưới 5 tuổi, và tình
trạng dinh dưỡng của trẻ Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam.
5
Nguồn: Báo cáo tổng kết Chương trình MTQG NS & VSMT nông thôn giai đoạn 2006 - 2010.
9
Hình 1. T l nhà tiêu HVS  nông thôn năm 2012, theo vùng
Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu HVS năm 2012 ( theo vùng)
Đồng
bằng sông
Cửu Long
Vùng núi

phía bắc
Trung du
bắc bộ
Tây
nguyên
Đồng bằng
sông Hồng
Đông nam
bộ
Ven biển
miền trung
42%
47% 48%
49%
68% 68%
79%
Nguồn: Văn phòng Thường trực Chương trình MTQG Nước sạch VSMT nông thôn, 2012
Hình 2. Tip cn v sinh theo năm và theo mc giàu nghèo

Bảng so sánh hộ giàu, nghèo với việc sử dụng nhà tiêu 2 năm 2006 và 2011 tại Việt Nam
Nhà tiêu không HVS Đi tiêu bừa bãi Nhà tiêu HVS
Nghèo
2006 2011
2006 2011 2006 2011 2006 2011 2006 2011
Cận nghèo Trung bình Khá giàu Giàu
Nguồn: MICS, 2006 và 2011

Bảng so sánh hộ giàu, nghèo với việc sử dụng nhà tiêu 2 năm 2006 và 2011 tại Việt Nam
Nhà tiêu không HVS
Đi tiêu bừa bãi Nhà tiêu HVS

Nghèo
2006 2011 2006 2011 2006 2011 2006 2011 2006 2011
Cận nghèo Trung bình Khá giàu Giàu

Bảng so sánh hộ giàu, nghèo với việc sử dụng nhà tiêu 2 năm 2006 và 2011 tại Việt Nam
Nhà tiêu không HVS
Đi tiêu bừa bãi
Nhà tiêu HVS
Nghèo
2006 2011 2006 2011 2006 2011 2006 2011 2006 2011
Cận nghèo Trung bình Khá giàu Giàu

Bảng so sánh hộ giàu, nghèo với việc sử dụng nhà tiêu 2 năm 2006 và 2011 tại Việt Nam
Nhà tiêu không HVS Đi tiêu bừa bãi
Nhà tiêu HVS
Nghèo
2006 2011 2006 2011 2006 2011 2006 2011 2006 2011
Cận nghèo Trung bình Khá giàu Giàu
10
Nhng thay đi mi trong thc hin CTMTQG3:
• So với chương trình giai đoạn 2, việc thực hiện
giai đoạn 3 được chia ra làm 3 dự án chính, bao
gồm:
 Dự án 1: Cấp nước và môi trường nông thôn
 Dự án 2: Vệ sinh nông thôn
 Dự án 3: Nâng cao năng lực, truyền thông,
giám sát và đánh giá
• Ưu tiên nhiều hơn cho vệ sinh để đạt được mục
tiêu đề ra bằng cách:
 Hợp phần vệ sinh do ngành y tế đảm nhiệm:

Cấp Trung ương do Bộ Y tế/ Cục Quản
lý môi trường y tế điều phối, chủ trì thực
hiện. Cấp tỉnh do Sở Y tế/ Trung tâm Y tế dự
phòng là đơn vị đầu mối chịu trách nhiệm
tổ chức thực hiện. Bộ Y tế đã có công văn
số 1808/BYT-MT ngày 3/3/2012 của Bộ Y tế
về tăng cường triển khai hợp phần vệ sinh
thuộc CTMTQG NS& VSMT 2012 – 2015.
 Không áp dụng mô hình trợ cấp xây dựng
nhà tiêu cho một số xã như giai đoạn 2.
Phần trợ cấp chỉ để hỗ trợ một số hộ nghèo
và cận nghèo xây dựng mô hình nhà tiêu
mẫu phù hợp, hợp vệ sinh và có chi phí
thấp để người dân tham khảo và thúc đẩy
cộng đồng lựa chọn và xây loại nhà tiêu
phù hợp, nhằm tăng tỷ lệ người dân tiếp
cận nhà tiêu HVS.
 Sử dụng các phương pháp tiếp cận vệ
sinh và truyền thông đa dạng, hiệu quả.
Tập trung vào vận động cộng đồng, phân
nhóm đối tượng, tận dụng mọi nguồn lực
(nhân lực và kinh phí của Chương trình và
của địa phương, vốn vay, lồng ghép với các
dự án, chương trình có liên quan).
3. Vai trò và trách nhim ca Ngành Y t đi vi d án v sinh nông thôn
Nhà tiêu tạm ở miền Bắc và cầu tiêu ở đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn phổ biến
Ngành Y tế chịu trách nhiệm quản lý và thực hiện dự án
vệ sinh nông thôn, bao gồm lập kế hoạch và hướng dẫn,
chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện dự án 2. Sự thay đổi
này nhằm đẩy mạnh và cải thiện hơn nữa vấn đề vệ sinh

HGĐ nông thôn. Vai trò của ngành y tế các cấp trong
CTMTQG3 được tóm tắt như sau:
11
Cp Cơ quan Vai trò và trách nhim Báo cáo cho Đi tác chính
Trung
ương
Bộ Y tế (BYT)
Cải thiện vệ sinh môi trường vệ sinh cá nhân cho vùng nông thôn
Chỉ đạo thực hiện dự án 2 trong CTMTQG3 về NS & VSMTNT (vệ sinh nông thôn)
Ban Chủ
nhiệm
CTMTQG3
Bộ NN & PTNT,
Bộ GD & ĐT, Hội
LHPN Việt Nam,
Ngân hàng Chính
sách xã hội
Các tổ chức quốc
tế, các nhà tài trợ
Cục Quản lý
môi trường y
tế (VIHEMA)
Điều phối thực hiện dự án 2 (vệ sinh nông thôn)
Phối hợp với Văn phòng thường trực CTMTQG về NS & VSMTNT (Bộ NN & PTNT) về kế hoạch, phân bổ nguồn
kinh phí cho dự án 2 và trình kế hoạch chung cho Ban Điều hành CTMTQG3
Chỉ đạo phát triển định hướng, chương trình, dự án, và kế hoạch cho vệ sinh nông thôn, vệ sinh cá nhân và kiểm
tra giám sát chất lượng nước dùng cho ăn uống, sinh hoạt.
Tham mưu, xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện vệ sinh nông thôn, xây dựng các công trình
vệ sinh trạm y tế xã, vệ sinh HGĐ, truyền thông vệ sinh cá nhân và chất lượng nước
Nâng cao năng lực về các lĩnh vực liên quan cho vệ sinh, bao gồm tổ chức các hoạt động truyền thông thay đổi

hành vi vệ sinh ở cấp trung ương, xây dựng tài liệu, tổ chức tập huấn….
Xây dựng và giới thiệu các mô hình nhà tiêu, gồm tiêu chí kỹ thuật, tiêu chí vệ sinh, các mô hình nhà tiêu giá rẻ
Phổ biến, nhân rộng các tiếp cận/mô hình truyền thông vận động cộng đồng, thúc đẩy vệ sinh có hiệu quả.
Giám sát và đánh giá
BYT Như trên
Tỉnh
Sở Y tế
(DOH)
Là Phó Ban Điều hành CTMTQG3 của tỉnh, với vai trò, trách nhiệm sau:
Phối hợp với các Ban ngành cấp tỉnh như Sở NN&PTNT, và các ban ngành khác để tổng hợp kế hoạch hoạt động,
kế hoạch ngân sách cho hợp phần vệ sinh.
Tham mưu cho UBND tỉnh về ban hành các văn bản (chính sách, phê duyệt) để chỉ đạo các cơ quan ban ngành
thực hiện thúc đẩy vệ sinh HGĐ.
Chỉ đạo Trung tâm YTDP tỉnh và trung tâm y tế huyện, trạm y tế xã thực hiện các hoạt động của chương trình
Dựa theo đề xuất của TTYTDP tỉnh, trình và phê duyệt kế hoạch đã được duyệt cho hoạt động truyền thông, xây
dựng mô hình cho các đơn vị liên quan.
UBND tỉnh
BYT
Sở NN & PTNT,
Trung tâm Nước
sạch và VSMTNT
tỉnh, Sở GD & ĐT,
Hội Phụ nữ, Ngân
hàng Chính sách
xã hội tỉnh.
Bng 1: Vai trò và trách nhim ca ngành y t trong CTMTQG3 v NS& VSMTNT
12
Cp Cơ quan Vai trò và trách nhim Báo cáo cho Đi tác chính
Trung tâm
YTDP tỉnh

Là đơn vị đầu mối về lĩnh vực vệ sinh của các dự án, các chương trình trên địa bàn toàn tỉnh. Cụ thể:
Lập kế hoạch và tham mưu cho SYT, điều phối và phối hợp để thực hiện dự án vệ sinh nông thôn cho CTMTQG3
Lập và trình SYT kế hoạch giai đoạn và kế hoạch hàng năm. Từ đó làm việc với Ban điều hành để trình UBND
phê huyệt kế hoạch cho hợp phần vệ sinh.
Tổ chức đánh giá hàng năm và tổ chức các cuộc hội thảo lập kế hoạch
Lập báo giá cho các mô hình nhà tiêu (áp dụng cho xây dựng mô hình) trình UBND tỉnh phê duyệt.
Hướng dẫn, hỗ trợ, giám sát quá trình thực hiện dự án của Trung tâm Y tế huyện, và trạm y tế xã để đạt được
mục tiêu hàng năm.
Liên hệ và phối kết hợp với các dự án, các chương trình liên quan trên địa bàn toàn tỉnh.
Sở Y tế
UBND tỉnh

Cục Quản lý
môi trường
y tế
Như trên
Cấp
huyện
Trung tâm
y tế huyện/
Trung tâm y
tế dự phòng
huyện
Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện dự án vệ sinh nông thôn dựa theo kế hoạch của tỉnh.
Tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo, điều phối thực hiện các hoạt động truyền thông, tạo nhu cầu và hỗ trợ các
đơn vị cung cấp dịch vụ về vệ sinh.
Hướng dẫn, hỗ trợ, giám sát quá trình thực hiện dự án của trạm y tế các xã để đạt được mục tiêu hàng năm.
Sở Y tế
Trung tâm
YTDP tỉnh

UBND huyện
Phòng NN, Phòng
Giaó dục, Hội Phụ
nữ, Ngân hàng
Chính sách xã hội
huyện
Cấp

Trạm y tế xã
Tham mưu cho UBND xã chỉ đạo, điều phối thực hiện các hoạt động truyền thông, tạo nhu cầu và hỗ trợ các
đơn vị cung cấp dịch vụ về vệ sinh.
Hướng dẫn, hỗ trợ, giám sát quá trình thực hiện dự án của cán bộ y tế thôn bản để đạt được mục tiêu hàng năm.
Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện dự án vệ sinh nông thôn của xã dựa theo kế hoạch huyện.
Điều phối, phối hợp các ban ngành đoàn thể tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan đến vệ sinh ở địa
phương.
Trung tâm
Y tế huyện,
UBND xã
Hội Phụ nữ, Đoàn
thanh niên, Hội
Nông dân, Ngân
hàng CSXH…
13
4. Khung K hoch Chương trình V sinh Nông thôn
Khung logic cho chương trình vệ sinh nông thôn được
xây dựng dựa theo mục tiêu dài hạn, trung hạn, và ngắn
hạn của CTMTQG 3. Khung logic xác định các phương
pháp, nội dung sẽ áp dụng thực hiện để đạt được mục
tiêu của chương trình.
KHUNG LOGIC K HOCH THC HIN CHƯƠNG TRÌNH V SINH NÔNG THÔN






QUY TRÌNH
THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH
(Tài liệu hướng dẫn sẽ
giải thích cụ thể làm
như thế nào)
KẾ HOẠCH VÀ
CHIẾN LƯỢC
TÀI CHÍNH



CHÍNH SÁCH
VỀ CN&VSNT,
CHIẾN LƯỢC
VÀ KẾ HOẠCH
NÂNG CAO
NĂNG LỰC
• Tạo nhu cầu cộng đồng để giảm thiểu phóng uế bừa bãi và giảm
sử dụng nhà tiêu không HVS.
• Tăng nhu cầu người tiêu dùng và thúc đẩy thị trường vệ sinh về
nhà tiêu HVS, phát triển loại nhà tiêu phù hợp với túi tiền và sở
thích của tất cả các tầng lớp người tiêu dùng, kể cả người nghèo
và người dân tộc thiểu số.
Đẩy mạnh tạo môi trường để thúc đẩy, duy trì

Chiến lược Xây dựng năng lực VSNT và kế hoạch tài chính thực hiện
thông qua hệ thống và thể chế cấp trung ương. Điều phối tốt các
nguồn hỗ trợ cho vệ sinh từ ngân sách nhà nước, nhà tài trợ, các tổ
chức phi chính phủ.
Tăng tỷ lệ tiếp cận và sử dụng nhà tiêu HVS đến năm 2015
1. 65% HGĐ nông thôn có nhà tiêu HVS;
2. 100% trạm y tế có công trình vệ sinh HVS và được vận
hành và bảo quản tốt.
MỤC TIÊU
CTMTQG 3
Tiếp tục hiện thực hóa Chiến lược quốc gia về CN&VSNT đến năm 2020
Cải thiện tiếp cận cấp nước và vệ sinh, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi
vệ sinh cá nhân/vệ sinh môi trường và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đóng
góp vào cải thiện sức khỏe và điều kiện sống của người dân nông thôn.
14


Tăng CUNG ỨNG các
sản phẩm và dịch vụ
ĐÚC RÚT
KINH NGHIỆM
Tạo NHU CẦU của người dân
đối với các sản phẩm và dịch vụ
vệ sinh
Tạo MÔI TRƯỜNG THUẬN LỢI
(Thể chế và chính sách)
Biểu đồ trên đây giới thiệu các yếu tố hỗ trợ lẫn nhau như thế nào trong quá trình thực hiện. Các hoạt động phù hợp
cho mỗi hợp phần trên cần được xây dựng dựa trên vai trò và trách nhiệm của các cấp. Dưới đây là một số ví dụ các
hoạt động cần thiết cho mỗi hợp phần.
Bng 2: Ví d v các hot đng v to CU và CUNG ca các cp

Cp thc
hin
Ví d v các hot đng
to NHU CU nhà tiêu HVS
Ví d v các hot đng TO CUNG v các sn
phm và dch v vi giá phù hp
Trung
ương
Xây dựng Chính sách/Chiến lược về CN & VSNT chú
trọng hoạt động tạo NHU CẦU.
Xây dựng các nguyên tắc tài chính cho phép người
tiêu dùng tự tạo NHU CẦU và thúc đẩy phát triển thị
trường địa phương.
Tạo nguồn kinh phí cho chương trình vận động
cộng đồng (ví dụ kích hoạt), tuyên truyền về vệ
sinh, truyền thông thay đổi hành vi, đưa ra các lựa
chọn tài chính cho người nghèo
Phát triển xây dựng năng lực và tài liệu thực hiện
chương trình một cách có hệ thống.
Xây dựng Chính sách/Chiến lược về CN & VSNT, chú
trọng hoạt động hỗ trợ phát triển THỊ TRƯỜNG hàng
hóa và dịch vụ vệ sinh
Xây dựng các nguyên tắc tài chính cho phép Cung và
Cầu phát triển một cách tự phát và tăng cường phát
triển thị trường địa phương
Tạo nguồn kinh phí cho các hoạt động nghiên cứu
thị trường, phát triển chuỗi cung ứng, đẩy mạnh thị
trường địa phương, tăng các lựa chọn tài chính cho
các doanh nghiệp vệ sinh địa phương.
Phát triển xây dựng năng lực và tài liệu thực hiện

chương trình một cách có hệ thống.
Tỉnh
Xây dựng chương trình vệ sinh cấp tỉnh bao gồm các hoạt động tạo nhu cầu, phát triển cung và tạo môi
trường thuận lợi ( ví dụ văn bản địa phương để hỗ trợ, xác định mục tiêu chương trình, phân bổ đủ ngân
sách thực hiện, xác định các mô hình nhà tiêu và truyền thông thay đổi hành vi để thực hiện ở tỉnh, xây
dựng hệ thống GS & ĐG)
Tổ chức và đánh giá năng lực thực hiện của cán bộ cấp tỉnh và huyện
Tổ chức các hoạt động và sự kiện học tập để chia sẻ kinh nghiệm và năng lực thực hiện chương trình giữa
các tỉnh/huyện.
Hình 3: Các Hp phn Chương trình V sinh nông thôn
15
Cp thc
hin
Ví d v các hot đng
to NHU CU nhà tiêu HVS
Ví d v các hot đng TO CUNG v các sn
phm và dch v vi giá phù hp
Huyện
Xây dựng Kế hoạch và kinh phí hàng năm cho hoạt
động tạo NHU CẦU
Thực hiện các hoạt động theo kế hoạch
Giám sát thực hiện chương trình
Xây dựng tài liệu bài học kinh nghiệm từ giám sát
để chia sẻ với các huyện và lập báo cáo kết quả cho
tỉnh.
Xây dựng Kế hoạch và kinh phí hàng năm hỗ trợ các
hoạt động TẠO CUNG tăng cường năng lực cho mạng
lưới cung cấp sản phẩm và dịch vụ thị trường vệ sinh.
Thực hiện các hoạt động theo kế hoạch
Giám sát thực hiện chương trình

Xây dựng tài liệu bài học kinh nghiệm từ giám sát để
chia sẻ với các huyện và lập báo cáo kết quả cho tỉnh.

Thực hiện các hoạt động theo kế hoạch
Giám sát thực hiện chương trình và báo cáo kết quả
cho huyện
Thực hiện các hoạt động theo kế hoạch
Giám sát thực hiện chương trình và báo cáo kết quả
cho huyện
Kết nối “Cung-Cầu” (ví dụ: giới thiệu các nhà cung
cấp với người dân trong thôn)
Thôn/bản
Xây dựng kế hoạch hành động cấp thôn về thay đổi
hành vi cho cộng đồng và thực hiện các hoạt động
theo kế hoạch.
Giám sát kế hoạch hành động cấp thôn/bản và báo
cáo tiến độ cho cán bộ xã như thống nhất.
Báo cáo cán bộ xã về các sản phẩm và dịch vụ hiện có
về vệ sinh với giá phù hợp cho HGĐ ở thôn/bản.
Kết nối “Cung-Cầu” (ví dụ: giới thiệu các nhà cung
cấp với người dân trong thôn)
Tập huấn xây dựng nhà tiêu chi phí thấp cho thợ
địa phương
Hỗ trợ thợ xây dựng địa phương để cung cấp dịch
vụ xây dựng nhà tiêu tại cộng đồng
16
Đ xây dng k hoch v sinh nông thôn hàng năm ca mt tnh cn tin hành các bưc sau:
PHN II
XÂY DNG K HOCH V SINH NÔNG THÔN CP TNH
Bước 1 Thu thp và

phân tích s
liu
Trong bước này, cán bộ lập kế hoạch tỉnh cần làm việc với cấp huyện và xã để thu thập
thông tin liên quan tình hình thực tế về vệ sinh bao gồm cả kinh phí, phân tích thông
tin và dựa vào đó xây dựng kế hoạch cho phù hợp với điều kiện thực tế.
Bước 2 Xác đnh ưu
tiên
Trong bước này, cán bộ lập kế hoạch quyết định phân nhóm xã/địa bàn can thiệp như
thế nào để có hiệu quả, xác định mục tiêu dài hạn và mục tiêu hàng năm và dự kiến
ngân sách hàng năm có thể có để đạt được mục tiêu đã đề ra. Sau đó sẽ lập kế hoạch
chi tiết về hoạt động và kinh phí.
Bước 3 Xây dng
chương trình
v sinh
Trong bước này, cán bộ lập kế hoạch sẽ thiết kế chương trình vệ sinh toàn diện, bao
gồm một chuỗi các hoạt động cho từng cấp (tỉnh, huyện, xã, thôn) để: a) xây dựng sự
hỗ trợ của chính quyền; b) nâng cao năng lực thực hiện; c) lựa chọn công nghệ nhà
tiêu phù hợp và cải thiện cung ứng thị trường về dịch vụ và hàng hóa liên quan tại địa
phương, d) tạo nhu cầu về hành vi, sản phẩm và dịch vụ vệ sinh.
Bước 4 Giám sát,
đánh giá và
báo cáo
Trong bước này, cán bộ lập kế hoạch tỉnh sẽ lựa chọn chỉ số và phương pháp đo lường
kết quả và giám sát thông tin để nâng cao quá trình thực hiện hoạt động ở các cấp
(tỉnh, huyện, xã, thôn).
Bước 5 Lp k hoch
thc hin
Trong bước này sẽ giải thích cụ thể làm thế nào để lập kế hoạch thực hiện giai đoạn
và kế hoạch hàng năm cho các cấp. Bước này cũng hướng dẫn thêm nên điều chỉnh
kế hoạch như thế nào theo ngân sách được phê duyệt.

BƯC 1: THU THP VÀ PHÂN TÍCH D LIU BAN ĐU
1. Mc đích
Bước này nhằm cung cấp bức tranh tổng thể về tình
hình thực tế vệ sinh HGĐ của tỉnh. Từ đó, sử dụng dữ
liệu, dẫn chứng để thuyết phục các cấp chính quyền
về tầm quan trọng của việc ưu tiên và quan tâm đến
vệ sinh HGĐ, cũng như là cách để theo dõi sự thay đổi,
mức độ tăng về tỷ lệ tiếp cận vệ sinh nông thôn của tỉnh.
Đây cũng là cơ sở để xây dựng kế hoạch giai đoạn và kế
hoạch năm của địa phương.
2. Cách làm
2.1 Thu thập dữ liệu
Việc thu thập dữ liệu cần được thực hiện theo từng bước
như sau:
Bước 1: Thu thập các thông tin có sẵn (thường là các số
liệu thống kê) để phục vụ cho việc tìm hiểu bức tranh
tổng thể về vệ sinh, phân nhóm và lựa chọn các vùng, xã
ưu tiên. Các thông tin này cần thu thập từ cấp xã, huyện
sau đó tổng hợp lên cấp tỉnh.
Bước 2: Sau khi đã sơ bộ xác định được các vùng ưu
tiên, thu thập thêm các thông tin định tính để xác định
lần cuối những xã cần can thiệp và xây dựng kế hoach
can thiệp. Các thông tin này nên bao gồm cơ chế, chính
sách, nguồn vốn vay cho vệ sinh, các hoạt động truyền
thông nâng cao nhận thức, phát triển thị trường vệ sinh,
nguồn kinh phí hoạt động, các chương trình hiện có…
Việc thu thập các thông tin này có thể được thực hiện
thông qua thảo luận với cấp huyện/xã cũng như dựa
trên kinh nghiệm được rút ra trong quá trình thực hiện.
2.2 Phân tích số liệu

Sau khi thu thập thông tin, bước tiếp theo là phân tích
dữ liệu đó để làm nền tảng cho việc xây dựng kế hoạch
sau này. Bảng 3 sẽ đưa ra các câu hỏi chính để khi anh/
chị tổng hợp dữ liệu, thì có thể nhóm theo chủ đề và
dẫn dắt các câu hỏi, kết luận cho quá trình thiết kế lập
kế hoạch trong các bước tiếp theo.
17
Bng 3: Ví d v câu hi và gi ý phân tích s liu
TT Câu hi phân tích s liu theo huyn trong tnh Các kt lun, khuyn ngh cho bưc lp k hoch
1
Xu hưng bao ph nhà tiêu hp v sinh
Nhóm xã/dân nào tăng tỷ lệ bao phủ cao nhất trong năm
qua?
Nhóm xã/dân nào tăng thấp nhất?
Nhóm xã/dân nào có tỷ lệ bao phủ thấp nhất?
Nhóm tỷ lệ bao phủ thấp là ở xã/địa bàn nào?
Tỷ lệ vệ sinh rất khác nhau giữa các địa bàn: Địa bàn
có nhiều hộ nghèo và/hoặc người dân tộc có tỷ lệ
bao phủ nhà tiêu thấp nhất
Cần ưu tiên cho nhóm dân/xã nào trong tỉnh.
Các rào cản có thể làm cản trở cơ hội tiếp cận vệ sinh
của họ
Những lựa chọn/giải pháp hiện có để giảm hoặc phá
vỡ các rào cản đó một cách bền vững
2
Cam kt, h tr ca chính quyn đa phương cho v
sinh
Các quyết định/quy định nào đã có để hỗ trợ cho việc
thúc đẩy vệ sinh?
Những quy định/hành động nào của địa phương đóng

góp hiệu quả cho việc thúc đẩy vệ sinh tại địa phương?
Liệu vệ sinh nông thôn đã là/chưa phải là ưu tiên của
chính quyền địa phương. Vì sao?
Chính quyền cần có chính sách/văn bản gì để hỗ trợ
có hiệu quả thúc đẩy vệ sinh
Các hỗ trợ cần thiết khác của chính quyền cho vệ
sinh trong thời gian tới
Cấp chính quyền nào/ai sẽ là đối tượng để thúc đẩy
các hoạt động/nỗ lực vận động chính sách.
3
Tài chính
Chương trình/dự án nào liên quan đến vệ sinh hiện đang
được triển khai ở tỉnh (nhà nước, nhà tài trợ, khối tư
nhân, tổ chức NGOs)?
Chính sách hỗ trợ xây dựng nhà tiêu HVS của các chương
trình/dự án đó (nếu có), bao nhiêu tiền/công trình, bao
nhiêu tiền/năm? Đối tượng được hỗ trợ? Hình thức hỗ
trợ?
Tổng số tiền hỗ trợ các hoạt động mềm của các chương
trình/dự án (ví dụ tuyên truyền, tạo nhu cầu, tập huấn,
đào tạo, hỗ trợ phát triển thị trường…) ước tính bao
nhiêu tiền/năm?
Tổng số tiền của các chương trình/dự án cho vệ sinh
trong năm qua, và dự kiến cho năm nay.
Có tổ chức/hoạt động tín dụng nào cho cải thiện vệ sinh
không: vốn vay, quỹ quay vòng…?
Có tổ chức tài chính nào hỗ trợ nhà cung cấp dịch vụ vệ
sinh ở tỉnh, huyện, xã, thôn không?
Liệu chương trình của tỉnh có đảm bảo có kinh phí
cho các hoạt động phần mềm không (ví dụ, hoạt

động truyền thông, nâng cao năng lực, giám sát,
đánh giá).
Nếu không, có thể tìm kiếm nguồn kinh phí ở đâu.
Ước tính kinh phí có thể có trong vòng 3-5 năm tới
Thông tin về tín dụng vi mô/các nguồn tín dụng
khác cho cải thiện vệ sinh HGĐ, có thể áp dụng
trong thời gian tới.
Thông tin về nguồn vốn và nguồn tín dụng khác có
thể có cho các nhà cung cấp dịch vụ và hàng hóa
cho vệ sinh có thể áp dụng phát triển thị trường vệ
sinh.
4
Năng lc thc hin ca các ban ngành
Số cán bộ huyện hiện có (làm việc toàn thời gian, bán
thời gian) cho các chương trình/dự án vệ sinh của mỗi
huyện:
• Toàn thời gian (danh sách)
• Bán thời gian (danh sách)
Số cán bộ y tế hiện có cho thực hiện hoạt động vệ sinh
của mỗi xã:
• Cán bộ y tế
• Các ban ngành đoàn thể khác (Hội Phụ nữ,
Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên)
• Số y tế thôn bản/tình nguyện viên hiện có ở
mỗi thôn
Trung bình số người ngày hiện có cho dự án vệ
sinh ở huyện.
Trung bình số người ngày của cán bộ y tế cho mỗi
xã của huyện.
Trung bình số người ngày hiện có của y tế thôn

bản/tình nguyện viên hiện có cho vệ sinh.
18
TT Câu hi phân tích s liu theo huyn trong tnh Các kt lun, khuyn ngh cho bưc lp k hoch
5
Phương pháp
Hiện có dự án/tổ chức nào thực hiện các hoạt động
tạo nhu cầu không?
Họ áp dụng phương pháp gì cho tạo nhu cầu của
HGĐ, cấp cộng đồng?
Số cán bộ được tập huấn cho từng cấp để sử dụng các
phương pháp đó.
Xác định các phương pháp, hoạt động, và nhân
lực cho hoạt động tạo nhu cầu.
6
Các dch v và hàng hóa hin có
Loại nhà tiêu nào phổ biến tại địa phương?
Hiện có các loại nhà tiêu HVS mà người nghèo có thể
mua/xây được không?
Các nguyên vật liệu dùng để xây nhà tiêu có dễ mua
không cho tất cả các huyện/xã/thôn?
Số lượng và tỷ lệ % xã, thôn trong tỉnh khó tiếp cận
thông tin, nguyên vật liệu và dịch vụ vệ sinh?
Các loại nhà tiêu hợp vệ sinh nào với các mức giá
nào là phù hợp với điều kiện của địa phương và
nên khuyến khích áp dụng nhân rộng cũng như
đưa vào chương trình/kế hoạch vệ sinh của tỉnh.
Thách thức phát triển thị trường vệ sinh của tỉnh
Những khó khăn, thách thức trong việc tiếp cận
thông tin, nguyên vật liệu, dịch vụ vệ sinh ở các
vùng trong tỉnh (theo vùng: vùng biển, đồng

bằng, miền núi.).
Những khó khăn/thách thức trong việc tiếp cận
thông tin, nguyên vật liệu, dịch vụ vệ sinh ở các
xã, các thôn.
Công cụ và mẫu thu thập dữ liệu xin tham khảo phụ lục B
BƯC 2: XÁC ĐNH ƯU TIÊN VÀ MC TIÊU
1. Mc đích
Bước 2 là hoạt động tiếp theo dựa theo số liệu đã được
thu thập và phân tích của Bước 1. Mục đích của Bước 2
là:
• Xác định phân khúc vệ sinh cho tỉnh,
• Xác định phân khúc và vùng địa lý ưu tiên cho
chương trình can thiệp, và
• Đặt mục tiêu và mục đích mong muốn đạt được
cho chương trình.
Kinh phí của chương trình không thể triển khai đồng
loạt cho tất cả các địa phương, vì vậy cần xác định ưu
tiên theo nhóm để thực hiện chương trình một cách
hiệu quả nhất.
2. Cách làm
2.1 Chia nhóm xã theo tỷ lệ bao phủ và điều kiện địa
lý tương đồng
Theo tổng hợp số liệu của Bước 1, nhóm các xã vào 4
nhóm sau đây:
Nhóm 1 = dưới 30%
Nhóm 2 = từ 30-50%
Nhóm 3 = từ 50% đến <65 %,
Nhóm 4 = trên 65%
Với nhóm 4, tỷ lệ bao phủ trên 65%, đã đạt được mục
tiêu của CTMTQG3 đến 2015, nên khi xây dựng chương

trình/kế hoạch can thiệp cần ưu tiên nhiều hơn cho 3
nhóm còn lại.
Sau đó nhóm các xã theo điều kiện địa lý như sau:
1 Nhóm xã ven biển
2 Nhóm xã miền núi
3 Nhóm xã đồng bằng
4 Nhóm xã ngập lụt
Khi kết hợp giữa 2 tiêu chí để chia xã, mỗi xã sẽ được
xác định theo các nhóm như sau.
19
Bng 4: Phân nhóm các xã theo t l và điu kin đa lý
Loi nhóm xã
T l % HGĐ có nhà tiêu HVS
Dưi 30%
(1)
T 30%-50%
(2)
T 50%- <65%
(3)
Trên 65%
(4)
1. Ven biển
2. Miền núi
3. Đồng bằng
4. Ngập lụt
Bằng cách điền tên các xã vào các ô phù hợp, bảng tổng
hợp này sẽ giúp anh/chị xác định nhóm xã nào sẽ ưu
tiên trước cho kế hoạch thực hiện vệ sinh và các hoạt
động nào phù hợp với từng nhóm. Các phần sau sẽ giải
thích cụ thể hơn cách lựa chọn các hoạt động và loại

hình nhà tiêu cho mỗi nhóm xã. Anh/chị có thể sử dụng
mẫu trong phụ lục B4 để nhóm các xã theo tỷ lệ bao
phủ và điều kiện địa lý tương đồng.
2.2 Lựa chọn vùng và đối tượng ưu tiên
Trong quá trình thực hiện bao giờ cũng có nhiều điều
cần học hỏi kinh nghiệm qua thực tiễn. Vì thế, sẽ tốt hơn
nếu chỉ tập trung vào một số nhóm xã nhất định cho
năm đầu tiên. Với những năm tiếp theo có thể mở rộng
địa bàn dựa trên kinh phí cho phép. Với kinh phí hạn
chế, thì nên tập trung các xã đó ở 1-2 huyện, tránh làm
dàn trải để tiết kiệm chi phí giám sát. Đồng thời nên lựa
chọn các xã ở 1-2 nhóm xã nhất định, để khi lựa chọn
các hoạt động thì sẽ phù hợp hơn.
Tiêu chí lựa chọn xã ưu tiên
Sử dụng các tiêu chí sau đây để xác định địa bàn cho dự
án thời gian 3-5 năm và lựa chọn các xã mục tiêu cho
từng năm:
Ưu tiên trước cho những xã có tỷ lệ bao phủ thấp nhất
Ưu tiên cao nhất cho xã của nhóm 1 (dưới <30%), và 2
nhóm xã tiếp theo 30-50%, 50-65%.
Thực hiện xã theo từng nhóm có điều kiện địa lý tương tự
Chỉ nên tập trung vào 1-2 nhóm xã như ở Bảng 3 cho
năm đầu tiên để có thể đảm bảo chương trình được
thiết kế hoạt động 1 cách phù hợp nhất. Những năm
tiếp theo có thể lựa chọn nhiều loại nhóm xã hơn.
Lựa chọn các xã có cơ hội thành công nhiều hơn cho năm
đầu tiên
Đặc biệt đối với giai đoạn đầu, việc xác định các xã có cơ
hội thành công cao là điều hết sức quan trọng. Hãy lựa
chọn những xã mà UBND xã, Trạm y tế xã thực sự quan

tâm và cam kết nỗ lực để cải thiện điều kiện vệ sinh, đúc
rút những bài học kinh nghiệm về phương pháp, cách
thức tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá trước khi thực
hiện ở những xã có nhiều thách thức hơn.
TTYTDP tỉnh cần xem xét thêm những xã thường hay
xảy ra các bệnh dịch liên quan đến vệ sinh để ưu tiên
đưa vào danh sách xã can thiệp.
Chọn nhóm đối tượng mục tiêu
Trong bước đầu tiên, anh/chị đã thu thập số liệu ở cấp
xã. Số liệu này cũng có thể được thu thập và phân theo
từng nhóm đối tượng. Anh/chị có thể phân theo 4
nhóm sau:
1) Hộ nghèo và cận nghèo,
2) Hộ trung bình,
3) Hộ khá và giàu, và
4) Cán bộ nhà nước: Giáo viên, đảng viên, viên
chức, quân nhân.
Việc phân theo nhóm đối tượng sẽ giúp ích rất nhiều
cho việc lựa chọn các phương pháp phù hợp với từng
đối tượng. Ví dụ: Sau khi triển khai các hoạt động truyền
thông hay kích hoạt, nhóm hộ nghèo và cận nghèo
cần có thêm thông tin về nguồn tài chính có thể tiếp
cận để xây nhà tiêu HVS; hay anh/chị có thể tham mưu
cho UBND xã gửi danh sách giáo viên chưa có nhà tiêu
HVS cho trường hoặc Phòng, Sở giáo dục và Đào tạo.
Ngành giáo dục có thể khuyến khích và khuyến nghị
những giáo viên này xây và sử dụng nhà tiêu HVS để
làm gương cho học sinh. Danh sách Đảng viên chưa có
nhà tiêu cũng có thể được gửi cho Đảng ủy, để Đảng ủy
khuyến khích, yêu cầu Đảng viên xây nhà tiêu HVS.

Tỉnh An Giang đã đưa ra sáng kiến này và đã đạt được
nhiều kết quả tốt về tăng tỷ lệ tiếp cận nhà tiêu HVS.
Anh/chị có thể liên hệ với Trung tâm YTDP An Giang để
chia sẻ thêm thông tin và kinh nghiệm.
20
Xác định mục tiêu chương trình và mục tiêu giai đoạn
Việc xây dựng mục tiêu chương trình cần phải dựa vào:
• Ch s mc tiêu ca CTMTQG3: Mục tiêu của
CTMTQG3 là đến cuối năm 2015, 65% hộ gia
đình vùng nông thôn sử dụng nhà tiêu HVS.
Anh/chị cần cân nhắc để đảm bảo mục tiêu của
tỉnh phù hợp với mục tiêu tổng thể của chương
trình trên cả nước. Tuy nhiên cần phải dựa vào
nguồn lực, điều kiện thực tế của địa phương
để xác định mục tiêu cho riêng tỉnh mình chứ
không gắn mục tiêu chung của cả nước cho
mục tiêu của tỉnh. Có nhiều địa phương, hiện
nay tỷ lệ chỉ mới 30-35% HGĐ nông thôn có
nhà tiêu HVS nhưng vẫn đưa ra cam kết là sẽ
đạt 65% đến năm 2015, nghĩa là mỗi năm phải
tăng từ 10-15% cho toàn tỉnh nên khó có thể
đạt được.
• Mc đ tăng t l trong thi gian gn đây:
Cần dựa theo thông tin xu hướng tăng tỷ lệ
bao phủ của tỉnh trong thời gian gần đây của
toàn tỉnh, ở địa bàn có can thiệp và địa bàn
không can thiệp để xác định mục tiêu cho năm
kế hoạch. Theo kinh nghiệm triển khai chương
trình của các tỉnh, ở những xã có hoạt động can
thiệp tăng từ 10- 15%, còn địa bàn không có

can thiệp, chỉ lồng ghép và chủ yếu là tăng tự
nhiên từ 2-3%.
• Ngun lc ca tnh: Nguồn lực ở đây được hiểu
là đội ngũ cán bộ thực hiện chương trình ở cấp
tỉnh, huyện và các nguồn tài chính có thể có
cho chương trình. Nguồn kinh phí của chương
trình dự kiến cho giai đoạn là bao nhiêu, cho
hàng năm như thế nào, lúc đó mới ước lượng
được số xã triển khai, kinh phí cho hoạt động,
và đặt ra mục tiêu tăng tỷ lệ bao phủ cho giai
đoạn và cho năm.
Cách làm
Dựa vào bảng bộ chỉ số mới nhất (bảng excel có thông
tin cụ thể về tỷ lệ, số hộ dân từng xã), anh/chị đánh dấu
các xã dự định can thiệp trong năm và các xã có dự án,
chương trình khác. Lấy số hộ dân nhân với tỷ lệ % dự
tính tăng cho xã can thiệp (ví dụ 15%) thì sẽ ra số nhà
tiêu xây mới và cải tạo. Còn với các xã khác thì cách tính
cũng tương tự, nhưng tỷ lệ tăng tính là 2% hoặc 3%
(mức tăng tự nhiên).
Bng 5: Cách tính xác đnh mc tiêu tăng t l bao ph
TT Tên xã
S h nông
thôn
S h có
NT HVS
T l
Mc tiêu
Ghi chú
% tăng

S h xây mi,
ci to
1 2 3 4 5 6 7 8
Xã A * A … = (4)/(3)% 15% T1 = (3) x 15%
Xã B B … = (4)/(3)% 2% T2 = (3) x 2%

Toàn huyện 1
Toàn huyện 2
Toàn tỉnh Z I % K = T1 + T2 + …
* xã có can thiêp: A; xã không can thiệp: B
Bằng cách này thì mới tính được tổng cả tỉnh có bao
nhiêu nhà tiêu xây dựng, cải tạo hợp vệ sinh từ đó mới
xác định được mục tiêu trong tỉnh sẽ tăng bao nhiêu %
có tính thực tế tương ứng với nguồn lực và kinh phí hiện
có. Trong bảng tính này là mục tiêu tăng % của năm.
Trên cơ sở tính toán mục tiêu một năm sẽ ước tính mục
tiêu những năm sau rồi mới xác định được con số cuối
của cả giai đoạn. Đây là dữ liệu tốt để giải trình với các
nhà quản lý, chính quyền một cách thuyết phục để có
giải pháp đạt mục tiêu của chương trình.
21
1. Gii thiu
Mục đích của Bước 3 là thiết kế chương trình vệ sinh
nông thôn phù hợp với điều kiện thực tế ở vùng và
nhóm xã ưu tiên. Phần này sẽ giải thích làm thế nào để
phát triển các hợp phần của một chương trình vệ sinh
nông thôn.
• Xây dựng hỗ trợ của các cấp chính quyền cho
chương trình vệ sinh: Các cam kết về chính
sách và tài chính cần thiết cho chương trình,

các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, điều hành
giúp cho việc thúc đẩy thực hiện chương trình,
xác định mục đích, ý tưởng về các hoạt động
vận động chính sách, phương pháp thực hiện
và kinh phí dự kiến để tạo được sự quan tâm
của lãnh đạo và chính quyền các cấp nhằm ưu
tiên nguồn nhân lực, kinh phí, hỗ trợ trong quá
trình thực hiện thúc đẩy VSNT.
• Lựa chọn mô hình nhà tiêu HGĐ: Tiêu chí xác
định các mô hình nhà tiêu phù hợp để giới
thiệu trong tỉnh (ví dụ, công nghệ phù hợp, ưa
thích của người tiêu dùng, mức độ chi trả, khả
năng chi trả, khả năng nâng cấp và cung cấp
của các nhà cung ứng địa phương). Thông tin
về từng loại hình nhà tiêu HVS xin xem trong Tài
liệu Hướng dẫn xây dựng, sử dụng, bảo quản
nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình và tờ rơi 7 loại
nhà tiêu HVS do Cục biên soạn và ban hành.
• Hỗ trợ phát triển thị trường vệ sinh địa phương
 Xác định các nhà sản xuất và/hoặc cung
ứng vật liệu xây dựng, thiết bị vệ sinh tư
nhân hiện có của địa phương có thể hợp
tác cho chương trình.
 Phân loại thị trường cấp huyện/nhóm xã.
 Lựa chọn các hoạt động để tăng khả năng
cung ứng của thị trường địa phương cho
những lựa chọn cải thiện điều kiện vệ sinh
có thể chi trả được.
 Dự toán chi phí cho các hoạt động cần thiết
để hỗ trợ phát triển thị trường vệ sinh tại

địa phương hàng năm.
• Tạo nhu cầu và truyền thông thay đổi hành vi
 Xác định các thông điệp thúc đẩy HGĐ thay
đổi hành vi hiện tại theo định hướng của
các mục tiêu về thay đổi hành vi đưa ra ở
Bước 2 ( từ phóng uế bừa bãi sang sử dụng
nhà tiêu, từ nhà tiêu không HVS đến có nhà
tiêu HVS, duy tu và bảo quản nhà tiêu cho
HVS).
 Kết nối các thông điệp thay đổi hành vi với
các mô hình cải thiện vệ sinh đã lựa chọn.
 Chọn tài liệu và kênh truyền thông để tiếp
cận HGĐ.
 Lập kế hoạch và dự toán kinh phí cho các
hoạt động truyền thông ở xã mục tiêu theo
cách chia nhóm xã theo tỷ lệ bao phủ ban
đầu: dưới <30%, từ 30-50%, từ 50-65% , và
trên 65 %.
• Hoạt động nâng cao năng lực
 Xác định ai ở cấp tỉnh, huyện, xã, và thôn
cần có những kỹ năng, kiến thức gì về tạo
nhu cầu và giám sát vệ sinh HGĐ
 Những kỹ năng đó sẽ được cung cấp như
thế nào
 Dự toán kinh phí cho các hoạt động đó (tập
huấn, hội thảo…) là bao nhiêu.
2. Xây dng h tr ca các cp chính quyn cho
chương trình
2.1 Mục đích
Vệ sinh nông thôn thường không được xem là vấn đề

ưu tiên phát triển đối với các cấp lãnh đạo, vì vậy ngành
vệ sinh không được đầu tư nhiều kinh phí. Thậm chí
khi nguồn vốn đã được phân bổ, thì thường được phân
chung với hoạt động cấp nước, là ngành được ưu tiên
nhiều về kinh phí, nên phần còn lại cho vệ sinh thường
rất ít và bị bỏ quên. Vì vậy, hoạt động đầu tiên của người
lập kế hoạch là xây dựng sự hỗ trợ của chính quyền,
lãnh đạo và những người ra quyết định. Mục đích của
hoạt động này là:
• Tạo sự quan tâm của lãnh đạo chính quyền
các cấp về tình hình VSNT trong tình hình phát
triển chung của tỉnh
• Có được sự cam kết của lãnh đạo địa phương về
phân bổ nguồn vốn cho vệ sinh và hỗ trợ nhiều
hơn trong quá trình thực hiện chương trình
• Phát triển được các hướng dẫn, chính sách, quy
định của tỉnh/huyện cho các giải pháp thực
hiện, vượt qua những thách thức, trở ngại của
VSNT.
BƯC 3: THIT K & XÂY DNG CHƯƠNG TRÌNH V SINH NÔNG THÔN
22
2.2 Cách làm
2.2.1 Lựa chọn các hoạt động
• Thông qua các cuộc họp: Sở Y tế, TTYTDP tỉnh
nên đề xuất với Tỉnh Ủy, Hội đồng nhân dân,
UBND tỉnh, đưa chỉ tiêu vệ sinh vào kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội của các cấp.
• Tổ chức sự kiện như: Mời lãnh đạo chính quyền
chủ trì và tham gia các sự kiện như: Ngày Vệ
sinh Yêu nước (ngày 2/7); Ngày Nhà tiêu Thế

giới (ngày 19/11); ngày Thế giới Rửa tay với Xà
phòng (ngày 15/10)
• Tổ chức hội thảo: Hội thảo khởi động, hội thảo
tổng kết hàng năm về VSNT của địa phương.
• Đưa nội dung vệ sinh vào các cuộc họp: Họp
giao ban hàng tháng, quí, họp Ban Điều hành
CTMTQG3
• Tham quan học hỏi kinh nghiệm: Thảo luận và
mời lãnh đạo đi tham quan tỉnh khác mà ở đó
lãnh đạo chính quyền địa phương quan tâm
cho lĩnh vực vệ sinh và có nhiều kinh nghiệm và
kết quả tốt trong thúc đẩy vệ sinh nông thôn.
2.2.2 Dự toán kinh phí cho các hoạt động
Xác định cần có bao nhiêu hoạt động, hoạt động gì, ở
đâu, khi nào và ai sẽ là người triển khai hoạt động này
trong đơn vị mình, và đưa vào kế hoạch hoạt động và
kinh phí dự toán hàng năm.
2.2.3 Nội dung và thông điệp về vận động chính sách
Dựa theo các hoạt động và hình thức hoạt động đã lựa
chọn để xây dựng chương trình, nội dung và thông điệp
cho phù hợp với từng hoạt động đó. Hãy sử dụng trình
bày có âm thanh, hình ảnh để trình bày một cách hiệu
quả hơn. Cùng với bài trình bày, nên kèm theo tài liệu
hỗ trợ sẵn có và có thể sử dụng thông tin phân tích số
liệu ở Bước 1. Dưới đây sẽ gợi ý cho anh/chị một số nội
dung tham khảo để đưa vào trong bài trình bày, các
hoạt động vận động chính sách:
Thông tin về vệ sinh nông thôn của tỉnh (cố gắng đưa càng
đẩy đủ các thông tin càng tốt)
• Thiệt hại kinh tế do điều kiện vệ sinh môi

trường, vệ sinh cá nhân kém ở toàn cầu, Việt
Nam và của địa phương (nếu có)
• Tác động đến sự phát triển về thể chất và tinh
thần của trẻ
• Lập bản đồ hoặc sơ đồ về tỷ lệ nhà tiêu HVS của
các huyện, xã trong tỉnh
• Lập bản đồ hoặc sơ đồ về tỷ lệ HGĐ không có
nhà tiêu, nhà tiêu nhưng không HVS của các
huyện
• Thất thoát kinh tế hàng năm của tỉnh do vệ sinh
kém (dựa theo số liệu quốc gia)
• Ngược lại, nếu đầu tư vào vệ sinh nông thôn thì
mang lại lợi ích như thế nào về kinh tế cho tỉnh
(dẫn chứng về lợi ích từ các nghiên cứu trên thế
giới)
Thách thức trong nước và cơ hội về vệ sinh nông thôn
của tỉnh
• Tổng số HGĐ không có nhà tiêu HVS
• Các huyện và xã có tỷ lệ nhà tiêu HVS thấp nhất
• Tỷ lệ nhà tiêu ở những huyện có tỷ lệ hộ nghèo
cao và/hoặc tỷ lệ người dân tộc thiểu số cao
• Những vấn đề về sức khỏe của những huyện có
tỷ lệ nhà tiêu thấp so với những huyện có tỷ lệ
cao hơn
• Chỉ có thể bù lấp khoảng cách một cách bền
vững qua đầu tư tự xây nhà tiêu hợp vệ sinh
của HGĐ…Ngân sách của nhà nước và nhà tài
trợ không thể đủ để hỗ trợ và đầu tư cho tất cả
HGĐ được.
• Đã có những phương pháp tiếp cận mới khuyến

khích HGĐ đầu tư và tới được với người nghèo
một cách bền vững
• Giới thiệu các chủ trương, chính sách, giải pháp
của Chính phủ cho lĩnh vực vệ sinh bao gồm
các mục tiêu, giải pháp cụ thể.
Chúng ta cần làm gì để vượt qua khó khăn, thách thức
• Số HGĐ cần có nhà tiêu đến năm 2015 để đạt
mục tiêu của CTMTQG3
• Những vùng địa lý nên được ưu tiên
• Chiến lược để đạt được mục tiêu
• Ngân sách và các văn bản/quy định cần có của
địa phương
23
3. La chn các mô hình nhà tiêu phù hp
3.1 Mục đích
Những lựa chọn về nhà tiêu được giới thiệu trong
chương trình vệ sinh của tỉnh cần phù hợp với điều kiện
môi trường và tập quán, sở thích của người dân. Khi họ
đã lựa chọn những loại mô hình này thì HGĐ sẽ sử dụng
và bảo quản tốt trong thời gian dài.
3.2 Cách làm
3.2.1 Lựa chọn mô hình dựa theo đặc điểm, ưu và
nhược điểm của các loại nhà tiêu HVS
Khi lựa chọn loại nhà tiêu cần căn cứ vào 5 tiêu chí: (i)
hợp vệ sinh, (ii) phù hợp với điều kiện địa chất của địa
phương, (iii) khả thi về mặt chi phí, (iv) độ bền hay thời
gian sử dụng - nếu chọn mô hình nhà tiêu mau hư hỏng,
xuống cấp nhanh sau khi sử dụng, người dân nhiều khả
năng sẽ không tự bỏ tiền hoặc vay vốn để xây một nhà
tiêu mới; và (v) tính tiện dụng, thoải mái. Phần phía trên

dù được làm bằng vật liệu nào cũng phải đảm bảo vừa
đủ rộng để không vướng víu quần áo, không tù túng, và
tạo cảm giác thoải mái.
Anh/chị hãy sử dụng thông tin ở phần 2.4 (thông tin về
các loại xã) và nghiên cứu đặc điểm cụ thể các loại nhà
tiêu đối với vùng địa lý để xác định loại nhà tiêu nào sẽ
phù hợp với từng vùng, miền. Bảng 6 sẽ cung cấp cho
anh/chị các thông tin cần thiết để lựa chọn nhà tiêu cho
phù hợp với điều kiện địa lý, văn hóa, xã hội của từng
vùng miền. Ngoài ra, anh/chị có thể chủ động liên hệ
với Cục Quản lý môi trường y tế để có thể có được các
thông tin cập nhật hơn về các loại hình nhà tiêu HVS
phù hợp.


Y tế thôn bản giới thiệu mô hình nhà tiêu cho hộ gia đình
24
TT Loi nhà tiêu Ưu đim Hn ch Phù hp vi vùng, xã, thôn
Giá cho c nhà
tiêu khong
1 Nhà tiêu khô
1.1 Nhà tiêu chìm có ống
thông hơi và nắp đậy
Giá thấp.
Hộ dân có thể tự làm
Sử dụng không cần nước
Phải xây xa nhà ở vì vẫn có
mùi hôi.
Không tiện cho rửa tay sau
khi đi vệ sinh vì nhà tiêu khô.

Chỉ áp dụng cho hộ dân có đất ở rộng,
không đủ nước sinh hoạt
Hố chứa phân phải xa giếng đào, giếng
khoan nông ít nhất 10 m (nếu hộ sử
dụng nguồn nước giếng tại chỗ để ăn
uống, sinh hoạt)
900,000
1.2 Nhà tiêu 2 ngăn ủ phân
tại chỗ
Có thể sử dụng phân sau khi ủ làm
phân bón cây
Phải xây xa nhà ở vì vẫn có
mùi hôi.
Không tiện cho rửa tay, sau
khi đi vệ sinh vì nhà tiêu khô.
Chỉ áp dụng cho hộ dân có đất ở rộng,
không đủ nước sinh hoạt, vùng đất
không bị ngập lụt.
Hiện nay không khuyến khích áp dụng
vì mùi hôi, khó vận hành, khó sử dụng.
nhà tiêu 2 ngăn dễ mất tình làng nghĩa
xóm vì mùi hôi thối của phân và dễ ô
nhiễm ra môi trường chung quanh
2,5000,000
2 Nhà tiêu s dng nưc
2.1 Thấm dội
2.1.1 Nhà tiêu thấm dội trực
tiếp (không cần phải xây
thành chung quanh để
phòng sạt lở đất)

Dễ xây dựng.
Sử dụng nước để rửa tay khi đi vệ sinh.
Có thể xây dựng kết hợp nhà tắm.
Phần bệ xí có thể xây trong hoặc gần
nhà ở.
Bền, sử dụng tiện lợi, không có mùi hôi
Cần nước để sử dụng
Dễ ô nhiễm nguồn nước mặt,
nước ngầm nông.
Không phù hợp với vùng đất
mềm và mực nước ngầm cao
Áp dụng nơi không bị ngập úng, hố
chứa phân phải xa giếng đào, giếng
khoan nông ít nhất 10 m (nếu hộ sử
dụng nguồn nước giếng tại chỗ để ăn
uống, sinh hoạt)
Áp dụng cho vùng đất cứng.
800,000
Bng 6: Thông tin v các loi nhà tiêu ph bin
25
TT Loi nhà tiêu Ưu đim Hn ch Phù hp vi vùng, xã, thôn
Giá cho c nhà
tiêu khong
2.1.2 Thấm dội (với hố thấm
xây bằng gạch để chống
sạt lở đất)
Sử dụng nước để rửa tay sau khi đi vệ
sinh.
Có thể xây dựng kết hợp nhà tắm.
Phần bệ xí có thể xây trong hoặc gần

nhà ở.
Bền, sử dụng tiện lợi, không có mùi hôi
Cần nước để sử dụng
Dễ ô nhiễm nguồn nước mặt,
nước ngầm nông
Phải có thợ địa phương đã
được tập huấn về kỹ thuật
xây nhà tiêu
Áp dụng nơi không bị ngập úng, hố
chứa phân phải xa giếng đào, giếng
khoan nông ít nhất 10 m (nếu hộ sử
dụng nguồn nước giếng tại chỗ để ăn
uống, sinh hoạt)
Áp dụng vùng đất yếu, dễ sạt lở
4,000,000
2.1.3 Thấm dội (với hố thấm
ống bi bê tông để chống
sạt lở đất)
Sử dụng nước để rửa tay sau khi đi vệ
sinh.
Có thể xây dựng kết hợp nhà tắm.
Phần bệ xí có thể xây trong hoặc gần
nhà ở.
Bền, sử dụng tiện lợi, không có mùi hôi
Cần nước để sử dụng
Dễ ô nhiễm nguồn nước mặt.
Phải có thợ địa phương đã
được tập huấn về kỹ thuật
xây nhà tiêu
Áp dụng nơi không bị ngập úng, hố

chứa phân phải xa giếng đào, giếng
khoan nông ít nhất 10 m (nếu hộ sử
dụng nguồn nước giếng tại chỗ để ăn
uống, sinh hoạt)
Áp dụng vùng đất yếu, dễ sạt lở
3,000,000
2.2 Tự hoại
2.2.1 Nhà tiêu tự hoại bằng
ống bi bê tông
Dễ lắp đặt, xây dựng,
Sử dụng nước để rửa tay sau khi đi vệ
sinh.
Hạn chế ô nhiễm nguồn nước.
Xây dựng nhanh (1-2 ngày)
Bền, sử dụng tiện lợi, không có mùi hôi
Phải có nước để sử dụng.
Chỉ có thợ xây dựng được tập
huấn mới xây dựng được.
Có thể áp dụng ở mọi vùng. 3,000,000
2.2.2 Nhà tiêu tự hoại xây
bằng gạch
Dễ lắp đặt, xây dựng,
Sử dụng nước để rửa tay sau khi đi vệ
sinh.
Hạn chế ô nhiễm nguồn nước.
Xây dựng lâu hơn loại ống bi (4-5
ngày).
Bền, sử dụng tiện lợi, không có mùi hôi
Phải có nước để sử dụng.
Chỉ có thợ xây dựng được tập

huấn mới xây dựng được.
Không bền bằng loại ống bi
vì gạch ở dưới đất một thời
gian dễ bị vữa.
Có thể áp dụng ở mọi vùng. 4,000,000

×