Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Báo cáo thực tập tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Định – PGD Quy Nhơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.02 KB, 49 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết
Đối với mỗi sinh viên dù học bất kỳ chuyên ngành nào cũng cần trang bị cho
mình một khối kiến thức hoàn thiện cả về kiến thức lý thuyết học ở trên lớp lẫn những
kiến thức tiếp thu từ thực tiễn. Đặc biệt, điều này lại càng quan trọng hơn đối với
những sinh viên học chuyên ngành về kinh tế, mà đặc biệt là chuyên ngành tài chính
ngân hàng như chúng em. Nhận thức được tầm quan trọng của việc kết hợp giữa lý
thuyết và thực tiễn đối với sinh viên, Trường Đại học Quy Nhơn của khoa Tài Chính
Ngân Hàng và Quản trị kinh doanh luôn tạo điều kiện để cho những sinh viên của mình
được sớm tiếp xúc với thực tiễn công việc có liên quan trược tiếp đến chuyên ngành
mà các sinh viên đang theo học, với điểm khởi đầu là đợt thực tập tổng hợp để giúp
cho sinh viên củng cố và bổ sung kiến thức đã học để nghiên cứu, phân tích và giải
quyết những vấn đề trong thực tiễn.
Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta có sự phát triển vượt bậc của lĩnh
vực tài chính ngân hàng. Các Ngân hàng luôn giữ vai trò chủ yếu là nguồn cung cấp
vốn cho các cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước. Do
vậy, lĩnh vực ngân hàng vừa được chú trọng và phát triển hơn nữa. Cùng với đà phát
triển đó, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Định ngày càng
phát triển lớn mạnh và vững chắc hơn, Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh
Bình Định có vai trò lớn trong quá trình phát triển của Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam. Trong suốt quá trình hình thành phát triển của Ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mình ,
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Định đã khẳng định
được vị trí quan trọng của mình trong việc thúc đẩy sự phát triển đất nước nói chung.
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Định – PGD Quy
Nhơn, là một ngân hàng lớn tại Tỉnh Bình Định, là một sinh viên ngành tài chính ngân
hàng của trường Đại Học Quy Nhơn, em muốn tìm hiểu một số chính sách lãnh đạo
cũng như chính sách trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng như thế nào mà có một
tầm cỡ lớn như vậy tại Quy Nhơn và đồng thời thông qua đó, em có thể học hỏi được
nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế, mà không phải qua sách vở có thể học được.
Điều này giúp ích rất nhiều cho em sau khi ra trường có thể làm quen với nhiều nghiệp


vụ cũng như nhiều loại dịch vụ đa dạng nhanh chóng mà không phải bị bỡ ngỡ.
Qua thời gian thực tập tổng hợp tại Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh
Bình Định – Phòng giao dịch Quy Nhơn, với sự tận tình giúp đỡ của cô, anh, chị ngân
viên của phòng giao dịch đã giúp em có một trải nghiệm hữu ích và phần nào hiểu
thêm về những công việc thực tế trong hoạt động của Ngân hàng. Với kiến thức tiếp
thu được qua đợt thực tập, cùng với sự giúp đỡ tận tình ấy và qua hướng dẫn của giáo
viên thực tập đã giúp em hoàn thành bài báo cáo tổng hợp này.
2. Mục đích của báo cáo
Tìm hiểu và làm quen với các vấn đề thực tế về NHTM. Đồng thời, vận dụng
kiến thức đã học để tiến hành phân tích; từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá những
điểm mạnh, điểm yếu một số hoạt động chính của VietinBank – Chi nhánh Bình Định.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là xem xét quá trình hình thành và tình hình hoạt động tại
VietinBank – Chi nhánh Bình Định.
4. Phạm vi nghiên cứu
Bài báo cáo nghiên cứu tình hình hoạt động của VietinBank – Chi nhánh Bình
Định trong 3 năm 2012, 2013 và 2014.
5. Phương pháp nghiên cứu
Báo cáo thực tập tổng hợp sử dụng phương pháp thu thập thông tin, kết hợp với
phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, thống kê…
6.Kết cấu báo cáo thực tập tổng hợp
Nội dung bài báo cáo gồm 3 phần:
• Phần I: Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh
Bình Định.
• Phần II: Phân tích tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Công Thương –
Chi nhánh Bình Định.
• Phần III: Đánh giá chung về tình hình hoạt động của ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Định.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Định đã tạo điều kiện cho em được kiến tập tại Chi

nhánh, cảm ơn các Cô, Chú, Anh, Chị trong Phòng giao dịch Quy Nhơn đã tận tình chỉ
bảo, giúp đỡ em hoàn thành tốt bài báo cáo này.
Em cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trường Đại học Quy
Nhơn đã truyền đạt cho em không chỉ kiến thức quý báu mà còn là những bài học kinh
nghiệm về cuộc sống trong suốt quá trình học tại trường. Đặc biệt, em xin chân thành
cảm ơn sâu sắc đến cô Lê Việt An đã quan tâm, theo dõi và định hướng giúp em sửa
chữa và hoàn thiện bài báo cáo này.
Vì thời gian thực tập và kiến thức có hạn nên bài báo cáo này sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý từ thầy cô và đơn vị thực tập giúp
em sửa chữa và hoàn thiện bài báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Quy Nhơn, ngày 19 tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Võ Thị Mỹ Linh
Phần I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦNCÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH
1.1. Quá trình hình thành và phát triển NHTMCP Công Thương Việt Nam –
Chi nhánh Bình Định
1.1.1. Tên và địa chỉ của NHTMCP Công Thương Việt Nam – CN Bình Định.
- Tên pháp lý: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Định
- Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Viet Nam Joint Stock Commercail Bank for Industry
and Trade – Binh Dinh Branch.
- Tên thương hiệu (tên gọi quốc tế): VietinBank – Binh Dinh Branch
- Slogan: “Nâng giá trị cuộc sống”, với phương châm hoạt động: “Tin cậy, Hiệu
quả, Hiện đại”
- Địa chỉ: 66A Lê Duẩn, TP Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định
- Số điện thoại: 056.3.829.404 – Fax: 056.3.821.013
- Website: www.vietinbank.vn
- Email:
 Sứ mệnh

Là ngân hàng số 1 của hệ thống ngân hàng Việt Nam, cung cấp sản phẩm
dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại, tiện ích, tiêu chuẩn quốc tế.
 Tầm nhìn
Đến năm 2018, trở thành một tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, đa
năng, theo tiêu chuẩn quốc tế.
 Giá trị cốt lõi
- Hướng tới khách hàng;
- Hướng đến sự hoàn hảo;
- Năng động, chính trực, minh bạch, đạo đức nghề nghiệp;
- Sự tôn trọng;
- Bảo vệ và phát triển thương hiệu;
- Phát triển bền vững và trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.
 Triết lý kinh doanh
- “An toàn, hiệu quả, bền vững và chuẩn mực quốc tế”, Chi nhánh Bình Định chủ
động tạo môi trường kinh doanh hợp lý giúp các doanh nghiệp hoạt động có
hiệu quả, lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng là hiệu quả kinh
doanh của ngân hàng.
- Đoàn kết, hợp tác, chia sẻ và trách nhiệm xã hội;
- Sự thị vượng của khách hàng là sự thành công của Vietinbank
 Slogan: Nâng giá trị cuộc sống.
Đến với VietinBank, quý khách sẽ hài lòng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ
và phong các phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình với tiêu chí: “Nâng giá trị cuộc
sống”
 Logo:

1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của VietinBank – Chi nhánh Bình
Định
Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) được thành lập theo Nghị
định 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ),
đánh dấu sự khởi đầu của hệ thống Ngân hàng hai cấp, tách bạch rõ ràng chức năng

quản lý Nhà nước với chức năng kinh doanh tiền tệ tín dụng. Năm 2008, sau 20 năm
xây dựng và phát triển, NHCT Việt Nam đổi tên thương hiệu Incombank thành
Vietinbank.
Đến ngày 25/12/2008 Ngân hàng Công thương Việt Nam đã phát hành cổ phiếu
lần đầu tiên ra công chúng và chính thức trở thành NHTMCP.
Cùng với quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng chuyên doanh Công
thương Việt Nam thì Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam Chi nhánh Bình
Định có những mốc thời gian đáng chú ý sau:
- Ngày 14/11/1990: Chuyển Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam
Chi nhánh Bình Định thành Ngân hàng Công thương Việt Nam Chi nhánh Bình
Định. (theo Quyết định số 402/CT của Hội đồng Bộ trưởng).
- Ngày 27/03/1993: Thành lập Doanh nghiệp Nhà nước có tên Ngân hàng Công
thương Việt Nam. (theo Quyết định số 67/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt
Nam).
- Ngày 21/09/1996: Thành lập lại Ngân hàng Công thương Việt Nam Chi nhánh
Bình Định. (theo Quyết định số 286/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt
Nam).
- Ngày 15/04/2008: Ngân hàng Công thương Việt Nam Chi nhánh Bình Định đổi
tên thương hiệu từ Incombank sang thương hiệu mới Vietinbank.
- Ngày 20/07/2009: Công bố Quyết định đổi tên Ngân hàng Công thương Việt
Nam Chi nhánh Bình Định thành Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Chi nhánh Bình Định. (theo quyết định số 117/BB-HĐQT-2009-của Chủ tịch
HĐQT NHTM CPCT Việt Nam).
Hiện nay, Vietinbank có hệ thống mạng lưới trải rộng trên toàn quốc từ Bắc –
Trung – Nam, với 150 sở giao dịch, Chi nhánh và trên 800 Phòng giao dịch/ Quỹ tiết
kiệm và NHTMCP Công Thương chi nhánh Bình Định là một trong số những chi
nhánh của NHTMCP Công Thương Việt Nam. Quá trình hình thành và phát triển Ngân
hàng Công thương tại Chi nhánh Bình Định gắn liền với sự đổi mới của hệ thống Ngân
hàng Việt Nam mang lại những hiệu quả kinh tế cho hoạt động Ngân hàng và những
thành công trong công cuộc phát triển kinh tế tại Bình Định.

Ngân hàng Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Định có hội Sở chính đặt tại
66A Lê Duẩn, Thành phố Quy Nhơn. Trong suốt quá trình hoạt động, Chi nhánh đã
không ngừng phát triển ngày một vững mạnh cả về quy mô lẫn chất lượng, phục vụ
nhu cầu ngày một tăng cao của khách hàng trong và ngoài tỉnh Bình Định. Từ khi
thành lập đến này, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bình Định đã mở thêm 9 Phòng
giao dịch trên toàn thành phố Quy Nhơn, gồm có:
- PGD Quy Nhơn: 257 Lê Hồng Phong – Quy nhơn.
- PGD Chợ Lớn: 23 Tăng Bạt Hổ - Quy Nhơn
- PGD Vũ Bảo – Quy Nhơn
- PGD Ngô Mây: Lô 08 Võ Lai – Quy Nhơn
- PGD Trần Phú: 102 Trần Phú – Quy Nhơn
- PGD Nguyễn Huệ: 355 Nguyễn Huệ - Quy Nhơn
- PGD Trần Hưng Đạo: 565 Trần Hưng Đạo – Quy Nhơn
- PGD Đống Đa: 664 Trần Hưng Đạo – Quy Nhơn
- PGD Tây Sơn: 45 Tây Sơn – Quy Nhơn
Qua thời gian hoạt động lâu dài, tuy có những lúc gặp nhiều thuận lợi, cũng có
những thời điểm đối mặt với bao nhiêu khó khăn thử thách, NHTMCP Công Thương
Việt Nam – Chi nhánh Bình Định đã cùng với NHTMCP Công Thương Việt Nam
vững bước đi lên không ngừng phát triển. Kể từ khi thành lập đến nay, NHTMCP
Công Thương chi nhánh Bình Định luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và ngày
càng nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động, các dịch vụ cung ứng đến khách hàng,
năng lực của cán bộ công nhân viên cũng ngày càng hoàn thiện hơn. NHTMCP Công
Thương chi nhánh Bình Định luôn cố gắng làm hài lòng khách hàng về chất lượng sản
phẩm, dịch vụ và phong cách phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình với phương chân:
“Tin cậy, hiệu quả, hiện đại”. NHTMCP Công Thương chi nhánh Bình Định đã
khẳng định được vai trò to lớn của mình đối với sự phát triển của NHTMCP Công
Thương Việt Nam. Đồng thời, cũng góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nền
kinh tế tỉnh nhà nói riêng và của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước nói chung.
Chính vì vậy, qua nhiều năm hoạt động Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
– Chi nhánh Bình Định đã từng bước khẳng định những bước tiến vững chắc, thực sự

hoà nhập vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Có thể tóm tắt một số thành tựu nổi bật của NHTMCP Công Thương Chi nhánh
Bình Định tính đến thời điểm hiện tại:
- Tăng trưởng quy mô Tài sản Nợ, Tài sản Có và các nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu
phục vụ tích cực có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
và dân cư, khẳng định được vai trò to lớn của chi nhánh NHCT Bình Định. Mở
rộng và phát triển các loại hình sản phẩm dịch vụ mới.
- Xây dựng và phát triển bộ máy tổ chức và bộ máy kinh doanh lớn mạnh, phát
triển nguồn nhân lực để vận hành có hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi
nhánh.
- Xây dựng và hoàn thiện hê thống các cơ chế, quy chế về điều hành nghiệp vụ
và điều hành nội bộ.
- Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hiện đại hoá công nghệ, thông tin ngân
hàng.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của NHTMCP Công Thương chi nhánh Bình Định
1.2.1. Các lĩnh vực, nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
đang thực hiện theo giấy phép kinh doanh.
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam hoạt động với sứ mệnh là tập đoàn tài
chính Ngân hàng hàng đầu Việt Nam, hoạt động đa năng, cung cấp sản phẩm và dịch
vụ theo chuẩn mực quốc tế, nhằm nâng cao giá trị cuộc sống. Kinh doanh đa ngành, đa
lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với
quy định của pháp luật, không ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực
hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế đất nước.
1.2.1.1. Chức năng: Ngân hàng TMCPCTVN – CN Bình Định là một đơn vị
phụ thuộc của NHTMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank), chịu sự lãnh đạo điều
hành tập trung của thống đốc ngân hàng nhà nước có chức năng tham mưu giúp thống
đốc quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động trên địa bàn, thực hiện một số nghiệp vụ
ngân hàng theo uỷ nhiệm của ngân hàng nhà nước, do đó NHTMCP Công Thương chi
nhánh Bình Định có các chức năng như chức năng của các NHTM khác, đó là: trung
gian tài chính; Tạo phương tiện thanh toán; Trung gian thanh toán.

1.2.1.2. Nhiệm vụ: Theo điều lệ của Ngân hàng TMCPVTVN, nhiệm vụ của
chi nhánh là kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán và các dịch vụ ngân hàng khác
theo hướng đa năng tổng hợp đối với mọi thành phần kinh tế. Đồng thời, có trách
nhiệm thực hiện đầy đủ tất cả các nghĩa vụ đối với nhà nước và Ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam.
1.2.2. Giới thiệu về hàng hoá, dịch vụ chủ yếu của Ngân hàng VietinBank -
CN Bình Định
Ngân hàng luôn nhận thức được khách hàng không bao giờ mua sản phẩm của
ngân hàng mình mà là mua lợi ích, nên trong quá trình cung cấp dịch vụ cho khách
hàng, ngân hàng luôn tìm cách làm cho sản phẩm của mình đa dạng tiên tiến đáp ứng
nguyện vọng của khách hàng và từ đây ngân hàng đã triển khai các sản phẩm dịch vụ
ngân hàng hoá tại ngân hàng như sau:
 Dịch vụ tài khoản
Mở tài khoản tiền gửi, mở tài khoản tiết kiệm.
 Huy động vốn
- Tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ, tiền gửi ký quỹ.
- Kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi.
- Tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ, tiết kiệm lãi suất
bậc thang, tiết kiệm rút gốc linh hoạt, tiết kiệm lãi suất thả nổi, tiết kiệm dự
thưởng, tiết kiệm kiều hối, tiết kiệm luỹ.
 Cho vay
- Cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay nông dân, cho vay cá nhân kinh doanh
tại chợ, cho vay kinh tế trang trại.
- Cho vay mua, sửa chữa nhà (cho vay mua nhà dự án; cho vay xây dựng nhà ở;
cho vay mua nhà ở, nhận quyền sở hữu đất ở).
- Cho vay mua ô tô.
- Cho vay du học.
- Cho vay tín dụng, cho vay cán bộ nhân viên.
- Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán.
- Cho vay đối với người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

- Cho vay chứng minh tài chính để du học, chữa bệnh ở nước ngoài.
- Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá.
 Dịch vụ thanh toán
- Chuyển tiền trong nước và quốc tế.
- Chi trả lương cho doanh nghiện qua tài khoản, qua ATM.
- Chi trả kiều hối, Western Union, kiều hối online.
- Thu ngân sách nhà nước.
 Dich vụ thẻ
- Thẻ ghi nợ, thẻ E-partner.
- Thẻ tín dụng Cremium, Visa và Master Card.
- Dịch vụ thanh toán thẻ nội địa và quốc tế.
- Đăng ký dịch vụ VietinBank at home, SMS Banking, Internet Banking, tư vấn
ATM online, dịch vụ nhắc nợ qua SMS, VietinBank play.
 Dịch vụ ngân quỹ
- Thu đổi ngoại tệ
- Thu đổi bán Séc du lịch
 Dịch vụ khác : Bảo lãnh ngân hàng, Chiết khấu giấy tờ có giá, Bảo hiểm con
người kết hợp với tín dụng, Nhận và chi trả tiền gửi tại nhà, cho thuê ngăn tủ
sắt.
 Sản phẩm trọn gói : Du học nước ngoài trọn gói, du học trong nước trọn gói.
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức quản lý tại chi nhánh
GIÁM ĐỐC
Phó Giám Đốc 1 Phó Giám Đốc 2
Tổ
điện
toán
P.Kế
toán
P.Tiền

tệ kho
quỹ
P.
Quản
lý rủi
ro
P.KH
Doanh
nghiệp
P.KH

nhân
P.Tổ
chức
hành
chính
PGD
Loại 1
PDG
Loại 2
PG
D
Chợ
lớn
PGD

Bảo
PGD
Quy
Nhơn

PGD
Trần
Hưng
Đạo
PGD
Ngô
Mây
PGD
Đống
Đa
PGD
Tây
Sơn
PGD
Trần
Hưng
Đạo
PGD
Nguyễn
Huệ
P.Kiểm
soát nội
bộ
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Ngân hàng TMCPCTVN CN Bình Định)
Chức năng của từng bộ phận :
 Phòng Giám đốc : Phòng giám đốc thực hiện quản lý chung đối với mọi
hoạt động của cả chi nhánh NHCT Bình Định, bao gồm hội sở chính và phòng Khách
hàng doanh nghiệp.
 Phòng Phó giám đốc 1 : với chức năng chính là quản lý các hoạt động của
phòng Khách hàng cá nhân và các phòng Giao dịch.

 Phòng Phó giám đốc 2 : với chức năng chính là quản lý tất cả các hoạt
động của các phòng Kế toán giao dịch và phòng Ngân quỹ.
 Phòng tổ chức hành chính :
Có nhiệm vụ quản lý tất cả các nhân sự trong chi nhánh và phòng ban, có nhiệm
vụ đem tất cả các quy định pháp luật có liên quan đến cho cán bộ và có thể đề ra các
quy định cho chi nhánh.
 Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ :
+ Tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra, kiểm toán. Tổ chức kiểm tra,
kiểm toán theo đề cương, chương trình kiểm tra, kiểm toán của NHCT Việt Nam và kế
hoạch của đơn vị, kiểm soát nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của nội
bộ chi nhánh.
+ Thực hiện sơ kết, tổng kết chuyên đề theo định kỳ hàng quý, 6 tháng, hàng năm.
Tổng hợp và báo cáo kịp thời các kết quả kiểm tra, kiểm soát, việc chỉnh sửa các tồn
tại và thiếu sót của chi nhánh.
+ Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mưu cho Giám đốc giải quyết đơn thư thuộc
thẩm quyền, làm nhiệm vụ thường trực Ban chống tham nhũng, tham ô, lãng phí và
thực hành tiết kiệm tại đơn vị.
 Phòng khách hàng cá nhân :
Là phòng nghiệp vụ trực tuyến giao dịch với khách hàng cá nhân để khai thác vốn
bằng Đồng Việt Nam và ngoại tệ. Phòng có chức năng thực hiện việc tư vấn cho khách
hàng những phương thức vay vốn và đầu tư có lợi nhất đối với khách hàng. Đồng thời,
còn tiến hành đánh giá thẩm định các dự án đầu tư của khách hàng để đưa ra quyết
định nên cho vay hay không. Với nhiệm vụ xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay,
quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của
Ngân hàng Nhà nước và NHCT; quản lý hoạt động của các quỹ tiết kiệm, điểm giao
dịch.
 Phòng khách hàng doanh nghiệp
Làm nhiệm vụ là cầu nối cho khách hàng, là doanh nghiệp và ngân hàng, là phòng
lập hồ sơ và đưa ra quyết định, mức cho vay và lưu trữ hồ sơ.
 Phòng quản lý rủi ro – nợ có vấn đề

Quản lý tất cả các rủi ro – nợ quá hạn đã và đang có, quản lý quan sát thực hiện
danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng.
Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, DA, phương án đề nghị cấp tín dụng, thực
hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ
định lãnh đạo của NHTMCP Công Thương Việt Nam. Là đầu mối khai thác và xử lý
tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định nhà nước.
 Phòng kế toán giao dịch
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám Đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh
doanh, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động, điều hành cân đối nguồn vốn,
thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh.
Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, cung cấp các
dịch vụ ngân hàng có liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giap
dịch theo quy định của Nhà nước và NHTMCP Công Thương Việt Nam; quản lý và
chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt thực hiện
nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.
 Phòng tiền tệ kho quỹ
Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định
của Ngân hàng Nhà nước và của NHTMCP Công Thương Việt Nam ứng và thu tiền
cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu – chi tiền mặt cho
các doanh nghiệp có thu – chi tiền mặt lớn.
 Tổ thông tin điện toán
Là phòng thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán, bảo trì,
bảo dưỡng máy tính, đảm bảo thông tin trong suốt hoạt động của hệ thống máy tính tại
chi nhánh.
1.4. Các hoạt động chính của NHTMCP Công Thương – Chi nhánh Bình
Định.
1.4.1. Hoạt động huy động vốn
+ Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ
chức kinh tế và dân cư.
+ Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn : tiết kiệm

không kỳ hạn và có kỳ hạn bằn VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng, Tiết kiệm tích
luỹ… Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu…
1.4.2. Hoạt động cho vay, đầu tư
+ Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, cho vay thấu chi.
+ Tài trợ xuất, nhập khẩu ; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất.
+ Đồng tài trợ, uỷ thác theo chương trình : Đài loan (SMEDF) ; Việt Đức (DEG,
KFW)
+ Cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn, cho vay các doanh nghiệp xuất khẩu
theo chương trình cho vay xuất khẩu.
+ Cho vay thanh toán trực tiếp phục vụ sản xuất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
+ Cho vay tiêu dùng
+ Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán, cho vay đầu tư chứng khoán.
+ Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính
trong nước và quốc tế.
+ Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế.
1.4.3. Bảo lãnh
Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế) : Bảo lãnh dự thầu ; Bảo lãnh thực
hiện hợp đồng ; Bảo lãnh thanh toán…
1.4.4. Thanh toán và tài trợ thương mại
+ Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu ; thông báo, xác nhận, thanh toán
thư tín dụng nhập khẩu.
+ Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection) ; Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ
thu chấp nhận hối phiếu (D/A)
+ Chuyển tiền trong nước và quốc tế.
+ Chuyển tiền nhanh Western Union.
+ Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc.
+ Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM.
+ Chi trả kiều hối…
1.4.5. Ngân quỹ
+ Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…) ; mua, bán các chứng từ có giá (trái

phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu…)
+ Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ… Cho thuê két sắt ; cất trữ bảo quản
vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế.
1.4.6. Thẻ và ngân hàng điện tử
+ Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA,
MASTER CARD, JCB)
+ Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt ( Cash card), thẻ liên kết… Internet Banking,
Phone Banking, SMS Banking, Vietinbank at home, Ipay.
+ Vntopup, thanh toán vé tàu, thanh toán tiền điện, thanh toán hoá đơn điện thoại,
thanh toán tiền học phí.
1.4.7. Hoạt động khác
+ Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ.
+ Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu
ký chứng khoán. Tư vấn đầu tư và tài chính. Cho thuê tài chính.
+ Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và
khai thác tài sản.
Để hoàn thiện các dịch vụ liên quan hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của khách hàng, đồng thời tạo đà cho sự phát triển và hội nhập trong tình hình mới,
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nan Chi nhánh Bình Đinh luôn có tầm nhìn chiến
lược, phát triển công nghệ, phát triển kênh phân phối.
1.5. Khái quát kết quả kinh doanh của NHTMCP Công Thương Việt Nam –
Chi nhánh Bình Định
Trong những năm qua, Chi nhánh đã xác định rõ mục tiêu, giải pháp và phương
hướng trong chỉ đạo điều hành và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: luôn luôn
hoàn thành vượt mức kế hoạch, thu hút ngày càng đông số lượng khách hàng, đáp ứng
nhanh nhu cầu vốn của các khách hàng vay vốn và ngày càng khẳng định được uy tín
và vị thế trong nền kinh tế. Nhờ chính những nỗ lực của toàn bộ nhân viên Chi nhánh
mà kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong những năm qua luôn đạt được
kết quả rất cao, được thể hiện thông qua bảng sau :
Bảng 1.1 : Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Công Thương

Việt Nam – Chi nhánh Bình Định năm 2012 – 2014
Đơn vị tính : triệu đồng
Chỉ
tiêu
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Chênh lệch
2013/2012
Chênh lệch
2014/2013
Giá trị (%) Giá trị (%)
Tổng
doanh
thu
428.653 341.684 270.854 -86.969 -20,29 -70.830 -20,73
Tổng
chi phí
404.021 304.636 258.476 -99.385 -24,6 -46.160 -15,15
Lợi
nhuận
24.632 37.048 12.378 12.416 50,4 -24.670 -66,6
(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Định)
Biểu đồ 1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh
từ năm 2012 đến 2014
Đơn vị tính: Triệu đồng

Doanh thu của Chi nhánh giảm qua các năm từ 2012 đến 2014, cụ thể : Năm 2012
là 428.653 triệu đồng; năm 2013 là 341.684 triệu đồng giảm 20,29% so với năm 2012 ;
năm 2014 là 270.854 triệu đồng, giảm 20,73% so với năm 2013.
Để có được thu nhập như trên, Chi nhánh cũng đã bỏ ra không ít chi phí : chi phí
trả lãi, chi phí cho các dịch vụ ngân hàng… Cùng với tốc độ giảm của tổng doanh thu
thì tổng chi phí cũng giảm qua các năm : Năm 2012 chi ra 404.021 triệu đồng. Năm
2013 chi ra 304.636 triệu đồng giảm 24,6% so với năm 2012. Năm 2014 chi ra 258.476
triệu đồng giảm 15,15% so với năm 2013. Trong đó, chi phí trả lãi chiếm tỷ trọng cao
trong tổng chi phí, chiếm khoảng 80% qua 3 năm.
Tuy nhiên tổng lợi nhuận của Chi nhánh thay đổi không đều qua các năm. Năm
2012, tổng lợi nhuận đạt 24.632 triệu đồng; năm 2013 đạt 37.048 triệu đồng, tăng
50,4% so với năm 2012; năm 2014 đạt 12.378 triệu đồng, giảm 66,6% so với năm
2013. Nguyên nhân mà tổng doanh thu giảm qua ba năm là do năm nền kinh tế nước ta
chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, các nhà đầu tư hạn chế đầu tư,
nên nguồn thu từ lãi giảm làm lợi nhuận giảm theo.
Phần II : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG
TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH
2.1. Hoạt động huy động vốn
Ngân hàng thương mại hoạt động không phải bằng nguồn vốn tự có mà chủ yếu
bằng nguồn vốn huy động, với hoạt động chủ yếu là “ đi vay để cho vay ” nên ngân
hàng cần phải có một nguồn vốn đủ mạnh để đảm bảo chi trả và đáp ứng nhu cầu vay
vốn của các thành phần kinh tế, góp phần mang lại thu nhập cho khách hàng cũng như
tạo lợi nhuận cho Ngân hàng. Do vậy mà hoạt động huy động huy động vốn luôn được
coi là nhiệm vụ trung tâm và luôn được ưu tiên hàng đầu, bởi nó quyết định đến hiệu
quả hoạt động của NHTM.
Do đó, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Định luôn
xác định huy động vốn là khâu mở đường làm cơ sở cho các hoạt động kinh doanh phát
triển. Cụ thể, chi nhánh đã thực hiện đa dạng hoá công tác huy động vốn cả về hình
thức, lãi suất huy động, kết hợp giữa huy động vốn trong địa bàn và cả ngoài địa bàn,
vận động mở tài khoản cá nhân và thanh toán không dùng tiền mặt, NH đã áp dụng các

hình thức tiết kiệm với cách tính lãi suất linh hoạt đã được khách hàng hưởng ứng, thu
hút tiền gửi từ các tầng lớp dân cư, từ các doanh nghiệp đảm bảo nguồn ứng nhu cầu
về vốn cho các chủ thể kinh tế. Chi nhánh đã chú trọng khâu phục vụ khách hàng, đáp
ứng đầy đủ các yêu cầu của khách hàng. Nhờ đó mà nguồn vốn huy động của NH đã
không ngừng tăng lên qua các năm, hoàn thành tốt nhu cầu về điều hoà vốn cũng như
cung ứng cho tín dụng.
Trong những năm vừa qua tình hình huy động vốn của ngân hàng được thể hiện
qua bảng sau :
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam – Chi nhánh Bình Định
Đơn vị tính : Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
Nguồn
VHĐ
1.177.076 100 1.252.607 100
1.400.246 100
Theo
HTGT

1.177.076 100 1.252.607 100
1.400.246 100
Nội tệ 1.150.511 97,74 1.229.121 98,13
1.377.339 98,36
Ngoại tệ 26.565 2,26 23.486 1,87
22.907 1,64
Theo
TPKT
1.177.076 100 1.252.607 100
1.400.246 100
Cá nhân 859.061 72,98 964.056 76,96
1.119.801
79,97
Tổ chức 318.015 27,02 288.551 23,04 280.445 20,03
Theo
KHG
1.177.076 100 1.252.607 100
1.400.246 100
Không kỳ
hạn
133.972 11,38 97.926 7,82
138.939 9,92
Dưới 12th 807.689 68,62 904.160 72,18 994.175 71
Trên 12th 235.415 20,00 250.521 20,00 267.132 19,08
(Nguồn : Bảng tình hình huy động vốn qua các năm của Vietinbank chi nhánh
Bình Định)
Biểu đồ 2.1 : Tốc độ tăng vốn huy động
Qua bảng số liệu tổng vốn huy động qua các năm và biểu đồ ta thấy: tổng vốn
huy động của ngân hàng tăng dần qua các năm từ 2012 đến 2014. Vốn huy động năm
2012 của chi nhánh là 1.177.076 triệu đồng, đến năm 2013 vốn huy động tăng lên, đạt

được 1.252.607 triệu đồng, so với năm 2012 vốn huy động tăng lên 75.531 triệu đồng,
tăng 6,42% so với năm trước. Vào năm 2014, vốn huy động đạt được 1.400.246 triệu
đồng, tiếp tục tăng 147.639 triệu đồng. Công tác huy động vốn của CN đã có những
bước tăng trưởng đáng kể, và ổn định, năm sau cao hơn năm trước. Với những kết quả
đạt được rất khả quan, ngân hàng đã tiến hàng mở rộng phạm vi hoạt động của mình
trên toàn bộ địa bàn thành phố. Hàng loạt các PGD của ngân hàng được đặt trên các
tuyến đường trung tâm thàng phố để phục vụ nhu cầu khách hàng về các dịch vụ gửi
tiền hay vay tiền. cùng với toàn bộ nhân viên của chi nhánh đã cố gắng nỗ lực trong
việc huy động vốn. sự gia tăng huy động vốn đã tạo đà và mở đường thúc đẩy hoạt
động kinh doanh giúp ngân hàng tăng trưởng lợi nhuân
 Kết quả huy động vốn theo loại tiền gửi của chi nhánh
Xét theo cơ cấu loại tiền gửi tại Chi nhánh thì nội tệ là chủ yếu, năm 2012, nội tệ
chiếm tỷ trọng 97,74% còn ngoại tệ chiếm 2,26% trong cơ cấu tiền gửi. Năm 2013 nội
tệ chiếm 98,13%, ngoại tệ chiếm 1,87% trong tổng cơ cấu tiền gửi. Năm 2014, nội tệ
chiếm 98,36%, ngoại tệ chiếm 1,64% trong tổng cơ cấu tiền gửi.
Xét theo cơ cấu thành phần kinh tế thì nguồn tiền gửi cá nhân chiếm tỷ trọng chủ
yếu, chiếm từ 72% - 80% tổng nguồn vốn huy động qua các năm. Cùng với đà phục
hồi nền kinh tế, nguồn vốn huy động từ dân cư năm 2013 đạt 964.056 triệu đồng,
chiếm 76,96% nguồn vốn huy động, tăng 104.995 triệu đồng so với năm 2012. Tốc độ
tăng trưởng của thành phần này đang theo chiều hướng tốt hơn, năm 2013 tăng 12,22%
so với năm 2012, năm 2014 tăng 16,16% so với năm 2013. Ngoài việc tích cực huy
động tiền nhàn rỗi từ người dân, ngân hàng cũng triển khai đa dạng các hình thức huy
động vốn đối với các khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng doanh nghiệp và tổ
chức khác. Tuy nhiên, nguồn tiền gửi này trong ba năm qua chỉ chiếm tỷ trọng từ 20%
- 27% trong tổng huy động. Giá trị của nguồn tiền huy động từ tổ chức chỉ giao động
trong khoảng từ 280.445 triệu đồng – 318.015 triệu đồng.
Qua phân tích cho thấy, tình hình huy động vốn tại CN tăng trưởng khá nhanh và
ổn định, chứng tỏ quy mô của CN ngày càng đượ mở rộng. Mặc dù còn gặp nhiều khó
khăn do lạm phát và khủng hoảngcông tác huy động gặp nhiều khó khăn vì vấp phải sự
cạnh tranh hết sức sôi động về lãi suất giữa các NHTM hoạt động trên địa bàn thành

phố Quy Nhơn nhưng Chi nhánh đã chủ động triển khai nhiều biện pháp, đa dạng hoá
các hình thức thức huy động vốn, phát hành tiết kiệm dự thưởng, phát hành giấy tờ có
giá, thực hiện tốt chính sách khách hàng để phát triển nguồn vốn. Ngân hàng đã có
chiến lược phù hợp để đạt được những kết quả tích cực : tổng nguồn vốn tăng qua các
năm, đáp ứng đầy đủ vốn phục vụ kinh doanh của ngân hàng. Những kết quả đạt được
trong năm 2014 tín hiệu tích cực, có được kết quả này là sực nỗ lực của toàn bộ NH.
2.2. Hoạt động sử dụng vốn
2.2.1. Hoạt động tín dụng
a) Quy trình thẩm định tín dụng
Hoạt động cho vay của ngân hàng đã góp phần tích cực vào việc mở rộng vốn
đầy tư, thúc đẩy sản xuất phát triển của doanh nghiệp, nhờ đó doanh nghiệp có thể mở
rộng quy mô, nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, từ đó góp phần tích cực vào việc
xây dựng và phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều doanh nghiệp đã
sử dụng vốn vay không đúng mục đích, không có hiệu quả làm ảnh hưởng đến chất
lượng tín dụng của chi nhánh. Vì vậy, muốn đạt hiệu quả trong nghiệp vụ cho vay thì
công tác thẩm định là một khâu quan trọng.
Khái niệm: thẩm định tín dụng là sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích
nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của một phương án hoặc dự án mà
khách hàng xuất trình nhằm phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng. Khi lập phương
án kinh doanh, do khách hàng thường mong muốn vay được vốn đã thổi phồng, ước
lượng lạc quan về hiệu quả kinh doanh. Do vậy, thẩm định tín dụng cần xem xét đúng
thực chất về kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
Mục đích: mục đích của thẩm định tín dụng là đánh giá một cách khách quan và
trung thực khả năng trả nợ của khách hàng để làm căn cứ cho quyết định cho vay. Tầm
quan trọng của thẩm định tín dụng thể hiện ở những điểm sau :
+ Giúp đánh giá được mức độ tin cậy của phương án sản xuất hoặc dự án đầu tư
mà khách hàng lập và nộp khi làm thủ tục vay vốn.
+ Phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay.
+ Giúp cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có thể mạnh dạn cho vay và
giảm được xác suất hai loại sai lầm trong quyết định cho vay: cho vay một dự án tồi và

từ chối cho vay một dự án tốt
 Quy trình thẩm định tín dụng:
Sơ đồ 2.1. Quy trình thẩm định tín dụng
Xem xét hồ sơ vay Thu thập thêm thông
tin
Thẩm
định
khách
hàng
Thẩm
định
mục đích
vay, hồ
sơ vay
Thẩm định
phương án sản
xuất, kinh
doanh và dự
án đầu tư
Thẩm
định tài
sản
đảm
bảo
Thẩm
định
tình
hình tài
chính
Ước lượng và kiểm soát rủi ro

Kết luận về khả năng thu hồi
nợ và quyết định cho vay
 Nội dung quy trình thẩm định tín dụng:
Căn cứ vào hồ sơ vay vốn do KH cung cấp và kết quả điều tra thu thập thông
tin, cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định tín dụng với các nội dung sau :
• Thẩm định về năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của KH
vay theo quy định của pháp luật.
- Mục đích của thẩm định tư cách khách hàng vay vốn là đánh giá tư cách pháp
nhân, tính chất hợp pháp và mức độ tin cậy đối với những thủ tục vay mà khách hàng
phải tuân thủ. Theo quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng, khách hàng muốn vay
vốn phải thoã mãn các điều kiện vay vốn sau :
+ Có năng lực pháp luật dân sự, năng luật hàng vi dân sự và chịu trách nhiệm dân
sự theo quy định của pháp luật.
+ Có mục đích vay vốn hợp pháp
+ Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
+ Có phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư khả thi và có
hiệu quả.
+ Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của chính phủ và
hướng dẫn của NHNN Việt Nam.
- Theo đó, đánh giá mức độ rủi ro tín dụng, xét về tư cách khách hàng có thể bao
gồm những nội dung cơ bản sau :
+ Khách hàng có thuộc nhóm không được cho vay, cần hạn chế, hoặc ngừng quan
hệ tín dụng hay không ?
+ Khách hàng có thuộc đối tượng (xếp theo loại hình doanh nghiệp hay ngành sản
xuất, nhóm khách hàng, địa bàn…) cần thận trọng trong xem xét cấp tín dụng (theo chỉ
đạo của NHTMCPCTVN) hay không ?
+ Xem xét khách hàng trong mối quan hệ với một nhóm khách hàng liên quan
(quan hệ sở hữu ; quan hệ về quản trị điều hành, thành viên ; nhóm khách hàng mặc
định)
+ Mô hình hoạt động của khách hàng

+ Tư cách đạo đức ; năng lực pháp luật ; hành vi dân sự của khách hàng/ chủ sở
hữu/ người điều hành.
+ Quan hệ của khách hàng với các chủ nợ, với ngân hàng cho vay, NHCT và
TCTD khác ; quan hệ với đối tác kinh doanh.
• Thẩm định mục đích vay, hồ sơ vay:
Mục đích vay vốn phải phù hợp với ngành nghề kinh doanh và giấy phép kinh
doanh. Trường hợp mục đích vay vốn không vi phạm các danh mục hàng hoá cấm lưu
thông, dịch vụ thương mại câm theo quy định của pháp luật, những ngành nghề chưa
đăng ký kinh doanh hoặc chưa được cấp giấy phép kinh doanh (nếu có) thì hướng dẫn
khách hàng đăng ký kinh doanh hoặc xin cấp phép kinh doanh trước khi vay vốn.
Khách hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp
pháp của các tài liệu gửi cho tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng hướng dẫn các loại tài
liệu mà khách hàng cần gửi phù hợp với đặc điểm của từng loại khách hàng, từng loại
cho vay và khoản vay. Thông thường bộ hồ sơ bao gồm có :
+ Giấy đề nghị vay vốn
+ Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân
+ Phướng án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ hoặc dự án đầu tư.
+ Báo cáo tài chính kỳ gần nhất.
+ Giấy tờ liên quan đến thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay
+ Giấy tờ liên quan nếu cần thiết.

×