Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Hoàng An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.26 KB, 68 trang )

Trường cao đẳng công nghiệp Nam Định Báo cáo thực tập thường xuyên
Lời mở đầu
Với xu thế hội nhập và phát triển các doanh nghiệp đều ra sức hoàn thiện bộ
máy của mình cũng như đổi mới công nghệ, củng cố về tài chính, nhân lực nhằm
nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành nâng cao khả năng cạnh tranh và
mở rộng thị trường. Cũng nằm trong xu thế đó, công ty TNHH CP XNK và XD
Hoàng An một thành viên luôn luôn nỗ lực để xây dựng một hình ảnh thương hiệu
Hoàng An với uy tín chất lượng và được người tiêu dùng tin tưởng. Năm 2010,
công ty Hoàng An là thương hiệu đứng thứ 56 trong danh sách 200 thương hiệu
dẫn dầu hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn.
Trong suốt hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành, công ty TNHH CP XNK
và XD Hoàng An một thành viên Hoàng An đã có những chuyển đổi mạnh mẽ về
cả hình thức lẫn quy mô hoạt động. Cho đến nay, công ty đã có nhà máy sản xuất
với một dây chuyền lẫn quy mô hoạt động.Cho đến nay, công ty đã có nhà máy sản
xuất với một dây chuyền công nghệ hiện đại, tạo lập được một thị trường ổn định
cả trong nước và ngoài nước, tạo công ăn việc làm và ổn định thu nhập cho gần
1000 cán bộ công nhân viên.
Trong một doanh nghiệp, tiền lương luôn là một vấn đề được nhiều đối
tượng quan tâm. Người lao động luôn mong muốn tiền lương của mình ngày càng
cao để đảm bảo cuộc sống. Nhà quản trị luôn tìm mọi cách để giảm thiểu chi phí,
kể cả chi phí tiền lương, nhưng cũng băn khoăn liệu chính sách tiền lương của
doanh nghiệp đã hợp lý hay chưa, làm sao đảm bảo việc giảm thiểu chi phí mà vẫn
thu hút được hiền tài. Các tổ chức xã hội lại quan tâm doanh nghiệp có đảm bào
cho người lao động được thực hiện mọi quyền lợi và nghĩa vụ của mình hay không,
… Để cung cấp thông tin nhằm thỏa mãn các đối tượng đó chúng ta không thể
không nhắc đến kế toán tiền lương. Vì thế, khi được thực tập tại Công ty Hoàng
An, một doanh nghiệp mà có số lượng rất đông đảo, em đã rất chú ý đến phần hành
Sinh viên : Trần Thị Trang Khóa NCN 49 KT1
1
Trường cao đẳng công nghiệp Nam Định Báo cáo thực tập thường xuyên
kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương và mong muốn được đi sâu tìm


hiểu phần hành này.
Chuyên đề của em bao gồm ba chương như sau :
Chương I : Tổng quan về công ty TNHH Hoàng An.
Chương II : Thực trạng hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương
tại công ty TNHH Hoàng An.
Chương III : Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương và các
khoản trích theo lương tại công ty Hoàng An.
Qua đây, em cũng xin chân thành cảm ơn các cô, các chị nhân viên phòng kế
toán tài chính ở công ty Hoàng An, đã tận tình giúp em hoàn thành báo cáo thực
tập tốt nghiệp một cách đầy đủ và kịp thời. .
Tuy nhiên do chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như kiến thức thực tế nên
không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, vì thế em rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của các thầy, các cô để em có được kiến thức toàn diện và sâu sắc
hơn nữa.
Hà Nội, Ngày 26 tháng 9 năm 2010
Sinh Viên: Trần Thị Trang
Sinh viên : Trần Thị Trang Khóa NCN 49 KT1
2
Trường cao đẳng công nghiệp Nam Định Báo cáo thực tập thường xuyên
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH HOÀNG AN
1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Hoàng An
Tên giao dịch của công ty : Công ty TNHH Hoàng An
Tên tiếng Anh : GOLDSUN.BLINDS
Trụ sở : 20 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại : 04 3733651
Website : www.hoangan.com
Công ty Hoàng An, tiền thân là xí nghiệp được thành lập từ tháng 01/1970
đã trải qua hơn 30 năm xây dựng trưởng thành và phát triển. Trong hơn 30 năm
không ngơi nghỉ ấy công ty đã trải qua bao khó khăn thử thách, thăng trầm để có
được ngày hôm nay. Hơn 30 năm với bao sự kiện đáng ghi nhớ đó, chúng ta có thể

chia thành các giai đoạn như sau :
Những chặng đường đầu tiên (1970 -1980).
Đây là những bước đầu cho lịch sử truyền thống của công ty. Tháng 01/1970
xí nghiệp Hoàng An được thành lập, công ty đã tung ra thị trường những sản phẩm
như là ….( chưa có dữ liệu)
Thời kỳ này hết sức khó khăn cớ sở vật chất ban đầu hầu như không có gì,
công nhân chưa quen với công việc sản xuất hoàn toàn thủ công. Nhưng cũng
chính từ đó những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua, với sự nỗ lực
của công nhân đã ra đời những thủ công về đan đầu tiên Hoàng An đã vượt qua
những khó khăn để định hình sản xuất, tuy sản lượng sản phẩm còn thấp khoảng
33000 chiếc Mành kéo và 10000 tấm nhôm/mỗi năm, xí nghiệp đã cung cấp ngày
càng nhiều Mành kéo và tấm nhôm cho nhiều đối tượng khách hàng. Đến năm
Sinh viên : Trần Thị Trang Khóa NCN 49 KT1
3
Trường cao đẳng công nghiệp Nam Định Báo cáo thực tập thường xuyên
1980 xí nghiệp đã được nhà nước trao tăng danh hiệu anh hùng lao động trong sản
xuất.
Giai đoạn (1980 - 1985 ).
Thời kỳ này, xí nghiệp đã chính thức (bổ sung sau)
Từ đây Hoàng An trở thành một thành viên trong đội ngũ của nhà máy, xí
nghiệp góp phần xây dựng nền công nghiệp non trẻ của Hà Nội.
Tháng 8 năm 1985, xí nghiệp Hoàng An tiếp nhận một đơn vị công ty tổng
hợp sản xuất Mành kéo và tấm nhôm là liên xưởng kiến thiết Mành kéo ở phố
Hàng Mành. Nhờ sự phát triển mạnh mẽ trong sự phát triển chung của nền công
nghiệp thủ đô, quy mô của nhà máy ngày càng được mở rộng khi xác nhập thêm xí
nghiệp Mành kéo Hà Nội cũ gồm cơ sở Văn Hương- Chí Hằng, lấy tên là xí nghiệp
Mành Cửa Hà Nội.
Từ đây những sản phẩm của xí nghiệp đã phong phú, đa dạng hơn. Ngoài
Mành cửa còn có cửa nhôm kính, trần nhựa … xí nghiệp đã sản xuất được một số
loại Mành như : Mành nhựa, Mành gỗ, Mành nhôm, … và đặc biệt đã có Mành ()

xuất khẩu sang Châu Âu. Hòa chung với không khí “công nghiệp hóa hiện đại hóa
đất nước ” toàn thể cán bộ, công nhân xí nghiệp ra sức sản xuất khắc phục mọi khó
khăn, dồn toàn tâm, toàn lực nhằm góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước.
Giai đoạn khẳng định vị thế mới ( 1985 – 1990 ).
Sau cuộc đổi mới đất nước, cùng với xu thế cải cách chung của nền kinh tế
tháng 8/1987, xí nghiệp Mành Hà Nội được hợp nhất với xí nghiệp Hoàng An lấy
tên là công ty TNHH Mành Hoàng An. Đây là một mốc quan trọng bởi nó là thời
điểm đầu tiên tạo nên một thương hiệu Mành Hoàng An ngày nay. Thời điểm để
Mành Hoàng An khẳng định vị thế mới.
Sinh viên : Trần Thị Trang Khóa NCN 49 KT1
4
Trường cao đẳng công nghiệp Nam Định Báo cáo thực tập thường xuyên
Ở giai đoạn này quy mô của xí nghiệp đã được mở rộng hơn 1000 công nhân, 4
phân xưởng và 8 phòng ban nghiệp vụ, sản lượng Mành kéo sản xuất đạt tới 2,4
triệu chiếc/năm. Không chỉ tăng lên về sản lượng mà chất lượng sản phẩm cũng
như sự đa dạng về mẫu mã ngày càng được chú ý đến. Phòng chế thử mẫu đã thiết
kế nhiều loại Mành kéo mới như là Mành Nhôm rất được ưa chuộng trên thị trường
khác ngoai ra đặc biệt là ở các nước Châu Âu. Bên cạnh đó xí nghiệp còn trang bị
thêm nhiều thiết bị mới và hiện đại như : máy cắt gỗ, máy vào đế, máy cắt dây.
Giai đoạn đổi mới và trưởng thành (1990 -2000).
Đại hội đảng lần thứ X đã quyết định chuyển đổi nền kinh tế đất nước từ
công nghiệp sang công nghiệp hóa, việc này đòi hỏi các doanh nghiệp cũng phải
đổi mới về hình thức sản xuất của mình để phù hợp với bối cảnh thị trường thay
đổi. Hơn nữa đây cũng là giai đoạn, thị trường Châu Âu suy thoái, Mành Hoàng
An lại bị đẩy vào tình thế cực kỳ khó khăn vì mất thị trường xuất khẩu, trong khi
thị trường nội địa chưa phát triển, sản phẩm không có đầu ra nên sản xuất bị đình
trệ. Một lần nữa, cán bộ và công nhân phải ra sức để khắc phục mọi khó khăn. Sau
khi nghiên cứu nhiều mô hình sản xuất, nghiên cứu chính sách đổi mới của Hà Nội
và học tập kinh nghiệm của các đơn vị bạn, ban lãnh đạo xí nghiệp đã tìm ra giải
pháp tháo gỡ khó khăn, mạnh dạng khai thác các thị trường xuất khẩu mới bằng

cách chính sản phẩm truyền thống của mình sẽ được tung ra thị trường. Nhờ sự
giúp đỡ hiệu quả về vốn của ngân hàng ngoại thương, hợp đồng hợp tác xuất khẩu
với công ty Phúc An (Trung Quốc) được ký kết. Nhờ có dây chuyền sản xuất mành
kéo hoàn chỉnh tiên tiến của đối tác, tháng 12/1995, xí nghiệp đã xuất lô hàng đầu
tiên đạt tiêu chuẩn quốc tế sang thị trường Pháp và Hoa Kỳ.
Đến tháng 6/1998, xí nghiệp Mành kéo Hoàng An chính thức được đổi tên
công ty Hoàng An. Từ năm 1999, sản phẩm của công ty nhiều năm đạt giả
TOPTEN, một trong 10 mặt hàng được người tiêu dùng bình chọn yêu thích nhất.
Sinh viên : Trần Thị Trang Khóa NCN 49 KT1
5
Trường cao đẳng công nghiệp Nam Định Báo cáo thực tập thường xuyên
Để củng cố chất lượng, một mặt công ty tiếp tục bổ sung thêm thiết bị một
mặt tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và đào tạo lại đội ngũ công nhân, xây
dựng mặt hàng chất lượng, tiếp cận và áp dụng thành công hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO-9001.
Giai đoạn hội nhập và phát triển (2000 - 2010).
Liên tục đổi mới và phát triển, với một thương hiệu đã khẳng định công ty
Hoàng An đã sẵn sàng bước vào thế kỷ 21, thế kỷ hội nhập.
Ở giai đoạn này, công ty lại tiếp tục tập trung đầu tư chiều sâu và chiều rộng
đổi mới trang thiết bị để có một cơ sở vật chất xứng tầm với các nước trong khu
vực. Đồng thời đổi mới cung cách quản lý, chỉ đạo, điều hành kinh doanh. Thay vì
chỉ sản xuất gia công cho nước ngoài, đến giai đoạn này có tới 90% hàng hóa xuất
khẩu theo phương thức trọn gói. Không những thế, công ty đã dần dần thay thế vật
tư nhập khẩu bằng vật tư sản xuất trong nước, tạo lập được một hệ thống khách
hàng quốc tế ổn định, hợp tác lâu dài. Năm 2008 đánh dấu bước phát triển vượt bậc
của công ty khi xuất khẩu lô hàng đầu tiên trực tiếp vào thị trường nhiều tiềm năng
và khó tính như Mỹ … Riêng nhà máy mới tại khu công nghiệp Đồng Văn ( Hà
Nam ) được đưa vào hoạt động từ cuối năm 2006 với số vốn đầu tư lên tới 50 tỉ
đồng, thu hút thêm 500 lao động mới và đã bắt đầu phát huy hiệu quả trong sản
xuất, kinh doanh.

Nhờ thành tựu đạt được trong những năm đầu tiên của tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế, công ty Hoàng An đã khẳng định được thương hiệu của mình trên
thị trường trong và ngoài nước. Với cơ cấu tổ chức mới, công ty Hoàng An đã và
đang hướng tới một tầm cao mới.
Sự tăng trưởng của công ty trong các năm qua được thể hiện như sau :
Sinh viên : Trần Thị Trang Khóa NCN 49 KT1
6
Trường cao đẳng công nghiệp Nam Định Báo cáo thực tập thường xuyên
TT Chỉ tiêu Đơn
vị
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1 Doanh thu Đồng 146.053.268.23
0
167.625.429.936 214.274.671.796
2 LN trước
thuế
Đồng 250.016.000 400.250.000 800.650.000
3 Thuế
TNDN
Đồng 70.004.480 112.070.000 224.182.000
4 LN sau
thuế
Đồng 180.011.520 288.180.000 576.468.000
5 Tổng tài
sản
Đồng 157.721.755.642 162.089.888.49
0
162.089.888.490
6 TSCĐ Đồng 45.343.135.294 46.394.135.767 46.394.135.767
7 Vốn chủ sở

hữu
Đồng 52.224.446.847 57.712.902.847 57.712.902.847
8 LN/Tổng
TS
% 0,123 0,18 0,35
9 LN/VCSH % 0,35 0,51 0,98
10 LN/DT % 0,12 0,172 0,26

Biểu 1.1: Một số chỉ tiêu tài chính
(Nguồn : Báo cáo tài chính đã được kiểm toán)
Qua các số liệu trên ta thấy, kết quả kinh doanh của công ty đã có sự tăng
lên rõ rệt trong những năm qua, đặc biệt là năm 2010 doanh thu tăng lên gần 50 tỉ
đồng (tăng khoảng 28%) đã làm lợi nhuận tăng lên gấp 2 lần năm 2008, 3 lần so
với năm 2007, tỉ lệ LN/tổng TS và LN/VCSH cũng tăng lên với tỉ lệ tương ứng.
Đây là một kết quả rất đáng được công nhận ở các doanh nghiệp ngành Mành kéo.
Cũng thông qua bảng số liệu trên ta thấy, giá trị tổng tài sản cũng như tổng
tài sản cố định, vốn chủ sở hữu tăng lên không đáng kể trong năm 2008, và không
có biến động trong năm 2010 điều này cho thấy hoạt động của công ty đã đi vào ổn
định, hệ thống dây chuyền sản xuất cũng như máy móc thiết bị đã được lắp đặt đầy
đủ. Điều này cho thấy trong năm 2010 dù không mở rộng quy mô sản xuất kinh
Sinh viên : Trần Thị Trang Khóa NCN 49 KT1
7
Trường cao đẳng công nghiệp Nam Định Báo cáo thực tập thường xuyên
doanh đầu tư thêm trang thiết bị mới mà sự tập trung phát triển về chiều sâu, nâng
cao năng suất lao động sử dụng hiệu quả các nguồn lực sản xuất, nâng cao chất
lượng sản phẩm cũng như mở rộng thị trường, tăng nhanh số lượng sản phẩm tiêu
thụ để từ đó tăng nhanh doanh thu tiêu thụ đồng thời tăng nhanh lợi nhuận trong
các kỳ.
1.2.Đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất của công ty.
1.2.1.Đặc điểm bộ máy quản lý :

Công ty Hoàng An là một đơn vị kế toán độc lập có đặc điểm sản xuất tập
trung với quy mô lớn, hoạt động theo định hướng của nền kinh tế thị trường có sự
quản lý của nhà nước và bộ máy tổ chức được xây dựng theo kiểu trực tuyến –
chức năng, và theo chế độ một giám đốc.
Hệ thống trực tuyến bao gồm ban giám đốc công ty và quản đốc của phân
xưởng. Ban giám đốc bao gồm một giám đốc, một trợ lý giám đốc và hai phó giám
đốc. Tổng giám đốc sẽ là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước cơ quan
nhà nước về tình hình hoạt động của công ty, đồng thời sẽ có quyết định có tính
toàn diện và chiếm lược cho các hoạt động đó. Các phó giám đốc phụ trách về ba
mảng hoạt động của công ty, bao gồm phó giám đốc kỹ thuật và công nghệ, phó
giám đốc sản xuất và chất lượng, dưới các phó giám đốc là các trưởng các phòng
ban chức năng, các quản đốc phân xưởng.
Hệ thống trực tuyến goomg có các phong ban chức năng. Các phòng ban này
có nhiệm vụ tham gia đề xuất với ban giám đốc công ty những chủ trương, biện
pháp nhằm tăng cường công tác quản lý sản xuất kinh doanh và giải quyết những
khó khăn, vướng mắc trong công ty theo trách nhiệm và quyền hạn của từng phòng
ban. Chức năng chính của phòng ban như sau :
Phòng hành chính – tổ chức : Với chức năng chính là tham mưu cho ban
giám đốc về việc tổ chức bộ máy, quản lý lao động, thực hiện các thủ tục hành
Sinh viên : Trần Thị Trang Khóa NCN 49 KT1
8
Trường cao đẳng công nghiệp Nam Định Báo cáo thực tập thường xuyên
chính giúp cho hoạt động của công ty công khai hợp pháp và rõ ràng. Bên cạnh đó
phòng này còn có nhiệm vụ điều hành mối quan hệ giữa các bộ phận trong và
ngoài công ty.
Phòng kế toán tài chính : Phòng này có nhiệm vụ hoạch toán chi phí, phòng
thu và xác định lãi, lỗ, cũng như xác định nhu cầu về vốn, tình hình sử dụng các
nguồn lực của công ty, đồng thời có nghĩa vụ công khai các báo cáo tài chính và
các báo cáo khác trước ban giám đốc và cơ quan thuế.
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu : Có nhiệm vụ tìm kiếm thị trường, tìm

hiểu đối tác, bạn hàng cho công ty, thực hiện các thủ tục xuất khẩu sản phẩm và
nhập các yếu tố sản xuất theo hợp đồng.
Phòng chế thử mẫu : Nghiên cứu nhu cầu thị trường và tìm hiểu những kiểu
dáng, những mẫu mã mới nhằm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng
chính là công việc chính của phòng thử mẫu. Phòng sẽ tiến hành sản xuất thử các
mẫu Mành kéo mới hoặc các Mành kéo theo yêu cầu của đơn đặt hàng để đưa ra
những đặc điểm, tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như các định mức, nghiên cứu quy trình
sản xuất tối ưu cho các mẫu Mành kéo trước khi tiến hành sản xuất đại trà.
Phòng kỹ thuật, công nghệ : Phòng này sẽ chịu trách nhiệm về phần kỹ thuật
cho việc sản xuất sản phẩm như sửa chữa máy móc, thiết bị, nghiên cứu các quy
trình công nghệ mới dựa trên các thông tin mà phòng thử mẫu cung cấp.
Phòng quản lý chất lượng : Đây là phòng giám sát và kiểm tra từng quy trình
sản xuất, chất lượng của các loại nguyên vật liệu đầu vào cũng như của bán thành
phẩm sau từng công đoạn nhằm có được sản phẩm có chất lượng cao nhất.
Phòng kế hoạch vật tư, định mức vật tư cũng như kế hoạch hạ giá thành sản
phẩm.
Phòng tiêu thụ : Tiến hành phân tích thị trường, lập kế hoạch tiêu thụ, quảng
bá sản phẩm đồng thời kết hợp với bộ phận sản xuất cũng như kho bãi nhằm đảm
bảo sản phẩm luôn luôn có đủ hàng để bán và bán với số lượng cao nhất.
Sinh viên : Trần Thị Trang Khóa NCN 49 KT1
9
Trường cao đẳng công nghiệp Nam Định Báo cáo thực tập thường xuyên
Các phân xưởng chịu sự quản lý của phó giám đốc sản xuất. Đây chính là bộ
phận trực tiếp sản xuất ra sản phẩm của công ty và hiệu quả hoạt động của bộ phận
này có tác động rất lớn trong việc xúc tiến quá trình tiêu thụ cũng như thực hiện
mục tiêu tiết kiệm chi phí.
Mặc dù mỗi phòng ban chức năng có một nhiệm vụ riêng nhưng lại có mối
liên hệ rất chặt chẽ với nhau. Hiệu quả của phòng này sẽ hỗ trợ cho công việc của
các phòng khác và phòng kế toán chính là trung tâm đầu mối quan trọng trong việc
liên kết các phòng ban trong công ty.

Ta có thể khái quát bộ máy tổ chức quản lý của công ty theo sơ đồ như sau :
Sinh viên : Trần Thị Trang Khóa NCN 49 KT1
10
Trường cao đẳng công nghiệp Nam Định Báo cáo thực tập thường xuyên
Sinh viên : Trần Thị Trang Khóa NCN 49 KT1
Giám đốc
Phó giám đốc kỹ thuật
– công nghệ
Phó giám đốc sản
xuất – chất lượng
Phòng
chế thử
mẫu
Phòng kỹ
thuật công
nghệ
Phòng
kế
hoạch
vật tư
Phòng
quản lý
chất
lượng
Phòng
tiêu thụ
Phòng
hành
chính tổ
chức

Phòng
kinh
doanh
XNK
Phòng
kế toán
- TC
Phân
xưởng
cắt 1
Phân
xưởng
cắt 2
Phân
xưởng
đan
Phân
xưởng
kiểm tra
Phân
xưởng
đóng
gói
11
Trường cao đẳng công nghiệp Nam Định Báo cáo thực tập thường xuyên
Là công ty sản xuất có quy mô lớn và chuyên môn hóa cao, Hoàng An tổ chức bộ
máy sản xuất theo kiểu phân xưởng. Các phân xưởng có mối liên hệ với nhau
thông qua quá trình giao bán thành phẩm. Các phân xưởng được tổ chức thành một
quy trình khép kí, công việc được thực hiện liên tục từ khâu đưa nguyên vật liệu
vào cho đến khi hoàn thiện sản phẩm, trong đó mỗi phân xưởng đảm nhiệm một

khâu trong quá trính sản xuất. Hiện nay công ty có ba phân xưởng chính như sau :
Phân xưởng cắt gỗ : Phân xưởng này đảm nhiệm hai khâu đầu của quy trình
sản xuất cắt gỗ và mài gỗ. Nguyên vật liệu chủ yếu là các loại gỗ và phun sơn,…
sẽ được chuyển đến máy cắt. Máy cắt có chức năng cắt gỗ điều chỉnh độ dày mỏng
của gỗ. Các loại gỗ được cắt làm ba lớp, lớp mặt lớp giữa và lớp lót. Gỗ sau khi cắt
xong sẽ chính là nguyên liệu để làm thành Mành kéo cho cửa. Chúng được chuyển
sang phân xưởng mài để mài nhẵn bề mặt của gỗ.
Phân xưởng đục : Đảm nhận công việc tiếp theo của phân xưởng cắt gỗ là
đục các chi tiết của sản phẩm
Phân xưởng lắp giáp : Phân xưởng này sẽ thực hiện công đoạn cuối cùng của
công nghệ sản xuất mành. Bằng việc vào đai, đan dây, vào đế được gắn kết lại với
nhau thành chiếc mành hoàn chỉnh. Sau đó chúng sẽ được đưa sang bộ phận kho.
Sau khi được đưa vào kho sẽ được kiểm tra chất lượng rồi đóng gói.
Ngoài các phân xưởng chính trên, còn có rất nhiều phân xưởng sản xuất phụ phục
vụ cho công việc sản xuất.
Sản phẩm của công ty có chu kỳ dài hạn, quy trình công nghệ sản xuất phức
tạp kiểu liên tục nhưng ổn định và thuộc loại sản xuất khối lượng lớn. Trên các dây
truyền có thể sản xuất hàng loạt với các mành kéo khác nhau có thể theo đơn đặt
hàng hoặc theo thiết kế của công ty. Ở mỗi giai đoạn sản xuất đều có bán thành
phẩm tuy nhiên chỉ đến khi hoàn chỉnh thì thành phẩm mới được bán ra thị trường.
Chúng ta có thể khái quát quá trình sản xuất mành bằng mô hình như sau :
Sinh viên : Trần Thị Trang Khóa NCN 49 KT1
12
Trường cao đẳng công nghiệp Nam Định Báo cáo thực tập thường xuyên
sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy sản xuất
1.3.Điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty
1.3.1.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty.
Bộ máy kế toán được tổ chức theo kiểu tập chung, các công việc kế toán từ
lập chứng từ,ghi sổ chi tiết đến tổng hợp số liệu,lập báo cáo tài chính đều được
thực hiện tại phòng tài chính kế toán.tại các phân xưởng, công ty chỉ bố chí bộ

phận thống kê làm nhiệm vụ ghi chép nhũng thông tin kinh tế ban đầu về nguyên
vật liệu ,sản phẩm,tiền lương,…sau đó định kỳ hoặc cuối tháng bộ phận này sẽ lập
Sinh viên : Trần Thị Trang Khóa NCN 49 KT1
Đóng gói
Lắp vào bộ
phận
chuyểnđông
Cắt Gỗ Nguyên liệu
Đục lỗ
Vào đai
Đan dây
Vào đế
Kiểm tra kĩ
thuật
Cắt dây
Cắt lõi chuyển
động
Lắp giáp
Luồn dây kéo
Vào khóa
13
Trường cao đẳng công nghiệp Nam Định Báo cáo thực tập thường xuyên
báo cáo theo từng chỉ tiêu để gửi về phòng kế toán tài chính xử lý số liệu,vào sổ và
lên các báo cáo cần thiết.
Phòng kế toán có tất cả 12 người, trong đó có 1 kế toán trưởng, hai kế toán
phó kiêm kế toán tổng hợp, một thủ quỹ và chín kế toán viên.Phòng kế toán –tài
chính được trang bị sáu máy tính và một máy in. Kế toán phụ trách phần hành nào
thì chịu trách nhiệm nhập, xử lý dữ liệu và trang in, bảng biểu của phần hành đó.
Kế toán trưởng có trách nhiệm điều hành bộ máy kế toán thực thi theo đúng
quy chế, chế độ, đồng thời cũng là người đề xuất với ban giám đốc về các chính

sách tài chính, các chiem lược kinh doanh cũng như chịu trách nhiệm trước ban
giám đốc về độ chính xác, kịp thời, và đầy đủ của số liệu mà kế toán cung cấp.
Hai kế toán phó là người thay mặt kế toán trưởng giải quyết các công việc
khi kế toán trưởng đi vắng đồng thời trực tiếp làm công tác kế toán tập hợp chi phí
và tính giá thành, theo dõi tình hình tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh.
Thủ quỹ hàng ngày thực hiện thu chi tiền theo lệnh chi và giấy đề nghị nộp
tiền, đề nghị thanh toán, lập phiếu thu, phiếu chi tiền mặt đồng thời cuối ngày, cuối
tháng tổng hợp thu chi tồn quỹ.
Kế toán vật tư gồm 4 nhân viên, có nhiệm vụ ghi chép tình hình nhập xuất
và sử dụng vật tư đồng thời thực hiện đối chiếu thường xuyên với thủ kho nhằm
mục đích kiểm soát chặt chẽ vật tư cũng như đề xuất với ban lãnh đạo những
trường hợp vật tư nhập kho không đảm bảo chất lượng.
Kế toán tài sản cố định thường xuyên theo dõi tình hình biến động của tài
sản cố định và hàng tháng sẽ tiến hành trích khấu hao tài sản cố định, phân bổ chi
phí khấu hao cho từng đối tượng có liên quan.
Kế toán tiền lương đảm nhiệm các công việc như tính lương, tính và trích
nộp các khoản phụ cấp theo lương của từng người, từng bộ phận sau đó lập bản
tổng hợp tiền lương từng phân xưởng và toàn bộ công ty.
Sinh viên : Trần Thị Trang Khóa NCN 49 KT1
14
Trường cao đẳng công nghiệp Nam Định Báo cáo thực tập thường xuyên
Kế toán thanh toán theo dõi tình hình thanh toán với người mua, người bán
về đối tượng, thời hạn cũng như tiến độ thanh toán.
Kế toán ngân hàng , tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đây
là bộ phận có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến
ngân hàng, đồng thời hàng tháng tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất, tính giá
thành thực tế của sản phẩm hoàn thành.
Kế toán BHXH có nhiệm vụ phối hợp với kế toán tiền lương để tính và trích
nộp các khoản BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn cho toàn bộ nhân viên trong
công ty theo chế độ quy định.

Như trên ta thấy, phòng kế toán của công ty được tổ chức rất chặt chẽ, có sự
phân công phân nhiệm rõ ràng cho từng kế toán viên tạo nên một sự chuyên môn
hóa trong công việc. Mặt khác, phòng kế toán còn có mối liên hệ chặt chẽ với các
phòng ban khác thông qua việc lấy số liệu đầu vào và cung cấp số liệu đầu ra cho
các phòng ban đó. Ta có sơ đồ khái quát bộ máy kế toán tại công ty như sau :
Sinh viên : Trần Thị Trang Khóa NCN 49 KT1
15
Trường cao đẳng công nghiệp Nam Định Báo cáo thực tập thường xuyên
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Quan hệ chỉ đạo:
Quan hệ đối chiếu và cung cấp số liệu:
1.3.2.Đặc điểm tổ chức hệ thống sổ sách kế toán của công ty
Một nên độ kế toán ở công ty Hoàng An bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc
ngày 31/12 hàng năm. Đầu mỗi niên độ kế toán sẽ mở sổ mới, và cuối niên độ, sau
khi hoàn tất công tác cộng sổ, tính tổng số phát sinh, số dư cuối kỳ, kế toán sẽ thực
hiện khóa sổ.
Là doanh nghiệp có quy mô số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh ngày rất
nhiều, liên quan đến nhiều tài khoản khác nhau do vậy để thuận tiện cho việc ghi
Sinh viên : Trần Thị Trang Khóa NCN 49 KT1
Kế toán trưởng
Phó kế toán trưởng
Kế toán
vật tư
Kế toán
TSCĐ
Kế toán
tiền
lương
Kế toán
BHXH

Kế toán
thanh
toán
Thủ
quỹ
Kế toán ngân hàng
tập hợp CPSX
và tính giá thành
sản phẩm
Nhân viên thống kê
16
Trường cao đẳng công nghiệp Nam Định Báo cáo thực tập thường xuyên
chép và hệ thống hóa số liệu, phòng kế toán của công ty áp dụng hình thức sổ
“nhật ký chứng từ” đồng thời sử dụng phần mềm kế toán để hỗ trợ cho quá trình sử
lý dữ liệu.
Kế toán máy tại công ty : Hiện nay, do khối lượng công việc ngày càng
nhiều nên để thuận tiện cho việc theo dõi và quản lý dữ liệu phòng kế toán – tài
chính đang sử dụng phần mềm Fast Accounting. Trình tự xử lý các nghiệp vụ trên
phần mềm kế toán được thể hiện theo sơ đồ sau
Sinh viên : Trần Thị Trang Khóa NCN 49 KT1
17
Trường cao đẳng công nghiệp Nam Định Báo cáo thực tập thường xuyên
Sơ đồ 1.4:Quy trình hạch kế toán trên phần mềm kế toán
Nhưng nhìn chung quy trình hạch kế toán vẫn theo đúng trình tự hạch kế
toán và luân chuyển chứng từ của hình thức nhật ký chứng từ nói chung:
Sinh viên : Trần Thị Trang Khóa NCN 49 KT1
Các nghiệp vụ phát sinh
hàng ngày
Chứng từ gốc
Nhập dữ liệu vào các phần

hành kế toán chi tiết trên phần
mề kế toán
Báo cáo chi
tiết
Bảng dữ liệu kế toán chi
tiết
Sổ tổng hợp
Sổ kế toán Báo cáo tổng hợp
18
Trường cao đẳng công nghiệp Nam Định Báo cáo thực tập thường xuyên
Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra, kế toán lấy số liệu ghi
trực tiếp vào các Nhật Ký chứng từ, bảng kê hoặc sổ chi tiết các tài khoản có liên
quan. Đối với một số Nhật ký chứng từ được ghi căn cứ vào các bảng kê, sổ chi tiết
thì hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc kế toán vào bảng kê và sổ chi tiết, đến cuối
tháng chuyển số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết vào Nhật Ký chứng từ liên
quan.
Đối với các loại chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang
tính chất phân bổ như chi phí tiền lương phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, chi phí
sửa chữa lớn TSCĐ ngoài kế hoạch,… thì trước hết các chứng từ gốc sẽ được tập
hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu từ các bảng phân bổ
ghi vào Bảng kê và Nhật ký chứng từ có liên quan.
Cuối tháng khóa sổ kế toán tiến hành cộng số liệu trên các Nhật ký chứng từ,
kiểm tra, đối chiếu số liệu trên Nhật ký chứng từ với các sổ chi tiết, bảng tổng hợp
chi tiết có liên quan, đồng thời lấy số liệu tổng cộng trên Nhật ký chứng từ để ghi
vào Sổ cái.
Đối với các chứng từ liên quan đến các sổ và thể kế toán chi tiết, như chứng
từ về vật tư, chứng từ về TSCĐ, chứng từ thanh toán, thì được dùng để ghi sổ
trực tiếp vào các sổ và thẻ chi tiết liên quan. Cuối tháng cộng các sổ và thẻ chi tiết
và lấy số liệu lập bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với Sổ cái.
Số liệu tổng cộng ở sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký chứng từ,

Bảng kê, Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.
Ta có thể mô tả trình tự ghi sổ kế toán tại công ty theo sơ đồ sau :
Sinh viên : Trần Thị Trang Khóa NCN 49 KT1
19
Trường cao đẳng công nghiệp Nam Định Báo cáo thực tập thường xuyên
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ tổ chức chứng từ kế toán
Sinh viên : Trần Thị Trang Khóa NCN 49 KT1
Chứng từ gốc
Nhật ký
chứng từ
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
Bảng kê
Bảng tổng hợp
chi tiết
Sổ cái
Báo cáo tài chính
20
Trường cao đẳng công nghiệp Nam Định Báo cáo thực tập thường xuyên
CHƯƠNG II.THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY
TNHH XNK VÀ XD HOÀNG AN
2.1.Đặc điểm lao động, quỹ tiền lương và yêu cầu quản lý lao động, quỹ tiền
lương
2.1.1.Đặc điểm lao động và yêu cầu quản lý lao động tại công ty
Công ty TNHH Hoàng An là một doanh nghiệp có quy mô sản xuất, kinh
doanh nhiều chủng loại Mành khác nhau vói 4 xí nghiệp sản xuất chính vafmootj
phân xưởng sản xuất phụ. Đội ngũ lao động của công ty hết sức đông đảo, hiện nay

công ty có khoảng 1540 công nhân và gần 150 nhân viên làm các công việc hành
chính, kế toán, công tác kế hoạch, y tế, điều hành các phân xưởng,… Công nhân
của công ty, phần lớn là lao động trẻ, độ tuổi từ 19 đến 36, chủ yếu xuất thân từ
vùng nông thon của các tỉnh lân cận, trình độ văn hóa không cao, cuộc sống eo
hẹp, chủ yếu là dựa vào tiền lương và các khoản phụ cấp tại công ty.
Do mỗi xí nghiệp thực hiện một công đoạn khác nhau của quá trình sản xuất
Mành nên công việc có độ phức tạp khác nhau, môi trường làm việc khác nhau nên
công nhân sản xuất của công ty được quản lý theo từng xí nghiệp, mỗi xí nghiệp lại
được chia thành các tổ, đội khác nhau theo từng mã Mành. Mỗi phân xưởng có một
danh sách lao đông dùng để theo dõi lao động mà mình quản lý.
Mặt khá, công ty còn theo dõi lao động theo thời hạn hợp đồng. Trong hợp
đồng lao động nêu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động với công ty cũng
như quyền lợi và nghĩa vụ của công ty đối với người lao động, quy dịnh công việc
cũng như hình thức trả lương đối với từng lao động. Hợp đồng lao động là do
phòng tổ chức hành chính quản lý. Lao động của công ty được phân thành lao dộng
dài hạn, lao động ngắn hạn và lao động thời vụ.
Sinh viên : Trần Thị Trang Khóa NCN 49 KT1
21
Trường cao đẳng công nghiệp Nam Định Báo cáo thực tập thường xuyên
Lao động dài hạn là những cán bộ,công nhân viên kí hợp đồng dài hạn với
công ty, những lao động này được tính lương và trích các khoản BHXH, BHYT,
KPCĐ và đây là lực lượng chính trong đội ngũ lao động của công ty.
Lao động ngắn hạn là những lao động được hưởng lương theo sản phẩm,
công việc mà họ làm ra nhưng không được công ty trích các khoản BHXH, BHYT
và KPCĐ.
Lao động thời vụ là lao động bên ngoài được công ty huy động thêm khi cần
vào thời vụ sản xuất hoặc khi cần hoàn thành gấp các đơn đặt hàng lớn.
Sản xuất mành gỗ là một trong số những ngành được xếp vào ngành nghề có
yếu tố độc hại. Công nhân thường xuyên phải tiếp xúc với các dung môi hữu
cơ,một số bộ phận phải tiếp xúc với nguồn nhiệt hay môi trường nóng. Hiện nay,

phần lớn các công việc được hỗ trợ bằng máy móc như gò đế, cán, cắt,… và tiến
hành trên các băng truyền tự động do vậy họ phải liên tục thao tác theo tốc độ của
băng chuyền, không chủ động thay thế được. Công việc sản xuất Mành không yêu
cầu trinh độ chuyên môn cao vì phần lớn các thao tác được lặp đi lặp lại tuy nhiên
yêu cầu nhiều thao tác, tần số cao, nhiều khi phải cúi vặn người, với tay lấy dụng
cụ, chi tiết ở khoảng cách xa, cường độ lao động tương đối lớn, không được nghỉ
ngắn giữa giờ, và ít có sự luân phiên trong bố trí công việc. Thời gian làm việc
thông thường là 8 giờ một ngày, tuy nhiên vào thời vụ như dầu mùa đông công
nhân phải làm việc tăng ca có khi từ 10 – 12 giờ một ngày. Để tận dụng hết công
suất của máy móc, lao động ở các phân xưởng được bố trí làm 3 ca.
Về môi trường làm việc, cũng giống như những công ty sản xuất Mành
khác, môi trường làm việc ở công ty Hoàng An có mức ô nhiễm trong giới hạn cho
phép, tuy nhiên cũng có những ảnh hưởng không tốt đến tình hình sức khỏe của
công nhân. Nhìn chung, nhiệt độ trong các dây chuyền là khá cao, vượt quá mức
độ cho phép, có vị trí lên tới 38 độ C, về mùa hè có thể lên tới 39 độ C. Tiếng ồn
trung bình đạt mức giới hạn cho phép tuy nhiên có những vị trí công nhân phải
Sinh viên : Trần Thị Trang Khóa NCN 49 KT1
22
Trường cao đẳng công nghiệp Nam Định Báo cáo thực tập thường xuyên
thường xuyên làm việc trong môi trường mức ồn cao như các phân xưởng gò ráp,
hoàn thành. Điều kiện chiếu sáng ở công ty là rất tốt đặc biệt là trong các xưởng
mành. Nồng độ bụi trong không khí cao, đặc biệt là ở bộ phận đế, nơi có bộ phận
mài đế là nơi phát sinh nguồn bụi gỗ độc hại, còn về hơi xăng và nồng độ SO2,
CO2, NH3 nhìn chung đạt giới hạn cho phép. Với những điều kiện như trên, mặc
dù công nhân được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ nhưng vẫn có nguy cơ bị đau
mỏi và mắc bệnh nghề nghiệp khác.
2.1.2.Đặc điểm tiền lương và quản lý quỹ tiền lương
Chế độ tiền lương đang được áp dụng tại công ty bao gồm lương cấp bậc và
lương chức vụ. Tiền lương cấp bậc được thực hiện đối với công nhân sản xuất, căn
cứ vào chất lượng lao động và điều kiện lao động của công nhân khi họ thực hiện

một công việc nhất định. Lương cấp bậc gồm 3 yếu tố : thang lương, mức lương và
trợ cấp cấp bậc kỹ thuật.
Chế độ lương chức vụ áp dụng đối với nhân viên làm các công việc hành
chinh. Được tính toán dựa vào chức vụ cũng như thời gian cống hiến của người đó
đối với công ty.
Hiện nay, công ty đang áp dụng hai hình thức trả lương : đối với công nhân
sản xuất tiền lương tính theo hình thức lương sản phẩm, còn đối với khối quản lý
phục vụ thì tính lương theo thời gian.
Quỹ tiền lương được hình thành từ kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Tổng quỹ tiền lương của toàn doanh nghiệp bằng tổng quỹ lương của các phân
xưởng và các phòng ban. Tổng quỹ tiền lương của khối phân xưởng được tính như
sau :
TQL
pt =
∑(SL
i
* ĐG
i
)
Hiện nay, do hoạt động của công ty đã đi vào nề nếp nên công ty đã xây
dựng được một hệ thống đơn giá tiền lương tương đối đầy đủ và thực tế đối với
từng công đoạn sản xuất. Đơn giá tiền lương sản phẩm do phòng tổ chức tính toán
Sinh viên : Trần Thị Trang Khóa NCN 49 KT1
23
Trường cao đẳng công nghiệp Nam Định Báo cáo thực tập thường xuyên
dựa vào năng xuất lao động thực tế, sản lượng sản phẩm hoàn thành, thời gian để
sản xuất một lượt sản phẩm hoàn thành nhập kho, tính chất công việc và bậc thợ
của công nhân. Đơn giá này được tính cụ thể cho từng công đoạn sản xuất.
Đối với nhân viên quản lý phân xưởng, tiền lương được tính như sau :
Tiền lương nhân viên quản lý PX= đơn giá lương quản lý x số lượng sản phẩm

Tiền lương thời gian của nhân viên khối quản lý, phục vụ được tính dựa trên
thời gian làm việc thực tế của họ. Lương thường được tính theo tháng và được quy
định trong hợp đồng lao động cho riêng từng nhân viên. Công thức tính lương theo
thời gian như sau :
Lương thời gian =
Lương ngày công
cơ bản
x
Số ngày làm việc thực tế
trong tháng
Lương ngày công cơ
bản
=
690.000 x hệ số cấp bậc
26 ngày
2.2.Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương
2.2.1.Chứng từ và thủ tục kế toán trong hạch toán tiền lương và các khoản
trích theo lương
Bảng chấm công : theo dõi ngày công thực tế làm việc, ngày nghỉ việc, nghỉ
bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính trả lương và bảo hiểm xã hội cho từng công
nhân. Hàng ngày dựa vào tình hình thực tế lao động trong bộ phận mình, trưởng
phòng, quản đốc các phân xưởng sẽ chấm công và chuyển cho bộ phận kế toán
cùng các chứng từ liên quan.
Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành : dùng để xác nhận số
sản phẩm hoặc công việc hoàn thành của công nhân, từ đó làm căn cứ để lập bảng
thanh toán tiền lương cuối tháng. Trên phiếu xác nhận ghi rõ số ngày lập phiếu, họ
Sinh viên : Trần Thị Trang Khóa NCN 49 KT1
24
Trường cao đẳng công nghiệp Nam Định Báo cáo thực tập thường xuyên
tên công nhân, mã mành, số lượng hoàn thành, đơn giá cho va thành tiền của sản

phần công việc hay mã mành được công nhân đó hoàn thành. Phiếu này được
thành lập hai liên, có đủ chữ ký của người giao việc, người thực hiện và người
kiểm tra chất lượng, người duyệt, một liên được lưu tại bộ phận quản lý phân
xưởng, một liên được chuyển cho phòng kế toán để làm thủ tục thanh toán lương
cho người lao động.
Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH : dùng để xác nhận số ngày được
nghỉ ốm, thai sản, tai nạn lao động, … của người lao động để làm căn cứ tính
BHXH trả thay lương theo chế độ quy định. Trên đó sẽ có phần chứng nhận của cơ
sở y tế khám chữa bệnh, lý do nghỉ việc, số ngày được nghỉ việc và phần do người
phụ trách BHXH của công ty ghi số ngày được nghỉ được hưởng BHXH, tổng số
ngày thực nghỉ và lương tháng đóng BHXH,… sau đó ký tên và chuyển cho nhân
viên cơ quan BHXH thụ lý hồ sơ.
Danh sách người lao động được hưởng BHXH : căn cứ vào giấy chứng nhận
nghỉ ốm hưởng BHXH, người phụ trách BHXH của công ty tiến hành lập danh
sách này và gửi cho cơ quan BHXH.
Bảng chấm công làm thêm giờ : dùng để theo dõi số giờ, đơn giá, số tiền làm
thêm của người lao động để làm căn cứ tính và trả lương làm thêm giờ. Phiếu này
được lập cho từng cá nhân trong công ty.
Biên bản điều tra tai nạn lao động : được lập ra để xác định chính xác các vụ
tai nạn lao động của công ty để có chế độ bảo hiểm cho người lao động một cách
thỏa đáng và có biện pháp an toàn lao động một các kịp thời.
Giấy đi đường : dùng làm căn cứ để cán bộ và người lao động làm thủ tục
cần thiết khi đến nơi công tác và thanh toán công tác phí, tàu xe khi về doanh
nghiệp. Khi được cử đi công tác, người lao động được bộ phận hành chính làm thủ
tục cấp giấy đi đường. Nếu có nhu cầu ứng trước tiền tàu xe, công tác phí,… thì
người lao động mang giấy đi đường đến phòng kế toán làm thủ tục ứng tiền. Giấy
Sinh viên : Trần Thị Trang Khóa NCN 49 KT1
25

×