Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

nghiên cứu về quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (657.48 KB, 44 trang )

Vấn đề đền Yasukuni và mối quan hệ Nhật- Trung- Hàn
MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................................................................1
CHƯƠNG I
ĐỀN YASUKUNI.............................................................................................................................................5
1.Lịch sử hình thành và đôi nét về đền Yasukuni....................................................................................5
2.Ý nghĩa tôn giáo của đền Yasukuni đối với người Nhật........................................................................8
3.Ý nghĩa chính trị của đền Yasukuni.......................................................................................................9
CHƯƠNG II
ĐỀN YASUKUNI VÀ QUAN HỆ NHẬT BẢN- TRUNG QUỐC- HÀN QUỐC.....................................................14
1.Vài nét về quan hệ Nhật- Trung- Hàn trong thời kì chiến tranh Lạnh (1947-1991)...........................14
2.Bối cảnh các nước từ sau Chiến tranh Lạnh tới nay...........................................................................17
2.1.Trung Quốc..................................................................................................................................17
2.2.Hàn Quốc.....................................................................................................................................18
2.3.Nhật Bản......................................................................................................................................19
3.Vấn đề đền Yasukuni và mối quan hệ Nhật- Trung- Hàn...................................................................20
3.1.Những chuyến viếng thăm đầy tranh cãi....................................................................................20
3.2.Phản ứng của Trung Quốc và Hàn Quốc và các nước xung quanh.............................................23
3.3.Những tranh cãi trong lòng nước Nhật.......................................................................................32
3.4.Sự thật là như thế nào?...............................................................................................................37
KẾT LUẬN...................................................................................................................................................42
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................43
Phạm Ngọc Anh Page 1
Vấn đề đền Yasukuni và mối quan hệ Nhật- Trung- Hàn
LỜI MỞ ĐẦU
Khu vực Đông Bắc Á là một khu vực chiến lược ở châu Á- Thái Bình
Dương. Những mối quan hệ trong khu vực chịu sự chi phối và tác động mạnh
mẽ cũng như có ảnh hưởng rất lớn tới các quan hệ lợi ích và mâu thuẫn giữa các
cường quốc bậc nhất trên thế giới về kinh tế- chính trị như: Mỹ, Nga, Nhật Bản
và Trung Quốc. An ninh và chính trị trong khu vực không chỉ có ảnh hưởng nội
bộ mà ảnh hưởng đó còn lan toả ra các khu vực xung quanh và tới các mối quan


hệ quốc tế khác. Hiện tại, quan hệ giữa 3 nước Đông Bắc Á: Nhật Bản, Hàn
Quốc và Trung Quốc vẫn còn có nhiều điều tồn tại không thể giải quyết được.
Những vấn đề này xuất phát từ những mâu thuẫn tranh chấp trong lịch sử kéo
dài tới tận ngày nay. Đặc biệt, trong suốt nhiệm kì của Thủ tướng Nhật Koizumi
từ 2001 đến 2006, Thủ tướng Nhật liên tục viếng đền Yasukuni gây ra mối hiềm
khích, làm quan hệ giữa 3 nước Nhật- Hàn- Trung luôn trong tình trạng căng
thẳng. Vậy đền Yasukuni mang ý nghĩa như thế nào? Vì sao việc Thủ tướng
Nhật tới viếng đền lại bị hai nước Hàn Quốc và Trung Quốc phản đối dữ dội
như vậy? Việc viếng đền của Thủ tướng Koizumi đã làm ảnh hưởng thế nào tới
mối quan hệ giữa 3 nước trong khu vực Đông Bắc Á?
Việc viếng đền Yasukuni của Thủ tướng Nhật Bản, đặc biệc là Thủ tướng
Junichiro Koizumi được một số người cho là việc riêng của nước Nhật, hoặc
một số người khác chỉ nhìn thấy sự lệch pha trong cách nhìn nhận lịch sử của 2
bên, một bên là kẻ đã gây tội ác trong chiến tranh và một bên là những nạn nhân
của tội ác đó. Tuy nhiên vấn đề không hẳn là đơn giản như thế. Trong niên luận
này, chúng tôi sẽ tìm hiểu và giải thích lịch sử hình thành cũng như lý giải vì
sao đền Yasukuni lại trở thành một vấn đề mang tính chính trị và vì sao việc
viếng đền của Thủ tướng Nhật lại trở thành một điểm nóng trong quan hệ giữa
3 nước Nhật Bản- Trung Quốc- Hàn Quốc.
Nghiên cứu lý giải về hiện tượng đền Yasukuni sẽ cho chúng ta cái nhìn sâu
hơn về quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Bắc Á. Niên luận này ngoài việc cung cấp
các kiến thức về đền Yasukuni còn lý giải mối liên hệ giữa sự kiện ngôi đền này với
Phạm Ngọc Anh Page 2
Vấn đề đền Yasukuni và mối quan hệ Nhật- Trung- Hàn
quan hệ ngoại giao giữa 3 nước Nhật- Trung- Hàn. Từ đó ta hiểu rõ hơn những gì
tiềm ẩn phía sau vấn đề Yasukuni cũng như làm rõ những gì đang diễn ra trong quan
hệ quốc tế giữa 3 nước có liên quan tới vấn đề này.
Đối tượng nghiên cứu là vấn đề đền Yasukuni và mối quan hệ giữa ba nước
Nhật Bản- Trung Quốc- Hàn Quốc. Phạm vi nghiên cứu được lựa chọn là từ sau
chiến tranh Lạnh (1991) tới nay.

Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp luận mang tính khoa
học, khách quan và biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lenin kết hợp với tính dân tộc và
tính thời đại. Đồng thời chúng tôi cũng sử dụng phương pháp thống nhất logic và
lịch sử, nghiên cứu tổng hợp, so sánh đối chiếu và thống kê để làm sáng tỏ vấn đề.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về quan hệ quốc tế và chính sách đối
ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai có thể kể vài công trình tiêu
biểu sau
1
:
_ Japan's Foreign Policy Since 1945 của Kevin J. Cooney, NXB M.E. Sharpe,
2006.
_ Japanese Foreign Policy in Asia and the Pacific: Domestic Interests, American
Pressure, and Regional Integration của Akitoshi Miyashita và Yoichiro Sato,
NXB Palgrave Macmillan, 2001.
Nghiên cứu về vấn đề đền Yasukuni thì có các nghiên cứu tiêu biểu sau
2
_ Japan's Yasukuni Shrine: Place of Peace or Place of Conflict? Regional Politics
of History and Memory in East Asia của William Daniel Sturgeon, NXB
Dissertation.Com, 2006.
_ Yasukuni, the War Dead and the Struggle for Japan's Past của John Breen, NXB
Columbia University, 2008.
_ Class-A War Criminals: Enshrined at Yasukuni Shrine của Viện lịch sử hiện đại
Trung Quốc, NXB China Intercontinental, 2005.
11+2
Nguồn: www.Amazon.com
2
Phạm Ngọc Anh Page 3
Vấn đề đền Yasukuni và mối quan hệ Nhật- Trung- Hàn
Trong nước có công trình nghiên cứu Chính Sách Đối Ngoại Của Nhật Bản
Thời Kỳ Sau Chiến Tranh Lạnh của TS Ngô Xuân Bình, NXB Khoa học xã hội

2001.
Ngoài ra còn có một số bài đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á có đề
cập đến vấn đề này:
_ Đền Yasukuni và quan hệ Nhật- Trung trong thập niên đầu thế kỉ XXI-
Đỗ Minh Cao, Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 9-2007.
_ Về vấn đề đền Yasukuni- Đức Minh Hoài Phương, Nghiên cứu Đông
Bắc Á số 2-2009.
Vấn đề đền Yasukuni cũng được phân tích trong chương 2 của luận văn tốt
nghiệp “Những vấn đề trong quan hệ ngoại giao Hàn- Nhật những năm gần đây” của
sinh viên Vũ Thị Vân Anh, cử nhân khoa Đông Phương học trường ĐHKHXH&NV
TPHCM và rất nhiều bài báo, bài nghiên cứu về quan hệ quốc tế khu vực Đông Bắc
Á.
Niên luận gồm 2 chương, trong đó, chương 1 chúng tôi sẽ tìm hiểu lịch sử
hình thành cũng như ý nghĩa tôn giáo và chính trị của đền Yasukuni. Chương 2 là
những lí giải về vấn đề Yasukuni và sự liên hệ giữa vấn đề này với chính sách đối
ngoại giữa 3 nước Nhật Bản- Trung Quốc- Hàn Quốc từ sau chiến tranh Lạnh
(1991). Ngoài ra còn có phần Mở đầu và Kết luận.
Phạm Ngọc Anh Page 4
Vấn đề đền Yasukuni và mối quan hệ Nhật- Trung- Hàn
CHƯƠNG I
ĐỀN YASUKUNI
1. Lịch sử hình thành và đôi nét về đền Yasukuni
Đền Yasukuni nằm ở Kudan- quận Chiyoda- thủ đô Tokyo, được xây năm
Minh Trị thứ hai (6/1869) theo lệnh của Nhật Hoàng. Lúc đầu nó có tên là Tokyo
Shokonsha (Đông Kinh Chiêu hồn xã), là nơi để tưởng nhớ những người đã hy sinh
trong trận chiến Boshin
3
. Lúc đó, ở khắp Nhật Bản có rất nhiều ngôi đền chiêu hồn
kiểu này. Đây là một loại đền thờ theo tín ngưỡng Thần đạo của người Nhật.
Năm 1879, đền được đổi tên thành Yasukuni (靖国- Tịnh quốc) với ý nghĩa

mong ước cho đất nước luôn được bảo vệ bình yên. Đền trở thành nơi để tưởng
niệm và vinh danh những người lính đã hi sinh trong các cuộc chiến tranh của nước
Nhật từ năm 1853 tới hết năm 1945 khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Điều
đặc biệt là trong số những người được thờ, không chỉ có binh lính người Nhật mà
còn có cả những người dân thường (phụ nữ và các nữ sinh) hi sinh khi làm công tác
cứu tế trong chiến tranh và có cả những người Đài Loan và Triều Tiên bị bắt đi lính
cho Nhật thời Chiến tranh thế giới thứ hai
4
. Theo thống kê hiện tại có khoảng hơn
2,466,000 người đang được thờ cúng tại đây.
Để được vinh danh tại Đền Yasukuni, đối tượng được vinh danh phải nằm
trong số các trường hợp sau (vì theo qui định những người này phải hi sinh trong lúc
đang thi hành nhiệm vụ nên những người chết đơn thuần do chiến tranh sẽ không
được kể vào).
3
Nội chiến Boshin: cuộc chiến giữa phe Mạc phủ và phe bảo hoàng (gồm Thiên Hoàng Meiji, lãnh chúa
Satsuma, lãnh chúa Choshu, lãnh chúa Tosa) từ tháng 1/1868 đến 5/1869. Cuối cùng, thắng lợi thuộc về phe bảo
hoàng, và Thiên hoàng Meiji chính thức tuyên bố chấm dứt 250 năm cầm quyền của Mạc phủ Tokugawa, mở ra
thời đại mới, thời đại Minh Trị duy tân.
4
Theo website chính thức của đền Yasukuni: />Phạm Ngọc Anh Page 5
Vấn đề đền Yasukuni và mối quan hệ Nhật- Trung- Hàn
 Điều kiện để được vinh danh
1. Các quân nhân, hay công dân được tuyển mộ cho quân đội mà:
o Hi sinh trong lúc thi hành nhiệm vụ, hay do bị thương nặng bên ngoài
Nhật Bản (và trên đất Nhật kể từ sau tháng 9/1931).
o Mất tích hay bị xem như đã mất trong lúc bị thương hay bệnh tật khi làm
nhiệm vụ.
o Bị tử hình do quyết định của tòa án chiến tranh được kí kết trong Hiệp
định hòa bình San Francisco (San Francisco Peace Treaty).

2. Công dân tham gia vào các trận đánh dưới sự xếp đặt của quân đội và hi sinh
trong khi bị thương nặng.
3. Công dân được xem như đã chết trong các trại cải tạo của Liên Xô sau chiến
tranh.
4. Công dân xung phong vào các nhiệm vụ dân sự (công nhân nhà máy, y tá cho các
tổ chức như Hồng thập tự quốc tế) bị chết trong khi làm nhiệm vụ.
5. Thủy thủ hi sinh trên các tàu buôn trong chiến tranh và thời bình.
6. Thủy thủ hi sinh khi tham gia vào các nghĩa vụ quốc tế (Awa Maru).
7. Học sinh Okanawa mất trong lúc di tản (vụ đắm tàu Tsushima Maru).
8. Quan chức chính phủ của tỉnh Karafuto và khu vực Kwangtung thuộc Bán đảo
Liêu đông (thuộc quyền kiểm soát của Nhật từ 1905-1944), Đặc mệnh toàn
quyền Triều Tiên, Đặc mệnh toàn quyền Đài Loan.
Mặc dù hàng năm số người vinh danh tại đây mỗi tăng lên nhưng chỉ được
tính với mốc thời gian 1951 tức năm kí kết Hiệp định hòa bình San Francisco. Cho
nên không hề có cá nhân nào được đưa vào Đền kể từ 1951, kể cả những quân nhân
hi sinh trong khi làm nhiệm vụ ở Cục phòng vệ Nhật Bản (Self-Defence Forces).
Phạm Ngọc Anh Page 6
Vấn đề đền Yasukuni và mối quan hệ Nhật- Trung- Hàn
Trong khuôn viên ngôi đền còn có 1 viện bảo tàng tên là Yushukan, là nơi
lưu giữ và trưng bày các kỉ vật của những người đã hi sinh và được thờ tại đây. Bảo
tàng được lập năm 1882 (Minh Trị thứ 15). Có hơn 100,000 hiện vật chiến tranh
được lưu giữ bao gồm những bức vẽ, các sản phẩm nghệ thuật, áo giáp và vũ khí…
trong đó có cả phi cơ Zero Fighter và ngư lôi Kaiten dành cho các cảm tử quân.
Hằng năm có khoảng 5 triệu người tới viếng đền. Họ coi đây là trung tâm
tưởng niệm linh hồn của những người đã chết trong chiến tranh.
Đền Yasukuni năm 1893
5
5
Nguồn />Phạm Ngọc Anh Page 7
Vấn đề đền Yasukuni và mối quan hệ Nhật- Trung- Hàn

Ngôi đền hiện nay
6
2. Ý nghĩa tôn giáo của đền Yasukuni đối với người Nhật
Theo tín ngưỡng Thần đạo thì khi chết, con người trở thành những những
linh hồn. Đạo này cho rằng những linh hồn (kami) vốn không hề biết gì về sự hận
thù hay trả oán nhưng họ có thể sẽ trở nên như vậy nếu không có một nơi yên bình
để họ an nghỉ. Do vậy cần phải có nơi để thờ cúng và an ủi những linh hồn này. Theo
thống kê, 1945 cả nước Nhật có 148 ngôi đền thờ những người tử trận giống đền
Yasukuni. Tuy nhiên, Yasukuni lại trở thành ngôi đền trọng yếu nhất, ngôi đền trung
tâm của hệ thống này. Những đền khác chỉ thờ lính chết trận và dân địa phương còn
đền Yasukuni được coi như một trung tâm, tập trung toàn bộ những người lính tử
trận trong cả nước. Những người này được tôn vinh với đầy đủ tên tuổi, chức vụ,
phiên hiệu và đơn vị lúc họ còn sống.
Thông thường hàng năm đền đều tổ chức 2 kì tế chiêu hồn vào tiết xuân và
tiết thu. Kì tế vào mùa xuân lấy mốc ngày 30/4, kì mùa thu lấy mốc ngày 18/10, mỗi
kì tế kéo dài 3 ngày liền. Việc thờ cúng này nhằm tưởng niệm những người đã chết,
6
Nguồn: />Phạm Ngọc Anh Page 8
Vấn đề đền Yasukuni và mối quan hệ Nhật- Trung- Hàn
cảm tạ sự phù hộ tốt đẹp mà họ đã làm cho trần thế. Các nghi lễ hàng năm được các
đạo sĩ tư tế trong đền đảm nhận và thực hiện theo nghi thức Thần đạo.
Lúc đầu, đền Yasukuni chỉ là một ngôi đền nhỏ, giản dị nằm khiêm tốn ở
quận Chiyoda. Dần dần, do được Nhật hoàng bảo trợ, sự ngưỡng mộ của người dân
với ngôi đền ngày càng tăng. Cuối cùng nó trở thành ngôi đền Thần đạo lớn nhất cả
nước, sánh vai với đền thờ của gia tộc Nhật Hoàng (Meiji Jingu) và về mặt tôn kính
chỉ đứng sau đền Ise, thờ nữ thần Amaterasu, vị nữ thần sinh ra dân tộc Nhật Bản.
tính đến ngày 18/9/1931 khi Thiên Hoàng ban chiếu về “Sự biến Mãn Châu” thì đền
Yasukuni thờ 14 vạn người, cho tới lúc cuộc chiến này kết thúc thì số người được
thờ lên tới 140 vạn, và hiện nay là khoảng 2,47 triệu
7

.
3. Ý nghĩa chính trị của đền Yasukuni
Tuy nhiên trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ hai, ngôi đền này bị các thế
lực quân phiệt cầm đầu lợi dụng vào các mục đích chính trị. Không giống như 147
đền chiên hồn còn lại, Yasukuni không ngằm trong sự giám sát và quản lý của Thần
kì quan
8
mà nó thuộc quyền quản lý của lục quân và hải quân. Người ta cho rằng với
việc quản lý như vậy các thế lực quân phiệt thời đó đã dùng uy tín của đền để tăng
cường ảnh hưởng của mình trong quân đội, kích động tinh thần sẵn sàng chết vì
Nhật hoàng của các binh lính Nhật. Yasukuni được sử dụng như một liều thuốc đặc
biệt công hiệu về mặt tinh thần đối với binh sĩ. Các binh lính Nhật tin tưởng rằng
“chết và được tưởng niệm tại đền Yasukuni” là một vinh hạnh. Vì thế, trước khi ra
trận họ thường nói câu: “Hẹn gặp lại tại đền Yasukuni”, với hàm ý họ sẵn sàng hi
sinh nhưng sẽ được vinh danh như những vị thần bất tử và được thờ tại ngôi đền
Yasukuni linh thiêng.
Đền Yasukuni đã tạo ra một mối liên hệ gắn kết giữa Thiên hoàng, binh lính
và gia đình của người lính đó. Việc vinh danh những người lính tử trận một cách
7
Những vấn đề trong quan hệ ngoại giao Hàn- Nhật trong những năm gần đây- Vũ Thị Vân Anh
8
Thần kỳ quan (神祇官 Jingi-kan), một cơ quan lo việc tôn giáo, khuyến khích Thần đạo phát triển. Trước đây
do sự xâm nhập và phát triển của Phật giáo và Nhật, Thần đạo tuy cùng tồn tại nhưng bị lép vế và gần như bị loại
bỏ. Tới thời Minh Trị được xác lập, ngày 13 tháng 3 năm 1868, chính phủ Nhật Bản công bố "Thần Phật phân ly
lệnh", tách Thần đạo ra khỏi Phật giáo và Thần kì quan được khôi phục lại.
Phạm Ngọc Anh Page 9
Vấn đề đền Yasukuni và mối quan hệ Nhật- Trung- Hàn
long trọng ở ngôi đền mang lại một hiệu quả tân lý chính trị rất cao. Trước hết, đối
với những người ra trận, nó khuyến khích tinh thần tận tuỵ, sẵn sàng hiến dâng, hi
sinh bản thân mình để phụng sự cho Thiên hoàng. Hi sinh để hoàn thành bổn phận là

một vinh quang. Thứ hai, những người thân của người lính, khi thấy con em mình đã
hi sinh vì đất nước, và đã được được đích thân Thiên hoàng tôn vinh như thế thì nỗi
đau vì mất người thân sẽ giảm đi rất nhiều. Họ sẽ cảm thấy được an ủi và nỗi đau trở
thành một niềm vui sướng, niềm vinh dự, tự hào. Hơn thế nữa, nó sẽ làm nảy sinh
tình cảm trung thành tuyệt đối với Thiên hoàng và người ta càng ham muốn tận tuỵ
phục vụ, thi hành những sứ mệnh mà Thiên hoàng trao cho.
Chính vì lí do đó mà đền Yasukuni được coi là biểu tưởng của chủ nghĩa
quân phiệt bành trướng. Người ta cho rằng chính quân phiệt Nhật đã lợi dụng tinh
thần Yasukuni để động viên chiến tranh, và chính với tinh thần đó nhiều tên tội
phạm chiến tranh đã gây rất nhiều tội ác với nhân dân các nước bị Nhật Bản xâm
chiếm.
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, người Mỹ vào Nhật Bản đã
muốn xoá bỏ ngôi đền. Nhưng xét tới yếu tố văn hoá và nguyện vọng chính đáng của
người thân của những người lính chết trận muốn có một nơi để tưởng niệm con em
mình, chính quyền chiếm đóng Nhật lúc đó do Mỹ nắm quyền, đã đưa ra 2 lựa chọn:
1. Yasukuni phải trở thành bộ phận thuộc chính phủ, nhưng không được
liên quan đến tôn giáo.
2. Yasukuni vẫn là nơi thờ cúng, nhưng phải được độc lập từ chính phủ.
Phía Nhật đã chọn phương án 2. Và kể từ đó mọi đóng góp cho Yasukuni
đều do phía các cá nhân đảm nhiệm.
Phạm Ngọc Anh Page 10
Vấn đề đền Yasukuni và mối quan hệ Nhật- Trung- Hàn
Danh sách số người đang được thờ trong Yasukuni
Các cuộc chiến Năm Số người
Cuộc chiến Boshin và
Thời kì cải cách Minh Trị
1868-1869 7,751
Khởi nghĩa Satsuma
9
1877 6,971

Cuộc viễn chinh Đài
Loan
10
1874 1,130
Cuộc chiến Nhật- Thanh
11
1894-1895 13,619
Nổi dậy Nghĩa Hoà đoàn
12
1901 1,256
Chiến tranh Nga- Nhật
13
1904-1905 88,429
Thế chiến thứ nhất
14
1914-1918 4,850
Sự cố Tể Nam 1928 185
Sự cố Thẩm Dương 1931 17,176
Chiến tranh Trung Nhật
lần thứ hai
15
1937-1941 191,243
9
Hay còn gọi là Chiến tranh Tây Nam (西南国国 Seinan Senso), là một cuộc nổi loạn của các cựu samurai ở
phiên Satsuma chống lại chính phủ Minh Trị từ 29 /1/1877 đến 24/9/1877, năm thứ 11 thời Minh Trị. Đây là
cuộc nổi loạn có vũ trang cuối cùng và cũng là nghiêm trọng nhất chống lại chính quyền mới.
10
Sự cố 54 thủy thủ Ryukyuan bị giết bởi các bộ lạc Đài Loan sau việc 69 người bị gặp nạn trong một vụ đắm tàu
tại đây, xảy ra sau khi chính quyền nhà Thanh tại Trung Quốc từ chối lời xin lỗi đến Nhật Bản với lí do Đài
Loan là: "Vùng đất chưa có ánh sáng văn minh!"

11
Diễn ra từ 1/8/1894 đến 17/ 4/1895. Cuộc chiến tranh này đã trở thành biểu tượng về sự suy yếu của nhà
Thanh và chứng tỏ sự thành công của quá trình hiện đại hóa do công cuộc Minh Trị duy tân. Kết quả là sự
chuyển dịch chi phối khu vực châu Á từ Trung Quốc sang Nhật Bản. Đây là một đòn chí mạng vào nhà Thanh và
truyền thống cổ truyền Trung Quốc. Các xu hướng này sau đó đã dẫn đến cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911.
12
Khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn là một cuộc khởi nghĩa của Trung Quốc diễn ra từ 11/1899 đến 7/9/1901) chống
lại những thế lực nước ngoài trong các lĩnh vực giao thương, chính trị, văn hóa và công nghệ. Nhiều người nước
ngoài và những người theo Cơ đốc giáo ở Trung Quốc đã bị giết. Chính quyền nhà Thanh bất lực đành phải nhờ
liên quân 8 nước gửi 20 000 quân đến chi viện. Trong số này có quân của Nhật Bản
13
Cuộc chiến giành quyền kiểm soát Mãn Châu và Triều Tiên giữa hai nước đế quốc. Nơi diễn ra cuộc chiến là
Nam Mãn Châu thuộc Trung Quốc, đặc biệt là khu vực xung quanh bán đảo Liêu Đông và Phụng Thiên, và các
khu vực biển quanh Triều Tiên, Hoàng Hải và Nhật Bản.
14
Đối đầu với Đế chế Đức (Liên minh Trung tâm) ở Sơn Đông
Phạm Ngọc Anh Page 11
Vấn đề đền Yasukuni và mối quan hệ Nhật- Trung- Hàn
Thế chiến thứ hai
16
1941-1945 2,133,885
Tổng cộng 2,466,532
Tuy nhiên, điều khiến người ta tranh cãi nhiều nhất và bị các nước láng giềng
Trung Quốc, Hàn Quốc phản đối mạnh mẽ đó là việc 1068 tội phạm chiến tranh
trong đó có 14 người thuộc hàng tội phạm loại A đã được bí mật đưa vào thờ trong
ngôi đền này. Danh sách những người này bao gồm:
• Những người bị treo cổ :
Hideki Tojo, Itagaki Seishiro, Heitaro Kimura, Kenji Doihara, Iwane Matsui,
Akira Muto, Koki Hirota
• Những người bị tù chung thân :

Yoshijiro Umezu, Kuniaki Koiso, Kiichiro Hiranuma, Toshio Shiratori
• Tù khổ sai 20 năm :
Shigenori Togo
• Chết trước khi tuyên án (do bệnh tật) :
Osami Nagano, Yosuke Matsuoka
Những thông tin về những tội phạm chiến tranh này được đưa vào trong đền,
chính thức được loan báo vào ngày 19/4/1979. Sóng gió bắt đầu nổ ra từ năm 1985
khi Thủ tướng Nhật Bản lúc đó, ông Nakasone Yasuhiro, tới thăm đền với tư cách
Thủ tướng nhân kỉ niệm lần thứ 40 ngày nước Nhật bại trận cho đến ngày nay.
29/3/2007, các tờ báo lớn tại Nhật đã cho đăng tài liệu do Thư viện của Quốc
hội công bố.
15
Đối đầu với Trung Hoa Quốc dân đảng
16
Đối đầu với quân đồng minh trên chiến trường Thái Bình Dương
Phạm Ngọc Anh Page 12
Vấn đề đền Yasukuni và mối quan hệ Nhật- Trung- Hàn
Một tài liệu đề tháng 1/1969 cho thấy ngôi đền đã hỏi ý kiến chính phủ về
các kế hoạch ghi danh các tội phạm chiến tranh hàng đầu hay loại A mà không công
khai việc làm này. Theo tờ Yomiuri Shimbun, đền Yasukuni đã kín đáo thêm tên
của 14 tội phạm chiến tranh loại A, kể cả Thủ tướng thời chiến bị treo cổ Hideki
Tojo, vào tháng 10/1978.
Một tài liệu khác đề tháng 4/1958 cho biết, Bộ Phúc lợi đã hối thúc đền
Yasukuni ghi danh của hàng trăm tội phạm chiến tranh hạng thấp hơn (loại B và
loại C). ’’Thế còn việc thờ các tội phạm chiến tranh theo một cách khó phát hiện thì
sao?’’, một tài liệu trích dẫn lời một quan chức giấu tên.
17
Các tài liệu này cho thấy chính phủ Nhật Bản đã tham gia tích cực vào quyết
định thờ các tội phạm chiến tranh tại ngôi đền này.
17

Theo />Phạm Ngọc Anh Page 13
Vấn đề đền Yasukuni và mối quan hệ Nhật- Trung- Hàn
CHƯƠNG II
ĐỀN YASUKUNI VÀ QUAN HỆ NHẬT BẢN-
TRUNG QUỐC- HÀN QUỐC
1. Vài nét về quan hệ Nhật- Trung- Hàn trong thời kì chiến tranh Lạnh (1947-
1991)
Chiến tranh Lạnh là một cuộc đối đầu về ý thức hệ, kinh tế và địa chính trị
giữa 2 phe Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa sau Thế chiến thứ hai. Thuật ngữ
này được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1947 khi Bernard Baruch, một nhà tài chính
và là cố vấn tổng thống Hoa Kỳ, có bài phát biểu tại Nam Carolina nói rằng “Hãy
để chúng ta không bị lừa gạt: chúng ta hiện ở giữa một cuộc chiến tranh lạnh.” Về
sau, thuật ngữ này được phổ biến rộng rãi nhờ cuốn sách Cold War của nhà báo
người Mỹ Walter Lippmann
18
.
Đặc điểm của thời kì này là thế giới bị phân thành 2 cực: một bên là Liên Xô
và các đồng minh phe Xã hội chủ nghĩa, bên còn lại là Mỹ và các đồng minh Tư bản
chủ nghĩa.
Trong bối cảnh đó, khu vực Đông Bắc Á cũng bị cuốn vào sự phân cực này.
Trung Quốc chính thức trở thành đồng minh của Liên Xô sau “Hiệp ước hữu nghị,
đồng minh và tương trợ” giữa Liên Xô và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (2/1950) ,
trong khi đó, với “Hiệp ước an ninh” Nhật- Mỹ (1951) Nhật Bản là đồng minh được
Mỹ bảo trợ. Mặc dù vậy, giữa Nhật Bản và Trung Quốc không có sự đối đầu quân
sự trực tiếp nào. Hai bên chỉ ngầm đối đầu nhau thông qua hệ thống đồng minh như
đã nói ở trên. Cả hai cố gắng không gây xích mích, né tránh những đối đầu quân sự.
Tuy nhiên, đến những năm 1960, bắt đầu đã có những căng thẳng. Vào năm
1960, Nhật Bản và Mỹ sửa đổi lại “Hiệp ước an ninh Nhật- Mỹ”, một số điều trong
đó có liên quan tới đảo Đài Loan khiến quan hệ Nhật – Trung trở nên căng thẳng.
cũng trong giai đoạn này, Trung Quốc bắt đầu thử nghiệm và phát triển hàng loạt

18
Walter Lippmann (23/9/1889- 14/12/1974) là một tác giả, phóng viên, nhà bình luận chính trị người Mỹ, sinh
ra trong một gia đình người Mỹ gốc Do Thái ở New York. Ông này 2 lần được nhận giải Pulitzer cho mục “Hôm
nay và Ngày mai”
Phạm Ngọc Anh Page 14
Vấn đề đền Yasukuni và mối quan hệ Nhật- Trung- Hàn
các loại vũ khí hạt nhân. 1964, họ còn cho nổ thử vụ nổ hạt nhân đầu tiên. Điều này
bị phía Nhật Bản lên án gay gắt. Tuy nhiên phía Trung Quốc với nỗ lực kiềm chế đã
không để sự việc đi xa hơn.
Từ năm 1972, quan hệ hai nước tiến tới một bước phát triển mới nhờ vai trò
của Mỹ. 2/1972 tổng thống Mỹ đến thăm Trung Quốc. hai bên đã ký kết "Thông cáo
chung Thượng Hải". Quan hệ Trung - Mỹ sau Thế chiến thứ hai là "đối thủ" thì nay
đã bắt tay tìm đến nhau với những thỏa hiệp: Mỹ công nhận một nước Trung Quốc,
đổi lại Trung Quốc thừa nhận sự có mặt của quân đội Mỹ ở một số nước của Đông
Nam Á. Quan hệ Mỹ - Nhật lúc này gắn bó tới mức nhiều nhà phân tích cho rằng:
Nếu Mỹ "hắt hơi" thì Nhật Bản cũng "sổ mũi" nên khi quan hệ Trung - Mỹ đã đổi
chiều thì quan hệ Trung - Nhật không thể không thay đổi.
9/1972 tại Đại lễ đường nhân dân ở Bắc Kinh, Nhật Bản và Trung Quốc đã
ký kết "Tuyên bố chung Nhật - Trung" tuyên bố bình thường hoá quan hệ giữa hai
nước. Trong tuyên bố có đoạn: “Không một bên thế lực nào sẽ tìm kiếm sự bá
quyền ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương và mỗi bên sẽ phản đối trước mọi nỗ
lực của bất kì một nước nào khác hay một nhóm các nước tìm kiếm những sự bá
chủ như vậy”
19
. Như vậy ta thấy, các bên đã hướng tới một trật tự mới trong khu
vực, ở đó có sự ổn định, cân bằng quyền lực giữa 3 bên Mỹ- Nhật- Trung. Đến năm
1978, Trung Quốc và Nhật Bản đã ký kết "Hiệp ước hoà bình hữu nghị Trung -
Nhật".
Sau hiệp ước này, quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản và Trung Quốc được thúc
đẩy nhanh. Nguồn vốn ODA và FDI của Nhật Bản đổ vào Trung Quốc ngày càng

nhiều, đến năm 1988 ước đạt 2.01 tỷ USD vốn FDI và 1.24 tỷ USD vốn ODA.
Khác với quan hệ Nhật- Trung ở 2 phía đối địch, Nhật và Hàn đều là đồng
minh của Mỹ ở khu vực Đông Bắc Á nên quan hệ đối ngoại có vẻ “xuôi chèo mát
mái” hơn. Mỹ với vai trò là cầu nối giữa 2 đồng minh, luôn khuyến khích 2 bên tạm
gác lại những vấn đề trong lịch sử để có được mối quan hệ hữu nghị, hợp tác. Nhờ
đó, Nhật và Hàn đã bình thường hoá quan hệ vào năm 1965. Thời gian này, nhiều
19
Chính Sách Đối Ngoại Của Nhật Bản Thời Kỳ Sau Chiến Tranh Lạnh- Ngô Xuân Bình
Phạm Ngọc Anh Page 15
Vấn đề đền Yasukuni và mối quan hệ Nhật- Trung- Hàn
chương trình tăng cường trao đổi du lịch song phương, trao đổi hàng hóa giữa hai
nước đã góp phần tăng cường hiểu biết và quan hệ hợp tác giữa 2 bên. Lãnh đạo hai
nước Hàn Quốc và Nhật Bản thường xuyên gặp gỡ lẫn nhau. Thủ tướng Nhật Bản
Nakasone Yasuhiro đã sang thăm Seoul tháng 1 năm 1983, Tổng thống Hàn Quốc
Chun Doo-hwan cũng tới thăm Nhật Bản tháng 9 năm 1984, đánh dấu bước khởi
đầu cho các hội nghị thượng đỉnh diễn ra gần như hàng năm giữa hai nước, với các
chuyến thăm Nhật của Tổng thống Roh Tae-woo, Kim Young-sam và Kim Dae-
jung.
Mặc dù cùng đứng trên một chiến tuyến nhưng không phải giữa hai nước
không có vấn đề. Và nổi bật nhất trong các vấn đề đó là việc tranh chấp quần đảo
mà phía Hàn Quốc gọi là Dokdo, còn phía Nhật Bản gọi là Takeshima. Tranh chấp
này đã diễn ra rất lâu. Và cả hai bên cũng đưa ra nhiều chứng cứ để tranh cãi. Nhóm
đảo này nằm ở vùng biển giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, gồm 2 đảo nhỏ và một số
dải đá ngầm rộng khoảng 0.23km
2
. Năm 1905, Nhật Bản đã sát nhập nhóm đảo này
vào lãnh thổ của mình. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, lực lượng chiếm đóng của
Mỹ ở Nhật (SCAP) quy định nhóm đảo này và một số đảo khác không được đặt
trong phạm vi lãnh thổ của Nhật Bản. Suốt thời gian đó, Nhật cố gắng khôi phục lại
chủ quyền với nhóm đảo này nhưng thất bại. Tranh chấp giữa Nhật và Hàn Quốc về

nhóm đảo Dokdo/ Takeshima chính thức bắt đầu vào 18/1/1952, khi tổng thống Hàn
Quốc Syngman Rhee đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với thềm lục địa bao
quanh bán đảo Triều Tiên mở rộng đến 200 hải lý mà theo đó Dokdo thuộc phạm vi
kiểm soát của Hàn Quốc. chính phủ Nhật liền bác bỏ, sau đó cho thanh tra và yêu
cầu 6 người Hàn Quốc rời khỏi đảo đồng thời dựng cột mốc lãnh thổ. Đến 1954,
Hàn Quốc cho xây dựng một ngọn hải đăng, tháp phát sóng và đường băng cho máy
bay phản lực trên đảo khiến phía Nhật rất bất bình, cho rằng đây là sự chiếm đóng
và yêu cầu đưa vấn đề tranh chấp này ra tòa án quốc tế giải quyết nhưng phía Hàn
Quốc không chấp nhận. Vấn đề cứ tiếp diễn cho đến năm 1965 khi hai nước bình
thường hóa quan hệ thì mới tạm lắng nhưng vẫn chưa được giải quyết ngã ngũ. Bên
cạnh đó, những nỗi ám ảnh về quá khứ đã bị Nhật xâm lược vẫn khiến quan hệ 2
bên bị cản trở.
Phạm Ngọc Anh Page 16
Vấn đề đền Yasukuni và mối quan hệ Nhật- Trung- Hàn
Ngoài ra, trong thời kì chiến tranh Lạnh, Hàn Quốc về mặt kinh tế phụ thuộc
rất nhiều vào Mỹ và Nhật Bản. Hàn Quốc luôn phải nhập các loại hàng hoá tiêu
dùng cũng như một số nguyên liệu từ Nhật. Và vì thế, kinh tế Hàn Quốc luôn phải
chịu tình cảnh thâm hụt ngoại thương với Nhật Bản. Nhận thức được vấn đề này,
Hàn Quốc luôn cố gắng nỗ lực để thoát khỏi sự phụ thuộc đó. Tuy nhiên kết quả
vẫn chưa có gì khả quan.
2. Bối cảnh các nước từ sau Chiến tranh Lạnh tới nay
2.1. Trung Quốc
Hai trăm năm trước, Napoleong đã gọi Trung Quốc là “người khổng lồ đang
ngủ say” và cho rằng khi Trung Quốc tỉnh dậy thì sẽ làm “chấn động cả thế giới”.
ngày nay, sau 20 năm cải cách mở cửa và phát triển kinh tế, Trung Quốc đã đạt được
những thành tựu to lớn. Dù phải trải qua nhiều khó khăn, nhiều bước thăng trầm
nhưng Trung Quốc đang ngày càng lớn mạnh, dần trở thành một cường quốc về kinh
tế, quân sự, có vai trò lớn trong khu vực và trên thế giới.
Từ sau ngày cải cách mở cửa, nhiều tiềm năng kinh tế đối nội, đối ngoại
được phát huy, nhất là sau nhiều năm chuyển sang kinh tế thị trường, Trung Quốc đã

đạt được một tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, liên tục đứng đầu thế giới. Trong 20
năm, Trung Quốc đã đạt được kỉ lục về tốc độ tăng trưởng kinh tế. từ 1980-1995,
GDP của Trung Quốc tăng bình quân hàng năm 10.2%. Năm 1995, GDP tăng gấp 4
lần so với năm 1980. Trung Quốc còn đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 sẽ tăng
GDP gấp đôi so với năm 2000. Các nhà lãnh đạo kinh tế Trung Quốc cũng như các
cơ quan WB, IMF, Ngân hàng châu Á đều nhận định rằng Trung Quốc rất có khả
năng giữ được tốc độ phát triển kinh tế trên 9%. Nhiều dự báo lạc quan còn cho rằng
đến năm 2010, GDP của Trung Quốc sẽ đuổi kịp Nhật Bản, sau đó tới năm 2020 sẽ
vượt qua Nhật Bản và Mỹ đứng đầu thế giới.
Với một sức mạnh kinh tế như thế, đương nhiên Trung Quốc cũng phải tính
toán cho mình những tham vọng chính trị. Trung Quốc có lợi thế là tình hình chính
trị trong nước vẫn giữ được trạng thái ổn định. Mặc dù vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề
Phạm Ngọc Anh Page 17

×