Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

luận văn quản trị kinh doanh Mô hình, cơ cấu tổ chức và hoạt động kinh doanh của công ty Mecanimex

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.2 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU2 2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY3 3
1.1 Quá trình hình thành 3 3
1.2 Quá trình phát triển5 5
Chương 2: Mô hình và cơ cấu tổ chức của công ty Mecanimex7 7
2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức.7 7
2.2 Bộ phận quản lý.8 8
2.3 Các phòng ban chức năng tại trụ sở chính 37 Tràng Thi – Hà Nội.8 8
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 3 NĂM GẦN ĐÂY11 11
3.1 Tình hình xuất nhập khẩu của công ty.11 11
3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh11 11
Chương 4: Đánh giá chung về công ty14 14
4.1 Mặt mạnh, mặt yếu.14 14
4.2 Phương hướng thời gian tới của công ty.16 16
4.3 Những biện pháp chủ yếu.17 17
LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình học tập luôn từ lý thuyết đi đến thực hành. Quá trình thực tập có ý
nghĩa vô cùng quan trọng, nó giúp cho chóng ta thấy được những gì chúng ta đã
học ra thực tế như thế nào. Nhận thức được tầm quan trọng của quá trình thực tập,
cho nên với cơ hội được thực tập tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên
xuất nhập khẩu sản phẩm cơ khí (Mecanimex Co.,Ltd) mét doanh nghiệp hoạt
động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại. Cho nên với thời gian có được em đã
nghiên cứu tình hình chung của công ty, cơ cấu tổ chức của công ty, về lĩnh vực
hoạt động kinh doanh của công ty. Từ đợt thực tập tổng hợp này sẽ nâng cao hiểu
biết của em về công ty Mecanimex từ đó giúp cho em thuận lợi trong việc lùa
chọn chuyên đề sau này cho cả quá trình thực tập của mình. Sau đây em xin trình
bày những gì mình tìm hiểu, nghiên cứu được.
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
1.1 Quá trình hình thành
Công ty Xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí (mecanimex) là tên ban đầu


của công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xuất nhập khẩu các sản phẩm cớ
khí, được thành lập theo quyết định số 88/CT ngày 02/03/1985 của Chủ tịch Hội
đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và bắt đầu quá trình hoạt động của mình từ
ngày 26 tháng 3 năm 1985 theo giấy phép kinh doanh sè 1.0.11.012/GP của Bộ
trưởng Bộ cơ khí luyện kim cò nay là Bộ Công Nghiệp. Ngày 02 tháng 11 năm
2004, theo quyết định số 120/2004/QĐ - BCN của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp về
việc chuyển đổi Công ty Xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí, doanh nghiệp
thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp
thành Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ
khí.
* Về tên công ty:
- Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một
thành viên xuất nhập khẩu sản phẩm cơ khí.
- Tên viết tắt bằng tiếng Việt: công ty xuất nhập khẩu sản phẩm cơ khí.
- Tên giao dịch quốc tế: mechanical products export – import company
limited.
- Tên viết tắt bằng tiếng Anh: mecanimex co., ltd.
* Địa chỉ:
- Trụ sở chính: 37 Tràng Thi, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 04 – 8244138; 04 – 8257459.
Fax: 84 – 04 – 9349904.
Email:
- Chi nhánh Công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 12 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 08 – 8295799; 08 – 8296722.
Fax: 84 – 08 – 8299238.
Email:
- Nhà máy Quy Chế Từ Sơn.
Địa chỉ: Thị trấn Từ Sơn, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Điện thoại: 0241 – 743711

Fax: 0241 – 832467
Email:
- Văn phòng đại diện tại Hải Phòng.
* Vốn điều lệ: 34.897.000.000 đồng.
* Điều kiện cơ sở vật chất:
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên xuất nhập khẩu sản phẩm cơ khí
là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập trên cơ sở sát nhập hai phòng:
Phòng xuất nhập khẩu của Tổng công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm TOCOTAP và
Phòng xuất nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu máy MECHINOIMPORT. Khi
đó Công ty Mecanimex được coi là một trong những công ty xuất nhập khẩu hàng
đầu của bộ công nghiệp.
Ngày 27 tháng 10 năm 1995 Công ty trở thành đơn vị thành viên của Tổng
công ty Máy và Thiết bị Công nghiệp theo quyết định số 1171/GP/TCNSĐT của
Bộ trưởng Bộ Công nghiệp. Công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân và hoạt động
theo luật pháp nước Cộng hoà xã hôi chủ nghĩa Việt Nam, theo luật doanh nghiệp
và theo các điều lệ quy định của Bộ công nghiệp.
Công ty là một đơn vị kinh doanh với cơ cấu gọn nhẹ với tài sản bao gồm
một toà nhà 6 tầng và một bãi để xe. Công ty được trang bị đầy đủ các trang thiết
bị tốt nhất để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình như máy tính, máy fax,
máy photocopy, điện thoại, xe ô tô. Tuy nhiên, công ty không có kho hàng riêng
vì vậy mỗi khi tiến hành giao dịch xuất nhập khẩu hàng hoá Công ty thường phải
đi thuê kho hàng. Đây là một trong những hạn chế về cơ sở vật chất của công ty.
Công ty chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong số
vốn do công ty quản lý, có con dấu riêng để giao dịch, có tài sản riêng và các quỹ
tập trung, được quyền mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật.
1.2 Quá trình phát triển
Từ khi Công ty được thành lập cho đến nay, Công ty TNHH Nhà nước một
thành viên xuất nhập khẩu sản phẩm cơ khí đã trải qua hai giai đoạn phát triển:
+ Giai đoạn 1: Từ năm 1985 đến 1990, giai đoạn này Công ty hoạt động
kinh doanh chủ yếu theo Nghị định thư của Chính phủ Việt Nam với Chính phủ

các nước XHCN khác.
+ Giai đoạn 2: Từ năm 1990 đến nay, sau sự sụp đổ của pháo đài XHCN
Liên Xô và các nước Đông Âu làm cho toàn bộ thị trường truyền thống bị phá vỡ.
Trong cùng thời gian đó, Nhà nước ban hành chính sách đổi mới buộc các công ty
kinh doanh phải hạch toán. Đây chính là bước ngoặt lớn trong hoạt động của Công
ty.
Với mục tiêu không ngừng tăng trưởng các chỉ tiêu kinh tế như chỉ tiêu kim
ngạch xuất nhập khẩu, doanh thu và nép ngân sách Nhà nước Công ty đã phát
triển và mở rộng thêm lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình và đã thành công
với hai dự án liên doanh nước ngoài, đó là:
+ Công ty đã liên doanh với tập đoàn nước ngoài Electronics Hàn Quốc, xây
dựng một nhà máy tại Hải Phòng để sản xuất máy điều hoà nhiệt độ, máy giặt và
tủ lạnh. Dự án được bắt đầu thực hiện từ năm 1996 và đưa vào sản xuất từ cuối
năm 1998. Sản phẩm của liên doanh đã và đang được tiêu thụ tốt, chiếm được thị
phần rất lớn trong lĩnh vực điện lạnh tại thị trường Việt Nam. Tên viết tắt của liên
doanh là LG – MECA đã thực sự trở thành một thương hiệu nổi tiếng trong nước
và khu vực.
+ Công ty liên doanh với Thái Lan sản xuất tăm bông vệ sinh.
Với sự cố gắng và phấn đấu không ngừng của mình, năm 2004 tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu của Công ty đã đạt 31,1 triệu USD, doanh thu đạt gần 400
tỷ đồng, nép ngân sách Nhà nước gần 99 tỷ đồng, góp phần đáng kể cho nền kinh
tế quốc dân.
Chng 2: Mụ hỡnh v c cu t chc ca cụng ty Mecanimex
2.1 S c cu t chc.
Cụng ty Mecanimex cú c cu t chc theo chc nng trc tuyn vi mt s
phũng ban sỏt nhp vi nhau. ng u l Tng giỏm c kiờm Ch tch cụng ty,
di quyn l hai Phú tng giỏm c ng thi kiờm Giỏm c hai chi nhỏnh
Tp.H Chớ Minh v nh mỏy Quy ch T Sn, bờn cnh ú cũn cú Phú tng giỏm
c thng trc ph trỏch kinh doanh. Di phú tng giỏm c thng trc kinh
doanh l cỏc phũng ban bao gm: Vn phũng, phũng ti chớnh k toỏn, phũng

nhõn s, phũng t chc - k hoch, phũng XNK trc thuc s qun lý ca phũng
XNK cũn cú chi nhỏnh ti Hi Phũng, cui cựng l phũng kinh doanh nụi.
2.2 B phn qun lý.
+ Ch tch kiờm Tng giỏm c cụng ty: do Tng giỏm c Cụng ty mỏy
v thit b cụng nghip b nhim. Nhim k ca Ch tch cụng ty l 4 nm v cú
th c b nhim li. Ch tch cụng ty chu trỏch nhim trc i din ch s
Tổng giám đốc kiêm
Chủ tịch công ty
Phó TGĐ/ Giám
đốc chi nhánh T.P
HCM
Phó TGĐ/ Giám đốc
Nhà máy Quy chế Từ
Sơn
Phó TGĐ th ờng
trực phụ trách kinh
doanh
Chi nhánh
T.P HCM
Nhà máy
Quy chế Từ
Sơn
Văn phòng Phòng Tổ chức
Kế hoạch
Phòng Tài
chính Kế
toán
Phòng kinh
doanh XNK
Phòng kinh

doanh nội
Đại diện tại Hải
Phòng
hữu và trước pháp luật về các quyết định của mình, thực hiện các nghĩa vụ quy
định tại điều 86 Luật doanh nghiệp.
Tổng giám đốc điều hành công ty theo chế độ thủ trưởng, có quyền ra chỉ
thị mệnh lệnh mà mọi người trong công ty phải nghiêm chỉnh chấp hành và phải
chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của mình trước pháp luật, trước Bộ
công nghiệp và toàn thể công nhân viên của công ty.
+ Phó Tổng giám đốc gồm có 3 người. Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc
chi nhánh Công ty tại thành phố Hồ Chí Minh. Phó Tổng giám đốc kiêm Giám
đốc nhà máy quy chế Từ Sơn. Phó tổng giám đốc thường trực phụ trách kinh
doanh tại trụ sở chính ở Hà Nội.
Phó Tổng giám đốc công ty do Tổng giám đốc lùa chọn và đề nghị Bộ
trưởng Bộ công nghiệp bổ nhiệm. Phó tổng giám đốc giúp Tổng giám đốc điều
hành theo phân công và uỷ quyền của tổng giám đốc.
Phó Tổng giám đốc được quyền kiểm tra đôn đốc nhắc nhở các thành viên
trong phạm vi phụ trách của mình, được quyền kí kết các văn bản thuộc chức năng
và nhiệm vụ của mình và chịu trách nhiệm về các văn bản đó, chịu trách nhiệm
trước Tổng giám đốc về nhiệm vụ Giám đốc phân công và uỷ quyền, tham mưu
cho Tổng giám đốc điều hành và quản lý một số lĩnh vực trong công tác kinh
doanh.
2.3 Các phòng ban chức năng tại trụ sở chính 37 Tràng Thi – Hà Nội.
Các phòng ban chức năng có quan hệ mật thiết với nhau và mỗi phòng đều có
chức năng nhiệm vụ riêng.
+ Phòng hành chính: có chức năng theo dõi các quy chế chính sách của
công ty giám sát các hoạt động và kỉ luật, thu nhận thông tin và các chính sách
quốc gia để gửi về văn phòng đồng thời làm tất cả các công tác hành chính sự vụ
của công ty như in Ên tài liệu văn phòng phẩm, phục vụ điều hành tổng hợp và
mạng lưới điện thoại.

Giúp Tổng giám đốc thực hiện các công việc có liên quan đối với công tác
tổ chức hành chính, lao động tiền lương, thưởng theo đúng chế độ và chính sách.
Tham mưu cho Tổng giám đốc sắp xếp, tổ chức lao động nhằm sử dụng lao động
một cách có hiệu quả, xây dựng chỉ tiêu về biên chế.
+ Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: thực hiện công việc kinh doanh như
xuất nhập khẩu hàng hoá chung của cả công ty. Nghiên cứu, tìm hiểu thị trường,
khách hàng. Nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu, nguồn hàng trong và ngoài nước. Thực
hiện đàm phán, giao dịch mua bán, kí kết hợp đồng với khách trong và nước
ngoài. Làm các thủ tục mở L/C, thanh toán ngoại đối giữu công ty với các đối tác
nước ngoài khi xuất khẩu và nhập khẩu các mặt hàng kinh doanh. Theo dõi sát sao
việc thực hiện hợp đồng giữa các bên, đôn đốc kiểm tra và nghiên cứu các chính
sách thuế, các văn bản pháp luật có liên quan.
+ Phòng kinh doanh nội: thực hiện kinh doanh bán hàng tại cửa hàng số 35
Hai Bà Trưng – Hà Nội, cửa hàng có nhiệm vụ đôn đốc khách hàng thực hiện hợp
đồng và giao hàng đúng hẹn, chất lượng hàng bảo đảm sao cho hợp đồng được
thực hiện tốt nhất.
+ Phòng tổ chức – Kế hoạch: phô trách về mặt nhân sự của công ty.
+ Phòng Tài chính – Kế toán: thực hiện báo cáo trực tiếp với Tổng giám
đốc công ty tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về kế toán, tài chính của công
ty, niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày31/12 của năm
dương lịch, hình thức sổ kế toán áp dụng là nhật ký chứng từ, còn phương pháp kế
toán tài sản cố định bao gồm nguyên tắc đánh giá tài sản cố định và phương pháp
khấu hao áp dụng đều thực hiện theo quyết định 166/1999/QĐ - BTC ngày
30/12/1999.
+ Chi nhánh công ty tại thành phố Hồ Chí Minh: chịu trách nhiệm trước
Tổng giám đốc công ty về mọi mặt hiệu quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh
mình.
+ Nhà máy Quy chế Từ Sơn: ngày 09/03/2004 Nhà máy Quy chế Từ Sơn
chính thức sát nhập vow công ty TNHH Nhà nước một thành viên xuất nhập khẩu
sản phẩm cơ khí theo quyết định số 18/2004 BCN. Nhà máy hoạt động kinh doanh

theo sự chỉ đạo của giám đốc nhà máy. Sản xuất các sản phẩm theo tiêu chuẩn:
TCVN, ISO, HS, DIN, ASTM. Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000,
sản phẩm chính của nhà máy bao gồm: các loại bulông, vít. Ngoài ra còn một số
sản phẩm khác phục vụ cho ngành đường sắt, cầu, chế tạo máy.
Chương 3: Kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm gần đây
3.1 Tình hình xuất nhập khẩu của công ty.
Kim ngạch xuất nhập khẩu: xuất khẩu chủ yếu với hai mặt hàng là cà phê,
hàng nông sản. Hoạt động nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất
nhập khẩu với mặt hàng chủ lực là đồ điện lạnh gia dụng là Điều hoà nhiệt độ, tủ
lạnh, máy hót bụi, lò vi sóng, máy móc thiết bị, thép, đồng… và đã đạt được kết
quả cao, cụ thể tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty trong năm 2003 đạt 29
triệu 123 nghìn USD; năm 2004 đạt 31 triệu 696 nghìn USD; năm 2005 đạt 29
triệu 717 nghìn USD.
3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh
Doanh thu năm 2005 đạt 465.478.357.729 đồng đạt 107,2% so với năm
2004, năm 2004 đạt 119,79% so với năm 2003. Kết quả này được thể hiện qua
bảng số liệu sau:
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Doanh thu thuần 362.467 434.226 465.478
Lợi nhuận 677 601 697
(Nguồn: Báo cáo Tài chính năm 2003, 2004, 2005)
Qua bảng số liệu ta thấy doanh thu hàng năm tăng liên tục nhưng lợi nhuận
có năm tăng năm giảm. Giảm ở năm 2004 và tăng ở năm 2005. Lợi nhuận giảm do
có sự sát nhập của nhà máy Quy chế Từ Sơn vào năm 2004
Mức thu nhập của người lao động đã được nâng cao do hoạt động kinh
doanh của công ty có hiệu quả. Thu nhập bình quân một tháng của lao động năm
2005 tăng 17% so với năm 2004, đạt 2,4 triệu/tháng.
Tổng nép ngân sách năm 2005 đạt 106,558 tỷ đồng đạt 124% so với năm

2003, tăng 106,6% so với năm 2004.
Bảng cân đối kế toán của Mecanimex năm 2005
Đơn vị tính: đồng
Tài sản Số đầu kỳ Số Cuối kỳ
Nguồn
vốn
Số đầu kỳ SốCuối kỳ
A/TS ngắn hạn 148.813.188245 153.448.633.677
A. Nợ
phải trả
7.672.744.293 137.780.316.020
I. Tiền mặt 8.644.644.911 17.029.652.925
I. Nợ
ngắn hạn
74.263.129.721 136.512.949.520
II. Các khoản
đầu tư TCNH
II. Nợ
dài hạn
2.464.314.572 1.267.366.500
III. Các khoản
phải thu
124.065.551.863 67.243.604.824
B/Nguồn
vốn CSH
80.915.641.718 38.528.746.496
1. Phải thu KH 96.193.313.616 41.420.598.787
I. NV,
quỹ
80.055.027.644 38.111.155.353

2. Trả trước
người bán
3.589.902.998 9.678.872.503
II.
Nguồn
kinh phí
860.614.074 417.591.143
3. Phải thu nội
bộ
16.754.972.722 2.506.396.272
4. Phải thu
khác
8.156.729.372 12.637.737.262
5. Dự phòng
khoản phải thu
khó đòi
-629.366.815
IV. Hàng tồn
kho
15.907.955.221 64.514.080.773
V. TS ngắn hạn
khác
374.996.250 4.601.295.153
1. Chi phí trả
trước
168.109.748 539.949.031
2. Các khoản 206.886.502 4.121.346.124
thuế phải thu
3. TS ngắn hạn
khác

B/ TS dài hạn 8.829.897.766 22.860.428.839
I. TSCĐ 7.368.871.974 7.613.647.256
1. TSCĐHH 6.228.534.949 6.407.890.263
2. Chi phí xây
dựng cơ
1.140.337.025 1.205.756.993
II. Các khoản
đầu tư TCDH
1.461.025.792 15.246.781.583
Tổng TS 157.643.086.011 176.309.062.516 Tổng NV 157.643.086.011 176.309.062.516
(Nguồn từ BCTC năm 2005)
Qua bảng cân đối kế toán ta thấy tổng tài sản và nguồn vốn cuối kỳ đều tăng
hơn so với đầu kỳ (Tăng 11,84%)
Tỷ lệ tổng TSCĐ trên tổng TS chiếm tỷ lệ thấp 4.32%, tổng VLĐ trên tổng
TS chiếm tỷ lệ cao 85,68%. Do đặc thù của hoạt động kinh doanh là một doanh
nghiệp thương mại kinh doanh XNK nên doanh nghiệp cần Ýt TSCĐ, TSLĐ
chiếm phần lớn trên toàn bộ tài sản.
Chương 4: Đánh giá chung về công ty
4.1 Mặt mạnh, mặt yếu.
Qua kết quả kinh doanh trên cho thấy dấu hiệu tích cực cho sự tăng trưởng
và phát triển của công ty trong tương lai. Để có được những điều đó là nhờ vào cơ
cấu hợp lý của công ty, với đội ngò lao động có đầy đủ chuyên môn tốt nghiệp các
trường đại học trong nước, cùng đội ngò công nhân được đào tạo lành nghề, ngoài
ra không thể thiếu được là sự chỉ đạo đôn đốc của các lãnh đạo cấp trên. Sự đồng
lòng nhất trí của cả công ty, cùng hướng tới mục tiêu chung của công ty, đưa công
ty ngày càng lớn mạnh đứng vững trên thị trường trong nước và quốc tế.
Bên cạnh đó công ty cũng còn nhiều hạn chế. Do mới cổ phần hoá nên lối
làm việc cũ vẫn còn tồn tại ở một số bộ phận của công ty không thích hợp cho một
công ty đã cổ phần hoá. Ngoài ra, là một doanh nghiệp thương mại trong cơ sở hạ
tầng công ty còn thiếu nhiều nhà kho gây nhiều khó khăn cho việc nhập khẩu hàng

hoá. Kim ngạch xuất khẩu chưa cao do xuất khẩu mặt hàng nông sản cần nhiều
vốn mà lợi nhuận không cao, phụ thuộc nhiều vào thời vụ. Doanh thu và lợi nhuận
đạt được nhờ tăng quy mô đầu tư. Công ty thiếu vốn hoạt động chủ yếu bằng vốn
vay ngân hàng.
* Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân khách quan
• Sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật đã làm cho thị trường đầu ra
trở nên ngày một phong phú, đa dạng, sản phẩm không ngừng được đổi mới,
hoàn thiện cả về mẫu mã, chất lượng, kiểu dáng cả về tính năng. Chính vì điều
này đã làm cho thị trường cung ứng trở nên rất sôi động và có quá nhiều biến
động gây ra nhiều rủi ro bởi cứ mỗi sản phẩm mới xuất hiện thì cũng có nghĩa
là có một sản phẩm khác sẽ bị gạt ra khỏi thị trường. Vì vậy sản phẩm mà đang
đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp ngày hôm nay rất có thể sẽ là gánh nặng
cho doanh nghiệp vào ngày mai. Mặt khác nhu cầu thị trường lại luôn luôn
hướng tới cái mới và luôn xuất hiện thị hiếu mới làm cho hàng tồn kho có tính
rủi ro cao. Do vậy, việc nghiên cứu nhập khẩu mặt hàng gì? khối lượng nhập là
bao nhiêu? là công việc đòi hỏi phải có sự tính toán thận trọng và dùa vào kết
quả phân tích dự báo khả năng biến động của thị trường.
• Hệ thống luật pháp và các chính sách của Việt Nam chưa hoàn chỉnh và thống
nhất giữa các ban, bộ nghành, chưa phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế.
Việt Nam chưa hình thành được các giải pháp đồng bộ về thị trường, công
nghệ.
• Hệ thống vận tải biển và dịch vụ bảo hiểm của Việt nam chưa đáp ứng được
các yêu cầu quốc tế nên các doanh nghiệp Việt nam thường phải bán theo giá
FOB và nhập hàng theo giá CIF.
• Hệ thống ngân hàng chưa phát triển, tình trạng thanh toán bằng tiền mặt đang
phổ biến trong dân chúng, các doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH . Vì vậy
việc nắm bắt thông tin về năng lực tài chính của khách hàng thông qua ngân
hàng thường không chính xác. Hơn nữa, ngay cả khi tiến hành thẩm định khách
hàng liệu chất lượng thẩm định có được đảm bảo không khi mà tính trung thực,

chính xác của các báo cáo tài chính là không đáng tin cậy.
• Bên cạnh đó tình trạng thanh toán dùng tiền mặt phổ biến trên thị trường, sự
yếu kém của hệ thống ngân hàng Việt nam trong việc cung cấp các dịch vụ,
nắm bắt các thông tin về khách hàng còm chưa cao, uy tín của các ngân hàng
Việt nam trong thanh toán quốc tế chưa cao nên Công ty thường phải chịu thiệt
do phải ký quỹ quá lớn cho các lô hàng nhập khẩu. Điều này không những gây
ứ đọng vốn của Công ty mà còn gây khó khăn cho Công ty trong việc huy động
nguồn tài trợ.
• * Nguyên nhân chủ quan:
Là một Công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, Công ty
Mecanimex đã có rất nhiều nỗ lực, cố gắng trong việc nghiên cứu, tìm kiếm, mở
rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong thời gian qua nhưng hiệu quả chưa cao
dẫn đến không Ýt rủi ro trong quản lý hàng tồn kho đối với hàng nhập.
Việc xây dựng chính sách tín dụng thương mại chưa được coi trọng đúng
mức. Công ty chưa có đội ngò chuyên sâu trong lĩnh vực thẩm định tài chính và
theo dõi khách hàng nên phòng kế toán của Công ty phải kiêm luôn công việc đó.
Điều này làm giảm chất lượng trong công tác thẩm định.
Tại công ty chưa xây dựng được một kế hoạch dự trữ hợp lý đối với hàng
nhập do lượng vốn không nhiều, công tác nghiên cứu thị trường chưa hiệu quả.
Công ty bị động trong việc tìm kiếm đối tác kinh doanh để ký kết hợp đồng hàng
xuất khẩu.
Tóm lại, có nhiều nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả sử dụng vốn lưu động
của công ty. Bên cạnh những nguyên nhân thuộc về môi trường kinh doanh, môi
trường pháp lý là nguyên nhân bắt nguồn từ phía bản thân công ty. Trong đó đáng
quan tâm nhất là công ty chưa đầy đủ nhận thức ý nghĩa và tầm quan trọng của
chính sách tín dụng thương mại, đặc biệt là đối với hoạt động kinh doanh nội địa.
4.2 Phương hướng thời gian tới của công ty.
- Về hoạt động xuất nhập khẩu, để đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu công ty
sẽ chú trọng, tập trung xuất khẩu mặt hàng cà phê cao cấp, nghiên cứu đầu tư nhà
xưởng chế biến cà phê cao cấp. Phát triển thêm một số mặt hàng cơ khí xuất khẩu

mới, đồng thời duy trì và phát triển mặt hàng cơ khí truyền thống.
Đẩy mạnh kim ngạch nhập khẩu, công ty sẽ chú trọng nhập khẩu các mặt
hàng chiến lược như hạt nhựa, sợi, hoá chất, nguyên liệu chế biến thức ăn gia xóc.
- Tổ chức tốt các dịch vụ triển lãm, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh hàng
nội địa.
- Tập trung vào 3 lĩnh vực chủ yếu là: công tác khoa học công nghệ đầu tư,
công tác thị trường, công tác tổ chức - hạch toán sản xuất.
4.3 Những biện pháp chủ yếu.
- Đầu tư là biện pháp quan trọng nhất.
- Khai thác tìm kiếm các nguồn vốn để xây dựng và phát triển các cơ sở vật
chất mới phục vụ các định hướng phát triển kinh doanh của công ty.
- Tiếp tục khai thác các dự án được đầu tư.
- Tiếp tục công tác xây dựng thị trường và bạn hàng để có thể đẩy mạnh
XNK nhiều mặt hàng khác nhau. Phát triển các cơ sở sản xuất chế biến kinh
doanh mới.
- Xây dựng đội ngò cán bộ có trình độ kinh doanh giỏi.
- Hoàn thiện về mặt tổ chức cán bộ, cơ cấu điều hành, nghiên cứu cải tiến
nhằm phân cấp mạnh hơn cho các đơn vị, các phòng kinh doanh, đảm bảo phát
huy quyền chủ động sáng tạo cho các đơn vị.

×