Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch dạy học cả ngày

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.54 KB, 42 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHƯƠNG TRÌNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG HỌC
(SEQAP)
SỔ TAY HƯỚNG DẪN
LẬP KẾ HOẠCH DẠY- HỌC CẢ NGÀY
HÀ NỘI, tháng 6 - 2011

MỤC LỤC
Trang
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
3
CÁC TÀI LIỆU HỖ TRỢ
3
Phần thứ I- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
4
1. SEQAP là gì? 4
2. FDS là gì? 4
3. Điều kiện các trường tiểu học tham gia SEQAP và chuyển sang FDS 8
4. Mục đích, nội dung của Sổ tay lập kế hoạch FDS 11
Phần thứ II – QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH FDS
12
Bước 1- Tổ chức một cuộc họp trong cộng đồng để giới thiệu về SEQAP
và FDS
14
Bước 2. Thành lập nhóm cán bộ lập kế hoạch 15
Bước 3. Thu thập thông tin, số liệu cần thiết về nhà trường 18
Bước 4. Tiến hành phân tích tình hình nhà trường 19
Bước 5a. Xác định các mục tiêu và chọn phương án FDS
Bước 5b. Đề xuất sư phạm cho việc chuyển sang FDS
25
26


Bước 6. Xác định các nhu cầu về nguồn lực và tập huấn
Bước 7. Xác định các hoạt động ưu tiên và kế hoạch thời gian
29
32
Bước 8. Lập dự toán chi phí cho các hoạt động 33
Bước 9. Xây dựng kế hoạch thời gian cho việc thực hiện các hoạt động
Bước 10. Lãnh đạo nhà trường hoàn thành Đề xuất kế hoạch FDS theo
mẫu
38
40
Bước 11. Các bên tham gia thống nhất và ký vào Bản kế hoạch gửi cho
Phòng giáo dục
40
Bước 12. Kết hợp kế hoạch FDS vào kế hoạch phát triển nhà trường 40
Bước 13. Xác định những yêu cầu báo cáo về quá trình thực hiện kế
hoạch FDS
Phần thứ III – PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH FDS
41
42
Phòng GD&ĐT phê duyệt 42
CÁC TÀI LIỆU HỖ TRỢ ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ XÂY DỰNG CUỐN SỔ TAY NÀY
1. Sổ tay hướng dẫn triển khai hoạt động (SEQAP)
2
2. Sổ tay hướng dẫn sử dụng Quỹ giáo dục nhà trường (SEQAP)
3. Sổ tay hướng dẫn sử dụng Quỹ phúc lợi học sinh (SEQAP)
4. Sổ tay hướng dẫn quản lý tài chính (SEQAP)
5. Hướng dẫn sư phạm xây dựng nội dung chương trình và thời khóa biểu dạy học cả ngày
(SEQAP)
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBQL: Cán bộ quản lí

CSVC: Cơ sở vật chất
FDS: Dạy-học cả ngày
HDS: Dạy-học nửa ngày
Phòng GD&ĐT: Phòng Giáo dục và đào tạo
Sở GD&ĐT: Sở Giáo dục và đào tạo
SEQAP: Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học
3
Phần thứ I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
Chính phủ đã đặt ra mục tiêu chủ chốt cho hệ thống giáo dục tiểu học là toàn bộ các trường tiểu
học sẽ chuyển từ phương thức HDS hiện nay sang FDS. Theo dự thảo Chiến lược phát triển
giáo dục (2011-2020), đến năm 2020, tất cả các trường tiểu học chuyển sang FDS theo phương
án T30, T33 và T35; đến năm 2025, FDS theo T35 sẽ được phổ cập trên toàn quốc.
1. SEQAP là gì?
SEQAP – tên đầy đủ là “Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học” là một
chương trình mục tiêu Quốc gia cho giáo dục, nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục
tiểu học bằng cách hỗ trợ các trường tiểu học chuyển từ hệ thống học tập dựa trên mô hình dạy
học nửa ngày (HDS) sang mô hình dạy học cả ngày (FDS).
SEQAP có 4 thành phần:
 Thành phần 1: “Cải thiện khung chính sách cho việc chuyển sang FDS ở giáo dục tiểu học”
 Thành phần 2: “Tăng cường năng lực cho nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu FDS”
 Thành phần 3: “Hỗ trợ củng cố và tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và xác định
các phương thức hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn để thực hiện FDS”.
Thành phần này sẽ hỗ trợ nâng cấp cơ sở hạ tầng trường lớp và tài trợ các chi phí thường
xuyên thiết yếu cho các trường tham gia chương trình để hỗ trợ những trường này chuyển
sang FDS thành công. Thành phần này gồm có 4 tiểu thành phần:
(i) lương cho số giáo viên tăng thêm và/hoặc phụ cấp lương cho giáo viên khi thời gian ở
trường tăng thêm;
(ii) cải thiện cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng;
(iii) Quỹ giáo dục nhà trường dành cho các chi phí thường xuyên khi nhà trường mở rộng

hoạt động do thời gian tăng thêm;
(iv) Quỹ phúc lợi học sinh để hỗ trợ một phần bữa ăn trưa của học sinh và để hỗ trợ một
phần cho học sinh là con của những gia đình khó khăn nhất được đến trường học cả
ngày.
 Thành phần 4: “Điều phối & quản lý chương trình”
2. FDS là gì?
FDS là viết tắt của cụm từ tiếng Anh full day schooling, có nghĩa là dạy-học cả ngày. FDS là
phương thức bổ sung thêm thời gian cho việc học tập/hoạt động của học sinh ở trường. FDS sẽ
sử dụng có hiệu quả thời gian tăng thêm ở trường để tổ chức các hoạt động giáo dục theo một
chương trình, kế hoạch được điều chỉnh và mở rộng. Học sinh tham gia thực hiện phương thức
FDS sẽ được học tập/hoạt động cả buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều tại trường vào một số ngày
trong tuần.
4
Do thời gian học ở trường tăng thêm, thời gian biểu sẽ được điều chỉnh và bổ sung thêm các
hoạt động dạy học, giáo dục nên nhà trường sẽ cần thêm các nguồn lực cần thiết như: Đội ngũ
giáo viên nhà trường cần phải tăng thêm và có kỹ năng, kiến thức cũng như phương pháp, kỹ
thuật để tổ chức dạy-học cả ngày; Nhà trường cần mở rộng không gian và tăng cường cơ sở vật
chất; bổ sung các nguồn lực để bù đắp các chi phí tăng thêm cho công tác tổ chức nhà trường
khi thời gian ở trường kéo dài; và cuối cùng là một số chi phí ngoài giáo dục liên quan tới việc
hỗ trợ cho học sinh học cả ngày ở trường. Chương trình SEQAP sẽ hỗ trợ các trường hầu hết
những nguồn lực bổ sung này theo yêu cầu của nhà trường để chuyển các trường từ phương
thức dạy học nửa ngày (HDS) hiện nay sang dạy-học cả ngày (FDS). Tất cả các trường sẽ có thể
tiếp cận các chương trình đào tạo bồi dưỡng của SEQAP.
Thời gian biểu tăng thêm sẽ cho phép có thêm thời gian cho các môn học hiện có trong chương
trình ở cấp tiểu học, đồng thời bổ sung thêm các hoạt động giáo dục. Chương trình học ở cấp
tiểu học và các hoạt động bổ sung được xếp theo nhóm như sau:
C: Chương trình học hiện hành
C
1
: Củng cố kiến thức, kỹ năng của học sinh về môn Tiếng Việt (Tiếng Việt 1), môn Toán

và tăng cường kĩ năng nghe, nói Tiếng Việt cho học sinh dân tộc (Tiếng Việt 2). Các
trường cũng có thể lựa chọn 1 hoặc 2 tiết học bổ sung cho các hoạt động giáo dục nhằm
đảm bảo cho chương trình học theo T30 có sự cân bằng giữa các môn học và hoạt động
khác nhau. Tuy nhiên, trọng tâm của các tiết học bổ sung nên là Tiếng Việt và Toán.
C
2
: Giới thiệu một môn học tự chọn - Tin học hoặc Ngoại ngữ (chú trọng môn Ngoại ngữ
để thực hiện Đề án dạy học Ngoại ngữ của Chính phủ).
C
3
: Các lĩnh vực nội dung tự chọn và các hoạt động giáo dục
Các lĩnh vực nội dung tự chọn, ví dụ như: giáo dục về môi trường, giáo dục kĩ năng
sống, văn hóa địa phương (đặc biệt là cho các trường mà học sinh là dân tộc thiểu số),...
và bổ sung cho Âm nhạc, Mỹ thuật, giáo dục thể chất,...
Tại một số trường có tỷ lệ học sinh dân tộc cao cũng có thể được phép lựa chọn dạy một
thứ tiếng dân tộc theo Nghị định số 82/2010/NDD-CP Quy định về việc dạy và học
tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm
giáo dục thường xuyên. Chương trình và sánh giáo khoa tiếng dân tộc thiểu số được
biên soạn và thẩm định theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT.
Các hoạt động giáo dục bao gồm một số hoạt động phù hợp với nhu cầu của học sinh và
cộng đồng, ví dụ: các hoạt động đọc sách thư viện; hoạt động múa hát, diễn kịch; các
hoạt động thể thao (đặc biệt là cho học sinh lớp 4 và 5); trò chơi dân gian; tham quan,
du lịch; trồng và chăm sóc cây cối; tổ chức các ngày hội (vui Tết Trung thu, Ngày Hội
hóa trang, Ngày hội môi trường, ...); các câu lạc bộ (thể dục nhịp điệu; bóng bàn; các
nhà thiết kế thời trang trẻ;...).
SEQAP sẽ hỗ trợ nguồn lực cho các trường thực hiện các phương án FDS khác nhau. Với mỗi
phương án thì số tiết dạy/tuần là khác nhau. Các phương án phù hợp là T30 và T35 nhưng cũng
có một phương án trung gian là T33. Các trường có nguồn lực hạn chế sẽ lựa chọn các phương
5
án T30 và T33; còn các trường có nguồn lực đầy đủ sẽ chuyển thẳng sang T35. Tuy nhiên mong

muốn lâu dài là tất cả các trường sẽ chuyển sang phương án T35.
Các phương án FDS được trình bày cụ thể trong bảng sau:
Bảng 1: Các thành phần trong chương trình học hiện hành, chương trình học cả
ngày và lịch biểu thời gian
Phương thức
tổ chức ngày
học ở trường
Số tiết/tuần
Nội dung
chương trình
Lịch biểu thời gian
Nửa ngày 22-25 tiết/tuần
tùy thuộc theo các khối
lớp khác nhau
C – Chương
trình hiện nay
được Bộ phê
duyệt
Học sinh chỉ học một buổi
trong ngày – có thể là buổi
sáng hoặc buổi chiều
Cả ngày
T 30
(Khoảng 30 tiết/tuần)
C + C
1
2 ngày học cả ngày và
3 ngày học nửa ngày ở
trường mỗi tuần
T 33

(Khoảng 33 tiết/tuần)
C + C
1
+
C
2
hoặc C
3
*Các trường
mong muốn dạy
tiếng dân tộc có
xu hướng chọn
phương án
C + C
1
+ C
3
3 ngày học cả ngày và
2 ngày học nửa ngày ở
trường mỗi tuần.
Tại các trường có dạy
tiếng dân tộc thì các tiết
học của môn Tiếng dân tộc
thường được bố trí vào
buổi chiều.
T 35
(Khoảng 35 tiết/tuần)
C + C
1
+ C

2
+ C
3
5 ngày học cả ngày mỗi
tuần
Đối với các trường chuyển sang phương án T30: học sinh sẽ có 2 ngày học cả ngày/tuần và 3
ngày học nửa ngày/tuần. Tại các trường có học sinh dân tộc thì thời gian tăng thêm phải bao
gồm 2 tiết học môn Tiếng Việt với trọng tâm là cải thiện các kỹ năng nghe và nói tiếng Việt cho
các học sinh dân tộc. Chương trình giảng dạy bổ sung còn lại của môn Tiếng Việt, Toán và các
hoạt động giáo dục có thể được tổ chức theo nhu cầu của nhà trường.
Đối với các trường chuyển sang phương án T33: học sinh sẽ có 3 ngày học cả ngày/tuần và 2
ngày học nửa ngày/tuần. Phương án T33 là phương án phù hợp cho các trường: i) Chưa thực sự
đủ điều kiện có thể chuyển ngay sang phương án T35 nhưng có khả năng chuyển sang phương
án cao hơn T30; ii) Một số trường thực hiện chương trình dạy tiếng dân tộc.
Đối với các trường chuyển sang phương án T35: học sinh sẽ có 5 ngày học cả ngày/tuần, các
trường nên dành thời gian để họp ban giám hiệu và sinh hoạt tổ chuyên môn.
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, đối với các trường dạy học cả ngày thì số giờ dạy học tối đa
không vượt quá 7 giờ/ một ngày (420 phút). Do vậy, các trường không nên xây dựng thời khóa
biểu vượt quá số giờ quy định này để ngày học ở trường không quá dài đối với học sinh.
6
Thời khóa biểu cho thời gian tăng thêm khi chuyển sang FDS nên bố trí khoảng 4- 5 tiết học
trong buổi sáng và không quá 3 tiết học trong buổi chiều. Các trường cần sắp xếp thời gian cho
họp ban giám hiệu và giáo viên sinh hoạt tổ chuyên môn.
Với phương án T30, hai ngày học cả ngày mỗi tuần nên bố trí: một ngày buổi sáng học 5 tiết và
buổi chiều học 3 tiết, một ngày sáng học 4 tiết và chiều học 3 tiết .
Với phương án T35, các trường nên bố trí học 4 tiết vào buổi sáng và học 3 tiết vào buổi chiều
đối với tất cả các ngày trong tuần. Tuy nhiên, cũng có thể bố trí 1-2 ngày học 8 tiết (5 tiết buổi
sáng và 3 tiết buổi chiều) để dành thời gian cho họp ban giám hiệu và sinh hoạt tổ chuyên môn.
Việc lựa chọn môn/ nội dung tự chọn và các hoạt động giáo dục cho phương án T35 là rất quan
trọng để thực hiện thành công FDS.

Về thời gian nghỉ, ăn trưa của học sinh, các trường cần căn cứ vào tình hình cụ thể tại địa
phương, nhu cầu của học sinh và những nguồn lực cần thiết để sắp xếp cho phù hợp. Tuy nhiên,
nên xem xét rút ngắn thời gian dành cho việc nghỉ, ăn trưa để có thể bắt đầu học buổi chiếu
sớm hơn và kết thúc ngày học sớm hơn nhằm tránh thời gian ở trường của học sinh quá dài. Phụ
huynh và cộng đồng địa phương cũng cần tham gia ý kiến về vấn đề này nhưng điều kiện tại địa
phương và nhu cầu của học sinh sẽ là những yếu tố chi phối quyết định cuối cùng về thời gian
dành cho bữa trưa.
Việc lựa chọn các phương án FDS, chương trình học, thời gian biểu, cũng như bố trí giáo viên,
sử dụng CSVC và trang thiết bị của nhà trường để thực hiện FDS là do nhà trường và cộng đồng
địa phương quyết định.
SEQAP sẽ có các gói hỗ trợ cho các trường khi chuyển sang FDS, cụ thể là:
Bảng 2: Các thành tố của các gói hỗ trợ của SEQAP cho các trường chuyển sang FDS
Nội dung Hoạt động
Đào tạo đội ngũ Đào tạo đội ngũ bằng các mô-đun bồi dưỡng và chương trình tập huấn cấp
trường cho lãnh đạo nhà trường và giáo viên.
Hoạt động tập huấn này dành cho tất cả các trường chuyển đổi sang FDS
kể cả những trường không tham gia SEQAP.
Cơ sở hạ tầng/cơ
sở vật chất bổ
sung
Đối với các trường thiếu phòng học, sẽ bổ sung CSVC (phòng học, khu vệ
sinh và có thể có phòng đa năng dành cho các trường chuyển sang thực
hiện phương án T35) cùng với đồ đạc trong phòng. Khi trường được bổ
sung CSVC thì trường cũng sẽ nhận được (a) thiết kế cần thiết, dịch vụ
đấu thầu , các dịch vụ liên quan tới việc giám sát tại hiện trường và các
dịch vụ giám sát quyền tác giả kiến trúc (b) đào tạo bổ sung cho đội ngũ
của xã về giám sát và kiểm tra công tác xây dựng.
Gói hỗ trợ này chỉ dành cho những trường thiếu phòng học.
Các quỹ Có hai loại: quỹ giáo dục nhà trường và quỹ phúc lợi học sinh. Ngoài việc
7

cung cấp các quỹ hỗ trợ cho nhà trường, nhà trường và cộng đồng sẽ được
tập huấn và tham gia hội thảo về quản lý và sử dụng quỹ.
Những quỹ này dành cho tất cả các trường thực hiện FDS. Tuy nhiên Quỹ
Phúc lợi học sinh cần được phân bổ cho các trường dựa trên cơ sở số
học sinh nghèo, khuyết tật và mồ côi trong mỗi trường.
Lương tăng thêm
cho giáo viên
Đối với các trường thiếu giáo viên, SEQAP có thể cung cấp một khoản
kinh phí để trả phần lương tăng thêm cho các GV phải dạy tăng giờ khi
trường chuyển sang FDS.
Chỉ dành cho các trường của SEQAP chuyển sang T30 mà thiếu giáo viên
3. Điều kiện các trường tiểu học tham gia SEQAP và chuyển sang FDS
3.1. Điều kiện các trường tiểu học tham gia SEQAP
Hiện nay không phải tất cả các trường tiểu học đều có đủ các điều kiện chuyển sang FDS ngay
lập tức. Đối với một số trường tiểu học mong muốn chuyển sang FDS còn có những khó khăn
như: số điểm trường và khoảng cách giữa chúng; sự thiếu hụt về cơ sở hạ tầng; học sinh phải đi
học xa; thiếu giáo viên; những vấn đề về ngôn ngữ trong nhà trường, nơi có tỷ lệ học sinh dân
tộc cao; những vấn đề về quản lý nhà trường và năng lực của giáo viên. Những trường có quy
mô quá nhỏ hoặc có nhiều điểm trường, học sinh ở rải rác nhiều nơi sẽ gặp khó khăn trong việc
áp dụng mô hình FDS nếu không tổ chức lại các lớp học.
Nếu nhà trường thuộc huyện hoặc xã nơi mà phụ huynh học sinh có khả năng đóng góp hỗ trợ
nhà trường hoạt động và phát triển thì nguồn đóng góp “xã hội hóa” này nên là nguồn lực chính
cho việc chuyển đổi sang FDS; những hỗ trợ của SEQAP chỉ hạn chế ở việc tập huấn bồi dưỡng
cho giáo viên, cán bộ quản lý.
Nếu nhà trường thuộc huyện hoặc xã nghèo, nơi mà cộng đồng có thu nhập thấp hoặc nơi mà
cộng đồng dân cư chủ yếu là người dân tộc thiểu số, thì nhà trường sẽ được nhận sự hỗ trợ của
SEQAP để chuyển sang FDS.
a) Tiêu chí cơ bản về số học sinh và số điểm trường để nhà trường tiếp nhận sự hỗ trợ từ
SEQAP
- Tiêu chí về số học sinh : Trường phải có tổng số học sinh ít nhất là 200 em.

-Tiêu chí về số điểm trường : Nhà trường có không quá 10 điểm trường (chính và lẻ)

Thậm chí khi một trường có tổng số học sinh tối thiểu là 200 và có duy nhất một hoặc hai điểm
trường, nhà trường vẫn có thể gặp khó khăn trong việc chuyển sang FDS do có thể sẽ phải đối
mặt với việc không đủ các nguồn lực mà chủ yếu là thiếu phòng học và giáo viên. Vì thế
SEQAP đã lựa chọn hạn mức nguồn lực tối thiểu về giáo viên và phòng học mà một trường cần
có để có thể chuyển sang FDS một cách thuận lợi.
b) Tiêu chí tối thiểu về giáo viên và phòng học
8
- Tiêu chí về giáo viên: Trường tiểu học phải đáp ứng các tiêu chí tối thiểu: Tỷ lệ giáo viên/lớp
không nhỏ hơn 1,2 (Tỷ lệ giáo viên/lớp ≥ 1,2 )
- Tiêu chí về phòng học: Tỷ lệ phòng học/lớp không nhỏ hơn 0,6 (Tỷ lệ phòng/lớp ≥ 0.6)
Thông thường, những trường không đạt các tiêu chí nêu trên, sẽ không được xem xét để SEQAP
hỗ trợ. Đối với các trường không đáp ứng được những tiêu chí tối thiểu để nhận được hỗ trợ từ
SEQAP thì cần xem xét những phương án khác để có sự hỗ trợ vượt qua những khó khăn trong
việc chuyển đổi sang FDS.
3.2. Điều kiện để các trường tiểu học chuyển sang FDS
Đối với phương án T30:
- Tiêu chí về giáo viên: Trường tiểu học phải đáp ứng yêu cầu tối thiểu về tỷ lệ giáo viên/lớp
không nhỏ hơn 1,3 (Tỷ lệ giáo viên/lớp ≥ 1,3 )
- Tiêu chí về phòng học: Trường tiểu học phải đáp ứng yêu cầu tối thiểu về tỷ lệ phòng học/lớp
không nhỏ hơn 0,8 (Tỷ lệ phòng/lớp ≥ 0.8)
Chỉ có các trường lựa chọn chuyển sang T30 mà có tỷ lệ phòng học/lớp ít nhất là 0.6 và
thấp hơn 0.8 mới được xây phòng học bổ sung. Các trường này có thể đề xuất được hỗ
trợ xây dựng phòng học bổ sung để có đủ phòng học đáp ứng yêu cầu tối thiểu khi
chuyển sang T30 nhưng tối đa chỉ được 2 phòng học/điểm trường. Nhà trường cũng có
thể đề xuất được hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh. Chương trình cũng có sự hỗ trợ về lương
tăng thêm cho giáo viên cho một số trường lựa chọn T30 và những phần dưới đây sẽ cung
cấp thêm thông tin về lương tăng thêm cho giáo viên.
SEQAP sẽ hỗ trợ lương tăng thêm cho giáo viên đối với một số trường thiếu giáo viên

(1,2 ≤ tỉ lệ giáo viên/lớp ≤ 1,3) để chi trả khối lượng công việc tăng thêm của giáo viên.
Những trường thực hiện T30 nằm trong SEQAP sẽ nhận được kinh phí thông qua Quỹ
giáo dục nhà trường và Quỹ phúc lợi học sinh. Khoản kinh phí này được dựa trên mức
phân bổ cơ bản và được điều chỉnh theo hai yếu tố: tổng số học sinh và mức nghèo của xã
hoặc huyện sở tại. Để biết thông tin chi tiết xin xem Sổ tay hướng dẫn thực hiện hai quỹ
này.
Đối với phương án T35:
- Tiêu chí về giáo viên: Trường tiểu học phải đáp ứng yêu cầu tối thiểu về tỷ lệ giáo viên/lớp
không nhỏ hơn 1,5 (Tỷ lệ giáo viên/lớp ≥ 1,5 )
- Tiêu chí về phòng học: Trường tiểu học phải đáp ứng yêu cầu tối thiểu về tỷ lệ Phòng học/lớp
không nhỏ hơn 1,0 (Tỷ lệ phòng/lớp ≥ 1,0)
Chỉ có các trường lựa chọn chuyển sang T35 mà có tỷ lệ phòng học/lớp ít nhất là 0.8 và
thấp hơn 1 mới có thể đề xuất được hỗ trợ xây dựng phòng học bổ sung để có đủ phòng
9
học để thực hiện phương án T35 nhưng tối đa chỉ được 2 phòng học/điểm trường.
Trường cũng có thể đề xuất xây dựng một phòng đa năng và các nhà vệ sinh. Trong đề
xuất xây dựng phòng đa năng, nhà trường phải đưa ra cơ sở lý luận về nhu cầu xây phòng
đa năng của nhà trường. Những trường thực hiện T35 mà được SEQAP hỗ trợ cũng nhận
được kinh phí thông qua Quỹ giáo dục nhà trường và Quỹ phúc lợi học sinh nhưng khoản
kinh phí nhận được sẽ dựa trên nhu cầu và liên quan tới tỷ lệ số học sinh và mức nghèo
đói của học sinh. Để biết thông tin chi tiết xin xem các phần trình bày dưới đây và Sổ tay
hướng dẫn thực hiện hai quỹ này. SEQAP không hỗ trợ lương tăng thêm cho giáo viên
đôi với các trường chuyển sang T35.
Điều quan trọng cần lưu ý rằng phòng học bổ sung và cơ sở vật chất đi cùng chỉ dành cho
những trường không đạt tỷ lệ phòng học/lớp là 0.8 khi chuyển sang T30 và tỷ lệ là 1.0 khi
chuyển sang T35. Nếu các trường đang sử dụng một số phòng học chỉ dành cho một số
môn chuyên biệt như Âm nhạc và Mỹ thuật thì những phòng này cũng phải được tính vào
tỷ lệ phòng học khi nhà trường trình bày nhu cầu của mình về phòng học bổ sung. Khi
chuyển sang FDS, một số trường cần xem xét lại việc bố trí, sử dụng các không gian
phòng học hiện có.

Tóm tắt các điều kiện tham gia SEQAP và chuyển sang FDS
Tỉ lệ giáo viên/lớp Tỉ lệ phòng học/lớp
Trường tham gia SEQAP
(tiêu chí tối thiểu)
≥ 1,2 ≥ 0,6
Trường chuyển sang T30
(tiêu chí bổ sung)
≥ 1,3 ≥ 0,8
Trường chuyển sang T35
(tiêu chí bổ sung)
≥ 1,5 ≥ 1,0
Những tiêu chí cơ bản về quy mô trường và số điểm trường lẻ cùng với những tiêu chí tối
thiểu về tỷ lệ giáo viên/lớp và tỷ lệ phòng học/lớp sẽ được xem xét khi đề xuất/kế hoạch
FDS của nhà trường được nộp lên phòng giáo dục. Các trường không đáp ứng được các
tiêu chí nêu trên sẽ không được chọn tham gia SEQAP.
Tóm tắt các tiêu chí hợp lệ để nhận các nguồn lực hỗ trợ của SEQAP cho xây dựng
và lương gia tăng cho giáo viên
Lương gia tăng cho giáo viên Phòng học bổ sung
Các trường chuyển sang
T30
1,2 ≤Tỷ lệ giáo viên/lớp ≤ 1,3 0,6 ≤Tỷ lệ phòng học/lớp ≤ 0,8
Các trường chuyển sang Không áp dụng 0.8 ≤Tỷ lệ phòng học/lớp ≤
10
T35 1,0
4. Mục đích, nội dung của Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch dạy học cả ngày (FDS)
Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch FDS do SEQAP xây dựng nhằm cung cấp các thông tin và
hướng dẫn cho các trường và cộng đồng địa phương xây dựng một kế hoạch của nhà
trường để hỗ trợ việc chuyển đổi từ mô hình học nửa ngày hiện nay sang mô hình dạy học
cả ngày.
Sổ tay tập trung vào các quy trình lập kế hoạch ở cấp nhà trường và cộng đồng để nhà

trường có thể sử dụng cho các hoạt động liên quan tới quá trình chuyển đổi sang FDS.
Các trường cần hiểu rõ rằng quá trình lập kế hoạch cho việc chuyển đổi sang FDS cần
được coi như là một phần của quá trình lập kế hoạch phát triển thường xuyên của nhà
trường. Kế hoạch FDS là một bộ phận của Kế hoạch phát triển tổng thể của nhà trường.
Quá trình xây dựng một kế hoạch FDS cần giúp nhà trường hiểu rõ các hoạt động sẽ cần
đưa vào trong quá trình lập kế hoạch phát triển hàng năm của nhà trường trong tương
lai.
Theo mục tiêu của Bộ GD&ĐT là tất cả các trường sẽ chuyển sang dạy học cả ngày vào
năm 2020 nên trong vòng vài năm tới tất cả các trường cần đưa vào trong kế hoạch phát
triển chung của nhà trường quy trình nhà trường sẽ sử dụng để chuyển đổi từ học nửa
ngày sang học cả ngày hoặc quy trình nhà trường sẽ sử dụng để duy trì và cải thiện chất
lượng của việc dạy-học cả ngày.
11
Phần thứ II
QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH FDS
Quy trình lập kế hoạch FDS của trường nên tuân theo các bước sau đây:
Các bước lập kế hoạch FDS
Bước Mô tả hoạt động
1 Tổ chức một cuộc họp trong cộng đồng để giới thiệu về SEQAP và FDS
2 Thành lập nhóm cán bộ lập kế hoạch FDS của trường và tổ chức hội thảo đầu
tiên về FDS
3 Thu thập thông tin, số liệu cần thiết về nhà trường (Các số liệu thống kê liên
quan tới số lớp, số phòng học, số giáo viên, chất lượng học tập của học sinh,
chất lượng của giáo viên, cơ sở hạ tầng và các nguồn lực của nhà trường, ...).
4 Phân tích tình hình nhà trường (phân tích tình hình, thách thức khi thực hiện
FDS và những nhu cầu của nhà trường để vượt qua những thách thức này).
5. a Xác định các mục tiêu và chọn phương án FDS
5. b Xây dựng đề xuất sư phạm của nhà trường cho việc chuyển sang FDS (Cơ sở lý
luận cho việc lựa chọn một phương án FDS).
Đề xuất sư phạm cần cung cấp thông tin về những điểm mạnh và điểm yếu của

học sinh; những điểm mạnh và những điểm cần cải thiện trong chương trình
giảng dạy của nhà trường; năng lực của giáo viên; và giải thích phương án này
sẽ mang lại những lợi ích cho học sinh như thế nào, dựa trên những thế mạnh
của nhà trường và phù hợp với tình hình của nhà trường
6 Xác định những nhu cầu tập huấn bồi dưỡng và nhu cầu về nguồn lực cho việc
chuyển sang FDS (Các nhu cầu tập huấn bồi dưỡng cho giáo viên và cán bộ
quản lý nhà trường, những đối tượng ngoài nhà trường và các nhân viên hỗ trợ
về ngôn ngữ; Những nguồn lực cần thiết để chuyển sang FDS: cơ sở hạ tầng,
trang thiết bị và các nguồn lực cho việc dạy và học...).
7 Xác định các hoạt động ưu tiên cho việc chuyển sang FDS
8 Lập dự toán chi phí cho:
• Các hoạt động xây dựng được đề nghị,
• Các chi phí bổ sung mong muốn cho những tiện ích của nhà trường,
• Các nguồn lực bổ sung để hỗ trợ việc tăng thêm số tiết học,
• Lương tăng thêm cho giáo viên
• Sử dụng Quỹ giáo dục nhà trường và Quỹ phúc lợi học sinh
9 Xây dựng một kế hoạch thời gian cho việc thực hiện các hoạt động.
10 Lãnh đạo nhà trường hoàn thành Đề xuất kế hoạch FDS theo mẫu.
11 Các bên tham gia thống nhất và ký vào Bản kế hoạch gửi cho Phòng giáo dục
12 Kết hợp kế hoạch FDS vào kế hoạch phát triển tổng thể của trường
12
13 Xác định những yêu cầu báo cáo về quá trình thực hiện kế hoạch FDS.
Cụ thể mỗi bước lập kế hoạch như sau:
Bước 1. Tổ chức một cuộc họp trong cộng đồng để giới thiệu về SEQAP và FDS
Sự hỗ trợ của cộng đồng, đặc biệt là phụ huynh học sinh là rất quan trọng cho cả việc lập kế
hoạch và thực hiện FDS nên nhà trường cần tổ chức cuộc họp để phổ biến tới cộng đồng về
FDS và SEQAP. Cuộc họp này cần cung cấp những thông tin về:
• Giới thiệu về FDS và việc học sinh sẽ được hưởng lợi từ FDS như thế nào;
• Giới thiệu các phương án FDS khác nhau và mục đích của mỗi phương án;
• Những thông tin về SEQAP và các cách thức mà SEQAP có thể hỗ trợ các trường trong

quá trình chuyển đổi từ mô hình HDS sang mô hình FDS.
Đối tượng được mời tới dự cuộc họp là phụ huynh học sinh và các nhóm cộng đồng địa phương.
Cuộc họp này nên được tổ chức ngoài giờ dạy học của nhà trường. Các giáo viên cũng nên tham
dự cuộc họp này.
Trong cuộc họp này cần dành thời gian để cộng đồng tham gia ý kiến về ý tưởng của nhà
trường trong việc chuyển sang FDS. Một số câu hỏi gợi ý cho việc thảo luận như sau:
• Cộng đồng nghĩ gì về quy mô các lớp học và số phòng học cần thiết cho việc chuyển
sang FDS?
• Mọi người nghĩ gì về nội dung cho chương trình giảng dạy bổ sung cho FDS? Nhà
trường cần ưu tiên lĩnh vực nào? Các phụ huynh có ý kiến gì về nhu cầu học tập của con
em họ?
• Phương án nào là phù hợp nhất cho nhà trường?
• Nếu phải tổ chức bữa trưa cho học sinh tại trường thì cần xem xét những vấn đề gì?
• Nhà trường có đủ phòng học và cơ sở vật chất cho việc chuyển sang FDS không? Cần
thêm các công trình cơ sở hạ tầng nào?
Ý kiến phản hồi từ cuộc họp có thể được ghi lại trong bảng ở Phụ lục 1b. Nhóm lập kế hoạch
FDS cần xem xét những ý kiến phản hồi này trong quá trình lập kế hoạch để đưa ra các quyết
định phù hợp.
Tại cuộc họp này, lãnh đạo nhà trường cũng cần thông báo tới cộng đồng rằng nếu họ thống
nhất với việc chuyển đổi sang FDS của nhà trường thì hoạt động đầu tiên cần thực hiện là thành
lập nhóm lập kế hoạch FDS. Lãnh đạo nhà trường cần cung cấp thông tin về:
• Các thành viên khác nhau của nhóm lập kế hoạch và trách nhiệm của họ;
• Các ngày dành để nghe phụ huynh và cộng đồng bày tỏ các mối quan tâm của mình
cũng là một phần trong kế hoạch làm việc của nhóm lập kế hoạch.
13
• Quá trình thành lập nhóm lập kế hoạch.
Lãnh đạo nhà trường cần thông báo với Phòng giáo dục về cuộc họp với cộng đồng, đồng thời
mời một cán bộ của phòng tới dự và hỗ trợ nhà trường trong cuộc họp này.
Bước 2. Thành lập nhóm cán bộ lập kế hoạch FDS của trường và tổ chức hội thảo đầu tiên
về FDS

(Phụ lục 1a – đây là một bảng mà nhà trường cần hoàn thành nhằm ghi lại tên của mỗi thành
viên của nhóm lập kế hoạch và trách nhiệm của họ)
Lập kế hoạch chuyển đổi từ mô hình HDS sang mô hình FDS của một trường yêu cầu cần có
sự tham gia của các bên: lãnh đạo nhà trường, giáo viên, Ban đại diện cha mẹ học sinh, cộng
đồng địa phương và đại diện Phòng GD&ĐT. Các cơ quan, tổ chức khác ở địa phương cũng
có thể sẽ tham gia vào quá trình lập kế hoạch FDS.
Những bên tham gia chính và vai trò, trách nhiệm của họ trong quy trình lập kế hoạch được tóm
tắt trong bảng sau:
Bảng 3: Các bên tham gia vào quy trình lập kế hoạch FDS
Cán bộ lập kế hoạch Vai trò/trách nhiệm
Lãnh đạo nhà trường - Điều phối viên của nhóm lập kế hoạch;
-Đầu mối liên lạc với cộng đồng;
-Thông báo cho phòng giáo dục về cuộc họp cộng đồng;
-Đóng góp vào việc phân tích tình hình nhà trường để chuyển sang
FDS;
-Tham gia vào việc thu thập và ghi chép những số liệu của nhà
trường ;
- Là đối tác chính trong việc xây dựng đề xuất sư phạm với các giáo
viên;
- Hướng dẫn giáo viên trong việc xác định những yêu cầu tập huấn
bồi dưỡng để hỗ trợ giáo viên đáp ứng yêu cầu thực hiện FDS.
- Đề xuất ngân sách
- Đề xuất hỗ trợ cuối cùng gửi cho SEQAP,
- Điều phối và theo dõi các hoạt động lập kế hoạch FDS
- Quản lý các quỹ của nhà trường;
Các giáo viên - Hỗ trợ việc thu thập và phân tích các số liệu cho kế hoạch FDS của
nhà trường;
-Có ý kiến tư vấn về các mục tiêu FDS của nhà trường;
-Cung cấp hướng dẫn về mô hình FDS phù hợp nhất cho nhà trường
để đưa vào trong đề xuất sư phạm.

-Hỗ trợ lãnh đạo nhà trường đưa ra những ý tưởng cho việc sử dụng
Quỹ giáo dục nhà trường;
-Cùng với lãnh đạo nhà trường xác định những yêu cầu về tập huấn
bồi dưỡng để hỗ trợ giáo viên đáp ứng yêu cầu thực hiện FDS.
14
-Xem xét và thông qua kế hoạch FDS cho nhà trường.
Ban đại diện cha mẹ
học sinh
-Tham gia vào các hoạt động nâng cao nhận thức về FDS do nhà
trường tổ chức.
-Đưa ra ý kiến tư vấn đề các phương án FDS và lịch biểu thời gian
của các ngày học;
-Đưa ra ý kiến tư vấn về các hoạt động phúc lợi và hỗ trợ xã hội cần
thiết cho FDS.
-Tư vấn và hỗ trợ hiệu trưởng nhà trường trong việc quản lý Quỹ
phúc lợi học sinh;
-Tư vấn và hỗ trợ nhà trường tổ chức bữa ăn trưa và giám sát học
sinh.
-Xem xét và thông qua Kế hoạch FDS của nhà trường.
Cộng đồng địa phương -Tham gia vào các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng về FDS
do nhà trường tổ chức;
-Tư vấn về sự cần thiết cần điều chỉnh thời khóa biểu và lịch năm
học của nhà trường cho phù hợp với những điều kiện của địa phương
(thời tiết, mùa vụ và những điều kiện khác),
-Xem xét kế hoạch FDS nhằm đảm bảo sự phù hợp với những điều
kiện của địa phương;
-Có sự thống nhất chính thức về kế hoạch FDS của nhà trường được
trình lên phòng giáo dục.
Chính quyền địa
phương (xã)

-Nếu có khả năng hỗ trợ các hoạt động xây dựng thì chính quyền xã
có thể có sự hỗ trợ trong việc quản lý các hoạt động xây dựng
trường.
Những thành viên khác
trong cộng đồng
Có thể là đối tượng từ một tổ chức trong cộng đồng mà có kinh
nghiệm hoặc chuyên môn nhất định để hỗ trợ nhóm lập kế hoạch.
Phòng giáo dục (Ban
quản lý cấp huyện)
- Cử một cán bộ tham gia các cuộc họp nâng cao nhận thức cho cộng
đồng về FDS do trường tổ chức;
-Tổ chức và đánh giá các khóa tập huấn ban đầu và có sự hướng dẫn
về các mô hình FDS và các quy trình thực hiện cho lãnh đạo nhà
trường;
- Cung cấp sự hướng dẫn và hỗ trợ chuyên môn cho nhà trường trong
quá trình xây dựng các kế hoạch FDS;
- Phê duyệt kế hoạch FDS của nhà trường;
-Theo dõi việc thực hiện các hoạt động trong kế hoạch FDS của nhà
trường.
Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm điều phối toàn bộ quy trình lập kế hoạch và nhóm lập
kế hoạch.
Do thời khóa biểu tăng thêm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các gia đình học sinh cũng như các hoạt
động sinh hoạt và lao động hàng ngày của họ nên điều quan trọng là cần có một đại diện của
Ban đại diện cha mẹ học sinh tham gia vào nhóm lập kế hoạch. Đại diện ban đại diện cha mẹ
học sinh có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng các phụ huynh tham gia
tích cực vào quá trình chuyển đổi từ học nửa ngày sang học cả ngày.
15
Đại diện ban đại diện cha mẹ học sinh cần tích cực thông báo cho những phụ huynh khác về
những thông tin liên quan tới FDS và làm rõ những quan điểm và ý tưởng từ hội phụ huynh về
việc phương án FDS nào sẽ là lựa chọn phù hợp nhất cho nhà trường.

Một chiến lược cho việc lấy các ý kiến phản hồi từ cha mẹ học sinh là xây dựng một bảng hỏi
về những vấn đề liên quan tới việc chuyển sang FDS của nhà trường. Việc trả lời bảng hỏi này
sẽ cung cấp các ý kiến phản hồi cho nhóm lập kế hoạch. Một cách khác là Ban đại diện cha mẹ
học sinh nên tổ chức các cuộc họp thường xuyên hàng tháng nhằm chia sẻ các ý kiến về những
vấn đề và những thử thách trong quá trình chuyển đổi sang FDS. Đại diện ban đại diện cha mẹ
học sinh trong nhóm lập kế hoạch có thể chuyển những ý kiến và thông tin phản hồi từ các cuộc
họp của ban đại diện cha mẹ học sinh tới nhóm.
Cộng đồng địa phương nơi trường đóng có thể giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp
những hướng dẫn về các điều kiện của địa phương, sự cần thiết cần điều chỉnh thời khóa
biểu và lịch năm học của nhà trường cho phù hợp với những điều kiện của địa phương
(thời tiết, mùa vụ và những điều kiện khác). Đồng thời họ có thể đóng vai trò chính trong
việc phổ biến, cung cấp thông tin và huy động sự hỗ trợ của cộng đồng cho quá trình
chuyển sang FDS của nhà trường.
Nếu chính quyền xã có đủ năng lực, họ sẽ có thể hỗ trợ bất cứ hoạt động xây dựng nào
liên quan tới việc chuyển đổi sang FDS. Họ có thể hỗ trợ lãnh đạo nhà trường trong quá
trình lập kế hoạch bằng cách hỗ trợ việc tính toán không gian bổ sung mà nhà trường có
thể yêu cầu (phòng học, nhà vệ sinh và có thể cả phòng đa năng).
Ngay sau khi nhóm lập kế hoạch được thành lập, lãnh đạo nhà trường cần tổ chức một hội thảo
tập huấn cho các bên liên quan nhằm giúp họ nắm được những mục tiêu và quy trình cần thiết
để trường chuyển sang chương trình dạy học cả ngày. Nội dung Hội thảo ban đầu này cần tập
trung vào các vấn đề sau:
• Giới thiệu tóm tắt quá trình và các quyết định cần đạt được trong quá trình chuyển
sang FDS;
• Thảo luận và thống nhất về vai trò, trách nhiệm của các thành viên trong nhóm lập
kế hoạch;
• Thống nhất về việc thành lập nhóm cán bộ chủ chốt lập kế hoạch FDS;
• Tóm tắt các bước tiếp theo và thời hạn xây dựng đề xuất hỗ trợ từ SEQAP.
Nhằm hỗ trợ quá trình lập kế hoạch, khi nhóm cán bộ lập kế hoạch được thành lập họ nên thành
lập một nhóm nhỏ hơn với vai trò là Nhóm lập kế hoạch chủ chốt (gồm: lãnh đạo nhà trường,
đại diện giáo viên, đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh). Nhóm này có nhiều trách nhiệm hơn

trong suốt quá trình lập kế hoạch FDS và có thể họp với nhau thường xuyên hơn so với Nhóm
cán bộ lập kế hoạch( Nhóm cán bộ lập kế hoạch chỉ họp toàn bộ nhóm một số ít lần trong toàn
16
bộ quá trình lập kế hoạch).
Nhóm lập kế hoạch chủ chốt sẽ cần họp thường xuyên sau cuộc họp đầu tiên nhằm theo dõi tiến
độ của việc lập kế hoạch và thảo luận về bất cứ vấn đề hoặc khó khăn nào nảy sinh trong quá
trình lập kế hoạch. Nhưng trước khi đề xuất cuối cùng sẵn sàng cho các nhóm tham gia cùng ký,
toàn bộ nhóm lập kế hoạch sẽ cần họp để góp ý cho báo cáo tiến độ của lãnh đạo nhà trường
trong đó phác họa các khía cạnh chính của đề xuất.
Bước 3: Thu thập thông tin, số liệu cần thiết về nhà trường
Trong bước này, các số liệu và thông tin thu thập được sẽ giúp hiểu được tình hình hiện nay của
nhà trường và giúp nhóm lập kế hoạch chủ chốt cung cấp những thông tin sẽ được sử dụng để
phân tích tình hình của nhà trường.
(Các phụ lục 2,3,4 và 5 là những công cụ sẽ giúp các trường thu thập số liệu và thông tin cần
thiết cho đề xuất xin hỗ trợ từ SEQAp của nhà trường)
Phụ lục 2: Số liệu về học sinh
Số liệu tóm tắt về học sinh:
• Số học sinh của mỗi khối lớp;
• Số học sinh của mỗi lớp;
• Nhóm dân tộc của học sinh;
• Tình hình kinh tế của các gia đình học sinh.
Phụ lục 3: Số liệu về cán bộ của nhà trường
Số liệu tóm tắt về giáo viên, lãnh đạo nhà trường và nhân viên
• Số giáo viên của mỗi lớp;
• Phân loại giáo viên – số giáo viên dạy môn văn hóa, giáo viên môn chuyên biệt và các
cán bộ không giảng dạy khác;
• Năng lực và trình độ của giáo viên/lãnh đạo nhà trường;
• Kinh nghiệm của giáo viên;
• Thành tích, danh hiệu đạt được của giáo viên;
• Khối lượng công việc của giáo viên.

Phụ lục 4: Số liệu về kết quả học tập của học sinh
Số liệu về:
• Kết quả học tập của học sinh;
• Tỷ lệ bỏ học và lưu ban;
• Tỷ lệ hoàn thành bậc học thực tế (so sánh số học sinh lớp năm trong những số liệu
thống kê này với số học sinh nhập học vào lớp một 5 năm về trước).
Phụ lục 5: Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị và các nguồn lực cho việc dạy/học
17

×